Chương 7
Tác giả: John Trinian
Cái quai bằng nhựa của chiếc máy thu thanh đang phát ra một điệu nhạc khiêu vũ nhè nhẹ được móc vào một cái đinh gỉ đóng trên khung cửa sổ bằng gỗ thô lậu đang mở rộng của ngôi nhà nhỏ một tầng – Frank Toschi cúi xuống lan can phía dưới mái che ở trước nhà, ngáp dài, vận động các cơ lưng; cuộc hành trình dài hồi sáng đã khiến anh đau khắp mình mẩy. Thật ra, thời gian của cuộc hành trình đã ngắn hơn anh tưởng,những tư thế trên băng ghế sau, giữa đống va – li chồng chất đầy, hoàn toàn không có gì thú vị.
Mặc chiếc quần yếm lấm lem dầu, Louis cúi mình trên động cơ của chiếc xe hơi thứ nhất mà anh ta đã giở nắp đậy lên, có vẻ rất mải mê. Anh ta đã để hộp dụng cụ bên hông xe, tại đó anh ta đã trải qua một tấm vải bạt. Frank đang lắng nghe tiếng nhạc phát ra từ chiếc máy thu thanh, cả những tiếng động hết sức lạ đối với anh,những tiếng động của khu rừng lớn chung quanh. Mặt trời đã lên cao, nắng gắt và lá cây bao phủ một lớp mỏng màu vàng nhạt.
Ngôi nhà nhỏ mà Heisler đã thuê dưới cái tên Lars Anderson ở trong số mười hai ngôi nhà giống hệt nhau, nhưng cách xa những ngôi nhà khác và ở cao hơn, trên sườn đồi có cây cối. Qua bức màn cây, Frank thoáng trông thấ những mái nhà nhỏ như của búp - bê, và trạm xăng nằm bên hông một cửa hàng bách hóa là nơi ở của người chủ lô nhà và vợ ông ta. Con đường cái tuyệt nhiên không trông thấy được. thỉnh thoảng, anh chợt nghe một chiếc xe tải chạy qua, nhưng tiếng xe con chạy không thể vang đến tai anh, bởi vì rừng cây lớn ngăn cản mọi tiếng động của con đường. Sự im lặng mênh mông này thật mới lạ đối với Frank. Đó là một niềm say đắm gần nhưđáng lo ngại. Anh vẫn chưa bao giờ đi vào rừng.
Louis bước ra xa chiếc xe hơi và chùi hai bàn tay lên chiếc quần yếm. Anh ta đốt một điếu thuốc lá, theo kiểu cách của dân thợ máy, bằng cách dùng các đầu ngón tay moi điếu thuốc ra khỏi bao cầm ở phía đầu lọc.
Chú nhớ đừng ném lửa ở trong rừng! – Frank uể oải bảo.
Louis vừa lắc đầu vừa mỉm cười.
Xe của họ là một chiếc Bontiac. Chẳng bao lâu sau Louis lại chui đầu vào dưới mui xe. Trong các ngọn cây, một con chim cà cưỡng chợt cất tiếng ríu rít huyên náo dữ dội. Một quả thông rơi. Không khí sực nức một hương vị tốt lành của lửa củi; có lẽ người ta đang nấu nướng trong các ngôi nhà nhỏ. Một làn khói nhẹ len lỏi qua các thân cây. Frank xắn tay áo lên trên khuỷu tay và lặng ngắm bầu trời xanh hình răng cưa hiện ra giữa các vọng lâu rậm lá. Thật là thú vịkhi được ở xa thành phố, cho dù điều đó chỉ kéo dài trong vài ngày. Anh chợt nhận thấy mình bắt đầu thích rừng và sự yên tĩnh hùng mạnh phát ra từ đo.
Em tự hỏi không biết ông già đi đâu? – Louis đột ngột hỏi từ bên dưới mui xe.
Đến cửa hàng bách hóa, - Frank vùa bảo vừa đưa cho người em rể một miếng giẻ sạch. - Có cái gì không ổn trong xe à?
Không. Em chỉ kiểm tra lại.
Anh ta chùi mặt bằng tấm giẻ lau và kéo một hơi thuốc lá dài.
Chắc anh biết là anh chưa hề nói với em anh đã làm quen với Heisler như thế nào?
Thật thế sao? – Frank nhún vai nói. - Chúng tôi cùng ở trong xà lim.
Em hy vọng ông ta rành việc?
Đó là một con người thượng hảo hạng.
