watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tam Hạ Nam Đường-Hồi Thứ Tư - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi Thứ Tư

Tác giả: Khuyết Danh

Dư Hồng truyền lệnh khiêng mười hai tướng Tống để xếp hàng dưới thềm, rồi dùng máu chó, máu gà và giấy vàng vẽ bùa mười hai con hình nhơn, niệm chú, giắt vào chiếc mũ cho mười hai tướng, đội lên đầu. Xong, Dư Hồng cầm gươm, vỗ bàn một cái nạt lớn:
- Mỗi người ba vía một hồn nhập xác, còn hai hồn bốn vía thu vào bùa ở mái tóc, không được cãi lệnh.
Sau đó Dư Hồng lại cầm gươm chỉ vào các tướng mà bảo:
- Phụng sắc hồi dương cấp cấp như luật lệnh.
Mười hai tướng lồm cồm ngồi dậy, bộ tịch như điên như dại , hai con mắt trợn tròn vo, đứng trơ trơ không nói gì hết. Các viên quan Nam Đường đều rởn ốc, mồ hôi ướt áo, sợ tướng Tống hại nhầm.
Dư Hồng thấy vậy cười nói:
- Tướng đầu Đường là đồng liêu với các ông, việc gì mà sợ.
Vua Nam Đường nghe báo, liền ngự ra xem thấy mười hai tướng Tống đứng hầu hạ hai hàng. Dư Hồng tâu:
- Các tướng đã theo phù phép, đầu hàng Bệ hạ rồi, xin đừng sợ.
Vua Nam Đường phán:
- Tuy phép Quân sư hay thật, song sợ họ không chịu đầu Đường, thành ra rước voi về phá mồ, trẫm lấy làm lo.
Dư Hồng tâu:
- Bệ hạ và bá quan còn nghi ngại, để tôi sai thử cho Bệ hạ xem.
Nói rồi niệm chú, cầm gươm chỉ Cao Hoài Đức kêu lớn:
- Cao Hoài Đức đến đây ta bảo!
Cao Hoài Đức bước tới thưa.
- Chẳng hay Quân sư đòi tôi có việc chi sai bảo?
Dư Hồng nói:
- Ngươi lãnh một ngàn quân sang đánh Thọ Châu, không được cãi lệnh.
Cao Hoài Đức phụng mạng đi liền.
Vua Nam Đường xem thấy mới tin, các quan đều khen phép lạ.
Vua Nam Đường bảo:
- Cao Hoài Đức là tôi lương đống của nhà Tống, nay nhờ bùa linh sai khiến thì lo chi cơ nghiệp không dựng lại được như xưa.
Dư Hồng tự đắc nói:
- Bệ hạ thật có phước mới giữ gìn được đất Kim Lăng. Thái Tổ tuy là vị chính vương mà vẫn không làm hại Nam Đường được.
Bấy giờ vua Thái Tổ đang bị vây, và bị bắt hết tám tướng, tuy chưa thấy bêu đầu, nhưng trong lòng buồn bã không an.
Xảy có quân vào báo:
- Cao Nguyên soái dẫn quân Nam Đường về đứng ngoài thành khiêu chiến. Chúng tôi không rõ thiệt hơn, nên chạy về thông báo.
Thái Tổ nghe nói giận lắm, than:
- Chúng bay là quân thấp thố, không nhìn kỹ lại về báo láo.
Nói rồi liền cùng Quân sư lên mặt thành xem xét, quả thấy Cao Hoài Đức ngồi trên ngựa múa gươm, coi binh lính phá thành.
Thái Tổ thấy việc lạ, gọi lớn hỏi:
- Bớ ngự đệ ? Trẫm cùng khanh tuy bề ngoài là tôi chúa nhưng bên trong là nghĩa tay chân. Hai mươi năm nay tin nhau một lòng một dạ, nay sao lại tham sống mà bỏ nghĩa xưa. Hãy nghe lời trẫm vào thành bàn kế chiến chinh, cho vẹn đạo tôi thần, cho trọn nghĩa anh em.
Tiếng kêu không làm cho Cao Hoài Đức chú ý, chỉ thấy Cao Hoài Đức trợn mắt, múa thương, miệng hét liên hồi làm cho vua Thái Tổ nổi giận nói:
- Đồ thất phu? Tham sống sợ chết, lẽ đâu lại lãnh binh về phá đánh thành, không biết thẹn.
Thái Tổ truyền lệnh quân bắn vãi xuống. Miêu Quân sư can:
- Không nên bắn ? Tôi chắc lòng Đông bình vương trung dũng có thừa, chắc là bị phép thuật của yêu đạo nên sanh ra như vậy.
Thái Tổ nghe nói suy nghĩ, rồi phán:
- Nếu Quân sư không nói thì trẫm đã mắc mưu yêu đạo rồi. Cao Hoài Đức trung nghĩa thuở nay, không lẽ lại phản chúa, cũng bởi có cớ gì đây.
Thái Tổ vừa đi xuống lầu vừa khóc. Miêu Quân sư nói:
- Bệ hạ chớ nên phiền não, tuy các tướng bị bắt, song Nam Đường không dám làm hại đâu. Chỉ sợ một điều là bị vây trong thành lâu ngày, lương thực bị cạn kiệt. Tối nay xin Bệ hạ đặt bàn hương án cầu phật trời cứu độ, có khi thần tiên đến giúp.
Vua Thái Tổ khen phải. Đoạn có quan coi lương vào tâu:
- Lương còn dùng chừng một tháng nữa là hết.
Ai nấy nghe nói kinh hãi, vua Thái Tổ phán:
- Như vậy thì khổ lắm, biết liệu làm sao?
Miêu Quân sư cũng hết kế.


Lời Bàn.
Trong đời người, những kẻ hy sinh có hai mục đích.Một là: Vì quê hương dân tộc, hai là: Vì phú quí vinh hoa.


Cao Hoài Đức là một trung thần nước Tống bị địch bắt dùng bùa phép để sai khiến phản lại đất nước. Nếu nước Tống không rõ bản chất của Cao Hoài Đức thì Cao Hoài Đức đã bị giết oan. Cao Hoài Đức trung với vua không phải vì danh lợi mà chỉ vì đất nước, dân tộc. Chỉ có những kẻ chạy theo quyền lợi vật chất, để hưởng thụ thì mới gặp đâu theo đó, miễn có lợi cho mình.
Tình yêu quê hương dân tộc là tình yêu cao cả, thiêng liêng. Đối với những loài vật mà còn biết thương giống nòi, thương cái ổ của mình, huống hồ là con người. Vua Thái Tổ hiểu rõ điều đó nên không lầm mưu địch.
Trong xã hội con người, mỗi người có một bản chất khác nhau, muốn luận tâm ý kẻ nào, phải biết bản chất của họ thì mới khỏi bị lầm lẫn.
Tam Hạ Nam Đường
Lời Giới Thiệu
Hồi Thứ Nhất
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Kết