Chương 30
Tác giả: Jules Verne
Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2, tàu Nau-ti-lúx nổi lên mặt nước. Tôi chạy lên boong. ở chân trời phía nam, hiện lên hình dáng của thành phố Pê-lu-đi-om cổ kính. Gần 7 giờ sáng Nét Len và Công-xây cũng lên boong. Hai người bạn cố tri ngủ một mạch suốt đêm, chẳng quan tâm chút nào tới chiến công của tàu Nau-ti-lúx cả.
-Thưa nhà tự nhiên học, -Nét hỏi tôi bằng một giọng hài hước, -Địa Trung Hải đâu ạ?
-Chúng ta đang ở Địa Trung Hải rồi đó, ông bạn ạ.
-Chà chà! Thế là đêm qua...
-Đêm qua trong ít phút chúng ta đã vượt qua eo đất hiểm.
-Tôi không tin, -Nét trả lời.
-Không tin sao được, ông Nét!
-Tôi phản đối.
-Bờ biển thấp ở phía nam kia là bờ biển Ai Cập đó! Nét vẫn bướng bỉnh chưa tin. Tôi bảo Nét:
-ông hãy nghe tôi. Thuyền trưởng đã cho tôi vinh dự được lên phòng hoa tiêu xem con đường ngầm. ông ta tự tay lái tàu qua cái hành lang hẹp đó.
-Nghe thấy chưa, anh Nét?
-Công-xây hỏi.
-ông Nét ạ, -tôi nói tiếp, -mắt ông rất tinh. ông có thể phân biệt một cách dễ dàng con đê chạy dài ra biển của cảng Po Xa-ít. Nét chăm chú nhìn rồi nói:
-Giáo sư nói đúng, còn thuyền trưởng của ngài quả là tài năng kiệt xuất. Chúng ta đang ở Địa Trung Hải thật. Bây giờ, nếu có thể, ta hãy bàn việc riêng một chút, nhưng chớ để ai nghe trộm.
Tôi hiểu rõ ý đồ của Nét và nghĩ bụng:
“Dẫu sao cũng nên bàn bạc với anh ta vì anh ta muốn thế". Thế là ba chúng tôi ngồi xuống gần đèn pha. Tôi nói:
-ông muốn nói gì thì nói đi, ông Nét. Tôi nghe đây.
-Thế này nhé. Chúng ta đang ở châu Âu. Trước khi Nê-mô có ý định cho tàu lặn xuống đáy biển Bắc cực hay quay lại châu Đại dương, ta phải chuồn khỏi tàu này! Thú thực là cuộc thảo luận với Nét về chuyện đó làm tôi lúng túng. Tôi không hề muốn gò bó Công-xây và Nét nhưng cũng chẳng có chút nguyện vọng nào chia tay với thuyền trưởng Nê-mô. Nhờ Nê-mô, nhờ con tàu của Nê-mô mà hằng ngày tôi bổ sung cho mình biết bao kiến thức về hải dương học, tôi viết lại cuốn sách của mình nói về những bí mật dưới đáy đại dương ở ngay trong lòng biển. Liệu tôi còn dịp được quan sát những kỳ quan ẩn giấu dưới đại dương không! Tất nhiên là không! Tôi không thể chấp nhận ý nghĩ rằng phải rời khỏi tàu Nau-ti-lúx mà chưa hoàn thành công trình nghiên cứu biển của chúng tôi.
-ông bạn Nét ạ, -tôi nói, -ông hãy trả lời tôi một cách thẳng thắn nhé. Chẳng lẽ trên tàu Nau-ti-lúx lại buồn sao? ông ân hận rằng số phận đã đẩy ông đến với thuyền trưởng Nê-mô à? Nét không trả lời ngay. Anh ta khoanh tay trước ngực rồi nói:
-Thực tình, tôi chẳng ân hận gì về việc được làm một chuyến đi chơi ngầm dưới biển. Tôi sẽ nhớ lại chuyến đi này một cách thú vị, nhưng cũng phải cho nó kết thúc chứ! Đấy, ý kiến của tôi là như vậy.
-Nó sẽ kết thúc, ông Nét ạ!
-Kết thúc ở đâu và bao giờ?
-ở đâu thì tôi không biết. Bao giờ, tôi không thể nói được, nhưng tôi nghĩ chuyến đi này sẽ kết thúc khi tất cả những vùng biển đã mở ra trước chúng ta mọi bí mật của mình. ở đời này cái gì chẳng có kết thúc!
-Tôi đồng ý với giáo sư, -Công-xây nói.
-Có lẽ sau khi đi khắp các biển trên trái đất, thuyền trưởng Nê-mô sẽ phóng thích tất cả ba người chúng ta.
-Phóng thích à?
-Nét nói như quát.
-Tống cổ đi thì đúng hơn!
-Hãy khoan, ông Nét!
-Tôi nói.
-Chúng ta chẳng có gì phải sợ hãi thuyền trưởng, tuy vậy tôi cũng không đồng ý với Công-xây nghĩ rằng Nê-mô sẽ cho phép chúng ta loan tin ra khắp thế giới về chiếc tàu Nau-ti-lúx.
