watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hai vạn dặm dưới biển-Chương 2 - tác giả Jules Verne Jules Verne

Jules Verne

Chương 2

Tác giả: Jules Verne

Khi xảy ra những việc vừa kể trên thì tôi đã hoàn thành công việc nghiên cứu ở bang Nê-brát-xca (bắc Mỹ) và đang quay về. Chính phủ Pháp cử tôi vào đoàn nghiên cứu khoa học với tư cách là phó giáo sư của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Pa-ri. Sau khi đã đi khắp miền Nê-brát-xca trong sáu tháng và thu thập được những bộ hiện vật hết sức quý giá, cuối tháng ba tôi về tới Niu I-ooc. Tôi dự định sẽ lên đường về Pháp vào đầu tháng năm. Vì vậy, mấy ngày rỗi rãi còn lại trước khi xuống tàu, tôi dành để xếp loại những bộ sưu tập về khoáng vật, thực vật và động vật của tôi. Chính lúc đó tàu Xcốt-len gặp nạn. Tất nhiên tôi theo dõi sát mọi việc đã làm dư luận xôn xao. Tôi đã đọc đi đọc lại tất cả những báo chí châu Mỹ và Châu Œu, nhưng những cái đó cũng chẳng soi sáng gì thêm cho vấn đề đang làm mọi người thắc mắc. Câu chuyện bí hiểm đã kích thích tính tò mò của tôi...
Tôi tới Niu I-ooc đúng lúc đang nổi lên những cuộc tranh cãi gay gắt xung quanh câu chuyện này. Những giả thiết về hòn đảo di động, về dải đá ngầm do những người ít thẩm quyền đề ra, đã bị vứt bỏ hoàn toàn. Thật vậy "dải đá ngầm" sao có thể di chuyển với tốc độ như vậy nếu nó không có máy móc cực mạnh? Giả thiết cho rằng đó là xác một chiếc tàu khổng lồ bị đắm trôi đi với tốc độ ghê gớm như vậy cũng bị gạt bỏ. Còn lại hai giả thiết có người ủng hộ: một số người cho rằng mọi sự bất hạnh đều do một con vật khổng lồ gây ra; một số khác thì cho rằng đó là một chiếc tàu ngầm có động cơ cực mạnh. Giả thiết cuối cùng đó có vẻ gần sự thật hơn cả, nhưng lại bị bác bỏ sau những cuộc điều tra ở cả hai bán cầu. Khó có thể tin rằng một tư nhân nào lại có được một chiếc tàu như vậy. Nó đã được đóng bao giờ và ở đâu? Và việc đóng một chiếc tàu khổng lồ như vậy làm sao có thể giữ kín được? Chỉ nhà nước mới có thể chế tạo ra những loại máy có sức phá hoại ghê gớm như vậy. ở thời đại chúng ta, khi trí tuệ con người rất thành thạo trong việc sáng chế ra những công cụ giết người thì cũng dễ tin được rằng có một nước nào đó đã bí mật chế tạo và đem thử chiếc tàu khủng khiếp này. Nhưng cuối cùng giả thiết về một chiếc tàu ngầm quân sự đã đổ sụp, vì tất cả các chính phủ đều tuyên bố là không dính dáng gì đến chuyện này. Không thể nghi ngờ được sự thành thật của những bản tuyên bố đó, vì các đường biển quốc tế đều bị đe dọa. Hơn nữa, việc đóng một chiếc tàu ngầm khổng lồ như vậy không thể thoát khỏi sự chú ý của dư luận. Giữ bí mật trong những điều kiện như vậy đối với tư nhân đã hết sức khó, còn đối với từng nước là điều không tưởng vì mỗi hành động của họ đều bị các cường quốc đối địch theo dõi gắt gao. Thế là sau khi điều tra ở các nước Anh, Pháp, Nga, Phổ, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Mỹ và cả Thổ nữa, giả thiết về tàu ngầm đã phá sản hoàn