watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thần Điêu Đại Hiệp-Hồi 11 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 11

Tác giả: Kim Dung

Tỉnh-Quang nói đến đây, Dương-Qua xen vào cười hề hề, làm cho Tỉnh-Quang không dằng nổi cơn giận, chỉ mặt mắng:
- Đồ nhãi ranh! Mi cười cái gì đó.
Dương-Qua ngẩng đầu lên, nói:
- Tôi cười việc của tôi có can hệ gì đến ông.
Tỉnh-Quang toan xông vào tóm cổ Dương-Qua đánh một trận nhưng Vương-xứ-Nhất biết trước, chận lại, nói:
- Đừng cãi vã với trẻ con, hãy kể rõ đầu đuôi cho ta nghe.
Tỉnh-Quang hậm hực thưa:
- Xin sư phụ biết cho con là thằng bé ấy rất đỗi tinh nghịch nó toan giết con
Rồi Tỉnh-Quang kể tiếp:
- Lúc đó con ngã sấp xuống vũng nước tiểu của nó, vừa muốn đứng dậy tát cho nó mấy cái, thì nó cười hì hì, nói: "ấy chết, cháu làm bẩn cả quần áo của chú rồi".
Mọi người nghe Tỉnh-Quang nhại lại giọng nói của Dương-Qua, ai nấy đều buồn cười. Vương-xứ-Nhất cau mày tỏ vẻ khó chịu khi thấy đệ tử của mình hành động không mấy đẹp mà phải bêu rếu trước mặt người khác.
Tỉnh-Quang lại kể:
- Đệ tử nghe nó nói vậy tưởng nó là đứa vô dụng, chẳng nên chấp trách làm chi. Ngờ đâu nó tiến sát đến với dáng điệu như van lơn, rồi bất thần nó nhảy lên lưng con, cắn vào cổ con.
Kể đến đây, Tỉnh-Quang lấy tay sờ cổ như còn đau đớn lắm, và nói:
- Con giật mình định trở người vật nó xuống, nhưng nó cắn quá mạnh con sợ lủng cổ không dám cựa quậy. Nó được dịp cứ cắn mãi bảo gì cũng không nhả, túng thế quá con mới năn nỉ nó, xem nó muốn gì con chiều ý nó. Song nói gì nó cũng lắc đầu. Cuối cùng con bảo: "Mầy đừng cắn nữa, tao mở trói cho mầy". Bây giờ nó mới gật đầu.
Ngừng một chút để lấy hơi, Tỉnh-Quang kể tiếp:
- Thật ra đứa bé nhỏ nhít như thế, dẫu mà cởi trói cho nó, nó cũng không thể nào thoát được tay con. Vì vậy con quyết định mở trói cho nó, để nó khỏi cắn, rồi sau sẽ hay. Nhưng con vừa lần mò mở hết tay chân nó, xong thì lanh như cắt nó rút thanh kiếm trong lưng con, dí vào ngực con và hăm dọa: "Nếu nhúc nhích nó đâm chết liền".
Đoạn, nó ra lệnh cho con phải dùng sợi dây con đã trói nó, tự trói lấy chân, không thì nó đâm chết. Mắt nó nhìn con không chớp như nó sẵn sàng nhấn mạnh lưỡi kiếm vào tim con. Do đó, không biết làm sao, buộc lòng con phải tự trói lấy mình.
Con vừa trói chân xong, nó lanh lẹ nhảy ra phía sau lưng, dí mũi kiếm vào lưng ra lệnh bắt con đưa hai tay ra đằng sau, rồi nó dùng dây trói nốt.
Trói xong cả chân tay của con rồi, nó cắt vạt áo nhét vào miệng, đến lúc lửa cháy nơi võ điện con không còn la lối kêu cứu được nữa, đành nằm đó chịu chết. Nó không có Doãn tiên sinh vào thì tánh mạng của con chẳng còn.
Mọi người nghe Tỉnh-Quang kể hết, ngó Dương-Qua lại ngỏ Tỉnh-Quang. Thật là hai thái cực. Một đàng thì to lớn vạm vỡ, một đàng thì nhỏ thó, ai cũng phải phì cười.
Đợi đến lúc Tỉnh-Quang kể hết câu chuyện, mọi người đều cười rộ lên. Tỉnh-Quang sượng sùng, bứt đầu gãi tai tỏ vẻ giận dữ cho đỡ ngượng.
Mã-Ngọc cười hỏi Quách-Tỉnh:
- Thằng bé này là con của đồ đệ phải không? Đúng là nó theo mẹ nó nên có tánh ngỗ ngịch tinh quái dường ấy.
Quách-Tỉnh lắc đầu thưa:
- Đâu phải! Nó chính là con của một người bạn thân, kết nghĩa từ thủa bé. Cha nó là Dương-Khang.
Khưu-xứ-Cơ nghe nhắc đến Dương-Khang bỗng lòng hồi hộp, chăm chú nhìn Dương-Qua như để tìm lại trong người thằng bé những nét di lưu của cha nó.
Khưu tiên sinh với Dương Khang là tình sư đệ. Nhưng về sau Dương-Khang tham mùi phú quí nên hắn đã chạy theo đường tà.
Giờ đây Khưu-xứ-Cơ biết được Dương-Khang có con, lòng rất hoan hỉ nhân dịp nầy ông ta cố hỏi câu chuyện cho rõ đầu đuôi, nên xoắn xuýt bên Dương-Qua không rời.
Trong lúc đó, các đạo nhân ở Trùng-Dương cung cũng có dịp ngồi nhìn tòa võ điện điêu tàn chỉ còn lại một đống tro tàn, đượm màu bi thảm.
Thật vậy, Trùng-Dương điện hôm qua còn là một tòa đài đồ sộ nguy nga, mà giờ đây chỉ còn lổm chổm một mớ than hồng, và từng đống gạch ngói ngổn ngang.
Mã-Ngọc và nhiều đạo sư khác vốn là những người có đạo tâm, nên chẳng màng gì đến ngoại vật. Họ đối với ngôi võ điện là bao nhiêu mồ hôi của biết bao nhiêu người trong hàng mấy mươi năm trùng tu, trong chốc lát bị thiêu thành khói lửa, làm sao họ chẳng buồn.
Bấy giờ Quách-Tỉnh kể sơ lược về thân thế của Dương-Qua cho mọi người nghe, ai nấy đều khe khẽ gật đầu thương hại.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Này Quách đồ đệ. Võ nghệ của đồ đệ nay đã cao cường hơn bọn ta nhiều, sao lại không đem truyền cho đứa bé này.
Quách-Tỉnh nói:
- Đệ tử sẽ xin thưa với sư phụ sau này về chuyện ấy. Bây giờ dám xin sư phụ thấu hiểu rằng đệ tử rất lấy làm áy náy. Hôm nay toan thượng sơn để yết kiến sư phụ thì lại phạm phải tội lỗi với các đạo huynh ở đây.
Kế đó Quách-Tỉnh kể lại chuyện vị đạo trưởng tưởng lầm mình là kẻ địch nên bố trí trận bắc đẩu để cản ngăn.
Khưu-xứ-Cơ nghe nói trợn mắt nhìn Triệu-chí-Kính, nói:
- Chí-Kính giữ phía ngoài sao không phân biệt được bạn thù, thực là đồ vô dụng. Ta lấy làm lạ chẳng biết vì sao phía ngoài bố trí mạnh mẽ dường ấy mà trong chớp mắt địch nhân lại có thể vào được võ điện để chúng ta trở tay không kịp. Giờ đây mới biết họ đã đem bắc đẩu đại trận để cản trở đệ tử, làm sai lạc việc kháng dịch.
Nói đến đó, râu tóc Khưu-xứ-Cơ dựng ngược lên vì giận dữ.
Quách-Tỉnh thưa:
- Có lẽ chỉ vì lúc ra chân núi, trong Phổ-Quang-Tự, đệ tử đã vô ý làm bể tấm bia có khắc chữ nên các đạo huynh hiểu lầm chăng?
Khưu-xứ-Cơ dịu nét mặt, nói:
- Đúng vậy! Hèn chi sự việc xảy ra như thế. Thật ra cũng không đáng trách các vị đạo sư vì bọn tà đạo đến phá Trùng-Dương cung cũng lấy việc đập bia làm hiệu lệnh. Hành động của đệ tử ăn khớp với hành động của bọn tà đạo làm sao họ không lầm!
Quách-Tỉnh nói:
- Bọn nó to gan thực, dám đến phá quách Trùng-Dương điện. Thưa sư phụ, bọn chúng là loại người nào vậy?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Chuyện nầy dài lắm! Vậy trước tiên đệ tử hãy theo ta ra phía sau điện này có chút việc.
Quách-Tỉnh đứng dậy, bước theo Khưu-xứ-Cơ. Hai người tiến bước về phía sau núi, và dặn Dương-Qua
phải ở yên nơi đấy, không được đi đâu cả.
Khưu-xứ-Cơ chân bước thoăn thoắt, trông dáng điệu còn quắc thước chẳng khác lúc thiếu thời. Quách-Tỉnh lòng rất khâm phục.
Đi chừng một lúc, đến một đỉnh núi cao chót vót, Khưu-xứ-Cơ dừng chân, đến sau lưng một tấm đá lớn, lẩm bẩm nói:
- ở đây có khắc ít chữ...
Bây giờ trời đã xẩm tối, phía sau tảng đá lại càng tối hơn, Quách-Tỉnh đưa tay mò vào tảng đá, quả nhiên thấy dấu chữ ăn sâu vào đó, biết là một bài thơ:

"Tử-Phòng xưa chí diệt Tần,
Khuông phò Hán-đế đem thân giúp đời.
Tài ba nắm vững cơ trời,
Dưới cầu nhặt dép, đợi thời ra tay.
Phong lưu cuộc thế đến ngày,
Giàu sang không thiết, phải tay xa đời.
Xích-Tùng cùng bạn thảnh thơi,
Anh hùng cảm mến, người đời nể danh.
Truyền rằng từ buổi sơ khai,
Nhị tiên tương ngộ cả hai mở đường.

