watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thần Điêu Đại Hiệp-Hồi 6 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 6

Tác giả: Kim Dung

Người ngã từ trên mái nhà xuống hình như đã trúng phải một quả chưởng thôi sơn, nên thân mềm nhũn, chân tay bụi xụi.
Phàm trong nguyên tắc vũ công một vũ sĩ bị té bất kỳ trường hợp nào, thân hình phải co lại, tay ôm chặt lấy chân, đều thu gọn vào giữa hai đầu gối, như vậy tai nạn sẽ được hạn chế mà tính mạng sẽ được bảo đảm.
Nhìn qua lối rơi của người bạn trận, bọn người Quách-Tỉnh có cảm giác như người ấy phải bị một tai họa ghê gớm.
May thay, lúc đó Hoàng-Dung phóng mình ra kịp, đưa tay đỡ. Nạn nhân vừa được húng đặt xuống đất thì Hoàng-Dung đã bung người nhảy lên mái ngói. Quách-Tỉnh cũng nhảy theo.
Chỉ trong loáng mắt Hoàng-Dung đã chặn đứng đối phương để so tài sao thấp.
Hoàng-Dung biểu diễn những đường võ cực kỳ lợi hại, đến liên tiếp trong mười hiệp nàng mới cảm thấy võ công của nàng lúc nầy còn tinh tế hơn cách đây mười năm.
Mà đối thủ của nàng lúc đó không ai xa lạ chính là lão Tây-độc Âu-dương-Phong vậy.
Âu-dương-Phong cũng tỏ ra không kém, quả là danh bất hư truyền. Lão tiến thối công thủ một mực chín chắn, trầm tĩnh không để lộ một sắc thái nào để cho đối thủ có thể đo lường được sức lực và chiến thuật của mình.
Hoàng-Dung đánh một lúc bỗng la lớn:
- Âu-Dương tiên sinh:
Tây-Độc nghe tiếng kêu ngơ ngác hỏi:
- Ngươi gọi ta là gì?
Đường quyền của lão trở nên chểnh mảng, lão lui về thế thủ.
Chính vì hai tiếng "Âu-dương" đã nhắc cho lão nhớ mang máng cái gì trong ký ức, nhưng lão không rõ hai tiếng đó do đâu mà lão có cảm giác quen thuộc.
Vừa chống đỡ những đòn chưởng của Hoàng-Dung, lão vừa hỏi:
- Ngươi vừa gọi ta là gì nhỉ?
Quách-Tỉnh điềm tĩnh chờ Hoàng-Dung trả lời, nhưng Hoàng-Dung biết lão còn trong điên dại, chưa thoát khỏi việc uất ức phát khởi từ lúc thất bại ở Hoa-sơn, nên nàng ranh mãnh trả lời:
-Tôi gọi tiên sinh là... Triệu-Tiễn, Tôn-Lý, là Châu-Ngô Trần-Vương.
Hoàng-Dung đọc một tràng tên họ cốt để làm rối loạn thêm tinh thần Âu-dương-Phong.
Tội nghiệp cho lão đã ngơ ngác lại càng ngơ ngác không hiểu gì cả.
Quách-Tỉnh vốn tánh thuần hậu không nỡ để cho vợ mình tấn công một ông lão còn đang trong tình trạng bất thường nên xen vào nói:
- Ông lão ơi! Ông nên đi nơi khác! Tốt hơn đừng bao giờ ta gặp nhau nữa.
Giữa lúc đó, bỗng từ đàng sau có tiếng hét lớn:
- Mày chính là tên độc ác nhứt đời, đã một tay sát hại năm vị anh hùng huynh đệ của đời ta.
Tiếng hét vừa dứt thì bóng cây thiết trượng vừa bổ xuống ngang lưng Âu-dương-Phong.
Tiếng thét ấy chính là của Kha-trấn-ác, thủ lãnh nhất hùng nổi tiếng đất Giang-nam.
Quách-Tỉnh hoảng kinh vội la lớn:
- Hãy khoan tay! Sư phụ!
Nhưng đã trễ, cây thiết trượng đã bổ nhào xuống lưng Âu-dương-Phong.
Mà lạ thay! Cây thiết trượng vừa đánh xuống lại dội lên rồi văng khỏi tay Kha-trấn-ác kéo cả người theo.
Chiếc vũ khí nầy vốn nặng ngàn cân, lại bị tung rất mãnh liệt, lúc rơi vào mái nhà phá tan một lỗ ngói, đến lúc rớt xuống đất trúng phải một khách trú đang mơ màng giấc điệp, làm cho người khách nầy bị gãy cả hai chân, nên la thảm thiết.
Quách-Tỉnh thấy Kha-trấn-ác cùng vũ khí rơi xuống một lượt, chàng không lo ngại cho sinh mạng Kha-trấn-ác mà chỉ lo việc Âu-dương-Phong đuổi theo. Chàng liền nhảy ra nghênh địch, hét lớn:
- Âu-dương-Phong! Hãy xem đây!
Đoạn Quách-Tỉnh múa hai tay thành hai vòng khuyên, thoăn thoắt tới lui vừa thủ thế vừa khiêu khích.
Đó là ngón võ đắc ý nhất của Quách-Tỉnh, một trong mười tám đường độc đáo gọi là "Giáng long" mà từ mười năm trước Quách-Tỉnh nhờ nó mới nổi tiếng khi đương cự với các anh hùng trong thiên hạ.
Âu-dương-Phong vừa vận dụng quá nhiều sức lực để đánh bật Kha-trấn-ác, nên cảm thấy trong người thiếu hơi thở, lại đứng ngược chiều gió nên càng thấy ngột ngạt khó chịu.
Trước ngón đòn danh tiếng của Quách-Tỉnh, Âu-dương-Phong không thể khinh địch, lão liền xoay lại tránh hướng gió, và phóng mình xuống để thi thố ngón "Hàm mô công". Thế là hai kỳ phùng địch thủ đã đem sở trường của mình để đối chọi với nhau.
Quách-Tỉnh càng tiến sát vào địch thủ thì chưởng lực càng tăng. Mà Âu-dương-Phong càng chờ đợi thì chưởng lực càng tập trung thêm.
Khi hai bên sắp sáp chiếu, Âu-dương-Phong miệng "ngoạp! ngoạp! ngoạp!" mấy tiếng, hai tay tung ra như hai lưỡi búa. Nhưng gặp phải chưởng lực "Giáng long" của Quách-Tỉnh làm cho thân thế hai địch thủ đều tăng lên cao chấn động cả một bầu không khí.
