watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hai vạn dặm dưới biển-Chương 44 - tác giả Jules Verne Jules Verne

Jules Verne

Chương 44

Tác giả: Jules Verne

Cơn bão đã đánh giạt con tàu về phía đông. Thế là tiêu tan hy vọng chạy trốn lên bờ biển Niu I-oóc hay sông Xanh Lô-răng. Anh chàng Nét khốn khổ vì tuyệt vọng nên lảng tránh mọi người giống như Nê-mô, nhưng tôi và Công-xây thì vẫn không rời nhau. Tôi đã nói rằng tàu Nau-ti-lúx quay sang hướng đông. Đúng hơn là sang hướng đông bắc. Trong khoảng mấy ngày, khi nổi, khi lặn, tàu lang thang giữa đám sương mù mà người đi biển rất hoảng sợ. Sở dĩ có sương mù là do khi băng tan, hơi ẩm được giữ lại rất nhiều trong không khí. Biết bao tàu thuyền đã bị đắm ở đây! Sương mù dày đặc đã gây biết bao tai họa! Biết bao tàu thuyền đã va phải đá ngầm, khi tiếng gió gào thét át hẳn tiếng sóng gào, biết bao tàu thuyền đã đâm vào nhau mặc dù đã phát tín hiệu bằng đèn, đã rúc còi và rung chuông! Chính vì vậy mà đáy biển ở đây giống hệt một bãi chiến trường, nơi chôn vùi tất cả những kẻ bị đại dương đánh bại: có nhiều tàu thuyền cũ kỹ đã phủ đầy bùn đất, có những chiếc khác mới hơn, còn lấp loáng những bộ phận bằng sắt và bằng đồng dưới ánh đèn pha của tàu Nau-ti-lúx. Tàu Nau-ti-lúx đi giữa đống tàu thuyền hoang tàn ấy tựa như đang duyệt những xác chết. Ngày 15 tháng 5, chúng tôi tới mỏm phía nam của bãi biển Niu Phao-len. Nhưng tàu Nau-ti-lúx không ở lâu trong vùng biển gần bờ có nhiều tàu bè qua lại này. Nó ngược lên tới 42o độ vĩ bắc. Đó là nơi có một đầu dây cáp chạy qua Đại Tây Dương. Đáng lẽ tiếp tục hành trình lên phương bắc, tàu Nau-ti-lúx lại chạy về phía đông, hình như chuẩn bị chạy dọc theo dây cáp ngầm đặt trên đáy biển đã được thăm dò nhiều.
Ngày 17 tháng 5, ở độ sâu hai ngàn tám trăm mét, tôi trông thấy đường dây cáp. Công-xây tưởng lầm đó là một con rắn biển lớn và định xếp loại theo phương pháp của anh ta. Nhưng tôi giúp Công-xây thấy ngay sai lầm, và để anh ta đỡ bẽ, tôi liền kể cho anh ta nghe tỉ mỉ về lịch sử đặt dây cáp ngầm này. Dây cáp đầu tiên được đặt trong hai năm 1857 và 1858. Nhưng sau khi chuyển được chừng bốn trăm bức điện, nó ngừng hoạt động. Năm 1863, các kỹ sư lại chế tạo dây cáp mới, dài ba ngàn bốn trăm ki-lô-mét, nặng bốn ngàn năm trăm tấn rồi đưa lên tàu Grết I-xtơn. Công cuộc đó cũng thất bại. Ngày 25 tháng 5, tàu Nau-ti-lúx lặn xuống sâu ba ngàn tám trăm ba mươi mét, đúng vào chỗ dây cáp bị đứt khiến những người chủ của nó bị phá sản. Dây bị đứt cách Ai-len sáu trăm ba tám hải lý. Hôm đó, lúc hai giờ chiều, người ta thấy liên lạc với châu Âu bỗng bị đứt. Toán thợ điện quyết định trước hết phải cắt đứt dây cáp rồi mới vớt lên. Gần 11 giờ đêm, họ vớt được chỗ dây cáp bị hỏng, sửa chữa cẩn thận rồi thả xuống biển. Nhưng mấy hôm sau, dây lại bị đứt ở một chỗ nào đó ngoài đại dương, không thể vớt lên được. Người đề xướng chủ yếu ra công cuộc này là Ki-rux Phin liền đem cả gia sản của mình ra để xin làm một đường dây mới. Đường dây này được bảo đảm trong những điều kiện tốt nhất. Dây dẫn điện được bọc một lượt cao su cách điện, ngoài lại có một lượt vải đặc biệt. Tất cả được đặt trong một vỏ bằng kim loại. Ngày 13 tháng 