toàn. Mặc dù bị những tờ báo lá cải chế giễu, con quái vật kia lại nổi lên mặt nước. óc tưởng tượng được kích động lại vẽ nên những bức tranh vô lý nhất trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng. Về tới Niu I-ooc, tôi có vinh dự được nhiều người đến hỏi ý kiến về vấn đề này. ở Pháp tôi có cho xuất bản cuốn sách in thành hai tập, nhan đề "Những bí mật của biển sâu". Cuốn sách đó được giới khoa học hoan nghênh và đã khiến tôi trở thành chuyên gia nổi tiếng về một lĩnh vực ít được nghiên cứu của lịch sử tự nhiên. Người ta yêu cầu tôi phát biểu ý kiến về vấn đề này. Nhưng trong tay tôi không có một tài liệu cụ thể nào nên tôi từ chối, lấy cớ là hoàn toàn không hiểu biết gì cả. Tuy nhiên, bị dồn vào chân tường, tôi đành phải nói lên phán đoán của mình. Và cuối cùng, "Tôn ông A-rô-nắc", giáo sư viện bảo tàng Pa-ri, mà các phóng viên báo Niu I-oóc Hê-rơn yêu cầu "phát biểu ý kiến" phải đầu hàng. Tôi lên tiếng vì im lặng mãi cũng không tiện. Tôi xem xét vấn đề về cả mọi mặt chính trị và khoa học.
Tôi xin trích ra đây mấy đoạn trong bài báo đăng ngày 30-4: “Sau khi cân nhắc từng giả thiết đã được đề ra và không có những giả thiết khác vững chắc hơn, chúng ta đành thừa nhận sự tồn tại của một con vật sống dưới biển có sức mạnh phi thường. Những lớp nước sâu của đại dương hầu như chưa được nghiên cứu. Chưa một cuộc thăm dò nào xuống được tới những lớp nước đó. Cái gì đang xảy ra dưới vực thẳm chưa ai biết đến ấy? Những sinh vật nào đang sống và có thể sống ở độ sâu mười hai, hay mười lăm hải lý dưới mặt biển? Cơ thể của chúng ra sao? Bất kỳ giả thiết nào cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta có thể giải quyết bằng hai cách: Hoặc là chúng ta đã biết hết các loài sinh vật sống trên hành tinh chúng ta, hoặc là chưa biết hết. Nếu ta chưa biết hết, nếu trong lĩnh vực ngư học, thiên nhiên còn giấu ta nhiều điều bí mật, thì chẳng có cơ sở nào để không thừa nhận sự tồn tại của những con cá, hay động vật có vú thuộc những giống, loài mà ta chưa biết, những sinh vật đặc biệt sống được ở các lớp nước sâu; chỉ thỉnh thoảng mới nổi lên mặt biển do tác động của các Quy luật vật lý nào đó, hoặc do tính khí bất thường của thiên nhiên. Trái lại, nếu ta đã biết hết các loài động vật, thì cần tìm kiếm con vật nói trên trong số những con vật biển đã được phân loại, trong trường hợp này, tôi sẵn sàng cho rằng đây là một con cá thiết hình khổng lồ. Cá thiết hình bình thường, hay cá một sừng, dài tới mười tám mét. Hãy nhân kích thước nó lên năm lần, mười lần, hãy cho nó một sức mạnh, một cái sừng cân xứng với thân hình nó. Như vậy các bạn sẽ hình dung được con quái vật! Nó sẽ có kích thước mà các sĩ quan tàu Sa-nơn cho biết, có cái sừng nhọn đâm thủng được tàu Xcốt-len và các tàu vượt đại dương khác. Cá thiết hình có một sừng lớn sắc như gươm và rắn như thép. Người ta đã nhiều lần thấy những vết thương trên mình cá voi là loại động vật mà bao giờ cá thiết hình cũng đánh thắng.
