watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cái đầm ma-Chương 17 - tác giả George Sand George Sand

George Sand

Chương 17

Tác giả: George Sand

Đến đây là hết câu chuyện về Germain đúng như anh, người thợ cày giỏi, chính anh, đã kể cho tôi nghe! Tôi xin lỗi bạn, bạn đọc thân mến ạ, là đã không dịch được hay hơn; vì cần phải có một bản dịch thật sự cho thứ ngôn ngữ cổ xưa và hồn nhiên của những dân quê vùng tôi ca ngợi (như cách nói xưa kia). Nhưng đó còn là một thú vui, khi được nghe thứ tiếng Pháp đậm đà vẫn đang ngự trị ở tỉnh lẻ cổ xưa miền trung nước Pháp là đất Berry ấy. Đó là cái xứ được bảo tồn nhất, còn có thể tìm thấy được vào giờ này. Một vài tục lệ thật là lạ lùng, thật là thú vị, khiến tôi hy vọng có thể làm cho bạn vui thêm một lúc nữa, bạn đọc thân mến ạ, nếu bạn cho phép tôi kể lại tỉ mỉ một đám cưới ở vùng quê, chẳng hạn như đám cưới Ger-main mà tôi đã vui sướng được tham dự.
Đó là mùa đông, vào khoảng lễ hội giả trang, thời kỳ thích hợp trong năm ở quê tôi để làm lễ cưới. Vào mùa hè, người ta không có mấy thời gian, mà những công việc của một trang trại không thể hoãn lại tới ba ngày, chưa kể đến những ngày phụ thêm, dành để làm tiêu tan một cách vất vả cả cơn say tinh thần lẫn cơn say thể chất do một lễ hội để lại. Tôi đang ngồi dưới cái hòm rộng của một bếp lò sưởi cổ kính, thì chợt một loạt tiếng súng ngắn, những tiếng chó sủa và những tiếng đinh tai của kèn túi báo hiệu là cô dâu chú rể đang đi đến gần. Chẳng mấy lúc, bố và mẹ Maurice, Germain và cô bé Marie, theo sau là vợ chồng Jacques, những bà con thân thích của hai họ, và cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu của cô dâu chú rể cùng bước vào sân.
Cô bé Marie còn chưa nhận được những quà cưới, gọi là chế phục, chỉ mới mặc mấy thứ đẹp nhất trong đống quần áo cũ khiêm nhường của cô: một áo dài bằng dạ thô màu sẫm, một khăn trùm trắng, có hình cành lá cây to màu sắc sặc sỡ, một áo choàng đỏ rất thịnh hành hồi đó, và một cái mũ bằng mu-xơ-lin trắng toát. Trông cô tươi cười, không hề kiêu căng, mặc dù có nhiều lý do để kiêu căng. Germain thì trịnh trọng và cảm động đi cạnh cô. Nếu là một cô gái khác thì có lẽ đã làm ra vẻ quan trọng và đắc thắng; vì ở mọi đẳng cấp, một cô gái được người ta lấy làm vợ vì đôi mắt đẹp của mình cũng là một điều đáng kể. Người ta thấy rõ là cô đang mê say chồng mình, và không rỗi hơi để ý đến dư luận của những người khác. Cô vẫn giữ được vẻ kiên quyết mà lại khiêm nhường của mình; cô thật hoàn toàn chân thành và đầy thiện ý; không có gì xấc xược trong thành công của cô, không có gì cá nhân trong niềm tin của cô về sức mạnh của mình. Tôi chưa bao giờ thấy có cô dâu nào đáng yêu đến thế: khi mấy người bạn gái hỏi cô là cô có hài lòng không, cô đã trả lời rành rọt như thế này: "Chà! Dĩ nhiên rồi, mình chẳng có gì phàn nàn về Chúa lòng lành cả." Bác Maurice đại diện cho mọi người phát biểu; như thường lệ, bác nói lời chúc mừng và mời mọc. Đầu tiên bác buộc vào hòm lò sưởi một cành nguyệt quế có trang điểm bằng những dải băng: cái đó gọi là tống thư, nghĩa là giấy báo hỷ; rồi bác phân phối cho mỗi khách mời một cây thánh giá nhỏ, được làm bằng một mẩu băng hồng xuyên qua một mẩu băng xanh lam; màu hồng cho cô dâu, màu xanh lam cho chú rể; các khách mời, cả nam và nữ, phải giữ phù hiệu ấy để vào ngày cưới người thì cài vào mũ bà xơ, người thì cài vào khuyết áo của mình. Coi như đó là thư gia nhập, hoặc thẻ vào cửa.
