Hồi 93
Tác giả: Kim Dung
Quách Phù ngạc nhiên hỏi :
- Ai nói ông ngoại đến đây ?
Gia Luật Tề nói :
- Chẳng phải tự ông ngoại đến sao ?
Và đôi mày chàng nhướng lên, vui vẻ nói :
- Nếu vậy thì ân sư của ta đến à ?
Chàng đưa mắt nhìn bốn phía, mà chẳng thấy tông tích Châu- bá- Thông. Chàng biết vị ân sư của mình hay giỡn chơi, và định chắc ông đã lần ra ngoài để ghẹo phá chàng.
Gia Luật Tề lật đật chạy nhanh ra khỏi tòa cổ miếu, quan sát chung quanh cũng không có bóng người nào cả.
Quách Phù lấy làm lại hỏi to :
- ô! Phu quân đã nổi cơn điên rồi sao ? Tại sao lại nói ông ngoại đến, rồi ân sư đến ?
Gia Luật Tề liền trỏ vào đại điện hỏi thăm hai chị em Quách Phù :
- Tại sao gặp Ni Ma Tinh và do đâu gã này chết như vậy ?
Quách Phù kể lại thấy cô em gái mình dùng chiếc trâm ngọc đánh chết đối phương mà không hiểu sao cả.
Gia Luật Tề nói :
- Nhị muội ! Phải có 1 người đứng sau lưng nhị muội ám trợ, và người này thực là 1 cao thủ. Ta tưởng rằng trên đời nay không có ai có công phu đến tột đỉnh như vậy. Trừ nhạc phụ đại nhân, chỉ có ông ngoại Hoàng đảo chúa hoặc ân sư Châu- bá- Thông, hoặc Nhất-đăng đại sư và Kim Luân Pháp Vương là người có công phu tột đỉnh mà thôi. Kim Luân Pháp V ơng là pháp sư Mông Cổ, thì đâu có coi Ni Ma Tinh là kẻ thù. Nhất-đăng đại sư dễ gì khai sát giới ? Do đó ta chắc là ông ngoại hay Châu ân sư mới có võ công như vậy. Nhị muội có biết ai giúp nhị muội chăng ?
Quách Tường vung ra thanh ngọc châm, Ni Ma Tinh ngã xuống chết. Nàng quay đầu lại, nhìn về phía sau lưng tuyệt nhiên không có bóng người, nàng nhẩm lại câu nói của người lạ:
- Đừng sợ ! Dùng ám khí đánh nó ! Nàng cảm giác lời nói này có một âm thanh nóng bỏng, chẳng lẽ là Dương- Qua chăng?
Nghĩ đến Dương- Qua, nàng nhủ thầm :
- Chắc không phải là chàng, chỉ vì lòng ta hay ước mơ về chàng, nghe ai nói cũng yên trí là chàng.
Gia Luật Tề ngạc nhiên vì đã hỏi mấy tiếng mà cô em vợ ngơ ngác như không để ý gì cả.
Quách Phù thấy em mình đôi má ửng hồng, cặp mắt long lanh phát ra những tia sáng kỳ dị, làm nàng cả sợ, nắm lấy tay em và bảo :
- Nhị muội, em làm sao thế ?
Quách Tường đỏ mặt nói :
- Có gì đâu !
Quách Phù cất giọng êm ái nói :
- Gia Luật huynh hỏi ai đã ra tay ám trợ em. Em đã nghe chưa ?
Quách Tường đáp :
- A! Nói vậy có người bên ta giết chết ác nhân đó sao ? Đúng là gã rồi, trừ gã ra không ai có bản lĩnh như vậy
Quách Phù hỏi :
- Gã ? Gã là ai ? Có phải em nói "một kẻ đại anh hùng" đấy ư ?
Quách Tường nói tránh :
- Không ! Không ! Tôi nói gã là "hồn của Lỗ Hữu Cước lão bá" !
Quách Phù hừ một tiếng rồi rút tay ra khỏi tay Quách Tường. Quách Tường nói :
- Tỉ tỉ không nhận ra bóng người ấy sao ? Nhất định là Lỗ lão bá hiện hồn phù hộ tôi. Chị phải biết, lúc sanh tiền ông ấy rất tốt với tôi.
Quách Phù nửa tin nửa ngờ. Nàng nghĩ quỷ ma là chuyện không có, nên nói :
- Nếu là ma quỷ thì tay đất hồn ma làm sao giết người ?
Nàng suy nghĩ và quét mắt nhìn xem 4 phía cũng chẳng thấy tông tích hay bóng dáng người nào. Nàng lại nhìn thấy Gia Luật Tề đang lượm 2 cây nạng sắt của Ni Ma Tinh và than :
- Võ công hắn giỏi quá, khiến ta thật bội phục.
Quách Phù, Quách Tường định thần nhìn kỹ, thấy mỗi cây nạng sắt đều có khảm tơ vàng rất khéo, có tượng hình bông phù dung rất huê dạng.
Bức tơ vàng này dùng toàn tơ huỳnh kim và bạch kim đánh xoe tròn thành hình hoa lá Phù dung, thực mỹ xảo ít có trên đời.
Vì bị người dùng nội lực đánh dập ra, nên đôi nạng thoát khỏi tay Ni Ma Tinh và gãy đôi, Gia Luật Tề tỏ ra thán phục về võ công của người này.
Quách Phù nói :
- Tôi nghĩ nên đem cây nạng này về cho mẫu thân xem xét, không chừng mẫu thân đoán ra ai là người tung ra nội lực chưởng phong này.
Hai tên đệ tử Khất Cái bang phụ khiêng thi thể cả Ni Ma Tinh và cắp cặp nạng theo Gia Luật Tề và chị em Quách Phù vào thành.
Quách Tỉnh và Hoàng Dung nghe Quách Phù thuật lại mọi chuyện vừa xảy ra làm cho 2 ông bà hết sức kinh hãi.
Quách Tường lo sợ phụ mẫu khiển trách nặng nề, nhưng Quách Tỉnh lại hoan hỉ vì thấy con gái trọng nghĩa và hiếu đạo, giống tác phong của ông. Thay vì rầy la quát tháo ông lại ai ủi con mấy câu.
Hoàng Dung thấy chồng không giận thì cũng vui vẻ đến bên con gái vuốt ve rồi xem xét thi thể Ni Ma Tinh và cặp nạng.
Hoàng Dung cúi đầu suy nghĩ và hướng về Quách Tỉnh hỏi :
- Tỉnh ca có biết ai làm không ?
Quách Tỉnh lắc đầu đáp :
- Chẳng biết ! Nhưng xét theo những vết tích này thì gã này bị một chưởng của người có nội lực cực cao. Chưởng lực thâm hậu dường này, chỉ có hai người thôi.
Hoàng Dung gật đầu nói :
- Có phải Tỉnh ca bảo là Hồng Thất Công sư phụ đã qua đời và người kia là Tỉnh ca phải không ?
Quách Tỉnh không đáp. Hoàng Dung nghĩ rằng chàng ở mãi bên mình thì làm gì có thời giờ ra Dương Thái Phó miếu đường mà hạthủ Ni Ma Tinh ?
Đợi Quách Phù và Quách Tường vào phòng nghỉ ngơi, Hoàng Dung mới hỏi :
- Tỉnh ca ! Tôi nghĩ con bé Quách Tường có tâm sự gì mà chẳng dám nói ra. Tỉnh ca có biết được chăng ?
Quách Tỉnh là người thuần hậu, chân thật không hay nghi ngờ nên hỏi lại :
- Tâm sự gì?
Hoàng Dung nói :
- Từ khi nó ra Bắc gửi thiệp anh hùng đến nay tôi thấy nó thường ngơ ngơ ngáo ngáo như người mất hồn. Đêm nay nghe nó nói chuyện tôi thấy thần sắc của nó rất kỳ lạ và cổ quái.
Quách Tỉnh nói :
- Có thể vì nó gặp nhiều việc lo sợ, tâm thần chẳng yên.
Hoàng Dung nói :
- Chẳng phải vậy đâu. Có nhiều điều khác lạ dễ nghi ngờ lắm. Tôi thấy nó cười nửa miệng và không có vẻ lo sợ. Nó không nói điều vui mừng của nó ra.
Quách Tỉnh nói :
- Tiểu hài nhi khi được cao nhân trợ giúp, nó vui mừng lẫn lo sợ nên vẻ mặt như vậy, có gì mà phải nghĩ ngợi ?
Hoàng Dung mỉm cười không nói nữa, mà nhủ thầm :
- Tâm sự nữ nhi, Tỉnh ca biết sao được. Tính tình của Tỉnh ca, lúc trẻ cũng như già, khinh thường và không cẩn thận thì nào có để ý gì đâu.
Hai vợ chồng Quách Tỉnh nói sang chuyện khác, thương lượng với nhau chuyện bố trí phòng địch cho kịp ngày Anh hùng đại yến, vì ngày này phải lo tiếp khách, nên phải an bài mọi kế hoạch phòng thủ trước.
Suy tính xong 2 người về giường an nghỉ. Hoàng Dung nằm trằn trọc trên giường, nhớ đến thần sắc Quách Tường, lòng mẹ thương con như biển rộng, không thể nào ngủ được, bà nghĩ thầm :
- Con gái ta vừa sanh ra một ngày thì gặp điều hoạn nạn, cuộc đời nó có nhiều điên đảo gian nguy, vậy mà vẫn sống khỏe mạnh bình yên, trong 1 6 năm dài, thì không có lý nào giờ phút này biến cố tai nạn đổ lên đầu nó hay sao ?
Lại nghĩ đến cường địch hàng ngày bên cạnh sẽ gieo tai nạn không ít đến sinh mạng bá tánh trong thành, bà phải nghĩ cách nào đề phòng cho hữu hiệu!
Bà lại nghĩ đến Quách Tường, đứa con gái này tâm tính kỳ quặc, nó đã chẳng chịu nói thì dù có đàn áp thế nào nó cũng chẳng thổ lộ cho ai biết.
Hoàng Dung càng lo nghĩ càng khổ tâm không thể ngủ được, bà choàng dậy bước ra ngoài, trổ thuật phi hành đi như bay ra ngoài. Khi đến cửa bà ra lệnh cho quan thủ thành mở cửa, tiến đến miếu Dương Thái phó.
Bấy giờ trống canh từ phía đổ từng hồi, vang dội ra xa. ánh trăng sáng bị chòm mây che khuất, hiện ra cảnh vật mờ mờ.
Từ lúc Hoàng Dung trao quyền Bang chủ Cái Bang cho Lỗ Hữu Cước, thìcây gậy trúc bà đã trao cho Lỗ Hữu Cước rồi. Bây giờ trong tay Hoàng Dung cầm một cây bạch lạp ngắn, triển khai khinh công đi ngang qua sườn núi, cách xa Dương Thái phó miếu 1 0 trượng, bỗng nghe có tiếng phát ra từ Trụy Lệ bia rõ là tiếng 2 người đang trò truyện.
Hoàng Dung núp mình bước nhẹ lần tới cách Trụy Lệ bia chừng vài trượng, bà nép mình sau 2 cây to gần đấy, chỉ nghe tiếng người nói :
- Tôn tam ca ! Ân công bảo chúng ta đợi tại Trụy Lệ bia dạy việc, nhưng sao tấm bia này có cái tên lạvậy ? Ngươi có tin là điềm bất lợi cho ta không ? Tại sao ân công lại chọn chỗ này làm nơi gặp ?
Gã họ Tôn nói :
- Tựa hồ như ân công có một cuộc sống không thỏai mái, như ngươi đã thấy. Nào là đến Đoạn trường ưu sầu, nào là Trụy lệ, khéo chọn những danh từ khổ não, ắt là tâm hồn của ân công có nhiều sự u buồn.
Người này lại nói :
- Từ khi thấy rõ bản lãnh của ân công, mọi việc gì đối với thiên hạ, ân công đều không cho là khó. Nhưng ân công không biết có chuyện gì, đôi mày thường cau lại, tỏ ra buồn bã . Tôi thấy ân công thường uất ức chẳng vui. Như ba chữTrụy Lệ bia, chắc là đúng tâm trạng của ân công. Hay là ân công tự đặt ra, để hợp với hoàn cảnh của mình.
Gã họ Tôn nói :
- Chẳng phải vậy ! Ta được nghe theo Cổ Nhi Thơ tiên sinh nói rằ ng : Về đời Tam quốc, thành Tương Dương thuộc về nhà Ngụy Tấn, quan thủ thành là Dương Hổ bảo vệ thành trì, dân chúng được an cư lạc nghiệp ân trạch thấm nhuần đến quần chúng, lúc bình thời Dương tướng quân hay đến Nghiêm Sơn du ngoạn, sau khi chết rồi, trăm họ đem lòng luyến tiếc, cho nên dựng nơi đây ngôi miếu Dương Thái phó để phụng thờ, và làm bia kỷ niệm. Đến sau trăm họ nhìn thấy tấm bia này, họ tưởng đến công nghiệp và ơn đức của Dương tướng quân, mỗi người qua đây đều khóc òa, do đó tấm bia này được gọi là Trụy Lệ bia. Trần lục đệ ơi ! Một người như Dương Thái phó, thiệt là bậc trượng phu chân chính.
Gã họ Trần nói :
- Ân công trên bước giang hồ hành hiệp trượng nghĩa, rất được lòng người, nếu ân công được làm quan ở Tương Dương, chắc không kém Dương thái phó thủa xưa.
Gã họ Tôn nói :
- Thành Tương Dương đã có Quách đại hiệp danh vang thiên hạ, ân công và Đại hiệp đều có thể so sánh với Dương thái phó được cả.
Hoàng Dung nghe 2 người ca tụng chồng mình, rất lấy làm hài lòng và nghĩ thầm :
- Không rõ 2 người này nói "ân công" là ai nhỉ, có thể ân công của họ là người ra tay ám trợ cho Tường nhi chăng.