Sau khi mò tay lên tảng đá, lần theo dòng chữ, Quách-Tỉnh ngạc nhiên quay lại nói với Khưu-xứ-Cơ:
- Chữ này đâu phải khắc, hình như kẻ nào đã lấy tay vạch lên đá!
Khưu-xứ-Cơ vừa cười vừa nói:
- Đệ tử thật tinh ý, nhận không sai. Thực ra việc này ai cũng cho là kỳ quái! Bởi vì làm thế nào có thể dùng ngón tay mà viết lõm xuống thành chữ được!
Quách-Tỉnh phụ họa:
- Chẳng lẽ trên đời này lại có kẻ thần thánh đến ư? Họa chăng chỉ có thánh thần mới làm nổi.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Kẻ viết đó không phải thần thánh mà là một người bằng xương bằng thịt, võ nghệ tuyệt luân, mưu trí không lường, một trăm năm giang hồ dễ có một người.
Quách-Tỉnh xoắn xuýt hỏi:
- Sư phụ có biết người ấy là ai chăng? Nếu biết xin nói cho đệ tử rõ để đệ tử được đến bái kiến thì thật vạn hạnh.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Ta cũng chưa hề thấy mặt người ấy lần nào, chỉ nghe nói thế thôi. Vậy cứ ngồi xuông đây nghe ta kể một câu chuyện để rõ nguyên do.
Quách-Tỉnh vâng lời ngồi xuống tấm đá, ngoảnh nhìn về phía sườn núi chỗ võ điện đã biến thành một đống than hồng, lòng chàng tự nhiên thấy có cái gì hậm hực lạ lùng.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- ý nghĩa bài thơ này ra sao con có hiểu rõ chăng?
Quách-Tỉnh bây giờ đã đến tuổi trung niên mà Khưu-xứ-Cơ vẫn ăn nói với Quách-Tỉnh cũng chẳng có gì thay đổi lắm.
Quách-Tỉnh thẫn thờ nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
- Đoạn đầu bài thơ nói về Trương-Lương giúp Hán diệt Tần, đến lúc thành công không màn phú quí cũng với Xích-Tùng bỏ đi ẩn thân. Còn đoạn sau nói về đức Trùng-Dương tổ sư là người sáng lập môn phái Toàn-Chân, nhưng đoạn nầy con không rõ lắm.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Con có biết Trùng-Dương tổ sư là người thế nào chăng?
Quách-Tỉnh lấy làm lạ đáp:
- Con chỉ biết Trùng-Dương tổ sư là người sáng lập ra môn phái Toàn-Chân, xưa kia đã thuyết về kiếm đạo ở núi Hoa-Sơn, võ nghệ giỏi vào bậc nhất trong thiên hạ.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Đúng vậy! Nhưng con có biết lúc thiếu thời Trùng-Dương tổ sư là người thế nào chăng?
Quách-Tỉnh lắc đầu:
- Con chưa hiểu rõ điều ấy!
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Trùng-Dương tổ sư không phải lúc sinh ra đã xuất gia tu đạo. Người là một nhà ái quốc. Thuở thiếu thời tổ sư thấy quân xâm lược phạm đến bờ cõi, lấy làm phẫn nộ, ngồi đứng không an. Đã bao lần tổ sư khởi nghĩa chống quân Kim, nhưng đã mấy lần tổ sư bị thua, quân sĩ chết hết. Quân Kim quá mạnh, không làm sao cự nổi, tổ sư phải nuốt hận xuất gia ẩn nặc mang tên là Hoạt-tử-Nhân, mấy năm liên tiếp ở trong ngôi mộ dài tại núi này. Và, tổ sư chẳng bao giờ bước ra khỏi mộ một bước để giữ trọn lời thề là cùng quân Kim chẳng đội trời chung, tuy còn sống, nhưng tổ sư coi như mình đã chết. Đó là một việc thủ tiết của biệt hiệu Hoạt-tử-Nhân.
Quách-Tỉnh nghe nói cảm động rưng rưng nước mắt, chàng hồi tưởng lại trong ký ức hình ảnh của Mục-niệm-Tử và Dương-Khang năm xưa cãi nhau trong võ điện. Và cũng ở trong võ điện ấy, Quách-Tỉnh trông thấy một bức ảnh có đề chữ "Hoạt-tử-Nhân". Chính hình ảnh ấy đã gợi cho Quách-Tỉnh ý muốn xuất gia tầm đạo.
Thì ra vị đạo sĩ trong tranh kia lại là Trùng-Dương tổ sư đó sao!
Khưu-xứ-Cơ kể tiếp:
- Ôi! Đã từ lâu lắm rồi, các thân bằng cố hữu của tổ sư không ngớt đến thăm viếng, và yêu cầu Tổ sư rời khỏi ngôi mộ kia để ra gánh vác việc đời. Nhưng Tổ sư vẫn không lay chuyển, chán ngán cho thân thế sự nghiệp mình, chẳng còn muốn ngó tới bạn hữu thâm tình thuở trước.
Mãi tám năm sau, một dịch nhân cũ của Tổ sư đến trước mộ đài chưởi bới Tổ sư ròng rã bảy đêm ngày. Tổ sư chịu không nổi nên ra khỏi mộ, định đấu với địch nhân một trận để địch nhân hết đến phá phách. Nhưng lúc Tổ sư ra khỏi mộ thì địch nhân cười hề hề, xem chừng đắc ý vì đã dùng kế làm cho Tổ sư xuất mộ đài.
Địch nhân nói:
- Thôi thế cũng đủ rồi! Đạo hữu đã ra khỏi mộ tức là tôi đã thắng cuộc, chẳng cần chiến đấu làm chi! Hẳn đạo hữu không còn trở vào mộ nữa chứ?
Về sau, Tổ sư biết rằng địch nhân vì lòng tốt, tiếc đức hạnh và tài năng của Tổ sư, muốn tổ sư ra cứu dân giúp nước, không muốn Tổ sư chôn sống cuộc đời trong nắm mộ, nên đến trêu chọc mà thôi. Và, cũng từ đấy, hai người cứu địch trở thành đôi bạn ý hiệp tâm đầu, cùng nhau dong ruổi trong chốn giang hồ nghĩa hiệp.
Quách-Tỉnh nghe kể đến đấy lấy làm xúc động, hỏi:
- Thưa sư phụ, vị địch nhân trở thành bạn của Tổ sư có phải là một trong các người: Đông-Tà, Tây-Độc, Nam-Đế, Bắc-Cái chăng?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Không phải đâu! Nói đến võ nghệ thì người này cao hơn bốn vị tổ sư kia một bực, nhưng vì người ấy là bực nữ lưu nên không xuất đầu lộ diện, không ai biết đến và tiếng tăm cũng chẳng có gì.
Quách-Tỉnh ngạc nhiên nói:
- ồ! Lại thuộc vào phái nữ lưu ư? Thật hiếm có vậy.
Khưu-xứ-Cơ tiếp:
- Người ấy rất có thâm tình với tổ sư, muốn theo hầu tổ sư, ước ao sẽ trở thành phu phụ. Nhưng tổ sư biết ý, thường tỏ với người ấy: "Chưa diệt được hung nô, đâu màng đến chuyện gia thất". Rồi bề ngoài giả điên giả dại như người chẳng biết gì. Vị nữ lưu kia lầm tưởng tổ sư khinh mình nên lấy làm tức giận. Thế là đôi bạn từ thù đến thân, rồi lại từ thân đến thù. Họ hẹn nhau một cuộc tỉ thí tại núi Chung-Nam.
- Oái oăm thế chứ sao? Chỉ vì tổ sư cứ tưởng rằng nàng có lòng yêu tất phải tương nhượng nhau, chẳng ngờ nàng lại có ý khác. Một lần nàng nói với tổ sư:
- "Đạo hữu coi tôi chẳng ra gì, thế thì đạo hữu phải trở thành đối thủ của tôi".
Thế là tổ sư cứ bị vị nữ lưu ấy thách đố mãi, cuối cùng tổ sư phải nhận đấu một trận nơi núi Chung-Nam.
Hai bên đánh nhau trong ít ngàn hiệp, nhưng tổ sư chẳng bao giờ đánh hết tay, dùng hết sức.
Thấy thế, vị nữ lưu kia lại càng tức giận mắng:
- Thì ra đạo hữu chẳng thèm để tâm vào việc đấu chiến với tôi, đạo hữu xem tôi là loại người thế nào đây?
Tổ sư đáp:
- Đấu võ xem ra khó phân thắng bại, thôi thì đấu văn cho dễ biết hơn thua.
Vị nữ lưu cũng bằng lòng nói:
- Thế cũng được. Nếu tôi thua đạo hữu tôi thề suốt đời không gặp mặt đạo hữu nữa, để trí óc đạo hữu được thảnh thơi.
Tổ sư nói:
- Nếu ngược lại ta bị thua cô nương thì sao?
Vị nữ lưu mỉm cười bảo:
- Nếu đạo hữu thua tôi thì xin nhường lại ngôi mộ đài kia cho tôi ở.
Thật ra ngôi mộ đài Hoạt-tử-Nhân ấy, tổ sư đã gởi gắm không biết bao nhiêu tâm huyết trong bao nhiêu năm trời, nếu để cho vị nữ lưu ấy chiếm đi thì sao an lòng được, còn nếu thắng nàng để cho nàng phải vĩnh viễn xa lìa tổ sư thì cũng là chuyện không hay.
Tuy nhiên, hai đàng phải chọn một, tổ sư thấy võ nghệ mình cao hơn nàng một bực, thôi thì đấu với nàng một phen để nàng lảng đi cho rảnh.
Tổ sư bằng lòng giao đấu thì vị nữ lưu lại hẹn đến hôm sau, nói:
- Hôm nay trời đã tối và cả hai có vẻ mệt nhọc rồi. Vậy để ngày mai sẽ tranh hùng.
Hôm sau đúng hẹn, hai người lại gặp nhau ở đỉnh núi nầy. Trước khi giao đấu, nàng nói:
- Trước khi quyết định việc ăn thua tôi muốn chúng ta cùng thề đi đã.
Tổ sư hỏi:
- Phải thề làm sao bây giờ?
Nàng nói:
- Thề rằng: nếu đạo hữu thắng tôi, tôi phải tự vận trước mặt đạo hữu, còn nếu tôi thắng đạo hữu thì đạo hữu phải lìa khỏi mộ đài để tu luyện thành một đạo sĩ hay một hòa thượng, và phải xây một ngôi đền trên đỉnh núi nầy mà ở, ít ra cũng phải ở đó trên mười năm.
Tổ sư nghe vị nữ lưu đó nói thế hiểu ý, nói:
- Cô nương kia bảo ta làm đạo sĩ hay hòa thượng cốt buộc ta suốt đời không lấy vợ. Điều đó ta đã hiểu. Còn việc cô nương bị thua, cô nương tự vận trước mặt ta là để làm gì?
Nàng nói:
- Thì để khỏi phải nhìn cái bạc bẽo của cuộc đời. Nhưng thôi, chúng ta đã giao hẹn nhau thi văn, vậy thì mỗi người chúng ta lấy tay viết vào đá ít dòng chữ, hễ ai viết sâu nét hơn thì người đó thắng cuộc.
Tổ sư nghe nói ngạc nhiên hỏi lại:
- Lấy ngón tay viết mà có thể in sâu nét chữ vào đá sao?
Nàng cười lớn nói:
- Chứ sao nữa! Ai viết nét chữ sâu hơn thì thắng cuộc.
Tổ sư lắc đầu:
- Ta đâu phải bậc thần tiên mà làm cái chuyện đó được. Cô nương đừng tìm cách đùa giỡn.
Vị nữ lưu nghiêm nghị nói:
- Đâu phải tôi bày chuyện đùa giỡn. Nếu tôi khắc chữ được vào đá bằng ngón tay, đạo hữu phải chịu thua cuộc chứ?
Tổ sư không tin nàng có thể làm được chuyện đó, nên đáp:
- Nếu cô nương làm được ta chịu thua, bằng cô nương làm không được thì hai bên hòa nhau không đàng nào thắng.
Lời nói ấy, làm cho vị nữ lưu đó thấy rõ cảm tình của tổ sư đối với nàng. Dẫu không kết nghĩa với nàng làm phu phụ, song cũng không bạc tình lắm.
Vị nữ lưu mỉm cười, nói:
- Được, tôi làm thần tiên cho đạo hữu xem.
Dứt lời, nàng lấy tay rờ vào tấm lá, rồi tì ngón tay viết mấy hàng chữ, nét chữ ăn sâu hơn khắc.
Tổ sư trông thấy ngón tay nàng đưa đến đâu là bột đá từ từ rơi đến đó, nét chữ lõm sâu vào làm cho tổ sư kinh ngạc trố mắt nhìn không biết sao mà nói.
Những dòng chữ nàng viết trên tấm đá đó là đoạn đầu bài thơ mà đồ đệ vừa đọc.
Tổ sư thua cuộc chẳng còn biết nói gì hơn, liền theo lời ước ra khỏi mộ đài, sống một cuộc đời đạo sĩ, lập nơi núi này một cái đền nhỏ mà thờ, ấy gọi là Trùng-Dương điện của tiền nhân vậy.
Quách-Tỉnh nghe kể, thầm phục tài năng của vị nữ lưu kia vô cùng. Chàng đưa tay sờ soạng các nét chữ trên đá một lần nữa, quả nhiên các nét chữ ấy đúng là vết ngón tay ghi sâu vào. Chàng nói:
- Công phu luyện tập nhân diện của vị nữ lưu kia thật là siêu việt. Đời nay có người nào sánh kịp.
Khưu-xứ-Cơ ngẩng đầu lên trời cười lớn.
Quách-Tỉnh ngạc nhiên, trố mắt nhìn không hiểu gì cả.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Tài năng ấy lừa được tổ sư, lừa được ta, lừa được đồ đệ, chứ nếu đem nói với Hoàng-Dung, vợ của đồ đệ thì hẳn vợ của đồ đệ không lấy làm kinh ngạc.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Làm sao vợ của đồ đệ lại hiểu được việc nầy. Hẳn trong việc nầy có gì gian ý chăng?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Đúng vậy, việc đó chỉ lừa được những kẻ thực tâm chất phác mà thôi.
Quách-Tỉnh bán tin bán nghi, nói:
- Lấy tay viết được trên đá hẳn kẻ ấy có luyện được phép nhân điện tuyệt đỉnh mới phải.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Tài siêu việt như Đoan-hoàng-gia Nhất-Đăng mà vẫn chưa thế lấy ngón tay viết sâu vào gỗ, huống hồ trên phiến đá.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Vì đâu sư phụ lại biết việc ấy có gian ý, và gian ý như thế nào?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Tổ sư xuất gia tu đạo một thời gian mà vẫn không sao hiểu được việc đó, nghĩ mãi không ra. Sau Tổ sư đem nói lại với Hoàng-dược-Sư. Hoàng-dược-Sư ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Việc ấy tôi cũng làm được, nhưng chưa luyện xong. Một tháng nữa tôi sẽ trở lại tiếp kiến.
Nói xong Hoàng-dược-Sư cười lớn rồi xuống núi.
Qua một tháng, Hoàng-dược-Sư trở lại, cùng với Tổ sư ra coi phiến đá kia, và cũng để đề tiếp vào đó bài thơ của vị nữ lưu còn bỏ dở.
Thật vậy Hoàng-dược-Sư sờ sẫm vào tấm đá một lúc rồi viết hai câu:
"Trùng-Dương môn phái Toàn-Chân,
"Trên cao nhìn xuống long vân đợi thời".
Đến đó thì ngừng. Hai câu thơ này tỏ ý tán dương môn phái Toàn-Chân lúc nào cũng làm việc nghĩa và đợi thời ra giúp nước.
Thấy Tổ sư ngạc nhiên, Hoàng-dược-Sư cười lớn viết tiếp mấy câu cho đến hết bài thơ có ý ca tụng Tổ sư, người sáng lập ra môn phái ta.
Tổ sư lấy làm lạ, nghĩ rằng Hoàng-dược-Sư võ nghệ thua Tổ sư một bậc, làm sao mà điện lực lại có thể phát xuất nơi đầu ngón tay mạnh đến thế.
Bất thần Tổ sư lấy ngón tay chỉ vào mặt phiến đá, thì phiến đá lủng sâu vào một lỗ.
Nghe nói đến đây, Quách-Tỉnh ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao có chuyện lạ lùng?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Không có gì lạ! Nhưng nếu lúc đó Hoàng-dược-Sư không cắt nghĩa rõ ràng với tổ sư hì có lẽ đến bây giờ chúng ta cũng không được biết cái bí quyết kỳ diệu đó.

Quách-Tỉnh lấy tay đặt vào cái lỗ bỏng thì thấy vừa vặn một ngón tay ấn xuống. Chàng cũng bắt chước vận dụng điện lực lấy đầu ngón tay ấn xuống mặt phiến đá, nhưng phiến đá dọi lên làm cho đầu ngón tay chàng đau nhói, chàng hỏi:

- Cái bí quyết kỳ diệu gì? Chẳng lẽ mặt phiến đá nầy khác hơn các tảng đá khác sao?
Khưu-xứ-cơ nói:
- Không khác gì cả, nó cũng cứng y nhau. Nhưng theo lời Hoàng-dược-Sư thì muốn viết trên mặt đá tất phải luyện được chất hoá thạch đơn. Chính chất hoá thạch đơn đã làm cho phiến đá lưu kia, trước khi viết họ đưa tay trái lên mân mê mặt đá chính là để bôi chất hoá thạch đơn vào.