Thế rồi bác Maurice đọc lời chúc mừng. Bác mời ông chủ nhà và tất cả hội của ông, nghĩa là tất cả con cái, họ hàng, bạn bè và đầy tớ, đến dự lễ cưới, ăn tiệc, vui chơi, nhảy nhót và tham dự tất cả các tiết mục sau đó.
Mặc dù khách khứa được mời rộng rãi, hết nhà nọ đến nhà kia trong toàn xứ đạo, nhưng theo phép lịch sự, rất kín đáo trong nông dân, thì chỉ hai người trong mỗi nhà được đến dự là một người trong cặp vợ chồng chủ gia đình và một người trong số con cái của họ.
Mời mọc xong, cô dâu chú rể và bố mẹ họ cùng đến ăn bữa chiều ở trại lĩnh canh.
Cô bé Marie lại trông ba con cừu trên đất xã, và Germain lại làm đất như chưa có gì xảy ra.
Vào hôm trước ngày được ấn định cho lễ cưới của họ, khoảng hai giờ chiều thì đội nhạc tới, gồm có người thổi kèn túi và người chơi đàn vi-en với những nhạc cụ của họ được trang điểm bằng những dải băng bay lất phất; họ chơi một hành khúc theo một nhịp điệu hơi chậm cho những bàn chân không phải ở địa phương, nhưng lại hoàn toàn khớp với tính chất đất đai màu mỡ và đường sá nhấp nhô của vùng này. Bọn thanh niên và trẻ con nổ một loạt súng ngắn, báo hiệu bắt đầu buổi lễ. Người ta tụ tập đông dần, rồi nhảy nhót trên thảm cỏ trước nhà để gây không khí vui vẻ. Lúc chập tối, người ta bắt tay vào những công việc sửa soạn lạ lùng, rồi chia thành hai đoàn, và khi trời đã tối hẳn thì người ta tiến hành nghi lễ đồ chế phục.
Nghi lễ này diễn ra ở nhà cô dâu, ngôi nhà tranh của mẹ Guillette. Mẹ Guillette kéo theo mình cô con gái, mười hai cô mục đồng trẻ đẹp, là bạn và bà con của cô dâu, hai hoặc ba bà đã có tuổi, là những bà hàng xóm nói giỏi, đối đáp nhanh và bảo vệ một cách cứng rắn các tục lệ cũ. Rồi mẹ lại chọn lấy mười hai nhà quán quân khỏe mạnh, cũng trong đám bạn bè và bà con của mình; cuối cùng là ông thợ gai già của xứ đạo, nếu được người hoạt bát và nói giỏi thì càng tốt.
Trong vùng quê chúng tôi ông thợ nghiền gai hoặc ông thợ chải len (hai nghề thường hợp nhất làm một) đóng vai trò của bagvalan, ông thợ may trong làng, ở Bretagne. ông là người của tất cả các buổi lễ long trọng, hiếu hoặc hỷ, vì căn bản ông là người uyên bác và nói giỏi, nên trong những trường hợp ấy ông luôn chăm lo phát biểu, để hoàn tất một số thủ tục một cách xứng đáng. Những người làm các nghề đi rong, không chăm sóc được gia đình mình, lại thường len lỏi được vào lòng các gia đình khác, và trở thành bẻm mép, vui nhộn, kể chuyện giỏi và biết hát. Bác thợ nghiền gai, được dùng từ thời xa xưa, và một viên chức làng quê khác, mà lát nữa chúng tôi sẽ nói đến, là bác phu đào huyệt, luôn luôn là những bậc tài trí vững vàng của địa phương. Họ đã từng nói nhiều chuyện về ma hiện hình, và biết quá rõ các trò ma quỷ có thể làm được, nên họ chẳng sợ chúng mấy.