Lại nghe g họ Tôn nói :
- Như có 2 người theo ân công, sau phản bội đầu Mông Cổ, cũng được ân công cứu mạng và đối đãi với kẻ địch như với bạn hiền. Hành động này giống hệt như Dương Thái phó. Theo những người hiểu biết về đời Tam quốc có nói : Lúc Dương thái phó trấn thủ thành Tương Dương đ đối địch với Đại tướng Đông Ngô là Lục Kháng, con trai của Lục Tốn rất nhân hậu. Dương Hổ phái binh sĩ đến đánh phá biên cảnh Đông Ngô, cướp lấy gạo thóc của trăm họ đem cho quân sĩ dùng, rồi lấy tiền bồi thường số thóc gạo này cho bá tánh Đông Ngô. Gặp lúc Lục Kháng đau, Dương Hổ gởi thuốc đến tặng, nhưng Lục Kháng lòng không nghi ngại toan uống, thì kẻ tảhữu can rằng :
- Hãy đề phòng thuốc độc. Lục Kháng nói : - Không có gì phải nghi ngại Duơng thúc tử. Nói xong Lục Kháng bưng liều thuốc uống sạch. Quả nhiên Lục Kháng sau khỏi bệnh. Dương thúc tử là Dương Hổ, vì có tâm hồn cao thượng nên kẻ địch còn kính trọng như vậy. Khi Dương Hổ chết, tướng sĩ bên Đông Ngô nghe tin ông mất còn khóc cả ngày. Những người lấy đức phục nhân đều được gọi là anh hùng.
Gã họ Trần đưa tay mò mẫm tấm bia đá, thở dài tỏ vẻ xót thương người quá cố.
Qua giây phút gã họ Trần nói :
- Ân công bảo ta đến đây hội họp, chắc là ân công ngưỡng mộ Dương thái phó, mới chọn nơi đây chứ gì?
Gã họ Tôn nói :
- Tôi nghe ân công nói : Theo truyền thuyết thì lúc bình sinh Dương Hổ có nói 1 câu mà ân công cho là đúng với tâm khảm.
G ã họ Trần nói :
- Câu gì thế ? Ngươi kể chậm chậm ta nghe, ta sẽ ghi nhớ vào lòng. Vì câu nói làm cho ân công bội phục chắc là phải hi hữu lắm.
Gã họ Tôn nói :
- Sau khi Lục Kháng chết, vua Ngô hôn mê vô đạo, Dương Hổ dâng biểu xin chinh Ngô lại bị gian thần sàm tấu cản trở, nhân việc này Dương Hổ mới than : "Trong thiên hạ, những việc không như ý mười điều hết bảy tám."
(Thiên hạ bất chi như ý sự, thập thường cư thất bát bát) Ân công thường hay khen và nhắc nhở câu này. Gã họ Trần nghe qua câu này không hiểu gì cả, làm cho gã có nhiều thất vọng. Bỗng gã cất tiếng bảo :
- Tôn tam ca ! Dương Hổ có phải đồng tông với họ của ân công ? Bỗng gã họ Tôn ngắt lời nói : - Im ! Có tiếng người đến !
Hoàng Dung cả kinh, quả nhiên nghe có tiếng chân người chạy bên sườn núi.
Hoàng Dung nghĩ thầm :
- Chẳng lẽ họ nói Dương- Qua ? Đây có lý như vậy ? Qua nhi võ công rất khá, nhưng kể ra chưa đến mức xuất thần nhập hóa được.
Chẳng bao lâu lại nghe có tiếng người lạ vừa đến vỗ tay 3 cái nhẹ. Gã họ Tôn cũng vỗ tay 3 cái đáp lại. Người mới đến bước lại Truỵ Lệ bia. Khi gặp mặt hai gã họ Tôn và họ Trần hắn liền bảo rằng :
- Tôn, Trần hai vị lão đệ, ân công bảo hai người không phải chờ đợi nữa, và ân công truyền giao cho 2 vị hai lá thiếp, nhờ hai vị đi giao gấp. Phần Tôn tam đệ lãnh một lá đem đến à Nam, giao cho Tín Dương phủ Triệu Lão chưởng sư . Phần Trần lục đệ thì lãnh một lá thiếp đến Hồ Nam, phủ Thường Đức giao tại Nha Sơn cho Lung á Đầu đà, nói rằng : "Vì một việc cần kíp nên ân công cho mời hai vị nội trong 1 0 ngày phải tụ hội tại đây".
Hai gã Tôn, Trần tỏ vẻ cung kính đáp lời, và nhận hai tấm thiếp bỏ kỹ vào bọc.
Những lời nói này lọt vào tại Hoàng Dung làm bà vô cùng kinh ngạc. Nguyên Tín Dương Phủ Triệu Lão chưởng sư là dòng tôn thất, hậu duệ của Tống triều "Thái tổ tam thập nhị thê trường chưởng" và "Thập tam lộ Tề mi bổng", là hai môn tuyệt kỹ gia truyền của Tống triều. Còn Nha Sơn Lung á đầu đà là một ngôi sao sáng trong Tam tướng võ lâm, chỉ vì ông này đã bị câm, điếc từ thủa ấu thơ, võ công tuy cao diệu nhưng không giao thiệp được với mọi người. Đến việc Anh hùng đại yến tại thành Tương Dương, Quách Tỉnh có cho người đem thiệp đến mời. Quả nhiên 2 vị trả lại thiệp và ghi lời từ tạ.
Vị ân công này phải là người lỗi lạc siêu nhân chứ một mảnh danh thiếp thì làm thế nào mời được hai trang ẩn dật dời non, lại còn kỳ hạn trong 1 0 ngày phải đến ?
Hoàng Dung nghe nói rúng động cả tâm can, và lo lắng : "Anh hùng đại yến ngày mai đã khai mạc rồi, lại cò một người triệu tập các cao thủ giang hồ về thành Tương Dương, không rõ họ có mưu kế gì? Nếu họ giúp đỡ cho quân xâm lăng Mông Cổ thì bất lợi cho ta lắm đấy"
Lại nghĩ đến 2 vị Triệu lão chưởng sư và Lung á đầu đà, tuy hai người cô thân ẩn dật, nhưng chắc chắn họ không phải là bọn gian tà. Nếu như người mà họ gọi là ân công đã ra tay ám trợ cho Tường nhi, giết chết Ni Ma Tinh thì là bọn của ta.
Bao nhiêu sự thắc mắc làm Hoàng Dung nghĩ ngợi. Lại nghe tiếng 3 người nói với nhau mấy câu kỳ lạ, nhưng bà đứng hơi xa không nghe được rõ ràng, chỉ nghe gã họ Trần nói :
- Ân công chẳng khi nào làm trái lý, hay thất bại bao giờ... Vả lại công việc được xuôi... chắc là lớn lao hay phong quang náo nhiệt ... không nhìn được... tôi nghĩ lễ vật...
Gã họ Trần nói nghe không rõ lắm có nhiều đoạn đứt quãng. Lại nghe gã họ Tôn nói :
- Tốt lắm ! Tôi nghĩ nên đi là vừa. Hãy để ý nhé ! Chẳng nên làm hư việc của ân công.
Nói xong 3 người chạy nhanh xuống núi và mất dạng. Hoàng Dung đợi 3 người đi rồi, mới lẻn vào bên trong miếu quan sát từ trước đến sau, cũng chẳng thấy gì khác lạ.
Ngôi miếu đường của Dương Thái phó xây cất thật lớn rộng, lỡ ra địch quân đến gần, cũng có lối thóat vào trong thành mà không ai biết.
Hoàng Dung tuy thông minh lanh lợi, nhưng nghĩ không ra "ân công" là ai, người thế nào? Mà lại không nên "đả thảo kinh xà", chứ bà muốn bắt 3 người này để hỏi cho ra lẽ thì cũng dễ.
Chờ đợi một lúc xem có sự gìxảy ra không, thì màn trời sắp sáng, bà lật đật đi vào thành.
Khi đi ngang qua ngã ba đường ngoài cửa thành, thấy có đôi tuấn mã , chở trên lưng hai người tiến về phía bà đứng.
Hoàng Dung vội nép vào gốc cây, đưa cặp mắt sáng như sao nhìn theo thấy hai gã tráng niên ngồi trên lưng tuấn mã . Hai người đến ngã ba đường, một người rẽ sang hướng Tây Bắc, một người rẽ sang hướng Tây Nam. Họ dừng ngựa lại và nói chuyện với nhau.
Gã hán tử nói :
- Ngươi có nhớ lời dặn của ân công mời Trương Đại khoa tử chăng ? Nói ở Hán Khẩu có thơ, ca, xướng, nhạc đều mang hết đến đây, và ngươi đừng quên đem theo khuông "Phóng khói hoa" nhé.
Người kia cất tiếng hỏi :
- Ngươi không cần nhắc ta vẫn nhớ thuộc làu. Còn ngươi đi gọi Xuyên Thái Đại sư nếu trễ 1 ngày ta sẽ giữchặt không cho ngươi đi đâu cả.
Người nọ cất tiếng đáp:
- Ha ! Sau này ai đuợc việc hãy hay.
Hoàng Dung chầm chậm vào thành, lòng lấy làm thắc mắc nghĩ thầm :
- Ta có nghe Trương khoa tử xưng bá ở Hán Khẩu, giao kết rất thân với quan phủ, cũng là tay hoạt bát, rất nhiều kẻ anh hào biết mặt và ngợi khen, làm sao chỉ một lời nói mà bảo được gã này đến, lại cũng là cái g "ân công" nào đó sai bảo? Gã lại gióng trống phất cờ đến đây làm gì?
Bỗng Hoàng Dung như sực nghĩ đến điều gì, nói thầm :
- Chính là... mọi việc như vậy...
Bà đi vào phủ, hỏi Quách Tỉnh:
- Tỉnh ca, có làm rơi lạc ra ngoài tấm thiệp nào chăng ? Tôi nghi lúc lộn xộn có lẽ mất.
Quách Tỉnh lấy làm lạ hỏi :
- Ta chẳng đưa tấm thiếp nào cho ai giữ cả. Ta đã kiểm soát rất kỹ mấy lần, chẳng bao giờ lạc một tấm nào.
Hoàng Dung nói :
- Tôi nghĩ lầm, sợ đắc tội với gã hán tử vô danh. Tôi đã quên, không nghĩ đén nhiều kẻ đại danh vọng đang ẩn cư nơi lâm sơn cùng cốc, mà không sớm gửi thiếp mời, để cho gã hán tử vô danh nào đó mời hết rồi. Hôm nay theo dự đoán của tôi thì gã hán tử này là một nhân vật đại danh sắp mang chuyện vui vẻ đến thành Tương Dương. Theo tôi nghĩ, nhân cuộc Anh hùng đại yến này ca ca nên đấu thử với gẵ .
Quách Tỉnh có tấm lòng khoan nhân đại độ, nên mừng rỡ nói :
- Nếu vị anh hùng này vui vẻ, có chí khí thì đáng cho ta trọng vọng. Theo ta nghĩ nên cử g lên làm chủ tọa, để gã điều khiển quần hùng, chống lại quân Mông Cổ. Còn ta và Dung nhi thì nên vui lòng tuân theo lệnh của gã .
Hoàng Dung cau đôi mày liễu nói :
- Theo tôi thấy, người này không phải vì yêu nước mà chống địch. Gã phát danh thiếp đến mời Tín Dương Triệu Lão chưởng sư , Nha Sơn Lung á đầu đà, Hán Đại Khẩu Trương Khoa tử và ca ûtrăm người khác đến.
Quách Tỉnh nửa mừng nửa lo, chống tay đứng dậy nói :
- Nếu người này mời được Triệu Lão chưởng sư và Lung á đầu đà đến đây thì hân hạnh cho thành Tương Dương vì có thêm thanh thế lớn. Dung nhi ! Đối với nhân vật này ta phải hết lòng giao tiếp chu đáo.
Hoàng Dung nghĩ ngợi, chẳng tra ûlời. Bà nhớ lại trong nhóm tân khách đệ tử của Khất Bang vừa đến có Bình Tử, Quan Lục, và vợ chồng Bích Diêu Giá dẫn theo một nhóm nữ đồ đệ. Hoàng Dung hối Quách Tỉnh cả hai ra đón tiếp.
Bạn cũ gặp nhau, quá vui mừng hàn huyên muôn nỗi. Trong ngày hào kiệt anh hùng tứ xứ đến đây, Hoàng Dung tiếp đón rất ân cần nhưng không lấy gìlàm vui vì câu chuyện mắt thấy tai nghe đêm qua làm cho bà có nhiều tư tưởng lạ.
Ngày hôm nay là ngày Anh hùng đại yến, quần hùng đã quy tụ, mở ra bốn năm trăm vò rượu, người thống lãnh ba quân ở thành Tương Dương là An Mô Sứ Lữ Văn Hoán, đích thân châm rượu đãi tất cả anh hùng.
Trong buổi tiệc mọi người đều nói về sự tàn bạo của quân Mông Cổ, giết người chiếm đất.
Ai nấy đều uất hận, quyết chí ra tay một trận.
Đến đây mọi người tôn cử Quách Tỉnh làm chủ tọa và cắt huyết lập tờ thệ, quyết tâm kháng địch.
Quách Tường vì đã hứa với Quách Phù nơi miếu Duơng Thái phó là không tham gia Anh hùng đại yến. Quả nhiên chẳng sai lời, Quách Tường ngồi một mình trong khuê phòng tự mình rót rượu và nói với nữ tỳ :
- Đại tỉ tỉ đen dự Anh hùng đại yến, ta ngồi đây một mình thong thả uống rượu chơi. Nhưng chưa bằng sự vui vẻ của tỉ tỉ.