7 năm 1866 tàu Grết I-xtơn lại ra khơi. Việc đặt dây được tiến hành rất tốt đẹp. Tuy vậy, không phải là không có chuyện. Khi tháo dây cáp ra, nhóm thợ điện mấy lần phát hiện thấy dây vừa bị đinh đóng vào, rõ ràng là nhằm làm hỏng dây. Thuyền trưởng An-đơ-xơn bèn triệu tập các kỹ sư và sĩ quan trên tàu lại để thảo luận về chuyện phá hoại này. Sau đó, cuộc họp công bố quyết định: nếu ai trên tàu bị bắt quả tang làm việc này thì người đó sẽ bị ném ngay xuống biển không cần xét xử gì. Từ đó việc phá hoại mới chấm dứt...
Đường dây cáp nằm yên đó, không bị sóng biển tác động. áp lực nước ở đây cũng thuận lợi cho dòng điện chạy từ châu Âu sang châu Mỹ chỉ mất ba mươi hai phần trăm dây đồng hồ. Thời gian hoạt động của đường dây này là vô tận, vì theo quan sát của các thợ điện, vỏ cao su bên ngoài càng ngâm trong nước biển càng tốt. Ngoài ra, dây cáp còn được đặt rất khéo trên cao nên không bao giờ xuống tới độ sâu có thể nổ được. Tàu Nau-ti-lúx đã xuống sâu đến bốn ngàn bốn trăm ba mốt mét, nhưng ở đây dây cáp vẫn không có vẻ gì là căng cả. Sau đó tàu chạy tới chỗ xảy ra chuyện rủi ro năm 1863, và ngày 28 tháng 5 chỉ cách Ai-len có một trăm năm mươi mét. Không biết thuyền trưởng Nê-mô có định lái tàu lên phía trên và đổ bộ lên quần đảo Anh-cát-lợi không? Không. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông ta lại đi về phía nam và quay lại vùng bờ biển châu Âu. Một câu hỏi rất quan trọng nảy ra trong óc tôi. Liệu tàu Nau-ti-lúx có dám vào eo biển Măng-sơ không? Từ khi tàu chạy gần bờ biển thì Nét Len lại tiếp xúc với những người xung quanh. Anh ta luôn hỏi tôi về điều đó. Tôi biết trả lời Nét thế nào? Thuyền trưởng Nê-mô không xuất hiện. ông ta đã cho Nét nhìn thấy bờ biển châu Mỹ, chẳng biết có cho tôi thấy bờ biển nước Pháp không? Trong khi đó, tàu Nau-ti-lúx tiếp tục đi về phía nam. Ngày 30 tháng 5, nó chạy qua Len-xen và nhóm đảo Xi-li ở bên phải. Nếu nó định vào eo biển Măng-sơ thì phải tiến thẳng về phía đông chứ! Nó không vào Măng-sơ thật. Suốt ngày 31 tháng 5, tàu Nau-ti-lúx chạy quanh mấy vòng ngoài biển làm tôi rất thắc mắc. Hình như nó đang tìm điểm nào đó trên đại dương, nhưng gặp khó khăn. Đến trưa, thuyền trưởng Nê-mô đích thân cầm lái. ông ta chẳng nói với tôi một lời. Vẻ mặt Nê-mô rầu rĩ hơn bao giờ hết. Nê-mô buồn phiền vì lẽ gì? Có thể vì gần đây là bờ biển châu Âu, hay vì những kỷ niệm về quê hương đã sống lại? Nê-mô cảm thấy gì trong lúc này? ông ta hối tiếc hay bị lương tâm cắn dứt? Những ý nghĩ đó vương vấn trong lòng tôi, đồng thời tôi linh cảm rằng trong tương lai rất gần đây, những bí mật của Nê-mô sẽ được sáng tỏ. Hôm sau, tàu Nau-ti-lúx lại lượn vòng như vậy. Rõ ràng là nó đang tìm kiếm một chỗ nào đó rất cần thiết. Cũng như hôm trước, thuyền trưởng Nê-mô lên boong xác định độ cao của mặt trời. Biển lặng, trời trong. Phía chân trời hiện lên một chiếc tàu lớn chạy bằng hơi nước. ở đuôi tàu không treo cờ nên tôi không đoán được là tàu nước nào. Lúc đó, tàu Nau-ti-lúx đứng yên. Xác định được độ cao của mặt trời, Nê-mô nói:
-Đây rồi! Rồi ông ta đi xuống. Chẳng biết ông ta có thấy chiếc tàu hơi nước kia đã đổi hướng đi và hình như đang tiến lại gần tàu Nau-ti-lúx không?