Đã mười năm qua không gặp nhau lần này quả thật là lần kỳ ngộ giữa đôi anh hùng.
Cuộc đấu của họ ngày nay không phải hào hùng trong đường quyền hay đấu pháp, mà chính trong nội công chiến đấu. Họ đóng phí sức lực vào những ngón võ tầm thường, vào chưởng lực để thách thức nhau sức chịu đựng sức tập luyện công phu. Cho nên mỗi lần chưởng lực gặp nhau là mỗi lần bị sức phản ứng. Sức phản ứng phát ra làm rung rinh mọi vật, lá cây rơi lác đác, ngói nhà nứt răng rắc.
Cuộc đấu chiến chỉ trong giây lát mà một khoảng mái nhà làm đấu trường chịu không nổi bị vẹo xuống vỡ lở như một chiếc bành tráng bể. Hai đối thủ cùng bị rơi xuống đất một lúc. Tình cờ họ lại rơi ngay vào phòng, nơi mà người khách bất hạnh bị chiếc thiết trượng của Kha-trấn-ác làm gãy chân lúc nãy. Nào ngói, nào gạch, nào cây cối chôn lấp nạn nhân, chỉ còn nghe tiếng rên siết.
Hai hiệp sĩ đứng trên đống ngói vụn, họ vờn nhau xung quanh một cột trụ trên tiếng rên thảm thiết của kẻ khốn nạn. Không ai mà cả hai đối thủ đều chẳng dám vận dụng chưởng lực sợ thân hình của nạn nhân sẽ bị nát bấy dưới mấy bàn chân tưa.
Hoàng-Dung vừa nhảy xuống thấy tình thế không lợi cho Quách-Tỉnh vì đối với Tây-độc Âu-dương-Phong mà chiến đấu ngoài vòng chưởng lực Giáng-long thì khó mong thắng được.
Như thế, Hoàng-Dung thấy trước cái hại của Quách-Tỉnh nên lanh trí la lớn:
- A! Trương-Ba! Lý-Bôn! Triệu-Năm! Hãy xem đây.
Dứt lời, nàng đánh một chưởng rất nhẹ vào lưng Âu-dương-Phong. Chưởng ấy thuộc vào loại Lạc-Anh chưởng pháp: một loại chưởng tuy nhẹ nhàng song trúng phải thì dù gân cốt có luyện tập cường tráng như Âu-dương-Phong cũng phải tê liệt và nội tạng sẽ bị hoàn toàn rối loạn.
Tuy nhiên, Âu-dương-Phong vừa nghe Hoàng-Dung thốt lên câu nói dị thường, biết rằng nàng dùng thủ đoạn tâm lý để tấn công bất ngờ nên lão đã chuẩn bị trước.
Quả nhiên, đòn chưởng Lạc-Anh vừa hạ xuống thì bị quả thôi sơn của Tây-độc đánh bạt đội trúng Quách-Tỉnh văng ra xa còn Hoàng-Dung té xuống đất.
Muốn áp đảo đối phương, Âu-dương-Phong một lúc phải dùng quả thôi sơn đánh ngã hai đối thủ, nên ông ta cũng lăn lộn, vì ông ta đã đánh phải tấm giáp bào bằng da nhím của Hoàng-Dung. Chính tấm giáp này đã làm cho Âu-dương-Phong lảo đảo.
Cả ba đấu thủ đều lo lắng sợ phần thất bại về mình. Họ không còn kể gì đến nạn nhân bị gãy chân rên siết nữa, họ vận dụng hết chưởng lực để một còn một mất trong trận đấu cuối cùng.
Nhưng chưởng lực họ càng tập trung thì không khí càng ngưng đọng khiến cho hơi thở của mỗi người dần dần đi đến chỗ ngột ngạt.
Bỗng Quách-Tỉnh và Âu-dương-Phong cùng thổi lên một lượt vừa để ra hiệu khai chiến, vừa để thu hút một ít không khí dự trữ cho cuộc đấu.
Không khí vốn đã bị ngưng đọng vì chưởng lực tập trung lại bị đốt phá vì âm thanh của hai tiếng thét cùng phát đi một lúc làm chấn động cả toà nhà mái tường ào ào sập đổ. Mọi người trong khách điếm tưởng như đến giờ tận thế kéo nhau chạy ra khóc lóc. Tiếng kêu ơi ới giữa cảnh ngói đổ nhà tan.
Quách-Tỉnh và Âu-dương-Phong hét xong thì người nào cũng bị máu trào ra khỏi họng, lại gặp lúc tường xiên nhà sập, khói bụi mịt mờ, không còn thấy ai nữa.
Mãi đến lúc vợ chồng Quách-Tỉnh dìu nhau ra khỏi nơi đó thì không còn thấy bóng Âu-dương-Phong đâu nữa.
Một người a hoàn mách lại rằng nó có thấy bóng một lão già phi thân ngược đầu về hướng đông.
Hoàng-Dung gặp Kha-trấn-ác đang bế Quách-Tỉnh vào lòng liền nói:
- Thưa sư phụ, nhờ sư phụ trao lại con bé Quách-Phù cho con và cõng Quách-Tỉnh ra khỏi nơi nầy tìm chốn trú ẩn rồi sẽ hay.
Thế rồi, cả bọn người cõng người dắt cùng nhau tiến về hướng đông.
Bấy giờ, Quách-Tỉnh tinh thần vẫn minh mẫn nhưng không nói được vì chưởng lực của Âu-dương-Phong đánh trúng vào lưng và cũng vì phí sức quá nhiều vào việc tập trung chưởng lực.
Nằm trên lưng Kha-trấn-ác lắc lư theo nhịp bước. Quách-Tỉnh lần lần lấy lại sức, hơi thở điều hoà và chưa được bao nhiêu thì Quách-Tỉnh tỉnh hẳn.
Chàng nói với Kha-trấn-ác:
- Thưa sư phụ, con đã hồi sinh, xin sư phụ để con xuống.
Kha-trấn-ác mừng rỡ hỏi:
- Con đã bình phục sao?
Quách-Tỉnh gật đầu thưa:
- Lão Âu-dương-Phong quả thật lợi hại! Giao đấu với hắn chỉ mấy hiệp mà tổn đến bao nhiêu sức lực.