Quách Tỉnh, Hoàng Dung mải lo kế cự địch nhưng vẫn ái ngại về cô tiểu nữ nhi, nên vẫn để tâm chiếu cố.
Hoàng Dung sát hạch Quách Tường đủ điều, song Quách Tường chỉ mỉm cười chứ không nói ra nỗi lòng của nàng.
Các anh hùng trong chín quận mười đô đều là tay hảo tửu, gặp được rượu ngon lấy làm hứng thú. Trong bữa tiệc họ bàn bạc toàn những chuyện võ công, vui cười huyên náo.
Hoàng Dung hằng lo lắng cho Quách Tường, bà nhìn Quách Phù nói :
- Ngươi bảo muội muội ngươi đến xem cảnh ồn ào náo nhiệt. Lâu lắm mới có cuộc hội khoáng đạt, đời người chưa hẳn có dịp xem qua một lần.
Quách Phù nói :
- Con nói nó chẳng đến đâu. Nhị muội đã khó khăn, lại thích kiếm chuyện với con, không khéo lại cãi nhau om sòm.
Quách Phá Lỗ nói :
- Để tôi đi tìm nhị tỷ.
Nói xong cậu hấp tấp đi ra, chạy vào phòng Quách Tường. Được một lúc lâu Quách Phá Lỗ trở lại im lặng không nói một tiếng. Quách Phù cười nói :
- Ta đã nói nó không chịu lại đâu. Ngươi xem có phải vậy chăng ?
Hoàng Dung thấy mặt cậu con trai có điều nghĩ ngợi, liền hỏi :
- Nhị muội ngươi nói thế nào ?
Quách Phá Lỗ nói :
- Mẹ, thật là kỳ lạ!
Hoàng Dung hỏi :
- Sao thế ?
Quách Phá Lỗ nói :
- Nhị muội bảo : "Nhị muội bày tiểu yến anh hùng trong phòng, nên không tham dự Anh hùng đại yến.
Hoàng Dung mỉm cười nói :
- Kệ nó ! Nhị muội ngươi có tư tưởng kỳ quặc, hãy để nó làm gì thì làm.
Quách Phá Lỗ nói :
- Mẹ ! Nhị tỷ đang tiếp khách, 5 người đàn ông và 2 người đàn bà. Họ đang ngồi trong phòng nhị tỷ uống rượu.
Hoàng Dung lắc đầu nhăn mặt, suy nghĩ :
- Đứa bé này, càng ngày càng chẳng coi trời đất và luật lệ ra gì cả. Một co ânương con nhà khuê các mà dám dắt trai vào khuê phòng ngồi uống rượu. Cái tên "Tiểu Đông Tà" đặt cho nó cũng vừa.
Nhưng hôm nay là ngày hỉ sự của mọi người, chẳng nên rầy la con cái mà làm mất sự hào hứng của cả ngàn hảo hán, anh hùng, lại sợ con gái còn non dại, chẳng đủ lễ nghi tiếp khác, bà quay sang Quách Phù bảo :
- Ngươi hãy đến phòng muội tử, thỉnh mời quý vị khách của muội tử ngươi ra nhà khác uống rượu. Hãy để cho em ngươi nó cao hứng với bạn bè.
Quách Phù động tính hiếu kỳ, muốn nhìn xem khách của em gái là người thế nào, nàng đã biết cô em này không tị hiềm vấn đề nam nữ, dám dùng cả giếng rượu đái người, cho nên binh sĩ quân gia ai ai cũng giao kết và ái mộ.
Quách Phù lại nghĩ :
- Hội này cũng lại phường rượu thịt, quần tam tụ ngũ để hầu nó chứ chẳng ai !
Nghe lời mẹ sai khiến, Quách Phù lập tức đi liền, chạy về hướng phòng của Quách Tường.
Bồng nghe tiếng Quách Tường nói :
- Ngân Cô! Bảo đầu bếp đem thêm hai bầu rượu lớn, nghe không ?
Nghe tiếng người dạ. Quách Tường lại bảo tiếp:
- Bảo đầu bếp làm cho ta 2 cái đùi dê nướng và 20 cân thịt bò, nghe không ?
Ngân Côlật đật đi ra khỏi phòng. Lại nghe có tiếng người nói rổn rảng như chuông vỡ :
- Quách nhị cô nương thật là hào sảng, vậy mà Nhân trù tử (người bếp con) tôi không biết sớm, để bỏ trễ dịp họp bạn tốt và kết giao.
Quách Tường cười và nói :
- Đêm nay chúng ta gặp nhau cũng là điều may mắn lắm rồi.
Quách Phù nhướng đôi mày lưỡi kiếm, nhìn xuyên qua lỗ hở cửa sổ, thấy cô em gái đang cầm hồ rượu ngồi giữa phòng, tám người khách đang ngồi trên chiếu rải đất. Nơi đây bày mâm ly chén đĩa đầy dẫy, mỗi người được cô em gái chuốc rượu. Họ cao hứng nói vang lên.
Nhìn thấy một người ngồi trước mặt, đầu to, mập như Phật Di Lặc, cái áo banh ngực để lộ chòm lông đen sì và dài cả tấc. Người ngồi bên tả có vẻ văn sĩ nho sinh, ba chòm râu dài đuột, áo mũ sạch sẽ, trong tay cầm quạt phe phấy, tỏ ra vẻ hào phóng phong nh . Ngồi bên tả, kết người văn sĩ có một người thiếu phụ tuổi trạc 40, mặt mày rất uy nghi thanh tú, nhưng có nhiều vết sẹo đao gươm đ lâu, độ ba bốn mươi năm về trước. Ngồi đối diện với bà này là một người ốm cao lêu khêu, tóc tai trụi, chính là gã đầu đà, trên đầu đội chiếc mũ vàng óng ánh, tay tả cầm cái đùi gà nhai ngồm ngoàm và uống rượu liên tu bất tận. Còn 3 người ngồi đưa lưng ra cửa sổ không nhìn được mặt nhưng cũng thấy sơ qua là 2 ông lão râu tóc bạc phơ, và một vị ni cô mặc áo bào đen. Quách Tường ngồi đầu chiếu giữa phòng, mặt mày ửng đỏ, môi miệng hồng hồng, rõ là nàng có uống rượu nhiều, nói chuyện om sòm, xem ra đắc ý vo âcùng.
Chẳng bao lâu dưới bếp mang lên rưọu thịt êhề, mọi người càng ăn càng hăng.
Trong nhóm này thấy ni cô là uống rất nhiều rượu. Quách Phù suy nghĩ :
- Những người này đang cao hứng dễ gì mà mời họ đến đại sảnh đuợc ? Lại thấy ông lão đầu bạc râu dài đứng dậy nói : - Nhìn thấy rượu ngon thịt béo ê hề, hôm nay chúng ta dùng bữa cũng vừa rồi, đợi đến ngày sinh nhật của cô nương chúng ta hãy say sưa một bữa. Bần lão có một vật mọn, tặng mừng lễ sinh nhật của cô nương, mong cô đừng cười.
Nói xong ông thò tay vào bọc lấy ra các hộp vàng để lên chiếu. Ông lão đối diện nói :
- Này Bá Thảo tiên ông ! Lão tặng cái gì đó, cho mọi người xem thử ?
Nói xong ông lão với tay mở chiếc hộp ra, làm mọi người ngạc nhiên "ồ" lên một tiếng và nói :
- à ! Cành Thiên Nhiên Tuyết Sâm. Ngươi tìm ở đâu ra nó ?
Ông lão liền đưa cho mọi người xem. Quách Phù tiến sát bên cửa sổ nhìn vào thấy một cành sâm dài chừng một tấc, đúng là Bạch Tuyết Nhân sâm giống hệt một đứa bé, có ca ûđầu mình và chân tay, thân mình trong bóng mềm mại, ngoài da ẩn lên hồng hào như sự tuần hoàn của huyết mạch, thật là vật hiếm có, báu nhất trần gian.
Mọi người đều tấm tắc khen thầm làm cho Bá Thảo tiên ông rất lấy làm đắc ý. Ông nói :
- Cành Thiên Niên Tuyết Sâm điều trị được mọi bệnh, giải được bách độc, có thể cải tử hoàn sinh cho mọi người. Cô nương nên cất giữ nó hộ thân. Đợi đến ngày lễ "Bách tuế thượng thọ" lấy nó ra uống vào thì sẽ sống thêm trăm tuổi nữa. Không bao giờ đau thương gì cả.
Mọi người đều cười ồ và chúc ông lão lời lành sống lâu. Lão mập phệ là Nhân Trù Tử, đưa tay vào bọc lấy ra một cái hộp thiếc vừa cười vừa nói :
- Còn ta tặng cho cô nương một vật để làm cô nương vui vẻ nhé ! Không dám so sánh với kỳ trân bảo vật của Bá Thảo tiên ông.
Mở chiếc hộp thiếc ra thấy trong hộp nhảy ra hai tượng La Hán bằng đồng đen, dài chừng 7 tấc, ngo ngoe. Hai cái tượng đồng này tay đấm chân đá, đánh nhau túi bụi.
Mọi người cười ồ kinh ngạc vì thấy hai cái hình nhân đấm đá dùng toàn chưởng pháp và rõ là thế Thiếu Lâm La Hán Quyền.
Độ chừng uống xong một chén trà, hai hình nhân đánh nhau, dùng hết bài quyền này thì bình yên trở lại, không khác nào đôi cao thủ võ lâm đánh nhau.
Mọi người trông vào bắt tức cười nhưng trên mặt mỗi người đều có vẻ lo lắng.
Người đàn bà mặt thẹo nói :
- Nhân Trù Tử, ngươi không nên lấy cái vật này tặng cô nương, ta e gây họa cho cô chăng ? Vì nó là của Cao Sơn Thiếu Lâm Tự Thiết La Hán, làm sao ngươi dám lấy đem đến đây ?
Nhân Trù Tử đáp :
- Nhân Trù Tử này dù có gan to bằng trời nhưng cũng đâu dám đến Thiếu Lâm Tự trộm gà bắt chó. Ta vâng mạng tủ tọa La Hán Đường Thiếu Lâm Tự là Vô Sắc thiền sư đem lễ vật đến trước, còn Thiền sư sẽ đến vào ngày sinh nhật của co ânương. Còn Nhân Trù Tử ta cũng có một lễ mọn để trao tặng cho co ânương.
Nhân Trù Tử lại mở hộp ra lấy một khúc ngọc đen. Mọi người chỉ thấy nó là một khúc ngọc đen nhánh, không hiểu diệu dụng ở chỗ nào.
Lại thấy Nhân Trù Tử thò tay vào lưng rút ra một lưỡi Quỷ đầu đao mỏng chém mạnh vào Hắc Ngọc chúc kêu "keng" một tiếng, thanh Quỷ đầu đao dừng lại mà Hắc ngọc chúc không hề sứt mẻ tí nào, làm cho mọi người không khỏi kinh ngạc.
Tiếp đến văn sĩ, ni cô, đầu đà, đều có mang ra lễ vật tặng Quách Tường toàn là những kỳ trân dị bảo trên đời.
Quách Tường liền miệng tạ ơn, và thâu nhận các lễ vật. Quách Phù càng trông vào càng lạ lùng, nên quay mình về đại sảnh đem tất cả sự nghe thấy thuật lại cho mẫu thân.
Hoàng Dung lưỡng lự không dám tin lời Quách Phù là đúng, vì những chuyện này rất lạ thường. Bà đưa tay vẫy Chu Tử Liễu, cả ba lui vào phòng kín. Hoàng Dung đem sự việc thuật lại cho Chu Tử Liễu mười phần kinh ngạc nói :
- Nhân Trù Tử, Bá Thảo tiên ông lại hội nhau đến thành Tương Dương ư ? Còn ni cô áo đen, người này giết người không chán gọi là Tuyệt Hộ Thủ Thánh Nhân sư thái, còn văn sĩ tay cầm quạt có vẽ hình "quỷ vo âthường" ? ối ! Ga này là tay kiệt hiệt tên là Chuyển Luân Vương Trương Nhất Manh.
Chu Tử Liễu nói bao nhiêu, Hoàng Dung gật đầu đồng ý bấy nhiêu. Chu Tử Liễu lại chắt lưỡi, lắc đầu nói :
- Thật là chuyện chưa gặp lần nào, tưởng cô nương niên kỷ chẳng bao lớn, tối ngày lẩn quẩn trong nhà không rời khỏi thành Tương Dương quá mười dặm đường, thì làm sao giao thiệp với Tam Sơn Ngũ Nhạc quái khách kỳ nhân ? Nếu nói Cao Sơn Thiếu Lâm Tự Vô Sắc thiền sư ngài đã tịnh tọa trong bốn vách đã trên 1 0 năm rồi, dù người nào chuyên thành lên núi cầu khẩn gặp ông cũng không thể được, làm sao mà ngài đến thành Tương Dương để chúc thọ một cô bé gái tiểu tốt ? ừ ! Có lẽ co ânương đ biết được những kẻ hảo đồ, nên mời đến để phô trương thanh thế, khuấy phá tỉ tỉ của cô.
Hoàng Dung trầm ngâm giây lát, đoạn nói :
- Đến như Thánh Nhân Sư Thái, Trương Nhất Manh đều là những kẻ đầu sư trọng vọng, lúc bình thường chúng tôi có đề cập đến bao giờ ? Tường nhi chưa chắc đã rõ, dù nó có giả tạo ra cảnh này cũng chẳng ai đến cả.
Chu Tử Liễu nói :
- Theo tôi nghĩ hãy đến xem thử, và lấy lễ mà gặp mặt những người bạn hữu của Nhị tiểu cô nương, mấy người này đến Tương Dương chúc thọ thì nhất định là không có ác ý.
