watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tam Hạ Nam Đường-Hồi Thứ Bốn Mươi Chín - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Bốn Mươi Chín

Tác giả: Khuyết Danh

Bấy giờ Diên Tự nghe Nhơn Mỹ nói chừng nào lại càng mắng nhiếc chừng ấy. Nhơn Mỹ tức giận bèn hạ lệnh cho quân sĩ bắt Dương Diên Tự trói vào gốc cây mà bắn.
Quân sĩ vâng mạng áp lại hơn mấy trăm người mới trói được Diên Tự vào gốc cây, rồi lấy cung tên mà bắn, nhưng chẳng có mũi tên nào trúng vào người Diên Tự hết.
Quân sĩ lấy làm lạ vào báo cho Nhơn Mỹ hay.
Nhân Mỹ thất kinh nói:
- Việc quái lạ ! Tại sao mà bắn không trúng nó?
Nhơn Mỹ nói rồi cùng các tướng ra xem.
Khi ấy Diên Tự nghĩ thầm:
Dù thế nào cũng chẳng khỏi chúng nó giết. Vậy thôi để mắng chúng nó cho hả giận rồi chỉ cho nó bắn một mũi đặng chết cho mát thân.
Nghĩ rồi Dương Diên Tự nói:
- Thằng loạn thần kia! Ngươi gian ác như vậy khiến cho hư hết việc nước. Còn ta là đấng đại trượng phu, nào có biết sợ chết là gì, nhưng ta còn lo một nỗi, không biết cha anh ta còn mất lẽ nào, còn như ngươi là một loại tiểu nhân, có sống cũng chẳng làm gì ích lợi.
Nhơn Mỹ nghe mắng càng tức tối ,hối quân sĩ buông tên bắn mãi.
Bấy giờ Diên Tự kêu Nhơn Mỹ nói :
- Thằng thất phu kia, ngươi muốn bắn ta cho chết thì đừng có xua quân bắn nhiều vô ích. Hãy bịt hai con mắt lại thì mới bắn trúng ta.
Nhơn Mỹ nghe nói lấy làm lạ liền bảo quân sĩ bịt mắt và buông tên. Quả thực, chỉ cần một mũi tên Diên Tự đã hồn về chín suối.
Phan Nhơn Mỹ liền khiến quân đem thây Diên Tự bỏ xuống sông Huỳnh Hà cho cá nuốt.
Bỗng có quân về báo:
- Binh Liêu vây cốc khẩu đã lấy được thủ cấp của Dương Nghiệp rồi, bây giờ đang kéo quân đến đây công phá.
Nhơn Mỹ nghe tin thất kinh, nói:
- Binh Liêu lúc này mạnh lắm, nếu nó kẻo tới đây chắc chẳng còn ai đánh nổi. Vậy ta phải mau lui binh trước, kẻo mang hại.
Nhơn Mỹ nói xong liền ra lệnh nhổ trại rút lui, bọn Lưu Quân Kỳ hay việc ấy thất kinh, kéo nhau chạy về Biện Kinh.
Binh Liêu khi kéo đến trại, thấy trại không người thì biết rằng bên Tống đã không còn tướng ra đối địch, liền dồn quân đóng ở Huy Châu, sai người về báo tin cho Tiêu Thái Hậu rõ.
Bấy giờ, bộ hạ Dương Diên Chiêu là Trần Lâm và Sài Cảm, khi bị giặc vây ở Cốc Khẩu thoát thân chạy trốn trong rừng, đến lúc tan giặc mới dám lần mò ra. Vừa tới suối Huỳnh Hà thì thấy trên dòng nước trôi xuống một tử thi. Hai người nhìn thấy khóc lóc:
- Đây là thây của tiểu chủ, không biết vì sao mà bị bắn đến chết như vậy?
Hai ngươi lội xuống vớt lên, còn đang than thở, thì bỗng thấy xa xa có một người cỡi ngựa chạy đến, hỏi:
- Hai người làm gì đó?
