watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa-Hồi Thứ Hai Mươi Chín - tác giả Hùng Đại Mộc Hùng Đại Mộc

Hùng Đại Mộc

Hồi Thứ Hai Mươi Chín

Tác giả: Hùng Đại Mộc

T in tức truyền vào trại Giai sơn, bọn Nhạc Thắng, Mạnh Lương nghe tin, đều khóc rống, tiếng khóc vang khắp núi đồi. Mạnh Lương nói: "Nay đại nhân gặp bất hạnh, bọn chúng ta khó mà giữ ở đây, chi bằng tan đi, mỗi người tự tìm nơi sống”. Nhạc Thắng nói: "Lời ông chính hợp ý tôi”, rồi sai Lưu Siêu, Trương Cái xây miếu thờ bổn quan ở dưới núi, bên cạnh đắp tượng của 18 viên chỉ huy sứ, tế kỵ hằng năm. Phân bố xong, đem của cải tích lũy trong trại, chia đều cho mỗi người, rồi dỡ phá trại Tam quan, ngay hôm đó mọi người tứ tán mà đi. Trần lâm, Sài Cảm dẫn quân bản bộ về ở trại Thắng sơn như trước; Nhạc Thắng mời Mạnh Lương đi lên Thái Hành Sơn tạo phản, xưng Thảo đầu thiên tử, bộ tướng đều phong làm các chức thừa tướng, quan lại... đánh phá cướp bóc, không nhắc tới. Lúc ấy Tiêu Tán ở Trịnh Châu, nghe biết Lục sứ bị giết, cũng vượt ngục mà bỏ trốn.


Đây nói đến Vương Khâm thấy Lục sứ đã mất, vô cùng mừng rỡ, liền nghĩ thầm: "Triều đình không có người này, chí của ta được toại vậy!”. Liền viết một bức mật thư, sai người tâm phúc nhân đêm lén đưa đến Bắc Phiên, vào gặp Tiêu hậu. Tiêu hậu mở thư ra xem, thấy viết rằng:
Từ khi thần từ biệt trong cung cấm để vào Nam triều thấm thoát đã vài năm. Mỗi lần nghĩ đến việc báo đáp ơn của quân hậu, vẫn chưa được toại nguyện. Nay thần nhiều ít biết được sự mạnh yếu của Trung Quốc. Kẻ đáng ngại nhất, suy chỉ có Dương Lục sứ mà thôi.. Nay thần thi hành một kế nhỏ, chém lấy thủ cấp mà dâng, thần chính mắt nhìn thấy. Nay nên nhân nước Nam không phòng bị, xin hãy chỉnh điểm sáu quân, hưng binh chinh phạt, biên cảnh ắt thấy uy phong mà tan như gạch ngói. Đợi khi kinh thành chấn động kinh hãi, thần sẽ từ trong đó gây thêm rối loạn, rồi sẽ có thư tiếp tục tâu biết. Mong bệ hạ đem chuyện này một hai nói rõ rồi cùng văn võ thương nghị, đừng để mất cơ hội này vậy.


Tiêu hậu được thư vô cùng mừng rỡ, liền triệu văn võ vào thuật lại. Tiêu Thiên Tả tâu rằng: "Thư của Vương Khâm đã nói rất rõ ràng, mong bệ hạ sớm định cách phạt Tống, để đồ đất Trung Nguyên vậy”. Hậu theo lời tâu, chợt một người tâu rằng: "Hành động lần này của bệ hạ tuy đúng, chỉ là khó mà chắc thắng”. Chúng nhìn xem, thì ra là đại tướng quân Sư Cái. Hậu hỏi rằng: "Cô muốn cử binh phạt Tống, khanh vì sao thấy rằng khó thắng?" Sư Cái nói: "Dương gia tuy mất, nhưng Trung Quốc với sự thịnh vượng khi thống nhất, những biên soái nắm trọng binh không dưới vài chục vạn, nếu khinh suất đưa quân vào sâu nơi đất giặc, thì chưa thể thắng ngay được, nên nay phải dùng mẹo để dụ, khiến quân Tống đầu đuôi không cứu ứng được cho nhau, thì Trung Nguyên trở tay là lấy được vậy". Tiêu Hậu nói: "Xin được nghe diệu kế của khanh". Sư Cái nói: "Đồng đài ở đất Ngụy, là nơi có lăng tẩm của vua Tấn, gần đây nhung binh bỏ bê, võ bị cũng không tu chỉnh. Bệ hạ có thể sai người đến chính sửa, trang trí Viên Lâm, đào ngọc trì, trồng nhiều loại danh quả kỳ hoa, trá xưng là trời giáng điềm lành, nước hồ thành rượu ngon, trong lá cây chứa quỳnh tương, lấy các chuyện lạ lùng này, đồn vào Trung Quốc, lại sai người lệnh Vương Khâm ở trong đó dụ gạt, dẫn vua tôi tới nơi này ngoạn cảnh, sau đó ta ra quân vây nhốt lại. Bệ hạ thân suất tinh binh, thừa cơ tiến đánh kinh thành, trong nước không có chúa, ai dám đến mà tranh phong, lúc ấy thì lấy thiên hạ của nhà Tống đâu có gì là khó!"