Tôi quay xuống phòng khách. Cửa sổ được đóng lại, sau đó tôi nghe thấy tiếng nước chảy ào ào vào các bể chứa. Tàu Nau-ti-lúx bắt đầu lặn xuống theo chiều thẳng đứng, và mấy phút sau thì xuống tới đáy sâu tám trăm băm ba mét. Đèn trên trần phòng khách tắt đi, các cửa sổ lại mở ra. Qua ô cửa kính, tôi lại thấy biển được đèn pha trên tàu chiếu sáng trong khoảng nửa hải lý đường bán kính. Tôi nhìn sang phải, nhưng chỉ thấy một khối nước phẳng lặng. Từ đáy biển bên trái tàu hiện lên một khối gì đó to lớn, khiến tôi chú ý ngay tức khắc. Nhìn kỹ, thì hình như nó là một chiếc tàu không có cột buồm bị chìm, mũi cắm xuống. Chuyện đáng buồn này chắc xảy ra đã lâu. Nếu chiếc tàu đắm bị phủ một lớp vôi dày như vậy thì nhất định nó đã nằm dưới đáy biển nhiều năm rồi. Chiếc tàu đó là thế nào? Vì sao tàu Nau-ti-lúx lại đến thăm nơi nó bị đắm? Tôi chưa biết nên suy nghĩ thế nào, thì thuyền trưởng Nê-mô bỗng cất tiếng nói chậm rãi, điềm đạm:
-Xưa kia chiếc tàu này có tên là "Mác-xây-e". Nó được đưa xuống nước năm 1762 và có bảy mươi tư đại bác. Ngày 13 tháng 8 năm 1778, nó đã dũng cảm chiến đấu với tàu Prét-xtơn... Năm 1794, nước Cộng hòa Pháp đổi tên cho nó. Ngày 16 tháng 4 năm đó, nó gia nhập hạm đội của Vi-la-rê Gioay-ơ-dơ ở Brét. Hạm đội này có nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu do đô đốc Van Xta-ben chỉ huy chở lúa mì từ Mỹ về, và đã gặp hạm đội Anh. Hôm nay là mùng 1 tháng 6 năm 1868. Đúng bảy mươi tư năm trước đây, đúng ở nơi này, tàu Mác-xây-e đã dũng cảm chiến đấu với hạm đội Anh. Khi cả ba cột buồm đã bị gãy, hầm tàu đã ngập đầy nước và một phần ba số quân bị thương vong, tàu đã tự đánh đắm cùng với 356 chiến sĩ trên tàu. Sau khi cắm cờ ở phía lái, tất cả các chiến sĩ đã hô to:
“Nước cộng hòa muôn năm!" rồi theo tàu chìm xuống đáy biển.
-Tàu "Báo thù!" -Tôi kêu lên.
-Đúng là tàu "Báo thù"! Cái tên mới đẹp làm sao!