Trần Lâm nhìn thấy đó là Dương Lục Lang, liền nói:
- Hai chúng tôi bị giặc đuổi phải ẩn tích nơi đây, nay ráng đi tìm tiểu chủ, bắt gặp thây của tiểu chủ bị bắn chết trôi trên dòng suối, không rõ nguyên nhân.
Dương Luật Sứ nghe rõ trên xuống ngựa, than:
- Cha con tôi hết lòng vì nước, sao lại sai khiến số phận đến thế này?
Trần Lâm và Sài Cảm đem thây Thất Lang mai táng.
Trần Lâm hỏi Dương Lục Sứ:
- Bây giờ quan chủ định đi ngả nào, để hai tôi theo với.
Dương Lục Sứ tức là Dương Chiêu nói:
- Thôi hai người kiếm chỗ mà ẩn thân, để ta đi do tin tức thân phụ ta hiện nay như thế nào. Ta sẽ về Trường An để tâu rõ sự việc.
Trần Lâm và Sài Cảm nghe nói liền lo việc tống táng cho Thất Lang, còn Dương Diên Chiêu một mình lên ngựa đến nơi Cốc Khẩu theo dõi tình hình.
Lúc Dương Diên Chiêu đi được nửa đường thì gặp hai người tiều phu, liền hỏi thăm tình hình ở Cốc Khẩu.
Hai người tiều phu kể lại sự tình, Diên Chiêu liền giục ngựa đến Cốc Khẩu, thấy xác của quân sĩ tử trận còn nằm la hệt, Diên Chiêu lại thấy dưới bia của Lý Lăng có xác một đại tướng lưng còn thắt đai vàng.
Diên Chiêu biết là thây của cha mình, khóc lớn:
- Trời sao không thương người trung liệt, khiến gặp phải cảnh chết thảm thương như vậy.
Diên Chiêu than khóc một hồi ôm thây cha đem mai táng, công việc vừa xong thấy có một người cỡi ngựa đến, Diên Chiêu xem rõ thì đó là Diên Đức, anh ruột của mình.
Hai anh em ôm nhau than thở rồi trở về Ngũ Đài Sơn, vào chùa ăn uống.
Diên Chiêu hỏi anh:
- Từ ngày đại ca ở U Châu thất lạc, tại sao anh vào được chùa này mà tu trì. "
Diên Đức nói :
- Lúc đó ta cũng bị tướng Liêu vây khốn, phải cạo đầu giả thầy tu vào chùa trốn tránh.
Diên Chiêu nghe kể chuyện rất buồn lòng.
Sau đó, Diên Chiêu kể lại cho Diên Đức nghe chuyện thân phụ mình bị Phan Nhơn Mỹ âm mưu hại mạng. Diên Đức nổi giận nói:
- Phụ cừu không lẽ không lo, anh nguyền chẳng sớm thì muộn sẽ báo cừu cho thân phụ. :
Diên Chiêu nói:
- Quyết trở về kinh tâu với thánh thượng minh oan cho phụ thân.
Hai anh em trò chuyện đến khuya mới đi nghỉ.
Hôm sau, Diên Chiêu từ tạ Diên Đức, rồi xuống núi nhắm đường cũ trở về Trường An lo việc báo cừu.
Lúc này, triều đình mới hay việc Dương Nghiệp bại binh, và tự vận. Vua Thái Tôn nói với triều thần:
- Cha con Dương Nghiệp là người trung, nay bị chết một cách mờ ám, trẫm không yên lòng.
Bát Vương thấy vua nhớ đến cha con Dương Nghiệp, nên tâu:
- Mới đây Hô Diên Táng về kinh vận lương thảo, có ghé cho tôi hay: Chủ soái đã cố tình hại Dương Nghiệp để rửa hận. Xin bệ hạ phải tra xét việc này, thì mới làm yên tâm các tôi thần.
Thái Tôn nghe lời, hạ chỉ cho các đại thần tra xét việc ấy.
Phan Nhơn Mỹ hay tin đứng ngồi không yên, vội trở về dinh cùng các gia tướng bàn kế.