Hoàng Dung nói :
- Tôi cũng nghĩ thế, song Thánh Nhân Sư Thái với Chuyển Luân Vương Trương Nhất Manh hành động của họ ba hồi tà, ba hồi chánh, vui giận không chừng. Theo tôi thì việc này cũng đáng lo.
Bỗng nghe ngoài cửa sổ có tiếng cười như sấm, một giọng nói vọng vào :
- Quách phu nhân ! Những kỳ nhân quái khách đến thành Tương Dương, chỉ có một việc là chúc thọ, không có ý khác, sao phu nhân phải lo ?
Hoàng Dung, Chu Tử Liễu, Quách Phù đều chạy lên bên cửa song, dòm ra thấy một bóng đen thấp thoáng, thân pháp nhanh không thể tả, bay qua đầu tường mất dạng.
Quách Phù muốn tung người đuổi theo, Hoàng Dung đứng chặn ngang cản lại và nói :
- Đừng nên khinh thường và làm náo động. Ngươi có đuổi theo cũng không kịp đâu.
Bà vừa muốn quay vào trong, lại thấy nơi cây đại thọ chỗ giếng Công Tôn, có giắt trên cành cây một cây quạt bằng giấy trắng cách mặt đất chừng 4 trượng.
Quách Phù bị Hoàng Dung cản không cho đuổi theo nên kêu to "Mẹ!" một tiếng rồi chỉ lên cành cây.
Hoàng Dung gật đầu tung mình vọt ra cửa sổ và phóng nhanh đến cây đại thọ, vọt lên cao, tay tả nắm chặt cành cây, tay hữu với lấy cây quạt, thân pháp rất nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Ba người trở vào nội đường, đem đến bên đèn xem lại, nhìn thấy cây quạt bằng giấy trắng, một bên đề chữ, một bên vẽ hình quỷ vo âthường, lưỡi lè ra dài tới ngực, mặt mày ốm nhom, miệng cười rất dễ sợ. Một bên lề có đề mấy chữ: "Cung chúc Quách nhị cô nương sống lâu trăm tuổi".
Hoàng Dung lật cây quạt qua bên chữ nét bút đề rằng :
- Hắc Y thánh nhân, Bá Thảo tiên, Nhân Trù Tử Chu Tử Sanh, Cẩu Nhục đầu đà thầy chùa ăn thịt cho Hàn Vô Hậu và Trương Nhất Manh bái thượng Quách Đại hiệp và Quách phu nhân, mạo muội đến cung hạ lệnh ái mà chẳng dám đến thăm, xin miễn lỗi, miễn lỗi.
Mọi người thấy những hàng chữ rất mạnh bạo và tuyệt đẹp. Chu Tử Liễu là nhà thơ có tiếng cũng phải buột miệng khen :
- Nét chữ đẹp tuyệt !
Hoàng Dung nói :
- Những chuyện này quả không giả tạo được. Ta phải đến xem Tường nhi mới được.
Chu Tử Liễu là người luống tuổi, coi Quách Tường như con mình, nên chẳng tị hiềm, đi với Hoàng Dung vào phòng của Quách Tường.
Chỉ thấy hai người lo thu dọn chén bát vì buổi tiệc đã tàn Quách Tường kêu to :
- Chu bá bá ! Mẹ ! Tỉ Tỉ ! Rất nhiều người mang tặng phẩm đến mừng sinh nhật của con.
Hoàng Dung và Chu Tử Liễu thấy nàng bày trên bàn nào là Thiên Niên Tuyết Sâm, song Thiết la Hán, Hắc Ngọc chúc và các kỳ trân dị bảo của Tuyệt Hộ Thủ Thánh Nhân sư thái, Chuyển Luân Vương Trương Nhất Manh, làm cho 3 người rất lấy làm lạ.
Quách Tường làm theo cách chỉ bảo, hai tượng La Hán bằng đồng huy động đánh nhau, khiến mọi người cùng vui lây.
Hoàng Dung đợi 2 hình nhân đánh nhau xong bài La Hán quyền cất giọng nhỏ nhẹ bảo :
- Tường nhi ! Vì sao có chuyện xảy ra như vậy ? Ngươi hãy kể cho ta nghe.
Quách Tường chớp chớp đôi mắt cười và nói :
- Có nhiều người bạn mới nhớ ngày sinh, nên họ đem lễ vật đén tặng.
Hoàng Dung hỏi :
- Làm sao ngươi biết mấy người này ?
Quách Tường cười, nói :
- Hôm nay là ngày đầu tiên con gặp họ. Con đang ngồi một mình tại phòng uống rượu, thì có tiếng Hàn Vô Hậu tỉ tỉ đứng ngoài song gọi vào :
- Tiểu muội tử ! Ta đến uống rượu với ngươi được chăng ?
Con nói :
- Càng tốt, càng tốt ! Mời tỉ tỉ vào đây.
Hàn tỉ tỉ tung mình xuyên qua cửa sổ vào trong và hỏi có phải ngày hai mươi bốn là sinh nhật không để nàng đến chúc thọ.
Không hiểu sao tỉ ấy lại biết đến ngày sanh của con. Mẹ ! Những người bạn mới này đều biết mẹ và cha chăng ? Nếu không làm sao họ biết mà tặng lễ vật vào ngày sinh nhật ?
Hoàng Dung nói :
- Cha ngươi và ta đều không biết họ. Ngươi làm sao biết nhiều bạn bè kỳ quái mà ước hẹn đông như thế ? Phải ngươi hẹn không ? Phải không ?
Quách Tường nói :
- Con làm sao mà có bạn bè kỳ quái, chỉ có chồng của tỉ tỉ thì may ra.
Quách Phù cả giận nói :
- Đừng nói nhảm ! Chồng của tỉ tỉ ngươi không có những bạn bè quái gở vậy đâu.
Quách Tường trề môi cười ngất và nói :
- Gã đã cưới chị, dẫu có quái gở cũng không quái gở được.
Quách Phù cung tay toan đánh em, Quách Tường mỉm cười chạy đến núp sau lưng mẹ.
Hoàng Dung ôn tồn bảo :
- Hai chị em ngươi đừng náo động. Tường nhi, ta hỏi ngươi Chuyển Luân Pháp Vương và Bá Thảo Tiên có nói đến dự Anh hùng đại yến không ?
Quách Tường nói :
- Không đến ! Bá Thảo Tiên và Chu Tử Sanh nói bội phục cha mẹ lắm.
Hoàng Dung hỏi thêm vài lời, Quách Tường trả lời vu vơ và vẻ mặt tỏ ra mỏi mệt nên bà nói :
- Thôi ngươi hãy đi ngủ đi!
Nói xong, bà, Chu Tử Liễu và Quách Phù rời khỏi phòng. Quách Tường lật đật chạy theo gọi giật lại :
- Mẹ ! Cành Thiên Niên Tuyết Sâm này sợ để lâu không tốt, mẹ lấy về mà uống, một nửa cho cha con uống.
Hoàng Dung nói :
- Có phải tặng phẩm của Bá Thảo tiên ông cho ngươi không ?
Quách Tường nói :
- Ngày con sinh ra không biết bao nhiêu công lao khổ cực của mẹ, thì mẹ nên lấy nó để dùng.
Hoàng Dung không nỡ phụ tấm lòng hiếu thảo của con gái, nên tiếp lấy cành Thiên Nhiên Tuyết Sâm và nhớ lại ngày sanh Quách Tường là một ngày kinh sợ, lo lắng nhất trong đời.
Hôm ấy, cuộc Anh hùng đại yến vừa tan trong không khí vui vẻ thân mật, Quách Tỉnh trở về phòng đem câu chuyện quần hùng hứa sẽ hết lòng trợ giúp nói cho phu nhân nghe, bảo rằng Mông Cổ là kẻ thù chung cần tiêu diệt chúng.
Hoàng Dung đem câu chuyện Thánh Nhân Sư Thái, Bá Thảo tiên, tất cả 7 người đem quà tặng Quách Tường và cô gái nhỏ mở Tiều Anh hùng đại yến kể hết cho Quách Tỉnh nghe.
Quách Tỉnh ngạc nhiên vô cùng hỏi :
- Có thực như vậy sao ?
Ông thấy cành Thiên Niên Tuyết Sâm, quả đúng như lời phu nhân nói, vật này là kỳ hoa dị thảo quý báu nhất trên đời.
Hoàng Dung nói :
- Vị tiểu cô nương này đã tặng lại cho cha mẹ nó.
Quách Tỉnh lặng thinh cúi đầu nghĩ đến chuyện Thánh Nhân sư thái, Chuyển Luân Vương, Hà Vô Hậu, những người này không đời nào dự đến công việc kẻ khác.
Hoàng Dung nói :
- Tỉnh ca ! Việc tuyển chọn Bang chủ Khất Cái không còn biết định vào ngày nào ? Theo ý tôi, nên chọn ngày sớm hơn, hoặc trễ hơn, ngày sinh của Tường nhi. Nếu trùng một ngày thì có Vô Sắc Thiền Sư , và các bực tiền bối cùng đến, chừng ấy rắn rồng lẫn lộn trong thành Tương Dương, tôi ngại sinh biến cố.
Quách Tỉnh nói :
- Ta rất quan tâm đến việc này, nên đã lựa ngày tuyển chọn Bang chủ Cái Bang phải là ngày 24 tháng 1 0, để hai ngày trùng nhau mới có cuộc náo nhiệt chứ. Nếu Vô Sắc Thiền sư , Lung á đầu đà có giá lâm, ta sẽ lấy chính nghĩa phải chống ngoại xâm, để nói cho họ nghe, dù cho họ có hốt chánh hốt tà, nửa lành nửa dữ mà nói đến chuyện nước nhà không lẽ họ phản đối sao ?
Hoàng Dung nhíu mày nói :
- Tôi ngại họ mượn danh đi chúc thọ Tường nhi, rồi sanh tâm gây hấn thì biết liệu làm sao ? Vả lại Tường nhi là một đứa trẻ khuê môn bất xuất, một bé gái thì có gì phải giao thiệp ? Hơn nữa, đích thân những kẻ danh cao đến chúc thọ là nghĩa gì? Từ xưa đến nay, tà chính chẳng đứng chung một ngôi. Tôi hết sức sợ hãi, vì nền võ học trong thiên ha ïcó trên 2 phần không phục phu quân, vì họ bảo ông chưa xứng đáng làm Minh chủ của võ lâm đương kim.
Quách Tỉnh vùng đứng lên cười ha hảnói :
- Dung nhi, đừng nghĩ ngợi nữa. Việc làm của ta trên không nghịch trời, dưới không trái đất, hòa cùng mọi người, thì xứng đáng với chức Minh chủ võ lâm lắm chứ. Thử hỏi có ai là người hơn ta ? Tà không thắng chánh, nếu có kẻ vô can đến gây thất ý, ta sẽ dậy cho chúng một bài học. Dung nhi có "Đả cẩu bổng pháp", ta có "Giáng Long thập bát chưởng", đã tung hoành mười mấy năm có lẻ, thì còn sợ ai ?
Hoàng Dung thấy trượng phu quá lạc quan, và hào khí hùng phòng như thủa nào. Bất giác bà buột miệng cười nói :
- Tốt lắm ! Tôi sẽ nghe lời chúa soái. Vậy ông hãy uống Thiên Niên Tuyết Sâm đi, để lấy lại sức khỏe. Tôi nghĩ có lẽ trẻ lại nhiều.
Quách Tỉnh lắc đầu bảo :
- Không ! Em đã sinh 3 con, nội lực đã suy giảm, nên dùng nó mà bổ dưỡng.
Vợ chồng Quách Tỉnh tuy đã có tuổi, nhưng thương yêu nhau vẫn như thủa ban đầu. Ông nhường bà, bà lại nhường ông, rút cục đến nửa ngày mà không ai chịu dùng cả.
Sau cùng Quách Tỉnh nói :
- Những ngày kế tiếp Long tranh hổ đấu tất nhiên bạn bè có thể bị thương. Thiên Niên tuyết sâm là vật cứu mạng quý báu, ta hãy dành để cứu người.
Ngày hôm sau, Anh hùng đại yến lại tiếp tục mở. Quách Tường vẫn ở trong phòng sửa soạn mở yến riêng.
Hoàng Dung lo lắng, bảo nhà bếp dự sẵn sơn hào hải vị cho con gái đãi khách.
Quách Phù trong mấy ngày này lo lắng không kém, mưu tính sao cho chồng đoạt được địa vị Bang chủ Cái Bang, nên đối với các khách lạ của em không mảy may để ý.
Mấy ngày liên tiếp, trong đại hội anh hùng, phải làm sao liên kết các nhóm hào kiệt về một mối, gây lũng đoạn đoàn quân Mông Cổ, và làm thế nào để chống giữthành Tương Dương, mọi việc đem ra thảo luận.
Trong nhóm quần hào, kẻ quyền người chưởng giơ lên thề đợi giặc Mông Cổ đến để tiêu diệt.
Vào ngày kế đúng 24 tháng 1 0, đại hội anh hùng hoàn tất, trưa hôm ấy sẽ diễn ra cuộc tuyển chọn Bang chủ Cái Bang.
Trưa hôm sau, mọi anh hùng hào kiệt lũ lượt kéo đến cửa Nam thành Tương Dương, một nơi có 1 vùng đất rộng cao ráo, nhìn thấy chính giữa có một đài cao nhìn đủ 4 phương vì đài phẳng mặt, không có vách che.
Theo quy củ xưa của Khất bang tổ truyền, bất luận đại hội hay tiểu tập, mỗi hành khất chỉ được ngồi dưới đất quanh đài, không thay đổi. Phía Đông có đặt vài trăm chiếc trường kỷ (ghế dài) mà Cái bang không được ngồi, chỉ dành cho tân khách là anh hùng hào kiệt bốn phương đến xem đại hội
Quách Phù ngạc nhiên hỏi :
- Ai nói ông ngoại đến đây ?