-Vậy ngài hy vọng vào cái gì?
-Nét hỏi.
-Tôi hy vọng trong tương lai tình hình sẽ thuận lợi hơn. Bây giờ, hay sáu tháng nữa cũng vậy thôi, phải không?
-Sao lại "cũng vậy thôi"?
-Nét mỉa mai.
-Xin giáo sư cho biết sáu tháng sau chúng ta sẽ ở đâu?
-Có thể là vẫn ở chỗ này, có thể là ở Trung Quốc. ông cũng biết tàu Nau-ti-lúx chạy rất nhanh. Nó vượt đại dương như én bay trên trời, hay tàu nhanh chạy trên lục địa!
Nó chẳng sợ gì các vùng biển châu Âu. Ai dám cam đoan rằng nó sẽ không đến gần bờ biển nước Pháp, nước Anh hay nước Mỹ, nơi mà những điều kiện chạy trốn sẽ còn thuận lợi hơn?
-Thưa ngài A-rô-nắc, -Nét trả lời, những lý lẽ của ngài ngược lại với lẽ phải. Ngài nói toàn chuyện tương lai:
“Chúng ta sẽ ở đây, chúng ta sẽ ở đó!". Còn tôi thì nói chuyện hiện tại:
“Chúng ta đang ở đây, phải lợi dụng ngay thời cơ này!". Lô-gich của Nét làm lập trường của tôi nghiêng ngả. Tôi cảm thấy mình bị thua vì đuối lý.
-Thưa giáo sư, -Nét nói tiếp, -giả sử ngay bây giờ thuyền trưởng Nê-mô yêu cầu chúng ta rời khỏi tàu Nau-ti-lúx, ngài có chấp nhận yêu cầu đó không?
-Tôi không biết.
-Nếu Nê-mô nói rằng sẽ không yêu cầu lần thứ hai nữa thì ngài tính sao? Tôi im lặng.
-Anh Công-xây tính sao? Công-xây bình thản trả lời:
-Công-xây thì không có ý kiến gì. Đối với anh ta thì thế nào cũng xong. Anh ta sống độc thân như chủ của anh ta, như bạn của anh ta. Chẳng ai mong đợi anh ta ở quê hương cả. Rất tiếc là trong vấn đề tranh luận này, không thể trông đợi gì ở anh ta được. ở đây chỉ có hai bên là giáo sư và Nét Len thôi. Anh ta sẵn sàng đứng làm trọng tài. Tôi bất giác mỉm cười khi nghe những lời khôi hài của Công-xây. Còn Nét trong thâm tâm chắc rất hài lòng vì đã loại ra được một đối thủ. Nét nói:
-Thưa giáo sư, nếu Công-xây không tham gia cuộc tranh luận này thì chỉ có tôi và ngài giải quyết vấn đề này. Tôi đã nói hết ý kiến và ngài cũng đã nghe hết. Thế bây giờ ngài thấy thế nào? Đành phải có ý kiến dứt khoát vì tôi không chịu nổi sự quanh co:
-ông bạn Nét ạ, tôi xin trả lời thế này. ông nói đúng, những lý lẽ của tôi không có trọng lượng bằng lý lẽ của ông. Thuyền trưởng Nê-mô không bao giờ tự nguyện thả chúng ta, không nên hy vọng gì vào điều đó. Vì bản năng tự vệ mà Nê-mô sẽ không trả lại tự do cho chúng ta. Nhưng cũng chính vì bản năng tự vệ mà khi có thời cơ là ta phải rời bỏ tàu Nau-ti-lúx ngay.
-Ngài nói thật là chí lý!
-Nhưng còn một điều nữa là phải đợi cơ hội thật thuận lợi. Đã hành động là phải thành công. Nếu thất bại là đi đứt! Nê-mô không bao giờ tha thứ cho ta đâu!
-Thưa giáo sư, vâng. Nhưng ý kiến của ngài quá chung chung. Vấn đề là thế này: nếu có thời cơ thuận lợi là phải chộp lấy ngay, phải không ạ?
-Đồng ý. Bây giờ ông hãy nói rõ thế nào là thời cơ thuận lợi.
-Giả sử có một đêm nào đó tối trời, tàu chạy gần bờ biển châu Âu... thời cơ thuận lợi là đó.
-Thế ông định bơi vào bờ à?
-Tất nhiên, tôi sẽ gắng bơi nếu tàu chạy trên mặt biển, còn nếu nó lặn xuống...
-Thì sao?
-Thì tôi sẽ cố chiếm cái xuồng. Tôi biết cách lấy nó rồi. Tên hoa tiêu trong phòng lái sẽ chẳng thấy ta chạy trốn đâu.
-Thế thì ông hãy đợi thời cơ! Nhưng ông chớ quên rằng nếu thất bại là nguy đấy.
-Thưa ngài, tôi sẽ không quên.
-ông Nét, bây giờ ông có muốn nghe ý kiến của tôi về kế hoạch của ông không?
-Xin giáo sư cứ nói.