Các phu đào huyệt, các thợ làm gai và các hồn ma, tất cả bọn họ thường thi hành các xảo thuật của họ, đặc biệt là về ban đêm. Ban đêm cũng là khi bác thợ làm gai kể lại những câu chuyện truyền thuyết thảm thương. Mong bạn đọc cho phép tôi đi ra ngoài đề một chút...
Khi gai đã đến độ, nghĩa là đã được ngâm trong dòng nước chảy đủ rồi, và đã được phơi dở dang trên bờ, thì người ta đem về sân nhà;.người ta đặt gai đứng thành từng bó, thân cây xoạc ra ở phía dưới, còn đầu thì buộc thành từng cục, thế là tối đến trông đã hơi giống những con ma bé nhỏ, trắng toát, đứng trên những đôi chân mảnh khảnh, và bước đi không một tiếng động dọc theo các bức tường.
Vào cuối tháng chín, khi đêm vẫn còn ấm áp, dưới ánh trăng mờ người ta bắt đầu nghiền gai. Ban ngày gai đã được hấp trong lò; tối đến người ta lấy ra để nghiền lúc gai còn nóng. Để làm công việc này người ta dùng một thứ giá, trên có một đòn bẩy bằng gỗ, khi rơi xuống các cái rãnh thì băm cây gai ra mà không cắt nó đứt hẳn. Thế là ban đêm, trong vùng đồng quê, người ta nghe thấy ba tiếng đập nhanh, khô khốc và nhát gừng. Rồi im lặng: đó là lúc cánh tay người thợ rút nắm gai ra để nghiền một đoạn khác theo chiều dài của cây gai. Và ba tiếng đập lại tiếp tục; đó là lúc cánh tay kia tác động lên đòn bẩy, và cứ luôn luôn thế, cho đến tận lúc mặt trăng bị những tia sáng đầu tiên của vầng đông che khuất. Vì công việc đó chỉ kéo dài vài ngày trong năm, lũ chó chưa quen nên luôn sủa lên những tiếng kêu than, vang khắp bốn phương trời.
Đó là thời điểm ở đồng quê có những tiếng động lạ tai và bí hiểm. Đàn sếu di trú bay qua các vùng mà ban ngày mắt thường khó nhận ra chúng. Ban đêm thì chỉ nghe thấy tiếng chúng thôi; và những tiếng khàn khàn và rền rĩ ấy, mất hút trong các đám mây, nghe giống như tiếng gọi và lời chào vĩnh biệt của những linh hồn bị đày đọa, đang cố tìm đường lên trời, mà một định mệnh không cưỡng lại được, cứ buộc phải bay là là gần mặt đất, xung quanh nhà ở của con người; vì những con chim di trú đó có những nỗi bất trắc lạ thường và những nỗi lo âu bí hiểm, trong quá trình vượt không gian của chúng.
Đôi khi chúng bị mất gió, đó là lúc các làn gió nhẹ thất thường chống đối lại nhau, hoặc nối tiếp nhau ở những vùng cao. Thế là lúc đó, biết bao nhiêu lời nguyền rủa man dại, hoặc biết bao nhiêu câu hỏi lo ngại đã được trao đổi, bằng một ngôn ngữ xa lạ, giữa những khách hành hương có cánh ấy?