Gia Luật Tề nói :
- Chẳng phải tự ông ngoại đến sao ?
Và đôi mày chàng nhướng lên, vui vẻ nói :
- Nếu vậy thì ân sư của ta đến à ?
Chàng đưa mắt nhìn bốn phía, mà chẳng thấy tông tích Châu- bá- Thông. Chàng biết vị ân sư của mình hay giỡn chơi, và định chắc ông đã lần ra ngoài để ghẹo phá chàng.
Gia Luật Tề lật đật chạy nhanh ra khỏi tòa cổ miếu, quan sát chung quanh cũng không có bóng người nào cả.
Quách Phù lấy làm lại hỏi to :
- ô! Phu quân đã nổi cơn điên rồi sao ? Tại sao lại nói ông ngoại đến, rồi ân sư đến ?
Gia Luật Tề liền trỏ vào đại điện hỏi thăm hai chị em Quách Phù :
- Tại sao gặp Ni Ma Tinh và do đâu gã này chết như vậy ?
Quách Phù kể lại thấy cô em gái mình dùng chiếc trâm ngọc đánh chết đối phương mà không hiểu sao cả.
Gia Luật Tề nói :
- Nhị muội ! Phải có 1 người đứng sau lưng nhị muội ám trợ, và người này thực là 1 cao thủ. Ta tưởng rằng trên đời nay không có ai có công phu đến tột đỉnh như vậy. Trừ nhạc phụ đại nhân, chỉ có ông ngoại Hoàng đảo chúa hoặc ân sư Châu- bá- Thông, hoặc Nhất-đăng đại sư và Kim Luân Pháp Vương là người có công phu tột đỉnh mà thôi. Kim Luân Pháp V ơng là pháp sư Mông Cổ, thì đâu có coi Ni Ma Tinh là kẻ thù. Nhất-đăng đại sư dễ gì khai sát giới ? Do đó ta chắc là ông ngoại hay Châu ân sư mới có võ công như vậy. Nhị muội có biết ai giúp nhị muội chăng ?
Quách Tường vung ra thanh ngọc châm, Ni Ma Tinh ngã xuống chết. Nàng quay đầu lại, nhìn về phía sau lưng tuyệt nhiên không có bóng người, nàng nhẩm lại câu nói của người lạ:
- Đừng sợ ! Dùng ám khí đánh nó ! Nàng cảm giác lời nói này có một âm thanh nóng bỏng, chẳng lẽ là Dương- Qua chăng?
Nghĩ đến Dương- Qua, nàng nhủ thầm :
- Chắc không phải là chàng, chỉ vì lòng ta hay ước mơ về chàng, nghe ai nói cũng yên trí là chàng.
Gia Luật Tề ngạc nhiên vì đã hỏi mấy tiếng mà cô em vợ ngơ ngác như không để ý gì cả.
Quách Phù thấy em mình đôi má ửng hồng, cặp mắt long lanh phát ra những tia sáng kỳ dị, làm nàng cả sợ, nắm lấy tay em và bảo :
- Nhị muội, em làm sao thế ?
Quách Tường đỏ mặt nói :
- Có gì đâu !
Quách Phù cất giọng êm ái nói :
- Gia Luật huynh hỏi ai đã ra tay ám trợ em. Em đã nghe chưa ?
Quách Tường đáp :
- A! Nói vậy có người bên ta giết chết ác nhân đó sao ? Đúng là gã rồi, trừ gã ra không ai có bản lĩnh như vậy
Quách Phù hỏi :
- Gã ? Gã là ai ? Có phải em nói "một kẻ đại anh hùng" đấy ư ?
Quách Tường nói tránh :
- Không ! Không ! Tôi nói gã là "hồn của Lỗ Hữu Cước lão bá" !
Quách Phù hừ một tiếng rồi rút tay ra khỏi tay Quách Tường. Quách Tường nói :
- Tỉ tỉ không nhận ra bóng người ấy sao ? Nhất định là Lỗ lão bá hiện hồn phù hộ tôi. Chị phải biết, lúc sanh tiền ông ấy rất tốt với tôi.
Quách Phù nửa tin nửa ngờ. Nàng nghĩ quỷ ma là chuyện không có, nên nói :
- Nếu là ma quỷ thì tay đất hồn ma làm sao giết người ?
Nàng suy nghĩ và quét mắt nhìn xem 4 phía cũng chẳng thấy tông tích hay bóng dáng người nào. Nàng lại nhìn thấy Gia Luật Tề đang lượm 2 cây nạng sắt của Ni Ma Tinh và than :
- Võ công hắn giỏi quá, khiến ta thật bội phục.
Quách Phù, Quách Tường định thần nhìn kỹ, thấy mỗi cây nạng sắt đều có khảm tơ vàng rất khéo, có tượng hình bông phù dung rất huê dạng.
Bức tơ vàng này dùng toàn tơ huỳnh kim và bạch kim đánh xoe tròn thành hình hoa lá Phù dung, thực mỹ xảo ít có trên đời.
Vì bị người dùng nội lực đánh dập ra, nên đôi nạng thoát khỏi tay Ni Ma Tinh và gãy đôi, Gia Luật Tề tỏ ra thán phục về võ công của người này.
Quách Phù nói :
- Tôi nghĩ nên đem cây nạng này về cho mẫu thân xem xét, không chừng mẫu thân đoán ra ai là người tung ra nội lực chưởng phong này.
Hai tên đệ tử Khất Cái bang phụ khiêng thi thể cả Ni Ma Tinh và cắp cặp nạng theo Gia Luật Tề và chị em Quách Phù vào thành.
Quách Tỉnh và Hoàng Dung nghe Quách Phù thuật lại mọi chuyện vừa xảy ra làm cho 2 ông bà hết sức kinh hãi.
Quách Tường lo sợ phụ mẫu khiển trách nặng nề, nhưng Quách Tỉnh lại hoan hỉ vì thấy con gái trọng nghĩa và hiếu đạo, giống tác phong của ông. Thay vì rầy la quát tháo ông lại ai ủi con mấy câu.
Hoàng Dung thấy chồng không giận thì cũng vui vẻ đến bên con gái vuốt ve rồi xem xét thi thể Ni Ma Tinh và cặp nạng.
Hoàng Dung cúi đầu suy nghĩ và hướng về Quách Tỉnh hỏi :
- Tỉnh ca có biết ai làm không ?
Quách Tỉnh lắc đầu đáp :
- Chẳng biết ! Nhưng xét theo những vết tích này thì gã này bị một chưởng của người có nội lực cực cao. Chưởng lực thâm hậu dường này, chỉ có hai người thôi.
Hoàng Dung gật đầu nói :
- Có phải Tỉnh ca bảo là Hồng Thất Công sư phụ đã qua đời và người kia là Tỉnh ca phải không ?
Quách Tỉnh không đáp. Hoàng Dung nghĩ rằng chàng ở mãi bên mình thì làm gì có thời giờ ra Dương Thái Phó miếu đường mà hạthủ Ni Ma Tinh ?
Đợi Quách Phù và Quách Tường vào phòng nghỉ ngơi, Hoàng Dung mới hỏi :
- Tỉnh ca ! Tôi nghĩ con bé Quách Tường có tâm sự gì mà chẳng dám nói ra. Tỉnh ca có biết được chăng ?
Quách Tỉnh là người thuần hậu, chân thật không hay nghi ngờ nên hỏi lại :
- Tâm sự gì?
Hoàng Dung nói :
- Từ khi nó ra Bắc gửi thiệp anh hùng đến nay tôi thấy nó thường ngơ ngơ ngáo ngáo như người mất hồn. Đêm nay nghe nó nói chuyện tôi thấy thần sắc của nó rất kỳ lạ và cổ quái.
Quách Tỉnh nói :
- Có thể vì nó gặp nhiều việc lo sợ, tâm thần chẳng yên.
Hoàng Dung nói :
- Chẳng phải vậy đâu. Có nhiều điều khác lạ dễ nghi ngờ lắm. Tôi thấy nó cười nửa miệng và không có vẻ lo sợ. Nó không nói điều vui mừng của nó ra.
Quách Tỉnh nói :
- Tiểu hài nhi khi được cao nhân trợ giúp, nó vui mừng lẫn lo sợ nên vẻ mặt như vậy, có gì mà phải nghĩ ngợi ?
Hoàng Dung mỉm cười không nói nữa, mà nhủ thầm :
- Tâm sự nữ nhi, Tỉnh ca biết sao được. Tính tình của Tỉnh ca, lúc trẻ cũng như già, khinh thường và không cẩn thận thì nào có để ý gì đâu.
Hai vợ chồng Quách Tỉnh nói sang chuyện khác, thương lượng với nhau chuyện bố trí phòng địch cho kịp ngày Anh hùng đại yến, vì ngày này phải lo tiếp khách, nên phải an bài mọi kế hoạch phòng thủ trước.
Suy tính xong 2 người về giường an nghỉ. Hoàng Dung nằm trằn trọc trên giường, nhớ đến thần sắc Quách Tường, lòng mẹ thương con như biển rộng, không thể nào ngủ được, bà nghĩ thầm :
- Con gái ta vừa sanh ra một ngày thì gặp điều hoạn nạn, cuộc đời nó có nhiều điên đảo gian nguy, vậy mà vẫn sống khỏe mạnh bình yên, trong 1 6 năm dài, thì không có lý nào giờ phút này biến cố tai nạn đổ lên đầu nó hay sao ?
Lại nghĩ đến cường địch hàng ngày bên cạnh sẽ gieo tai nạn không ít đến sinh mạng bá tánh trong thành, bà phải nghĩ cách nào đề phòng cho hữu hiệu!
Bà lại nghĩ đến Quách Tường, đứa con gái này tâm tính kỳ quặc, nó đã chẳng chịu nói thì dù có đàn áp thế nào nó cũng chẳng thổ lộ cho ai biết.
Hoàng Dung càng lo nghĩ càng khổ tâm không thể ngủ được, bà choàng dậy bước ra ngoài, trổ thuật phi hành đi như bay ra ngoài. Khi đến cửa bà ra lệnh cho quan thủ thành mở cửa, tiến đến miếu Dương Thái phó.
Bấy giờ trống canh từ phía đổ từng hồi, vang dội ra xa. ánh trăng sáng bị chòm mây che khuất, hiện ra cảnh vật mờ mờ.
Từ lúc Hoàng Dung trao quyền Bang chủ Cái Bang cho Lỗ Hữu Cước, thìcây gậy trúc bà đã trao cho Lỗ Hữu Cước rồi. Bây giờ trong tay Hoàng Dung cầm một cây bạch lạp ngắn, triển khai khinh công đi ngang qua sườn núi, cách xa Dương Thái phó miếu 1 0 trượng, bỗng nghe có tiếng phát ra từ Trụy Lệ bia rõ là tiếng 2 người đang trò truyện.
Hoàng Dung núp mình bước nhẹ lần tới cách Trụy Lệ bia chừng vài trượng, bà nép mình sau 2 cây to gần đấy, chỉ nghe tiếng người nói :
- Tôn tam ca ! Ân công bảo chúng ta đợi tại Trụy Lệ bia dạy việc, nhưng sao tấm bia này có cái tên lạvậy ? Ngươi có tin là điềm bất lợi cho ta không ? Tại sao ân công lại chọn chỗ này làm nơi gặp ?
Gã họ Tôn nói :
- Tựa hồ như ân công có một cuộc sống không thỏai mái, như ngươi đã thấy. Nào là đến Đoạn trường ưu sầu, nào là Trụy lệ, khéo chọn những danh từ khổ não, ắt là tâm hồn của ân công có nhiều sự u buồn.
Người này lại nói :
- Từ khi thấy rõ bản lãnh của ân công, mọi việc gì đối với thiên hạ, ân công đều không cho là khó. Nhưng ân công không biết có chuyện gì, đôi mày thường cau lại, tỏ ra buồn bã . Tôi thấy ân công thường uất ức chẳng vui. Như ba chữTrụy Lệ bia, chắc là đúng tâm trạng của ân công. Hay là ân công tự đặt ra, để hợp với hoàn cảnh của mình.
Gã họ Tôn nói :
- Chẳng phải vậy ! Ta được nghe theo Cổ Nhi Thơ tiên sinh nói rằ ng : Về đời Tam quốc, thành Tương Dương thuộc về nhà Ngụy Tấn, quan thủ thành là Dương Hổ bảo vệ thành trì, dân chúng được an cư lạc nghiệp ân trạch thấm nhuần đến quần chúng, lúc bình thời Dương tướng quân hay đến Nghiêm Sơn du ngoạn, sau khi chết rồi, trăm họ đem lòng luyến tiếc, cho nên dựng nơi đây ngôi miếu Dương Thái phó để phụng thờ, và làm bia kỷ niệm. Đến sau trăm họ nhìn thấy tấm bia này, họ tưởng đến công nghiệp và ơn đức của Dương tướng quân, mỗi người qua đây đều khóc òa, do đó tấm bia này được gọi là Trụy Lệ bia. Trần lục đệ ơi ! Một người như Dương Thái phó, thiệt là bậc trượng phu chân chính.
Gã họ Trần nói :
- Ân công trên bước giang hồ hành hiệp trượng nghĩa, rất được lòng người, nếu ân công được làm quan ở Tương Dương, chắc không kém Dương thái phó thủa xưa.
Gã họ Tôn nói :
- Thành Tương Dương đã có Quách đại hiệp danh vang thiên hạ, ân công và Đại hiệp đều có thể so sánh với Dương thái phó được cả.
Hoàng Dung nghe 2 người ca tụng chồng mình, rất lấy làm hài lòng và nghĩ thầm :
- Không rõ 2 người này nói "ân công" là ai nhỉ, có thể ân công của họ là người ra tay ám trợ cho Tường nhi chăng.