Quách-Tỉnh nghe đến đây chắc lưỡi nhủ thầm:
- Ôi chao! Thế thì nhạc phụ ta quả là người cao kiến.
Lòng Quách-Tỉnh mang mang nhớ đến Hoàng-dược- Sư, không biết hiện giờ ông ta ở nơi nào.
Khưu-xứ-Cơ không để ý đến cử chỉ nhớ nhung của Quách-Tỉnh nói tiếp:
- Tổ sư ta lúc bắt đầu tu luyện cũng không vì phẫn chí hay vì khổ cực mà chính vì tổ sư đã đọc sách nhiều hiểu rõ cái cơ diệu huyền trong phép thanh tịnh hư vô. Cho nên tổ sư đã lập ra Trùng-Dương điện, thu thập đồ đệ làm cho môn phái Toàn-Chân trở nên vinh dự. Ngày hôm nay chúng ta được thừa hưởng cũng nhờ công khó của tổ sư.
Ngừng một lúc, Khưu-xứ-Cơ cười lớn nói:
- Nếu không có lời thách thức của vị nữ lưu thuở trước chắc gì bây giờ chúng ta có Trùng-Dương điện, có một số môn đồ di lưu hậu thế.
Quách-Tỉnh gật đầu nói:
- Vị nữ lưu kia tên họ gì, ngày nay ở chốn nào, có còn sống chăng?
Khưu-xứ-Cơ thở dài:


Alert | IP Printer-friendly page | Edit | Reply | Reply With Quote | Top



Author dongta
Author Info Member since Nov-22-01:558 posts, 1 feedbacks, 2 points
ID/Subject 1. "Tiếp Theo Hồi 11"
Date/Time Jan-12-02, 05:57 PM ()
Message

