watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa chừng xuân-chương 1 - tác giả Khái Hưng Khái Hưng

Khái Hưng

chương 1

Tác giả: Khái Hưng

Một buổi chiều thứ bảy. Trường Bảo hộ đương ở trong cảnh nhộn nhịp. Tiếng giày, tiếng guốc qua sân rất là huyên náo.
Trong những phòng kách nhà trường, cha mẹ học trò ngồi đợi lượt vào phòng ông phó đốc để xin phép cho con ra. Tiếng nói chuyện ồn ào, nào ông hỏi thăm về việc học của con, nào bà mắng con vì bị phải ở lại trong trường. Rồi từng bọn hoặc hai ba, hoặc bốn năm người cùng nhau ra cổng trường gọi xe tay, hay chờ xe điện về phố.
Đứng vơ vẫn bên hàng giậu giăng, một cô thiếu nữ vào trạc mười bảy mười tám, chít khăn ngang vận áo trắng số gấu, chân đi ngơ ngác nhìn sân trường, như muốn vào, nhưng dùng dằng lo sợ. Nước da cô trắng xanh, quầng mắt đen sâu hoắm càng làm tăng vẻ rực rỡ long lanh của hai con ngươi sáng dịu. Trong cái mặt trái Xoan, má hơi hóp, môi khô khan, chỉ có hai con mắt là có vẻ hoạt động khác nào như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Thoáng trông cô, cũng biết cô có điều tư lự.
Người canh cổng thấy cô thập thò ra dáng băn khoăn thì lên tiếng hỏi:
- Chị kia muốn gì?
Cô ấp úng:
- Thưa thầy, tôi... tôi...
Bác canh cổng lại quát:
- Cái gì?
- Thưa thầy... không ạ.
- Không thì đi, chứ đứng đó nhìn gì? Hay lại chờ cậu nào đấy? Guốc với ghiếc!
Cô thiếu nữ xấu hổ lui ra mấy bước rồi lại ngần ngừ dừng lại. Lúc bấy giờ, một cậu học trò độ chín, mười tuổi, đứng sau hàng giậu vẩy cộ Cô rón rén đến gần, mắt lấm lét nhìn người canh cỗng. Qua kẽ giậu, cậu bé nói ra:
- Cô giúp tôi việc này nhé, cô nhé?
Thiếu nữ ngắm cậu bé quần áo lôi thôi, chân tay đầy mực thì đoán chắc rằng không phải con nhà giàu có, bỗng đem lòng thương người có lẽ cùng ở trong một cảnh với mình. Cô dịu dàng hỏi:
- Em muốn chị giúp điều gì vậy?
- Chị làm ơn xin phép cho tôi ra.
Cô buồn rầu:
- Nhưng chị xin phép sao được cho em ra?
- Được, chị cứ nhận tôi là em.
Cô thiếu nữ ngẫm nghĩ:
- Vậy xin phép ở đâu, em?
Cậu bé vui vẻ trỏ tay vào toà nhà bên cạnh cổng:
- Ở phòng giấy ông phó đốc kia kìa.
Cô mỉm cười:
- Nhưng ông phó đốc biết chị nói dối mất.
- Không,mọi khi tôi vẫn nhờ người xin phép như thế đấy.
- Nhưng chị để đại tang, thì nhận em là em thế nào được?
Cô thấy cậu bé có ý buồn rầu thì ôn tồn an ủi:
- Thôi em bằng lòng vậy. Nhưng sao mẹ em không đến xin phép cho em?. Cậu bé trả lời:
- Mẹ tôi chết mất rồi. Còn cha tôi với dì tôi chả bao giờ đến xin phép cho tôi ra.
Thiếu nữ nghe câu trả lời, động lòng thương.
Cậu bé thất vọng, toan quay vào thi cô gọi lại nói:
- Bây giờ chị nhờ em một việc này nhé: Em có biết anh Dương Huy không?
- Không. Anh ấy học lớp nào?
- Học năm thứ ba.
- Cô muốn hỏi anh ấy à? Bảo bác canh cổng bác ấy tìm cho.
- Anh Huy là em chị. Chị muốn xin phép cho phép anh ấy ra.
- Vậy thì chị vào buồng ông phó đốc mà xin phép.
Cậu bé nói xong, cấm cổ chạy vào trong sân trường.
Cô thiếu nữ liền đánh bạo lại gần người canh cổng rồi nói se sẽ:
- Thưa thầy, tôi muốn xin phép cho em tôi ra.
Bác canh cổng gắt:
- Sao ban nãy tôi hỏi lại báo không có việc gì? Vậy vào nhà ông phó đốc kia kìa. Mau lên! Sắp hết giờ rồi.
Cô thiếu nữ mừng quýnh, hấp tấp chạy tới chỗ người canh cổng vừa trỏ. Trong phòng khách không còn ai. Cô nhìn trước nhìn sau sợ hãi, không dám lên tiếng, rồi vơ vẫn đứng ngắm những tranh vẽ treo trên tường. Cô giật mình quay đầu lại, vì vừa nghe tiếng giày ở sau lưng. Một người thư ký hất hàm hỏi:
- Đến có việc gì?
Cô cất giọng run run, sẽ đáp lại:
- Bẩm thầu, tôi đến xin phép cho em Huy.
- Cậu Huy học lớp nào?
- Bẩm năm thứ ba.
- Cô là ai?
- Bẩm thầy tôi là, Dương thị Mai.
Thầy thư ký mỉm cười:
- Không, tôi không cần biết tên tuổi cô, tôi chỉ hỏi cô là bà con gì với cậu Huy mà đến xin phép cho cậu ấy?
- Bẩm thầy, tôi là chị.
- Vậy cô vào đây.
Thầy thư ký đưa Mai vào buồng bên cạnh trỏ ghế bảo ngồi đợi. Ông phó đốc đương viết ở bàn giấy, nghe tiếng thì thào liền ngẩng đẩu lên hổi thầy thư kí. Mai đứng đăm đăm nhìn hai người nói chuyện nhỏ với nhau bằng tiếng Pháp, trong lòng chỉ ngay ngáy không xin phép được. Bỗng thấy thầy ký gọi Mai lại bảo:
- Quan phó đốc truyền đáng lẽ Dưong Huy bị đuổi rồi vì chưa trả tiền ăn tháng giêng và tháng hai, tuy đã gửi hai lần giấy đòi, nhưng quan lớn thương Huy là học trò giỏi trong lớp nên còn dung thứ chọ Vậy thế nào từ nay đến cuối tháng cũng phải đem nộp tiền đến trả.
Mai ấp úng:
- Bẩm quan lớn thương tình chúng con mồ côi cha mẹ.
- Nhà nước đã miễn cho học phí còn kêu gì nữa! Vậy cô có đem tiền ăn nộp cho cậu Huy đấy không.
- Bẩm quan lớn con xin khất đến cuối tháng.
- Ấy, sai hẹn thì em cô thể nào cũng bị đuổi đấy nhé, hiểu chưa?
- Xin vâng.
- Thế bây giờ cô xin phép cho cậu Huy ra chứ?
- Vâng.
- Sao người thay mặt cha mẹ cậu Huy không đến?
Mai lo sợ, run lập cập không nói ra lời. Ông phó đốc trông thấy, lấy làm thương hại, bảo thầy thư ký:
- Thôi, cho phép người ta.
Thầy thư ký liền quay lại bảo Mai:
- Quan lớn cho phép đấy.
Mai mừng chảy nước mắt, chấp tay vái dài, rồi theo thầy thư ký ra phòng khách. Thầy ra sân báo một anh thợ giấy tìm Dương Huy.
Mười phút sau, môt cậu trẻ tuổi vào phòng, y phục và tướng mạo từa tựa giống Mai. Nhất là cặp mắt sáng quắc của hai người thực hệt như đúc, khiến ai mới thoạt trông cũng biết ngay hai người thiếu niên ấy là chị em ruột. Gặp chị Huy mừng quýnh vội kêu:
- Chị!
Mai cũng chạy lại:
- Em!