Tiêu hậu nghe xong vui mừng, liền phát mật thư vào Biện Kinh nói cho Vương Khâm biết trước. Rồi sai những người tài giỏi, đi đến Đồng Đài tu sửa lăng tẩm, một mặt hạ lệnh Tiêu Thiên Tả chỉnh điểm quân mã mà đợi.
Chưa đầy một tháng, tin tức truyền vào Biện Kinh. Cận thần tâu rằng: "Nơi đất Ngụy trời giáng điềm lành, nước hồ thành rượu ngon, trong lá đựng quỳnh tương, dân ở xung quanh đều đi đến đó để sống" Chơn Tông nghe tâu, hỏi quần thần rằng: "Ngụy phủ là đất nơi hẻo lánh, lại có chuyện lạ này, các khanh nên điều tra về sự thật". Một đám văn võ đều dâng biểu chúc mừng, duy có Khấu Chuẩn hoài nghi chuyện này, bèn tâu rằng: "Đất Ngụy, là nơi có lăng tẩm của triều Tấn, nếu có việc như vậy sao chỉ ứng ở một nơi, bệ hạ không nên vội tin". Vua chưa đáp, Vương Khâm bèn đón ý vua mà tâu rằng: "Nếu việc lạ này mà toàn thiên hạ đều có thì chắc cũng không có gì lạ vậy, nay duy đặc biệt ở đất Ngụy mới có, chính là tín hiệu của vận nước thái bình, ngàn năm một thuở. Bệ hạ nên chỉnh sáu quân thân đến nơi xem, một mặt tuần thị vỗ về nhân dân nơi biên giới, mặt khác khiến người Phiên không dám Nam hạ”.
Chơn Tông vui mừng mà nói rằng. "Lời khanh thật là lời trung nghĩa vậy . Liền hạ chiếu ra tuần nơi đất Ngụy. Bát Vương can rằng: "Đất Ngụy tiếp giáp với biên giới nước Liêu, gần đây soái thần đã điều đi sai đi nơi khác thành quách bỏ hoang, ngày này đang là thời buổi binh mã giao chiến, xa giá bệ hạ mà tới đó, Bắc Phiên thừa cơ vào đánh, lúc đó ai mà thủ giữ kinh thành đây?” Muôn lần mong bệ hạ lấy xã tắc làm trọng đừng có nhẹ tin vào những việc chưa chắc có thật vậy". Chơn Tông nói: "Trẫm mệnh Sài Quận mã, khấu thừa tướng lĩnh cấm quân giữ kinh thành, chắc giữ được vô sự". Bát Vương thấy can mà không nghe, buồn bã lùi ra.
Hôm sau, vua giáng sắc chỉ, lấy Hô Diên Tán làm Bảo giá đại tướng quân, Quang Châu Tiết độ sứ Vương Toàn Tiết, Trịnh Châu Tiết độ sứ Lý Minh làm tháp tùng ở trước, sau. Bọn Tán được mệnh, chuẩn bị khởi hành. Vài ngày sau, xa giá Chơn Tông rời Biện Kinh, từ Bát Vương trở xuống, các quan văn võ đều phải đi theo, chỉ thấy:
Hồng trần khởi xứ binh xa thịnh,
Bạch nhật hôn thời vũ đạo đa.
Hôm sau, Chơn Tông cùng quần thần lên lăng tẩm vua Tấn để ngắm cảnh, quả nhiên thấy lá cây trong rừng có chứa vật, nước trong ngọc trì màu đỏ thắm. Vua sai lấy để nếm thử, thấy mùi vị như rượu, nhạt như rượu ngọt. Quân hiệu hái lá cây xuống mở ra xem, đều là loại tương gạo mới làm. Bát Vương tâu rằng: "Bệ hạ vì có sự trời giáng điềm lành, mà xa giá cực nhọc tới đây, khiến dân nơi biên cương phải cung phụng rất khổ sở. Nay thấy như vậy, đâu phải là điềm lành gì đâu? Đây ắt là mẹo của người Phiên, dụ vua tôi ta đến đây, nếu không về nhanh, nhất định là bị rơi vào bẫy đó”. Chơn Tông cũng nghi, liền hạ lệnh quân mà quay về.
Không ngờ Bắc Phiên đã biết được tin, bọn Tiêu Thiên Tả, Thổ Kim Tú dẫn 10 vạn quân kị và bộ, đến vây chặt lấy thành quách Ngụy phủ. Phi kị báo cho vua biết, Chơn Tông hoảng sợ nói: "Trẫm không nghe lời can của các khanh, nên nay bị vây nhốt, phải làm thế nào đây?” Bát Vương nói: "Quân Phiên đã bày mẹo này trước, tiến nhanh mà đến, khí thế đang hăng. Bệ hạ nên sắc chỉ cho chư tướng phòng thủ nghiêm mật các cửa, một mặt sai người ngày đêm về Biện Kinh lấy cứu binh. Đợi viện binh mã tới, nội ngoại giáp công, ắt có thể lui địch". Chơn Tông y tấu, lập tức lệnh bọn Hô Diên Tán chia ra các cửa để giữ.
