watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hai vạn dặm dưới biển-Chương 34 - tác giả Jules Verne Jules Verne

Jules Verne

Chương 34

Tác giả: Jules Verne

Hôm sau, 20 tháng 2, tôi dậy rất muộn vì đêm trước khá mệt. Lúc ngủ dậy đã 11 giờ. Tôi vội mặc quần áo rồi ra xem hướng đi của tàu Nau-ti-lúx. Địa bàn vẫn chỉ hướng nam, tốc độ hai mươi hải lý một giờ, độ sâu một trăm mét. Công-xây đến. Tôi kể cho anh ta nghe về cuộc tham quan đêm vừa rồi. ạ cửa phòng khách mở nên Công-xây kịp nhìn thoáng qua một phần của lục địa bị chìm ngập. Tàu chạy trên đáy biển mười mét. Nó lướt trên lục địa át-lan-tích như một quả cầu khinh khí gặp gió lướt trên những cánh đồng cỏ. Nói đúng hơn, nó chạy nhanh như một con tàu tốc hành... Những cảnh vật kỳ diệu lọt vào ánh đèn pha trên tàu và hiện ra trước mắt chúng tôi. Trong khi đó, tôi kể cho Công-xây nghe về lục địa át-lan-tích. Công-xây nghe tôi một cách lơ đãng. Sự chú ý của anh ta bị thu hút vào hàng đàn cá đang bơi quanh tàu. Theo thói quen, khi thấy cá là Công-xây lao đầu vào việc phân loại và thoát li mọi thực tế. Vì vậy tôi chỉ còn biết làm theo anh ta và cùng anh ta tìm hiểu các loại cá ở đây. Cá ở Đại Tây Dương chẳng khác biệt gì lắm với cá ở các biển khác. Vừa quan sát động vật, tôi vừa ngắm cảnh bình nguyên của lục địa át-lan-tích. Đôi khi đáy biển mấp mô nhiều khiến tàu phải chạy chậm lại và trườn lách qua những khe đồi nhỏ hẹp khéo léo như một con cá voi. ở đôi chỗ địa hình phức tạp quá không len lỏi qua được thì con tàu lại vọt lên cao, vượt qua vật chướng ngại, rồi lại lao xuống cách biển chỉ vài mét. Gần bốn giờ chiều, tính chất của đáy biển bắt đầu thay đổi. Nó không còn phủ một lớp bùn dày xen với những cành cây hóa đá nữa mà ngày càng nhiều đá hơn. Tôi thấy tàu đang chạy vào một vùng núi, chấm dứt cảnh đồng bằng mênh mông. Tôi lại nhận thấy chân trời phía nam bị ngăn lại bởi một dãy núi cao chắc không vượt qua được, ngọn núi chắc nhô khỏi mặt biển. Bức tường đá đó hẳn là chân một lục địa hay ít nhất là chân một hòn đảo. Tọa độ chỗ này không được ghi trên bản đồ -biết đâu không phải là cố ý? -nên tôi không xác định được vị trí con tàu. Nhưng tôi cảm thấy hình như bức tường đá này là đầu cùng của lục địa át-lan-tích mà tôi chỉ được thấy một phần nhỏ. Đêm đến, tôi vẫn không ngừng quan sát. Công-xây trở về phòng riêng. Tôi còn lại một mình trong phòng khách. Tàu Nau-ti-lúx đang tới sát bức tường đá thì ô cửa sổ đóng lại. Tôi chưa hình dung được nó sẽ vượt qua trở ngại này thế nào, nhưng vẫn phải quay về phòng riêng. Tàu đỗ lại. Tôi ngủ thiếp đi với ý định là sẽ dậy sớm. Nhưng sáng hôm sau, khi tôi ra phòng khách thì đã tám giờ. Tôi nhìn đồng hồ chỉ độ sâu thì biết tàu đã nổi lên mặt nước. Có tiếng chân người trên boong. Nhưng sao không thấy thân tàu lắc lư như mỗi lần tàu chạy trên mặt biển? Tôi đến chỗ nắp tàu. Nắp tàu mở. Tôi nhìn ra ngoài nhưng chỉ thấy xung quanh tối mịt mùng. Chúng tôi đang ở đâu? Tôi lầm lẫn rồi hay sao? Chẳng lẽ bây giờ còn là đêm? Không! Chẳng thấy một ngôi sao nào trên trời! Dù có là đêm đi nữa cũng không thể tối đến mức này. Tôi hoang mang. Có tiếng người hỏi tôi:
-Giáo sư đấy à?
-A! Thuyền trưởng Nê-mô! Chúng ta đang ở đâu vậy?
-Thưa giáo sư, đang ở dưới đất.
-ở dưới đất!
-Tôi sửng sốt.
-Nhưng tàu vẫn chạy?