Rồi hai người đứng sững như nghẹn lời, hai cặp mắt nhìn nhau, nhỏ lệ. Huy cười gượng bảo chị.
- Xa xôi thế mà chị cũng về thăm em được.
- Chị về...
Mai chỉ ứa hai đòng nước mắt không nói nên lời. Huy an ủi chị:
- Chị chả nên buồn, ở trên đời em có chị, chị có em, không đủ vui sao?
Mai mỉm cười:
- Không, chị có buồn đâu, chị gặp em, chị mừng quá, chị sung sướng quá. Chị về xin phép cho em ra chơi nhà bác...
Mai nói luôn như để giấu sự cảm động, giấu sự ưu phiền:
- Vậy em đi thay quần áo để ra phố với chị.
- Chị đã...
Huy không dám nói dứt câu. Nhưng Mai trả lời luôn, như đoán được tư tưởng của em:
- Đã, chị nộp tiền ăn cho em rồi.
Huy có ý không tin:
- Sao chị có tiền? Hay chị lại vay đằng bác Phán đấy?
- Không mà.
- Chị cứ giấu em mãi. Chị còn làm gi ra tiền. Còn như nhờ vào bác Phán thì em không muốn. Bác lương tháng có bảy tám chục mà các anh chị thì đông. Mình chả nên quấy quá. Vả ta lại phải biết lập thân chứ cứ nương tựa vào họ hàng thân thích thì em lấy làm xấu hổ lắm.
- Nhưng chị có nhờ ai đâu?
Mà nào có trông cậy vào ai được đâu mà hòng nhờ! Chị không nhớ ngày mẹ mất, bác Phán có giúp đỡ được đồng nào. Lại suốt một năm thầy ốm trước khi qua đời thì họ hàng đã cưu mang cho được một xu nhỏ.
- Em kể lể lôi thôi lắm.
- Không phải em lôi thôi, em chỉ cốt can chị đừng tưởng nhớ đến sự nhờ vả bác Phán làm gì. Em học được thế này cũng đã may mắn cho em lắm rồi, mà có lẽ em cũng đủ chữ nghĩa đi kiếm tiền để nuôi chị, nuôi em. Chị em ta chỉ nên tự lấp lấy thân là hơn.
- Không được. Em nghĩ thế thì nhầm to, khi thầy lâm chung, thầy dối dăng những gì em còn nhớ không?
Câu hỏi của chị như gợi sự đau đớn ở trong lòng Huy, như vẽ ra một bức tranh bi thảm.
Hồi đó về cuối thụ Cụ Tú Lãm nằm ở giường bệnh gầy xọp chỉ còn nắm xương da bọc. Nhất là bộ mặt hốc hác, mắt sâu hoắm, má lõm xuống chẳng khác gì một cái đầu lâu.
Đêm khuya, gió lạnh vù vù thổi lọt qua khe cửa bức màn. Ngọn đèn dầu hỏa chiếu ánh sáng rung rinh lờ mờ vào những đôi câu đói sơn đen, sơn đỏ treo ở cột, ở tường. Sau bức màn che trắng, bài vị bà Tú đặt trên cái ngai sơn son thiếp vàng. Trên bàn thờ bộ thất sự bằng đồng trông ẩn lộ như trong tấm hình chụp không được rõ.
Cạnh chiếc hoa? lò than xoan đỏ ối, lách cách nổ liên thanh. Mai quì bên giường hai tay nắm bàn tay khô khan của cha già, như cố giữ người ốm lại không cho rời sang thế giới bên kia. Còn Huy thì ngồi ở cái ghế gỗ bưng mặt khóc, thỉnh thoảng lại gọi:
- Chị Ơi, thầy có việc gì không, chị?
Mai cũng nức nỡ khóc không trả lời.
Cụ Tú hơi thở chỉ còn thoi thóp, dùng hết sức thừa nắm chặt lấy tay con gái. Mai biết rằng cụ muốn dặn một lời cuối cùng, liền ghé lại gần hỏi:
- Thua cha, cha dạy con điều gì?
Huy cũng làm theo chị, đứng dậy cúi đầu sát mặt người sắp từ trần, để nhận lấy những lời giáo huấn tối hậu. Cụ Tú sẽ động môi thì thầm:
- Lẽ tất nhiên, ai cũng phải chết. Các con không nên buồn. Lúc nào cũng phải vui thì mới đủ can đảm, đủ nghị lực mà sống ở đời. Hai con nên theo gưong chạ Cha vui đến giờ cuối cùng. Cha hy vọng thế nào các con cũng làm vẻ vang cha, cho linh hồn cha ở nơi chín suối. Cha hy vọng thế nào em Huy cũng được thành tài và trở nên một người hữu dụng cho xã hội. Cha mất đi còn của cải gì để lại cho hai con. Cha chỉ có ba thứ gia bảo này ông cha để lại cho cha, nay cha truyền lại cho hai con mà thôi. Là giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch, và đem hết nghị lực ra làm việc.
Sức cụ Tú chỉ còn được đến thế. Nói dứt mấy câu tâm phúc, cụ thiêm thiếp dần dần.
Bên ngoài, gió vẫn thổi vù vù, hạt mưa lốp đốp trên mái ngói. Văng vẳng xóm xa tiếng chó sủa đêm...
Trong khoảng mấy giây đồng hồ cái mẩu đời dĩ vãng chạy qua trí nhớ Huy như bức tranh in loáng trên tấm kính ảnh.
Cậu đứng ngẫm nghĩ. Tiếng chị nhắc lại câu hỏi khiến cậu giật mình ngơ ngác.
- Em còn nhớ không?
Huy se sẽ trả lời:
- Em nhớ... Em nhớ lắm. Em nhớ nên em quả quyết đem hết nghị lực ra làm việc.
- Nghĩa là bây giờ em phải học đã.
Huy thở dài:
- Học? Nhưng tiền?
Mai gượng cười nói cứng cáp:
- Tiền, đã có chị, em đừng lo.
Mai buột mồm nói ra câu đó, rồi chính Mai lại lấy làm lọ Huy như hiểu thấy được ý tưởng của chị, mỉm cười bảo Mai:
- Chị làm như chị có tài quỉ thuật hoá phép ra tiền được. Đồn mấy năm thấy bán buôn thua lỗ, lại còn tiền thang, vườn ruộng khánh kiệt, của cải khánh kiệt chị giấu sao được em?
- Hết vườn ruộng thì ta bán nhà để kiếm ít vốn buôn. Làm gì lại không đủ tiền cho em ăn học. Em cứ yên tâm.
Huy vội gạt:
- Không được chị ạ. Chị cứ để em thôi học ra xin việc làm ở các nhà buôn còn hơn. Em không muốn vì em mà chị phải ngược xuôi vất vả.
Mai cười:
- Thế thì em nhầm: chị chỉ muốn vì em đem hết nghị lực ra làm việc như lời thầy dạy đấy thôi.
Lúc bấy giờ có tiếng kẹt cửa. Thầy thư ký ở buồng phó đốc bước vào. Hai chị em cùng quay lại, thầy thư ký cất giọng gắt:
- Chưa về còn đứng đó làm gì thế?
Hai chị em ra đến cổng trường. Huy ngần ngừ bảo chị:
- Hay chị để em ở trong trường thôi.
Mai buồn rầu nhìn em nói:
- Mấy khi chị về thăm em được. Em chịu khó một tí.
Huy có dáng nghĩ ngợi:
- Vâng thì em ra. Lâu nay em không gặp chị, em nhớ lắm. Em chỉ ước ao được cùng chị nói chuyện thực lâu để ôn lại cái thời còn nhỏ của chúng ta khi xưa, khi còn thầy còn me...
Mai nhìn, cặp mi hơi cau, như muốn bảo em đừng nhắc tới câu chuyện buồn làm gì. Huy nói luôn:
- Nhưng em chỉ sơ...
Thấy Huy ngần ngại không nói dứt câu. Mai tươi cười hỏi:
- Em có điều gì?