Rồi Quách-Tỉnh nhìn quanh không thấy Dương-Qua đâu liền hỏi:
- Dương-Qua sao không thấy tung hành?
Kha-trấn-ác không biết Dương-Qua là tên đứa bé nên ngơ ngác nhìn, Hoàng-Dung vội đỡ lời đáp:
- Anh đừng bận tâm. Chúng ta hãy tìm nơi trú ngụ đã. Còn thằng bé em sẽ đi tìm sau.
Bấy giờ trời đã mờ sáng, vạn vật bắt đầu hiện ra dưới màn sương đục. Quách-Tỉnh nói:
- Thương tích của anh đã đỡ. Vậy để anh cùng em đi tìm Dương-Qua.
Hoàng-Dung cau mày nói:
- Thằng bé nầy lanh lợi lắm! Hơi đâu mà lo.
Quả thật, Hoàng-Dung vừa dứt lời thì thấy xa xa bên kia đường sau một phiến đá trắng thấp thoáng bóng một đứa bé. Hoàng-Dung băng đường chạy đến xem thì quả nhiên là Dương-Qua.
Thằng bé cười hì hì thưa:
- Thưa chú! Thưa thím!
Giọng nói nọ tự nhiên và dịu dàng như đã quen thuộc từ lâu. Và hình như nó đã quen dùng lối xưng hô thân mật này đối với người xa lạ.
Hắn nói tiếp:
- Con chờ mãi chú thím mới đến.
Hoàng-Dung nghi hoặc nhưng chưa khám phá ra được điều gì khả dĩ đành phải làm lơ để dò xét. Nàng giả như không quan tâm, nói:
- Thôi, cháu hãy mau theo chúng ta.
Dương-Qua vừa cười, vừa lểnh mểnh chạy theo sau.
Quách-Phù bấy giờ đã tỉnh ngủ, thấy Dương-Qua, mừng rỡ nói:
- Anh đi đâu đến bây giờ mới thấy mặt.
Dương-Qua trả lời:
- Tôi đi bắt dế! Thật vui đáo để.
Quách-Phù bĩu môi hỏi lại:
- Vui gì tuồng chơi dế! Anh thấy vui thế nào?
Dương-Qua kể:
- Trời ơi! Sao lại không vui! Này, một con dế lớn đấu với ba con dế nhỏ, rồi hai con dế nhỏ nữa phụ lực. Thế là tất cả có năm con dế nhỏ đấu với một con dế lớn. Nhưng con dế lớn một mình cự cả năm con dế nhỏ, hẩy con này ngã bên này, con kia ngã bên kia...
Nói đến đây Dương-Qua im bặt, khiến cho Quách-Phù tò mò hỏi:
- Thế rồi sao nữa?
Dương-Qua chẩu miệng nói:
- Bảo rằng chơi dế không vui sao còn hỏi làm gì?
Quách-Phù phật ý không thèm hỏi, cũng chẳng nhìn mặt Dương-Qua nữa.
Hoàng-Dung tinh ý, biết đứa nhỏ nầy không phải quá ngây ngô đơn giản, liền hỏi dò:
- Thế sao cháu bảo là mãi đi tìm chúng ta? Thì giờ đâu mà cháu đi coi đá dế. Chẳng hay dế ấy của ai vậy?
Dương-Qua không suy nghĩ, trả lời:
- Cháu vừa xem đấu dế, vừa chờ chú thím. Cháu đến đây thì dế đã tản mác hết rồi.
Cả đoàn người vừa đi vừa nói chuyện, phút chốc đã đến một thôn nhỏ. Họ gõ cửa một thất viên lớn mà chủ nhân nổi tiếng là người trọng khách.
Thấy Quách-Tỉnh thọ thương, chủ nhân sai gia đình dọn dẹp chỗ nghỉ ngơi rồi lo cơm nước.
Quách-Tỉnh ăn qua loa mấy miếng rồi lên giường an giấc. Còn Hoàng-Dung thấy chồng ngủ ngon, biết thương tích không đáng kể, liền vào phòng riêng để xem lại chiếc giáp lông nhím mà nàng dùng làm vật hộ thân. Đó là một bảo vật của Đào-hoa đảo đã từng cưú mạng Hoàng-Dung nhiều lần. Nhưng khi Hoàng-Dung vừa cởi nó ra thì thấy sau lưng chiếc giáp đều bấy nát, nàng lấy tay rờ áo thì chiếc giáp rơi ra một mãnh lớn đúng hình chiếc chưởng thôi sơn của Âu-dương-Phong.
Hoàng-Dung vừa khiếp sợ chưởng lực của Âu-dương-Phong vừa tiếc cho một bảo vật bị huỷ phá.
Nàng trở lại bên cạnh chồng cầm chiếc quạt phe phẩy cho Quách-Tỉnh ngủ. Đôi mắt nàng lim dim mà trong trí nàng lại hiện ra hình ảnh của thằng bé Dương-Qua với trăm ngàn câu hỏi thắc mắc.
Rõ ràng lúc Âu-dương-Phong đánh hạ Vũ-tam-Thông rơi xuống đất, Dương-Qua đã cùng Quách-Tỉnh nhảy lên mái ngói chứng kiến. Thằng bé lại có mặt lúc các đấu thủ đấu nhau ở trên đống ngói vụn. Hoàng-Dung lại còn nhớ rõ lúc nàng nhảy xuống lỗ hổng để bảo vệ Quách-Tỉnh thì nó cũng có mặt bên cạnh. Nhưng lạ thay, nơi nó đứng cũng không ngoài tầm chưởng lực của Âu-dương-Phong, thế mà sao nó không sợ hãi, mà vì sao Âu-dương-Phong lại không hạ nó? Rồi đến lúc cả đôi vợ chồng bị đả thương sao nó lại biến mất giữa cảnh nhà hư đổ nát để rồi xuất hiện đúng lúc tại nơi đây?
Nhưng nỗi thắc mắc nầy Hoàng-Dung một mình tự tìm lấy câu giải đáp, và nhất cử nhất động đều để ý đến Dương-Qua.
Đêm hôm ấy, không có gì lạ xảy ra. Kha-trấn-ác và Dương-Qua cùng nghỉ chung một phóng nhỏ. Vào khoảng nửa đêm, Dương-Qua thức dậy, rón rén mở cửa, nhẹ nhàng bước ra ngoài. Nhìn lại nó thấy Kha-trấn-ác ngủ say trong mỏi mệt, nó leo qua đầu tường, vừa định buông người xuống thì hai con chó trông thấy cất tiếng sủa. Nó đã chuẩn bị trước hai cục xương bò từ bữa ăn chiều, liền quăng ra. Hai con chó được mồi ngon dành nhau tha chạy mất.
