Chương 2
Tác giả: John Trinian
Khu phòng nơi Frank Toschi đang đứng sơn màu xanh. Một lớp vải nhựa đồng màu bao phủ sàn nhà; nhưng trên đó lác đác có mấy ô vuông màu cháo lòng. Lối vào được dán một thứ giấy hoa trên ền xám. Một chiếc đồn hồ treo hình con tàu đang chỉ bốn giờ. Phía trong cùng của căn phòng thông với một gian bếp qua một cánh cửa tự động đón cả hai phía ngăn không để cho những hương vị hấp dẫn của các món ăn lọt vào phòng khách.
Trên chiếc máy thu thanh chễm chệ một bức tượng nhỏ bằng thạch cao tạc hình Mathurin popeye. Ngồi trên rường kỷ, Frank vừa nghe máy thu thanh vừa đánh nhịp chân trên nền vải nhựa xanh. Một điếu thuốc lá lủng lẳng ở mép đôi môi mỏng đang siết chặt. Anh không mang cà vạt và hai má lún phún râu mọc từ ngày hôm trước chưa kịp cạo. Khói từ từ cuộn lên trước cặp mắt nhấp nháy.
Frank toschi trac độ ba chục tuổi, và có dáng điệu mệt mỏi. Mái tóc anh có màu hạt dẻ và đôi mắt nâu hơi pha màu xám. Chiếc mũi khá to, có lẽ hơi dài so với khuôn mặt; đôi mà hóp dưới gò má cao. Anh không là một người tạp ăn, khác với những thành viên khác trong gia đình, và anh rất gầy. Cặp mắt anh có cái nhìn buồn tẻ. Miện anh mỏng và nghiệt nghã. Nét mặt anh tiềm ẩn một vẻ đẹp không lộ liễu, nhưng vẫn luôn cuốn phụ nữ.
Tuy nhiên, anh lại không hề quan tâm đến phụ nữ. Chỉ khi nào thèm muốn họ anh mới đắm say trong chốc lát. Đó là một con người yếm thế, có đầu óc nhạy bén và ham tìm hiểu, nhưng bề ngoài rất uể oải và thường khép mình lại.
Anh không có bạn thân và luôn tỏ vẻ khó gần gũi. Anh it1 khi uống rượu và rất dè chừng với những người có tính tình cởi mở. Anh cứ tự hỏi về mục đích cuộc sốn của mình, và về những việc mình sắp phải làm.
Điều đáng buồn là, thật tình, anh không biết mình nuốn gì. Anh cho rằng một khi có được số tiền mà mình đang thèm muốn, anh sẽ đồng thời nhìn thấy những gì mình đang tìm tòi trong cuộc đời. Nếu anh cho việc kiếm tiền là hết sức quan trọng thì đó chỉ là vì tất cả mọi người đều lao đầu vào việc đó. Thực ra, anh không có nhiều nhu cầu và những điếu ước ao của anh khá mơ hồ.
Lòng anh tràn đầy oán hận.
Cánh cửa bếp chợt mở; một làn ánh sáng bất thần tràn nghập căn phòng khách tối tăm. Một bàn tay chống lên hông, mẹ anh đứng nhìn anh từ ngưỡng cửa với đôi mắt sáng long lanh. Mái tóc đã bạc phơ, và ánh sáng chói lọi chiếu vào người bà từ phía sau khiến cho đầu tóc bà như một vầng hào quang. Bà có đôi mắt đen và một thân hình nhỏ nhắn, nhưng mạnh khỏe mà các đường nét được che giấu dưới một chiếc áo dài đen nghiêm túc. Bà giữ một bàn tay dười tấm tạp - dề theo thói quen thường ngày. Trông bà như đang quấn một cái gì ở đó.
Tại sao con không bật đèn lên? – Bà nói. – Tối thế này đâu có trông thấy được gì?
Con không muốn trông thấy bất cứ gì hết, - Frank đáp lại bằng một giọng mệt mỏi.
Mẹ anh lắc đầu. Bà vẫn có cái vẻ sáng suốt gfiả tạo mà những người tầm thường hay có, bởi viù tin rằng sự nghèo hèn giúp cho họ sáng suốt.
Con phải lấy vợ đi thôi, Francis, - bà bảo, - Đã tới lúc con nên tìm một người vợ thật ngoan để cho con cò một cuộc sốn ổn định hơn.
Cánh cửa tự động đóng lại phía sau bà.
Frank khẽ nhún vai. Mẹ anh là thế đấy, không làm sao hơn được – bà hoàn toàn không thể khgẳng định uy quyền của bà, nhưng bà vẫn luôn xử sự dường như mình có đầy đủ quyền hành. Bà cứ làm như không một ai dám chống đối lại bà.
Frank hé nở một nụ cười. Anh không cần gì đến giải pháp do mẹ anh đưa ra.
Một cuộc hôn nhân không sẽ giải quyết được gì hết. Đối với một kẻ như anh thì kết hôn quả là thảm họa! Anh tưởng tượng đang phải cưu mang một bà vợ có bầu! Chắc chắn anh sẽ không phải là hạng đàn ông trốn tránh trách nhiệm của mình. Nếu sự việc xảy ra, nhưng do một nghịch lý lạ lùng, anh cũng tự biết mình không chịu đựng được. Chính vì vậy anh đã xua đuổi hôn nhân ra khỏi tâm tư. Thậm chí vấn đề đó cũng không hề được đặt ra.
Kể từ ngày được phóng thích anh đến nhà săm của khu phố, như thế cũng đã quá đầy đủ cho việc thỏa mãn nhu cầu của anh. Đó là giải pháp của Frank. Một cuộc viếng thăm chốc lát với Cô - Nàng - Lẳng - Lơ chỉ cốt để thông nòng. Xem đó như là một thứ nhiên liệu, một lọai thức ăn. Đúng ra là một loại thức ăn ngược chiều. Một kiểu nôn khá thú vị.
Cánh cửa bếp lại bất thần mở ra.
Con cần phải tìm một chỗ làm, - mẹ anh bảo. - Năm nay con bao nhiêu tuổi rồi? Bva mươi? Con phải biết chứ! Ba mươi tuổi! Kể từ lúc sinh ra đến nay đã ba chục năm thế mà chaẳng có nghề ngỗng gì. Ba chục năm tức là một phần ba của trăm năm. Con biết trăm năm là bao nhiêu không? Ông tướng ơi, đó là cả một thế kỷ đấy!
Xin mẹ để cho yên thân, - Frank thản nhiên trả lời.
ố! Mẹ biết rồi, hãy cứ để cho con yên thân là hay hơn hết ...
thế thì, mẹ hãy để con yên.
Đáng lẽ con phải ghi tên vào Hội Thanh niên Công Giáo, như mẹ đã yêu cầu.