- Trông các anh chị ấy, em ngượng lắm.
- Việc gì mà em ngượng. Bác Phán đối với thầy tuy là một người anh họ, nhưng chị coi cách cư xử đối với chị em ta cũng cần lắm, chỉ vì chả được giàu có gì, nên bác không giúp đỡ được chị em ta trong khi túng bần đó thôi.
Hai chị em đi bên cạnh nhau trên con đường Quan Thánh, nét mặt rầu rầu. Nước da trắng xanh phản chiếu màu lá xanh của rặng sấu bên đường lại càng xanh, lại càng lộ vẻ gầy yếu của đôi khổ mặt xương. Huy nhìn chị, có ý lo ngại:
- Chị độ này gầy lắm.
Mai cười:
- Thì em cũng chẳng béo với ai! Chị tuy gầy nhưng chị còn hơn em. Ai lại con giai mà mới đi một quãng đường đã thở hồng hộc.
Huy có lẽ cốt để chị khỏi buồn nên tươi cười nói:
- Không chị ạ, em vẫn khoẻ đấy, chỉ vì sáng nay em uống thuốc tẩy nên hơi mệt đó thôi. Đến mai, em lại mạnh như thường.
Mai sợ hãi, vội hỏi:
- Giời ơi! Sao em phải tẩy thế? Có việc gì không?
- Khổ? Hơi một tí thì chị sợ cuống lên. Người ta tẩy là thường chứ.
Rồi nói lảng sang chuyện khác, Huy trỏ hồ Tây bảo chị.
- Chị trông cảnh hồ Tây lúc mặt trời lặn có đẹp không kia.
Mai sực nghĩ ra câu chuyện được nghe từ ngày còn nhỏ, nhìn hồ hỏi em:
- Có phải hồ này ăn sang bên Tàu không em?
Huy cười:
- Ngày xưa thì nó an sang bên Tàu thực đấy chị ạ, nhưng bây giờ có con đê Yên Phụ ngăn nó với sông Nhị Hà thì nó không ăn sang bên Tàu nữa.
- Nàp chị có biết đâu! Chị thấy người ta kể chuyện. Đức Khổng Minh Không sang Tàu lấy đồng ở kho về đúc cái chuông khổng lồ. Khi đánh chuông, con hươu vàng nó tưởng mẹ nó gọi, nó chạy sang tạ Rồi đến đây khi trước lá rừng, nó tìm kiếm mẹ nó không thấy, liền phá phách trũng xuống thành hồ.
- Huy bản tính không ưa những sự huyền hoặc. Hễ nghe ai kể những câu chuyện hoang đường thì bao giờ cũng cười vang, cũng chế riễu. Thế mà lần này, nghe câu chuyện hươu vàng của chị, cậu không những không cười mà lại còn lắng tai, chú ý, và có vẻ cảm động lắm. Cậu lờ đờ đưa mắt nhìn quanh hồ một vòng như theo lối đi của con hươu mất mẹ, rồi khôi hài bảo Mai:
- Vì nó không có chị.
Mai không hiểu, ngơ ngác hỏi:
- Em nói ai?
- Em nói con hươu vàng của chị Nếu nó còn chị Ở trên đời thì chẳng phải chạy đến tận nơi chân trời để tìm mẹ nó có lẽ đã chết rồi.
Câu nói của Huy khiến Mai sung sướng chảy nước mắt, đứng đâm đâm nhìn em cười mà không nói.
Huy thấy Mai cười thì cũng cười, rồi bảo chị.
- Ta đứng chờ xe điện, chị ạ.
- Chúng ta đi bộ có hơn không em? Đỡ được một hào mà lại khỏe người. Ban nãy từ nhà bác Phán lên trường, chị cũng đi bộ đấy.
- Trời ơi! Chị đi bộ từ phố chợ Hôm lên trường. Sao chị biết đường?.
- Bác Phán bảo cứ theo đường xe điện mà đi.
Huy nghe chị nói lấy làm thương, ngỡ rằng chị trong túi dễ không còn xu nào để đi xe. Cậu liền giả vờ kêu mệt không đi được nữa và nói với chị hãy dừng chân ngồi nghỉ ở tam quan đến Trấn Võ. Vẻ lo sợ lộ trên nét mặt Mai. Cô buồn rầu bảo em:
- Có lẽ em phải uống thuốc bổ mới được.
Huy hối hận rằng đã làm chị kinh hãi, liền cười sặc sụa rồi an ủi chị:
- Em đùa đấy! Em không mệt mà cũng không sao cả. Chỉ vì em giàu lắm, nên muốn thết chị một cái vé xe điện đó thôi.
- Em làm gì mà giàu thế?
- Em chả làm gì cả, nhưng em vừa có đồng bạc.
- Ai cho em đây?
- Một người bạn nghèo hơn chị em mình.
Mai có ý không bằng lòng:
- Sao em lại thế? Đến bác Phán em còn chả muốn nhờ, mà nay lại nhận tiền của một người bạn nghèo.
- Vâng, chị mắng em rất phải. Nhưng hãy để em kể đầu đuôi câu chuyện cho chị nghe đã nào! Trong lớp em có một anh tên là Trọng. Anh nghèo nhưng không phải vì nghèo mà không ai thèm chơi với anh. Họ xa anh chỉ vì anh là con nhà hèn hạ. Cha mẹ anh làm nghề bán hàng rong.
- Đấy em coi, bán hàng rong mà cũng đủ tiền nuôi con đi học đấy!
- Thưa chị, bán hàng rong thì tất nhiên là nuôi thân cũng chẳng xong... Người chị tốt lắm, thương Trọng, yêu quý Trọng như một người mẹ âu yếm con. Thứ năm chủ nhật nào cũng mang quà bánh vào thăm em. Mà thương hại! Lần nào vào thăm em cũng lén lút như kẻ cắp, không dám để ai biết, ấy chỉ vì người chị mà anh em bạn học không ai thèm chơi với Trọng.
Mai cảm động:
- Khốn nạn? Sao thế em?
- Vì chị Diên, tên chị ấy là Diên, vì chị Diên làm... Huy ngập ngừng không nói được dứt câu, như không tìm được, hay không dám nói đến tên cái nghề mà Diên đương lăn lóc để kiếm tiền nuôi em ăn học, Mai đưa vạt áo lên lau nước mắt, trả lời em:
- Thôi! Chị hiểu rồi. Chị chỉ biết cô Diên là một người đáng thương.
- Mà thực tế, chị ạ, chị ấy tốt lắm, không những thương Trọng, mà còn đem lòng thương chung cả những người khốn khổ ở trên đời... Em vẫn ái ngại cho chị ấy là người thông minh, có nhan sắc mà sao lại bị sa vào cái cảnh bùn lầy như vậy. Lần nào chị ấy vào thăm Trọng. Trọng cũng rủ em đến cùng ngồi nói chuyện. Có lần chị Diên chẳng giấu giếm, kể cho em nghe hết những nỗi khổ sở của một đời giang hồ. Chị ấy mến em lắm, còn em thì đối với chị ấy bao giờ cũng chỉ có những lời an ủi.
Mai có dáng nghĩ ngợi, lo lắng:
- Thế năm nay cô Diên bao nhiêu tuổi?
- Năm nay chị ấy đã ngoài ba mươi, nhưng trang điểm vào trông còn trẻ lắm. Thứ năm trước, chị ấy hớn hở vui cười, vào thăm Trọng, em nói đùa: "Hôm nay trông chị trẻ như con gái mười tám". Chị ấy cũng cười nói đùa lại: "Thế mà chị băm hai rồi đấy!" Chị Diên nói buông lời thì buồn rầu xin lỗi em ngay: "Chết chửa! Cậu tha thứ cho tôi nhé. Lắm lúc tôi điên rồ cứ coi cậu như em Trọng". Em cười đáp lại: "Thì chị là chị anh Trọng cũng như chị em chứ gì!" Câu trả lời của em kihến chị Diên rơm rớm nước mắt thở dài. Chắc chị ấy tưởng đến lòng khinh bỉ của bọn anh em bạn học anh Trọng đối với chị em ấy hẳn. Rồi chị ấy mở ví đưa cho Trọng và em mỗi người một đồng bạc, nói để lấy tiền ăn quà. Em từ chối thế nào cũng không được. Lại thêm Trọng cứ nằn nì nói mãi, nên em nể lời phải nhận cho chị em chị ấy vui lòng. Và xưa kia, em giúp Trọng như thế là thương.