-Tôi nghĩ rằng
-tôi không nói là "hy vọng rằng"
-sẽ không có thời cơ thuận lợi như vậy đâu.
-Vì sao?
-Vì thuyền trưởng Nê-mô nhìn sự việc rất tỉnh táo và tất nhiên sẽ đề phòng chúng ta, đặc biệt là khi gần bờ biển châu Âu.
-Tôi tán thành ý kiến của giáo sư, -Công-xây nói.
-Rồi xem!
-Nét lắc đầu.
-ông Nét ạ, -tôi nói thêm.
-Chúng ta kết thúc câu chuyện này ở đây. Tuyệt đối không nên nói gì nữa! Hôm nào ông định chạy trốn thì báo trước cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ theo ông. Tôi hoàn toàn trông cậy vào ông.
Thế là kết thúc câu chuyện giữa ba chúng tôi, câu chuyện gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng sau này. Thật đau buồn cho Nét, những sự kiện xảy ra đã khẳng định ý kiến của tôi là đúng. Chẳng biết vì Nê-mô không tin chúng tôi hay vì ông ta tránh gặp các tàu thuyền ở Địa Trung Hải mà tàu Nau-ti-lúx phần lớn chạy ngầm dưới nước và cách xa bờ. Đôi khi tàu chỉ hơi nhô khỏi mặt nước, nhưng thường là lặn xuống khá sâu. Giữa quần đảo Hy Lạp và Tiểu á, tàu lặn xuống hai ngàn mét mà chưa chạm đáy. Tối hôm sau, 14 tháng 2, gặp thuyền trưởng Nê-mô ở phòng khách, tôi cảm thấy ông ta có nhiều điều tư lự không vui. Trái với lệ thường, Nê-mô ra lệnh mở rộng cả hai ô cửa sổ rồi vừa đi đi lại lại giữa hai ô cửa đó vừa chăm chú nhìn vào khoảng nước mênh mông. Việc làm đó có ý nghĩa gì? Thôi mặc ông ta, tôi quay ra nghiên cứu các loài cá đang tung tăng ngoài ô cửa. Tôi đang ngắm nhìn không chán mắt những kỳ quan của đáy biển thì một hiện tượng bỗng làm tôi giật mình. Có một người, một người thợ lặn xuất hiện, lưng đeo túi da. Đó không phải là một cái xác không hồn trôi theo dòng nước mà là một người còn sống đang bơi bằng đôi tay rất khỏe. Thỉnh thoảng anh ta ngoi lên mặt nước để thở rồi lại lặn xuống. Tôi quay về phía thuyền trưởng Nê-mô và kêu lên, xúc động:
-Có người sắp chết đuối! Phải cứu ngay! Phải cứu bằng mọi giá! Nê-mô chạy bổ tới ô cửa. Người đó bơi lại, áp mặt vào tấm kính và nhìn chúng tôi. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy Nê-mô lấy tay ra hiệu cho người đó. Người đó gật đầu trả lời rồi ngoi lên đi mất.
-Giáo sư đừng lo!
-Nê-mô nói.
-Đó là anh Ni-cô-la ở mũi biển Ma-ta-pan, biệt hiệu là "Cá". Anh ta nổi tiếng khắp vùng đảo ấy về tài bơi lặn. Ni-cô-la sống dưới nước nhiều hơn trên cạn! Anh ta thường bơi từ đảo này sang đảo khác.
-Thuyền trưởng biết anh ta ạ?
-Sao tôi lại không biết? Nói đoạn, Nê-mô bước tới chiếc tủ kê bên trái ô cửa. Gần tủ là một cái hòm bịt sắt, trên nắp có tấm biển nhỏ bằng đồng ghi phương châm của tàu Nau-ti-lúx: Mobilis in mobile Không đếm xỉa đến sự có mặt của tôi, Nê-mô mở tủ trong chứa đầy vàng thoi. Thứ kim loại quý đó lấy từ đâu ra? Và sao nhiều vậy? Nê-mô định dùng vàng để làm gì? Tôi chẳng nói một lời và trố mắt nhìn. Nê-mô lấy từng thoi vàng ra rồi xếp ngay ngắn vào hòm tới khi đầy ắp. Theo tôi, số vàng ấy phải nặng hơn một tấn, nói cách khác là bằng khoảng năm triệu phrăng. Nê-mô đậy nắp hòm lại rồi viết địa chỉ hình như bằng tiếng Hy Lạp lên trên. Sau đó, Nê-mô ấn nút điện có dây chạy xuống phòng thủy thủ. Bốn thủy thủ chạy tới và khá vất vả mới khiêng được hòm ra khỏi phòng khách. Thuyền trưởng quay lại hỏi tôi:
-Giáo sư nói gì vậy?
-Thưa thuyền trưởng, tôi chẳng nói gì.