Bấy giờ Dương-Qua cẩn thận nhảy xuống. Và sau khi nhìn sao nó hướng về phía tây đi thẳng.
Đi được bảy tám dặm đường đến một ngôi cổ miếu, Dương-Qua bước vào đẩy cổng, gọi nhỏ:
- Cha ơi! cha! Con đến đây!
Có tiếng đáp nhỏ của Âu-dương-Phong. Hắn mừng rỡ chạy vào thấy nghĩa phụ của hắn đang nằm dài trước một pho tượng, hơi thở mệt nhọc.
ấy vì Âu-dương-Phong đã có tuổi mà đấu với Quách-Tỉnh một đối thủ anh hùng, nên mất nhiều sức và lâu phục hồi. Còn Quách-Tỉnh trong tuổi thành niên, dẫu mệt nhọc nhưng dễ mau lại sức.
Dương-Qua ngồi một bên, rút trong túi lấy ra mấy chiếc bánh lột vỏ đút vào miệng Âu-dương-Phong.
Lão già ăn xong hỏi:
- Bọn chúng bây giờ ở đâu?
Dương-Qua nhất nhất kể lại đầu đuôi mọi chuyện cho Âu-dương-Phong nghe.
Chắc độc giả thắc mắc tại sao Dương-Qua biết Âu-dương-Phong ngụ nơi cổ miếu mà tìm đến.
Nguyên vì khi Dương-Qua cùng vợ chồng Quách-Tỉnh trú ngụ trong khách điếm thì vào khoảng nửa đêm Âu-dương-Phong đến tìm, thăm nghĩa tử.
Tình cờ đêm ấy Vũ-tam-Thông sau khi bị Lý-mạc-Thu đả thương cũng đến trú ngụ cùng một khách điếm. Cả đêm bị vết thương hành, Vũ-tam-Thông không thể nào chợp mắt được. Bỗng nghe tiếng động trên mái nhà, Vũ-tam-Thông ngỡ Lý-mạc-Thu trở lại, nên mặc dù đang đau ông ta cũng đăng thân lên mái nhà để nghênh chiến.
Chẳng ngờ trên mái nhà không phải là Lý-mạc-Thu mà lại là Âu-dương-Phong, một địch thủ đã từng làm đánh gục Vũ-tam-Thông lúc thiếu thời.
Thật ra, Vũ-tam-Thông không có ý đấu với Âu-dương-Phong trong lúc nầy, nhưng đã gặp tất phải ra tay. Hai bên đánh chưa đầy mười hiệp, Âu-dương-Phong dùng chưởng thuật đánh rơi Vũ-tam-Thông xuống đất. Rồi kế đó là cuộc đấu chiến với vợ chồng Quách-Tỉnh. Mọi việc đều xảy ra trước mắt Dương-Qua cả.
Đến khi cả hai bên đấu thủ đều thọ thương, và nhân giữa cảnh nhà hư bụi đổ, Dương-Qua thấy không ai chú ý đến mình nhân cơ hội đăng thân theo bóng nghĩa phụ.
Lão già ban đầu phi thân quá mau, Dương-Qua theo không kịp nhưng về sau dần dần thương thế trầm trọng, tốc độ giảm dần. Rồi cuối cùng phải nhờ Dương-Qua dìu đi Âu-dương-Phong mới đến được ngôi cổ miếu để ẩn trú.
Dương-Qua tuy còn bé, song trí óc vô cùng minh mẫn. Nó tự bảo rằng nếu nó không trở về với bọn Quách-Tỉnh thì nhất định họ sẽ đi tìm và như thế sẽ làm lộ tung tích của Âu-dương-Phong.
Nghĩ như thế, nó trở ra đường lớn đón chờ nhập bọn để rồi nửa đêm hôm sau nó lại lén đến cổ miếu để thăm viếng Âu-dương-Phong.
Sau khi ăn mấy chiếc bánh, Âu-dương-Phong thấy hơi khỏe, nói với Dương-Qua:
- Tên họ Quách vừa ăn một quả chưởng của ta, trong bảy ngày nữa chưa chắc nó đã bình phục hẳn. Nó chưa bình phục thì vợ nó không thể rời. Như thế cha không sợ chồng nó đến đây. Cha chỉ sợ tên chột mắt thế nào nó cũng tìm đến vì chính tay cha đã sát hại năm anh em chúng nó nhân cơ hội nầy nó đánh trả thù. Tiếc rằng sức khỏe của cha chưa hồi phục được...
Âu-dương-Phong nói đến đây thốt ra một tràng ho làm dứt cả tiếng.
Dương-Qua ngồi bên cạnh đưa tay vuốt ngực nghĩa phụ, và trong óc lay hoay tìm cách đối phó với Kha-trấn-ác.
Được một lúc, hắn lẩm bẩm:
- Tốt lắm! Ta sẽ có kế làm cho lão già mù lòa đến đây phải mang họa.
Nó chạy đến bàn thờ lấy hai chân đèn và chiếc lư hương đổ tro xuống đất bước lại khung cửa ra vào.
Nó đóng nhẹ cánh cửa lại, leo lên trên đầu cửa, cột lỏng chiếc lư đồng vào đấy; rồi nhảy xuống tháo hai chân đèn bỏ rải rác ngay ở lối vào.
Bố trí xong, nó leo lên giá chuông nấp ở đấy. Chiếc chuông nầy nặng vào khoảng hai ba ngàn cân treo lủng lẳng trên không buộc vào giá chuông bằng một sợi dây thừng rất thô và chắc.
Dương-Qua vừa leo, lên giá chuông thì bỗng bên ngoài có tiếng vi vút quen thuộc rõ ràng là chiếc thiết trượng của Kha-trấn-ác đang phi thân đến.
Âu-dương-Phong cũng nghe biết địch thủ sắp đến nơi, liền thu hết tàn lực gượng dậy để ứng địch.