Mai ngồi nghe câu chuyện cảm động không nói.
Buổi chiều mùa xuân hạt mưa lấm tấm, bao phủ hồ Tây bát ngát mênh mông. Con thuyền nan của khách chơi xuân rập rờn trên mặt nước. Cơn gió may thoảng đưa, mấy chiếc lá vàng rơi lác đác. Mai ngước mắt nhìn lên, búp xuân non mơn mớn đầy cành. Cái cảm tưởng về xuân dịu dàng êm ái, khiến Mai hé cặp môi tươi thắm, mỉm cười với xuân, trong lòng chứa chan hy vọng.
Mấy tiếng "keng... keng" gọi khách của xe điện.. Mai giật mình. Giấc mộng tan, mà hy vọng cũng tan... Hai chị em cùng lên xe về nhà.
Về đến nhà ông Phán Hai thì gặp giữa lúc ông bà đương có khách. Chị em Huy ra chào, ông bà chỉ sẽ gật rồi lạnh lùng bảo vào nhà trong. Cái tính lãnh đạm của ông Phán, Huy cho là một tính tự nhiên, nên cũng không cho là bị hất hủi, cậu vui cười vái chào một lần nữa, rồi cùng chị vào nhà trong.
Ngồi chung quanh một cái bàn vuông năm người, ba cô con gái suýt soát tuổi Mai và hai cậu con trai nhỏ vừa bắt đầu ăn cơm. Nhác thấy chị em Mai, cô Liên, cô lớn nhất đặt đũa xuống bàn, chào.
- Kìa, cậu Huy đã ở trường ra. Chúng tôi chờ mãi!
Huy tươi cười:
- Mời các chị, các anh xơi cơm đi. Hai bác chưa xơi cơm à?
- Hai bác còn chờ ăn cơm với khách.
Liên đứng dậy gọi sen lấy thêm bát đũa, mời Mai và Huy cùng ngồi ăn. Hai chị em chỉ ăn cho xong bữa, chứ chẳng chuyện trò gì, vì hình như có một làn không khí lãnh đạm đương bao bọc lấy cái bàn, Mai ngắm ba chị em con ông Phán từ cử chỉ cho chí ngôn ngữ đối với mình không có chút thần mật, nên họ hỏi câu nào chị trả lời cho qua quýt mà thôi. Còn Huy thì bản tính vẫn vui đùa đấy, nhưng lần này trí nghĩ bận loay hoay đến vấn đề tiền học nên cậu có vẻ tư lự phiền muộn.
Đêm hôm ấy ở nhà ngoài, chủ khách đánh đổ tôm. Ở nhà trong mọi người đều đã yên giấc, trừ chỉ Mai là còn thức. Hai chị em xa cách nhau lâu ngày, có biết bao chuyện kể cho nhau nghe, hết chuyện dĩ vãng, đến chuyện hiện tại sang chuyện tương lai. Luôn luôn những tính tình và cảm tưởng buồn, vui kế tiếp nhau xô đẩy nhau ở trong tâm trí hai người. Nhưng đối với cái tuổi thiếu niên chứa chan hy vọng, lại thêm có sức tưởng tượng rất dễ dàng, thì con đường tương lai chỉ là một con đường trong vườn hoa tươi thắm dưới ánh sáng trong trẻo trời xuân. Nên cái vui bao giờ cũng thắng nổi cái buồn.
Có lúc hai chị em ngồi yên lặng cùng mỉm cười trong đêm tối. Cái hạnh phúc vẩn vơ, mơ màng hình như đương làm rung động hai tấm lòng son mà không ai có thể nói cho ai biết, không ai có thể tả cho ai hay, không ai dám cất tiếng, sợ cái hạnh phúc đương âm thầm trong tâm trí nó vụt bay đi mất, nó bay vụt vào cảnh mộng, như con chim vành khuyên thấy tiếng động bay ẩn vào trong bụi rậm um tùm.
Vì chính lúc ấy Mai đương mơ mộng... Mai thấy em thi đậu... nổi tiếng giàu có sang trọng... Còn Mai? Nào Mai có kịp tưởng đến Mai... Mai chỉ có cái cảm giác lờ mờ rằng suốt đời Mai được ở bên cạnh em, săn sóc trông nom em như một người vú già...
Mai nghĩ đến chữ "già" thì Mai lại mỉm cười vơ vẫn. Không! Mai không già... Mai trẻ lắm... mới mười chín cái xuân xanh... Mai cũng biết Mai trẻ, Mai đẹp... chỉ ngẩm cái nét đẹp khinh khỉnh của mấy chị em con bác Phán, Mai cũng đủ hiểu rằng Mai đẹp... Mai lại nhớ ở trên xe hoả, có một công tử vận tây đã lưu ý đến Mai, làm Mai phải bẽn lẽn cúi mặt.
- Chị!
Tiếng Huy gọi khiến Mai tỉnh choàng giấc mộng.
- Em bảo gì?
- Chị cứ để em thôi học, đi kiếm việc...
- Không được. Nhất định chị không để em bỏ học. Chị đã suy tính đâu ra đấy cả rồi, chị về bán nhà và đất ở, thế nào cũng được ít ra là bốn năm trăm. Rồi chị em thuê cái nhà nhỏ ở trong làng Bưởi, chị đã hỏi thăm rồi, chỉ độ ba đồng một tháng thôi. Em đi học còn chị, chị tìm cách buôn bán, hoặc bán rau, bán đậu, hoặc bán hoa quả. Như thế, không những đủ chi dụng mà lại có tiền để dành nữa kia.
Huy tươi cười đáp lại:
- Chị nghĩ thế, em lại nghĩ khác. Sang năm hết trở, thế nào bên cụ Chánh...
Mai cười ngặt nghẽo khiến cô Liên thức giấc chép miệng thở dài, càu nhàu, rồi Mai thì thầm với Huy:
- Em ơi, con ông Chánh đã lấy con ông Hàn làng Yên Ninh rồi. Chứ chị mồ côi, mồ cút lại nghèo nàn thế này thì ai thèm lấy. Huy có dáng bực tức:
- Thế ra họ bội hôn, bội ước rồi đấy!
- Em coi đó, giời cũng giúp cho giấc mộng của chị được thành sự thật nhé.
Mai ngầm nghĩ một lát, lại nói:
- Chị cũng biết bán nhà đi thế là làm mất chỗ thờ phượng cha mẹ, nhưng sau này em làm nên, về chuộc lại, lo gì. Và dưới suối vàng, cha mẹ cũng hiểu thấu nỗi lòng cho chị em ta.
Huy cho rằng những lẽ chị không được ổn thoả, nhưng biết lòng chị đương đau đớn vì nhiều uất ức, nên thương hại không dám cãi lý nữa, chỉ yên tĩnh ngồi nghe, như đứa con ngoan ngoãn ngồi nghe lời mẹ dạy.
Đồng hồ trên tường dè dè buông hai tiếng. Huy giật mình buồn rầu nghĩ tới thời gian hiện tại, dịu dàng bảo chị:
- Thôi, tùy chị tự ý định liệu. Chị làm thế nào cho chúng ta có thể không bước chân tới nhà bác Phán nữa là hơn hết.
- Chị cũng tưởng thế. Nhưng bây giờ khuya rồi em đi nghỉ thôi.
Huy liền từ biệt chị, ra ngủ ở nhà ngoài.