-Thế thì xin chúc ngài ngủ ngon. Nói xong, Nê-mô bước ra khỏi phòng khách. Tôi quay về phòng riêng và cố gắng ngủ. Tôi rất thắc mắc về thái độ của thuyền trưởng. Giữa sự xuất hiện của người thợ lặn và cái hòm chứa đầy vàng có mối quan hệ gì? Một lúc sau, tàu Nau-ti-lúx từ lớp nước sâu nổi lên mặt biển. Tôi thấy tiếng chân lịch kịch trên boong. Người ta đang tháo xuồng ra và hạ xuống nước. Chiếc xuồng khẽ chạm vào thân tàu. Sau đó im lặng hẳn. Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Lại có tiếng chân thình thịch trên boong tàu. Xuồng được kéo lên. Tàu lại lặn. Thế là vàng đã được đưa tới địa chỉ, nhưng cụ thể là tới nơi nào trên lục địa này? Ai là người liên lạc của thuyền trưởng Nê-mô? Hôm sau, tôi trao đổi cảm tưởng đêm vừa rồi với Công-xây và Nét. Họ cũng ngạc nhiên chẳng kém gì tôi.
-Nê-mô lấy ở đâu ra nhiều vàng như vậy?
-Nét hỏi. Biết trả lời thế nào? †n sáng xong, tôi đến phòng khách làm việc. Tôi soạn lại những ghi chép của mình đến năm giờ. Tôi bỗng thấy nóng bức nên bỏ áo ngoài ra. Sao nóng thế này? Tàu đã cách xa vùng nhiệt đới và đang chạy dưới biển sâu, nơi nhiệt độ thấp. Đồng hồ chỉ độ sâu mười tám mét dưới mặt biển. ở độ sâu ấy, dù áp lực nước có tăng cũng chẳng có tác động gì. Tôi tiếp tục làm việc, nhưng nhiệt độ xung quanh tăng lên một cách đáng sợ. Tôi nghĩ bụng:
“Hay là tàu bị cháy?".
Tôi đang định ra khỏi phòng khách thì thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện ở ngưỡng cửa. ông ta bước tới chỗ đặt nhiệt kế, nhìn cột thủy ngân rồi bảo tôi:
-Bốn mươi hai độ!
-Vâng, nóng quá!
-Tôi trả lời.
-Nếu nhiệt độ còn tăng lên nữa thì chúng ta sẽ bị chín nhừ ra.
-Thưa giáo sư, nếu ta không muốn thì nhiệt độ sẽ không tăng nữa.
-Ngài có khả năng điều khiển cả nhiệt độ nữa à?
-Không phải! Nhưng tôi có thể ra khỏi cái lò lửa này.
-Đây là nhiệt độ của môi trường bên ngoài ạ?
-Tất nhiên! Tàu đang chạy trong nước sôi.
-Sao lại thế được!
-Tôi sửng sốt.
-Giáo sư hãy xem đây. ạ cửa ngoài mở ra khiến tôi trông thấy những ngọn sóng trắng xóa nổi lên quanh tàu. Từng đám hơi lưu huỳnh lan ra trong nước sôi sùng sục như trong chảo. Tôi vừa chạm tay vào ô kính thì phải rụt ngay lại vì nó nóng giãy.
-Chúng ta đang ở đâu vậy?
-Tôi hỏi.
-Đang ở quần đảo Xan-tô-rin, -Nê-mô trả lời.
-Tôi muốn để ngài xem núi lửa ngầm. Đó là một hiện tượng kỳ lạ!
-Tôi tưởng quá trình hình thành những đảo mới đã chấm dứt rồi.
-Trong lĩnh vực núi lửa thì quá trình hình thành đó không bao giờ chấm dứt. Ngọn lửa trong lòng đất hoạt động liên tục. Nếu ở Thái Bình Dương san hô có thể tạo nên các lục địa thì ở vùng biển này núi lửa cũng đóng vai trò như vậy. Ngài hãy nhìn xem hoạt động đó ở dưới biển sâu sôi nổi như thế nào! Tôi bước tới ô cửa. Tàu Nau-ti-lúx đứng tại chỗ. Không khí nóng bức khôn tả. Nước từ màu trắng đã chuyển thành màu đỏ. Dù cửa đóng rất kín, hơi lưu huỳnh ngột ngạt vẫn lọt vào phòng khách, và ô ngoài cửa thỉnh thoảng lại bùng lên những ngọn lửa đỏ rực làm mờ cả ánh sáng của chiếc đèn pha. Người tôi đẫm mồ hôi và thiếu không khí để thở. Tôi cảm thấy sắp bị chín nhừ, nên bảo Nê-mô:
-Ta không nên ở lâu trong cái chảo nước sôi này làm gì.
-Vâng, ở mãi đây cũng nguy hiểm, -Nê-mô bình thản trả lời. Theo lệnh Nê-mô, tàu Nau-ti-lúx chạy ngay ra khỏi vùng nước đó. Mười lăm phút sau, tàu nổi lên mặt biển. Chúng tôi được thở hít không khí trong lành một cách thỏa thích. Tôi nghĩ bụng:
“Nếu Nét chọn vùng biển lửa vừa rồi làm nơi bỏ trốn thì chúng tôi chẳng còn ai sống sót". Hôm sau, 16 tháng 2, tàu Nau-ti-lúx vòng qua mũi Ma-ta-pan rồi ra khơi, từ biệt quần đảo Hy Lạp.
Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2, tàu Nau-ti-lúx nổi lên mặt nước. Tôi chạy lên boong. ở chân trời phía nam, hiện lên hình dáng của thành phố Pê-lu-đi-om cổ kính. Gần 7 giờ sáng Nét Len và Công-xây cũng lên boong. Hai người bạn cố tri ngủ một mạch suốt đêm, chẳng quan tâm chút nào tới chiến công của tàu Nau-ti-lúx cả.
-Thưa nhà tự nhiên học, -Nét hỏi tôi bằng một giọng hài hước, -Địa Trung Hải đâu ạ?
-Chúng ta đang ở Địa Trung Hải rồi đó, ông bạn ạ.
-Chà chà! Thế là đêm qua...
-Đêm qua trong ít phút chúng ta đã vượt qua eo đất hiểm.
-Tôi không tin, -Nét trả lời.
-Không tin sao được, ông Nét!
-Tôi phản đối.
-Bờ biển thấp ở phía nam kia là bờ biển Ai Cập đó! Nét vẫn bướng bỉnh chưa tin. Tôi bảo Nét:
-ông hãy nghe tôi. Thuyền trưởng đã cho tôi vinh dự được lên phòng hoa tiêu xem con đường ngầm. ông ta tự tay lái tàu qua cái hành lang hẹp đó.
-Nghe thấy chưa, anh Nét?
-Công-xây hỏi.
-ông Nét ạ, -tôi nói tiếp, -mắt ông rất tinh. ông có thể phân biệt một cách dễ dàng con đê chạy dài ra biển của cảng Po Xa-ít. Nét chăm chú nhìn rồi nói:
-Giáo sư nói đúng, còn thuyền trưởng của ngài quả là tài năng kiệt xuất. Chúng ta đang ở Địa Trung Hải thật. Bây giờ, nếu có thể, ta hãy bàn việc riêng một chút, nhưng chớ để ai nghe trộm.
Tôi hiểu rõ ý đồ của Nét và nghĩ bụng:
“Dẫu sao cũng nên bàn bạc với anh ta vì anh ta muốn thế". Thế là ba chúng tôi ngồi xuống gần đèn pha. Tôi nói:
-ông muốn nói gì thì nói đi, ông Nét. Tôi nghe đây.
-Thế này nhé. Chúng ta đang ở châu Âu. Trước khi Nê-mô có ý định cho tàu lặn xuống đáy biển Bắc cực hay quay lại châu Đại dương, ta phải chuồn khỏi tàu này! Thú thực là cuộc thảo luận với Nét về chuyện đó làm tôi lúng túng. Tôi không hề muốn gò bó Công-xây và Nét nhưng cũng chẳng có chút nguyện vọng nào chia tay với thuyền trưởng Nê-mô. Nhờ Nê-mô, nhờ con tàu của Nê-mô mà hằng ngày tôi bổ sung cho mình biết bao kiến thức về hải dương học, tôi viết lại cuốn sách của mình nói về những bí mật dưới đáy đại dương ở ngay trong lòng biển. Liệu tôi còn dịp được quan sát những kỳ quan ẩn giấu dưới đại dương không! Tất nhiên là không! Tôi không thể chấp nhận ý nghĩ rằng phải rời khỏi tàu Nau-ti-lúx mà chưa hoàn thành công trình nghiên cứu biển của chúng tôi.
-ông bạn Nét ạ, -tôi nói, -ông hãy trả lời tôi một cách thẳng thắn nhé. Chẳng lẽ trên tàu Nau-ti-lúx lại buồn sao? ông ân hận rằng số phận đã đẩy ông đến với thuyền trưởng Nê-mô à? Nét không trả lời ngay. Anh ta khoanh tay trước ngực rồi nói:
-Thực tình, tôi chẳng ân hận gì về việc được làm một chuyến đi chơi ngầm dưới biển. Tôi sẽ nhớ lại chuyến đi này một cách thú vị, nhưng cũng phải cho nó kết thúc chứ! Đấy, ý kiến của tôi là như vậy.
-Nó sẽ kết thúc, ông Nét ạ!
-Kết thúc ở đâu và bao giờ?
-ở đâu thì tôi không biết. Bao giờ, tôi không thể nói được, nhưng tôi nghĩ chuyến đi này sẽ kết thúc khi tất cả những vùng biển đã mở ra trước chúng ta mọi bí mật của mình. ở đời này cái gì chẳng có kết thúc!
-Tôi đồng ý với giáo sư, -Công-xây nói.
-Có lẽ sau khi đi khắp các biển trên trái đất, thuyền trưởng Nê-mô sẽ phóng thích tất cả ba người chúng ta.
-Phóng thích à?
-Nét nói như quát.
-Tống cổ đi thì đúng hơn!
-Hãy khoan, ông Nét!
-Tôi nói.
-Chúng ta chẳng có gì phải sợ hãi thuyền trưởng, tuy vậy tôi cũng không đồng ý với Công-xây nghĩ rằng Nê-mô sẽ cho phép chúng ta loan tin ra khắp thế giới về chiếc tàu Nau-ti-lúx.