Frank chợt nhớ lại thời kì anh còn là một cậu bé con.
Thời đó xa xưa lắm rồi, - anh bảo.
Và sau đó? Đáng lẽ con phải xin gia nhập như em con.
Có rất nhiều việc đáng lẽ con phải lảm, - Frank đáp lại.
Bà lại lắc đầu tỏ vẻ sáng suốt.
Nếu con nhận thấy được lỗi lầm của mình thì hay lắm, Francis.
Mẹ đừng gọi con là Francis.
Đó là tên vị thánh bổn mạng của con kia mà. Con nê nhớ rằng đó là một vị thánh. Không phải vì chú con mà con đã được đặt cái tên này. Con nên nhớ lại rằng con mang tên của thánh Francois, một con người tuyệt diệu:
ngfài ôm hôn cả chim chó ...
Lần sau con sẽ nhớ khi con gặp một con chó Con làm trò hề hay lắm! Con nên xin vào làm việc ở đài truyền hình, con sẽ thành công lớn. Con hãy kiếm tiển bằng cách chọc cười thiên hạ!
Nhưng, rốt cuộc mẹ muốn ám chỉ gì vậy? có phải mẹ đang lo sợ con sẽ lại đi ăn trộm?
Anh nói bằng một giọng trầm tĩnh, lạnh lùng,thấp cố dằn lại. Cái nhìn trong đôi mắt nhấp nháy của anh vẫn không rời khỏi bức tượng Popeye.
Khi tiếng “ăn trộm”, đôi mắt của mẹ anh mỏ to và bà lắc đầu một cách trịnh trọng.
Bây giờ con mới chịu nói thẳng ý ra đấy à? Con đừng có loanhg qoanh nữa Francis! Quả thực mẹ tin rằng con lại sắp sửa hành nghề đạo chích. Ông chú Francis của con đã lấy trộm tiền quỹ ở Parlemo và đã bị bắn chết. Con giống ông ta quá, khiến mẹ phải lo sợ.
Mẹ khỏi phải lo sợ. Con sẽ khôn trở lại con đường cũ đâu.
Tốt lắm con là mọt chàng tria trung hậu,Francis. Con có nhớ ngày con đã đạt được huy chương bạc trong môn bóng rổ?
Không phải nhờ thế mà con trở thành một chàng trai trung hậu được đâu.
Cha con chưa bao giờ có được một huy chương. Thế nhưng ông ấy vẫn là một người trung hậu.
Ophải, - Frank nói, - nhưng cha con chưa hề chơi bóng rổ.
Mẹ anh đóng sầm cửa lại phía sau bà.
Francis gác chéo chân và lại tiếp tục vừa nghe radio vừa thả hông mơ mộng.
Anh châm một điếu thuốc lá khác.
Tên cựu tù nhân Toschi, con chiên ghẻ, đứa bé đáng lẽ phải gia Hội Thanh niên công giáo mười lăm năm về trước và đã không làm điều đó, kẻ hung dữ đã chặn một người qua đường để bắt nộp tiền chính là anh. Anh cay đắng mỉm cười và bắt đầu đánh nhịp bằng chân theo điệu nhạc. Anh nghĩ tới người bạn già trong tù, Karl Heisler. Người cha im lặng đó quả thực là một ông già buồn cười, vừa luôn luôn mải mê với những suy tư, vừa mím cái miện khô như da giấy. Ông đã có một danh tiếng khá vững chắc và trong ngành của ông, người ta vẫn xem ông như một kẻ xuất sắc nhất. Frank nhớ lại cái lối kì quái m2 ông già Heisler thường cất hàn răng giả vào đáy giày, để sáng hôm sau khỏi quên.
Frank cảm thấy vô cùng khâm phục Heisler, ai ngờ rằng ông già đó có thể tự mình sắp đặt một vố lớn, và chỉ thất bại vì một sơ suất hết sức nhỏ? Dù sao sự việc đó cũng thật tuyệt vời! Có lẽ chưa được hòan thiện, nhưng vẫn tuyệt vời.
Cánh cửa lại mở ra.
Này, ông lười, tối nay có ăn cơm không?
Có!
Cha con nói muốn được trông thấy con đóng tiền cơm.
Ông ấy đã uỷ thác mẹ nói nới con.
Cha con muốn bao nhiêu?
Tất cả n hững gì mẹ yêu cầu con là con tìm được việc làm và giũ cho mỉnh được bình tâm. Đối với cha và mẹ như thế là quá đủ rồi.
Cánh cửa lại đóng lại.
Trông bà cứ như một người phục vụ trong nhà hàng:
“ Và tiếp theo là hai ổ bánh mì nướngkẹp giam bông, pho mát, hai ổ!”.
Anh thở dài và ngồi lún sâu hơn trên chiếc ghế trường kỷ đã bung ra. Nếu có Heisler đi kèm, anh đã không đời nào thất bại trong vụ tiềm cầm đồ. Anh hoàn toàn chắc chắn như thế. Người canh đêm đã bắn anh một viên đạn vào hông; nếu ông già có mặt tại đó, ông đã che chở cho anh rút lui tới xe hơi. Họ sẽ thoát thân, họ sẽ có mười nghìn đô la đẻ chia nhau ... Anh lại buôn một tiếng thở dài.
Một tiếng thở dài thật sâu, ồn ào người ta không thể có tất cả.
Heisler không nói gì nhiều trong hai năm họ cùng trải qua nhà tù, nhưng Frank không lấy thế làm ngạc nhiên. Những người thời trước, những tay “anh chị” chính cống, ít khi chịu kết thân với bọn trai trẻ. Họ không phải là kẻ đua đòi, nhưng cũng không phải là bạn bè. Một số người trong giới “anh chị” đó khá điệu nghệ, tài ba; họ có một bề ngoài đầy phẩm cách. Họ có một vẻ khó tả mà bọng trẻ vô lại và dâm bôn không thể có. Cái vẻ đó không xác định được, không sao xâm phạm, nhưng nó khiến ta phải kính trọng. Và Frank vẫn luôn kính trọng người thời trước, mà không tìm cách liên kết. Là bạn chung xà lim với nhau, lẽ dĩ nhiên họ phải chuyện trò với nhau ; thậm chí có một lần họ đã cùng xài một chai whisky lậu.
Chỉ có một lần Heisler tỏ vẻ quan tâm đến Frank.
Ngày hôm ấy, tên Giăng bẫy đã chặn lối Frank trong xưởng giặt, phía sau mấy thùng nấu quần áo lớn; trong xưởng nóng hừng hực, sặc mùi hơi nước với xà phòng hăng hắc. Tên Giăng Bẫy vung một lưỡi dao phía dưới bọc vải nhựa để dùng làm cán. Nhiều tù nhân khác đã lập thành vòng tròn chung quanh hai người, những hình bóng lờ mờ trong hơi nước. Những thùng nấu kêu lách cách và những xe chở quần áo lăn bánh kèn kẹt trên nền xi măng. Trong cảnh ồn ào náo động đó một khoảng im lặng bỗng hình thành phiá sau các máy móc, có một vẻ kinh hoàng. Frank sợ điếng người. Nếu không có dao kia, anh chỉ tung một đòng là tên khỉ đột vàng đo ván ...
