watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tam Hạ Nam Đường-Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu

Tác giả: Khuyết Danh

Dương Diên Đức lúc này một mình thoát khỏi vòng vây, nhưng bị Liêu binh rượt theo. Trong cơn bối rối, Diên Đức nhớ lại lúc ở Ngũ Đài Sơn thiền sư Trí Thông có cho một cái hộp và dặn rằng:
- Lúc nào ra trận mà gặp nguy biến thì mới mở hộp ra xem.
Diên Đức nghĩ rồi liền mở hộp ra, thấy bên trong có một cái dao nhỏ. Diên Đức hiểu ý nghĩ thầm:
- Như vậy là thầy mình bảo mình phải cạo đầu xuất gia.
Lập tức, Diên Đức cởi chiến bào, vắt trên lưng ngựa, rồi dùng dao cạo đầu, bỏ chạy vào Ngũ Đài Sơn mai danh ẩn tích.
Lúc ấy binh Liêu đánh đến tối mới biết vua Tống đã trốn ra cửa phía Đông chạy mất. Bọn Hàng Diên Thọ hối hận thì đã rồi, liền thâu quân trở về tâu với Tiêu Thái hậu.
Tiêu Thái Hậu cả mừng nói:
- Hôm nay dụng binh mà thắng đặng bọn Dương gia, ắt là người Tống đều táng đởm. Vậy thôi để nghỉ binh an dưỡng sức một đôi hồi, rồi sau sẽ gia phạt nữa cũng chẳng muộn.
Tiêu Hậu nói rồi liền đòi dẫn tướng Tống là Dương Diên Lãng vào hỏi:
- Ngươi ở Tống trào lãnh chức gì bên đó?
Diên Lãng nói lớn tiếng rằng:
- Ta hôm nay đã lâm vào tay giặc, có bắt được ta thì giết đi chớ có nói nhiều lời.
Tiêu Hậu nói:
- Ta giết ngươi lúc nào không được, cần gì ngươi phải thách đố như vậy.
Tiêu Hậu nói rồi liền hạ lệnh cho võ sĩ dẫn ra ngoài hạ sát.
Diên Lãng nói:
- Kẻ đại trượng phu không ai sợ chết.
Nói rồi hẹn ngửa cổ chịu chém. Tiêu Thái Hậu thấy Diên Lãng trẻ tuổi mà đầy khí phách, đem lòng thương tiếc bèn kêu võ sĩ dừng đao, rồi nói với Tiêu Thiên Tả:
- Tên Tống tướng này thật là hào kiệt, ta muốn tha tội và gả công chúa Quỳnh Nga đặng nó ở đây giúp nước.
Tiêu Thiên Tả tâu:
- Bệ hạ tính như vậy thật là người có phúc đức, ai chẳng mang ơn.
Tiêu Hậu giao việc đó cho Thiên Tả đi dụ Diên Lãng coi thế nào.
Thiên Tả vâng mạng nói với Diên Lăng:
Diên Lăng nghĩ thầm:
- Nếu mình chẳng chịu mà lại liểu chết, thì lợi ích gì. Chi bằng thuận cùng ở lại đây đặng dòm hành động tịnh, mà lo mưu báo cừu mới là đã chí.
Diên Lãng nghĩ rồi, bèn nói:
- Nay nương nương đã có lòng khoan hồng đại đức mà tha tội cho tôi, ấy là ơn tái sanh sánh tày non biển, còn chuyện phối ngẫu, việc ấy tôi đâu dám chịu. Xin đại nhân niệm tình tâu giùm việc ấy lại chớ việc ấy tôi chẳng dám vâng .
Tiêu Thiên Tả nói:
- Chúa thượng tưởng tình đó là anh hùng hào kiệt, nên như tính đến việc này, thôi đừng có chối từ mà uổng cơ hội.
Thiên Tả nói rồi hẹn nắm tay Diên Lãng dẫn vào đền tâu các việc. Tiêu Hậu cả đẹp, liền phán:
- Vậy chớ ngươi tên họ chi. Nói cho quả nhân rõ với.
Diên Lãng khi đó nghĩ biết dòng Dương gia rất tối kỵ với Bắc Phiên, nên ngụ ý tâu:
- Tôi họ Mộc, tên là Diệt, chức là Đại trong Đoàn Luyện Sứ.
Tiêu Hậu nghe rất vui mừng, bèn dạy chọn ngày lành đặng sửa soạn y quan cho Mộc Diệt thành thân phối hiệp.
Khi vua Thái Tôn về đến kinh thành, bá quan văn võ triều hạ, vua Thái Tôn đòi Dương Nghiệp lên đền an ủi:
- Trẫm mà khỏi nạn khốn này là nhờ sức của cha con khanh. Như vậy mà chẳng nghe tin tức của Diên Bình hôm nay ra sao?
Dương Nghiệp tâu:
- Con tôi lánh nó rất cang cường, tôi chắc nó ra đến đó không thể nào mà sống đặng.