Trong đêm tối vang động, đôi khi người ta nghe thấy những tiếng la ó buồn thảm ấy quay cuồng khá lâu trên các mái nhà; và vì không thể nhìn thấy gì, người ta cảm thấy, mặc dù không.muốn, một thứ sợ hãi và một nỗi khó chịu cảm thông, cho đến tận lúc cái đám mây nức nở ấy biến mất trong không gian bao la.
Còn những tiếng động khác nữa mà chỉ riêng thời điểm này trong năm mới có, và chủ yếu trong các vườn quả. Người ta chưa hái quả, và hàng nghìn thứ tiếng nổ lạ tai, làm cho cây cối giống như những động vật vậy. Một cành cây rít lên kèn kẹt, khi nó bị cong xuống dưới một trọng lượng đột nhiên đạt tới độ phát triển cuối cùng của nó; hoặc là một quả táo rời khỏi cành và rơi xuống chân bạn, làm thành một tiếng đục, trên nền đất ẩm. Hoặc bạn nghe thấy tiếng một sinh vật, mà bạn không nhìn thấy, vừa chạy trốn vừa va quệt vào cành cây và ngọn cỏ: đó là con chó của người nông dân, kẻ rình rập tò mò, lo sợ, vừa hỗn láo lại vừa nhút nhát ấy, nó luồn lọt khắp nơi, nó chẳng bao giờ ngủ, nó luôn luôn tìm kiếm, chẳng hiểu tìm cái gì, nó núp trong bụi rậm để rình bạn và chạy trốn khi nghe thấy tiếng quả táo rơi, vì tưởng bạn ném một hòn đá vào nó.
Suốt những đêm đó, những đêm mây mù xám xịt, bác thợ làm gai kể những chuyện phiêu lưu kỳ lạ về những ma trơi và thỏ trắng, về những linh hồn tội lỗi, và về những tên phù thủy biến thành chó sói, về dạ hội phù thủy ở ngã tư đường cái, và về những con cú tiên tri ngoài nghĩa địa.
Tôi nhớ đã qua những giờ đầu tiên của ban đêm như thế, xung quanh những cỗ máy nghiền đang hoạt động, và tiếng máy chạy ngắt quãng câu chuyện của bác thợ làm gai ở chỗ khủng khiếp nhất, khiến chúng tôi rùng mình, và lạnh toát cả người. Và thường cũng có khi bác vừa nghiền vừa nói tiếp; và có đến bốn năm tiếng bị mất:
chắc là những tiếng đáng sợ mà chúng tôi không dám bảo bác nhắc lại, và vì thiếu mấy tiếng đó nên câu chuyện bác kể vốn đã rất bí mật và thảm đạm, lại càng bí mật và khủng khiếp.
Các cô hầu phí công báo cho chúng tôi là đã khuya lắm rồi, không nên ở ngoài trời nữa, là giờ ngủ của chúng tôi đã điểm từ lâu: ngay chính các cô cũng chết thèm, muốn được nghe nữa; và sau đó chúng tôi đã băng qua xóm để về nhà với bao nỗi khiếp sợ! Cái cổng nhà thờ sao mà có vẻ sâu đến thế, và bóng các cây cổ thụ sao mà có vẻ dày và đen đến thế! Còn cái nghĩa địa người ta không nhìn đến nó, người ta nhắm mắt lại khi đi cạnh nó..Nhưng bác thợ làm gai cũng không phải chỉ thích làm cho người ta sợ hơn người giữ kho đồ thờ; bác cũng thích làm người ta cười; khi cần bác cũng biết giễu cợt và có tình cảm, như khi cần ca ngợi lễ cưới, chính bác là người thu thập và giữ lại trong trí nhớ của mình những bài hát cổ nhất, và truyền đạt lại cho những người sinh sau. Vậy chính bác sẽ là người đóng vai một nhân vật và sẽ biểu diễn trong nghi lễ trình đồ chế phục, trong đám cưới cô bé Marie.
Cái đầm ma
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19