Nhưng cần phải tính con dao; và tên Giăng Bẫy sắp cắt tiết Frank, vì tội anh đã dám chế giễu thằng bạn yêu quý nhất của gã.
Nhiều gã đàn em thuộc “hậu cung “ của tên Giăng Bẫy đang làm việc ở những thùng nấu quần áo bên cạnh bên cạnh. Họ đã nhập bọn vào vòng người và oang oác miệng, mong chờ con sói khổng lồ của họ áp đặt quyền uy.
Đúng lúc đó Heisler lẻn ra phía sau tên Giăng Bẫy, giáng mạnh quả đấm nhiều mấu vào gáy gã. Đôi mắt của gã lảo đảo như lộn tròng, trong lúc con dao lăn trên mặt đất. Hai cái hàm của gã khép mạnh lại với một tiếng cộp cụt ngủn và gã quỵ xuống trên ền xi - măng. Heisler ngăn chặn gã đang cố với tay nắm lấy con dao bằng đá lưỡi dao vào dưới khu lò hơi.
Thôi đủ rồi, Giăng Bẫy, - Heisler bảo, - nếu không tao cắt cổ mày và các thứ khác.
Đám khán giả thụt lùi lại, mắt vẫn không rời khỏi khuôn mặt già nua đầy vết nhăn. Ông đã lật đổ thần tượng của họ! Tên Giăng Bẫy ngọ ngoạy chân tay cố gắng lấy lại dáng hung dữ, nhưng ông già chỉ cần ấn mạnh hơn một chút vào cổ họng gã. Ông khinh bỉ nhìn vòng tròn khán giả bất động giữa màn hơi nước.
Các người kia, nếu ai còn cả gan há mõm ra, tao sẽ đập vỡ tất. Tao không muốn bị để ý vì những điều càn rỡ.
Đoạn ông quay sang tên Giăng Bẫy:
Tao không thích bọn pê đê. Đi khuất mắt tao ngay. Và đừng có dại dột, nghe chưa?
Ông đưa chân lên và đá mạnh vào cạnh sườn tên Giăng Bẫy, ngay nơi nhạy cảm, giữa khớp háng và xương sườn cuối cùng.
Ngay lúc ấy, một viên cai ngục chợt đến.
Có chuyện gì xảy ra ở đây thế này? Patterson, ai đã nện mày ngã lăn xuống đất vậy?
Nó vừa trượt chân đấy, - Heisler lên tiếng, - Phải không, Toschi?
Nó vừa trượt chân, - Frank xác nhận, - chắc hẳn nó vấp phải một thanh sắt, hoặc một cái gì đạiloại như thế.
Viên cai ngục nhìn qua những tù nhân khác.
Quả thật anh thấy đã trượt chân, thưa ông Langdon, - một tù nhân bị tội đày có cái đầu hói xác nhận.
Viên cai ngục nhìn chòng chọc vào mặt Heisler, bĩu môi với vẻ hoài nghi.
Heisler, anh là một tù nhân gương mẫu. Từ khi anh ở đây anh chưa hề gây chuyện lôi thôi ...
Ông Langdon, điều đó thì ông có thể tin tưởng! Tôi không hề gây sự với một ai.
Anh chắc chắn đã không đánh nó chứ?
Hoàn toàn chắc chắn, thưa sếp.
Anh biết nó là một tên pê đê chứ? Nó đã gạ gẫm anh lần nào chưa?
Với một lão già khọm như tôi à? Ông thật khéo đùa!
Bọn tù nhân cười ồ lên. Viên cai ngục cũng mỉm cười theo.
Tốt lắm, - cuối cùng anh ta bảo, với vẻ tử tế. – Tụi mày biết là phải túc trực bên kia khu thùng nấu. Tụi mày phải ở đấy để làm việc và không được bước qua bên này.
Anh ta bỏ đi và đám tù nhân giải tán. Frank liền tới gần Heisler:
Cám ơn, - anh khẽ nói. – Nếu không có anh, chắc là em đã bị đòn.
Bỏ qua chuyện đó đi chú bé. Dù sao, mình cũng là bạn cùng xà lim mà. Và tôi lại còn có cảm tình với chú nữa.
Kể từ vụ đó không có chuyện gì xảy ra giữa hai người nữa.
“Vào giờ này, nhất định Heisler cũng đã được phóng thích”, Frank tự bảo.
“Chắc chắn anh ấy đã gặp lại gia đình. – Có lẽ anh ấy đã quyết định về vườn ...”.
Cánh cửa lại mở ra. Mẹ anh chẹn lấy bả vai anh không cho anh lẩn tránh.
Bữa ăn tối đã sẵn sàng, Francis.
Càng hay, con đói lắm rồi.
Con làm gì đâu mà đói. Suốt cà ngày, con cứ chây lười. Ít ra con có thể đến thăm em gái con! Nó muốn nhờ con giữ hộ đứa bé:
mấy hôm nay, thằng Louis tội nghiệp phải làm cả đêm.
“Thằng Louis tội nghiệp! ....” Frank rất có cảm tình với Louis Goodwin, người em rể của anh, và thật là kỳ lạ vì mẹ anh cứ gọi anh ta là “Thằng Louis tội nghiệp”. Đồng ý là Louis nghèo; nhưng đây không phải là vấn đề đồng lương thấp. Anh ta thích làm việc theo ý riêng, đích thân mở một xưởng nhỏ chuyên sửa chữa xe hơi, và hầu như không có một chút vốn liếng. Anh ta đã bị bắt buộc hành nghề trong một khu phố tiều tụy của Daly City. Tội nghiệp cho Louis ...
Cần cóc gì! Louis là một chàng trai đang tiến thân – có lẽ anh ta không phải nghèo lâu.
Con sẽ giữ hộ thằng cháu của con:
như thế sẽ đỡ đần một chút cho em con và thằng Louis tội nghiệp.
Nhưng, lạy Chúa nó làm sao thế?
Nó muốn đi xem phim.
Con đã qua khỏi tuổi giữ trẻ con! Mẹ không nhớ là con đã được một phần ba thế kỷ rồi hay sao?
Buồn cười nhỉ?
Thôi, mẹ đừng nói nữa! Khi nào cha con mới về?
Chốc nữa thôi.