Lưu Quân Kỳ hỏi Phan Nhơn Mỹ:
- Tôi nghe có người nói Dương Lục Sứ còn sống, và đang về triều đình tâu với vua xin minh oan cho Dương Nghiệp việc này nếu Hô Diên Táng chịu ra làm chứng thì gia đình ta, không khỏi bị tru lục, chi bằng sai người đón Huỳnh Hà giết Diên Chiêu cho khỏi sanh hậu họa.
Nhơn Mỹ khen phải, liền sai người tâm phúc ra đón Diên Chiêu tại Huỳnh Hà.
Còn Dương Diên Chiêu lúc này đã rời khỏi Ngũ Đài Sơn, đi đến một chỗ sơn lâm vắng vẻ, bỗng gặp lại hai nha tướng của mình ngày trước là Trần Lâm và Sài Cảm. Ba thầy trò mừng rỡ dắt nhau lên trại, bày tiệc vui vầy. Dương Diên Chiêu kể lại chuyện Phan Nhơn Mỹ lúc trước cố tình không phát binh, mới khiến cho cha anh bị chết như vậy. Hai tướng nghe nói hết sức căm hờn Nhơn Mỹ, nói:
- Việc như vậy, quan chủ tính thế nào để báo oán?
Diên Chiêu nói:
Ta định nghỉ lại đây một đêm, ngày mai sẽ đến Tràng An xin vua minh oan cho thân phụ.
Diên Chiêu vừa nói dứt thì có một tên lâu la đến nói:
Cách đây vài hôm, tôi có đến bến đò Huỳnh Hà, nghe một việc xin nói lại cho đại nhân rõ. Nếu đại nhân có qua nơi đó thì phải cẩn thận cho lắm.
Diên Chiêu hỏi:
- Ngươi nghe việc coi hãy nói cho ta biết?
Tên lâu la thưa :
- Có một bọn quân trào độ hai ba mươi người đến tại Huỳnh Hà đón đại nhân, quyết giết trừ hậu họa. Tôi có hỏi rõ việc này do phân Nhơn Mỹ chủ trương.
Diên Chiêu nghe rõ đầu đuôi liền bàn luận với Trần Lâm, một mặt phải giết sạch bọn tay sai, một mặt phải tìm đường tắt về Tràng An cho tiện.
Trần Lâm nói:
- Xin quan chủ chớ nóng, việc đó cần phải nhẫn nhục. Nơi đây có một tiểu lộ, có thể đi tránh lối đó mà về Biện Kinh, vậy quan chủ phải lo đi cho sớm kẻo trễ.
Rạng ngày thầy trò từ biệt, Diên Chiêu lên ngựa đi về ngả Hùng Châu.
Lúc này Tiêu Thái Hậu tiếp được biểu chương của Tiêu Thái Lai xin đánh thẳng tới Trung Nguyên. Tiêu Hậu còn đang bàn tính thì có một viên quan tâu:
- Có xuất thêm binh cũng vô dụng.
Tiêu Hậu xem lại thì người đó là Vương Khâm. Tiêu Hậu hỏi:
- Tại sao khanh có ý như vậy?
Vương Khâm nói:
- Đất Trung Nguyên lắm anh tài, làm sao đánh cho lại mà xin thêm quân? Theo tôi, chỉ cần có một kế thời gian độ nửa năm thì có thể định Trung Nguyên.
Tiêu Hậu nghe nói liền hỏi: :
- Khanh có kế chi hay thì nói cho trẫm biết.
Vương Khâm tâu:
- Nay tôi giả làm người nước Nam, trà trộn trong triều đình nhà Tống, dò xét mọi việc lợi hại báo tin về cho Bệ hạ biết. Lúc nào thời cơ đến thì ra tay, như thế Giang Sơn nhà Tống có gì không thuộc về tay Bệ hạ.
Tiêu Hậu nghe nói rất đắc ý liền phê chiếu cho Vương Khâm đi. Hôm sau, Tiêu Hậu thấy Vương Khâm đổi khác, giống như người Tống thì mừng rỡ vô cùng.