Alert | IP Printer-friendly page | Edit | Reply | Reply With Quote | Top



Author dongta
Author Info Member since Nov-22-01:563 posts, 1 feedbacks, 2 points
ID/Subject 1. "Tiếp Theo Hồi 6"
Date/Time Jan-12-02, 06:10 PM ()
Message

In response to message #0

Trong bóng tối lờ mờ cha con Âu-dương-Phong đang chờ đợi phút kinh khủng sắp diễn biến.
Kha-trấn-ác tuy mắt đã loà song trí còn minh mẫn lắm. Lão dự đoán thế nào sau một trận thư hùng với Quách-Tỉnh, Âu-dương-Phong cũng phải kiệt sức, tìm nơi thanh vắng ẩn thân. Mà trong vùng đó chỉ có cổ miếu là chỗ thanh vắng nhất thời theo lời dân hàng xóm cho lão biết. Lão quyết tìm đến nơi để thanh toán mối cựu thù. Vì vậy lão lợi dụng lúc nửa đêm xách thiết trượng ra đi. Trước khi đi, lão khẽ gọi Dương Qua xem hắn còn thức song chẳng thấy Dương-Qua trả lời, lão ngỡ nó đang say sưa giấc điệp nên an lòng dời gót. Lão nhẹ nhàng phi thân qua bức tường, đinh ninh với sức lực mình còn đủ để đương đầu với Âu-dương-Phong một trận tử thù.
Khi đến cổ miếu, lão để ý nghe ngóng xem hơi thở của Âu-dương-Phong trông thương thế nặng nhẹ thế nào.
Rồi lão lần tay đẩy nhẹ tấm cửa. Bỗng "rầm" một tiếng chiếc lư đồng treo lủng lẳng rơi xuống va vào trán lão, khiến trán lão máu me lai láng. Quá tức bực, lão quơ cây thiết trượng múa quanh và lần bước tiến sâu vào.
Thì chân lão đâm phải mấy chiếc chân đèn bỏ lão dưới đất làm cho lão mất thăng bằng lảo đảo.
Đến lúc giữ lại được thế quân bình, lão thét lớn:
- Âu-dương-Phong! Hãy sẵn sàng đền tội. Ngày nay mày còn khoác lác nữa chăng?
Dứt lời, lão quất mạnh cây thiết trượng nhắm vào lưng Âu-dương-Phong.
Lúc đó, Âu-dương-Phong đã đem hết tàn lực chống lại cây thiết trượng quái ác ấy. Ông ta quyết định làm cho cây thiết trượng dội lên một phen nữa để cả vũ khí và thân mình Kha-trấn-ác phải nẩy ngược lên.
Song cả hai đều tính sai cả. Kha-trấn-ác vì quá hậm hực, quyết trả cựu thù nên đánh xuống quá mạnh làm cho cây thiết trượng trệt sang một bên, không trúng vào Âu-dương-Phong chỉ làm cho khoảng đất bị vỡ tung nhiều mảnh.
Đánh trật một đòn quyết liệt, Kha-trấn-ác giận dữ, múa chiếc thiết trượng vù vù làm cho Âu-dương-Phong phải mệt nhọc né tránh mới thoát khỏi:
Âu-dương-Phong đang trong bệnh hoạn, làm thế nào cự với Kha-trấn-ác lâu dài được. Cuối cùng Âu-dương-Phong mệt sức, để cho thiết trượng đành toạt vào vai máu chảy đầm đìa.
Đáng lẽ những kẻ tầm thường thì một khi thiết trượng đã trúng phải tất tâm hồn mê loạn, song Âu-dương-Phong không hề gì, nội tạng vẫn sảng khoái như thường ấy là nhờ sức nội công của lão đã đến mức siêu việt.
Dương-Qua đứng bên cạnh nhìn thấy nghĩa phụ bị thương tới tấp nó nóng lòng muốn xông vào trợ lực, nhưng xét lại sức lực nó đối với Kha-trấn-ác chẳng khác nào hạt cát trong bãi phù sa, nó đành đấm bụng đứng nhìn vậy.
Kha-trấn-ác đánh trúng Âu-dương-Phong một trượng nhưng thấy Âu-dương-Phong vẫn bình thản, hơi thở vẫn trong tình trạng khỏe khoắn, lấy làm lạ nghĩ thầm:
- Quái lạ! Cây thần trượng của ta chưa bao giờ mất hiệu lực, sao nay đánh trúng Âu-dương-Phong mà hắn vẫn còn đủ sức đương cự được.
Nghĩ như thế, Kha-trấn-ác càng tức giận, vung thiết trượng đánh tới tấp vào đối phương.
Nhưng lạ thay, lão cảm thấy cây thiết trượng của lão như đánh vào tấm đệm lông mềm nhũn. Lão dừng tay nghe ngóng thì thấy hơi thở của Âu-dương-Phong vẫn điều hòa.
Càng tức giận hơn, Kha-trấn-ác quyết tìm đích cho được đầu Âu-dương-Phong bổ xuống.
Nhưng Âu-dương-Phong vốn tay anh hùng trong thiên hạ, đâu dễ gì chịu bỏ thân dưới cây thiết trượng kia, lão vươn mình tới ôm chầm vào mình Kha-trấn-ác. Thế là Kha-trấn-ác không còn cách gì vận dụng cây thiết trượng nữa. Hai bên dằng co nhau.
Kha-trấn-ác chân vừa bị dẫm phải mấy chân đèn nên bị vẹo đứng không vững, bị Âu-dương-Phong vật ngã nhào xuống đất.
Âu-dương-Phong quyết không thả, hai tay ôm chặt lấy bụng Kha-trấn-ác lăn lộn mấy vòng, bỗng tay lão chạm phải một vật cứng.
Thì ra đó là một con dao đồ tể trước kia Trương-kha-Sanh thường dùng vào việc hạ trâu bò tế lễ.
Tuy gọi thế, nhưng thật ra Trương-kha-Sanh chưa bao giờ nhúng lưỡi dao đó vào máu súc vật mà chỉ dùng nó để làm vật hộ thân. Khi Trương-kha-Sanh lâm trận ở Mông-cổ dưới thời Đại-Hán bị chết về tay Trần-lập-Phong, thì Kha-trấn-ác lấy làm của mình, và luôn luôn đeo theo mình để làm vật kỷ niệm. Từ đó, Kha-trấn-ác luôn luôn nâng niu con dao chẳng bao giờ lìa, xem như một kẻ thân yêu.
Trong lúc vật lộn cùng Âu-dương-Phong, cán dao ló ra ngoài. Âu-dương-Phong bắt được cơ hội tốt, chợp lấy cán dao rút ra, và đâm vào bụng Kha-trấn-ác.