Anh đã muốn nói một điều gì, bất cứ một điều gì, để làm vui lòng mẹ. Bà đã hết sức đau khổ trong suốt cả cuộc đời; ước gì anh có thể tìm được những lời nói để làm nhẹ bớt gánh nặng của bà! Đột nhiên, anh cảm thấy ân hận. Anh bóp trán suy nghĩ để tìm cho được một lời nói cảm thương hoặc khích lệ. Nhưng cảm thương không phải là sở trường của anh. Rồi anh mỉm cười:
anh vừa tìm được một điều nhất định sẽ anh ủi người đàn bà đáng thương và giúp bà chịu đựng nỗi đau khổ.
Con sẽ làm việc, mẹ à, - anh quả quyết. - Con sắp tìm được một chỗ làm.
Đâu vậy?
Anh nhìn bà, ngạc nhiên. Bà cần gì mà phải sàng lọc lời nói của anh? Phải có thiện chí chứ! Hiển nhiên bà xem đề xuất đó là nghiêm túc.
Thật mà! .... Con sắp bắt tay vào việc ngay thôi! Con nghĩ đến việc kiếm một chỗ làm trong một ga - ra, là công việc con thích ...
Anh chợt nhận thấy ngay rằng mình đã tỏ ra ngốc nghếch. Một áng mây đen làm tối sầm khuôn mặt của mẹ anh, anh đoán trước lời đối đáp của bà. Anh vừa nén tiếng gằn bực bội.
Ai mà không biết con thích công việc đó! Con hãy còn là một đứa bé khi con đã lấy trộm một chiếc.
Lúc đó con đã mười sáu tuổi, - anh chua chát đính chính.
Đâu có gì đáng kiêu hãnh.
Trong cảnh mờ mờ tối, trên môi bà thoáng hiện một cái bĩu môi hờn giận.
Anh lại trở thành gã trai bị thiêu đốt bởi nỗi giận dữ. Để bình tĩnh lại, anh tự nhắc nhở rằng với mẹ anh thì chuyện đó là thường xuyên. Thành thực mà nói, anh đã cố gắng hết sức, anh đã thốt ra công thức thần diệu đáng lẽ phải làm dịu bớt niềm đau khổ của mẹ anh; thế mà bà đã tiếp nhận đề nghị của anh bằng những lời mỉa mai cay độc. Thế thì, cóc cần!
Con hãy đi rửa tay đi, Francis. Tay con đang bẩn đấy.Chính vì cố sức tưởng tượng ra nhiều mưu mô bẩn thỉu để làm giàu trong năm giây đồng hồ nên con đã làm bẩn cả bàn tay.
Mẹ im đi!
Con không thấy xấu hổ khi con nói với mẹ như thế à?
Chúa ơi, xin mẹ im ngay đi! Con đã cố nói với mẹ những điều tốt đẹp, cố xử sự để cho mẹ vừa lòng, thì mẹ lại mắng chửi để đáp lại nỗi đau khổ của con.
Thế thì còn ra cái quái gì nữa?
Bà òa lên khóc sướt mướt. Anh liền chộp lấy chiếc sơ mi và cái mũ móc trên giá áo bằng gỗ kiểu sừng hươu, rồi đóng mạnh cửa lại phía sau lưng.
Suốt hai ngày kế tiếp, anh đi lang thang trong hành thành phố và rất ít khi ghé về nhà cha mẹ mà hầu như anh không gặp mặt. Mặc dù rất túng tiền, anh vẫn không thử tìm kiếm việc làm. Anh xuống đường Market và dạo quanh các rạp chiếu phim; anh xem ba phim mỗi xuất và quên ngay sau đó. Anh vào một nhà săm do một tài xế taxi chỉ dẫn, mà anh vẫn thường đến những lúc tuyệt vọng; nhưng anh trở ra ngay tức khắc, khi trông thấy người đàn bà đang chờ anh bên cạnh bồn rửa, với một cục xà phòng trên tay và một nụ cười trơ trẽn trên môi. Anh trải qua hai ngày dài trong cái thế giới giả tạo và phức tạp của những chốn sa mạc kiểu Hollywood của những nhà trú chân cho các tỷ phú, của rượ whisky uống thả cửa, của những bộ ngực vĩ đại trên thân hình gần như trần truồng của các nữ diễn viên mới chập chững vào nghề và của những phát súng giữa các miền Viễn Tây. Anh cảm thấy thất vọng một cách âm thầm. Nhưng càng rong chơi anh lại càng đắm chìm trong cõi sầu muộn. Trong nhiều gờ liền, anh cứ đứng trước ngân hàng ở khu Powell Market, anh nhìn những khách hàng đi vào đó để rút ra một cách dễ dàng những khoản tiền rất lớn. Anh cũng ghé tiệm kem Antonio, nơi anh thường đến hồi còn nhỏ; anh ăn mấy cây kem. Anh đi dạo một vòng thật dài quanh thành phố, mua một chai bia đem đến uống trên bến tàu. Anh quan sát lũ hải âu trắng nô d9ua2 một cách thoải mái. Trên những làn sóng có váng dầu và vàng nhạt của vịnh, những chiếc tàu chở dầu và tàu tuần trta đang chạy thẳng ra khơi. Anh cũng dừng chân trước Sở tìm việc Howard Street nhưng những người đang sắp thành hàng dài để chờ đợi khiến anh chán nản và nỗi phiền muộn của anh lại gia tăng hơn nữa.
Buổi sáng ngày thứ ba, Karl Heisler gọi điện thoại cho anh.
Xin vui lòng cho tôi nói chuyện với ông Frank Toschi.
Chính tôi đây. Ai hỏi đấy?
Heisler, - một giọng nói khẽ vang lên.
Frank cau mày. Một thoáng nhiệt tình đột ngột tràn ngập khắp người anh.
Anh hít một luồng không khí mát mẻ.
Em hết sức vui thích được nghe tiếng anh, Heisler! Được biết tin tức của anh em rất mừng. Mấy hôm nay, em mỗi lúc một điên lên. .... Chú đang làm gì đấy, Toschi?
Em đâm lười, chỉ đi xem phim, đi uống bia ... Thành thực mà nói, em không sao thích ứng lạị .... Phải thế thôi, chú bé à! Ai ai cũng phải qua giai đoạn đó; lúc đầu tôi cũng vậy. Hiện giờ tôi đang dẫn thằng nhỏ đi dạo quanh thành phố. Thậm chí lúc này tôi đang ở rất gần nhà chú:
tôi đã cho nó ăn kem.
Anh đang ở đâu?
Trong một quán kem hạng bét. Có cả gạch men trắng trên tường, như trong xe điện ngầm.
Đó là quán kem Antonia. Em biết.
Thế thì chú hãy ghé qua đây gặp tôi một lát đi, Toschi. Mình sẽ chuyện trò về thời gian mình cùng nằm tù.
Frank liền gác máy và đội mũ. Một niềm hưng phấn dâng lên trong lòng anh.