In response to message #0

- Ngoài Tổ sư ra không ai biết tên thực của nàng. Tổ sư cũng không cho ai biết người ấy sống hay chết ra sao. Chẳng biết vì đâu một người võ nghệ dường ấy mà chẳng bao giờ xuất đầu lộ diện, để người đời biết đến.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Chẳng biết hiện nay có người nào thừa hưởng sự nghiệp võ nghệ của vị nữ lưu đó chăng?
Khưu-xứ-Cơ thở dài đáp:
- Bao nhiêu rắc rối là ở chỗ đó. Vị tiền bối nọ bình sanh không nhận môn đệ, chỉ có một người con gái nhỏ theo hầu tên là ả-Hoàn. Hai người cùng sống chung với nhau trong mộ đài hơn mười mấy năm, không một lần ra khỏi cửa. Bao nhiêu điều bí ẩn huyền diệu trong võ nghệ, ả-Hoàn đều được truyền thụ. Nhưng trong giới võ lâm cũng không ai biết đến ả-Hoàn. Bởi vì ả-Hoàn chưa bao giờ bước chân vào đường giang hồ nghĩa hiệp.
ả-Hoàn lại có thâu nhận hai người đệ tử. Người lớn họ Lý, trong giới giang hồ đều gọi là Lý-mạc-Thu, tên tự là Xích-Luyện Tiên tử.
Quách-Tỉnh nghe nói đến đây reo lên một tiếng:
- A! Thì ra tông tích của Lý-mạc-Thu là thế!
Khưu-xứ-Cơ hỏi:
- Con đã biết nàng con gái ấy rồi sao?
Quách-Tỉnh nói:
- Mấy tháng trước con đã từng đấu với ả ít hiệp ở Giang Nam. Võ nghệ của nàng cũng thuộc vào bậc khá cao.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Con không đả thương nàng chứ?
Quách-Tỉnh lắc đầu:
- Không! Nhưng con thấy nàng ấy hạ thủ mấy người nhà họ Lục với những ngón đòn rất độc, hơn cả Mai-siêu-Phong và Đồng-Thi.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- May mà con không đả thương Lý-mạc-Thu, nếu dã phạm đến nàng thì không sao tránh nổi nguy biến. Nàng còn có một người em nữ đạo-sĩ họ Long...
Quách-Tỉnh nghe đến đây giật mình hỏi:
- Sao? Người con gái họ Long ư?
Khưu-xứ-Cơ hơi biến sắc hỏi dồn:
- Con đã gặp nàng ấy rồi ư? Có chuyện gì nguy hiểm xảy ra chăng?
Quách-Tỉnh thấy Khưu-xứ-Cơ sắc diện thay đổi, vội vàng đáp:
- Con chưa gặp lần nào. Nhưng vừa rồi lúc đăng sơn, các đạo hữu cứ mắng con là dâm tặc, và cho con thượng sơn vì người con gái họ Long, con chẳng biết ý sao cả.
Khưu-xứ-Cơ thở dài, vừa cười vừa nói:
- Cũng vì thế mà Trùng-Dương cung mới xảy ra tai nạn vừa qua. Nếu không có sự hiểu lầm như vậy thì Bắc-đẩu trận có thể thắng được bọn giặc kia mà con còn có thể lên núi sớm hơn.
Khưu-xứ-Cơ thấy Quách-Tỉnh ngẩn người, liền nói:
- Nay là ngày sinh nhật của người con gái họ Long vừa đúng hai mươi tuổi.
Quách-Tỉnh thuận mồm hỏi:
- Kỷ niệm ngày sinh nhật hai mươi tuổi của cô gái nhà họ Long mà có thể gây biến loạn nơi Trùng-Dương cung đến thế sao?
Tuy nói thế, Quách-Tỉnh hình như để ý nghĩ vào đâu không chú ý đến câu hỏi của mình.
Khưu-xứ-Cơ cũng không đáp ngay câu hỏi của Quách-Tỉnh, nói trống:
- Người con gái họ Long nầy tên là gì cũng chẳng ai biết thấy, bọn tà thuật kia gọi nó là Tiểu-long-Nữ thì chúng ta cũng gọi là như vậy thôi.
Quách-Tỉnh như sực nhớ lại cuộc đàm thoại, vội hỏi:
- Lý lịch của cô gái đó thế nào, sư phụ biết rõ chứ?
Khưu-xứ-Cơ gật đầu, chậm rãi nói:
- Cách đây hai mươi năm về trước. Một tối nọ, các đạo sĩ trong Trùng-Dương cung đều nghe tiếng khóc của một hài nhi giữa cảnh đêm trường tịch mịch của núi rừng. Hài nhi đó do đâu mà có, nào ai biết được, mọi người đều chạy ra, thì thấy đó là một đứa bé gái, bọc vào một tấm khăn đặt dưới đất. Các nhà tu hành không tiện việc nuôi nấng trẻ thơ trong điện đài được, nhưng bỏ rơi đứa bé sơ sinh thì thật là tội nghiệp.
Lòng tư bi là đạo hạnh đầu tiên của việc tu hành, nên ai cũng cố tìm phương kế để cứu giúp đứa trẻ sơ sinh.
Nhưng trong lúc mọi người chưa tìm ra kế hoạch giải quyết, thì bỗng một thiếu phụ từ phía sau núi đi lại, tuổi trạc trung tuần, thấy vậy tỏ lời thương xót ngỏ ý muốn rước đứa bé về nuôi. Mọi người như thoát được cơn lo, trao đứa bé cho thiếu phụ.
Quách-Tỉnh nóng lòng hỏi:
- Người thiếu phụ đó là ai vậy?
Khưu-xứ-Cơ đáp:
- Mãi đến sau này Mã sư huynh và ta nghe nói lại mới đoán được thiếu phụ đó là ả-Hoàn, người đàn bà tu luyện trong mộ đài Hoạt-tử-Nhân.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Làm sao sư phụ đoán được thiếu phụ ấy là ả-Hoàn?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- ả-Hoàn cũng đã có lần gặp thất tử trong phái Toàn-Chân nhưng chẳng bao giờ chuyện trò. Vì thế nên ta mới đoán biết. Trùng-Dương điện và mộ đài cách nhau không xa, gà gáy chó sủa, hai bên đầu nghe rõ tiếng, nhưng vì tiền nhân có rắc rối với nhau, hai bên không bao giờ lai vãng. Lúc đó bọn ta nghe chuyện cũng biết vậy chứ không để ý làm gì.
Sau này đệ tử của ả-Hoàn là Lý-mạc-Thu xuất sơn. Lý-mạc-Thu tâm địa độc ác nhưng võ nghệ cao cường, đã nhiều phen làm những chuyện động trời trong giới giang hồ nghĩa hiệp. Môn phái Toàn-Chân cũng nhiều lần toan ra tay sửa trị, song vì nể nang vị đạo hữu trong mộ đài chẳng tiện ra tay.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Thế chúng ta không tìm cách nào để ngăn cản Lý-mạc-Thu trên bước đường tàn ác sao?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Chúng ta đã có nhiều lần gởi thư đến mộ đài, nói rõ hành động của Lý-mạc-Thu, có ý tố cáo với ả-Hoàn, nhưng bao nhiêu thư đều chẳng được hồi âm. Mà ả-Hoàn cũng chẳng ngăn cản Lý-mạc-Thu, để Lý-mạc-Thu lộng hành khắp chốn.
Rồi cách đây khoảng mười năm, thấy trong đám sậy có một khuông vải trắng, chúng ta đoán biết vị đạo trưởng trong mộ đài đã qua đời nên sáu sư huynh đệ đến ngoài mộ tế viếng.
Vừa hành lễ xong, một đứa bé độ mười tuổi, từ trong đám sậy bước ra vái trả lễ và nói:
- Lúc sư phụ tôi sắp qua đời có ra lệnh cho tôi nói cùng quí đạo trưởng biết: Người nào tung hoành làm điều ác nghiệt, sư phụ tôi đã có cách kềm chế họ lại, quí đạo trưởng khỏi phải nhọc lòng.
Nói dứt lời, đứa bé quay gót vào mộ đài. Bọn chúng ta định hỏi thêm cho cặn kẽ, nhưng đứa bé đã mất dạng.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Sao chúng ta không vào thẳng mộ đài để nói với họ cho rõ ràng lại thư đi thư lại làm chi?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- ấy chết! Lúc tổ sư qua đời có dặn trong môn phái chúng ta không ai được lẻo hánh đến mộ đài dù là ngoài cửa. Bởi thế trong phái Toàn-Chân ai cũng phải tuân theo lệnh ấy.
Quách-Tỉnh nói:
- Lạ thật! Vị đạo trưởng trong mộ đài đã qua đời còn làm sao cản trở được đứa học trò tinh nghịch như Lý-mạc-Thu mà trăn trối với chúng ta như vậy.
Khưu-xứ-Cơ chậm rãi gật đầu nói:
- Bọn chúng ta cũng nghĩ như vậy. Ai cũng lấy làm lạ rằng người chết còn có cách gì có thể kềm chế được đệ tử còn sống. Hơn nữa, mọi người thấy đứa nhỏ kia bé bỏng sống cô độc một mình, không người nương tựa, nên đem lòng thương, muốn đến săn sóc tiếp tế lương thực, song gởi gì đến đứa bé cũng từ chối không nhận. Có lẽ tính tình nó ưa sống cô độc như sư phụ của nó.
Ngừng một lúc, Khưu-xứ-Cơ nói tiếp:
- Từ đó, chúng ta vì bận viện ít khi ở trong võ điện, nên không được nghe tin tức của đứa bé kia. Và cũng từ đó Lý-mạc-Thu bỗng nhiên vắng hoạt động trong giới giang hồ.
Mãi đến ba năm trước đây, lúc ta cùng với Vương sư đệ có việc sang Tây-Vực, vào trú nơi nhà một vị đại nghĩa hiệp, trong khi chuyện trò bỗng nghe một tin kinh dị.
Quách-Tỉnh hỏi dồn:
- Tin gì vậy?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Đó là tin các tà đạo khắp nơi hẹn nhau tập trung đến Chung-Nam sơn để hành sự.
Chúng ta ái ngại nghĩ rằng Chung-Nam sơn là nơi võ điện của phái Toàn-Chân, chúng tập trung đến đây nếu không ngoài mục đích phá rối đạo giáo chúng ta thì còn làm gì nữa.
Tuy nhiên, tin ấy chưa căn cứ, chúng ta chưa vội tin. Đến khi cho người đi dò xét, thì mới biết tin ấy quả xác thực.
Thấy Quách-Tỉnh ngơ ngác, Khưu-xứ-Cơ cười nói tiếp:
- Không phải chúng tập trung nơi Chung-Nam-Sơn để phá rối chúng ta mà để đối phó với Tiểu-long-Nữ.
Quách-Tỉnh càng ngạc nhiên hơn, nói:
- Tiểu-long-Nữ! Con bé ấy thủa nay chưa ra khỏi mộ đài, nào có thù oán với ai mà họ đối phó, vậy đối phó vì lẽ gì?
Khưu-xứ-Cơ cười hề hề nói:
- Việc thật rắc rối! Tuy Tiểu-long-Nữ chưa bao giờ cất bước ra khỏi mộ đài, song Lý-mạc-Thu, đệ tử của ả-Hoàn, một đứa ác tặc đã từng gây sóng gió trong giới giang hồ gây nên việc ấy.
Quách-Tỉnh nói:
- Thế sao họ không đối phó với Lý-mạc-Thu lại đến đây để đối phó với con bé Tiểu Long?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Nguyên là vì sư phụ Lý-mạc-Thu dạy nàng trong ít năm, thấy tánh nết của nàng không có đạo hạnh, không thể trở thành thiên nhân được, nên đã dạy nửa chừng rồi nói dối là đã thành tài và cho hạ sơn.
Lý-mạc-Thu lúc còn vị sư phụ tuy làm những điều ác nhưng vẫn nể sợ, đến lúc sư phụ hắn qua đời, hắn trở nên bất chấp đạo lý, lấy cớ đi đến phúng điếu sư phụ, đột nhập vào Hoạt-tử-Nhân mộ đài toan đuổi Tiểu-long-Nữ ra để độc chiếm những bảo vật.
Lý Mạc Thu đã thông thuộc hết mọi nẻo trong mộ đài, thế mà nàng đem hết sức bình sinh chỉ vượt qua được có hai cửa, đến lần cửa thứ ba, Lý Mạc Thu thấy có mấy chữ của sư phụ hắn ghi lại. Sư phụ hắn đoán biết ngày Lý Mạc Thu trở lại phá phách, và ngày Tiểu-long-Nữ xuống núi tìm cha, nên đã di chúc khuyên hai người nếu gặp nhau trên đường giang hồ nghĩa hiệp phải giữ vẹn tình đồng môn, chớ nên tranh chấp. Ngoài ra sư phụ hắn còn khuyến cáo hành động Lý Mạc Thu phải làm sao cho hợp với chánh đạo, để khỏi gặp những hậu quả không tốt.
Nhưng Lý Mạc Thu lòng tham ngùn ngụt không kể đến lời di chúc người trêu, không nghĩ đến chánh đạo, đẩy cánh cửa thứ ba toan xông vào. Nhưng vừa đặt chân qua ngưỡng cửa thì nàng trúng phải thứ kim độc của sư phụ nàng đã cài sẵn. Nếu không nhờ Tiểu-long-Nữ cứu chữa thì có lẽ nàng đã chết ngày tại chỗ.
Nàng thấy không thể phá phách được, rút lui ra khỏi mộ, hạ son.
Nhưng chẳng lẽ đành chịu thúc thủ hay sao? Lý Mạc Thu là đứa kiêu hãnh không chịu nhục nổi nàng, lại xông lên mấy lần, nhưng lần nào cũng bị thiệt hại, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.
Lần sau cùng, Lý Mạc Thu toan hạ Tiểu-long-Nữ, chẳng ngờ lúc bấy giờ Tiểu-long-Nữ tuy mới mười bảy tuổi mà võ nghệ đã vượt hơn nàng rất nhiều. Nếu không vì tình đong môn, nàng bị Tiểu-long-Nữ hạ sát như chơi.
Quách-Tỉnh nghe đến đây ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Chuyện này con e các giới giang hồ đã xuyên tạc sự thực.
Khưu-xứ-Cơ nhìn Quách-Tỉnh hỏi:
- Vì sao con lại nghĩ thế?
Quách-Tỉnh thở dài, nói:
- Con đã đấu với Lý-mạc-Thu trong mấy hiệp, Lý-mạc-Thu kẻ võ nghệ phi thường có nhiều ngón độc đáo, thiên hạ ai nghe đến tên nàng cũng phẳi khủng khiếp, còn Tiểu-long-Nữ kia một cô gái mới đến tuổi hai mươi làm sao địch nổi với nàng.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Thật ra Lý Mạc Thu đã từng đem võ nghệ gây sóng gió trong giới giang hồ không phải ít. Song việc nầy Vương-sư-đệ nghe một người bạn trong Cái-Bang kể lại rằng chính Tiểu-long-Nữ đã thắng Lý Mạc Thu. ấy thế nên Lý Mạc Thu mới căm tức Tiểu-long-Nữ, rêu rao khắp nơi rằng ngày nầy tháng nầy Tiểu-long-Nữ ở trong Hoạt-tử-Nhân mộ đài, xuất đầu lộ diện, tỳ thi với thiên hạ anh tài để chọn người tuấn kiệt.
Quách-Tỉnh nghe đến đấy gật gù nói:
- à ra thế thì đó là một lối trả thù của Lý-mạc-Thu đối với cô gái Tiểu-long-Nữ kia sao?
Khưu-xứ-Cơ gật đầu nói:
- Đúng vậy, hắn đánh không lại bạn đồng môn nên dùng thủ đoạn mượn tay thiên hạ đến đánh. Lý-mạc-Thu rêu rao rằng nếu ai thắng nổi Tiểu-long-Nữ thì không những được Tiểu-long-Nũ chọn làm bạn trăm năm, mà bao nhiêu báu vật trong Hoạt-tử-Nhân mộ đài sẽ được nàng đem hiến dâng trọn. Thế là những tay háo sắc, những phường dâm tặc, những bọn tà ma ngoại đạo đua nhau để xô đến đem tài sánh cùng Tiểu-long-Nữ để mong đoạt lấy nguyện vọng.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Làm sao họ biết được nhan sắc của con bé Tiểu-long-Nữ thế nào mà liều đem tánh mạng đến để cầu duyên?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Những kẻ háo sắc chẳng hề biết Tiểu-long-Nữ ra sao, nhưng Lý-mạc-Thu tuyên truyền ầm ĩ rằng sư muội của hắn đẹp hơn hắn nhiều, võ nghệ lại ít ai bì kịp, ngay cả đến các tiểu thư đài các cũng không ai có thể sánh vơi nhan sắc của nàng.
Quách-Tỉnh mơ màng liên tưởng đến việc cầu hôn của mình, bụng bảo dạ:
- Như thố có lấy gì làm lạ! Người yêu của ta còn đẹp gấp trăm phần.
Thực ra, chỉ vì Quách-Tỉnh sủng ái người yêu của mình nên tưởng Hoàng-Dung lúc nào cũng là người đẹp nhất thế gian. Cứ theo lẽ công bằng thì về mặt thùy mị Hoàng-Dung làm sao địch nổi Lý-mạc-Thu.
Khưu-xứ-Cơ nói tiếp:
- Trong đám tà ma ngoại đạo sống đời giang hồ hiệp sĩ rất có nhiều người cảm cái nhan sắc của Lý-mạc-Thu, nhưng thấy Lý-mạc-Thu đã lớn tuổi, lại tánh tình trở nên đọc ác nên không ai dám động đến. Bây giờ nghe nói nàng có sư muội đẹp hơn, lại đang thách người tỷ thí để tìm bạn trăm năm, thì ai lại chẳng muốn ứng thí.
Quách-Tỉnh nói:
- à ra vì bọn nầy muốn đến Chung-Nam sơn để cầu thân với con bé Tiểu-long-Nữ, hèn chi lúc con thượng sơn, quí đạo huynh đã lầm tưởng con là bọn đó và mắng con là đứa dâm tặc.
Khưu-xứ-Cơ lớn tiếng cười hề hề nói:
- Chính thế mà Trùng-Dương cung mới bị hại như ngày hôm nay.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Nếu bọn chúng đến đây để cho con bé Tiểu-long-Nữ kén duyên thì có oan hệ gì đến Trùng-Dương cung mà sư phụ ra công cản trở. Điều ấy thực con không biết.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Ta và Vương sư đệ được tin nầy nghĩ bụng rằng: bọn ta và Tiểu-long-Nữ tuy mới thấy mặt nhau có một lần song là tình lân bang, hơn nữa đời trước tiền nhân đi lại với nhau rất thân thiết. Vả lại bọn dâm tặc yêu tinh mà dồn đến là dám coi thường Toàn-Châu môn phái của chúng ta, bọn ta chẳng lẽ chỉ biết ăn no ngồi nhìn chúng hoành hành ở chốn Chung-Nam sơn này sao. Vì thế chúng ta mới phải truyền lệnh đi khắp nơi, triệu tập những tay cự phách trong môn phái trước mười hôm tại Trùng-Dương cung, và một mặt tập dượt Bắc-đẩu đại trận, một mặt đưa tin vào trong mộ đài để báo tin cho Tiểu-long-Nữ biết trước để đề phòng. Ai ngờ bức thư đưa tới như liệng đá vào lòng Trùng-Dương. Tiểu-long-Nữ chẳng thèm để ý, và cũng chẳng thèm phúc đáp:
Quách-Tỉnh nói:
- Hay là nàng không còn ở trong mộ đài nữa chăng?
Khưu-xứ-Cơ lắc đầu nói:
- Không! Mỗi ngày chúng ta vẫn thấy khói từ trong mộ đài tỏa ra, quyện khắp rừng cây...
Nói đến đây Khưu-xứ-Cơ chỉ tay về phía trước mặt, mắt đăm đăm nhìn:
- Kìa! Con hãy nhìn kìa!
Quách-Tỉnh nhìn theo phía tay chỉ thấy núi rừng trùng điệp, trong khoảng trên mười dặm, toàn là rừng cây, chẳng biết Hoạt-tử-Nhân mộ đài ở đâu cả.
Khưu-xứ-Cơ lại nói:
- Bọn ta họp nhau thảo luận, quyết định ngăn ngừa kẻ địch, che chở cho Tiểu-long-Nữ, phái người đi dò tin tức bọn dâm tặc trước đây năm ngày. Tin tức dồn dập đưa về cho biết có rất nhiều bọn vô đến Chung-Nam sơn đấu võ cầu thân. Có bọn thấy Trùng-Dương cung ở sát cạnh mộ đài cũng ngán, có bọn lại vì cô thế chẳng dám bén mảng đến đây. Tuy nhiên, bọn cô thế kia lại được một số ngoại đạo giúp sức, nên chúng mới thừa cơ hội theo đám ăn tàn tụ họp nơi Phổ-Quang-Tự dưới chân núi, lấy ám hiệu vỗ tay trên bia đá làm đích.
Quách-Tỉnh gật đầu lẩm bẩm:
- Hèn chi, con vì sơ ý đấm vỡ bia đá làm cho các đạo huynh nghi kỵ.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Nhất là cái đấm của con lại là cái đấm xuất quần, biểu lộ một tài nghệ tuyệt luân trong phái giang hồ hiệp khách.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Chẳng hay bọn cầm đầu trong đám phá phách Trùng-Dương cung là ai vậy?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Chúng gồm có hai bọn đều thuộc về ngoại đạo. Chúng đều là những bọn đã nổi danh trong thiên hạ, nhưng ít khi đến miền Trung-Nguyên nầy. Đã hơn mười năm nay, con ẩn thân trên Đào-hoa đảo nên không biết rõ sự thể. Chàng công tử nọ chính là con vua Mông-Cổ, cháu Thành-Cát Tư-Hãn. Hắn sống ở miền tây được một vị Quách-hiền nào đó truyền dạy, cho nên tuy còn nhỏ tuổi mà đã luyện được võ công rất uyên thâm, mọi người đều gọi hắn là Hoắc-Đô Hoàng-tử.
Quách-Tỉnh nhẩm đi tính lại bốn tiếng "Hoắc-Đô Hoàng-tử", hồi tưởng hình dung và cử chỉ của hắn, nghĩ mãi không rõ hắn giống ai, chỉ thấy cử chỉ của hắn trang nhã và đôi mắt ngời oai vệ.
Khưu-xứ-Cơ hỏi:
- Con ở nơi sa mạc lâu ngày đã từng tiếp xúc với những người trong vương tộc Mông-Cổ, con có thể nhận được lai lịch của chàng trai đó chăng?
Quách-Tỉnh thưa:
- Thành-Cát Tư-Hãn có bốn người con, người con trưởng là Thuật-Xích rất hung tợn, người con thứ hai là Sắp-hợp-Đài rất cuồng bạo, người thứ ba là Ô-phá-Đài tức là vua Mông-Cổ bây giờ, tính tình nhân từ, còn người con thứ tư là Phi-Lôi thì có khí phách hơn người. Nhưng tướng mạo bốn người đó đều không giống Hoắc-Đô Hoàng-tử một chút nào cả.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Chỉ ngại hắn muốn đề cao phẩm giá để cầu hôn mà thôi. Tuy nhiên tài năng của hắn, bọn ta không thể chối cãi vào đâu được. Đầu năm nay, vừa mới vào miền Trung-Nguyên, hắn đã ra tay trổ tài đả thương tam hùng miền Giang-Nam, sau về trên con đường Cam-Lương một mình hắn đã giết chết thất bá miền Giang-Châu, tiếng tăm của hắn nổi lên như sấm. Bọn ta không ngờ hắn lại nhúng tay vào việc nầy nữa.
Quách-Tỉnh hỏi:
- Còn người sư Tây-Tạng kia là ai mà cũng tùng hành theo hắn?
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Nhà sư ấy tên Đạt-nhĩ-Ba, thuộc về một tông ở Tây-Tạng, làm trưởng giáo. Hắn nổi tiếng đã từ lâu, kể ra về võ nghệ hắn cũng đóng bực với ta đó. Hắn là một hòa thượng, mà đương nhiên, đến chốn nầy không phải với ý muốn chiếm đoạt Tiểu-long-Nữ, có lẽ hắn đến để đoạt các bảo vật trong mộ đài, hoặc giả để phô trương thinh thế. Còn bọn dâm tặc khác thấy được hai người kia đứng đầu, không còn dám nuôi ý tưởng cầu hôn nữa, mà chỉ muốn theo đám ăn tàn, gỡ gạc được chút nào hay chút ấy. Do đó có hơn hàng trăm người đến Chung-Nam-Sơn này. Lẽ ra Bắc-đẩu trận của chúng ta có thể chận được bọn chúng không cho bước lên khỏi chân núi, hoặc không bắt sống được số đông bọn chúng cũng chẳng cho chúng đến gần Trùng-Dương cung. Âu cũng là việc rủi ro nên mới khiến trong môn phái ta hiểu lầm nhau để xẩy ra câu chuyện đáng tiếc.
Quách-Tỉnh lấy làm ăn năn toan ngỏ lời tạ lỗi với Khưu-xứ-Cơ thì Khưu-xứ-Cơ đã hiểu ý nói:
- Những điện đài lầu các đều là những vật ngoài thân mình. Ngay cả cái thân xác mình đây cũng còn chẳng nên lưu luyến quá, huống chi là lầu đài. Con đã tập luyện đến mức cao điệu lẽ đâu không thấu tiệt đạo lý.
Quách-Tỉnh thưa:
- Sư phụ dạy rất phải. Lòng con chỉ tiếc là tiếc cái công trình Trùng-Dương điện đã qua bao nhiêu đời góp nhặt, bao gian lao trong giáo phái, nay chỉ vì bọn dâm tặc kia mà một phút ra tro.
Khưu-xứ-Cơ nói:
- Bởi Bắc đẩu đại trận vây chặt lấy con, nên hai gã kia mới thừa cơ đột nhập vào Trùng-Dương điện, châm lửa đốt. Xích sư đệ đấu với Hoắc-Đô công-tử chỉ vì khinh địch trước một kẻ võ nghệ khác thường, tài nghệ chênh lệch nên vô ý bị hắn đánh một chùy vào ngực. Bọn ta vội lập thế để bảo vệ Xích sư đệ. Người thay Xích sư đệ lại quá kém nên phép tắc của trận pháp không tinh vi, nếu không có con đến kịp thời can thiệp thì môn phái Toàn-Chân hôm nay ắt vướng phải một nhục nhã không ít.
Hai thầy trò Quách-Tỉnh vừa nói chuyện đến đấy thì bỗng đàng xa vọng lại một hồi tù và, tiếng tù và rất nên kích động.
Quách-Tỉnh hồi tưởng lại lúc chàng còn ở trong bãi sa mạc mênh mông cũng đã từng nghe giọng tù và ấy cuả quân Mông-Cổ.