-Thuyền trưởng Nê-mô thầm thì, tay khoanh trước ngực.



Cơn bão đã đánh giạt con tàu về phía đông. Thế là tiêu tan hy vọng chạy trốn lên bờ biển Niu I-oóc hay sông Xanh Lô-răng. Anh chàng Nét khốn khổ vì tuyệt vọng nên lảng tránh mọi người giống như Nê-mô, nhưng tôi và Công-xây thì vẫn không rời nhau. Tôi đã nói rằng tàu Nau-ti-lúx quay sang hướng đông. Đúng hơn là sang hướng đông bắc. Trong khoảng mấy ngày, khi nổi, khi lặn, tàu lang thang giữa đám sương mù mà người đi biển rất hoảng sợ. Sở dĩ có sương mù là do khi băng tan, hơi ẩm được giữ lại rất nhiều trong không khí. Biết bao tàu thuyền đã bị đắm ở đây! Sương mù dày đặc đã gây biết bao tai họa! Biết bao tàu thuyền đã va phải đá ngầm, khi tiếng gió gào thét át hẳn tiếng sóng gào, biết bao tàu thuyền đã đâm vào nhau mặc dù đã phát tín hiệu bằng đèn, đã rúc còi và rung chuông! Chính vì vậy mà đáy biển ở đây giống hệt một bãi chiến trường, nơi chôn vùi tất cả những kẻ bị đại dương đánh bại: có nhiều tàu thuyền cũ kỹ đã phủ đầy bùn đất, có những chiếc khác mới hơn, còn lấp loáng những bộ phận bằng sắt và bằng đồng dưới ánh đèn pha của tàu Nau-ti-lúx. Tàu Nau-ti-lúx đi giữa đống tàu thuyền hoang tàn ấy tựa như đang duyệt những xác chết. Ngày 15 tháng 5, chúng tôi tới mỏm phía nam của bãi biển Niu Phao-len. Nhưng tàu Nau-ti-lúx không ở lâu trong vùng biển gần bờ có nhiều tàu bè qua lại này. Nó ngược lên tới 42o độ vĩ bắc. Đó là nơi có một đầu dây cáp chạy qua Đại Tây Dương. Đáng lẽ tiếp tục hành trình lên phương bắc, tàu Nau-ti-lúx lại chạy về phía đông, hình như chuẩn bị chạy dọc theo dây cáp ngầm đặt trên đáy biển đã được thăm dò nhiều.
Ngày 17 tháng 5, ở độ sâu hai ngàn tám trăm mét, tôi trông thấy đường dây cáp. Công-xây tưởng lầm đó là một con rắn biển lớn và định xếp loại theo phương pháp của anh ta. Nhưng tôi giúp Công-xây thấy ngay sai lầm, và để anh ta đỡ bẽ, tôi liền kể cho anh ta nghe tỉ mỉ về lịch sử đặt dây cáp ngầm này. Dây cáp đầu tiên được đặt trong hai năm 1857 và 1858. Nhưng sau khi chuyển được chừng bốn trăm bức điện, nó ngừng hoạt động. Năm 1863, các kỹ sư lại chế tạo dây cáp mới, dài ba ngàn bốn trăm ki-lô-mét, nặng bốn ngàn năm trăm tấn rồi đưa lên tàu Grết I-xtơn. Công cuộc đó cũng thất bại. Ngày 25 tháng 5, tàu Nau-ti-lúx lặn xuống sâu ba ngàn tám trăm ba mươi mét, đúng vào chỗ dây cáp bị đứt khiến những người chủ của nó bị phá sản. Dây bị đứt cách Ai-len sáu trăm ba tám hải lý. Hôm đó, lúc hai giờ chiều, người ta thấy liên lạc với châu Âu bỗng bị đứt. Toán thợ điện quyết định trước hết phải cắt đứt dây cáp rồi mới vớt lên. Gần 11 giờ đêm, họ vớt được chỗ dây cáp bị hỏng, sửa chữa cẩn thận rồi thả xuống biển. Nhưng mấy hôm sau, dây lại bị đứt ở một chỗ nào đó ngoài đại dương, không thể vớt lên được. Người đề xướng chủ yếu ra công cuộc này là Ki-rux Phin liền đem cả gia sản của mình ra để xin làm một đường dây mới. Đường dây này được bảo đảm trong những điều kiện tốt nhất. Dây dẫn điện được bọc một lượt cao su cách điện, ngoài lại có một lượt vải đặc biệt. Tất cả được đặt trong một vỏ bằng kim loại. Ngày 13 tháng 7 năm 1866 tàu Grết I-xtơn lại ra khơi. Việc đặt dây