Nhiều khi người ta lấy được những mảnh vụn của sừng cá ở vỏ tàu bằng gỗ bị đâm thủng. Viện bảo tàng của Đại học y khoa Pa-ri có một cái sừng cá thiết hình dài hai mét hai mươi lăm cen-ti-mét, chu vi chỗ to nhất là bốn mươi tám cen-ti-mét. Chúng ta hãy hình dung một cái sừng lớn hơn mười lần, con cá mạnh hơn mười lần, bơi nhanh hai mươi nhăm hải lý một giờ, hãy nhân khối lượng của con cá với tốc độ của nó, thì sẽ hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn. Tóm lại, trong khi chờ đợi những tin tức đầy đủ hơn, tôi nghiêng về ý kiến cho rằng đây là một con cá thiết hình khổng lồ có sừng nhọn, lớn như những tàu chiến bọc thép và cũng di chuyển nhanh như vậy. Tôi xin giải thích hiện tượng bí hiểm này như trên, nhưng với điều kiện là nó phải có thực chứ không phải là chuyện bịa đặt (điều này cũng có thể xảy ra)." Những lời cuối cùng là mưu mẹo của tôi: tôi muốn giữ uy tín của nhà bác học và không muốn cho dân Mỹ, một dân tộc hay đùa cợt, có cớ để nhạo báng. Tôi đã để lại một con đường để rút lui. Thực lòng tôi rất tin rằng đây là một quái vật. Bài báo của tôi đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi và được nhiều người đọc. Có cả những người tán thành tôi. Cách giải quyết vấn đề do tôi đề nghị, cho phép người ta được hoàn toàn tự do tưởng tượng. Trí tuệ con người được thỏa thích tạo nên hình tượng những con vật khổng lồ, mà những động vật trên trái đất như: voi, tê giác, nếu đứng cạnh chỉ là những chú chim chích. Môi trường nước sản ra những loài có vú rất lớn, có lẽ cả những loài nhuyễn thể khổng lồ, những loài giáp xác khủng khiếp, những con cua nặng hai trăm tấn! Đã có một thời, những động vật trên trái đất, những loài bốn chân bốn tay, bò sát và chim đều có hình thù đồ sộ. Sau đó thời gian đã rút ngắn kích thước của chúng lại. Vì sao ta không thể cho rằng dưới các lớp biển sâu chưa được nghiên cứu còn bảo tồn được những động vật khổng lồ của những thời kỳ xa xưa nhất?
Nhưng nếu tất cả câu chuyện huyền bí đó đối với một số người chỉ có ý nghĩa thuần túy khoa học, thì những người có đầu óc thực tế hơn, đặc biệt là người Mỹ và người Anh, lại rất lo lắng đến sự an toàn của các đường giao thông vượt đại dương và đặt việc trừ khử con quái vật ra một cách cấp thiết. Báo chí đại diện quyền lợi của các giới công nghiệp và tài chính xem xét vấn đề này một cách nguyên tắc, nghĩa là từ mặt thực tế này. Dư luận các nước, trước hết là Mỹ, ủng hộ sáng kiến đó của giới kinh doanh. ở Niu I-ooc, người ta bắt đầu chuẩn bị một chuyến đi đặc biệt, nhằm tìm kiếm con cá thiết hình đó. Chiếc tàu chiến A-bram Lin-côn phải gấp rút ra khơi ngay. Cửa các kho quân sự được mở ra