Dương Nghiệp tâu vừa dứt, kế có quân về báo rằng:
- Diên Bình ra đến trại Phiên, bắn thác hết một chúa soái của Đông Liêu, rồi đó tàn quân đều bị chết sạch.
Vua Thái Tôn nghe báo rơi lệ mà than:
- Ấy là lỗi nơi ta, cho nên lương tướng sa vào nơi tử địa.
Dương Nghiệp liền can gián:
- Tôi luôn có một điều thề nguyện: Lấy sự thác mà trả ơn cho thánh Hoàng, nay mấy đứa con tôi đều tử nơi chiến trường binh cách như vậy là phận sự của chúng nó phải làm, xin bệ hạ chớ có thương tiếc mà hao tổn tinh thần.
Thái Tôn giây lâu sầu thảm mới nguôi, rồi lại vỗ về an ủi Dương Nghiệp.
Sáng hôm sau, Vừa Thái Tôn hội các quan đại thần đến đặng nghị luận trả ơn cho các cha con họ Dương:
Phan Nhơn Mỹ tâu:
- Như công lao của Dương gia ngày nay dường ấy, xin bệ hạ nên phong soái thần, đặng hiển vang tài năng đó mới đáng. Và biên thùy lúc này đang ly loạn, xin sai người ra coi trấn thủ nơi ấy mới an.
Vua Thái Tôn nhận lời các quan bảo tấu, liền phong cho Dương Nghiệp làm chức Hùng Châu phòng ngự sử. Dương Nghiệp lãnh sắc từ tạ lui ra. Vua Thái Tôn đưa ra khỏi đền và dặn với Dương Nghiệp:
- Khanh đi xa trẫm, trẫm rất buồn. Nhưng việc ấy là phận sự của khanh, xin đi vì trẫm mà phòng bị việc ngoài biên cho cẩn thận, chừng nào có chiếu trẫm ra triệu sẽ về.
Dương Nghiệp vâng mạng, cúi đầu từ tạ trở về vô nịnh phủ dặn dò hai người con gái là Bát Nương và Cửu Muội, bảo hãy cố gắng lòng phục thị mẫu từ.
Dương Nghiệp dặn bảo trước sau sắp đặt rồi cùng với mấy người con trai dẫn binh ra trại Hùng Châu thủ trấn.
Gia Luật Hưu Ca khi nghe tin có binh Dương Nghiệp kẻo ra trấn giữ tại Phần Dương, bèn viết sớ khiến người về tâu với Tiêu Thái Hậu, xin nhân lúc này tấn binh tới lấy Trung Nguyên.
Tiêu Hậu tiếp đặng tin ấy bèn hội quần thần đến nghị việc tấn binh. Khi đó có Hữu thừa tướng là Tiêu Thái Lại tâu:
- Tôi tuy bất tài, xin nguyện đem binh đi đánh một chuyến.
Tiêu Thái Hậu nhận lời và dặn:
- Nếu khanh chịu lãnh phận sự này mà kẻo binh phạt Tống thì trước phải đòi ba tỉnh sau đây: Kiến Minh Trị, Ẩm Mã Tỉnh và Trung Nguyên Tuần. Nếu Tống chịu giao ba tỉnh ấy cho ta đồn binh, thì tạm lui nhơn mã mình lại, bằng có cưỡng cầu, chừng đó sẽ tấn binh tới đánh. Như vậy ra đánh chớ chẳng phải là vô cớ.
Thái Lại vâng mạng từ giã, trong ngày ấy cùng đại tướng Gia Luật Tà Chuẩn và Hàng Diên Thọ kéo năm muôn hùng binh đi ngã Qua Châu thẳng tới.
Binh Liêu kéo đến Hồ Yên Nguyên hạ trại. Quân giữ ải địa đầu hay tin ấy liền phóng ngựa về tâu với vua Thái Tôn.
Vua Thái Tôn nổi giận nói:
- Đồ quân mọi rợ, dám lớn gan xâm phạm bờ cõi Đại Tống.
Phen này trẫm phải thân chinh đặng rửa hờn ngày nọ.
Khấu Chuẩn nghe vua nói liền can:
- Bệ hạ chớ nên xông pha vào chốn đao binh, chỉ cần sai tướng đem quân ngăn chặn cũng đủ.
Vua Thái Tôn hỏi:
- Có ai dám vì trẫm mà trừ bọn man di chăng? .
Khấu Chuẩn tâu:
- Xin bệ hạ khiến Thái Sư Phan Nhơn Mỹ đi thì xong, vì người ấy rất thạo công việc ở biên ải.
Thái Tôn nhận lời hạ chỉ cho Phan Nhơn Mỹ làm Chiêu thảo sứ ra ngăn đón binh Liêu.
Phan Nhơn Mỹ cực chẳng đã tuân lệnh lãnh chỉ trở về dinh, lòng buồn chẳng nói. Con là Phan Chương xem thấy hỏi:
- Hôm nay phụ thân đi chầu về sao có vẻ không vui?