Một buổi chiều thứ bảy. Trường Bảo hộ đương ở trong cảnh nhộn nhịp. Tiếng giày, tiếng guốc qua sân rất là huyên náo.

Trong những phòng kách nhà trường, cha mẹ học trò ngồi đợi lượt vào phòng ông phó đốc để xin phép cho con ra. Tiếng nói chuyện ồn ào, nào ông hỏi thăm về việc học của con, nào bà mắng con vì bị phải ở lại trong trường. Rồi từng bọn hoặc hai ba, hoặc bốn năm người cùng nhau ra cổng trường gọi xe tay, hay chờ xe điện về phố.

Đứng vơ vẫn bên hàng giậu giăng, một cô thiếu nữ vào trạc mười bảy mười tám, chít khăn ngang vận áo trắng số gấu, chân đi ngơ ngác nhìn sân trường, như muốn vào, nhưng dùng dằng lo sợ. Nước da cô trắng xanh, quầng mắt đen sâu hoắm càng làm tăng vẻ rực rỡ long lanh của hai con ngươi sáng dịu. Trong cái mặt trái Xoan, má hơi hóp, môi khô khan, chỉ có hai con mắt là có vẻ hoạt động khác nào như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Thoáng trông cô, cũng biết cô có điều tư lự.

Người canh cổng thấy cô thập thò ra dáng băn khoăn thì lên tiếng hỏi:

- Chị kia muốn gì?

Cô ấp úng:

- Thưa thầy, tôi... tôi...

Bác canh cổng lại quát:

- Cái gì?

- Thưa thầy... không ạ.

- Không thì đi, chứ đứng đó nhìn gì? Hay lại chờ cậu nào đấy? Guốc với ghiếc!

Cô thiếu nữ xấu hổ lui ra mấy bước rồi lại ngần ngừ dừng lại. Lúc bấy giờ, một cậu học trò độ chín, mười tuổi, đứng sau hàng giậu vẩy cộ Cô rón rén đến gần, mắt lấm lét nhìn người canh cỗng. Qua kẽ giậu, cậu bé nói ra:

- Cô giúp tôi việc này nhé, cô nhé?

Thiếu nữ ngắm cậu bé quần áo lôi thôi, chân tay đầy mực thì đoán chắc rằng không phải con nhà giàu có, bỗng đem lòng thương người có lẽ cùng ở trong một cảnh với mình. Cô dịu dàng hỏi:

- Em muốn chị giúp điều gì vậy?

- Chị làm ơn xin phép cho tôi ra.

Cô buồn rầu:

- Nhưng chị xin phép sao được cho em ra?

- Được, chị cứ nhận tôi là em.

Cô thiếu nữ ngẫm nghĩ:

- Vậy xin phép ở đâu, em?

Cậu bé vui vẻ trỏ tay vào toà nhà bên cạnh cổng:

- Ở phòng giấy ông phó đốc kia kìa.

Cô mỉm cười:

- Nhưng ông phó đốc biết chị nói dối mất.

- Không,mọi khi tôi vẫn nhờ người xin phép như thế đấy.

- Nhưng chị để đại tang, thì nhận em là em thế nào được?

Cô thấy cậu bé có ý buồn rầu thì ôn tồn an ủi:

- Thôi em bằng lòng vậy. Nhưng sao mẹ em không đến xin phép cho em?. Cậu bé trả lời:

- Mẹ tôi chết mất rồi. Còn cha tôi với dì tôi chả bao giờ đến xin phép cho tôi ra.

Thiếu nữ nghe câu trả lời, động lòng thương.

Cậu bé thất vọng, toan quay vào thi cô gọi lại nói:

- Bây giờ chị nhờ em một việc này nhé: Em có biết anh Dương Huy không?

- Không. Anh ấy học lớp nào?

- Học năm thứ ba.

- Cô muốn hỏi anh ấy à? Bảo bác canh cổng bác ấy tìm cho.

- Anh Huy là em chị. Chị muốn xin phép cho phép anh ấy ra.

- Vậy thì chị vào buồng ông phó đốc mà xin phép.

Cậu bé nói xong, cấm cổ chạy vào trong sân trường.

Cô thiếu nữ liền đánh bạo lại gần người canh cổng rồi nói se sẽ:

- Thưa thầy, tôi muốn xin phép cho em tôi ra.

Bác canh cổng gắt:

- Sao ban nãy tôi hỏi lại báo không có việc gì? Vậy vào nhà ông phó đốc kia kìa. Mau lên! Sắp hết giờ rồi.

Cô thiếu nữ mừng quýnh, hấp tấp chạy tới chỗ người canh cổng vừa trỏ. Trong phòng khách không còn ai. Cô nhìn trước nhìn sau sợ hãi, không dám lên tiếng, rồi vơ vẫn đứng ngắm những tranh vẽ treo trên tường. Cô giật mình quay đầu lại, vì vừa nghe tiếng giày ở sau lưng. Một người thư ký hất hàm hỏi:

- Đến có việc gì?

Cô cất giọng run run, sẽ đáp lại:

- Bẩm thầu, tôi đến xin phép cho em Huy.

- Cậu Huy học lớp nào?

- Bẩm năm thứ ba.

- Cô là ai?

- Bẩm thầy tôi là, Dương thị Mai.

Thầy thư ký mỉm cười:

- Không, tôi không cần biết tên tuổi cô, tôi chỉ hỏi cô là bà con gì với cậu Huy mà đến xin phép cho cậu ấy?

- Bẩm thầy, tôi là chị.

- Vậy cô vào đây.

Thầy thư ký đưa Mai vào buồng bên cạnh trỏ ghế bảo ngồi đợi. Ông phó đốc đương viết ở bàn giấy, nghe tiếng thì thào liền ngẩng đẩu lên hổi thầy thư kí. Mai đứng đăm đăm nhìn hai người nói chuyện nhỏ với nhau bằng tiếng Pháp, trong lòng chỉ ngay ngáy không xin phép được. Bỗng thấy thầy ký gọi Mai lại bảo:

- Quan phó đốc truyền đáng lẽ Dưong Huy bị đuổi rồi vì chưa trả tiền ăn tháng giêng và tháng hai, tuy đã gửi hai lần giấy đòi, nhưng quan lớn thương Huy là học trò giỏi trong lớp nên còn dung thứ chọ Vậy thế nào từ nay đến cuối tháng cũng phải đem nộp tiền đến trả.

Mai ấp úng:

- Bẩm quan lớn thương tình chúng con mồ côi cha mẹ.

- Nhà nước đã miễn cho học phí còn kêu gì nữa! Vậy cô có đem tiền ăn nộp cho cậu Huy đấy không.

- Bẩm quan lớn con xin khất đến cuối tháng.

- Ấy, sai hẹn thì em cô thể nào cũng bị đuổi đấy nhé, hiểu chưa?

- Xin vâng.

- Thế bây giờ cô xin phép cho cậu Huy ra chứ?

- Vâng.

- Sao người thay mặt cha mẹ cậu Huy không đến?

Mai lo sợ, run lập cập không nói ra lời. Ông phó đốc trông thấy, lấy làm thương hại, bảo thầy thư ký:

- Thôi, cho phép người ta.

Thầy thư ký liền quay lại bảo Mai:

- Quan lớn cho phép đấy.

Mai mừng chảy nước mắt, chấp tay vái dài, rồi theo thầy thư ký ra phòng khách. Thầy ra sân báo một anh thợ giấy tìm Dương Huy.

Mười phút sau, môt cậu trẻ tuổi vào phòng, y phục và tướng mạo từa tựa giống Mai. Nhất là cặp mắt sáng quắc của hai người thực hệt như đúc, khiến ai mới thoạt trông cũng biết ngay hai người thiếu niên ấy là chị em ruột. Gặp chị Huy mừng quýnh vội kêu:

- Chị!

Mai cũng chạy lại:

- Em!

Rồi hai người đứng sững như nghẹn lời, hai cặp mắt nhìn nhau, nhỏ lệ. Huy cười gượng bảo chị.