-Vậy ngài hy vọng vào cái gì?
-Nét hỏi.
-Tôi hy vọng trong tương lai tình hình sẽ thuận lợi hơn. Bây giờ, hay sáu tháng nữa cũng vậy thôi, phải không?
-Sao lại "cũng vậy thôi"?
-Nét mỉa mai.
-Xin giáo sư cho biết sáu tháng sau chúng ta sẽ ở đâu?
-Có thể là vẫn ở chỗ này, có thể là ở Trung Quốc. ông cũng biết tàu Nau-ti-lúx chạy rất nhanh. Nó vượt đại dương như én bay trên trời, hay tàu nhanh chạy trên lục địa!
Nó chẳng sợ gì các vùng biển châu Âu. Ai dám cam đoan rằng nó sẽ không đến gần bờ biển nước Pháp, nước Anh hay nước Mỹ, nơi mà những điều kiện chạy trốn sẽ còn thuận lợi hơn?
-Thưa ngài A-rô-nắc, -Nét trả lời, những lý lẽ của ngài ngược lại với lẽ phải. Ngài nói toàn chuyện tương lai:
“Chúng ta sẽ ở đây, chúng ta sẽ ở đó!". Còn tôi thì nói chuyện hiện tại:
“Chúng ta đang ở đây, phải lợi dụng ngay thời cơ này!". Lô-gich của Nét làm lập trường của tôi nghiêng ngả. Tôi cảm thấy mình bị thua vì đuối lý.
-Thưa giáo sư, -Nét nói tiếp, -giả sử ngay bây giờ thuyền trưởng Nê-mô yêu cầu chúng ta rời khỏi tàu Nau-ti-lúx, ngài có chấp nhận yêu cầu đó không?
-Tôi không biết.
-Nếu Nê-mô nói rằng sẽ không yêu cầu lần thứ hai nữa thì ngài tính sao? Tôi im lặng.
-Anh Công-xây tính sao? Công-xây bình thản trả lời:
-Công-xây thì không có ý kiến gì. Đối với anh ta thì thế nào cũng xong. Anh ta sống độc thân như chủ của anh ta, như bạn của anh ta. Chẳng ai mong đợi anh ta ở quê hương cả. Rất tiếc là trong vấn đề tranh luận này, không thể trông đợi gì ở anh ta được. ở đây chỉ có hai bên là giáo sư và Nét Len thôi. Anh ta sẵn sàng đứng làm trọng tài. Tôi bất giác mỉm cười khi nghe những lời khôi hài của Công-xây. Còn Nét trong thâm tâm chắc rất hài lòng vì đã loại ra được một đối thủ. Nét nói:
-Thưa giáo sư, nếu Công-xây không tham gia cuộc tranh luận này thì chỉ có tôi và ngài giải quyết vấn đề này. Tôi đã nói hết ý kiến và ngài cũng đã nghe hết. Thế bây giờ ngài thấy thế nào? Đành phải có ý kiến dứt khoát vì tôi không chịu nổi sự quanh co:
-ông bạn Nét ạ, tôi xin trả lời thế này. ông nói đúng, những lý lẽ của tôi không có trọng lượng bằng lý lẽ của ông. Thuyền trưởng Nê-mô không bao giờ tự nguyện thả chúng ta, không nên hy vọng gì vào điều đó. Vì bản năng tự vệ mà Nê-mô sẽ không trả lại tự do cho chúng ta. Nhưng cũng chính vì bản năng tự vệ mà khi có thời cơ là ta phải rời bỏ tàu Nau-ti-lúx ngay.
-Ngài nói thật là chí lý!
-Nhưng còn một điều nữa là phải đợi cơ hội thật thuận lợi. Đã hành động là phải thành công. Nếu thất bại là đi đứt! Nê-mô không bao giờ tha thứ cho ta đâu!
-Thưa giáo sư, vâng. Nhưng ý kiến của ngài quá chung chung. Vấn đề là thế này: nếu có thời cơ thuận lợi là phải chộp lấy ngay, phải không ạ?
-Đồng ý. Bây giờ ông hãy nói rõ thế nào là thời cơ thuận lợi.
-Giả sử có một đêm nào đó tối trời, tàu chạy gần bờ biển châu Âu... thời cơ thuận lợi là đó.
-Thế ông định bơi vào bờ à?
-Tất nhiên, tôi sẽ gắng bơi nếu tàu chạy trên mặt biển, còn nếu nó lặn xuống...
-Thì sao?
-Thì tôi sẽ cố chiếm cái xuồng. Tôi biết cách lấy nó rồi. Tên hoa tiêu trong phòng lái sẽ chẳng thấy ta chạy trốn đâu.
-Thế thì ông hãy đợi thời cơ! Nhưng ông chớ quên rằng nếu thất bại là nguy đấy.
-Thưa ngài, tôi sẽ không quên.
-ông Nét, bây giờ ông có muốn nghe ý kiến của tôi về kế hoạch của ông không?
-Xin giáo sư cứ nói.