Lúc ấy quân Tống ở trên địch lâu nhìn thấy quân Phiên đông như kiến cỏ, thanh thế rất thịnh. tất cả đều có vẻ hoảng sợ. Hô Diên Tán chống kiếm nói rằng: "Phàm hai nước đối địch, thắng bại là ở tướng chứ không phải ở quân ít hay nhiều. Ta xem quân Phiên tuy đông, lợi cho việc đánh gấp, ngày mai ra đánh với họ, phải ra sức mà đánh, ắt có thể thắng được". Chúng quân được lệnh, hôm sau Tán thỉnh chỉ cùng với Quang Châu Tiết độ sứ Vương Toàn Tiết trước, sau xuất chiến. Cờ trống vang lừng, hai bên dàn trận. Phiên tướng Thổ Kim Tú phi ngựa ra trước, chỉ Tống tướng nói: " Các ngươi đã trúng kế của bọn ta, sao không đầu hàng, để khỏi phải chết?" Hô Diên Tán giận nói: "Tên cẩu nô hãy mau lui, thì còn để lại mạng thừa, nếu còn ngăn trở ngự giá thì hãy đợi binh ta kéo thẳng đến U Châu, tấc cỏ cũng không chừa". Kim Tú giận dữ, múa đao tế ngựa tới đâm Tống tướng.
Hô Diên Tán múa thương giao phong giao phong, hai tướng đánh vùi hơn 40 hiệp, tướng Phiên đuối sức, quay ngựa bỏ chạy. Hô Diên Tán xua hậu quân xông vào chém giết, tướng Phiên thấy Tán đuổi đến, giương cung đặt tên, bắn một phát tên ngay vào ngựa, hất Tán té lăn xuống đất. Toàn Tiết vừa muốn đến cứu thì quân Phiên đã xông lên vây lấy rồi tóm gọn. Toàn Tiết không dám ham đánh, phi ngựa đánh chạy vào thành, Tiêu Thiên Tả từ bên hông xông vào, quân Tống thua to, bị chết vô số Toàn Tiết vào gặp Chơn Tông, tâu lại việc quân Phiên rất đông, đã bắt mất đại tướng Hô Diên Tán, thần chiến bại mà về. Chơn Tông nghe xong, buồn giận vô cùng. Bát Vương tâu: “Việc đã gấp rồi! Bệ hạ có thể sai người đi cầu cứu lần nữa ở các soái thần dọc biên giới". Vua chuẩn tấu, viết chiếu sai sứ thần đi.
Tướng Phiên bắt được Hô Diên Tán, nhốt vào xe tù, đợi sai người giải về U Châu. Tiêu Thiên Tả cùng Thổ Kim Tú, Gia Luật Khánh chia ra đánh các cửa thành, quân Tống hoảng hốt. Bát Vương nói: "Quân Phiên sợ nhất duy chỉ có Dương gia. Bệ hạ có thể bắt chước chuyện Hán Cao Tổ ở Bạch Đăng, kén người dũng mãnh trong quân giả làm Lục sứ cùng bộ hạ 18 viên chỉ huy sứ trên thành kéo lên cờ hiệu Dương gia đến cứu viện, rồi sai người giả dạng đi qua lại trên thành, người Phiên nhìn thấy, ắt phải lui quân. Quân ta thừa cơ xông ra chém giết mới có thể thoát nạn”. Vua chuẩn tấu, hạ lệnh trong quân ăn mặc như là tướng soái của Tam quan.
Bình minh hôm sau, kéo lên cờ hiệu Dương gia cứu giá. Quân Phiên nhìn thấy cờ hiệu, báo về trong quân. Thổ Kim Tú sợ hãi nói: "Dương Lục lang đã chết, sao lại đến cứu giá được?" Liền dẫn thuộc hạ ra xem, lát sau trên thành chiêng trống vang lừng, pháo nổ vang trời, bọn giả dạng Nhạc Thắng, Mạnh Lương, Tiêu Tán đi qua lại trên thành. Quân Phiên nhìn thấy, đâu biết là hư thực, đồng loạt kêu mau chạy, nếu không sẽ bị giết không còn một mống. Tiêu Thiên Tả nghe thấy, nhổ trại mà đi. Toàn Tiết cùng Lý Minh mở cửa thành truy kích, quân Phiên chạy trốn như nước lũ tràn, dẫm đạp lên nhau, bị chết vô số. Quân Tống đuổi theo vài dặm mới về.