- Xa xôi thế mà chị cũng về thăm em được.

- Chị về...

Mai chỉ ứa hai đòng nước mắt không nói nên lời. Huy an ủi chị:

- Chị chả nên buồn, ở trên đời em có chị, chị có em, không đủ vui sao?

Mai mỉm cười:

- Không, chị có buồn đâu, chị gặp em, chị mừng quá, chị sung sướng quá. Chị về xin phép cho em ra chơi nhà bác...

Mai nói luôn như để giấu sự cảm động, giấu sự ưu phiền:

- Vậy em đi thay quần áo để ra phố với chị.

- Chị đã...

Huy không dám nói dứt câu. Nhưng Mai trả lời luôn, như đoán được tư tưởng của em:

- Đã, chị nộp tiền ăn cho em rồi.

Huy có ý không tin:

- Sao chị có tiền? Hay chị lại vay đằng bác Phán đấy?

- Không mà.

- Chị cứ giấu em mãi. Chị còn làm gi ra tiền. Còn như nhờ vào bác Phán thì em không muốn. Bác lương tháng có bảy tám chục mà các anh chị thì đông. Mình chả nên quấy quá. Vả ta lại phải biết lập thân chứ cứ nương tựa vào họ hàng thân thích thì em lấy làm xấu hổ lắm.

- Nhưng chị có nhờ ai đâu?

Mà nào có trông cậy vào ai được đâu mà hòng nhờ! Chị không nhớ ngày mẹ mất, bác Phán có giúp đỡ được đồng nào. Lại suốt một năm thầy ốm trước khi qua đời thì họ hàng đã cưu mang cho được một xu nhỏ.

- Em kể lể lôi thôi lắm.

- Không phải em lôi thôi, em chỉ cốt can chị đừng tưởng nhớ đến sự nhờ vả bác Phán làm gì. Em học được thế này cũng đã may mắn cho em lắm rồi, mà có lẽ em cũng đủ chữ nghĩa đi kiếm tiền để nuôi chị, nuôi em. Chị em ta chỉ nên tự lấp lấy thân là hơn.

- Không được. Em nghĩ thế thì nhầm to, khi thầy lâm chung, thầy dối dăng những gì em còn nhớ không?

Câu hỏi của chị như gợi sự đau đớn ở trong lòng Huy, như vẽ ra một bức tranh bi thảm.

Hồi đó về cuối thụ Cụ Tú Lãm nằm ở giường bệnh gầy xọp chỉ còn nắm xương da bọc. Nhất là bộ mặt hốc hác, mắt sâu hoắm, má lõm xuống chẳng khác gì một cái đầu lâu.

Đêm khuya, gió lạnh vù vù thổi lọt qua khe cửa bức màn. Ngọn đèn dầu hỏa chiếu ánh sáng rung rinh lờ mờ vào những đôi câu đói sơn đen, sơn đỏ treo ở cột, ở tường. Sau bức màn che trắng, bài vị bà Tú đặt trên cái ngai sơn son thiếp vàng. Trên bàn thờ bộ thất sự bằng đồng trông ẩn lộ như trong tấm hình chụp không được rõ.

Cạnh chiếc hoa? lò than xoan đỏ ối, lách cách nổ liên thanh. Mai quì bên giường hai tay nắm bàn tay khô khan của cha già, như cố giữ người ốm lại không cho rời sang thế giới bên kia. Còn Huy thì ngồi ở cái ghế gỗ bưng mặt khóc, thỉnh thoảng lại gọi:

- Chị Ơi, thầy có việc gì không, chị?

Mai cũng nức nỡ khóc không trả lời.

Cụ Tú hơi thở chỉ còn thoi thóp, dùng hết sức thừa nắm chặt lấy tay con gái. Mai biết rằng cụ muốn dặn một lời cuối cùng, liền ghé lại gần hỏi:

- Thua cha, cha dạy con điều gì?

Huy cũng làm theo chị, đứng dậy cúi đầu sát mặt người sắp từ trần, để nhận lấy những lời giáo huấn tối hậu. Cụ Tú sẽ động môi thì thầm:

- Lẽ tất nhiên, ai cũng phải chết. Các con không nên buồn. Lúc nào cũng phải vui thì mới đủ can đảm, đủ nghị lực mà sống ở đời. Hai con nên theo gưong chạ Cha vui đến giờ cuối cùng. Cha hy vọng thế nào các con cũng làm vẻ vang cha, cho linh hồn cha ở nơi chín suối. Cha hy vọng thế nào em Huy cũng được thành tài và trở nên một người hữu dụng cho xã hội. Cha mất đi còn của cải gì để lại cho hai con. Cha chỉ có ba thứ gia bảo này ông cha để lại cho cha, nay cha truyền lại cho hai con mà thôi. Là giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch, và đem hết nghị lực ra làm việc.

Sức cụ Tú chỉ còn được đến thế. Nói dứt mấy câu tâm phúc, cụ thiêm thiếp dần dần.

Bên ngoài, gió vẫn thổi vù vù, hạt mưa lốp đốp trên mái ngói. Văng vẳng xóm xa tiếng chó sủa đêm...

Trong khoảng mấy giây đồng hồ cái mẩu đời dĩ vãng chạy qua trí nhớ Huy như bức tranh in loáng trên tấm kính ảnh.

Cậu đứng ngẫm nghĩ. Tiếng chị nhắc lại câu hỏi khiến cậu giật mình ngơ ngác.

- Em còn nhớ không?

Huy se sẽ trả lời:

- Em nhớ... Em nhớ lắm. Em nhớ nên em quả quyết đem hết nghị lực ra làm việc.

- Nghĩa là bây giờ em phải học đã.

Huy thở dài:

- Học? Nhưng tiền?

Mai gượng cười nói cứng cáp:

- Tiền, đã có chị, em đừng lo.

Mai buột mồm nói ra câu đó, rồi chính Mai lại lấy làm lọ Huy như hiểu thấy được ý tưởng của chị, mỉm cười bảo Mai:

- Chị làm như chị có tài quỉ thuật hoá phép ra tiền được. Đồn mấy năm thấy bán buôn thua lỗ, lại còn tiền thang, vườn ruộng khánh kiệt, của cải khánh kiệt chị giấu sao được em?

- Hết vườn ruộng thì ta bán nhà để kiếm ít vốn buôn. Làm gì lại không đủ tiền cho em ăn học. Em cứ yên tâm.

Huy vội gạt:

- Không được chị ạ. Chị cứ để em thôi học ra xin việc làm ở các nhà buôn còn hơn. Em không muốn vì em mà chị phải ngược xuôi vất vả.

Mai cười:

- Thế thì em nhầm: chị chỉ muốn vì em đem hết nghị lực ra làm việc như lời thầy dạy đấy thôi.

Lúc bấy giờ có tiếng kẹt cửa. Thầy thư ký ở buồng phó đốc bước vào. Hai chị em cùng quay lại, thầy thư ký cất giọng gắt:

- Chưa về còn đứng đó làm gì thế?

Hai chị em ra đến cổng trường. Huy ngần ngừ bảo chị:

- Hay chị để em ở trong trường thôi.

Mai buồn rầu nhìn em nói:

- Mấy khi chị về thăm em được. Em chịu khó một tí.

Huy có dáng nghĩ ngợi:

- Vâng thì em ra. Lâu nay em không gặp chị, em nhớ lắm. Em chỉ ước ao được cùng chị nói chuyện thực lâu để ôn lại cái thời còn nhỏ của chúng ta khi xưa, khi còn thầy còn me...

Mai nhìn, cặp mi hơi cau, như muốn bảo em đừng nhắc tới câu chuyện buồn làm gì. Huy nói luôn:

- Nhưng em chỉ sơ...

Thấy Huy ngần ngại không nói dứt câu. Mai tươi cười hỏi:

- Em có điều gì?

- Trông các anh chị ấy, em ngượng lắm.