-Tôi nghĩ rằng
-tôi không nói là "hy vọng rằng"
-sẽ không có thời cơ thuận lợi như vậy đâu.
-Vì sao?
-Vì thuyền trưởng Nê-mô nhìn sự việc rất tỉnh táo và tất nhiên sẽ đề phòng chúng ta, đặc biệt là khi gần bờ biển châu Âu.
-Tôi tán thành ý kiến của giáo sư, -Công-xây nói.
-Rồi xem!
-Nét lắc đầu.
-ông Nét ạ, -tôi nói thêm.
-Chúng ta kết thúc câu chuyện này ở đây. Tuyệt đối không nên nói gì nữa! Hôm nào ông định chạy trốn thì báo trước cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ theo ông. Tôi hoàn toàn trông cậy vào ông.
Thế là kết thúc câu chuyện giữa ba chúng tôi, câu chuyện gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng sau này. Thật đau buồn cho Nét, những sự kiện xảy ra đã khẳng định ý kiến của tôi là đúng. Chẳng biết vì Nê-mô không tin chúng tôi hay vì ông ta tránh gặp các tàu thuyền ở Địa Trung Hải mà tàu Nau-ti-lúx phần lớn chạy ngầm dưới nước và cách xa bờ. Đôi khi tàu chỉ hơi nhô khỏi mặt nước, nhưng thường là lặn xuống khá sâu. Giữa quần đảo Hy Lạp và Tiểu á, tàu lặn xuống hai ngàn mét mà chưa chạm đáy. Tối hôm sau, 14 tháng 2, gặp thuyền trưởng Nê-mô ở phòng khách, tôi cảm thấy ông ta có nhiều điều tư lự không vui. Trái với lệ thường, Nê-mô ra lệnh mở rộng cả hai ô cửa sổ rồi vừa đi đi lại lại giữa hai ô cửa đó vừa chăm chú nhìn vào khoảng nước mênh mông. Việc làm đó có ý nghĩa gì? Thôi mặc ông ta, tôi quay ra nghiên cứu các loài cá đang tung tăng ngoài ô cửa. Tôi đang ngắm nhìn không chán mắt những kỳ quan của đáy biển thì một hiện tượng bỗng làm tôi giật mình. Có một người, một người thợ lặn xuất hiện, lưng đeo túi da. Đó không phải là một cái xác không hồn trôi theo dòng nước mà là một người còn sống đang bơi bằng đôi tay rất khỏe. Thỉnh thoảng anh ta ngoi lên mặt nước để thở rồi lại lặn xuống. Tôi quay về phía thuyền trưởng Nê-mô và kêu lên, xúc động:
-Có người sắp chết đuối! Phải cứu ngay! Phải cứu bằng mọi giá! Nê-mô chạy bổ tới ô cửa. Người đó bơi lại, áp mặt vào tấm kính và nhìn chúng tôi. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy Nê-mô lấy tay ra hiệu cho người đó. Người đó gật đầu trả lời rồi ngoi lên đi mất.
-Giáo sư đừng lo!
-Nê-mô nói.
-Đó là anh Ni-cô-la ở mũi biển Ma-ta-pan, biệt hiệu là "Cá". Anh ta nổi tiếng khắp vùng đảo ấy về tài bơi lặn. Ni-cô-la sống dưới nước nhiều hơn trên cạn! Anh ta thường bơi từ đảo này sang đảo khác.
-Thuyền trưởng biết anh ta ạ?
-Sao tôi lại không biết? Nói đoạn, Nê-mô bước tới chiếc tủ kê bên trái ô cửa. Gần tủ là một cái hòm bịt sắt, trên nắp có tấm biển nhỏ bằng đồng ghi phương châm của tàu Nau-ti-lúx: Mobilis in mobile Không đếm xỉa đến sự có mặt của tôi, Nê-mô mở tủ trong chứa đầy vàng thoi. Thứ kim loại quý đó lấy từ đâu ra? Và sao nhiều vậy? Nê-mô định dùng vàng để làm gì? Tôi chẳng nói một lời và trố mắt nhìn. Nê-mô lấy từng thoi vàng ra rồi xếp ngay ngắn vào hòm tới khi đầy ắp. Theo tôi, số vàng ấy phải nặng hơn một tấn, nói cách khác là bằng khoảng năm triệu phrăng. Nê-mô đậy nắp hòm lại rồi viết địa chỉ hình như bằng tiếng Hy Lạp lên trên. Sau đó, Nê-mô ấn nút điện có dây chạy xuống phòng thủy thủ. Bốn thủy thủ chạy tới và khá vất vả mới khiêng được hòm ra khỏi phòng khách. Thuyền trưởng quay lại hỏi tôi:
-Giáo sư nói gì vậy?
-Thưa thuyền trưởng, tôi chẳng nói gì.