-Vẫn chạy như thường.
-Tôi xin chịu, không sao hiểu được.
-Ngài hãy ráng chờ mấy phút. Tôi sẽ cho bật đèn pha, và nếu ngài muốn biết rõ tình hình thì ngài sẽ được toại nguyện. Tôi lên boong đợi. Tối đến nỗi tôi không nhìn thấy Nê-mô nữa. Tuy vậy, ngước nhìn lên, tôi vẫn thấy đỉnh đầu một vệt sáng mờ lọt qua một lỗ thủng hình tròn. Nhưng lúc đó đèn pha được bật lên ánh đèn chói lòa nuốt trửng mất vệt sáng mờ kia. ánh điện sáng quắc, làm tôi phải nhắm mắt lại trong một phút. Sau đó tôi bắt đầu nhìn xung quanh. Tàu Nau-ti-lúx đỗ bập bềnh gần bờ đá cao giống như bến cảng. Biển cả biến thành một cái hồ có tường đá bao quanh. "Hồ" có đường kính khoảng hai hải lý, chu vi khoảng sáu hải lý. Mực nước trong "hồ" không thể khác mực nước đại dương được vì "hồ" và biển nhất định thông nhau. Nhưng bức tường đá dần dần chụm lại ở độ cao năm trăm hay sáu trăm mét, tạo thành một cái phễu khổng lồ lật ngược. Giữa phễu có một cái lỗ nhỏ để lọt qua ánh sáng mặt trời mờ mờ. Trước khi nghiên cứu cấu tạo bên trong của cái hang lớn này và tìm hiểu xem nó do bàn tay con người hay do thiên nhiên tạo nên, tôi hỏi Nê-mô:
-Thưa thuyền trưởng, tôi vẫn chưa hiểu chúng ta đang ở đâu.
-Trong lòng một núi lửa đã tắt. Trong khi giáo sư ngủ tàu Nau-ti-lúx đã lọt vào đây qua một lạch nước tự nhiên ở độ sâu mười mét. Đây chính là bến tàu! Một bến tàu vững chắc, thuận tiện, không bị ai nhòm ngó và tránh được gió tất cả các cấp! Giáo sư khó tìm thấy ven bờ các lục địa hay đảo một nơi nào, bảo đảm cho tàu thuyền tránh bão tốt hơn ở đây!
-Thưa thuyền trưởng, rất đúng. ở đây chúng ta được an toàn. Trong lòng núi lửa thì có cái gì đe dọa nổi chúng ta nữa! Nhưng ở đỉnh núi tôi thấy một cái lỗ.
-Đúng, đó là miệng núi lửa xưa kia phun ra dung nham hơi lưu huỳnh và lửa. Bây giờ miệng núi cung cấp cho chúng ta không khí trong lành. Vùng biển này rất nhiều đảo có nguồn gốc núi lửa. Đối với người đi biển bình thường thì đó chỉ là dải đá ngầm, còn đối với ta thì đó là một hang đá khổng lồ. Tôi tình cờ phát hiện ra nó, tình cờ mà rất có lợi.
-Thưa thuyền trưởng, có thể xuống đây qua miệng núi lửa được không?
-Không xuống cũng không lên được! Từ chân núi lên khoảng ba mươi mét thì còn trèo được, cao hơn nữa thì vách núi hình cuốn, trèo sao được!
-Thưa thuyền trưởng, tôi thấy ở mọi nơi mọi lúc thiên nhiên đều phục vụ ngài. Trong hồ nước này, ngài được an toàn tuyệt đối. Chẳng ai phá vỡ được sự yên tĩnh ở đây. Nhưng ngài cần bến tàu này làm gì? Tàu Nau-ti-lúx đâu có cần bến!
-Thưa giáo sư, đúng là tàu không cần bến. Nhưng nó cần điện để chạy, cần có bình điện để sản ra điện năng, cần na-tri để nạp các bình điện, cần than để có na-tri, cần mỏ than để khai thác than. Từ những thời đại địa chất xa xưa, biển đã nuốt chửng nhiều rừng cây, rừng cây đã biến thành than đá và trở thành nguồn nhiên liệu vô tận.
-Nghĩa là các thủy thủ của ngài làm cả công việc thợ mỏ nữa?
-Vâng, đúng vậy. Những mỏ than đá nằm dưới nước. Các thủy thủ của tôi mặc đồ lặn, mang theo cuốc chim xuống đây đào than. Khi tôi đốt than để có na-tri thì khói theo miệng núi thoát ra khiến núi lửa có vẻ đang hoạt động.
-Chúng tôi có được thấy thủy thủ của ngài đào than không?
-Không! Tôi đang vội hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới này. Vì vậy tôi chỉ cho lấy chỗ than dự trữ sẵn ở đây thôi. Lấy xong than, nghĩa là đúng ngày kia, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình.