Trên đường đi ra anh gặp mẹ anh đang leo lên các nấc thang lung lay.
Con đi đâu vậy, Francis?
Đi ăn kem.
Nếu con đến tiệm Antonio, con hãy mua cho mẹ nửa chai bia.
Vâng.
Cửa tiệm nhỏ có tường lát gạch men trắng rất gần nàh. Trong các ngăn, nhiều chiếc bàn cẩm thạch vân xám đặt trên những chân bằng gang sơn trắng.
Frank nhận ra Heisler đang ngồi trong ngăngần cửa sổ hơn cả; ông đang uống một ly sô - cô - la. Một ánh sáng lớ mờ rọi vào từ khung cửa sổ, và trên thành cửa một con mèo mướp đang ưỡn mình. Heisler đang quan sát bọn trẻ con sắp thành hàng dài dọc theo quầy. Đôi mắt xám dữ tợn của ông chăm chú nhìn một đứa bé có vai xuôi, má xanh xao và tóc mịn màu vàng hoe. Đứa trẻ này đang nhìn một đứa khác, lớn con và mạnh khỏe hơn nó; chơi trò jô - ka - ri. Không khó đoán ai trong hai đứa đó là cậu con trai của Heisler.
Frank nhẹ nhàng đi vào ngăn của Heisler và ngồi xuống trước mặt ông. Hai người thân ái bắt tay nhau.
Anh khá chú, Heisler ?
Tốt, - ông già mỉm cười, - còn chú?
Em không có gì đáng phàn nàn.
Heisler vẫn tiếp tục mỉm cười; nhiều nếp nhăn sâu bao quanh đôi mắt xám dưới đám lông mày trắng và đậm. Ánh sáng lờ mờ khiến ông thêm già.
Anh ra từ khi nào?
Gần một tuần nay.
Tình hình thế nào?
Không tệ lắm, - Heisler nói không nôn nóng, - Lần này, tôi tin rằng chính gia đình và tuổi tác của tôi đã thắng lợi. Đầu tóc bạc và một bộ mặt già cỗi còn là hố ngăn cách sâu xa hơn nữa không cho phép mình trở lại cái khách sạn đó.
Với tuổi tác và đôi bàn tay run rẩy, ta sẽ trở nên biết điều. Ta sẽ gống như con rắn già nua mà Kipling đã kể, không còn cả răng nanh lẫn nọc độc. (Ông cười khẩy một cách lặng lẽ). Còn chú, chú vẫn chưa gây được địa vị gì phải không?
Em tạm trú nhà ông bà già trong lúc chờ đợi có đủ điều kiện kinh tế để thay đổikg khí. Trong lúc chờ đợi, em cứ bồn chồn trong dạ.
Chú đâu có vẻ vui thú gì, Bambino.
Frank cau mày. Bây giờ anh mới biết tại sao anh thấy Heisler có vẻ già đi:
đó làvì bộ quần áo thường phục, hai dỉa đeo, cái mũ, chiếc áo sơ mi pô-pơ-lin rẻ tiền của ông và chiếc áo len ông phía dưới. Đó là y phục của người già cả.
Những người già cả ăn mặc sao cũng được. Heisler giống như các tay chơi cờ trong công viên ở Golden gate. Frank hơi thất vọng. Anh mơ hồ trông chờ Heisler mặc một bộ áo quần tương xứng với thanh danh của ông.
Chú không thích tôi bị xem là dân Rital chứ? – Heisler đột ngột hỏi.
Ai? Em á? Em chỉ có một nửa máu Ý.
Heisler nhún vai.
Trong bọn Rital cũng có khối kẻ ngon lành, - ông lơ đễnh nhận xét.
Mussolini, chẳng hạn?
Tôi đã nghĩ tới Caesar.
Đây chính là một người Rital có nước da sáng. Dù sao đi nữa, các bức tượng của ông ta đều có da trắng.
Chú thích các bức tượng à? - Heisler vừa chậm rãi nói vừa nhấm nháp ly sôcô- la.
Em không có gì chống đối. Khi em còn bé em vẫn thường đến các Viện bào tàng trong công viên hoặc gần sân gôn. Em ngắm nhìn các bức tượng, nhiều thức khác tương tự như thế ... Em cũng đã tán được nhiều cô gái ở Viện bảo tàng ...
Cậu bé này, chú nên biết chính bọn thủy thủ và tù nhân là những người đọc sách nhiều nhất. Lần đầu tiên tôi bị cháy - đó là năm 1937, ở Illinois – tôi đã tưởng mình phát điên. Hồi ấy, vừa lấy vợ. Tôi vẫn còn là một thanh niên, và tất nhiên, tôi rất nóng tính. Một gã làm giấy tờ giả đã dẫn tôi đến thư viện. Vào thời kỳ đó ở tù không có gì vui vẻ cả! Từ đó đến nay đã thay đổi quá nhiều. Hồi ấy không có xi nê cũng như ti vi, radio, các hội nghị giải trí, các buổi họp tâm lý, không có gì hết. Bọn cai ngục đi tuần liên tục, tay lăm lăm cán rìu có một đầu gia cố. Và bọn chúng không ngần ngại sử dụng thứ vũ khí này! Về thức ăn, cậu không thể ngờ được đâu. Ghê tởm! Nếu cậu không có ai ở ngoài gửi đồ vào thì cậu chỉ có nhiều rận đến nỗi buổi sáng, lúc ngủ dậy, dù có được truyền thêm máu cũng không đủ bù.
Heisler cười chợt nhăn mặt mỉm cười:
Cậu có thể tin tôi, tất cả mọi người đều miệt mài đọc sách. Chính trong tù tôi đã được gặp những kẻ có học thức nhất mà tôi từng quen biết.
Frank lấy làm ngạc nhiên, không phải về những gì Heisler vừa nói (anh đã nghe kể về các nhà tù thời xưa) mà về thời gian ông dành cho việc này. Chưa bao giờ ông già tuôn ra với anh nhiều lời như thế. Anh gật đầu và lặng lẽ đốt một điếu thuốc lá. Anh rất tò mò muốn biết tại sao Heisler đã muốn gặp anh, nhưng anh không bộc lộ điều đó ra ngoài. Ông già sẽ chọn đúng thời điểm.
Frank không cần phải vội.
Tôi đã làm một vòng quanh khu phố, - Heisler nói tiếp. – Tôi vừa đi dạo cùng với thằng nhóc và bỗng có ý nghĩ ngang qua nhà cậu.
Em xin cám ơn anh, - Frank nồng nhiệt bảo.
Bọn trẻ con vẫn say sưa với quả bóng đỏ trong trò chơi jo-ka-ri. Heisler cúi xuống và uống một hớp sô-cô-la. Frank gọi cho mình một ly.