để cung cấp mọi thứ cần thiết cho thuyền trưởng Pha-ra-gút, chỉ huy tàu. Nhưng đúng lúc có quyết định trang bị cho đoàn thám hiểm, thì con cá lại biến mất. Suốt hai tháng trời con cá chẳng thấy tăm hơi nó đâu. Chẳng một chiếc tàu nào gặp nó. Hình như con cá cảm thấy người ta đang mưu hại nó. Người ta đã nói đến chuyện đó quá nhiều! Lại truyền đi bằng cả đường điện tín đặt ngầm dưới Đại Tây Dương nữa! Những người hay đùa quả quyết rằng con cá xảo quyệt đó đã tóm được bức điện và đã có những biện pháp đề phòng. Chiếc tàu chiến đã chuẩn bị xong để đi xa, được trang bị loại đạn bắn cá voi rất mạnh, nhưng sẽ đi hướng nào thì chẳng ai được biết. Tình trạng căng thẳng đang lên tới đỉnh cao thì bỗng ngày 2 tháng 7 có tin đồn là chiếc tàu chạy thường xuyên giữa Xan Phran-xit-xcô và Thượng Hải ba tuần trước đây đã gặp quái vật ở phía bắc Thái Bình Dương. Tin đó đã gây một ấn tượng rất mạnh. Thuyền trưởng Pha-ra-gút chỉ còn không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ để chuẩn bị. Lương thực đã được chất lên tàu. Các hầm tàu đầy ắp than. Thủy thủ đã tập hợp đông đủ. Chỉ còn việc đốt lò và nhổ neo! Pha-ra-gút không được phép chậm trễ dù chỉ mấy giờ! Vả lại, chính Pha-ra-gút cũng nôn nóng muốn ra khơi ngay. Trước khi tàu Lin-côn nhổ neo ba tiếng đồng hồ, tôi nhận được một bức thư, nội dung như sau:
Kính gửi Ngài A-rô-nắc, giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri. Khách sạn "Đại lộ số 5" Niu I-oóc, Thưa Ngài, Nếu Ngài có ý muốn tham gia đoàn thám hiểm trên tàu A-bram Lin-côn, thì chính phủ Mỹ sẽ lấy làm hài lòng về việc Ngài thay mặt nước Pháp đóng góp vào việc này, Thuyền trưởng Pha-ra-gút sẽ dành cho Ngài một phòng riêng trên tàu. Kính chào Ngài Bộ trưởng Bộ hàng hải Đ.B.Hốp-Xơn.



Khi xảy ra những việc vừa kể trên thì tôi đã hoàn thành công việc nghiên cứu ở bang Nê-brát-xca (bắc Mỹ) và đang quay về. Chính phủ Pháp cử tôi vào đoàn nghiên cứu khoa học với tư cách là phó giáo sư của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Pa-ri. Sau khi đã đi khắp miền Nê-brát-xca trong sáu tháng và thu thập được những bộ hiện vật hết sức quý giá, cuối tháng ba tôi về tới Niu I-ooc. Tôi dự định sẽ lên đường về Pháp vào đầu tháng năm. Vì vậy, mấy ngày rỗi rãi còn lại trước khi xuống tàu, tôi dành để xếp loại những bộ sưu tập về khoáng vật, thực vật và động vật của tôi. Chính lúc đó tàu Xcốt-len gặp nạn. Tất nhiên tôi theo dõi sát mọi việc đã làm dư luận xôn xao. Tôi đã đọc đi đọc lại tất cả những báo chí châu Mỹ và Châu Œu, nhưng những cái đó cũng chẳng soi sáng gì thêm cho vấn đề đang làm mọi người thắc mắc. Câu chuyện bí hiểm đã kích thích tính tò mò của tôi...