Lại nghe g họ Tôn nói :
- Như có 2 người theo ân công, sau phản bội đầu Mông Cổ, cũng được ân công cứu mạng và đối đãi với kẻ địch như với bạn hiền. Hành động này giống hệt như Dương Thái phó. Theo những người hiểu biết về đời Tam quốc có nói : Lúc Dương thái phó trấn thủ thành Tương Dương đ đối địch với Đại tướng Đông Ngô là Lục Kháng, con trai của Lục Tốn rất nhân hậu. Dương Hổ phái binh sĩ đến đánh phá biên cảnh Đông Ngô, cướp lấy gạo thóc của trăm họ đem cho quân sĩ dùng, rồi lấy tiền bồi thường số thóc gạo này cho bá tánh Đông Ngô. Gặp lúc Lục Kháng đau, Dương Hổ gởi thuốc đến tặng, nhưng Lục Kháng lòng không nghi ngại toan uống, thì kẻ tảhữu can rằng :
- Hãy đề phòng thuốc độc. Lục Kháng nói : - Không có gì phải nghi ngại Duơng thúc tử. Nói xong Lục Kháng bưng liều thuốc uống sạch. Quả nhiên Lục Kháng sau khỏi bệnh. Dương thúc tử là Dương Hổ, vì có tâm hồn cao thượng nên kẻ địch còn kính trọng như vậy. Khi Dương Hổ chết, tướng sĩ bên Đông Ngô nghe tin ông mất còn khóc cả ngày. Những người lấy đức phục nhân đều được gọi là anh hùng.
Gã họ Trần đưa tay mò mẫm tấm bia đá, thở dài tỏ vẻ xót thương người quá cố.
Qua giây phút gã họ Trần nói :
- Ân công bảo ta đến đây hội họp, chắc là ân công ngưỡng mộ Dương thái phó, mới chọn nơi đây chứ gì?
Gã họ Tôn nói :
- Tôi nghe ân công nói : Theo truyền thuyết thì lúc bình sinh Dương Hổ có nói 1 câu mà ân công cho là đúng với tâm khảm.
G ã họ Trần nói :
- Câu gì thế ? Ngươi kể chậm chậm ta nghe, ta sẽ ghi nhớ vào lòng. Vì câu nói làm cho ân công bội phục chắc là phải hi hữu lắm.
Gã họ Tôn nói :
- Sau khi Lục Kháng chết, vua Ngô hôn mê vô đạo, Dương Hổ dâng biểu xin chinh Ngô lại bị gian thần sàm tấu cản trở, nhân việc này Dương Hổ mới than : "Trong thiên hạ, những việc không như ý mười điều hết bảy tám."
(Thiên hạ bất chi như ý sự, thập thường cư thất bát bát) Ân công thường hay khen và nhắc nhở câu này. Gã họ Trần nghe qua câu này không hiểu gì cả, làm cho gã có nhiều thất vọng. Bỗng gã cất tiếng bảo :
- Tôn tam ca ! Dương Hổ có phải đồng tông với họ của ân công ? Bỗng gã họ Tôn ngắt lời nói : - Im ! Có tiếng người đến !
Hoàng Dung cả kinh, quả nhiên nghe có tiếng chân người chạy bên sườn núi.
Hoàng Dung nghĩ thầm :
- Chẳng lẽ họ nói Dương- Qua ? Đây có lý như vậy ? Qua nhi võ công rất khá, nhưng kể ra chưa đến mức xuất thần nhập hóa được.
Chẳng bao lâu lại nghe có tiếng người lạ vừa đến vỗ tay 3 cái nhẹ. Gã họ Tôn cũng vỗ tay 3 cái đáp lại. Người mới đến bước lại Truỵ Lệ bia. Khi gặp mặt hai gã họ Tôn và họ Trần hắn liền bảo rằng :
- Tôn, Trần hai vị lão đệ, ân công bảo hai người không phải chờ đợi nữa, và ân công truyền giao cho 2 vị hai lá thiếp, nhờ hai vị đi giao gấp. Phần Tôn tam đệ lãnh một lá đem đến à Nam, giao cho Tín Dương phủ Triệu Lão chưởng sư . Phần Trần lục đệ thì lãnh một lá thiếp đến Hồ Nam, phủ Thường Đức giao tại Nha Sơn cho Lung á Đầu đà, nói rằng : "Vì một việc cần kíp nên ân công cho mời hai vị nội trong 1 0 ngày phải tụ hội tại đây".
Hai gã Tôn, Trần tỏ vẻ cung kính đáp lời, và nhận hai tấm thiếp bỏ kỹ vào bọc.
Những lời nói này lọt vào tại Hoàng Dung làm bà vô cùng kinh ngạc. Nguyên Tín Dương Phủ Triệu Lão chưởng sư là dòng tôn thất, hậu duệ của Tống triều "Thái tổ tam thập nhị thê trường chưởng" và "Thập tam lộ Tề mi bổng", là hai môn tuyệt kỹ gia truyền của Tống triều. Còn Nha Sơn Lung á đầu đà là một ngôi sao sáng trong Tam tướng võ lâm, chỉ vì ông này đã bị câm, điếc từ thủa ấu thơ, võ công tuy cao diệu nhưng không giao thiệp được với mọi người. Đến việc Anh hùng đại yến tại thành Tương Dương, Quách Tỉnh có cho người đem thiệp đến mời. Quả nhiên 2 vị trả lại thiệp và ghi lời từ tạ.
Vị ân công này phải là người lỗi lạc siêu nhân chứ một mảnh danh thiếp thì làm thế nào mời được hai trang ẩn dật dời non, lại còn kỳ hạn trong 1 0 ngày phải đến ?
Hoàng Dung nghe nói rúng động cả tâm can, và lo lắng : "Anh hùng đại yến ngày mai đã khai mạc rồi, lại cò một người triệu tập các cao thủ giang hồ về thành Tương Dương, không rõ họ có mưu kế gì? Nếu họ giúp đỡ cho quân xâm lăng Mông Cổ thì bất lợi cho ta lắm đấy"
Lại nghĩ đến 2 vị Triệu lão chưởng sư và Lung á đầu đà, tuy hai người cô thân ẩn dật, nhưng chắc chắn họ không phải là bọn gian tà. Nếu như người mà họ gọi là ân công đã ra tay ám trợ cho Tường nhi, giết chết Ni Ma Tinh thì là bọn của ta.
Bao nhiêu sự thắc mắc làm Hoàng Dung nghĩ ngợi. Lại nghe tiếng 3 người nói với nhau mấy câu kỳ lạ, nhưng bà đứng hơi xa không nghe được rõ ràng, chỉ nghe gã họ Trần nói :
- Ân công chẳng khi nào làm trái lý, hay thất bại bao giờ... Vả lại công việc được xuôi... chắc là lớn lao hay phong quang náo nhiệt ... không nhìn được... tôi nghĩ lễ vật...
Gã họ Trần nói nghe không rõ lắm có nhiều đoạn đứt quãng. Lại nghe gã họ Tôn nói :
- Tốt lắm ! Tôi nghĩ nên đi là vừa. Hãy để ý nhé ! Chẳng nên làm hư việc của ân công.
Nói xong 3 người chạy nhanh xuống núi và mất dạng. Hoàng Dung đợi 3 người đi rồi, mới lẻn vào bên trong miếu quan sát từ trước đến sau, cũng chẳng thấy gì khác lạ.
Ngôi miếu đường của Dương Thái phó xây cất thật lớn rộng, lỡ ra địch quân đến gần, cũng có lối thóat vào trong thành mà không ai biết.
Hoàng Dung tuy thông minh lanh lợi, nhưng nghĩ không ra "ân công" là ai, người thế nào? Mà lại không nên "đả thảo kinh xà", chứ bà muốn bắt 3 người này để hỏi cho ra lẽ thì cũng dễ.
Chờ đợi một lúc xem có sự gìxảy ra không, thì màn trời sắp sáng, bà lật đật đi vào thành.
Khi đi ngang qua ngã ba đường ngoài cửa thành, thấy có đôi tuấn mã , chở trên lưng hai người tiến về phía bà đứng.
Hoàng Dung vội nép vào gốc cây, đưa cặp mắt sáng như sao nhìn theo thấy hai gã tráng niên ngồi trên lưng tuấn mã . Hai người đến ngã ba đường, một người rẽ sang hướng Tây Bắc, một người rẽ sang hướng Tây Nam. Họ dừng ngựa lại và nói chuyện với nhau.
Gã hán tử nói :
- Ngươi có nhớ lời dặn của ân công mời Trương Đại khoa tử chăng ? Nói ở Hán Khẩu có thơ, ca, xướng, nhạc đều mang hết đến đây, và ngươi đừng quên đem theo khuông "Phóng khói hoa" nhé.
Người kia cất tiếng hỏi :
- Ngươi không cần nhắc ta vẫn nhớ thuộc làu. Còn ngươi đi gọi Xuyên Thái Đại sư nếu trễ 1 ngày ta sẽ giữchặt không cho ngươi đi đâu cả.
Người nọ cất tiếng đáp:
- Ha ! Sau này ai đuợc việc hãy hay.
Hoàng Dung chầm chậm vào thành, lòng lấy làm thắc mắc nghĩ thầm :
- Ta có nghe Trương khoa tử xưng bá ở Hán Khẩu, giao kết rất thân với quan phủ, cũng là tay hoạt bát, rất nhiều kẻ anh hào biết mặt và ngợi khen, làm sao chỉ một lời nói mà bảo được gã này đến, lại cũng là cái g "ân công" nào đó sai bảo? Gã lại gióng trống phất cờ đến đây làm gì?
Bỗng Hoàng Dung như sực nghĩ đến điều gì, nói thầm :
- Chính là... mọi việc như vậy...
Bà đi vào phủ, hỏi Quách Tỉnh:
- Tỉnh ca, có làm rơi lạc ra ngoài tấm thiệp nào chăng ? Tôi nghi lúc lộn xộn có lẽ mất.
Quách Tỉnh lấy làm lạ hỏi :
- Ta chẳng đưa tấm thiếp nào cho ai giữ cả. Ta đã kiểm soát rất kỹ mấy lần, chẳng bao giờ lạc một tấm nào.
Hoàng Dung nói :
- Tôi nghĩ lầm, sợ đắc tội với gã hán tử vô danh. Tôi đã quên, không nghĩ đén nhiều kẻ đại danh vọng đang ẩn cư nơi lâm sơn cùng cốc, mà không sớm gửi thiếp mời, để cho gã hán tử vô danh nào đó mời hết rồi. Hôm nay theo dự đoán của tôi thì gã hán tử này là một nhân vật đại danh sắp mang chuyện vui vẻ đến thành Tương Dương. Theo tôi nghĩ, nhân cuộc Anh hùng đại yến này ca ca nên đấu thử với gẵ .
Quách Tỉnh có tấm lòng khoan nhân đại độ, nên mừng rỡ nói :
- Nếu vị anh hùng này vui vẻ, có chí khí thì đáng cho ta trọng vọng. Theo ta nghĩ nên cử g lên làm chủ tọa, để gã điều khiển quần hùng, chống lại quân Mông Cổ. Còn ta và Dung nhi thì nên vui lòng tuân theo lệnh của gã .
Hoàng Dung cau đôi mày liễu nói :
- Theo tôi thấy, người này không phải vì yêu nước mà chống địch. Gã phát danh thiếp đến mời Tín Dương Triệu Lão chưởng sư , Nha Sơn Lung á đầu đà, Hán Đại Khẩu Trương Khoa tử và ca ûtrăm người khác đến.
Quách Tỉnh nửa mừng nửa lo, chống tay đứng dậy nói :
- Nếu người này mời được Triệu Lão chưởng sư và Lung á đầu đà đến đây thì hân hạnh cho thành Tương Dương vì có thêm thanh thế lớn. Dung nhi ! Đối với nhân vật này ta phải hết lòng giao tiếp chu đáo.
Hoàng Dung nghĩ ngợi, chẳng tra ûlời. Bà nhớ lại trong nhóm tân khách đệ tử của Khất Bang vừa đến có Bình Tử, Quan Lục, và vợ chồng Bích Diêu Giá dẫn theo một nhóm nữ đồ đệ. Hoàng Dung hối Quách Tỉnh cả hai ra đón tiếp.
Bạn cũ gặp nhau, quá vui mừng hàn huyên muôn nỗi. Trong ngày hào kiệt anh hùng tứ xứ đến đây, Hoàng Dung tiếp đón rất ân cần nhưng không lấy gìlàm vui vì câu chuyện mắt thấy tai nghe đêm qua làm cho bà có nhiều tư tưởng lạ.
Ngày hôm nay là ngày Anh hùng đại yến, quần hùng đã quy tụ, mở ra bốn năm trăm vò rượu, người thống lãnh ba quân ở thành Tương Dương là An Mô Sứ Lữ Văn Hoán, đích thân châm rượu đãi tất cả anh hùng.
Trong buổi tiệc mọi người đều nói về sự tàn bạo của quân Mông Cổ, giết người chiếm đất.
Ai nấy đều uất hận, quyết chí ra tay một trận.
Đến đây mọi người tôn cử Quách Tỉnh làm chủ tọa và cắt huyết lập tờ thệ, quyết tâm kháng địch.
Quách Tường vì đã hứa với Quách Phù nơi miếu Duơng Thái phó là không tham gia Anh hùng đại yến. Quả nhiên chẳng sai lời, Quách Tường ngồi một mình trong khuê phòng tự mình rót rượu và nói với nữ tỳ :
- Đại tỉ tỉ đen dự Anh hùng đại yến, ta ngồi đây một mình thong thả uống rượu chơi. Nhưng chưa bằng sự vui vẻ của tỉ tỉ.