Tỉnh-Quang nói đến đây, Dương-Qua xen vào cười hề hề, làm cho Tỉnh-Quang không dằng nổi cơn giận, chỉ mặt mắng:

- Đồ nhãi ranh! Mi cười cái gì đó.

Dương-Qua ngẩng đầu lên, nói:

- Tôi cười việc của tôi có can hệ gì đến ông.

Tỉnh-Quang toan xông vào tóm cổ Dương-Qua đánh một trận nhưng Vương-xứ-Nhất biết trước, chận lại, nói:

- Đừng cãi vã với trẻ con, hãy kể rõ đầu đuôi cho ta nghe.

Tỉnh-Quang hậm hực thưa:

- Xin sư phụ biết cho con là thằng bé ấy rất đỗi tinh nghịch nó toan giết con

Rồi Tỉnh-Quang kể tiếp:

- Lúc đó con ngã sấp xuống vũng nước tiểu của nó, vừa muốn đứng dậy tát cho nó mấy cái, thì nó cười hì hì, nói: "ấy chết, cháu làm bẩn cả quần áo của chú rồi".

Mọi người nghe Tỉnh-Quang nhại lại giọng nói của Dương-Qua, ai nấy đều buồn cười. Vương-xứ-Nhất cau mày tỏ vẻ khó chịu khi thấy đệ tử của mình hành động không mấy đẹp mà phải bêu rếu trước mặt người khác.

Tỉnh-Quang lại kể:

- Đệ tử nghe nó nói vậy tưởng nó là đứa vô dụng, chẳng nên chấp trách làm chi. Ngờ đâu nó tiến sát đến với dáng điệu như van lơn, rồi bất thần nó nhảy lên lưng con, cắn vào cổ con.

Kể đến đây, Tỉnh-Quang lấy tay sờ cổ như còn đau đớn lắm, và nói:

- Con giật mình định trở người vật nó xuống, nhưng nó cắn quá mạnh con sợ lủng cổ không dám cựa quậy. Nó được dịp cứ cắn mãi bảo gì cũng không nhả, túng thế quá con mới năn nỉ nó, xem nó muốn gì con chiều ý nó. Song nói gì nó cũng lắc đầu. Cuối cùng con bảo: "Mầy đừng cắn nữa, tao mở trói cho mầy". Bây giờ nó mới gật đầu.

Ngừng một chút để lấy hơi, Tỉnh-Quang kể tiếp:

- Thật ra đứa bé nhỏ nhít như thế, dẫu mà cởi trói cho nó, nó cũng không thể nào thoát được tay con. Vì vậy con quyết định mở trói cho nó, để nó khỏi cắn, rồi sau sẽ hay. Nhưng con vừa lần mò mở hết tay chân nó, xong thì lanh như cắt nó rút thanh kiếm trong lưng con, dí vào ngực con và hăm dọa: "Nếu nhúc nhích nó đâm chết liền".

Đoạn, nó ra lệnh cho con phải dùng sợi dây con đã trói nó, tự trói lấy chân, không thì nó đâm chết. Mắt nó nhìn con không chớp như nó sẵn sàng nhấn mạnh lưỡi kiếm vào tim con. Do đó, không biết làm sao, buộc lòng con phải tự trói lấy mình.

Con vừa trói chân xong, nó lanh lẹ nhảy ra phía sau lưng, dí mũi kiếm vào lưng ra lệnh bắt con đưa hai tay ra đằng sau, rồi nó dùng dây trói nốt.

Trói xong cả chân tay của con rồi, nó cắt vạt áo nhét vào miệng, đến lúc lửa cháy nơi võ điện con không còn la lối kêu cứu được nữa, đành nằm đó chịu chết. Nó không có Doãn tiên sinh vào thì tánh mạng của con chẳng còn.

Mọi người nghe Tỉnh-Quang kể hết, ngó Dương-Qua lại ngỏ Tỉnh-Quang. Thật là hai thái cực. Một đàng thì to lớn vạm vỡ, một đàng thì nhỏ thó, ai cũng phải phì cười.

Đợi đến lúc Tỉnh-Quang kể hết câu chuyện, mọi người đều cười rộ lên. Tỉnh-Quang sượng sùng, bứt đầu gãi tai tỏ vẻ giận dữ cho đỡ ngượng.

Mã-Ngọc cười hỏi Quách-Tỉnh:

- Thằng bé này là con của đồ đệ phải không? Đúng là nó theo mẹ nó nên có tánh ngỗ ngịch tinh quái dường ấy.

Quách-Tỉnh lắc đầu thưa:

- Đâu phải! Nó chính là con của một người bạn thân, kết nghĩa từ thủa bé. Cha nó là Dương-Khang.

Khưu-xứ-Cơ nghe nhắc đến Dương-Khang bỗng lòng hồi hộp, chăm chú nhìn Dương-Qua như để tìm lại trong người thằng bé những nét di lưu của cha nó.

Khưu tiên sinh với Dương Khang là tình sư đệ. Nhưng về sau Dương-Khang tham mùi phú quí nên hắn đã chạy theo đường tà.

Giờ đây Khưu-xứ-Cơ biết được Dương-Khang có con, lòng rất hoan hỉ nhân dịp nầy ông ta cố hỏi câu chuyện cho rõ đầu đuôi, nên xoắn xuýt bên Dương-Qua không rời.

Trong lúc đó, các đạo nhân ở Trùng-Dương cung cũng có dịp ngồi nhìn tòa võ điện điêu tàn chỉ còn lại một đống tro tàn, đượm màu bi thảm.

Thật vậy, Trùng-Dương điện hôm qua còn là một tòa đài đồ sộ nguy nga, mà giờ đây chỉ còn lổm chổm một mớ than hồng, và từng đống gạch ngói ngổn ngang.

Mã-Ngọc và nhiều đạo sư khác vốn là những người có đạo tâm, nên chẳng màng gì đến ngoại vật. Họ đối với ngôi võ điện là bao nhiêu mồ hôi của biết bao nhiêu người trong hàng mấy mươi năm trùng tu, trong chốc lát bị thiêu thành khói lửa, làm sao họ chẳng buồn.

Bấy giờ Quách-Tỉnh kể sơ lược về thân thế của Dương-Qua cho mọi người nghe, ai nấy đều khe khẽ gật đầu thương hại.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Này Quách đồ đệ. Võ nghệ của đồ đệ nay đã cao cường hơn bọn ta nhiều, sao lại không đem truyền cho đứa bé này.

Quách-Tỉnh nói:

- Đệ tử sẽ xin thưa với sư phụ sau này về chuyện ấy. Bây giờ dám xin sư phụ thấu hiểu rằng đệ tử rất lấy làm áy náy. Hôm nay toan thượng sơn để yết kiến sư phụ thì lại phạm phải tội lỗi với các đạo huynh ở đây.

Kế đó Quách-Tỉnh kể lại chuyện vị đạo trưởng tưởng lầm mình là kẻ địch nên bố trí trận bắc đẩu để cản ngăn.

Khưu-xứ-Cơ nghe nói trợn mắt nhìn Triệu-chí-Kính, nói:

- Chí-Kính giữ phía ngoài sao không phân biệt được bạn thù, thực là đồ vô dụng. Ta lấy làm lạ chẳng biết vì sao phía ngoài bố trí mạnh mẽ dường ấy mà trong chớp mắt địch nhân lại có thể vào được võ điện để chúng ta trở tay không kịp. Giờ đây mới biết họ đã đem bắc đẩu đại trận để cản trở đệ tử, làm sai lạc việc kháng dịch.

Nói đến đó, râu tóc Khưu-xứ-Cơ dựng ngược lên vì giận dữ.

Quách-Tỉnh thưa:

- Có lẽ chỉ vì lúc ra chân núi, trong Phổ-Quang-Tự, đệ tử đã vô ý làm bể tấm bia có khắc chữ nên các đạo huynh hiểu lầm chăng?

Khưu-xứ-Cơ dịu nét mặt, nói:

- Đúng vậy! Hèn chi sự việc xảy ra như thế. Thật ra cũng không đáng trách các vị đạo sư vì bọn tà đạo đến phá Trùng-Dương cung cũng lấy việc đập bia làm hiệu lệnh. Hành động của đệ tử ăn khớp với hành động của bọn tà đạo làm sao họ không lầm!

Quách-Tỉnh nói:

- Bọn nó to gan thực, dám đến phá quách Trùng-Dương điện. Thưa sư phụ, bọn chúng là loại người nào vậy?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Chuyện nầy dài lắm! Vậy trước tiên đệ tử hãy theo ta ra phía sau điện này có chút việc.

Quách-Tỉnh đứng dậy, bước theo Khưu-xứ-Cơ. Hai người tiến bước về phía sau núi, và dặn Dương-Qua

phải ở yên nơi đấy, không được đi đâu cả.

Khưu-xứ-Cơ chân bước thoăn thoắt, trông dáng điệu còn quắc thước chẳng khác lúc thiếu thời. Quách-Tỉnh lòng rất khâm phục.

Đi chừng một lúc, đến một đỉnh núi cao chót vót, Khưu-xứ-Cơ dừng chân, đến sau lưng một tấm đá lớn, lẩm bẩm nói:

- ở đây có khắc ít chữ...

Bây giờ trời đã xẩm tối, phía sau tảng đá lại càng tối hơn, Quách-Tỉnh đưa tay mò vào tảng đá, quả nhiên thấy dấu chữ ăn sâu vào đó, biết là một bài thơ:


"Tử-Phòng xưa chí diệt Tần,

Khuông phò Hán-đế đem thân giúp đời.

Tài ba nắm vững cơ trời,

Dưới cầu nhặt dép, đợi thời ra tay.

Phong lưu cuộc thế đến ngày,

Giàu sang không thiết, phải tay xa đời.

Xích-Tùng cùng bạn thảnh thơi,

Anh hùng cảm mến, người đời nể danh.

Truyền rằng từ buổi sơ khai,

Nhị tiên tương ngộ cả hai mở đường.


Sau khi mò tay lên tảng đá, lần theo dòng chữ, Quách-Tỉnh ngạc nhiên quay lại nói với Khưu-xứ-Cơ:

- Chữ này đâu phải khắc, hình như kẻ nào đã lấy tay vạch lên đá!

Khưu-xứ-Cơ vừa cười vừa nói:

- Đệ tử thật tinh ý, nhận không sai. Thực ra việc này ai cũng cho là kỳ quái! Bởi vì làm thế nào có thể dùng ngón tay mà viết lõm xuống thành chữ được!

Quách-Tỉnh phụ họa:

- Chẳng lẽ trên đời này lại có kẻ thần thánh đến ư? Họa chăng chỉ có thánh thần mới làm nổi.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Kẻ viết đó không phải thần thánh mà là một người bằng xương bằng thịt, võ nghệ tuyệt luân, mưu trí không lường, một trăm năm giang hồ dễ có một người.

Quách-Tỉnh xoắn xuýt hỏi:

- Sư phụ có biết người ấy là ai chăng? Nếu biết xin nói cho đệ tử rõ để đệ tử được đến bái kiến thì thật vạn hạnh.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Ta cũng chưa hề thấy mặt người ấy lần nào, chỉ nghe nói thế thôi. Vậy cứ ngồi xuông đây nghe ta kể một câu chuyện để rõ nguyên do.

Quách-Tỉnh vâng lời ngồi xuống tấm đá, ngoảnh nhìn về phía sườn núi chỗ võ điện đã biến thành một đống than hồng, lòng chàng tự nhiên thấy có cái gì hậm hực lạ lùng.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- ý nghĩa bài thơ này ra sao con có hiểu rõ chăng?

Quách-Tỉnh bây giờ đã đến tuổi trung niên mà Khưu-xứ-Cơ vẫn ăn nói với Quách-Tỉnh cũng chẳng có gì thay đổi lắm.

Quách-Tỉnh thẫn thờ nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

- Đoạn đầu bài thơ nói về Trương-Lương giúp Hán diệt Tần, đến lúc thành công không màn phú quí cũng với Xích-Tùng bỏ đi ẩn thân. Còn đoạn sau nói về đức Trùng-Dương tổ sư là người sáng lập môn phái Toàn-Chân, nhưng đoạn nầy con không rõ lắm.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Con có biết Trùng-Dương tổ sư là người thế nào chăng?

Quách-Tỉnh lấy làm lạ đáp:

- Con chỉ biết Trùng-Dương tổ sư là người sáng lập ra môn phái Toàn-Chân, xưa kia đã thuyết về kiếm đạo ở núi Hoa-Sơn, võ nghệ giỏi vào bậc nhất trong thiên hạ.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Đúng vậy! Nhưng con có biết lúc thiếu thời Trùng-Dương tổ sư là người thế nào chăng?

Quách-Tỉnh lắc đầu:

- Con chưa hiểu rõ điều ấy!

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Trùng-Dương tổ sư không phải lúc sinh ra đã xuất gia tu đạo. Người là một nhà ái quốc. Thuở thiếu thời tổ sư thấy quân xâm lược phạm đến bờ cõi, lấy làm phẫn nộ, ngồi đứng không an. Đã bao lần tổ sư khởi nghĩa chống quân Kim, nhưng đã mấy lần tổ sư bị thua, quân sĩ chết hết. Quân Kim quá mạnh, không làm sao cự nổi, tổ sư phải nuốt hận xuất gia ẩn nặc mang tên là Hoạt-tử-Nhân, mấy năm liên tiếp ở trong ngôi mộ dài tại núi này. Và, tổ sư chẳng bao giờ bước ra khỏi mộ một bước để giữ trọn lời thề là cùng quân Kim chẳng đội trời chung, tuy còn sống, nhưng tổ sư coi như mình đã chết. Đó là một việc thủ tiết của biệt hiệu Hoạt-tử-Nhân.

Quách-Tỉnh nghe nói cảm động rưng rưng nước mắt, chàng hồi tưởng lại trong ký ức hình ảnh của Mục-niệm-Tử và Dương-Khang năm xưa cãi nhau trong võ điện. Và cũng ở trong võ điện ấy, Quách-Tỉnh trông thấy một bức ảnh có đề chữ "Hoạt-tử-Nhân". Chính hình ảnh ấy đã gợi cho Quách-Tỉnh ý muốn xuất gia tầm đạo.