Kha-trấn-ác kinh hãi, thóp bụng lại, vận nội công chống cự một tay xô địch thủ ra, một tay tha thiết trượng về đánh bạt lưỡi dao qua một phía, rồi nhắm vào đối thủ múa tới tấp.
Chiếc thiết trượng lần này trúng vào đầu Âu-dương-Phong, song trong lúc hỗn loạn Kha-trấn-ác đã cầm ngược vũ khí nên không gây nguy hiểm gì. Mặc dù thế, đòn đó cũng đã làm cho Âu-dương-Phong hoa mắt, ù tai, chiếc dao đồ tể văng bổng trên không trung bắn trúng vào cái chuông đồng to lớn, phát ra một tiếng ngân chát chúa.
Tiếng chuông ngân dài và lớn làm át cả hơi thở của Âu-dương-Phong, khiến Kha-trấn-ác mất hẳn phương hướng của địch thủ. Ông ta chờ tiếng chuông dứt sẽ tấn công trở lại.
Bấy giờ ánh trăng khuya vừa lên tận giữa miếu, soi rõ hình dạng Kha-trấn-ác đang trong thế đợi chờ vô cùng rùng rợn. Đầu tóc bồm xồm, cặp mắt mù loà không còn sinh khí, quần áo rách tả tơi. Một làn máu đỏ từ trên trán nhểu xuống thấm qua thân áo chảy đến giữa bụng. Lão đợi cho tiếng chuông ngân dứt để tìm nơi có hơi thở của đối phương mà đánh.
Dương-Qua lanh trí, biết rõ sự chờ đợi của lão già, liền lách mình đến lượm con dao rồi thoăn thoắt trèo lên giá chướng lấy cán dao gõ mạnh vào.
Tiếng chuông này chưa dứt đã tiếp đến tiếng chuông khác, khiến cho Kha-trấn-ác hoang mang không thể nào tìm hiểu vị trí của đối thủ.
Tức giận Kha-trấn-ác một lần nữa, múa thiết trượng vù vù. Thiết trượng càng múa bao nhiêu thì Dương-Qua càng đánh chuông bấy nhiêu. Tiếng chuông kêu vang tai, nhức óc.
Cuối cùng, Kha-trấn-ác không chịu nổi tiếng chuông dùng tay để nghe ngóng.
Và cũng nhớ thế, Âu-dương-Phong có đủ thì giờ để tìm cách đối phó.
Những tiếng chuông bất thường kia nếu đã giúp cho Âu-dương-Phong tránh được cây thiết trượng của Kha-trấn-ác thì nó lại cho Âu-dương-Phong mối sợ hãi.
Bởi vì trong đêm vắng, tiếng chuông ngân liên hồi, nếu vợ chồng Quách-Tỉnh hay được đến tiếp cứu thì tánh mạng Âu-dương-Phong khó bảo toàn. Như thế mối nguy cơ lại còn trầm trọng hơn.
Âu-dương-Phong nghĩ nên đào tẩu là hơn, bèn lui chân về phía hậu viện.

Kha-trấn-ác tuy mù lòa cũng rất tinh anh, biết rằng đối phương có thể lợi dụng lúc ông ta dừng tay để thoát thân, nên thiết trượng bất thần vụt về phía hậu môn một cái.
Đang bước lui, bị đòn thiết trượng, Âu-dương-Phong lúng túng phải né sang một bên, và gây ra tiếng động.
Thế là Kha-trấn-ác lại có dịp theo dõi đối thủ. Lão hét lớn:
- à! Tao biết mày sống dai. Nhưng lần nầy, mày phải tuyệt mạng! Dẫu mày có còn sống sót đi nữa cũng phải chịu tàn tật như tao.
Nói xong, tiến đến hậu môn, Âu-dương-Phong phải thụt lùi núp vào giá chuông. Và Kha-trấn-ác cố đuổi theo không bỏ. Hai người vờn nhau chạy xung quanh giá chuông như hai đứa bé chơi cái trò chơi đuổi bắt.
Dương-Qua đứng trên nhìn xuống thấy tình thế đoán biết nếu cuộc đuổi bắt này kéo dài thì nhất định nghĩa phụ nó phải kiệt sức, và không thể nào thoát khỏi tay Kha-trấn-ác.
Một ý kiến đột phá trong trí óc thằng bé tinh khôn. Nó ra hiệu cho nghĩa phụ nó phải thay đổi chiến thuật và thoát ra khỏi phạm vi của chiếc chuông. Nhưng Âu-dương-Phong đang chú mục vào Kha-trấn-ác, không để ý đến dấu hiệu của Dương-Qua.
Dương-Qua không biết làm sao, mà cũng chẳng dám lên tiếng liền leo ra phía ngoài có ánh trăng chiếu vào. Nó lấy tay ra hiệu Bóng đen của nó nhờ ánh trăng phản chiếu đã làm cho Âu-dương-Phong lưu ý.
Thấy bóng tay thằng bé khoát qua khoát lại, Âu-dương-Phong tưởng nghĩa tử có dụng ý bảo mau rời bỏ ngôi miếu, liền lập tức vụt chạy về phía tiền điện.
Kha-trấn-ác rất thính tai. Lúc bấy giờ chuông hết ngân, mọi vật im phăng phắc nên hướng chân của Âu-dương-Phong lão nghe rõ mồn một.
Lão mừng thầm vì địch thủ đã bước vào tử lộ.
Thật vậy, Âu-dương-Phong thoát ra phía tiền điện chỉ là mớ thoát ra khỏi điện chứ làm sao có lối thông ra đường.
Kha-trấn-ác trầm tỉnh và thận trọng hướng tai theo tiền điện, nhất định lần nầy đối thủ không bao giờ có thể thoát thân.
Trong lúc đó, Dương-Qua lẹ làng cởi hài ra, đi chân không, bò nhẹ về phía hậu điện, rồi bất thình lình đạp xuống đất một tiếng thật mạnh như tiếng động của một người chạy. Kha-trấn-ác ngạc nhiên không hiểu sao cả. Rõ ràng tai lão nghe có tiếng người ở hậu điện, và cũng rõ tai lão vừa nghe tiếng người chạy ra phía tiền điện.