Louis ngần ngại, rồi lúng túng bảo:
Có một điều khiến cho em kinh ngạc.
Điều gì?
À! ... anh và em! ...
Cậu và tôi cái gì?
Louis có vẻ cảm thấy khó tỏ bày ý kiến.Vẫn tiếp tục chùi mặt, anh ta phác một cử động mơ hồ với điếu thuốc lá.
Thực ra, - cuối cùng anh ta nói, - cả hai anh em mình chưa bao giờ thân thiết nhau. Dù sao đi nữa, đó là cảm nghĩ của em. Hai cô em gái của anh không bao giờ nói nhiều về anh, cả cậu em Al cũng thế. Em muốn nói rằng ... Tóm lại, em lấy làm lạ vì anh đã chọn ngay em để làm công việc này.
Frank không trả lời ngay. Anh ngẫm nghĩ:
“Có phải đó là vì em gái anh? Chỉ để giúp đỡ Louis về mặt tài chính?”.
Tôi cũng không rõ nữa, - anh bảo. - Cái tên của cậu đã lọt vào tâm trí tôi. Tôi tin chắc cậu sẽ thuận theo, và cậu sẽ làm được việc.
Làm sao anh biết em sẽ thuận theo? Em chỉ mới bị phạt vi cảnh một lần. Em từng bị một chuyện tồi tệ, chỉ một lần mà thôi, chính anh cũng thừa biết, và chuyện đó xảy ra cách đây đã nhiều năm lắm rồi. Bản thân em đâu có vẻ bất lương.
Anh ta chợt ngừng, nhăn mặt, rồi gượng mỉm cười.
Em xin lỗi anh. Đó không phải là điều em muốn nói. Ồ! Cần quái gì nhỉ?
Anh đã hiểu em. Chính anh, anh cũng đã bị thất thế ... Em không có nói em coi các anh, tức Heisler và anh, là hạng đại bất lương. Không hề.
Tôi hiểu cậu mà, Louis. Tôi tin chắc tôi đã chọn cậu bởi vì tôi biết rõ rằng cậu đúng là người chúng tôi cần.
Louis gật đầu.
Frank không để ý đến những lời anh vừa nói. Anh hoàn toàn không biết có phải Louis là người họ cần hay không. Xét cho cùng, không cần phải tài giỏi gì lắm, mới lái một chiếc xe hơi hết tốc lực khi tình thế cóvẻ chẳng lành và cần phải chuồn gấp. Như vậy, đó đâu phải là lý do thực sự. Thế thì vấn đề đó là gì?
Có phải anh đã nghĩ đến cô em gái? Không chắc là như thế, bởii vì Frank vẫn không cảm thấy một sự quyến luyến đặc biệt nào trong gia đình. Anh chợt nhớ lại ý nghĩ đầu tiên đã đến trong đầu óc anh khi Heisler cho anh hay họ cần phải có một tài xế, đó là vì mẹ anh cứ gọi chàng rể của bà là “thằng Louis tội nghiệp”.
Anh ngước đầu lên về phía những cành lá bí ẩn. Anh cảm thấy mình già cỗi hơn, chán nản hơn thường lệ, nhưng không vì thế mà thất vọng. Anh chỉ mệt mỏi như một vận động viên điền kinh lúc sắp lấy lại hơi thở. Con chim cà cưỡng lại cất tiếng om sòm. Rồi nó bay đi. Lần đầu tiên, Frank phát hiện nỗi hiu quạnh của cuộc đời mình. Anh gí nát điếu thuốc dưới gót chân và chầm chậm trở về nhà.
Karl bước vào cửa hàng bách hóa do người chủ nhà quản lý. Cánh cửa lưới mắt cáo đã rời rạc đóng mạnh lại sau lưng ông; sự mát mẻ ẩm thấp trong cửa hàng khiến ông kinh ngạc. Ông dừng chân trước chỗ bày hàng và lấy một cuốn tạp chí mà không thèm nhìn kĩ. Cửa hàng không có một người nào.