Tôi tới Niu I-ooc đúng lúc đang nổi lên những cuộc tranh cãi gay gắt xung quanh câu chuyện này. Những giả thiết về hòn đảo di động, về dải đá ngầm do những người ít thẩm quyền đề ra, đã bị vứt bỏ hoàn toàn. Thật vậy "dải đá ngầm" sao có thể di chuyển với tốc độ như vậy nếu nó không có máy móc cực mạnh? Giả thiết cho rằng đó là xác một chiếc tàu khổng lồ bị đắm trôi đi với tốc độ ghê gớm như vậy cũng bị gạt bỏ. Còn lại hai giả thiết có người ủng hộ: một số người cho rằng mọi sự bất hạnh đều do một con vật khổng lồ gây ra; một số khác thì cho rằng đó là một chiếc tàu ngầm có động cơ cực mạnh. Giả thiết cuối cùng đó có vẻ gần sự thật hơn cả, nhưng lại bị bác bỏ sau những cuộc điều tra ở cả hai bán cầu. Khó có thể tin rằng một tư nhân nào lại có được một chiếc tàu như vậy. Nó đã được đóng bao giờ và ở đâu? Và việc đóng một chiếc tàu khổng lồ như vậy làm sao có thể giữ kín được? Chỉ nhà nước mới có thể chế tạo ra những loại máy có sức phá hoại ghê gớm như vậy. ở thời đại chúng ta, khi trí tuệ con người rất thành thạo trong việc sáng chế ra những công cụ giết người thì cũng dễ tin được rằng có một nước nào đó đã bí mật chế tạo và đem thử chiếc tàu khủng khiếp này. Nhưng cuối cùng giả thiết về một chiếc tàu ngầm quân sự đã đổ sụp, vì tất cả các chính phủ đều tuyên bố là không dính dáng gì đến chuyện này. Không thể nghi ngờ được sự thành thật của những bản tuyên bố đó, vì các đường biển quốc tế đều bị đe dọa. Hơn nữa, việc đóng một chiếc tàu ngầm khổng lồ như vậy không thể thoát khỏi sự chú ý của dư luận. Giữ bí mật trong những điều kiện như vậy đối với tư nhân đã hết sức khó, còn đối với từng nước là điều không tưởng vì mỗi hành động của họ đều bị các cường quốc đối địch theo dõi gắt gao. Thế là sau khi điều tra ở các nước Anh, Pháp, Nga, Phổ, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Mỹ và cả Thổ nữa, giả thiết về tàu ngầm đã phá sản hoàn toàn. Mặc dù bị những tờ báo lá cải chế giễu, con quái vật kia lại nổi lên mặt nước. óc tưởng tượng được kích động lại vẽ nên những bức tranh vô lý nhất trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng. Về tới Niu I-ooc, tôi có vinh dự được nhiều người đến hỏi ý kiến về vấn đề này. ở Pháp tôi có cho xuất bản cuốn sách in thành hai tập, nhan đề "Những bí mật của biển sâu". Cuốn sách đó được giới khoa học hoan nghênh và đã khiến tôi trở thành chuyên gia nổi tiếng về một lĩnh vực ít được nghiên cứu của lịch sử tự nhiên. Người ta yêu cầu tôi phát biểu ý kiến về vấn đề này. Nhưng trong tay tôi không có một tài liệu cụ thể nào nên tôi từ chối, lấy cớ là hoàn toàn không hiểu biết gì cả. Tuy nhiên, bị dồn vào chân tường, tôi đành phải nói lên phán đoán của mình. Và cuối cùng, "Tôn ông A-rô-nắc", giáo sư viện bảo tàng Pa-ri, mà các phóng viên báo Niu I-oóc Hê-rơn yêu cầu "phát biểu ý kiến" phải đầu hàng. Tôi lên tiếng vì im lặng mãi cũng không tiện. Tôi xem xét vấn đề về cả mọi mặt chính trị và khoa học.