Thì ra vị đạo sĩ trong tranh kia lại là Trùng-Dương tổ sư đó sao!

Khưu-xứ-Cơ kể tiếp:

- Ôi! Đã từ lâu lắm rồi, các thân bằng cố hữu của tổ sư không ngớt đến thăm viếng, và yêu cầu Tổ sư rời khỏi ngôi mộ kia để ra gánh vác việc đời. Nhưng Tổ sư vẫn không lay chuyển, chán ngán cho thân thế sự nghiệp mình, chẳng còn muốn ngó tới bạn hữu thâm tình thuở trước.

Mãi tám năm sau, một dịch nhân cũ của Tổ sư đến trước mộ đài chưởi bới Tổ sư ròng rã bảy đêm ngày. Tổ sư chịu không nổi nên ra khỏi mộ, định đấu với địch nhân một trận để địch nhân hết đến phá phách. Nhưng lúc Tổ sư ra khỏi mộ thì địch nhân cười hề hề, xem chừng đắc ý vì đã dùng kế làm cho Tổ sư xuất mộ đài.

Địch nhân nói:

- Thôi thế cũng đủ rồi! Đạo hữu đã ra khỏi mộ tức là tôi đã thắng cuộc, chẳng cần chiến đấu làm chi! Hẳn đạo hữu không còn trở vào mộ nữa chứ?

Về sau, Tổ sư biết rằng địch nhân vì lòng tốt, tiếc đức hạnh và tài năng của Tổ sư, muốn tổ sư ra cứu dân giúp nước, không muốn Tổ sư chôn sống cuộc đời trong nắm mộ, nên đến trêu chọc mà thôi. Và, cũng từ đấy, hai người cứu địch trở thành đôi bạn ý hiệp tâm đầu, cùng nhau dong ruổi trong chốn giang hồ nghĩa hiệp.

Quách-Tỉnh nghe kể đến đấy lấy làm xúc động, hỏi:

- Thưa sư phụ, vị địch nhân trở thành bạn của Tổ sư có phải là một trong các người: Đông-Tà, Tây-Độc, Nam-Đế, Bắc-Cái chăng?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Không phải đâu! Nói đến võ nghệ thì người này cao hơn bốn vị tổ sư kia một bực, nhưng vì người ấy là bực nữ lưu nên không xuất đầu lộ diện, không ai biết đến và tiếng tăm cũng chẳng có gì.

Quách-Tỉnh ngạc nhiên nói:

- ồ! Lại thuộc vào phái nữ lưu ư? Thật hiếm có vậy.

Khưu-xứ-Cơ tiếp:

- Người ấy rất có thâm tình với tổ sư, muốn theo hầu tổ sư, ước ao sẽ trở thành phu phụ. Nhưng tổ sư biết ý, thường tỏ với người ấy: "Chưa diệt được hung nô, đâu màng đến chuyện gia thất". Rồi bề ngoài giả điên giả dại như người chẳng biết gì. Vị nữ lưu kia lầm tưởng tổ sư khinh mình nên lấy làm tức giận. Thế là đôi bạn từ thù đến thân, rồi lại từ thân đến thù. Họ hẹn nhau một cuộc tỉ thí tại núi Chung-Nam.

- Oái oăm thế chứ sao? Chỉ vì tổ sư cứ tưởng rằng nàng có lòng yêu tất phải tương nhượng nhau, chẳng ngờ nàng lại có ý khác. Một lần nàng nói với tổ sư:

- "Đạo hữu coi tôi chẳng ra gì, thế thì đạo hữu phải trở thành đối thủ của tôi".

Thế là tổ sư cứ bị vị nữ lưu ấy thách đố mãi, cuối cùng tổ sư phải nhận đấu một trận nơi núi Chung-Nam.

Hai bên đánh nhau trong ít ngàn hiệp, nhưng tổ sư chẳng bao giờ đánh hết tay, dùng hết sức.

Thấy thế, vị nữ lưu kia lại càng tức giận mắng:

- Thì ra đạo hữu chẳng thèm để tâm vào việc đấu chiến với tôi, đạo hữu xem tôi là loại người thế nào đây?

Tổ sư đáp:

- Đấu võ xem ra khó phân thắng bại, thôi thì đấu văn cho dễ biết hơn thua.

Vị nữ lưu cũng bằng lòng nói:

- Thế cũng được. Nếu tôi thua đạo hữu tôi thề suốt đời không gặp mặt đạo hữu nữa, để trí óc đạo hữu được thảnh thơi.

Tổ sư nói:

- Nếu ngược lại ta bị thua cô nương thì sao?

Vị nữ lưu mỉm cười bảo:

- Nếu đạo hữu thua tôi thì xin nhường lại ngôi mộ đài kia cho tôi ở.

Thật ra ngôi mộ đài Hoạt-tử-Nhân ấy, tổ sư đã gởi gắm không biết bao nhiêu tâm huyết trong bao nhiêu năm trời, nếu để cho vị nữ lưu ấy chiếm đi thì sao an lòng được, còn nếu thắng nàng để cho nàng phải vĩnh viễn xa lìa tổ sư thì cũng là chuyện không hay.

Tuy nhiên, hai đàng phải chọn một, tổ sư thấy võ nghệ mình cao hơn nàng một bực, thôi thì đấu với nàng một phen để nàng lảng đi cho rảnh.

Tổ sư bằng lòng giao đấu thì vị nữ lưu lại hẹn đến hôm sau, nói:

- Hôm nay trời đã tối và cả hai có vẻ mệt nhọc rồi. Vậy để ngày mai sẽ tranh hùng.

Hôm sau đúng hẹn, hai người lại gặp nhau ở đỉnh núi nầy. Trước khi giao đấu, nàng nói:

- Trước khi quyết định việc ăn thua tôi muốn chúng ta cùng thề đi đã.

Tổ sư hỏi:

- Phải thề làm sao bây giờ?

Nàng nói:

- Thề rằng: nếu đạo hữu thắng tôi, tôi phải tự vận trước mặt đạo hữu, còn nếu tôi thắng đạo hữu thì đạo hữu phải lìa khỏi mộ đài để tu luyện thành một đạo sĩ hay một hòa thượng, và phải xây một ngôi đền trên đỉnh núi nầy mà ở, ít ra cũng phải ở đó trên mười năm.

Tổ sư nghe vị nữ lưu đó nói thế hiểu ý, nói:

- Cô nương kia bảo ta làm đạo sĩ hay hòa thượng cốt buộc ta suốt đời không lấy vợ. Điều đó ta đã hiểu. Còn việc cô nương bị thua, cô nương tự vận trước mặt ta là để làm gì?

Nàng nói:

- Thì để khỏi phải nhìn cái bạc bẽo của cuộc đời. Nhưng thôi, chúng ta đã giao hẹn nhau thi văn, vậy thì mỗi người chúng ta lấy tay viết vào đá ít dòng chữ, hễ ai viết sâu nét hơn thì người đó thắng cuộc.

Tổ sư nghe nói ngạc nhiên hỏi lại:

- Lấy ngón tay viết mà có thể in sâu nét chữ vào đá sao?

Nàng cười lớn nói:

- Chứ sao nữa! Ai viết nét chữ sâu hơn thì thắng cuộc.

Tổ sư lắc đầu:

- Ta đâu phải bậc thần tiên mà làm cái chuyện đó được. Cô nương đừng tìm cách đùa giỡn.

Vị nữ lưu nghiêm nghị nói:

- Đâu phải tôi bày chuyện đùa giỡn. Nếu tôi khắc chữ được vào đá bằng ngón tay, đạo hữu phải chịu thua cuộc chứ?

Tổ sư không tin nàng có thể làm được chuyện đó, nên đáp:

- Nếu cô nương làm được ta chịu thua, bằng cô nương làm không được thì hai bên hòa nhau không đàng nào thắng.

Lời nói ấy, làm cho vị nữ lưu đó thấy rõ cảm tình của tổ sư đối với nàng. Dẫu không kết nghĩa với nàng làm phu phụ, song cũng không bạc tình lắm.

Vị nữ lưu mỉm cười, nói:

- Được, tôi làm thần tiên cho đạo hữu xem.

Dứt lời, nàng lấy tay rờ vào tấm lá, rồi tì ngón tay viết mấy hàng chữ, nét chữ ăn sâu hơn khắc.

Tổ sư trông thấy ngón tay nàng đưa đến đâu là bột đá từ từ rơi đến đó, nét chữ lõm sâu vào làm cho tổ sư kinh ngạc trố mắt nhìn không biết sao mà nói.

Những dòng chữ nàng viết trên tấm đá đó là đoạn đầu bài thơ mà đồ đệ vừa đọc.

Tổ sư thua cuộc chẳng còn biết nói gì hơn, liền theo lời ước ra khỏi mộ đài, sống một cuộc đời đạo sĩ, lập nơi núi này một cái đền nhỏ mà thờ, ấy gọi là Trùng-Dương điện của tiền nhân vậy.

Quách-Tỉnh nghe kể, thầm phục tài năng của vị nữ lưu kia vô cùng. Chàng đưa tay sờ soạng các nét chữ trên đá một lần nữa, quả nhiên các nét chữ ấy đúng là vết ngón tay ghi sâu vào. Chàng nói:

- Công phu luyện tập nhân diện của vị nữ lưu kia thật là siêu việt. Đời nay có người nào sánh kịp.

Khưu-xứ-Cơ ngẩng đầu lên trời cười lớn.

Quách-Tỉnh ngạc nhiên, trố mắt nhìn không hiểu gì cả.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Tài năng ấy lừa được tổ sư, lừa được ta, lừa được đồ đệ, chứ nếu đem nói với Hoàng-Dung, vợ của đồ đệ thì hẳn vợ của đồ đệ không lấy làm kinh ngạc.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Làm sao vợ của đồ đệ lại hiểu được việc nầy. Hẳn trong việc nầy có gì gian ý chăng?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Đúng vậy, việc đó chỉ lừa được những kẻ thực tâm chất phác mà thôi.

Quách-Tỉnh bán tin bán nghi, nói:

- Lấy tay viết được trên đá hẳn kẻ ấy có luyện được phép nhân điện tuyệt đỉnh mới phải.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Tài siêu việt như Đoan-hoàng-gia Nhất-Đăng mà vẫn chưa thế lấy ngón tay viết sâu vào gỗ, huống hồ trên phiến đá.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Vì đâu sư phụ lại biết việc ấy có gian ý, và gian ý như thế nào?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Tổ sư xuất gia tu đạo một thời gian mà vẫn không sao hiểu được việc đó, nghĩ mãi không ra. Sau Tổ sư đem nói lại với Hoàng-dược-Sư. Hoàng-dược-Sư ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Việc ấy tôi cũng làm được, nhưng chưa luyện xong. Một tháng nữa tôi sẽ trở lại tiếp kiến.

Nói xong Hoàng-dược-Sư cười lớn rồi xuống núi.

Qua một tháng, Hoàng-dược-Sư trở lại, cùng với Tổ sư ra coi phiến đá kia, và cũng để đề tiếp vào đó bài thơ của vị nữ lưu còn bỏ dở.

Thật vậy Hoàng-dược-Sư sờ sẫm vào tấm đá một lúc rồi viết hai câu:

"Trùng-Dương môn phái Toàn-Chân,

"Trên cao nhìn xuống long vân đợi thời".

Đến đó thì ngừng. Hai câu thơ này tỏ ý tán dương môn phái Toàn-Chân lúc nào cũng làm việc nghĩa và đợi thời ra giúp nước.

Thấy Tổ sư ngạc nhiên, Hoàng-dược-Sư cười lớn viết tiếp mấy câu cho đến hết bài thơ có ý ca tụng Tổ sư, người sáng lập ra môn phái ta.

Tổ sư lấy làm lạ, nghĩ rằng Hoàng-dược-Sư võ nghệ thua Tổ sư một bậc, làm sao mà điện lực lại có thể phát xuất nơi đầu ngón tay mạnh đến thế.

Bất thần Tổ sư lấy ngón tay chỉ vào mặt phiến đá, thì phiến đá lủng sâu vào một lỗ.

Nghe nói đến đây, Quách-Tỉnh ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao có chuyện lạ lùng?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Không có gì lạ! Nhưng nếu lúc đó Hoàng-dược-Sư không cắt nghĩa rõ ràng với tổ sư hì có lẽ đến bây giờ chúng ta cũng không được biết cái bí quyết kỳ diệu đó.


Quách-Tỉnh lấy tay đặt vào cái lỗ bỏng thì thấy vừa vặn một ngón tay ấn xuống. Chàng cũng bắt chước vận dụng điện lực lấy đầu ngón tay ấn xuống mặt phiến đá, nhưng phiến đá dọi lên làm cho đầu ngón tay chàng đau nhói, chàng hỏi:


- Cái bí quyết kỳ diệu gì? Chẳng lẽ mặt phiến đá nầy khác hơn các tảng đá khác sao?

Khưu-xứ-cơ nói:

- Không khác gì cả, nó cũng cứng y nhau. Nhưng theo lời Hoàng-dược-Sư thì muốn viết trên mặt đá tất phải luyện được chất hoá thạch đơn. Chính chất hoá thạch đơn đã làm cho phiến đá lưu kia, trước khi viết họ đưa tay trái lên mân mê mặt đá chính là để bôi chất hoá thạch đơn vào.


Quách-Tỉnh nghe đến đây chắc lưỡi nhủ thầm:

- Ôi chao! Thế thì nhạc phụ ta quả là người cao kiến.

Lòng Quách-Tỉnh mang mang nhớ đến Hoàng-dược- Sư, không biết hiện giờ ông ta ở nơi nào.

Khưu-xứ-Cơ không để ý đến cử chỉ nhớ nhung của Quách-Tỉnh nói tiếp:

- Tổ sư ta lúc bắt đầu tu luyện cũng không vì phẫn chí hay vì khổ cực mà chính vì tổ sư đã đọc sách nhiều hiểu rõ cái cơ diệu huyền trong phép thanh tịnh hư vô. Cho nên tổ sư đã lập ra Trùng-Dương điện, thu thập đồ đệ làm cho môn phái Toàn-Chân trở nên vinh dự. Ngày hôm nay chúng ta được thừa hưởng cũng nhờ công khó của tổ sư.