Hai bức tường bên của gian phòng xếpđầy những kệ trên đó chồng chất đủ thứ đồ hộp. Nhiều laọi thực phẩm xếp thanh hình tháp nổi lên cao như những hòn đảo nhỏ trong căn phòng rộng lớn. Gian chính giữa có nhiều tủ ngăn đặt chung quanh đựng bánh sandwich; phía sau quầy gỗ không được bào láng là nhiều tủ lạnh lớn có các ô cửa sổ bằng kính mờ. Tủ kính của quầy thuốc lá dọc theo khu trưng bày dụng cụ câu cá. Với cuốn tạp chí kẹp dưới cánh tay, Karl đến khu vực này và giả vờ quan tâm tới các cần câu. Ông lén lút luồn bàn tay rảnh vào tủ kính đã được mở sẵn; bàn tay khẽ chạm vào các bao ống điếu, các bó cây thông lỗ ống điếu và cuối cùng bắt gặp một cây thuốc lá đã khui ra. Ông liền lấy hai bao mà không cần để ý đến nhãn hiệu và lẹ làng đút vào túi áo mưa.
Ông thoáng nở một nụ cười vui thú trẻ thơ.
Ông liếc mắt ra đường.
Quãng đường từ San Francisco đến đây đã bình yên vô sự. Họ đã đi từ sáng sớm và đã dừng lại trước một hợp tác xã để mua các thứ thức ăn dự trữ. Họ đến San Hacienda cách đây ba giờ; ngôi nhà nhỏ sẵn sàng chờ đón họ và họ đã đóng đô ở đó một cách êm thắm ... Karl hết sức vui vẻ. Cho tới lúc này, tất cả mọi việc đã tiến triển trôi chảy. Karl đã lái chiếc Studebaker và Louis Goodwin lái chiếc Pontiac. Toschi ngồi ở băng sau của chiếc Studebaker, mặc quần yếm, với đầy đủ vũ khí và dụng cụ. Toschi đã thú nhận rằng đây là lân đầu tiên trong đời anh lên núi và anh nóng lòng đến đấy. Sau đó, anh gần như không nói gì nữa.
Anh cũng không hé môi lúc Karl chỉ cho anh xem khu sòng bạc “Monte - Carlo” khi xe chạy qua, với con đường riêng và bãi đậu xe hơi, rồi mấy phút sau, cái biển gỗ không bào vẽ phù hiệu Câu lạc bộ Sư tử; anh vẫn tiếp tục hút thuốc trong im lặng, dùng lai quần lật ngược lên để gạt tàn thuốc. Anh hoàn toàn biến đổi kể từ ngày ra khỏi tù. Anh dè dặt hơn, trầm tĩnh hơn. Anh có vẻ trang nghiêm khó hiểu. Hơn bao giờ hết, anh làm cho Karl nhớ lại thời thanh xuân của ông.
Con đường vắng tanh. Mặt trời trên đỉnh đầu đang giội cơn nắng gắt xuống.
Những chiếc canh của một con chuồn chuồn kêu vù vù trong khoảng không, vạch tia sáng óng ánh bạc.
Chào ông Anderson.
Đó là bà Kovall, vợ của người chủ nhà. Karl đã làm quen với bà ta cách đây ba giờ, khi ông đến báo tin cho người chồng là ông đã dọn tới ngôi nhà nhỏ. Bà ta vừa bước vào cửa hàng vừa vén bức màn vải xanh che khuất cánh cửa phía trong cùng. Đứng đằng sau quầy, bà ta vừa quan sát Karl vừa mỉm cười, và ông tự hỏi bà có nghi ngờ ông có lấy cắp món gì hay không. Ông thầm tự nguyền rủa mình đã xoáy hai gói thuốc lá. Mới vào nghề mà như thế này thì quả thật ngu ngốc!
Karl đưa một ngón tay lên chiếc mũ xám đậm và mỉm cười đáp lại bà chủ tiệm.
Kìa, xin chào bà Kovall.
Ngôi nhà ông đang ở có hợp ý ông không? Ông có đủ tất cả những gì cần thiết chưa?
Mọi việc đều hoàn hảo.
Hai gói thuốc tạo ra một khối u lớn trong túi áo mưa của ông.
Có phải ông là người San Francisco? –Bà ta mỉm cười hỏi, có vẻ sẵn sàng nói chuyện phiếm.
Đúng thế, thưa bà. Tôi định nghỉ ngơi vài ngày. Lần đầu tiên kể từ năm năm nay! Năm năm cũng dài lắm chứ. Các bạn tôi và tôi muốn du lịch một chuyến miền núi để xem thử nó giống cái gì. Người ta đã kể đủ thứ chuyện về miền núi.
Như thế, ông ở trong ngành ngũ kim?
Vâng.