Chú đã toan nhăm nhe một tiệm cầm đồ và đã bị thộp cổ, - Heisler lại nói (Ông không đặt câu hỏi, mà quả quyết bảo) – Sự không may! Trước khi chú được đưa vào xàlim của tôi, tôi đã tìm hiểu điều đó. Một gã tên Akar – đây là một tay anh chị thức sự - đã cho tôi biết chú xuất thân từ Frisco. Anh ta đã kể với tôi là chú đã bị bắn khiến tôi đâm ra hiếu kỳ.
Tại sao?
Tôi là một con người tò mò ... Chú cũng biết mỗi khi có một người mới bị tống vào, thì ai cũng cố tìm hiểu xem đó là hạng người nào ...
Frank gật đầu thừa nhận.
Chú đã không giao thiệp với bọn kia, và tôi thích như thế. Ồ! Không phải bởi vì chú đã té giập đầu, hoặc vì cậu tự cho là cao hơn những kẻ khác, không phải thế đâu. Mà vì một lý do khác ... Tôi đã trông thấy ngay rằng chú là laọi người chỉ tin tưởng vào chính bản thân mình. Vào thời buổi này hiếm thấy những kẻ như thế. Nhất là trong đám Ý.
Heisler vẫn chưa thèm giả thích rõ chủ định của ông. Frank cứ để mặc cho ông nói. Tốt nhất là hãy im mồm, giữ bình tĩnh và để mặc cho ông già thăm dò mình. Theo cách đó, nếu trong câu chuyện có điều gì không ổn và nếu ông già muốn thối lui, thì mình sẽ không bị lật tẩy. Không bộc lộ tâm tư, mình sẽ khám phá ra một điều gì đó của người đối diện với mình. Trung thành với chiến thuật này, Frank vẫn im thin thít.
Tôi thấy trong khu phố này không thiếu gì bọn vô lại, - Heisler tiếp lời. – Ban nãy, tôi đã đi qua trước một tiệm nhỏ bán rượu vang lẻ, tiệm có một mái che lợp vải sọc màu hoa cà phía trên cửa ... Tôi thấy tiệm này đang có loại khách hàng thứ dữ ... Loại hung dữ thuộc thế hệ mới. Tại làm sao chú vẫn không hề kết hợp với bọn đó? Bọn đó hoặc bọn khác . .... Cha em ra đời ở Gênes, - Frank chỉ nói.
Heisler cười rúc rích:
Chú ngại ngùng hả, Toschi? Câu trả lời của chú ngụ ý gì thế? Có ăn nhập gì đâu! Chẳng hạn như tôi đây, ông bố tôi là người bán thịt và xuất thân từ Hambourg, nhưng điều đó đâu có ăn nhập gì với sự việc tôi đã luôn luôn hành động một mình.
Ông ngừng lại để uống thêm một hớp sô-cô-la; chất nước được hít lên khiến ống nhựa biến thành màu nâu.
Tôi không tin tưởng người khác. Hay đúng hơn, từ trước tới giờ tôi chưa tin tưởng một ai ... Và nếu tôi đã bị tóm một cách tồi tệ là vì tôi chỉ có một, trong lúc đối với nhiều kẻ khác, thì chuyện đó lạ xảy ra là vì chúng quá đông.
Em cũng gặp cảnh ngộ như anh, - Frank vừa lên tiếng, vừa dò xét sắc mặt của Heisler, - Anh nghĩ đến em vì muốn làm một vụ chứ gì?
Chính thế.
Câu chuyện như thế nào?
Lúc này, cậu cũng đang tính toán à?
Em vẫn còn chưa suy tính.
Chú có lý đấy. Một chàng trai trẻ vừa mới bị một vố, thì nhất định không được để cho bị tai tiếng lần nữa.
Anh đang suy nghĩ gì vậy?
Tôi đang có một ý định.
Em xin theo anh.
Tại sao? – Heisler vừa hỏi vừa nhìn anh không hề mỉm cười.
Bởi vì em tin tưởng anh.
Heisler gật đầu, bằng lòng ra mặt, Ông đưa ngón tau chỉ cậu bé có mái tóc mịn màu vàng hoe.
Đó là con tôi. Thằng bé tóc vàng ... Trông kháu đấy chứ?
Trông cháu khá vạm vỡ đấy.
Chú thử nghĩ xem! Tôi là một kẻ lực lưỡng. Và mẹ nó cũng Toschi con, hơi bè, theo kiểu người Nga. Cậu có biết những người đàn bà Nga thường có đôi bàn tay khá to. Thật không làm sao hiểu nổi:
thằng bé đó lại quá gầy đến nỗi mỗi khi nhìn nó tôi lại thấy đau nhói trong tim.
Frank gật đầu.
Nó đã mười một tuổi. Chú hãy xem kìa! Mười một tuổi, khó mà tưởng tượng được! Mẹ nó đã phải đi kiếm áo quần của trẻ con bảy tuổi cho nó mặc.
Cháu tăng trưởng chậm. Rồi sẽ ổn thôi.
Không phải chỉ có thế. Sự thực là nó chưa bao giờ có được những gì cần phải có; cha nó phải ở tù.
Giờ đây anh đã tự do.
Đúng như chú nói.
Đứa lớn nhất trong bọn trẻ đánh hụt trái bóng. Nó giáng mạnh cây vợt một cách giận dữ lên mặt quầy bàn bằng cẩm thạch và ra hiệu co một đứa bé má phính thế chỗ cho nó.
Tôi đanh nhắm một vụ lớn sẽ mang lại rất nhiều tiền, - Heisler hạ giọng nói tiếp, - Tất cả còn chưa được hoàn chỉnh mọi chi tiết trong đầu tôi, nhưng tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể thu thập phần lớn nhất của miếng bánh về cho hai chúng ta. Song, cần phải có thêm một người thứ ba trong tổ chức. Điều đó làm tôi bực mình, nhưng tôi thấy không có cách gì khác hơn. Kẻ thứ ba này sẽ chỉ lãnh một khoản trả công cho việc anh ta phải làm. Phải là một kẻ biết lái xe thật giỏi và đầy gan dạ. Chúng ta sẽ trả công cho anh ta, rồi chia đôi số còn lại cho chú và tôi, theo tỷ lệ năm mươi - năm mươi.
Frank suy nghĩ một lát.
Theo ý anh, vụ này sẽ kiếm được bao nhiêu?
Tôi chưa dám nói thật với chú, chú bé à! Bởi vì chú sẽ không tin tôi đâu! Tất cả đều bằng tiền mặt, không phải là séc, không phải là bạc giấy đã bị ghi số.
Chắc chắn như tiền đã nằm sẵn trong túi.
Em tin anh. Anh hãy cho em biết sơ qua đi.
Không dưới hai trăm năm chục ngàn. Có lẽ trên cả một phần tư triệu.