Quách Tỉnh, Hoàng Dung mải lo kế cự địch nhưng vẫn ái ngại về cô tiểu nữ nhi, nên vẫn để tâm chiếu cố.
Hoàng Dung sát hạch Quách Tường đủ điều, song Quách Tường chỉ mỉm cười chứ không nói ra nỗi lòng của nàng.
Các anh hùng trong chín quận mười đô đều là tay hảo tửu, gặp được rượu ngon lấy làm hứng thú. Trong bữa tiệc họ bàn bạc toàn những chuyện võ công, vui cười huyên náo.
Hoàng Dung hằng lo lắng cho Quách Tường, bà nhìn Quách Phù nói :
- Ngươi bảo muội muội ngươi đến xem cảnh ồn ào náo nhiệt. Lâu lắm mới có cuộc hội khoáng đạt, đời người chưa hẳn có dịp xem qua một lần.
Quách Phù nói :
- Con nói nó chẳng đến đâu. Nhị muội đã khó khăn, lại thích kiếm chuyện với con, không khéo lại cãi nhau om sòm.
Quách Phá Lỗ nói :
- Để tôi đi tìm nhị tỷ.
Nói xong cậu hấp tấp đi ra, chạy vào phòng Quách Tường. Được một lúc lâu Quách Phá Lỗ trở lại im lặng không nói một tiếng. Quách Phù cười nói :
- Ta đã nói nó không chịu lại đâu. Ngươi xem có phải vậy chăng ?
Hoàng Dung thấy mặt cậu con trai có điều nghĩ ngợi, liền hỏi :
- Nhị muội ngươi nói thế nào ?
Quách Phá Lỗ nói :
- Mẹ, thật là kỳ lạ!
Hoàng Dung hỏi :
- Sao thế ?
Quách Phá Lỗ nói :
- Nhị muội bảo : "Nhị muội bày tiểu yến anh hùng trong phòng, nên không tham dự Anh hùng đại yến.
Hoàng Dung mỉm cười nói :
- Kệ nó ! Nhị muội ngươi có tư tưởng kỳ quặc, hãy để nó làm gì thì làm.
Quách Phá Lỗ nói :
- Mẹ ! Nhị tỷ đang tiếp khách, 5 người đàn ông và 2 người đàn bà. Họ đang ngồi trong phòng nhị tỷ uống rượu.
Hoàng Dung lắc đầu nhăn mặt, suy nghĩ :
- Đứa bé này, càng ngày càng chẳng coi trời đất và luật lệ ra gì cả. Một co ânương con nhà khuê các mà dám dắt trai vào khuê phòng ngồi uống rượu. Cái tên "Tiểu Đông Tà" đặt cho nó cũng vừa.
Nhưng hôm nay là ngày hỉ sự của mọi người, chẳng nên rầy la con cái mà làm mất sự hào hứng của cả ngàn hảo hán, anh hùng, lại sợ con gái còn non dại, chẳng đủ lễ nghi tiếp khác, bà quay sang Quách Phù bảo :
- Ngươi hãy đến phòng muội tử, thỉnh mời quý vị khách của muội tử ngươi ra nhà khác uống rượu. Hãy để cho em ngươi nó cao hứng với bạn bè.
Quách Phù động tính hiếu kỳ, muốn nhìn xem khách của em gái là người thế nào, nàng đã biết cô em này không tị hiềm vấn đề nam nữ, dám dùng cả giếng rượu đái người, cho nên binh sĩ quân gia ai ai cũng giao kết và ái mộ.
Quách Phù lại nghĩ :
- Hội này cũng lại phường rượu thịt, quần tam tụ ngũ để hầu nó chứ chẳng ai !
Nghe lời mẹ sai khiến, Quách Phù lập tức đi liền, chạy về hướng phòng của Quách Tường.
Bồng nghe tiếng Quách Tường nói :
- Ngân Cô! Bảo đầu bếp đem thêm hai bầu rượu lớn, nghe không ?
Nghe tiếng người dạ. Quách Tường lại bảo tiếp:
- Bảo đầu bếp làm cho ta 2 cái đùi dê nướng và 20 cân thịt bò, nghe không ?
Ngân Côlật đật đi ra khỏi phòng. Lại nghe có tiếng người nói rổn rảng như chuông vỡ :
- Quách nhị cô nương thật là hào sảng, vậy mà Nhân trù tử (người bếp con) tôi không biết sớm, để bỏ trễ dịp họp bạn tốt và kết giao.
Quách Tường cười và nói :
- Đêm nay chúng ta gặp nhau cũng là điều may mắn lắm rồi.
Quách Phù nhướng đôi mày lưỡi kiếm, nhìn xuyên qua lỗ hở cửa sổ, thấy cô em gái đang cầm hồ rượu ngồi giữa phòng, tám người khách đang ngồi trên chiếu rải đất. Nơi đây bày mâm ly chén đĩa đầy dẫy, mỗi người được cô em gái chuốc rượu. Họ cao hứng nói vang lên.
Nhìn thấy một người ngồi trước mặt, đầu to, mập như Phật Di Lặc, cái áo banh ngực để lộ chòm lông đen sì và dài cả tấc. Người ngồi bên tả có vẻ văn sĩ nho sinh, ba chòm râu dài đuột, áo mũ sạch sẽ, trong tay cầm quạt phe phấy, tỏ ra vẻ hào phóng phong nh . Ngồi bên tả, kết người văn sĩ có một người thiếu phụ tuổi trạc 40, mặt mày rất uy nghi thanh tú, nhưng có nhiều vết sẹo đao gươm đ lâu, độ ba bốn mươi năm về trước. Ngồi đối diện với bà này là một người ốm cao lêu khêu, tóc tai trụi, chính là gã đầu đà, trên đầu đội chiếc mũ vàng óng ánh, tay tả cầm cái đùi gà nhai ngồm ngoàm và uống rượu liên tu bất tận. Còn 3 người ngồi đưa lưng ra cửa sổ không nhìn được mặt nhưng cũng thấy sơ qua là 2 ông lão râu tóc bạc phơ, và một vị ni cô mặc áo bào đen. Quách Tường ngồi đầu chiếu giữa phòng, mặt mày ửng đỏ, môi miệng hồng hồng, rõ là nàng có uống rượu nhiều, nói chuyện om sòm, xem ra đắc ý vo âcùng.
Chẳng bao lâu dưới bếp mang lên rưọu thịt êhề, mọi người càng ăn càng hăng.
Trong nhóm này thấy ni cô là uống rất nhiều rượu. Quách Phù suy nghĩ :
- Những người này đang cao hứng dễ gì mà mời họ đến đại sảnh đuợc ? Lại thấy ông lão đầu bạc râu dài đứng dậy nói : - Nhìn thấy rượu ngon thịt béo ê hề, hôm nay chúng ta dùng bữa cũng vừa rồi, đợi đến ngày sinh nhật của cô nương chúng ta hãy say sưa một bữa. Bần lão có một vật mọn, tặng mừng lễ sinh nhật của cô nương, mong cô đừng cười.
Nói xong ông thò tay vào bọc lấy ra các hộp vàng để lên chiếu. Ông lão đối diện nói :
- Này Bá Thảo tiên ông ! Lão tặng cái gì đó, cho mọi người xem thử ?
Nói xong ông lão với tay mở chiếc hộp ra, làm mọi người ngạc nhiên "ồ" lên một tiếng và nói :
- à ! Cành Thiên Nhiên Tuyết Sâm. Ngươi tìm ở đâu ra nó ?
Ông lão liền đưa cho mọi người xem. Quách Phù tiến sát bên cửa sổ nhìn vào thấy một cành sâm dài chừng một tấc, đúng là Bạch Tuyết Nhân sâm giống hệt một đứa bé, có ca ûđầu mình và chân tay, thân mình trong bóng mềm mại, ngoài da ẩn lên hồng hào như sự tuần hoàn của huyết mạch, thật là vật hiếm có, báu nhất trần gian.
Mọi người đều tấm tắc khen thầm làm cho Bá Thảo tiên ông rất lấy làm đắc ý. Ông nói :
- Cành Thiên Niên Tuyết Sâm điều trị được mọi bệnh, giải được bách độc, có thể cải tử hoàn sinh cho mọi người. Cô nương nên cất giữ nó hộ thân. Đợi đến ngày lễ "Bách tuế thượng thọ" lấy nó ra uống vào thì sẽ sống thêm trăm tuổi nữa. Không bao giờ đau thương gì cả.
Mọi người đều cười ồ và chúc ông lão lời lành sống lâu. Lão mập phệ là Nhân Trù Tử, đưa tay vào bọc lấy ra một cái hộp thiếc vừa cười vừa nói :
- Còn ta tặng cho cô nương một vật để làm cô nương vui vẻ nhé ! Không dám so sánh với kỳ trân bảo vật của Bá Thảo tiên ông.
Mở chiếc hộp thiếc ra thấy trong hộp nhảy ra hai tượng La Hán bằng đồng đen, dài chừng 7 tấc, ngo ngoe. Hai cái tượng đồng này tay đấm chân đá, đánh nhau túi bụi.
Mọi người cười ồ kinh ngạc vì thấy hai cái hình nhân đấm đá dùng toàn chưởng pháp và rõ là thế Thiếu Lâm La Hán Quyền.
Độ chừng uống xong một chén trà, hai hình nhân đánh nhau, dùng hết bài quyền này thì bình yên trở lại, không khác nào đôi cao thủ võ lâm đánh nhau.
Mọi người trông vào bắt tức cười nhưng trên mặt mỗi người đều có vẻ lo lắng.
Người đàn bà mặt thẹo nói :
- Nhân Trù Tử, ngươi không nên lấy cái vật này tặng cô nương, ta e gây họa cho cô chăng ? Vì nó là của Cao Sơn Thiếu Lâm Tự Thiết La Hán, làm sao ngươi dám lấy đem đến đây ?
Nhân Trù Tử đáp :
- Nhân Trù Tử này dù có gan to bằng trời nhưng cũng đâu dám đến Thiếu Lâm Tự trộm gà bắt chó. Ta vâng mạng tủ tọa La Hán Đường Thiếu Lâm Tự là Vô Sắc thiền sư đem lễ vật đến trước, còn Thiền sư sẽ đến vào ngày sinh nhật của co ânương. Còn Nhân Trù Tử ta cũng có một lễ mọn để trao tặng cho co ânương.
Nhân Trù Tử lại mở hộp ra lấy một khúc ngọc đen. Mọi người chỉ thấy nó là một khúc ngọc đen nhánh, không hiểu diệu dụng ở chỗ nào.
Lại thấy Nhân Trù Tử thò tay vào lưng rút ra một lưỡi Quỷ đầu đao mỏng chém mạnh vào Hắc Ngọc chúc kêu "keng" một tiếng, thanh Quỷ đầu đao dừng lại mà Hắc ngọc chúc không hề sứt mẻ tí nào, làm cho mọi người không khỏi kinh ngạc.
Tiếp đến văn sĩ, ni cô, đầu đà, đều có mang ra lễ vật tặng Quách Tường toàn là những kỳ trân dị bảo trên đời.
Quách Tường liền miệng tạ ơn, và thâu nhận các lễ vật. Quách Phù càng trông vào càng lạ lùng, nên quay mình về đại sảnh đem tất cả sự nghe thấy thuật lại cho mẫu thân.
Hoàng Dung lưỡng lự không dám tin lời Quách Phù là đúng, vì những chuyện này rất lạ thường. Bà đưa tay vẫy Chu Tử Liễu, cả ba lui vào phòng kín. Hoàng Dung đem sự việc thuật lại cho Chu Tử Liễu mười phần kinh ngạc nói :
- Nhân Trù Tử, Bá Thảo tiên ông lại hội nhau đến thành Tương Dương ư ? Còn ni cô áo đen, người này giết người không chán gọi là Tuyệt Hộ Thủ Thánh Nhân sư thái, còn văn sĩ tay cầm quạt có vẽ hình "quỷ vo âthường" ? ối ! Ga này là tay kiệt hiệt tên là Chuyển Luân Vương Trương Nhất Manh.
Chu Tử Liễu nói bao nhiêu, Hoàng Dung gật đầu đồng ý bấy nhiêu. Chu Tử Liễu lại chắt lưỡi, lắc đầu nói :
- Thật là chuyện chưa gặp lần nào, tưởng cô nương niên kỷ chẳng bao lớn, tối ngày lẩn quẩn trong nhà không rời khỏi thành Tương Dương quá mười dặm đường, thì làm sao giao thiệp với Tam Sơn Ngũ Nhạc quái khách kỳ nhân ? Nếu nói Cao Sơn Thiếu Lâm Tự Vô Sắc thiền sư ngài đã tịnh tọa trong bốn vách đã trên 1 0 năm rồi, dù người nào chuyên thành lên núi cầu khẩn gặp ông cũng không thể được, làm sao mà ngài đến thành Tương Dương để chúc thọ một cô bé gái tiểu tốt ? ừ ! Có lẽ co ânương đ biết được những kẻ hảo đồ, nên mời đến để phô trương thanh thế, khuấy phá tỉ tỉ của cô.
Hoàng Dung trầm ngâm giây lát, đoạn nói :
- Đến như Thánh Nhân Sư Thái, Trương Nhất Manh đều là những kẻ đầu sư trọng vọng, lúc bình thường chúng tôi có đề cập đến bao giờ ? Tường nhi chưa chắc đã rõ, dù nó có giả tạo ra cảnh này cũng chẳng ai đến cả.
Chu Tử Liễu nói :
- Theo tôi nghĩ hãy đến xem thử, và lấy lễ mà gặp mặt những người bạn hữu của Nhị tiểu cô nương, mấy người này đến Tương Dương chúc thọ thì nhất định là không có ác ý.