Hôm sau, 20 tháng 2, tôi dậy rất muộn vì đêm trước khá mệt. Lúc ngủ dậy đã 11 giờ. Tôi vội mặc quần áo rồi ra xem hướng đi của tàu Nau-ti-lúx. Địa bàn vẫn chỉ hướng nam, tốc độ hai mươi hải lý một giờ, độ sâu một trăm mét. Công-xây đến. Tôi kể cho anh ta nghe về cuộc tham quan đêm vừa rồi. ạ cửa phòng khách mở nên Công-xây kịp nhìn thoáng qua một phần của lục địa bị chìm ngập. Tàu chạy trên đáy biển mười mét. Nó lướt trên lục địa át-lan-tích như một quả cầu khinh khí gặp gió lướt trên những cánh đồng cỏ. Nói đúng hơn, nó chạy nhanh như một con tàu tốc hành... Những cảnh vật kỳ diệu lọt vào ánh đèn pha trên tàu và hiện ra trước mắt chúng tôi. Trong khi đó, tôi kể cho Công-xây nghe về lục địa át-lan-tích. Công-xây nghe tôi một cách lơ đãng. Sự chú ý của anh ta bị thu hút vào hàng đàn cá đang bơi quanh tàu. Theo thói quen, khi thấy cá là Công-xây lao đầu vào việc phân loại và thoát li mọi thực tế. Vì vậy tôi chỉ còn biết làm theo anh ta và cùng anh ta tìm hiểu các loại cá ở đây. Cá ở Đại Tây Dương chẳng khác biệt gì lắm với cá ở các biển khác. Vừa quan sát động vật, tôi vừa ngắm cảnh bình nguyên của lục địa át-lan-tích. Đôi khi đáy biển mấp mô nhiều khiến tàu phải chạy chậm lại và trườn lách qua những khe đồi nhỏ hẹp khéo léo như một con cá voi. ở đôi chỗ địa hình phức tạp quá không len lỏi qua được thì con tàu lại vọt lên cao, vượt qua vật chướng ngại, rồi lại lao xuống cách biển chỉ vài mét. Gần bốn giờ chiều, tính chất của đáy biển bắt đầu thay đổi. Nó không còn phủ một lớp bùn dày xen với những cành cây hóa đá nữa mà ngày càng nhiều đá hơn. Tôi thấy tàu đang chạy vào một vùng núi, chấm dứt cảnh đồng bằng mênh mông. Tôi lại nhận thấy chân trời phía nam bị ngăn lại bởi một dãy núi cao chắc không vượt qua được, ngọn núi chắc nhô khỏi mặt biển. Bức tường đá đó hẳn là chân một lục địa hay ít nhất là chân một hòn đảo. Tọa độ chỗ này không được ghi trên bản đồ -biết đâu không phải là cố ý? -nên tôi không xác định được vị trí con tàu. Nhưng tôi cảm thấy hình như bức tường đá này là đầu cùng của lục địa át-lan-tích mà tôi chỉ được thấy một phần nhỏ. Đêm đến, tôi vẫn không ngừng quan sát. Công-xây trở về phòng riêng. Tôi còn lại một mình trong phòng khách. Tàu Nau-ti-lúx đang tới sát bức tường đá thì ô cửa sổ đóng lại. Tôi chưa hình dung được nó sẽ vượt qua trở ngại này thế nào, nhưng vẫn phải quay về phòng riêng. Tàu đỗ lại. Tôi ngủ thiếp đi với ý định là sẽ dậy sớm. Nhưng sáng hôm sau, khi tôi ra phòng khách thì đã tám giờ. Tôi nhìn đồng hồ chỉ độ sâu thì biết tàu đã nổi lên mặt nước. Có tiếng chân người trên boong. Nhưng sao không thấy thân tàu lắc lư như mỗi lần tàu chạy trên mặt biển? Tôi đến chỗ nắp tàu. Nắp tàu mở. Tôi nhìn ra ngoài nhưng chỉ thấy xung quanh tối mịt mùng. Chúng tôi đang ở đâu? Tôi lầm lẫn rồi hay sao? Chẳng lẽ bây giờ còn là đêm? Không! Chẳng thấy một ngôi sao nào trên trời! Dù có là đêm đi nữa cũng không thể tối đến mức này. Tôi hoang mang. Có tiếng người hỏi tôi:
-Giáo sư đấy à?
-A! Thuyền trưởng Nê-mô! Chúng ta đang ở đâu vậy?
-Thưa giáo sư, đang ở dưới đất.
-ở dưới đất!
-Tôi sửng sốt.
-Nhưng tàu vẫn chạy?
-Vẫn chạy như thường.
-Tôi xin chịu, không sao hiểu được.