Hai cô thiếu nữ vừa bước vào tiệm vừa cười khúc khích với giọng cao. Họ cùng mặc áo pull màu vàng, sáu cậu con trai mặt mụn (tướng mạo du côn) đi theo sau các cô gái. Hai cô gái ồn ào ngồi vào một ngăn ở trong góc phòng và đốt thuốc lá. Rồi họ cho chiếc juke - box chạy sau khi cãi nhau kịch liệt về việc chọn dĩa nhạc. Bọn con trai ngồi vào bàn bằng một vẻ vừa vụng về vừa hợm hĩnh; tất cả đều thọc ngón tay cái vào túi quần jeans đã bạc màu. Cái mái tóc của chúng lầy nhầy và dơ dáy buông xuống trên gáy giống như đuôi chồn. Một làn khói thuốc lá bay lượn phía trên chiếc máy hát tự động.
Em quen biết một người có thể nhận vai tài xế, - Frank chợt bảo.
Người đó phải hết sức trầm tĩnh. Tôi không cần loại tài xế bất cẩn.
Người em đang nghĩ đến sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, - Frank cam đoan. – Anh ta chưa bao giờ bị phạt vi cảnh.
Karl trề môi dưới ra, theo một điệu bộ mà Frank đã quá quen thuộc.
Thôi được, - cuối cùng ông nói. - Tôi tin chú. Nhưng khoan cho anh ta biết đã. Chú chắc chắn anh ta chưa từng có lý lịch tư pháp chứ?
Không, em xin bảo đảm với anh, Đó chính là chồngof em gái em. Chú ấy tên Louis Goodwin.
Không nên làm cho gia đình chú dính líu vào vụ này.
Chú ấy đâu có thuộc gia đình em, chú ấy đã cưới cô em gái của em, chỉ có thế. Chú ấy là một người thợ máy giỏi và lái xe rất cừ. Em biết chú ấy sẽ làm được việc, nếu không em đã không giới thiệu với anh.
Không phải là dân Rital à?
Không.
Càng hay. Bọn đó luôn luôn hành động theo từng băng. Tôi không thích như thế.
Frank gật đầu với vẻ bối rối.
Một trong hia cô gái đến mua thuốc lá ở quầy. Cô ta đã cởi chiếc áo len dày màu vàng và Frank quan sát cô ta từ chỗ ngồi của mình. Khi trở về bàn, cô ta để ý thấy anh và mỉm cưới với anh.
Chuyện sẽ xảy ra ở đâu? – Anh hỏi tiếp.
Chú phải hỏi tôi là ở nhà ai thì đùng hơn. Nhà Léon Bertuzzi.
Cổ họng khô ran, Frank nuốt nước miếng và cố nặn ra được một nụ cười.
Anh đã nghĩ nói về Léon Bertuzzi và biết cái tên này là gì.
Anh điên mất rồi, - Frank nói bằng giọng hoàn toàn bình tĩnh.
Không đâu. Chú, tôi và một tài xế, ta sẽ có đủ người đẻ cuỗm số tiền lời trong một tháng ở “Monte - Carlo”. Đó là việc chắc chắn có thể làm được. Tất nhiên, việc này sẽ không dễ dàng nhưng không phải là không thể. Không có việc gì là không thể làm khi ta có đủ thời giờ chuẩn bị.
Frank lắc đầu.
Nhưng sòng bạc đó không phải của Léon! Anh ta chỉ là một vai làm vì người ta trả lương cho anh ta để phòng khi chính quyền quá quan tâm những gì xảy ra trong đó. Chủ nhân thật sự chính là ...
Tôi cũng biết rõ như chú. Chú nên biết tôi đã điều tra rõ từ lâu rồi.
Sòng bạc đó là của Pietro de Vinci và Roger Dolan.
Hình như vậy. Nhưng hai gã đó ở tận New York hoặc Las Vegas. Chúng ta chỉ cần quan tâm tới Bertuzzi.
Như thế cũng đã quá lắm rồi.
Frank cầm ly sô-cô-la, và không thèm dùng ống hút, uống liền liên tiếp ba ngụm lớn.
Dù thế nào đi nữa, - anh nhận xét, - Việc cũng đáng cho ta ra tay. Ta sẽ không để cho phải mất mạng. Và sau khi xong việc ta sẽ ẩn náu ở đâu?
Ta sẽ kín đáo ra khỏi nước Mỹ. Dù sao đi nữa, tôi sẽ phải thế thôi.
Anh không thể cho em biết thêm một chút chi tiết à? Đây là một vụ lớn, và. .... Tôi không thể nói nhiều hơn với chú.
Chúng ta phải góp vốn đợt đầu.
Chú khỏi phải lo.
Em không có lấy một đồng dính túi. Nếu em có sáu chục đô la trong ngân hàng, thì thật đã quá sức tưởng tượng.
Ta cứ việc xài. Rồi ta có khối tiền khác.
Quả thật anh không muốn nói gì thêm với em à? Em đã hiểu ý anh. Ta chỉ việc đến nhà Léon Bertuzzi và nẫng của anh ta một phần tư triệu? Đó là những gì em được biết.
Phải, hiện giờ thì thế. Tôi sẽ nói phần còn lại cho chú nghe sau này,ở San Hacienda, khu vực của “Monte - Carlo”. Tới lúc đó, tôi sẽ cho chú biết rõ, nhưng từ bây giờ chú phải tin tưởng ở tôi.
Em tin anh mà, - Frank cam đoan.
Một làn hơi nóng dâng lên trong toàn thân anh; nỗi chán ghét đối với tất cả vẫn gặm nhấm anh giờ đây đang tiêu tan dần. Một niềm tin vững chắc mới đã đến với anh. Từ khi ra khỏi nhà tù, anh đã buông trôi, đã đánh mất moi động lực. Lúc này, anh lại tự chủ. Anh lại tận hưởng niềm vui sướng được vạch ra kế hoạch chiến đấu, được trọn quyền vận dụng khả năng của mình, bây giờ anh đang có mục đích để vươn tới.
Chuồn đi vẫn là cách hay hơn cả? Dù sao đi nữa, đối với chú và tôi thì đành phải vậy. Bọn chúng ta là những kẻ tái phạm, nên cảnh sát sẽ có thể suy đoán.
Nhưng đối với Louis thí khác, anh ta sẽ không cần phải bỏ trốn.
Heisler lắc đầu mỉm cười.