Phan Nhơn Mỹ nói:
- Hôm nay chúa thượng sai ta đi dẹp loạn biên đình mà không có người tiền đạo lãnh chức tiên phong, cho nên cha còn đang lo tìm người tiến cử.
Phân Chương thưa:
- Cha con Dương Nghiệp ở Hùng Châu, không lãnh trọng trách chi, xin cha dùng cha con người ấy ắt sẽ được việc.
Phan Nhơn Mỹ nghe con nói hợp lý, liền vào triều tâu xin vua triệu thỉnh cha con Dương Nghiệp ra giúp sức.
Vua Thái Tôn y tấu, liền sai sứ qua Hùng Châu thỉnh cha con Dương Nghiệp.
Dương Nghiệp tiếp được chỉ, kẻo binh về triều bái. Vua Thái Tôn liền phong cho Dương Nghiệp làm chức Đô Thống Tiên Phương.
Dương Nghiệp tạ ơn, trở về phủ thấy Dương Lệnh bà và Sài Thái Quận đang ngồi nói chuyện. Dương lệnh bà thấy chồng con về rất mừng hỏi:
- Lão tướng quân nhận việc chi mà về trễ vậy?
Dương Nghiệp nói:
- Nay có Bắc Phiên dấy binh xâm lấn, nên chúa thượng cho sứ thần ra triệu ta về làm tiên phong đi dẹp giặc.
Dương Lệnh bà nói:
- Vậy ai làm chủ soái?
Dương Nghiệp nói:
- Phan Nhơn Mỹ làm chúa soái
Dương Lệnh bà không vui, nói:
- Người ấy lúc trước bị ông nhục mạ, nên âm mưu hãm hại ông mãi, nhờ có chúa thượng anh minh nên không làm gì ông đặng. Nay bốn đứa con lớn của ông đều tử trận, bây giờ còn có ba cha con, mà hiệu lệnh đều ở trong tay nó hết, e ông khó mà gìn giữ.
Dương Nghiệp nghe vợ nói có lý, nên đáp:
- Lão cũng biết việc ấy, nhưng mệnh vua làm sao từ chối.
Sài Thái quân nghe nói nổi giận thưa:
- Vậy để thiếp làm sớ, ngày mai vào triều bảo tấu, xin một đại thần theo bảo hộ lệnh công, thì Phan Nhơn Mỹ không dám âm mưu gì hết.
Dương Nghiệp nghe nói rất đẹp lòng, bày tiệc ăn uống.
Hôm sau, Dương Lệnh bà và Sài Thái quận vào triều tỏ ý với vua Thái Tôn:
- Tiện thiếp vừa nghe bệ hạ sai tướng đi đánh Bắc Phiên, mà nguyên soái Phan Nhơn Mỹ cùng Dương Tiên Phong không thuận tùng, e xảy ra sự việc không hay, xin bệ hạ thương cha con Dương lệnh công mà tính toan lại .
Vua Thái Tôn ngẫm nghĩ, rồi nói:
- Việc này nếu sai người khác thì không được, giặc Phiên rất kiêng nể uy danh của Dương lệnh công, vậy nay Thái quận có chước gì hay mà bày tỏ chăng?
Sài Thái quận tâu:
- Nếu bệ hạ đã quyết định vậy thì lựa một quan đại thần theo ở trung quân để bảo hộ cho lệnh công, mới không bị hãm hại.
Vua Thái Tôn khen phải hạ chiếu sai Hô Diên Táng làm chức bảo quân, theo Dương Nghiệp đi đánh Bắc Phiên.
Dương Nghiệp hay tin rất vui mừng, bèn giã từ trở về phủ, chuẩn bị quân sĩ trở lại Hùng Châu hiệp với binh triều mà đánh giặc.


Lời Bàn.


Lấy tư thù cá nhân mà xen vào việc lớn của đất nước thì tai hại không ít.


Phan Nhơn Mỹ có hiềm khích với Dương Nghiệp, nay Dương Nghiệp về giúp Tống thì là tôi một triều, thế mà Phan Nhơn Mỹ lấy hiềm khích cá nhân, không coi việc nước là trọng, đó là điều tai hại.
Kẻ lấy tư thù cá nhân, xen vào việc nước thì không phải là kẻ yêu nước.
Điều sáng suốt là vua Thái Tôn đã cảm nhận điều đó để cứu vãn tình thế, nên việc chinh phục Bắc Phiên mới thành công.
Đời nay, cũng nhiều kẻ vì quyền lợi riêng tư, vì thù oán cá nhân mà không xem trọng việc lớn của quốc gia, làm cho quốc gia suy yếu, chỉ vì không xem trọng dân tộc đất nước.
Tam Hạ Nam Đường
Lời Giới Thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Kết