Vương Khâm giận dữ nói: "Người Bắc Phiên thật là lũ con nít, sao lại sợ Dương gia đến như vậy?" Liền lén sai người báo cho Phiên soái.


Tiêu Thiên Tả nghe xong than rằng: "Chỉ là người giả mà đã sợ như vậy, nếu là thật thì không đánh mà thua vậy" liền dẫn quân quay lại vây thành, công đánh càng gấp. Trong thành thấy quân Phiên lại tới, báo với Chơn Tông. Chơn Tông nói: "Bí mật đã bị lộ, lại có cách nào lui giặc đây?" Bát Vương nói: "Triều đình tin tức không thông, ai dám đến đánh quân Bắc, nay lại không có nhà họ Dương, bọn thần cũng khó mà có cách vậy". Chơn Tông nói: "Hối hận đã muộn, để trẫm dẫn chúng tướng đích thân đi đánh quân Phiên, xông phá vòng vây mà ra". Bát Vương nói: "Bắc binh quân đông, bệ hạ đừng làm tổn uy phong, nên không thể đi, chỉ nên thủ thành, chờ đợi cứu binh".


Quân Phiên vây liên tục hơn 20 ngày, trong thành nguy cấp. Chơn Tông tự thân lên thành, thấy quân Bắc vây chặt xung quân, giọt nước cũng không lọt. Bát Vương nói: "Bệ hạ muốn thoát nạn này, trừ phi là Dương Lục sứ tới giết lũ giặc như nước tan tuyết chảy". Vua nói: "Ở đâu có được người như vậy” Bát Vương lại tâu rằng: "Có thể ban ân xá, tìm khắp thiên hạ, e rằng sẽ tìm ra Lục sứ vậy" Chơn Tông không đáp, lui vào trong phủ, tự nghĩ lời Bát Vương tâu rất khả nghi, liền triệu thị thần vào vấn kế, thị thần đều tâu: "Tin tức của Dương Lục sứ, chắc Bát Vương biết là ở đâu, xin bệ hạ ban xá thư đến Nhữ Châu mà hỏi". Đế chuẩn tâu, hỏi ai có thể mang sắc thư đi một chuyến, Vương Toàn Tiết nói: "Thần xin đi". Vua đưa cho sắc thư, hôm sau lệnh Lý Minh đưa ra mở cửa thành, Lý Minh xông ra trước vừa gặp Phiên tướng Gia Luật Khánh, đánh bại hắn. Toàn Tiết liền thừa thế xông ra trùng vây, hướng Nhữ Châu mà đi, Lý Minh lui vào trong thành giữ chặt.
Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa
Thay Lời Giới Thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Năm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Năm Mươi
Phụ Lục