Tôi xin trích ra đây mấy đoạn trong bài báo đăng ngày 30-4: “Sau khi cân nhắc từng giả thiết đã được đề ra và không có những giả thiết khác vững chắc hơn, chúng ta đành thừa nhận sự tồn tại của một con vật sống dưới biển có sức mạnh phi thường. Những lớp nước sâu của đại dương hầu như chưa được nghiên cứu. Chưa một cuộc thăm dò nào xuống được tới những lớp nước đó. Cái gì đang xảy ra dưới vực thẳm chưa ai biết đến ấy? Những sinh vật nào đang sống và có thể sống ở độ sâu mười hai, hay mười lăm hải lý dưới mặt biển? Cơ thể của chúng ra sao? Bất kỳ giả thiết nào cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta có thể giải quyết bằng hai cách: Hoặc là chúng ta đã biết hết các loài sinh vật sống trên hành tinh chúng ta, hoặc là chưa biết hết. Nếu ta chưa biết hết, nếu trong lĩnh vực ngư học, thiên nhiên còn giấu ta nhiều điều bí mật, thì chẳng có cơ sở nào để không thừa nhận sự tồn tại của những con cá, hay động vật có vú thuộc những giống, loài mà ta chưa biết, những sinh vật đặc biệt sống được ở các lớp nước sâu; chỉ thỉnh thoảng mới nổi lên mặt biển do tác động của các Quy luật vật lý nào đó, hoặc do tính khí bất thường của thiên nhiên. Trái lại, nếu ta đã biết hết các loài động vật, thì cần tìm kiếm con vật nói trên trong số những con vật biển đã được phân loại, trong trường hợp này, tôi sẵn sàng cho rằng đây là một con cá thiết hình khổng lồ. Cá thiết hình bình thường, hay cá một sừng, dài tới mười tám mét. Hãy nhân kích thước nó lên năm lần, mười lần, hãy cho nó một sức mạnh, một cái sừng cân xứng với thân hình nó. Như vậy các bạn sẽ hình dung được con quái vật! Nó sẽ có kích thước mà các sĩ quan tàu Sa-nơn cho biết, có cái sừng nhọn đâm thủng được tàu Xcốt-len và các tàu vượt đại dương khác. Cá thiết hình có một sừng lớn sắc như gươm và rắn như thép. Người ta đã nhiều lần thấy những vết thương trên mình cá voi là loại động vật mà bao giờ cá thiết hình cũng đánh thắng.

Nhiều khi người ta lấy được những mảnh vụn của sừng cá ở vỏ tàu bằng gỗ bị đâm thủng. Viện bảo tàng của Đại học y khoa Pa-ri có một cái sừng cá thiết hình dài hai mét hai mươi lăm cen-ti-mét, chu vi chỗ to nhất là bốn mươi tám cen-ti-mét. Chúng ta hãy hình dung một cái sừng lớn hơn mười lần, con cá mạnh hơn mười lần, bơi nhanh hai mươi nhăm hải lý một giờ, hãy nhân khối lượng của con cá với tốc độ của nó, thì sẽ hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn. Tóm lại, trong khi chờ đợi những tin tức đầy đủ hơn, tôi nghiêng về ý kiến cho rằng đây là một con cá thiết hình khổng lồ có sừng nhọn, lớn như những tàu chiến bọc thép và cũng di chuyển nhanh như vậy. Tôi xin giải thích hiện tượng bí hiểm này như trên, nhưng với điều kiện là nó phải có thực chứ không phải là chuyện bịa đặt (điều này cũng có thể xảy ra)." Những lời cuối cùng là mưu mẹo của tôi: tôi muốn giữ uy tín của nhà bác học và không muốn cho dân Mỹ, một dân tộc hay đùa cợt, có cớ để nhạo báng. Tôi đã để lại một con đường để rút lui. Thực lòng tôi rất tin rằng đây là một quái vật. Bài báo của tôi đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi và được nhiều người đọc. Có cả những người tán thành tôi. Cách giải quyết vấn đề do tôi đề nghị, cho phép người ta được hoàn toàn tự do tưởng tượng. Trí tuệ con người được thỏa thích tạo nên hình tượng những con vật khổng lồ, mà những động vật trên trái đất như: voi, tê giác, nếu đứng cạnh chỉ là những chú chim chích. Môi trường nước sản ra những loài có vú rất lớn, có lẽ cả những loài nhuyễn thể khổng lồ, những loài giáp xác khủng khiếp, những con cua nặng hai trăm tấn! Đã có một thời, những động vật trên trái đất, những loài bốn chân bốn tay, bò sát và chim đều có hình thù đồ sộ. Sau đó thời gian đã rút ngắn kích thước của chúng lại. Vì sao ta không thể cho rằng dưới các lớp biển sâu chưa được nghiên cứu còn bảo tồn được những động vật khổng lồ của những thời kỳ xa xưa nhất?