- Việc gì mà em ngượng. Bác Phán đối với thầy tuy là một người anh họ, nhưng chị coi cách cư xử đối với chị em ta cũng cần lắm, chỉ vì chả được giàu có gì, nên bác không giúp đỡ được chị em ta trong khi túng bần đó thôi.

Hai chị em đi bên cạnh nhau trên con đường Quan Thánh, nét mặt rầu rầu. Nước da trắng xanh phản chiếu màu lá xanh của rặng sấu bên đường lại càng xanh, lại càng lộ vẻ gầy yếu của đôi khổ mặt xương. Huy nhìn chị, có ý lo ngại:

- Chị độ này gầy lắm.

Mai cười:

- Thì em cũng chẳng béo với ai! Chị tuy gầy nhưng chị còn hơn em. Ai lại con giai mà mới đi một quãng đường đã thở hồng hộc.

Huy có lẽ cốt để chị khỏi buồn nên tươi cười nói:

- Không chị ạ, em vẫn khoẻ đấy, chỉ vì sáng nay em uống thuốc tẩy nên hơi mệt đó thôi. Đến mai, em lại mạnh như thường.

Mai sợ hãi, vội hỏi:

- Giời ơi! Sao em phải tẩy thế? Có việc gì không?

- Khổ? Hơi một tí thì chị sợ cuống lên. Người ta tẩy là thường chứ.

Rồi nói lảng sang chuyện khác, Huy trỏ hồ Tây bảo chị.

- Chị trông cảnh hồ Tây lúc mặt trời lặn có đẹp không kia.

Mai sực nghĩ ra câu chuyện được nghe từ ngày còn nhỏ, nhìn hồ hỏi em:

- Có phải hồ này ăn sang bên Tàu không em?

Huy cười:

- Ngày xưa thì nó an sang bên Tàu thực đấy chị ạ, nhưng bây giờ có con đê Yên Phụ ngăn nó với sông Nhị Hà thì nó không ăn sang bên Tàu nữa.

- Nàp chị có biết đâu! Chị thấy người ta kể chuyện. Đức Khổng Minh Không sang Tàu lấy đồng ở kho về đúc cái chuông khổng lồ. Khi đánh chuông, con hươu vàng nó tưởng mẹ nó gọi, nó chạy sang tạ Rồi đến đây khi trước lá rừng, nó tìm kiếm mẹ nó không thấy, liền phá phách trũng xuống thành hồ.

- Huy bản tính không ưa những sự huyền hoặc. Hễ nghe ai kể những câu chuyện hoang đường thì bao giờ cũng cười vang, cũng chế riễu. Thế mà lần này, nghe câu chuyện hươu vàng của chị, cậu không những không cười mà lại còn lắng tai, chú ý, và có vẻ cảm động lắm. Cậu lờ đờ đưa mắt nhìn quanh hồ một vòng như theo lối đi của con hươu mất mẹ, rồi khôi hài bảo Mai:

- Vì nó không có chị.

Mai không hiểu, ngơ ngác hỏi:

- Em nói ai?

- Em nói con hươu vàng của chị Nếu nó còn chị Ở trên đời thì chẳng phải chạy đến tận nơi chân trời để tìm mẹ nó có lẽ đã chết rồi.

Câu nói của Huy khiến Mai sung sướng chảy nước mắt, đứng đâm đâm nhìn em cười mà không nói.

Huy thấy Mai cười thì cũng cười, rồi bảo chị.

- Ta đứng chờ xe điện, chị ạ.

- Chúng ta đi bộ có hơn không em? Đỡ được một hào mà lại khỏe người. Ban nãy từ nhà bác Phán lên trường, chị cũng đi bộ đấy.

- Trời ơi! Chị đi bộ từ phố chợ Hôm lên trường. Sao chị biết đường?.

- Bác Phán bảo cứ theo đường xe điện mà đi.

Huy nghe chị nói lấy làm thương, ngỡ rằng chị trong túi dễ không còn xu nào để đi xe. Cậu liền giả vờ kêu mệt không đi được nữa và nói với chị hãy dừng chân ngồi nghỉ ở tam quan đến Trấn Võ. Vẻ lo sợ lộ trên nét mặt Mai. Cô buồn rầu bảo em:

- Có lẽ em phải uống thuốc bổ mới được.

Huy hối hận rằng đã làm chị kinh hãi, liền cười sặc sụa rồi an ủi chị:

- Em đùa đấy! Em không mệt mà cũng không sao cả. Chỉ vì em giàu lắm, nên muốn thết chị một cái vé xe điện đó thôi.

- Em làm gì mà giàu thế?

- Em chả làm gì cả, nhưng em vừa có đồng bạc.

- Ai cho em đây?

- Một người bạn nghèo hơn chị em mình.

Mai có ý không bằng lòng:

- Sao em lại thế? Đến bác Phán em còn chả muốn nhờ, mà nay lại nhận tiền của một người bạn nghèo.

- Vâng, chị mắng em rất phải. Nhưng hãy để em kể đầu đuôi câu chuyện cho chị nghe đã nào! Trong lớp em có một anh tên là Trọng. Anh nghèo nhưng không phải vì nghèo mà không ai thèm chơi với anh. Họ xa anh chỉ vì anh là con nhà hèn hạ. Cha mẹ anh làm nghề bán hàng rong.

- Đấy em coi, bán hàng rong mà cũng đủ tiền nuôi con đi học đấy!

- Thưa chị, bán hàng rong thì tất nhiên là nuôi thân cũng chẳng xong... Người chị tốt lắm, thương Trọng, yêu quý Trọng như một người mẹ âu yếm con. Thứ năm chủ nhật nào cũng mang quà bánh vào thăm em. Mà thương hại! Lần nào vào thăm em cũng lén lút như kẻ cắp, không dám để ai biết, ấy chỉ vì người chị mà anh em bạn học không ai thèm chơi với Trọng.

Mai cảm động:

- Khốn nạn? Sao thế em?

- Vì chị Diên, tên chị ấy là Diên, vì chị Diên làm... Huy ngập ngừng không nói được dứt câu, như không tìm được, hay không dám nói đến tên cái nghề mà Diên đương lăn lóc để kiếm tiền nuôi em ăn học, Mai đưa vạt áo lên lau nước mắt, trả lời em:

- Thôi! Chị hiểu rồi. Chị chỉ biết cô Diên là một người đáng thương.

- Mà thực tế, chị ạ, chị ấy tốt lắm, không những thương Trọng, mà còn đem lòng thương chung cả những người khốn khổ ở trên đời... Em vẫn ái ngại cho chị ấy là người thông minh, có nhan sắc mà sao lại bị sa vào cái cảnh bùn lầy như vậy. Lần nào chị ấy vào thăm Trọng. Trọng cũng rủ em đến cùng ngồi nói chuyện. Có lần chị Diên chẳng giấu giếm, kể cho em nghe hết những nỗi khổ sở của một đời giang hồ. Chị ấy mến em lắm, còn em thì đối với chị ấy bao giờ cũng chỉ có những lời an ủi.

Mai có dáng nghĩ ngợi, lo lắng:

- Thế năm nay cô Diên bao nhiêu tuổi?

- Năm nay chị ấy đã ngoài ba mươi, nhưng trang điểm vào trông còn trẻ lắm. Thứ năm trước, chị ấy hớn hở vui cười, vào thăm Trọng, em nói đùa: "Hôm nay trông chị trẻ như con gái mười tám". Chị ấy cũng cười nói đùa lại: "Thế mà chị băm hai rồi đấy!" Chị Diên nói buông lời thì buồn rầu xin lỗi em ngay: "Chết chửa! Cậu tha thứ cho tôi nhé. Lắm lúc tôi điên rồ cứ coi cậu như em Trọng". Em cười đáp lại: "Thì chị là chị anh Trọng cũng như chị em chứ gì!" Câu trả lời của em kihến chị Diên rơm rớm nước mắt thở dài. Chắc chị ấy tưởng đến lòng khinh bỉ của bọn anh em bạn học anh Trọng đối với chị em ấy hẳn. Rồi chị ấy mở ví đưa cho Trọng và em mỗi người một đồng bạc, nói để lấy tiền ăn quà. Em từ chối thế nào cũng không được. Lại thêm Trọng cứ nằn nì nói mãi, nên em nể lời phải nhận cho chị em chị ấy vui lòng. Và xưa kia, em giúp Trọng như thế là thương.