Ngừng một lúc, Khưu-xứ-Cơ cười lớn nói:

- Nếu không có lời thách thức của vị nữ lưu thuở trước chắc gì bây giờ chúng ta có Trùng-Dương điện, có một số môn đồ di lưu hậu thế.

Quách-Tỉnh gật đầu nói:

- Vị nữ lưu kia tên họ gì, ngày nay ở chốn nào, có còn sống chăng?

Khưu-xứ-Cơ thở dài:




Alert | IP Printer-friendly page | Edit | Reply | Reply With Quote | Top




Author dongta
Author Info Member since Nov-22-01:558 posts, 1 feedbacks, 2 points
ID/Subject 1. "Tiếp Theo Hồi 11"
Date/Time Jan-12-02, 05:57 PM ()
Message

In response to message #0

- Ngoài Tổ sư ra không ai biết tên thực của nàng. Tổ sư cũng không cho ai biết người ấy sống hay chết ra sao. Chẳng biết vì đâu một người võ nghệ dường ấy mà chẳng bao giờ xuất đầu lộ diện, để người đời biết đến.
Quách-Tỉnh hỏi:

- Chẳng biết hiện nay có người nào thừa hưởng sự nghiệp võ nghệ của vị nữ lưu đó chăng?

Khưu-xứ-Cơ thở dài đáp:

- Bao nhiêu rắc rối là ở chỗ đó. Vị tiền bối nọ bình sanh không nhận môn đệ, chỉ có một người con gái nhỏ theo hầu tên là ả-Hoàn. Hai người cùng sống chung với nhau trong mộ đài hơn mười mấy năm, không một lần ra khỏi cửa. Bao nhiêu điều bí ẩn huyền diệu trong võ nghệ, ả-Hoàn đều được truyền thụ. Nhưng trong giới võ lâm cũng không ai biết đến ả-Hoàn. Bởi vì ả-Hoàn chưa bao giờ bước chân vào đường giang hồ nghĩa hiệp.

ả-Hoàn lại có thâu nhận hai người đệ tử. Người lớn họ Lý, trong giới giang hồ đều gọi là Lý-mạc-Thu, tên tự là Xích-Luyện Tiên tử.

Quách-Tỉnh nghe nói đến đây reo lên một tiếng:

- A! Thì ra tông tích của Lý-mạc-Thu là thế!

Khưu-xứ-Cơ hỏi:

- Con đã biết nàng con gái ấy rồi sao?

Quách-Tỉnh nói:

- Mấy tháng trước con đã từng đấu với ả ít hiệp ở Giang Nam. Võ nghệ của nàng cũng thuộc vào bậc khá cao.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Con không đả thương nàng chứ?

Quách-Tỉnh lắc đầu:

- Không! Nhưng con thấy nàng ấy hạ thủ mấy người nhà họ Lục với những ngón đòn rất độc, hơn cả Mai-siêu-Phong và Đồng-Thi.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- May mà con không đả thương Lý-mạc-Thu, nếu dã phạm đến nàng thì không sao tránh nổi nguy biến. Nàng còn có một người em nữ đạo-sĩ họ Long...

Quách-Tỉnh nghe đến đây giật mình hỏi:

- Sao? Người con gái họ Long ư?

Khưu-xứ-Cơ hơi biến sắc hỏi dồn:

- Con đã gặp nàng ấy rồi ư? Có chuyện gì nguy hiểm xảy ra chăng?

Quách-Tỉnh thấy Khưu-xứ-Cơ sắc diện thay đổi, vội vàng đáp:

- Con chưa gặp lần nào. Nhưng vừa rồi lúc đăng sơn, các đạo hữu cứ mắng con là dâm tặc, và cho con thượng sơn vì người con gái họ Long, con chẳng biết ý sao cả.

Khưu-xứ-Cơ thở dài, vừa cười vừa nói:

- Cũng vì thế mà Trùng-Dương cung mới xảy ra tai nạn vừa qua. Nếu không có sự hiểu lầm như vậy thì Bắc-đẩu trận có thể thắng được bọn giặc kia mà con còn có thể lên núi sớm hơn.

Khưu-xứ-Cơ thấy Quách-Tỉnh ngẩn người, liền nói:

- Nay là ngày sinh nhật của người con gái họ Long vừa đúng hai mươi tuổi.

Quách-Tỉnh thuận mồm hỏi:

- Kỷ niệm ngày sinh nhật hai mươi tuổi của cô gái nhà họ Long mà có thể gây biến loạn nơi Trùng-Dương cung đến thế sao?

Tuy nói thế, Quách-Tỉnh hình như để ý nghĩ vào đâu không chú ý đến câu hỏi của mình.

Khưu-xứ-Cơ cũng không đáp ngay câu hỏi của Quách-Tỉnh, nói trống:

- Người con gái họ Long nầy tên là gì cũng chẳng ai biết thấy, bọn tà thuật kia gọi nó là Tiểu-long-Nữ thì chúng ta cũng gọi là như vậy thôi.

Quách-Tỉnh như sực nhớ lại cuộc đàm thoại, vội hỏi:

- Lý lịch của cô gái đó thế nào, sư phụ biết rõ chứ?

Khưu-xứ-Cơ gật đầu, chậm rãi nói:

- Cách đây hai mươi năm về trước. Một tối nọ, các đạo sĩ trong Trùng-Dương cung đều nghe tiếng khóc của một hài nhi giữa cảnh đêm trường tịch mịch của núi rừng. Hài nhi đó do đâu mà có, nào ai biết được, mọi người đều chạy ra, thì thấy đó là một đứa bé gái, bọc vào một tấm khăn đặt dưới đất. Các nhà tu hành không tiện việc nuôi nấng trẻ thơ trong điện đài được, nhưng bỏ rơi đứa bé sơ sinh thì thật là tội nghiệp.

Lòng tư bi là đạo hạnh đầu tiên của việc tu hành, nên ai cũng cố tìm phương kế để cứu giúp đứa trẻ sơ sinh.

Nhưng trong lúc mọi người chưa tìm ra kế hoạch giải quyết, thì bỗng một thiếu phụ từ phía sau núi đi lại, tuổi trạc trung tuần, thấy vậy tỏ lời thương xót ngỏ ý muốn rước đứa bé về nuôi. Mọi người như thoát được cơn lo, trao đứa bé cho thiếu phụ.

Quách-Tỉnh nóng lòng hỏi:

- Người thiếu phụ đó là ai vậy?

Khưu-xứ-Cơ đáp:

- Mãi đến sau này Mã sư huynh và ta nghe nói lại mới đoán được thiếu phụ đó là ả-Hoàn, người đàn bà tu luyện trong mộ đài Hoạt-tử-Nhân.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Làm sao sư phụ đoán được thiếu phụ ấy là ả-Hoàn?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- ả-Hoàn cũng đã có lần gặp thất tử trong phái Toàn-Chân nhưng chẳng bao giờ chuyện trò. Vì thế nên ta mới đoán biết. Trùng-Dương điện và mộ đài cách nhau không xa, gà gáy chó sủa, hai bên đầu nghe rõ tiếng, nhưng vì tiền nhân có rắc rối với nhau, hai bên không bao giờ lai vãng. Lúc đó bọn ta nghe chuyện cũng biết vậy chứ không để ý làm gì.

Sau này đệ tử của ả-Hoàn là Lý-mạc-Thu xuất sơn. Lý-mạc-Thu tâm địa độc ác nhưng võ nghệ cao cường, đã nhiều phen làm những chuyện động trời trong giới giang hồ nghĩa hiệp. Môn phái Toàn-Chân cũng nhiều lần toan ra tay sửa trị, song vì nể nang vị đạo hữu trong mộ đài chẳng tiện ra tay.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Thế chúng ta không tìm cách nào để ngăn cản Lý-mạc-Thu trên bước đường tàn ác sao?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Chúng ta đã có nhiều lần gởi thư đến mộ đài, nói rõ hành động của Lý-mạc-Thu, có ý tố cáo với ả-Hoàn, nhưng bao nhiêu thư đều chẳng được hồi âm. Mà ả-Hoàn cũng chẳng ngăn cản Lý-mạc-Thu, để Lý-mạc-Thu lộng hành khắp chốn.

Rồi cách đây khoảng mười năm, thấy trong đám sậy có một khuông vải trắng, chúng ta đoán biết vị đạo trưởng trong mộ đài đã qua đời nên sáu sư huynh đệ đến ngoài mộ tế viếng.

Vừa hành lễ xong, một đứa bé độ mười tuổi, từ trong đám sậy bước ra vái trả lễ và nói:

- Lúc sư phụ tôi sắp qua đời có ra lệnh cho tôi nói cùng quí đạo trưởng biết: Người nào tung hoành làm điều ác nghiệt, sư phụ tôi đã có cách kềm chế họ lại, quí đạo trưởng khỏi phải nhọc lòng.

Nói dứt lời, đứa bé quay gót vào mộ đài. Bọn chúng ta định hỏi thêm cho cặn kẽ, nhưng đứa bé đã mất dạng.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Sao chúng ta không vào thẳng mộ đài để nói với họ cho rõ ràng lại thư đi thư lại làm chi?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- ấy chết! Lúc tổ sư qua đời có dặn trong môn phái chúng ta không ai được lẻo hánh đến mộ đài dù là ngoài cửa. Bởi thế trong phái Toàn-Chân ai cũng phải tuân theo lệnh ấy.

Quách-Tỉnh nói:

- Lạ thật! Vị đạo trưởng trong mộ đài đã qua đời còn làm sao cản trở được đứa học trò tinh nghịch như Lý-mạc-Thu mà trăn trối với chúng ta như vậy.

Khưu-xứ-Cơ chậm rãi gật đầu nói:

- Bọn chúng ta cũng nghĩ như vậy. Ai cũng lấy làm lạ rằng người chết còn có cách gì có thể kềm chế được đệ tử còn sống. Hơn nữa, mọi người thấy đứa nhỏ kia bé bỏng sống cô độc một mình, không người nương tựa, nên đem lòng thương, muốn đến săn sóc tiếp tế lương thực, song gởi gì đến đứa bé cũng từ chối không nhận. Có lẽ tính tình nó ưa sống cô độc như sư phụ của nó.

Ngừng một lúc, Khưu-xứ-Cơ nói tiếp:

- Từ đó, chúng ta vì bận viện ít khi ở trong võ điện, nên không được nghe tin tức của đứa bé kia. Và cũng từ đó Lý-mạc-Thu bỗng nhiên vắng hoạt động trong giới giang hồ.

Mãi đến ba năm trước đây, lúc ta cùng với Vương sư đệ có việc sang Tây-Vực, vào trú nơi nhà một vị đại nghĩa hiệp, trong khi chuyện trò bỗng nghe một tin kinh dị.

Quách-Tỉnh hỏi dồn:

- Tin gì vậy?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Đó là tin các tà đạo khắp nơi hẹn nhau tập trung đến Chung-Nam sơn để hành sự.

Chúng ta ái ngại nghĩ rằng Chung-Nam sơn là nơi võ điện của phái Toàn-Chân, chúng tập trung đến đây nếu không ngoài mục đích phá rối đạo giáo chúng ta thì còn làm gì nữa.

Tuy nhiên, tin ấy chưa căn cứ, chúng ta chưa vội tin. Đến khi cho người đi dò xét, thì mới biết tin ấy quả xác thực.

Thấy Quách-Tỉnh ngơ ngác, Khưu-xứ-Cơ cười nói tiếp:

- Không phải chúng tập trung nơi Chung-Nam-Sơn để phá rối chúng ta mà để đối phó với Tiểu-long-Nữ.

Quách-Tỉnh càng ngạc nhiên hơn, nói:

- Tiểu-long-Nữ! Con bé ấy thủa nay chưa ra khỏi mộ đài, nào có thù oán với ai mà họ đối phó, vậy đối phó vì lẽ gì?

Khưu-xứ-Cơ cười hề hề nói:

- Việc thật rắc rối! Tuy Tiểu-long-Nữ chưa bao giờ cất bước ra khỏi mộ đài, song Lý-mạc-Thu, đệ tử của ả-Hoàn, một đứa ác tặc đã từng gây sóng gió trong giới giang hồ gây nên việc ấy.

Quách-Tỉnh nói:

- Thế sao họ không đối phó với Lý-mạc-Thu lại đến đây để đối phó với con bé Tiểu Long?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Nguyên là vì sư phụ Lý-mạc-Thu dạy nàng trong ít năm, thấy tánh nết của nàng không có đạo hạnh, không thể trở thành thiên nhân được, nên đã dạy nửa chừng rồi nói dối là đã thành tài và cho hạ sơn.

Lý-mạc-Thu lúc còn vị sư phụ tuy làm những điều ác nhưng vẫn nể sợ, đến lúc sư phụ hắn qua đời, hắn trở nên bất chấp đạo lý, lấy cớ đi đến phúng điếu sư phụ, đột nhập vào Hoạt-tử-Nhân mộ đài toan đuổi Tiểu-long-Nữ ra để độc chiếm những bảo vật.

Lý Mạc Thu đã thông thuộc hết mọi nẻo trong mộ đài, thế mà nàng đem hết sức bình sinh chỉ vượt qua được có hai cửa, đến lần cửa thứ ba, Lý Mạc Thu thấy có mấy chữ của sư phụ hắn ghi lại. Sư phụ hắn đoán biết ngày Lý Mạc Thu trở lại phá phách, và ngày Tiểu-long-Nữ xuống núi tìm cha, nên đã di chúc khuyên hai người nếu gặp nhau trên đường giang hồ nghĩa hiệp phải giữ vẹn tình đồng môn, chớ nên tranh chấp. Ngoài ra sư phụ hắn còn khuyến cáo hành động Lý Mạc Thu phải làm sao cho hợp với chánh đạo, để khỏi gặp những hậu quả không tốt.

