watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mao: The Unknown Story-Chương 13 - tác giả Jung Chang và Jon Halliday Jung Chang và Jon Halliday

Jung Chang và Jon Halliday

Chương 13

Tác giả: Jung Chang và Jon Halliday

Tháng 12-1934 đoàn quân di tản "Trường chinh " tới Quý Châu. Và đúng như Tưởng dự đoán, Mao đã nhanh chóng biến từ khách thành chủ nhà. Tưởng liền điều động quân chặn các ngã đường khác mà để ngỏ hướng tiến về Tứ Xuyên. Thế nhưng thực tế đã không diễn ra như Tưởng mong muốn.

Trên đường đi tới Quý Châu Mao đã lôi kéo được hai người, Wang Jia-xiang và Lạc Phủ, vào vòng tay mình trong một âm mưu giành quyền lãnh đạo đảng. Cả ba đi chung với nhau, thông thường là nằm võng. Mao tiết lộ sau này: "Trong cuộc vạn lý Trường chinh , tôi nằm trên võng. Vậy tôi làm gì? Tôi đọc sách". Tại cuộc họp từ ngày 15 đến 17-1-1935 để thảo luận tại sao hồng quân thất bại ở Thụy Kim, Bạc Cổ và Otto Braun (một cán bộ cộng sản người Đức do Liên Xô gửi tới làm cố vấn) bị đổ hết mọi lỗi lầm. Cuộc họp đưa tới quyết nghị sau: Braun bị cách chức, Mao được vào ban bí thư (lúc đó gồm 7 người: Bạc Cổ, Chu Ân Lai, Lạc Phủ, Trần Vân (Trần Thiệu Vũ), Hạng Anh, Vương Minh và Trương Quốc Đào) và Bạc Cổ vẫn được tín nhiệm là nhân vật số 1 của đảng. Dù chỉ sau đó 3 tuần, cùng với Chu và Lạc Phủ, Mao thành công ép Bạc Cổ nhường ghế lãnh đạo đảng cho Lạc Phủ. Để lôi kéo sự hợp tác của Chu, Lạc Phủ (xúi bẩy bởi Mao) viết báo cáo cho Moscow với tựa đề như sau: "Phúc trình về thất bại quân sự của các đồng chí Bạc Cổ, Chu Ân Lai và Otto Braun". Sau khi Chu đồng ý hợp tác với Lạc Phủ và Mao, tên Chu được rút ra.



Cuộc họp ngày 15 đến 17-1 quyết định là tất cả sẽ đi tới Tứ Xuyên, bắt tay với Trương Quốc Đào đang đóng quân ở phía bắc Tứ Xuyên và để nhận viện trợ của Liên Xô vì Tứ Xuyên rất gần với Mông cổ (hiện đang bị Liên Xô chiếm đóng) và Tân cương. Thế nhưng Mao biết rõ là vị thế của Lạc Phủ và Mao trong đảng có thể bị nguy hiểm vì Trương Quốc Đào từng làm Chủ tịch hội nghị đảng lần thứ nhất-1921, Trương Quốc Đào còn là thành viên thường trực của Cộng sản Quốc tế đệ tam, và rất có uy tín với Stalin. Trương Quốc Đào cũng không "hiền", chính hắn đã chủ trì và đích thân tham dự nhiều cuộc thanh trừng tàn khốc.



Thế là thay vì tiến lên phía bắc bắt tay với Trương Quốc Đào, Mao lại quay về nam tấn công quân đội Tưởng đang theo đuôi Mao. Đây là một chuyện làm ngu ngốc, vì quân Tưởng không hề có ý định tấn công Mao. Dĩ nhiên thoạt đầu không ai chịu nghe ý kiến của Mao, nhưng Mao đã có sự dàn xếp sẵn với Chu và Lạc Phủ. Bốn ngàn quân Mao chết và bị thương trong trận này. Tàn quân hối hả làm phao chạy trốn sang bên kia sông Hồng hà, bỏ lại các quân cụ nặng. Trận đánh này gây ra một tổn thất lớn cho hồng quân, nhưng đã cho Mao một lý do chính đáng để không tiến về Tứ Xuyên: không còn sức đề kháng nếu gặp quân Tưởng chặn đầu ở Tứ Xuyên. Sử sách Trung quốc viết là trong trận đánh này Mao đã kịp thời rút quân, cứu hồng quân khỏi bị thiệt hại nặng nề, mà không viết rằng chính Mao là kẻ đã chọn chiến trường.



Trong hai tháng liền sau đó, Tưởng liên tục bỏ bom sau lưng quân Mao để ép quân Mao tiến về Tứ Xuyên, thế nhưng mặc kệ mưa pháo, Mao vẫn cứ dẫn quân tiến về nam, và khi bị pháo nặng quá thì rút chạy về bắc, nhưng rồi sau đó lại quay vòng về nam. Hồng quân liên tục hứng chịu nhiều thiệt hại, cho mãi tới ngày 28-4 thì Mao mới đồng ý tiến về Tứ Xuyên, dưới áp lực của Lâm Bưu, Bành Đức Hoài và Lạc Phủ (dù ông này đã bị Mao mua chuộc). Chính Lâm Bưu đã phải la lên: "Cứ tiếp tục như vầy thì toàn quân sẽ chết hết".



Thế nhưng khi hồng quân tới Hiuli, một tỉnh nhỏ cực nam của Tứ Xuyên, Mao lại ra lệnh đóng quân và vì thế, phải hứng chịu hai mặt trận: bị Tưởng thả bom sau lưng, và bị phải giao chiến với quân đội của lãnh chúa vùng này. Trước sự chống đối mạnh mẽ của Lâm Bưu và Bành, Mao cuối cùng phải nhượng bộ. Hồng quân lại tiếp tục bắc tiến và ngày 25-6 thì Mao gặp mặt Trương Quốc Đào. Tổng cộng Mao đã dẫn quân đi vòng vòng ở Quý Châu 4 tháng, làm chết khoảng 30 ngàn quân, tức là hơn phân nửa số quân đi theo Mao từ Thụy Kim. Đổi lại, Mao không những đã có chân trong bộ chính trị đảng mà còn có sự hậu thuẩn của 3 người trong bộ chính trị: Chu Ân Lai, Lạc Phủ và Trần Vân.



Sách sử TQ sau naỳ còn ghi thêm là ngày 31-5-1935 trước khi gặp được Trương Quốc Đào, Mao có đụng một trận oai hùng với quân Tưởng khi băng cầu qua sông Đại Độ. Những chứng nhân còn sống ở đây thuật lại là không có một cuộc đụng độ nào xảy ra lúc đó.
Mao: The Unknown Story
Lời người dịch:
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Mao chỉ là yêu quái?
Adi Ignatius
Mao đã từng là ông thánh của chúng tôi