được tiến hành rất tốt đẹp. Tuy vậy, không phải là không có chuyện. Khi tháo dây cáp ra, nhóm thợ điện mấy lần phát hiện thấy dây vừa bị đinh đóng vào, rõ ràng là nhằm làm hỏng dây. Thuyền trưởng An-đơ-xơn bèn triệu tập các kỹ sư và sĩ quan trên tàu lại để thảo luận về chuyện phá hoại này. Sau đó, cuộc họp công bố quyết định: nếu ai trên tàu bị bắt quả tang làm việc này thì người đó sẽ bị ném ngay xuống biển không cần xét xử gì. Từ đó việc phá hoại mới chấm dứt...
Đường dây cáp nằm yên đó, không bị sóng biển tác động. áp lực nước ở đây cũng thuận lợi cho dòng điện chạy từ châu Âu sang châu Mỹ chỉ mất ba mươi hai phần trăm dây đồng hồ. Thời gian hoạt động của đường dây này là vô tận, vì theo quan sát của các thợ điện, vỏ cao su bên ngoài càng ngâm trong nước biển càng tốt. Ngoài ra, dây cáp còn được đặt rất khéo trên cao nên không bao giờ xuống tới độ sâu có thể nổ được. Tàu Nau-ti-lúx đã xuống sâu đến bốn ngàn bốn trăm ba mốt mét, nhưng ở đây dây cáp vẫn không có vẻ gì là căng cả. Sau đó tàu chạy tới chỗ xảy ra chuyện rủi ro năm 1863, và ngày 28 tháng 5 chỉ cách Ai-len có một trăm năm mươi mét. Không biết thuyền trưởng Nê-mô có định lái tàu lên phía trên và đổ bộ lên quần đảo Anh-cát-lợi không? Không. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông ta lại đi về phía nam và quay lại vùng bờ biển châu Âu. Một câu hỏi rất quan trọng nảy ra trong óc tôi. Liệu tàu Nau-ti-lúx có dám vào eo biển Măng-sơ không? Từ khi tàu chạy gần bờ biển thì Nét Len lại tiếp xúc với những người xung quanh. Anh ta luôn hỏi tôi về điều đó. Tôi biết trả lời Nét thế nào? Thuyền trưởng Nê-mô không xuất hiện. ông ta đã cho Nét nhìn thấy bờ biển châu Mỹ, chẳng biết có cho tôi thấy bờ biển nước Pháp không? Trong khi đó, tàu Nau-ti-lúx tiếp tục đi về phía nam. Ngày 30 tháng 5, nó chạy qua Len-xen và nhóm đảo Xi-li ở bên phải. Nếu nó định vào eo biển Măng-sơ thì phải tiến thẳng về phía đông chứ! Nó không vào Măng-sơ thật. Suốt ngày 31 tháng 5, tàu Nau-ti-lúx chạy quanh mấy vòng ngoài biển làm tôi rất thắc mắc. Hình như nó đang tìm điểm nào đó trên đại dương, nhưng gặp khó khăn. Đến trưa, thuyền trưởng Nê-mô đích thân cầm lái. ông ta chẳng nói với tôi một lời. Vẻ mặt Nê-mô rầu rĩ hơn bao giờ hết. Nê-mô buồn phiền vì lẽ gì? Có thể vì gần đây là bờ biển châu Âu, hay vì những kỷ niệm về quê hương đã sống lại? Nê-mô cảm thấy gì trong lúc này? ông ta hối tiếc hay bị lương tâm cắn dứt? Những ý nghĩ đó vương vấn trong lòng tôi, đồng thời tôi linh cảm rằng trong tương lai rất gần đây, những bí mật của Nê-mô sẽ được sáng tỏ. Hôm sau, tàu Nau-ti-lúx lại lượn vòng như vậy. Rõ ràng là nó đang tìm kiếm một chỗ nào đó rất cần thiết. Cũng như hôm trước, thuyền trưởng Nê-mô lên boong xác định độ cao của mặt trời. Biển lặng, trời trong. Phía chân trời hiện lên một chiếc tàu lớn chạy bằng hơi nước. ở đuôi tàu không treo cờ nên tôi không đoán được là tàu nước nào. Lúc đó, tàu Nau-ti-lúx đứng yên. Xác định được độ cao của mặt trời, Nê-mô nói:
-Đây rồi! Rồi ông ta đi xuống. Chẳng biết ông ta có thấy chiếc tàu hơi nước kia đã đổi hướng đi và hình như đang tiến lại gần tàu Nau-ti-lúx không?