Nhưng Lý Mạc Thu lòng tham ngùn ngụt không kể đến lời di chúc người trêu, không nghĩ đến chánh đạo, đẩy cánh cửa thứ ba toan xông vào. Nhưng vừa đặt chân qua ngưỡng cửa thì nàng trúng phải thứ kim độc của sư phụ nàng đã cài sẵn. Nếu không nhờ Tiểu-long-Nữ cứu chữa thì có lẽ nàng đã chết ngày tại chỗ.

Nàng thấy không thể phá phách được, rút lui ra khỏi mộ, hạ son.

Nhưng chẳng lẽ đành chịu thúc thủ hay sao? Lý Mạc Thu là đứa kiêu hãnh không chịu nhục nổi nàng, lại xông lên mấy lần, nhưng lần nào cũng bị thiệt hại, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

Lần sau cùng, Lý Mạc Thu toan hạ Tiểu-long-Nữ, chẳng ngờ lúc bấy giờ Tiểu-long-Nữ tuy mới mười bảy tuổi mà võ nghệ đã vượt hơn nàng rất nhiều. Nếu không vì tình đong môn, nàng bị Tiểu-long-Nữ hạ sát như chơi.

Quách-Tỉnh nghe đến đây ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Chuyện này con e các giới giang hồ đã xuyên tạc sự thực.

Khưu-xứ-Cơ nhìn Quách-Tỉnh hỏi:

- Vì sao con lại nghĩ thế?

Quách-Tỉnh thở dài, nói:

- Con đã đấu với Lý-mạc-Thu trong mấy hiệp, Lý-mạc-Thu kẻ võ nghệ phi thường có nhiều ngón độc đáo, thiên hạ ai nghe đến tên nàng cũng phẳi khủng khiếp, còn Tiểu-long-Nữ kia một cô gái mới đến tuổi hai mươi làm sao địch nổi với nàng.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Thật ra Lý Mạc Thu đã từng đem võ nghệ gây sóng gió trong giới giang hồ không phải ít. Song việc nầy Vương-sư-đệ nghe một người bạn trong Cái-Bang kể lại rằng chính Tiểu-long-Nữ đã thắng Lý Mạc Thu. ấy thế nên Lý Mạc Thu mới căm tức Tiểu-long-Nữ, rêu rao khắp nơi rằng ngày nầy tháng nầy Tiểu-long-Nữ ở trong Hoạt-tử-Nhân mộ đài, xuất đầu lộ diện, tỳ thi với thiên hạ anh tài để chọn người tuấn kiệt.

Quách-Tỉnh nghe đến đấy gật gù nói:

- à ra thế thì đó là một lối trả thù của Lý-mạc-Thu đối với cô gái Tiểu-long-Nữ kia sao?

Khưu-xứ-Cơ gật đầu nói:

- Đúng vậy, hắn đánh không lại bạn đồng môn nên dùng thủ đoạn mượn tay thiên hạ đến đánh. Lý-mạc-Thu rêu rao rằng nếu ai thắng nổi Tiểu-long-Nữ thì không những được Tiểu-long-Nũ chọn làm bạn trăm năm, mà bao nhiêu báu vật trong Hoạt-tử-Nhân mộ đài sẽ được nàng đem hiến dâng trọn. Thế là những tay háo sắc, những phường dâm tặc, những bọn tà ma ngoại đạo đua nhau để xô đến đem tài sánh cùng Tiểu-long-Nữ để mong đoạt lấy nguyện vọng.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Làm sao họ biết được nhan sắc của con bé Tiểu-long-Nữ thế nào mà liều đem tánh mạng đến để cầu duyên?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Những kẻ háo sắc chẳng hề biết Tiểu-long-Nữ ra sao, nhưng Lý-mạc-Thu tuyên truyền ầm ĩ rằng sư muội của hắn đẹp hơn hắn nhiều, võ nghệ lại ít ai bì kịp, ngay cả đến các tiểu thư đài các cũng không ai có thể sánh vơi nhan sắc của nàng.

Quách-Tỉnh mơ màng liên tưởng đến việc cầu hôn của mình, bụng bảo dạ:

- Như thố có lấy gì làm lạ! Người yêu của ta còn đẹp gấp trăm phần.

Thực ra, chỉ vì Quách-Tỉnh sủng ái người yêu của mình nên tưởng Hoàng-Dung lúc nào cũng là người đẹp nhất thế gian. Cứ theo lẽ công bằng thì về mặt thùy mị Hoàng-Dung làm sao địch nổi Lý-mạc-Thu.

Khưu-xứ-Cơ nói tiếp:

- Trong đám tà ma ngoại đạo sống đời giang hồ hiệp sĩ rất có nhiều người cảm cái nhan sắc của Lý-mạc-Thu, nhưng thấy Lý-mạc-Thu đã lớn tuổi, lại tánh tình trở nên đọc ác nên không ai dám động đến. Bây giờ nghe nói nàng có sư muội đẹp hơn, lại đang thách người tỷ thí để tìm bạn trăm năm, thì ai lại chẳng muốn ứng thí.

Quách-Tỉnh nói:

- à ra vì bọn nầy muốn đến Chung-Nam sơn để cầu thân với con bé Tiểu-long-Nữ, hèn chi lúc con thượng sơn, quí đạo huynh đã lầm tưởng con là bọn đó và mắng con là đứa dâm tặc.

Khưu-xứ-Cơ lớn tiếng cười hề hề nói:

- Chính thế mà Trùng-Dương cung mới bị hại như ngày hôm nay.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Nếu bọn chúng đến đây để cho con bé Tiểu-long-Nữ kén duyên thì có oan hệ gì đến Trùng-Dương cung mà sư phụ ra công cản trở. Điều ấy thực con không biết.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Ta và Vương sư đệ được tin nầy nghĩ bụng rằng: bọn ta và Tiểu-long-Nữ tuy mới thấy mặt nhau có một lần song là tình lân bang, hơn nữa đời trước tiền nhân đi lại với nhau rất thân thiết. Vả lại bọn dâm tặc yêu tinh mà dồn đến là dám coi thường Toàn-Châu môn phái của chúng ta, bọn ta chẳng lẽ chỉ biết ăn no ngồi nhìn chúng hoành hành ở chốn Chung-Nam sơn này sao. Vì thế chúng ta mới phải truyền lệnh đi khắp nơi, triệu tập những tay cự phách trong môn phái trước mười hôm tại Trùng-Dương cung, và một mặt tập dượt Bắc-đẩu đại trận, một mặt đưa tin vào trong mộ đài để báo tin cho Tiểu-long-Nữ biết trước để đề phòng. Ai ngờ bức thư đưa tới như liệng đá vào lòng Trùng-Dương. Tiểu-long-Nữ chẳng thèm để ý, và cũng chẳng thèm phúc đáp:

Quách-Tỉnh nói:

- Hay là nàng không còn ở trong mộ đài nữa chăng?

Khưu-xứ-Cơ lắc đầu nói:

- Không! Mỗi ngày chúng ta vẫn thấy khói từ trong mộ đài tỏa ra, quyện khắp rừng cây...

Nói đến đây Khưu-xứ-Cơ chỉ tay về phía trước mặt, mắt đăm đăm nhìn:

- Kìa! Con hãy nhìn kìa!

Quách-Tỉnh nhìn theo phía tay chỉ thấy núi rừng trùng điệp, trong khoảng trên mười dặm, toàn là rừng cây, chẳng biết Hoạt-tử-Nhân mộ đài ở đâu cả.

Khưu-xứ-Cơ lại nói:

- Bọn ta họp nhau thảo luận, quyết định ngăn ngừa kẻ địch, che chở cho Tiểu-long-Nữ, phái người đi dò tin tức bọn dâm tặc trước đây năm ngày. Tin tức dồn dập đưa về cho biết có rất nhiều bọn vô đến Chung-Nam sơn đấu võ cầu thân. Có bọn thấy Trùng-Dương cung ở sát cạnh mộ đài cũng ngán, có bọn lại vì cô thế chẳng dám bén mảng đến đây. Tuy nhiên, bọn cô thế kia lại được một số ngoại đạo giúp sức, nên chúng mới thừa cơ hội theo đám ăn tàn tụ họp nơi Phổ-Quang-Tự dưới chân núi, lấy ám hiệu vỗ tay trên bia đá làm đích.

Quách-Tỉnh gật đầu lẩm bẩm:

- Hèn chi, con vì sơ ý đấm vỡ bia đá làm cho các đạo huynh nghi kỵ.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Nhất là cái đấm của con lại là cái đấm xuất quần, biểu lộ một tài nghệ tuyệt luân trong phái giang hồ hiệp khách.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Chẳng hay bọn cầm đầu trong đám phá phách Trùng-Dương cung là ai vậy?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Chúng gồm có hai bọn đều thuộc về ngoại đạo. Chúng đều là những bọn đã nổi danh trong thiên hạ, nhưng ít khi đến miền Trung-Nguyên nầy. Đã hơn mười năm nay, con ẩn thân trên Đào-hoa đảo nên không biết rõ sự thể. Chàng công tử nọ chính là con vua Mông-Cổ, cháu Thành-Cát Tư-Hãn. Hắn sống ở miền tây được một vị Quách-hiền nào đó truyền dạy, cho nên tuy còn nhỏ tuổi mà đã luyện được võ công rất uyên thâm, mọi người đều gọi hắn là Hoắc-Đô Hoàng-tử.

Quách-Tỉnh nhẩm đi tính lại bốn tiếng "Hoắc-Đô Hoàng-tử", hồi tưởng hình dung và cử chỉ của hắn, nghĩ mãi không rõ hắn giống ai, chỉ thấy cử chỉ của hắn trang nhã và đôi mắt ngời oai vệ.

Khưu-xứ-Cơ hỏi:

- Con ở nơi sa mạc lâu ngày đã từng tiếp xúc với những người trong vương tộc Mông-Cổ, con có thể nhận được lai lịch của chàng trai đó chăng?

Quách-Tỉnh thưa:

- Thành-Cát Tư-Hãn có bốn người con, người con trưởng là Thuật-Xích rất hung tợn, người con thứ hai là Sắp-hợp-Đài rất cuồng bạo, người thứ ba là Ô-phá-Đài tức là vua Mông-Cổ bây giờ, tính tình nhân từ, còn người con thứ tư là Phi-Lôi thì có khí phách hơn người. Nhưng tướng mạo bốn người đó đều không giống Hoắc-Đô Hoàng-tử một chút nào cả.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Chỉ ngại hắn muốn đề cao phẩm giá để cầu hôn mà thôi. Tuy nhiên tài năng của hắn, bọn ta không thể chối cãi vào đâu được. Đầu năm nay, vừa mới vào miền Trung-Nguyên, hắn đã ra tay trổ tài đả thương tam hùng miền Giang-Nam, sau về trên con đường Cam-Lương một mình hắn đã giết chết thất bá miền Giang-Châu, tiếng tăm của hắn nổi lên như sấm. Bọn ta không ngờ hắn lại nhúng tay vào việc nầy nữa.

Quách-Tỉnh hỏi:

- Còn người sư Tây-Tạng kia là ai mà cũng tùng hành theo hắn?

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Nhà sư ấy tên Đạt-nhĩ-Ba, thuộc về một tông ở Tây-Tạng, làm trưởng giáo. Hắn nổi tiếng đã từ lâu, kể ra về võ nghệ hắn cũng đóng bực với ta đó. Hắn là một hòa thượng, mà đương nhiên, đến chốn nầy không phải với ý muốn chiếm đoạt Tiểu-long-Nữ, có lẽ hắn đến để đoạt các bảo vật trong mộ đài, hoặc giả để phô trương thinh thế. Còn bọn dâm tặc khác thấy được hai người kia đứng đầu, không còn dám nuôi ý tưởng cầu hôn nữa, mà chỉ muốn theo đám ăn tàn, gỡ gạc được chút nào hay chút ấy. Do đó có hơn hàng trăm người đến Chung-Nam-Sơn này. Lẽ ra Bắc-đẩu trận của chúng ta có thể chận được bọn chúng không cho bước lên khỏi chân núi, hoặc không bắt sống được số đông bọn chúng cũng chẳng cho chúng đến gần Trùng-Dương cung. Âu cũng là việc rủi ro nên mới khiến trong môn phái ta hiểu lầm nhau để xẩy ra câu chuyện đáng tiếc.

Quách-Tỉnh lấy làm ăn năn toan ngỏ lời tạ lỗi với Khưu-xứ-Cơ thì Khưu-xứ-Cơ đã hiểu ý nói:

- Những điện đài lầu các đều là những vật ngoài thân mình. Ngay cả cái thân xác mình đây cũng còn chẳng nên lưu luyến quá, huống chi là lầu đài. Con đã tập luyện đến mức cao điệu lẽ đâu không thấu tiệt đạo lý.

Quách-Tỉnh thưa:

- Sư phụ dạy rất phải. Lòng con chỉ tiếc là tiếc cái công trình Trùng-Dương điện đã qua bao nhiêu đời góp nhặt, bao gian lao trong giáo phái, nay chỉ vì bọn dâm tặc kia mà một phút ra tro.

Khưu-xứ-Cơ nói:

- Bởi Bắc đẩu đại trận vây chặt lấy con, nên hai gã kia mới thừa cơ đột nhập vào Trùng-Dương điện, châm lửa đốt. Xích sư đệ đấu với Hoắc-Đô công-tử chỉ vì khinh địch trước một kẻ võ nghệ khác thường, tài nghệ chênh lệch nên vô ý bị hắn đánh một chùy vào ngực. Bọn ta vội lập thế để bảo vệ Xích sư đệ. Người thay Xích sư đệ lại quá kém nên phép tắc của trận pháp không tinh vi, nếu không có con đến kịp thời can thiệp thì môn phái Toàn-Chân hôm nay ắt vướng phải một nhục nhã không ít.

Hai thầy trò Quách-Tỉnh vừa nói chuyện đến đấy thì bỗng đàng xa vọng lại một hồi tù và, tiếng tù và rất nên kích động.

Quách-Tỉnh hồi tưởng lại lúc chàng còn ở trong bãi sa mạc mênh mông cũng đã từng nghe giọng tù và ấy cuả quân Mông-Cổ.
Thần Điêu Đại Hiệp
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 64
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104(hết)