Tuy vậy, ta không có gì phải sợ về mặt cảnh sát, Frank à. Ta không phải lo ngại một khi đã qua khỏi ranh giới của quận San Hacienda. Chú nên nghĩ rằng Bertuzzi sẽ không thưa kiện vừa bị trộm! Sòng bạc của anh ta thuộc loại bất hợp pháp:
các trò chơi mang tính chất may rủi đều bị cấm tổ chức trong bang. Nếu anh ta đưa đơn chính thức thưa kiện, thì chính anh ta sẽ là người đầu tiên bị lôi thôi. Và không phải chỉ bởi bọn cớm, mà còn bởi Dolan và Vinci. Hai tên này nhất định không muốn mất một nguồn lợi như “Monte - Carlo” chỉ vì một vụ trộm. Theo ý tôi, bọn chúng sẽ bám gót chúng ta chừng nào ta chưa ra khỏi quận. Nếu ta thoát khỏi tay bọn chúng, sẽ chỉ có chúng truy tầm ta. Nhưng hiển nhiên chúng ta không có phương tiện của mình. Nếu ta im mồm, còn ai đâu mà thông tin cho bọn chúng?
Frank gật đầu. Ý nghĩ cảnh sát sẽ không can thiệp khiến anh vô cùng phấn khởi; về điểm này, Heisler lý luận có vẻ đúng. Ngẫm nghĩ kỹ, bây giờ gần như chắc chắn rằng Bertuzzi sẽ không báo động. Chỉ còn lại vấn đề cảnh sát địa phương, rõ ràng chúng làm tay sai cho Bertuzzi. Nhất định cảnh sát đã bị mua chuộc. Nếu không, anh ta làm sao có thể xoay sở để cho “Monte - Carlo” hoạt động mà không gặp khó khăn?
Còn bọn cớm trong quận? – Anh hỏi.
Heisler bĩu môi với vẻ trầm ngâm.
Tôi đoán chú đã hiểu hết. Bertuzzi nắm tất cả bọn chúng trong tay, kể cả viên biện lý; tất cả đều phục vụ cho anh ta. Nhưng một khi ta đã vượt qua ranh giới của quận, ta sẽ không còn lo ngại gì nữa.
Ta chỉ cần phải lo ngại cho việc chuẩn bị nội vụ!
Tât nhiên!
Có nhiều điều phải tính tóan kỹ đấy.
Chú vẫn theo chứ?
Em theo, - Frank khẳng định và chợt nhớ đến những hàng người chờ đợi một cách buồn tẻ luôn túc trực phía Sở tìm việc.
Đứa trẻ gầy còm của Heisler đang nhìn đứa trẻ lớn con đánh quả bóng. Đó là đứa lớn nhất bọn.
Trước khi chú được đưa đến xà lim của tôi, tôi đã ở chung với Larry Grant.
Chú còn nhớ ông ta chứ? Đó là người đã chết ngay trước khi cậu chuyển xà lim.
Em còn nhớ Larry rất rõ. Em chưa hế nói chuyện với ông ta, nhưng em đã trông thấy ông ta từ xa.
Frank chỉ còn nhớ một gã đàn ông hói đầu, cổ có nhiều lằn thâm tím. Chi tiết duy nhất liên quan tới Larry anh vẫn còn trong ký ức. Chỉ những tù nhân tái phạm đã lớn tuổi mới chuyện trò với Larry và khi ông ta chết, cách đây hai năm, chỉ có họ thương tiếc ông ta.
Ông ta đã làm việc cho Bertuzzi, - Heisler nói tiếp, - Đó là một trong số nhân viên bảo vệ của “Monte - Carlo”. Theo lời ông ta kể, ông ta đã làm việc ở đấy ba năm. Tôi không rõ lắm vể thời gian này. Nhưng ông ta và tôi trước kia đã cùng chung băng Detroit giữa năm 1925 và 1930. Vào thời đó, chúng tôi khá thân nhau, chúng tôi còn gặp lại nhau ở nhà tù Trung ương Illinois năm 1937.
Ông ta đã được phóng thích lúc tôi vừa đến. Sau đó, chúng tôi mất liên lạc với nhau. Ông ta đã dính líu vào một vụ thanh toán ở Pennsylvania. Tôi chắc đó là vấn đề trong phạm vi nghiệp đoàn. Thời kỳ ấy tôi đã bị tạm giam tại đây ...
Ông thốt lên một tiếng thở dài lớn:
Tôi tin rằng ông già Larry nghi ngờ mình sắp ngoẻo. Viên y sĩ của nhà lao cuối cùng nơi ông ta bị giam đã cho ông ta xem các phim phổi. Larry không mấy thích nhắc tới mấy chuyện đó, nhưng trước khi người ta chuyển ông sang bệnh viện, ông ta đã kể cho tôi nghe về[/navy][/i]”Monte - Carlo[/navy][/i]”. Tôi là một người bạn cũ của ông ta, trong lĩnh vực chuyên môn của mình tôi quá rõ, thế mà tôi vẫn khó tin nổi. Dù sao đi nữa, ông ta sắp sửa tiêu ma:
chắc hẳn ông ta nghĩ rằng ông ta sẽ không bị nguy hiểm bao nhiêu nữa; ông ta đã không nói gì nhiều lắm, nhưng cũng đủ khiến cho tôi phải suy nhĩ. Một phần tư triệu, số tiền đó dù sao cũng không phải là ít ỏi ... Nhất là vì tôi không còn trẻ trung gì nữa.
Đôi mắt của ông già sáng long lanh và nét mặt đanh lại. Kể từ thập niên 40, tôi đã không thành công một vụ nào ngon lành. Tôi ở trong nghề đã khá lâu đủ để nhận thấy một dịp may khi nó vừa xuất hiện.
Theo ý anh, vụ này đáng công chứ?
Chú mà nói thế!
Vậy thì em xin tùy ý nah và Larry Grant định đoạt. Em xin theo anh. Anh có thể tin em đến cùng.
Đứa bé lớn con cuối cùng đã đánh hụt quả bóng và mấy đứa khác cười rộ lên:
chúng đã cầu mong cho nó đánh hụt. Cậu bé Karl liền hỏi chúng cậu có thể đánh hay không; chúng quay lưng lại không thèm trả lời.
Đến đây Karl! – Heisler gọi lớn từ bàn ông. – Ba muốn giới thiệu với con một người bạn của ba.
Cậu bé Karl siết chặt tay Frank.
Chú Toschi đã cùng làm việc với ba trong khu giếng dầu, - Heisler giải thích, - Chú ấy và ba sắp làm ăn chung với nhau.
Xin chào chú Toschi, đứa bé nói. Frank kéo nó lại ngồi bên cạnh anh, trên chiếc ghế nệm dài.
Tới phiên chú mời một ly sữa, - anh lên tiếng. – Cháu nghĩ sao, bé Karl?
Cám ơn chú.
Frank liền gọi người bồi bàn và yêu cầu đem đến cho cậu bé một ly sữa. Một vầng khói trắng dày đặc bao phủ khu vực bọn thiiếu niên đang tụ tập ở cuối pphòng. Con mèo mướp cuối cùng cũng bỏ đi khỏi khung cửa sổ có ánh sáng lờ mờ.
Con rất muốn có một con mèo, - cậu bé Karl nói.