-Thế thì xin chúc ngài ngủ ngon. Nói xong, Nê-mô bước ra khỏi phòng khách. Tôi quay về phòng riêng và cố gắng ngủ. Tôi rất thắc mắc về thái độ của thuyền trưởng. Giữa sự xuất hiện của người thợ lặn và cái hòm chứa đầy vàng có mối quan hệ gì? Một lúc sau, tàu Nau-ti-lúx từ lớp nước sâu nổi lên mặt biển. Tôi thấy tiếng chân lịch kịch trên boong. Người ta đang tháo xuồng ra và hạ xuống nước. Chiếc xuồng khẽ chạm vào thân tàu. Sau đó im lặng hẳn. Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Lại có tiếng chân thình thịch trên boong tàu. Xuồng được kéo lên. Tàu lại lặn. Thế là vàng đã được đưa tới địa chỉ, nhưng cụ thể là tới nơi nào trên lục địa này? Ai là người liên lạc của thuyền trưởng Nê-mô? Hôm sau, tôi trao đổi cảm tưởng đêm vừa rồi với Công-xây và Nét. Họ cũng ngạc nhiên chẳng kém gì tôi.
-Nê-mô lấy ở đâu ra nhiều vàng như vậy?
-Nét hỏi. Biết trả lời thế nào? †n sáng xong, tôi đến phòng khách làm việc. Tôi soạn lại những ghi chép của mình đến năm giờ. Tôi bỗng thấy nóng bức nên bỏ áo ngoài ra. Sao nóng thế này? Tàu đã cách xa vùng nhiệt đới và đang chạy dưới biển sâu, nơi nhiệt độ thấp. Đồng hồ chỉ độ sâu mười tám mét dưới mặt biển. ở độ sâu ấy, dù áp lực nước có tăng cũng chẳng có tác động gì. Tôi tiếp tục làm việc, nhưng nhiệt độ xung quanh tăng lên một cách đáng sợ. Tôi nghĩ bụng:
“Hay là tàu bị cháy?".
Tôi đang định ra khỏi phòng khách thì thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện ở ngưỡng cửa. ông ta bước tới chỗ đặt nhiệt kế, nhìn cột thủy ngân rồi bảo tôi:
-Bốn mươi hai độ!
-Vâng, nóng quá!
-Tôi trả lời.
-Nếu nhiệt độ còn tăng lên nữa thì chúng ta sẽ bị chín nhừ ra.
-Thưa giáo sư, nếu ta không muốn thì nhiệt độ sẽ không tăng nữa.
-Ngài có khả năng điều khiển cả nhiệt độ nữa à?
-Không phải! Nhưng tôi có thể ra khỏi cái lò lửa này.
-Đây là nhiệt độ của môi trường bên ngoài ạ?
-Tất nhiên! Tàu đang chạy trong nước sôi.
-Sao lại thế được!
-Tôi sửng sốt.
-Giáo sư hãy xem đây. ạ cửa ngoài mở ra khiến tôi trông thấy những ngọn sóng trắng xóa nổi lên quanh tàu. Từng đám hơi lưu huỳnh lan ra trong nước sôi sùng sục như trong chảo. Tôi vừa chạm tay vào ô kính thì phải rụt ngay lại vì nó nóng giãy.
-Chúng ta đang ở đâu vậy?
-Tôi hỏi.
-Đang ở quần đảo Xan-tô-rin, -Nê-mô trả lời.
-Tôi muốn để ngài xem núi lửa ngầm. Đó là một hiện tượng kỳ lạ!
-Tôi tưởng quá trình hình thành những đảo mới đã chấm dứt rồi.
-Trong lĩnh vực núi lửa thì quá trình hình thành đó không bao giờ chấm dứt. Ngọn lửa trong lòng đất hoạt động liên tục. Nếu ở Thái Bình Dương san hô có thể tạo nên các lục địa thì ở vùng biển này núi lửa cũng đóng vai trò như vậy. Ngài hãy nhìn xem hoạt động đó ở dưới biển sâu sôi nổi như thế nào! Tôi bước tới ô cửa. Tàu Nau-ti-lúx đứng tại chỗ. Không khí nóng bức khôn tả. Nước từ màu trắng đã chuyển thành màu đỏ. Dù cửa đóng rất kín, hơi lưu huỳnh ngột ngạt vẫn lọt vào phòng khách, và ô ngoài cửa thỉnh thoảng lại bùng lên những ngọn lửa đỏ rực làm mờ cả ánh sáng của chiếc đèn pha. Người tôi đẫm mồ hôi và thiếu không khí để thở. Tôi cảm thấy sắp bị chín nhừ, nên bảo Nê-mô:
-Ta không nên ở lâu trong cái chảo nước sôi này làm gì.
-Vâng, ở mãi đây cũng nguy hiểm, -Nê-mô bình thản trả lời. Theo lệnh Nê-mô, tàu Nau-ti-lúx chạy ngay ra khỏi vùng nước đó. Mười lăm phút sau, tàu nổi lên mặt biển. Chúng tôi được thở hít không khí trong lành một cách thỏa thích. Tôi nghĩ bụng:
“Nếu Nét chọn vùng biển lửa vừa rồi làm nơi bỏ trốn thì chúng tôi chẳng còn ai sống sót". Hôm sau, 16 tháng 2, tàu Nau-ti-lúx vòng qua mũi Ma-ta-pan rồi ra khơi, từ biệt quần đảo Hy Lạp.