Người ta vẫn thường bảo rằng không khí miền núi rất tốt cho sức khỏe; còn tôi, tôi cũng không rõ nữa, Tôi là người Cincinnati. Chính đó là nơi tôi đã làm quen với Nat – chồng tôi – trong thời chiến, và tôi đã không rời khỏi đây kể từ ngày chúng tôi thành hôn. Nhưng tôi chỉ khỏe mạnh hơn khi ở Cincinnati!
Karl bóc một hộp thuốc lá mời bà ta một điếu, nhưng bà ta lắc đầu từ chối.
Trong lúc đốt điếu thuốc của mình, ông chợt nhận thấy mình vẫn còn cầm cuốn tạp chí trên tay; ngoài bìa trình bày một gã vô lại trẻ đẹp đang chĩa một khẩu 45 to tướng vào gáy một thanh niên bị trói chặt và chì măc một bộ áo liền quần viền đăng - ten đen. Karl lắc đầu.
Tựa người vào quầy, bà Kovall quan sát con đường cái. Bà ta mặc một bộ đồ tắmnăng đỏ đã phai màu, một cặp vú nhỏ nhọn và một đôi chân dài trắng với nhiều mạch máu nhỏ màu xanh. Miệng bà ta đầy đặn và nách căng tròn. Nụ cười của bà để lộ những chiếc răng nhọn và lợi màu hồng. Mái tóc nâu dài chải theo thời trang hồi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Có lẽ đó là những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời bà. Karl thầm nghĩ, cho nên bà ta cứ khăng khăng gắn bó với kỷ niệm.
Còn dụng cụ đi câu? Ông đã có đủ tất cả mỉm cười gì cần thiết chứ, ông Anderson?
Vâng, - Karl bảo.
Ông tự hỏi liệu bà có dò xét trong lúc ông dỡ đồ xuống xe. Ông đặt ngón tay lên một chiếc cần câu ở khu bày hàng. Quả thật đây chính là lần đầu tiên trong đời ông đụng tới một vật như thế này.
Chiếc cần này giá bao nhiêu? Có tốt không?
Tốt chứ! Loại chắc đấy. Nhưng tôi thấy ngay ông là người thông thạo, ông Anderson:
đây là loại hảo hảng. Tôi thì không biết gì nhiều, nhưng chồng tôi đã nói cho tôi nghe:
một dịp tốt cần nắm bắt.
Giá bao nhiêu?
Mười hai đô la rưỡi ... Với một cần câu có chất lượng như thế này thì giá đó là rất rẻ.
Karl vốn không có ý niêm nào về giá cả các cần câu, nên chỉ biết phác cử đông mơ hồ tai hại, rồi ông nắm lấy chiếc cần câu như nắm một cây thụt bi da.
Ông mua chiếc cần câu, mặc dù vốn liếng đang hao hụt.[/navy][/i]”Có lẽ như thế này chính là để trừng phạt mình đã xoáy hai gói thuốc lá[/navy][/i]”, ông ngẫm nghĩ.
Ông sẽ rất vui lòng với cái này,ông nderson.
Ngày mai, tôi sẽ dùng thử ở các dòng suối trong vùng.
Ồ! Muốn câu được cá thì phải trèo lên cao hơn thế! Ở trên cao có nhiều hồ.
Và ở đó cá mới cắn cân nhiều, theo lời Nat nói.
Ông đi bô qua rừng trở về ngôi nhà nhỏ. Goodwin vẫn còn loay hoay với chiếc Pontiac. Khắp người anh ta lấm lem dầu mỡ.
Có chuyện gì không ổn à?
Không sao hết, - Louis đáp. - Em chỉ siết lại một vài đai ốc, lau chùi, kiểm tra ...
Frank đâu?
Em không biết. Anh ấy mới ở đây, cách đây một lát (Anh ta nhìn chiếc cần câu với một vẻ tò mò). Tại sao anh mua cái đó?
Ánh mắt của Heisler di chuyển từ Louis sang chiếc cần câu, rồi quay về với Louis. Ông không biết trả lời ra sao.
Về mặt nguyên tắc, ta là những người đi câu cá kia mà? – cuối cùng ông nói.
– Phải rồi, đây là một chiếc cần câu. Tôi không muốn thiên hạ đến lục lọi về phía này. Vì vậy, tôi sẽ để cần câu này ở ngoài, phòng trường hợp có người nào lưu ý tới ngôi nhà này.
Louis chỉ biết nhún vai và trở về với công việc. Karl bước vào trong nhà và đặt chiếc cần câu lên mặt bàn.