Jung Chang và Jon Halliday
Chương 21
Tác giả: Jung Chang và Jon Halliday
Ngày 23-8-1939 Liên xô ký hiệp ước bất tương xâm với Đức quốc xã, và tháng sau hai nước xâm lăng Ba Lan. Rất nhiều người TQ bất bình trước chuyện này và lên án "quỷ dữ" Liên xô, trong số đó có giáo sư Trần Độc Tú, người sáng lập ĐCSTQ. Trong khi Tưởng Giới Thạch lo ngại Liên xô sẽ ký một hiệp ước tương tự với Nhật, và sẽ cùng với Nhật xâm lăng TQ thì ngược lại Mao rất mừng rỡ, cho rằng nếu Liên xô xâm lăng TQ, chắc chắn Mao sẽ được đưa lên cầm quyền chính phủ xô viết do Nga thành lập.
Đối nội Mao tiếp tục chính sách đánh Tưởng thay vì đánh Nhật. Không những thế, Mao còn mượn tay Nhật đánh Tưởng bằng cách cung cấp tin tức tình báo của quân đội Tưởng cho Nhật qua một nhân viên làm ở lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải, tên Pan Hannian. Mao cũng không ngần ngại ký một hiệp ước với Nhật, theo đó quân Nhật được toàn quyền sử dụng đường xe lửa đông bộ TQ, đổi lại Nhật không được tấn công vào quân đội Mao.
Mùa xuân 1940 ở mặt trận phía bắc TQ, hồng quân dưới quyền điều khiển của Chu Đức và Bành Đức Hoài đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô vào quân Nhật. Tưởng Giới Thạch, khi đó là tổng tư lệnh quân đội liên quân Quốc-Cộng, mời Chu Đức về bàn kế hoạch. Trên đường về, Chu Đức ghé Diên An và bị Mao giữ lại ở đây cho tới hết chiến tranh. Người thay thế Chu Đức là Chu Ân Lai. Theo chiến lược của Mao kẻ thù mà hồng quân nên đánh phải là Tưởng chứ không phải Nhật. Trong thời gian này, Mao đã rất nhiều lần đánh điện yêu cầu Stalin đưa quân sang giúp ông đánh Tưởng, nhưng Stalin chỉ giúp tiền bạc và vũ khí.
Tháng 5-1940 cuộc chiến Trung-Nhật càng ngày càng tồi tệ. Nhật bản bắt đầu leo thang chiến tranh bằng cách thả bom thủ đô Trùng Khánh. Tư lệnh quân đoàn 8 của hồng quân, Bành Đức Hoài ban lệnh hành quân, dù không có sự đồng ý của Mao, phá huỷ các đường ray xe lửa vùng bắc bộ TQ, nhằm ngăn cản bước tiến của quân Nhật về Trùng Khánh. Báo chí TQ ca ngợi sự tấn công này là một đòn đánh vào tin đồn là quân đội TQ rạn nứt. Chu Ân Lai vuốt ve Mao là cuộc tấn công này gây tiếng vang tốt cho ĐCS về mặt tuyên truyền. Nhưng Mao thì nổi điên, không phải vì 90 ngàn hồng quân bị thiệt hại khi Nhật phản công mà vì Bành Đức Hoài bất tuân lệnh của ông. Mối hận này Mao để trong lòng cho mãi tới năm1945 Mao mới đòi. Dù sau đó khi thấy trận đánh quả nhiên mang lại tiếng tốt cho ĐCSTQ, thanh niên thi nhau đăng ký quân dịch với ĐCS, thì Mao lại kể công là trận đánh này do lệnh của Mao.
Ngày 16-7-1940 Tưởng Giới Thạch ban lệnh cho quân đoàn 4 (hồng quân) rút ra khỏi vùng Dương tử mà kéo về phía bắc, đóng quân chung với quân đoàn 8. Mục đích của Tưởng là tách rời hai lực lượng Quốc-Cộng, phía bắc thuộc Cộng sản, phía nam thuộc dân quốc. Như thế sẽ tránh được sự tương tàn giữa hai bên cùng người TQ. Nhưng Mao khước từ. Ông ban lệnh cho quân đoàn 4 tấn công vào quân đội Tưởng đầu tháng 8-1940, giết chết 11 ngàn quân cùng hai viên tướng của Tưởng. Theo sự tính toán của Mao, nếu Tưởng trả thù thì sẽ gây ra một cuộc nội chiến, và Liên xô sẽ có đủ lý do để kéo quân vào TQ. Tưởng hoàn toàn không có phản ứng gì. Biết được yếu điểm của Tưởng là e sợ một cuộc nội chiến lan rộng, ngày 7-11-1940 Mao đánh điện cho Quốc tế Cộng sản đệ tam xin 150 ngàn quân viện để chính thức phát động cuộc chiến với Tưởng. Thế nhưng khi đó trong một cuộc tiếp xúc ngầm giữa Liên xô và Nhật để chia đất TQ, Nhật chỉ muốn giao cho Liên xô quản lý vùng Tân Cương và Ngoại Mông, và ba tỉnh phía bắc TQ mà cộng sản đã chiếm được. Điều kiện này không thỏa mãn Stalin, nên Stalin ra lệnh cho Mao án binh bất động, "chỉ được tấn công nếu Tưởng tấn công trước ".
Mao chỉ còn có cách ép buộc Tưởng phải bóp cò trước