Tôi quay xuống phòng khách. Cửa sổ được đóng lại, sau đó tôi nghe thấy tiếng nước chảy ào ào vào các bể chứa. Tàu Nau-ti-lúx bắt đầu lặn xuống theo chiều thẳng đứng, và mấy phút sau thì xuống tới đáy sâu tám trăm băm ba mét. Đèn trên trần phòng khách tắt đi, các cửa sổ lại mở ra. Qua ô cửa kính, tôi lại thấy biển được đèn pha trên tàu chiếu sáng trong khoảng nửa hải lý đường bán kính. Tôi nhìn sang phải, nhưng chỉ thấy một khối nước phẳng lặng. Từ đáy biển bên trái tàu hiện lên một khối gì đó to lớn, khiến tôi chú ý ngay tức khắc. Nhìn kỹ, thì hình như nó là một chiếc tàu không có cột buồm bị chìm, mũi cắm xuống. Chuyện đáng buồn này chắc xảy ra đã lâu. Nếu chiếc tàu đắm bị phủ một lớp vôi dày như vậy thì nhất định nó đã nằm dưới đáy biển nhiều năm rồi. Chiếc tàu đó là thế nào? Vì sao tàu Nau-ti-lúx lại đến thăm nơi nó bị đắm? Tôi chưa biết nên suy nghĩ thế nào, thì thuyền trưởng Nê-mô bỗng cất tiếng nói chậm rãi, điềm đạm:
-Xưa kia chiếc tàu này có tên là "Mác-xây-e". Nó được đưa xuống nước năm 1762 và có bảy mươi tư đại bác. Ngày 13 tháng 8 năm 1778, nó đã dũng cảm chiến đấu với tàu Prét-xtơn... Năm 1794, nước Cộng hòa Pháp đổi tên cho nó. Ngày 16 tháng 4 năm đó, nó gia nhập hạm đội của Vi-la-rê Gioay-ơ-dơ ở Brét. Hạm đội này có nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu do đô đốc Van Xta-ben chỉ huy chở lúa mì từ Mỹ về, và đã gặp hạm đội Anh. Hôm nay là mùng 1 tháng 6 năm 1868. Đúng bảy mươi tư năm trước đây, đúng ở nơi này, tàu Mác-xây-e đã dũng cảm chiến đấu với hạm đội Anh. Khi cả ba cột buồm đã bị gãy, hầm tàu đã ngập đầy nước và một phần ba số quân bị thương vong, tàu đã tự đánh đắm cùng với 356 chiến sĩ trên tàu. Sau khi cắm cờ ở phía lái, tất cả các chiến sĩ đã hô to:
“Nước cộng hòa muôn năm!" rồi theo tàu chìm xuống đáy biển.
-Tàu "Báo thù!" -Tôi kêu lên.
-Đúng là tàu "Báo thù"! Cái tên mới đẹp làm sao!
-Thuyền trưởng Nê-mô thầm thì, tay khoanh trước ngực.
Hai vạn dặm dưới biển
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47