Hoàng Dung nói :
- Tôi cũng nghĩ thế, song Thánh Nhân Sư Thái với Chuyển Luân Vương Trương Nhất Manh hành động của họ ba hồi tà, ba hồi chánh, vui giận không chừng. Theo tôi thì việc này cũng đáng lo.
Bỗng nghe ngoài cửa sổ có tiếng cười như sấm, một giọng nói vọng vào :
- Quách phu nhân ! Những kỳ nhân quái khách đến thành Tương Dương, chỉ có một việc là chúc thọ, không có ý khác, sao phu nhân phải lo ?
Hoàng Dung, Chu Tử Liễu, Quách Phù đều chạy lên bên cửa song, dòm ra thấy một bóng đen thấp thoáng, thân pháp nhanh không thể tả, bay qua đầu tường mất dạng.
Quách Phù muốn tung người đuổi theo, Hoàng Dung đứng chặn ngang cản lại và nói :
- Đừng nên khinh thường và làm náo động. Ngươi có đuổi theo cũng không kịp đâu.
Bà vừa muốn quay vào trong, lại thấy nơi cây đại thọ chỗ giếng Công Tôn, có giắt trên cành cây một cây quạt bằng giấy trắng cách mặt đất chừng 4 trượng.
Quách Phù bị Hoàng Dung cản không cho đuổi theo nên kêu to "Mẹ!" một tiếng rồi chỉ lên cành cây.
Hoàng Dung gật đầu tung mình vọt ra cửa sổ và phóng nhanh đến cây đại thọ, vọt lên cao, tay tả nắm chặt cành cây, tay hữu với lấy cây quạt, thân pháp rất nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Ba người trở vào nội đường, đem đến bên đèn xem lại, nhìn thấy cây quạt bằng giấy trắng, một bên đề chữ, một bên vẽ hình quỷ vo âthường, lưỡi lè ra dài tới ngực, mặt mày ốm nhom, miệng cười rất dễ sợ. Một bên lề có đề mấy chữ: "Cung chúc Quách nhị cô nương sống lâu trăm tuổi".
Hoàng Dung lật cây quạt qua bên chữ nét bút đề rằng :
- Hắc Y thánh nhân, Bá Thảo tiên, Nhân Trù Tử Chu Tử Sanh, Cẩu Nhục đầu đà thầy chùa ăn thịt cho Hàn Vô Hậu và Trương Nhất Manh bái thượng Quách Đại hiệp và Quách phu nhân, mạo muội đến cung hạ lệnh ái mà chẳng dám đến thăm, xin miễn lỗi, miễn lỗi.
Mọi người thấy những hàng chữ rất mạnh bạo và tuyệt đẹp. Chu Tử Liễu là nhà thơ có tiếng cũng phải buột miệng khen :
- Nét chữ đẹp tuyệt !
Hoàng Dung nói :
- Những chuyện này quả không giả tạo được. Ta phải đến xem Tường nhi mới được.
Chu Tử Liễu là người luống tuổi, coi Quách Tường như con mình, nên chẳng tị hiềm, đi với Hoàng Dung vào phòng của Quách Tường.
Chỉ thấy hai người lo thu dọn chén bát vì buổi tiệc đã tàn Quách Tường kêu to :
- Chu bá bá ! Mẹ ! Tỉ Tỉ ! Rất nhiều người mang tặng phẩm đến mừng sinh nhật của con.
Hoàng Dung và Chu Tử Liễu thấy nàng bày trên bàn nào là Thiên Niên Tuyết Sâm, song Thiết la Hán, Hắc Ngọc chúc và các kỳ trân dị bảo của Tuyệt Hộ Thủ Thánh Nhân sư thái, Chuyển Luân Vương Trương Nhất Manh, làm cho 3 người rất lấy làm lạ.
Quách Tường làm theo cách chỉ bảo, hai tượng La Hán bằng đồng huy động đánh nhau, khiến mọi người cùng vui lây.
Hoàng Dung đợi 2 hình nhân đánh nhau xong bài La Hán quyền cất giọng nhỏ nhẹ bảo :
- Tường nhi ! Vì sao có chuyện xảy ra như vậy ? Ngươi hãy kể cho ta nghe.
Quách Tường chớp chớp đôi mắt cười và nói :
- Có nhiều người bạn mới nhớ ngày sinh, nên họ đem lễ vật đén tặng.
Hoàng Dung hỏi :
- Làm sao ngươi biết mấy người này ?
Quách Tường cười, nói :
- Hôm nay là ngày đầu tiên con gặp họ. Con đang ngồi một mình tại phòng uống rượu, thì có tiếng Hàn Vô Hậu tỉ tỉ đứng ngoài song gọi vào :
- Tiểu muội tử ! Ta đến uống rượu với ngươi được chăng ?
Con nói :
- Càng tốt, càng tốt ! Mời tỉ tỉ vào đây.
Hàn tỉ tỉ tung mình xuyên qua cửa sổ vào trong và hỏi có phải ngày hai mươi bốn là sinh nhật không để nàng đến chúc thọ.
Không hiểu sao tỉ ấy lại biết đến ngày sanh của con. Mẹ ! Những người bạn mới này đều biết mẹ và cha chăng ? Nếu không làm sao họ biết mà tặng lễ vật vào ngày sinh nhật ?
Hoàng Dung nói :
- Cha ngươi và ta đều không biết họ. Ngươi làm sao biết nhiều bạn bè kỳ quái mà ước hẹn đông như thế ? Phải ngươi hẹn không ? Phải không ?
Quách Tường nói :
- Con làm sao mà có bạn bè kỳ quái, chỉ có chồng của tỉ tỉ thì may ra.
Quách Phù cả giận nói :
- Đừng nói nhảm ! Chồng của tỉ tỉ ngươi không có những bạn bè quái gở vậy đâu.
Quách Tường trề môi cười ngất và nói :
- Gã đã cưới chị, dẫu có quái gở cũng không quái gở được.
Quách Phù cung tay toan đánh em, Quách Tường mỉm cười chạy đến núp sau lưng mẹ.
Hoàng Dung ôn tồn bảo :
- Hai chị em ngươi đừng náo động. Tường nhi, ta hỏi ngươi Chuyển Luân Pháp Vương và Bá Thảo Tiên có nói đến dự Anh hùng đại yến không ?
Quách Tường nói :
- Không đến ! Bá Thảo Tiên và Chu Tử Sanh nói bội phục cha mẹ lắm.
Hoàng Dung hỏi thêm vài lời, Quách Tường trả lời vu vơ và vẻ mặt tỏ ra mỏi mệt nên bà nói :
- Thôi ngươi hãy đi ngủ đi!
Nói xong, bà, Chu Tử Liễu và Quách Phù rời khỏi phòng. Quách Tường lật đật chạy theo gọi giật lại :
- Mẹ ! Cành Thiên Niên Tuyết Sâm này sợ để lâu không tốt, mẹ lấy về mà uống, một nửa cho cha con uống.
Hoàng Dung nói :
- Có phải tặng phẩm của Bá Thảo tiên ông cho ngươi không ?
Quách Tường nói :
- Ngày con sinh ra không biết bao nhiêu công lao khổ cực của mẹ, thì mẹ nên lấy nó để dùng.
Hoàng Dung không nỡ phụ tấm lòng hiếu thảo của con gái, nên tiếp lấy cành Thiên Nhiên Tuyết Sâm và nhớ lại ngày sanh Quách Tường là một ngày kinh sợ, lo lắng nhất trong đời.
Hôm ấy, cuộc Anh hùng đại yến vừa tan trong không khí vui vẻ thân mật, Quách Tỉnh trở về phòng đem câu chuyện quần hùng hứa sẽ hết lòng trợ giúp nói cho phu nhân nghe, bảo rằng Mông Cổ là kẻ thù chung cần tiêu diệt chúng.
Hoàng Dung đem câu chuyện Thánh Nhân Sư Thái, Bá Thảo tiên, tất cả 7 người đem quà tặng Quách Tường và cô gái nhỏ mở Tiều Anh hùng đại yến kể hết cho Quách Tỉnh nghe.
Quách Tỉnh ngạc nhiên vô cùng hỏi :
- Có thực như vậy sao ?
Ông thấy cành Thiên Niên Tuyết Sâm, quả đúng như lời phu nhân nói, vật này là kỳ hoa dị thảo quý báu nhất trên đời.
Hoàng Dung nói :
- Vị tiểu cô nương này đã tặng lại cho cha mẹ nó.
Quách Tỉnh lặng thinh cúi đầu nghĩ đến chuyện Thánh Nhân sư thái, Chuyển Luân Vương, Hà Vô Hậu, những người này không đời nào dự đến công việc kẻ khác.
Hoàng Dung nói :
- Tỉnh ca ! Việc tuyển chọn Bang chủ Khất Cái không còn biết định vào ngày nào ? Theo ý tôi, nên chọn ngày sớm hơn, hoặc trễ hơn, ngày sinh của Tường nhi. Nếu trùng một ngày thì có Vô Sắc Thiền Sư , và các bực tiền bối cùng đến, chừng ấy rắn rồng lẫn lộn trong thành Tương Dương, tôi ngại sinh biến cố.
Quách Tỉnh nói :
- Ta rất quan tâm đến việc này, nên đã lựa ngày tuyển chọn Bang chủ Cái Bang phải là ngày 24 tháng 1 0, để hai ngày trùng nhau mới có cuộc náo nhiệt chứ. Nếu Vô Sắc Thiền sư , Lung á đầu đà có giá lâm, ta sẽ lấy chính nghĩa phải chống ngoại xâm, để nói cho họ nghe, dù cho họ có hốt chánh hốt tà, nửa lành nửa dữ mà nói đến chuyện nước nhà không lẽ họ phản đối sao ?
Hoàng Dung nhíu mày nói :
- Tôi ngại họ mượn danh đi chúc thọ Tường nhi, rồi sanh tâm gây hấn thì biết liệu làm sao ? Vả lại Tường nhi là một đứa trẻ khuê môn bất xuất, một bé gái thì có gì phải giao thiệp ? Hơn nữa, đích thân những kẻ danh cao đến chúc thọ là nghĩa gì? Từ xưa đến nay, tà chính chẳng đứng chung một ngôi. Tôi hết sức sợ hãi, vì nền võ học trong thiên ha ïcó trên 2 phần không phục phu quân, vì họ bảo ông chưa xứng đáng làm Minh chủ của võ lâm đương kim.
Quách Tỉnh vùng đứng lên cười ha hảnói :
- Dung nhi, đừng nghĩ ngợi nữa. Việc làm của ta trên không nghịch trời, dưới không trái đất, hòa cùng mọi người, thì xứng đáng với chức Minh chủ võ lâm lắm chứ. Thử hỏi có ai là người hơn ta ? Tà không thắng chánh, nếu có kẻ vô can đến gây thất ý, ta sẽ dậy cho chúng một bài học. Dung nhi có "Đả cẩu bổng pháp", ta có "Giáng Long thập bát chưởng", đã tung hoành mười mấy năm có lẻ, thì còn sợ ai ?
Hoàng Dung thấy trượng phu quá lạc quan, và hào khí hùng phòng như thủa nào. Bất giác bà buột miệng cười nói :
- Tốt lắm ! Tôi sẽ nghe lời chúa soái. Vậy ông hãy uống Thiên Niên Tuyết Sâm đi, để lấy lại sức khỏe. Tôi nghĩ có lẽ trẻ lại nhiều.
Quách Tỉnh lắc đầu bảo :
- Không ! Em đã sinh 3 con, nội lực đã suy giảm, nên dùng nó mà bổ dưỡng.
Vợ chồng Quách Tỉnh tuy đã có tuổi, nhưng thương yêu nhau vẫn như thủa ban đầu. Ông nhường bà, bà lại nhường ông, rút cục đến nửa ngày mà không ai chịu dùng cả.
Sau cùng Quách Tỉnh nói :
- Những ngày kế tiếp Long tranh hổ đấu tất nhiên bạn bè có thể bị thương. Thiên Niên tuyết sâm là vật cứu mạng quý báu, ta hãy dành để cứu người.
Ngày hôm sau, Anh hùng đại yến lại tiếp tục mở. Quách Tường vẫn ở trong phòng sửa soạn mở yến riêng.
Hoàng Dung lo lắng, bảo nhà bếp dự sẵn sơn hào hải vị cho con gái đãi khách.
Quách Phù trong mấy ngày này lo lắng không kém, mưu tính sao cho chồng đoạt được địa vị Bang chủ Cái Bang, nên đối với các khách lạ của em không mảy may để ý.
Mấy ngày liên tiếp, trong đại hội anh hùng, phải làm sao liên kết các nhóm hào kiệt về một mối, gây lũng đoạn đoàn quân Mông Cổ, và làm thế nào để chống giữthành Tương Dương, mọi việc đem ra thảo luận.
Trong nhóm quần hào, kẻ quyền người chưởng giơ lên thề đợi giặc Mông Cổ đến để tiêu diệt.
Vào ngày kế đúng 24 tháng 1 0, đại hội anh hùng hoàn tất, trưa hôm ấy sẽ diễn ra cuộc tuyển chọn Bang chủ Cái Bang.
Trưa hôm sau, mọi anh hùng hào kiệt lũ lượt kéo đến cửa Nam thành Tương Dương, một nơi có 1 vùng đất rộng cao ráo, nhìn thấy chính giữa có một đài cao nhìn đủ 4 phương vì đài phẳng mặt, không có vách che.
Theo quy củ xưa của Khất bang tổ truyền, bất luận đại hội hay tiểu tập, mỗi hành khất chỉ được ngồi dưới đất quanh đài, không thay đổi. Phía Đông có đặt vài trăm chiếc trường kỷ (ghế dài) mà Cái bang không được ngồi, chỉ dành cho tân khách là anh hùng hào kiệt bốn phương đến xem đại hội