Nhưng nếu tất cả câu chuyện huyền bí đó đối với một số người chỉ có ý nghĩa thuần túy khoa học, thì những người có đầu óc thực tế hơn, đặc biệt là người Mỹ và người Anh, lại rất lo lắng đến sự an toàn của các đường giao thông vượt đại dương và đặt việc trừ khử con quái vật ra một cách cấp thiết. Báo chí đại diện quyền lợi của các giới công nghiệp và tài chính xem xét vấn đề này một cách nguyên tắc, nghĩa là từ mặt thực tế này. Dư luận các nước, trước hết là Mỹ, ủng hộ sáng kiến đó của giới kinh doanh. ở Niu I-ooc, người ta bắt đầu chuẩn bị một chuyến đi đặc biệt, nhằm tìm kiếm con cá thiết hình đó. Chiếc tàu chiến A-bram Lin-côn phải gấp rút ra khơi ngay. Cửa các kho quân sự được mở ra để cung cấp mọi thứ cần thiết cho thuyền trưởng Pha-ra-gút, chỉ huy tàu. Nhưng đúng lúc có quyết định trang bị cho đoàn thám hiểm, thì con cá lại biến mất. Suốt hai tháng trời con cá chẳng thấy tăm hơi nó đâu. Chẳng một chiếc tàu nào gặp nó. Hình như con cá cảm thấy người ta đang mưu hại nó. Người ta đã nói đến chuyện đó quá nhiều! Lại truyền đi bằng cả đường điện tín đặt ngầm dưới Đại Tây Dương nữa! Những người hay đùa quả quyết rằng con cá xảo quyệt đó đã tóm được bức điện và đã có những biện pháp đề phòng. Chiếc tàu chiến đã chuẩn bị xong để đi xa, được trang bị loại đạn bắn cá voi rất mạnh, nhưng sẽ đi hướng nào thì chẳng ai được biết. Tình trạng căng thẳng đang lên tới đỉnh cao thì bỗng ngày 2 tháng 7 có tin đồn là chiếc tàu chạy thường xuyên giữa Xan Phran-xit-xcô và Thượng Hải ba tuần trước đây đã gặp quái vật ở phía bắc Thái Bình Dương. Tin đó đã gây một ấn tượng rất mạnh. Thuyền trưởng Pha-ra-gút chỉ còn không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ để chuẩn bị. Lương thực đã được chất lên tàu. Các hầm tàu đầy ắp than. Thủy thủ đã tập hợp đông đủ. Chỉ còn việc đốt lò và nhổ neo! Pha-ra-gút không được phép chậm trễ dù chỉ mấy giờ! Vả lại, chính Pha-ra-gút cũng nôn nóng muốn ra khơi ngay. Trước khi tàu Lin-côn nhổ neo ba tiếng đồng hồ, tôi nhận được một bức thư, nội dung như sau:

Kính gửi Ngài A-rô-nắc, giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri. Khách sạn "Đại lộ số 5" Niu I-oóc, Thưa Ngài, Nếu Ngài có ý muốn tham gia đoàn thám hiểm trên tàu A-bram Lin-côn, thì chính phủ Mỹ sẽ lấy làm hài lòng về việc Ngài thay mặt nước Pháp đóng góp vào việc này, Thuyền trưởng Pha-ra-gút sẽ dành cho Ngài một phòng riêng trên tàu. Kính chào Ngài Bộ trưởng Bộ hàng hải Đ.B.Hốp-Xơn.
Hai vạn dặm dưới biển
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47