-Ngài hãy ráng chờ mấy phút. Tôi sẽ cho bật đèn pha, và nếu ngài muốn biết rõ tình hình thì ngài sẽ được toại nguyện. Tôi lên boong đợi. Tối đến nỗi tôi không nhìn thấy Nê-mô nữa. Tuy vậy, ngước nhìn lên, tôi vẫn thấy đỉnh đầu một vệt sáng mờ lọt qua một lỗ thủng hình tròn. Nhưng lúc đó đèn pha được bật lên ánh đèn chói lòa nuốt trửng mất vệt sáng mờ kia. ánh điện sáng quắc, làm tôi phải nhắm mắt lại trong một phút. Sau đó tôi bắt đầu nhìn xung quanh. Tàu Nau-ti-lúx đỗ bập bềnh gần bờ đá cao giống như bến cảng. Biển cả biến thành một cái hồ có tường đá bao quanh. "Hồ" có đường kính khoảng hai hải lý, chu vi khoảng sáu hải lý. Mực nước trong "hồ" không thể khác mực nước đại dương được vì "hồ" và biển nhất định thông nhau. Nhưng bức tường đá dần dần chụm lại ở độ cao năm trăm hay sáu trăm mét, tạo thành một cái phễu khổng lồ lật ngược. Giữa phễu có một cái lỗ nhỏ để lọt qua ánh sáng mặt trời mờ mờ. Trước khi nghiên cứu cấu tạo bên trong của cái hang lớn này và tìm hiểu xem nó do bàn tay con người hay do thiên nhiên tạo nên, tôi hỏi Nê-mô:
-Thưa thuyền trưởng, tôi vẫn chưa hiểu chúng ta đang ở đâu.
-Trong lòng một núi lửa đã tắt. Trong khi giáo sư ngủ tàu Nau-ti-lúx đã lọt vào đây qua một lạch nước tự nhiên ở độ sâu mười mét. Đây chính là bến tàu! Một bến tàu vững chắc, thuận tiện, không bị ai nhòm ngó và tránh được gió tất cả các cấp! Giáo sư khó tìm thấy ven bờ các lục địa hay đảo một nơi nào, bảo đảm cho tàu thuyền tránh bão tốt hơn ở đây!
-Thưa thuyền trưởng, rất đúng. ở đây chúng ta được an toàn. Trong lòng núi lửa thì có cái gì đe dọa nổi chúng ta nữa! Nhưng ở đỉnh núi tôi thấy một cái lỗ.
-Đúng, đó là miệng núi lửa xưa kia phun ra dung nham hơi lưu huỳnh và lửa. Bây giờ miệng núi cung cấp cho chúng ta không khí trong lành. Vùng biển này rất nhiều đảo có nguồn gốc núi lửa. Đối với người đi biển bình thường thì đó chỉ là dải đá ngầm, còn đối với ta thì đó là một hang đá khổng lồ. Tôi tình cờ phát hiện ra nó, tình cờ mà rất có lợi.
-Thưa thuyền trưởng, có thể xuống đây qua miệng núi lửa được không?
-Không xuống cũng không lên được! Từ chân núi lên khoảng ba mươi mét thì còn trèo được, cao hơn nữa thì vách núi hình cuốn, trèo sao được!
-Thưa thuyền trưởng, tôi thấy ở mọi nơi mọi lúc thiên nhiên đều phục vụ ngài. Trong hồ nước này, ngài được an toàn tuyệt đối. Chẳng ai phá vỡ được sự yên tĩnh ở đây. Nhưng ngài cần bến tàu này làm gì? Tàu Nau-ti-lúx đâu có cần bến!
-Thưa giáo sư, đúng là tàu không cần bến. Nhưng nó cần điện để chạy, cần có bình điện để sản ra điện năng, cần na-tri để nạp các bình điện, cần than để có na-tri, cần mỏ than để khai thác than. Từ những thời đại địa chất xa xưa, biển đã nuốt chửng nhiều rừng cây, rừng cây đã biến thành than đá và trở thành nguồn nhiên liệu vô tận.
-Nghĩa là các thủy thủ của ngài làm cả công việc thợ mỏ nữa?
-Vâng, đúng vậy. Những mỏ than đá nằm dưới nước. Các thủy thủ của tôi mặc đồ lặn, mang theo cuốc chim xuống đây đào than. Khi tôi đốt than để có na-tri thì khói theo miệng núi thoát ra khiến núi lửa có vẻ đang hoạt động.
-Chúng tôi có được thấy thủy thủ của ngài đào than không?
-Không! Tôi đang vội hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới này. Vì vậy tôi chỉ cho lấy chỗ than dự trữ sẵn ở đây thôi. Lấy xong than, nghĩa là đúng ngày kia, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình.
Hai vạn dặm dưới biển
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47