Lúc này Dường Diên Chiêu cũng đã đi gần đến Hùng Châu, trời đang nóng nực nên vào quán trọ nghỉ. Một lúc sau lại thấy có một người đi tới, tướng mạo ra vẻ thư sinh, nên Diên Chiêu thân mật hỏi:
Chẳng hay tiên sinh từ đâu đến?
Người ấy đập:
- Tôi là Vương Khâm, quê ở Sóc Châu, từ nhỏ lo học hành tính vào Trung Nguyên tìm lập thân danh. Không ngờ đến đây lại gặp các hạ, xin cho tôi biết danh tánh.
Diên Chiêu bèn tỏ tâm sự của mình, rồi thuật chuyện oan ức cho Vương Khâm nghe.
Vương Khâm nói:
- Người trung nghĩa như vậy lại bị kẻ tiểu nhân hãm hại, tại sao không đến trước mặt chúa thượng kêu oan.
Diên Chiêu nói:
- Tôi cũng muốn tố cáo tội ác, nên lo việc làm,cáo trạng.
Vương Khâm nói:
- Vậy tôi nguyện ra sức giúp túc hạ một văn trạng, để cho triều đình tra xét.
Diên Chiêu nói:
- Nếu tiên sinh sẵn lòng giúp đỡ, tôi cảm ơn vô cùng.
Vương Khâm liền cầm bút hỏi Diên Chiêu hết nội tình, rồi thảo văn trạng.
Diên Chiêu khen:
- Văn bút như vậy thật ít ai bì kịp, lần này chắc tôi được minh oan. Vậy tiên sinh hãy đi cùng tôi đến Biện Kinh một lần cho biết .
Vương Khâm cả mừng, theo Diên Chiêu về kinh.
Lúc này có người báo tin cho Phan Nhơn Mỹ biết. Nhơn Mỹ thất kinh, nhóm hợp các bộ tướng nghĩ kế.
Quân Kỳ nói:
- Vậy xin đại vương làm một biểu chương, tâu trước với thánh thượng rằng: Cha con Dương Nghiệp ỷ tài, nên bị thất cơ, sợ tội mà tự sát.
Chẳng ngờ ngày ấy Dương Diên Chiêu cũng đã về tới Biện Kinh và gặp Thất Vương tỏ mọi sự tình, rồi đưa văn trạng cho Thất Vương xem.
Thất Vương hỏi:
- Văn trạng này ai giúp cho người mà rõ ràng như vậy?
Diên Chiêu thuật lại sự việc Vương Khâm cho Thất Vương nghe .
Thất Vương nói:
- Ta muốn dùng một người có tài năng như vậy, nếu người ấy muốn cầu thân thì ta sẽ thâu dụng.
Diên Chiêu bèn chỉ chỗ ở của Vương Khâm cho Thất Vương nghe.
Thất Vương nói:
- Việc minh oan cho ngươi là việc rất lớn lao, vậy ngươi mang đến cửa khuyết đánh trống kêu oan, cho chúa thượng và các quan phân xử.
Diên Chiêu nghe theo lời, vội vã đến cửa khuyết đánh trống.
Người giữ cửa dẫn Diên Chiêu và Vương Khâm vào nội cung.


Lời Bàn.


Kẻ làm dữ lúc nào trong lòng nơm nớp lo sợ, nên trong lòng không bao giờ thơ thới.


Phan Nhơn Mỹ là một kẻ âm mưu, hành động gian ác, khi hại được người, nhưng trong lòng luôn luôn sợ hãi, vì lẽ làm ác phải gặp điều dữ. Tình trạng đó làm cho kẻ ác tâm trong lòng không bao giờ thanh thản, vì sợ kẻ khác báo thù.
Trong lẽ sống của con người, muốn được ung dung tự tại thì mình phải rèn luyện lấy mình, tránh gây thù hận, để khỏi bị kẻ khác thù hận mình. Cái gì có vay cũng có trả, đó là luật thiên nhiên.
Tam Hạ Nam Đường
Lời Giới Thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Kết