Trong lúc Kha-trấn-ác đang trừ trù suy nghĩ, đứng ngay dưới chiếc chuông thì Dương-Qua nhẹ nhàng nhón chân bước vào, leo lên giá chuông dùng chiếc dao đồ tể cắt sợi dây thừng buộc chuông.
Chiếc dây thừng cứng quá, mặc dù dao rất bén nhưng úp ngay đầu Kha-trấn-ác.
May thay! Kha-trấn-ác lúc đó chống ngược cây thiết trượng cản hướng về chiếc chuông, nên chuông rơi nhờ thiết trượng không trúng đầu. Chiếc chuông chạm phải thiết trượng vang lên một tiếng rơi lật nghiêng sang một phía, úp Kha-trấn-ác vào trong. Thất kinh, Kha-trấn-ác bò ra khỏi chuông nhưng vừa ra khỏi chưa kịp đứng dậy thì cây thiết trượng chịu không nổi trọng lượng của chiếc chuông nên gãy làm đôi, và đè một nửa cây thiết trượng dưới đất.
Cũng may, nếu cây thiết trượng gãy lúc nãy thì tánh mạng Kha-trấn-ác đã quy thiên rồi.
Chẳng hiểu rõ sự việc ra sao. Kha-trấn-ác nghĩ rằng trong điện hẳn có một con quái vật theo phá phách ông ta.
Nghĩ thế, lão chỉ còn có cách tạm lánh mình rồi sẽ tính.
Lão bò lần ra phía ngoài và tẩu thoát.
Đứng phía ngoài điện nhìn vào thấy Kha-trấn-ác thoát chết Âu-dương-Phong chép miệng nói:
- Thật đáng tiếc! Thật đáng tiếc!
Dương-Qua lúc đó mới bò lần từ trên giá chuông xuống, mừng rỡ chạy đến bên Âu-dương-Phong nói:
- Cha ơi! Lão mù đó nhất định không dám đến đây nữa đâu. Cha cứ lo tịnh dưỡng tâm thần.
Âu-dương-Phong lắc đầu nói:
- Không đâu con ạ! Cha với nó có mối thù sâu như biển cả. Chẳng qua vì mất thiết trượng nên nó tạm lánh để tìm phương kế, sớm muộn gì nó cũng trở lại. Hễ còn chút hơi thở là nó còn phải trả thù.
Dương-Qua nói:
- Hay là cha con ta xa lánh nơi này, tạm tránh những nguy cơ dồn dập.
Âu-dương-Phong buồn bã, nói:
- Không được! Hiện giờ cha mang thương nặng gần kiệt sức không thể nào chạy đi đâu xa được.
Dương-Qua hỏi:
- Thế thì chúng ta phải làm sao để tránh sự trả thù của lão già mù lòa kia?
Âu-dương-Phong suy nghĩ một hồi, đưa mắt nhìn chiếc chuông, nằm nghiêng trên nửa cây thiết trượng, nói với Dương-Qua:
- Còn có cách này! Cha sẽ chen mình vào trong chiếc chuông con ở ngoài nắm cây thiết trượng xeo lên cho chiếc chuông úp cha vào trong. Như thế rất bảo đảm. Cha sẽ tránh được bàn tay của hắn.
Dương-Qua hỏi:
- Thế rồi lúc muốn ra cha làm sao ra được? Vả lại lúc cha đói bụng con làm sao chuyền đồ ăn vào?
Âu-dương-Phong trả lời:
- Con đừng lo! Cha chỉ cần được yên ổn ngồi trong chuông độ bảy ngày đêm, không cần ăn uống gì cả, cha sẽ lấy ngay lại được sức lực như xưa. Chừng đó, chẳng những cha đẩy hỏng chiếc chuông lên một cách dễ dàng mà còn đủ sức để đương đầu với bọn chúng nữa. Cha chỉ sợ có một điều rủi Kha-trấn-ác đến đây giở chuông lên thì thiệt mạng.
Dương-Qua nói:
- Lão già ấy cũng đang trong thương thế rất nặng, làm gì mà phá nổi chiếc đại đồng chung. Nhưng thôi, con sẽ làm theo ý cha để cầu may.
Âu-dương-Phong liền bước đến ngồi gần bên chuông Dương-Qua cột dây vào đầu thiết trượng hè hụi một hồi, nhờ sức của Âu-dương-Phong phụ vào mới lật úp chiếc chuông lại được. Âu-dương-Phong ngồi gọn vào trong.
Dương-Qua kêu nghĩa phụ mấy tiếng không nghe Âu-dương-Phong lên tiếng hắn biết nghĩa phụ hắn đã được an toàn liền quay gót ra đi.
Nhưng vừa đến cửa, nó lại nẩy ra một ý kiến. Nó quay vào điện lấy con dao rạch máu độc ở vết thương hoà một ít nước xung quanh chiếc đại đồng chung, nó tin chắc bất cứ một người nào rờ tới chiếc chuông đó sẽ bị nhiễm độc của Xích-luyện thần chưởng.
Thi hành xong diệu kế. Dương-Qua băng mình chạy một mạch về khách điếm. Nó chỉ sợ Kha-trấn-ác về trước biết được sự vắng mặt của nó thì nguy.
Nhưng về đến nơi, thấy cánh cửa sau khách điếm còn mở rộng, Kha-trấn-ác chưa về. Thế là nó an tâm vào phòng leo lên giường đắp mền giả ngủ để chờ nghe động tịnh. Lòng nó băn khoăn tự hỏi chẳng biết vì đâu lão già mù lòa đó đến bây giờ vẫn chưa về đến.
Cho đến gần sáng thì có tiếng gõ cửa. Dương-Qua làm như người vừa mới ngủ thức dậy, mở cửa ngạc nhiên thấy Kha-trấn-ác trong một trạng thái vô cùng bi đát, đầu tóc lão bơ phờ, quần áo lam lũ, mặt mày đầy máu đứng giữa ngưỡng cửa đưa hai tay ra như muốn quờ quạng một cái gì đã mất.
Thấy hai bàn tay của lão đã bị thâm đen, Dương-Qua khi ấy đã trở lại cổ miếu và đã thử lật chiếc chuông lên để hạ nốt Âu-dương-Phong, nhưng thằng bé làm bộ không biết gì, la lớn:
- Trời ơi! Ông làm sao thế hở ông? Sao hai bàn tay của ông đen thâm như vậy? Chết rồi! Ông lại bị mò phải kim độc của Lý-mạc-Thu rồi!