Mai ngồi nghe câu chuyện cảm động không nói.

Buổi chiều mùa xuân hạt mưa lấm tấm, bao phủ hồ Tây bát ngát mênh mông. Con thuyền nan của khách chơi xuân rập rờn trên mặt nước. Cơn gió may thoảng đưa, mấy chiếc lá vàng rơi lác đác. Mai ngước mắt nhìn lên, búp xuân non mơn mớn đầy cành. Cái cảm tưởng về xuân dịu dàng êm ái, khiến Mai hé cặp môi tươi thắm, mỉm cười với xuân, trong lòng chứa chan hy vọng.

Mấy tiếng "keng... keng" gọi khách của xe điện.. Mai giật mình. Giấc mộng tan, mà hy vọng cũng tan... Hai chị em cùng lên xe về nhà.

Về đến nhà ông Phán Hai thì gặp giữa lúc ông bà đương có khách. Chị em Huy ra chào, ông bà chỉ sẽ gật rồi lạnh lùng bảo vào nhà trong. Cái tính lãnh đạm của ông Phán, Huy cho là một tính tự nhiên, nên cũng không cho là bị hất hủi, cậu vui cười vái chào một lần nữa, rồi cùng chị vào nhà trong.

Ngồi chung quanh một cái bàn vuông năm người, ba cô con gái suýt soát tuổi Mai và hai cậu con trai nhỏ vừa bắt đầu ăn cơm. Nhác thấy chị em Mai, cô Liên, cô lớn nhất đặt đũa xuống bàn, chào.

- Kìa, cậu Huy đã ở trường ra. Chúng tôi chờ mãi!

Huy tươi cười:

- Mời các chị, các anh xơi cơm đi. Hai bác chưa xơi cơm à?

- Hai bác còn chờ ăn cơm với khách.

Liên đứng dậy gọi sen lấy thêm bát đũa, mời Mai và Huy cùng ngồi ăn. Hai chị em chỉ ăn cho xong bữa, chứ chẳng chuyện trò gì, vì hình như có một làn không khí lãnh đạm đương bao bọc lấy cái bàn, Mai ngắm ba chị em con ông Phán từ cử chỉ cho chí ngôn ngữ đối với mình không có chút thần mật, nên họ hỏi câu nào chị trả lời cho qua quýt mà thôi. Còn Huy thì bản tính vẫn vui đùa đấy, nhưng lần này trí nghĩ bận loay hoay đến vấn đề tiền học nên cậu có vẻ tư lự phiền muộn.

Đêm hôm ấy ở nhà ngoài, chủ khách đánh đổ tôm. Ở nhà trong mọi người đều đã yên giấc, trừ chỉ Mai là còn thức. Hai chị em xa cách nhau lâu ngày, có biết bao chuyện kể cho nhau nghe, hết chuyện dĩ vãng, đến chuyện hiện tại sang chuyện tương lai. Luôn luôn những tính tình và cảm tưởng buồn, vui kế tiếp nhau xô đẩy nhau ở trong tâm trí hai người. Nhưng đối với cái tuổi thiếu niên chứa chan hy vọng, lại thêm có sức tưởng tượng rất dễ dàng, thì con đường tương lai chỉ là một con đường trong vườn hoa tươi thắm dưới ánh sáng trong trẻo trời xuân. Nên cái vui bao giờ cũng thắng nổi cái buồn.

Có lúc hai chị em ngồi yên lặng cùng mỉm cười trong đêm tối. Cái hạnh phúc vẩn vơ, mơ màng hình như đương làm rung động hai tấm lòng son mà không ai có thể nói cho ai biết, không ai có thể tả cho ai hay, không ai dám cất tiếng, sợ cái hạnh phúc đương âm thầm trong tâm trí nó vụt bay đi mất, nó bay vụt vào cảnh mộng, như con chim vành khuyên thấy tiếng động bay ẩn vào trong bụi rậm um tùm.

Vì chính lúc ấy Mai đương mơ mộng... Mai thấy em thi đậu... nổi tiếng giàu có sang trọng... Còn Mai? Nào Mai có kịp tưởng đến Mai... Mai chỉ có cái cảm giác lờ mờ rằng suốt đời Mai được ở bên cạnh em, săn sóc trông nom em như một người vú già...

Mai nghĩ đến chữ "già" thì Mai lại mỉm cười vơ vẫn. Không! Mai không già... Mai trẻ lắm... mới mười chín cái xuân xanh... Mai cũng biết Mai trẻ, Mai đẹp... chỉ ngẩm cái nét đẹp khinh khỉnh của mấy chị em con bác Phán, Mai cũng đủ hiểu rằng Mai đẹp... Mai lại nhớ ở trên xe hoả, có một công tử vận tây đã lưu ý đến Mai, làm Mai phải bẽn lẽn cúi mặt.

- Chị!

Tiếng Huy gọi khiến Mai tỉnh choàng giấc mộng.

- Em bảo gì?

- Chị cứ để em thôi học, đi kiếm việc...

- Không được. Nhất định chị không để em bỏ học. Chị đã suy tính đâu ra đấy cả rồi, chị về bán nhà và đất ở, thế nào cũng được ít ra là bốn năm trăm. Rồi chị em thuê cái nhà nhỏ ở trong làng Bưởi, chị đã hỏi thăm rồi, chỉ độ ba đồng một tháng thôi. Em đi học còn chị, chị tìm cách buôn bán, hoặc bán rau, bán đậu, hoặc bán hoa quả. Như thế, không những đủ chi dụng mà lại có tiền để dành nữa kia.

Huy tươi cười đáp lại:

- Chị nghĩ thế, em lại nghĩ khác. Sang năm hết trở, thế nào bên cụ Chánh...

Mai cười ngặt nghẽo khiến cô Liên thức giấc chép miệng thở dài, càu nhàu, rồi Mai thì thầm với Huy:

- Em ơi, con ông Chánh đã lấy con ông Hàn làng Yên Ninh rồi. Chứ chị mồ côi, mồ cút lại nghèo nàn thế này thì ai thèm lấy. Huy có dáng bực tức:

- Thế ra họ bội hôn, bội ước rồi đấy!

- Em coi đó, giời cũng giúp cho giấc mộng của chị được thành sự thật nhé.

Mai ngầm nghĩ một lát, lại nói:

- Chị cũng biết bán nhà đi thế là làm mất chỗ thờ phượng cha mẹ, nhưng sau này em làm nên, về chuộc lại, lo gì. Và dưới suối vàng, cha mẹ cũng hiểu thấu nỗi lòng cho chị em ta.

Huy cho rằng những lẽ chị không được ổn thoả, nhưng biết lòng chị đương đau đớn vì nhiều uất ức, nên thương hại không dám cãi lý nữa, chỉ yên tĩnh ngồi nghe, như đứa con ngoan ngoãn ngồi nghe lời mẹ dạy.

Đồng hồ trên tường dè dè buông hai tiếng. Huy giật mình buồn rầu nghĩ tới thời gian hiện tại, dịu dàng bảo chị:

- Thôi, tùy chị tự ý định liệu. Chị làm thế nào cho chúng ta có thể không bước chân tới nhà bác Phán nữa là hơn hết.

- Chị cũng tưởng thế. Nhưng bây giờ khuya rồi em đi nghỉ thôi.

Huy liền từ biệt chị, ra ngủ ở nhà ngoài.
Nửa chừng xuân
chương 1
chương 2
chương 3
chương 4
chương 5
chương 6
chương 7
chương 8
chương 9
chương 10
chương 11
chương 12
chương 13
chương 14
chương 15