Vợ chồng Quách-Tỉnh nghe lạ chạy đến, thấy thế ngạc nhiên, ông lo lắng, hỏi:
- Thưa sư phụ! Sư phụ vì sao lại thế!
Kha-trấn-ác lắc đầu buồn rầu không trả lời.
Hoàng-Dung chợt thấy hai bàn tay thâm đen của lão, kinh ngạc nói:
- ái chà! Lại con nữ tặc Lý-mạc-Thu nữa rồi!
Dứt lời, nàng hướng về phía Quách-Tỉnh, nói:
- Anh chưa được khỏe hẳn, vậy cứ để một mình em đi tìm nó mà rửa hận! Em sẽ cùng nó sống mái một phen anh nhé!
Nói xong nàng thoăn thoắt ra đi.
Kha-trấn-ác vội lên tiếng gọi lại:
- Không phải con nữ tặc Lý-mạc-Thu.
Hoàng-Dung dừng bước, quay đầu lại hỏi:
- Thưa sư phụ! vậy nó là ai?
Kha-trấn-ác trầm ngâm im lặng.
Quách-Tỉnh và Hoàng-Dung đã thừa hiểu tâm trạng của Kha-trấn-ác. Ông lão không bao giờ chịu nói tên kẻ chiến thắng mình.
Với một quá khứ oai hùng vẻ vang, dọc ngang trong chốn giang hồ làm sao người hiệp sĩ già nầy không có dòng máu tự trọng. Khổ nỗi ngày nay trước sức yếu thân tàn, bệnh tật. Kha-trấn-ác hết thảm bại trước Lý-mạc-Thu lại đến Âu-dương-Phong. Vợ chồng Quách-Tỉnh biết thế không dám hỏi nữa. Mà có hỏi đến đâu, câu trả lời cũng chẳng bao giờ đến, chỉ khiêu lên lòng bực tức đau buồn của Kha-trấn-ác mà thôi.
Vợ chồng Quách-Tỉnh đinh ninh rằng lão vừa bị nhục trước một kẻ vô danh tiểu tốt nào đó.
Hoàng-Dung tỏ ý đưa mọi người trở lại Đào-hoa đảo để có dịp dưỡng bệnh, rồi mình sẽ ra đi tìm kiếm Xích-luyện tiên tử.
Quách-Tỉnh thấy sư phụ mình trọng bệnh như thế này nên cũng bằng lòng.
Thế là đoàn người thuê thuyền tiến thẳng về đảo Đào-hoa.
Chiều hôm ấy họ neo thuyền ở một ven biển để thổi cơm.
Quách-Phù nguyên đã giận thái độ của Dương-Qua nên suốt cả ngày đường không hề chuyện vãn. Khi thuyền đậu, Quách-Phù ngồi một mình nhìn ra cửa thuyền ngắm cảnh trên bờ, chợt ngó thấy dưới gốc cây thùy liễu có hai đứa bé đang ngồi khóc.
Nhìn kỹ, nó nhận ra đó là Vũ-tu-Văn và Vũ-đôn-Nhu hai đứa con trai của Vũ-tam-Thông và Vũ-đại-Nương.
Quách-Phù cất tiếng gọi:
- Kìa! Các anh làm gì đấy?
Tu-Văn nín khóc, nhìn Quách-Phù đáp:
- Tao đang khóc, mày không thấy sao mà hỏi.
Quách-Phù hỏi:
- Vì sao lại khóc? Bị mẹ đánh chăng?
Vũ-tu-Văn đáp lời trong nước mắt:
- Mẹ tao mất rồi còn đâu mà đánh.
Hoàng-Dung rõ được tông tích hai đứa bé, ngạc nhiên nhảy vội lên bờ, nhìn thấy chúng ngồi bên cạnh thây Vũ-tam-nương. Người thiếu phụ nầy thân thể đều bầm đen, đúng là đã chết vì bất độc của Xích-Luyện thần chưởng.
Hoàng-Dung ôm hai đứa bé hỏi lại sự tình, và hỏi thăm tin tức của Vũ-tam-Thông.
Đôn-Nhu thưa:
- Cháu chẳng biết cha cháu hiện giờ trôi dạt nơi đâu.
Tu-Văn nói:
- Cha cháu thấy mẹ cháu mất trí óc đã điên dại lại càng trở nên hỗn loạn. Chúng cháu gọi thế nào cha cháu cũng bỏ đi, và hiện giờ chẳng biết đi đâu.
Dứt lời, cả hai đứa bé đều nổi lên khóc một lượt.
Hoàng-Dung hỏi:
- Hai cháu có đói không?
Hai đứa bé nghe hỏi mới nhớ lại rằng suốt ngày hôm ấy chúng nó chưa ăn một vật gì trong miệng. Chúng thôi khóc và vật dần xuống.
Hoàng-Dung thương tình đưa chúng nó xuống thuyền bảo phụ thuyền dọn cơm, và cả đoàn cùng chung ăn uống.
Ăn xong, Hoàng Dung lo quan quách chôn cất Vũ-tam-nương tử tế, rối sáng hôm sau lại nhổ sào nhắm đảo Đào-hoa xuôi sông.



Người ngã từ trên mái nhà xuống hình như đã trúng phải một quả chưởng thôi sơn, nên thân mềm nhũn, chân tay bụi xụi.

Phàm trong nguyên tắc vũ công một vũ sĩ bị té bất kỳ trường hợp nào, thân hình phải co lại, tay ôm chặt lấy chân, đều thu gọn vào giữa hai đầu gối, như vậy tai nạn sẽ được hạn chế mà tính mạng sẽ được bảo đảm.

Nhìn qua lối rơi của người bạn trận, bọn người Quách-Tỉnh có cảm giác như người ấy phải bị một tai họa ghê gớm.

May thay, lúc đó Hoàng-Dung phóng mình ra kịp, đưa tay đỡ. Nạn nhân vừa được húng đặt xuống đất thì Hoàng-Dung đã bung người nhảy lên mái ngói. Quách-Tỉnh cũng nhảy theo.

Chỉ trong loáng mắt Hoàng-Dung đã chặn đứng đối phương để so tài sao thấp.

Hoàng-Dung biểu diễn những đường võ cực kỳ lợi hại, đến liên tiếp trong mười hiệp nàng mới cảm thấy võ công của nàng lúc nầy còn tinh tế hơn cách đây mười năm.

Mà đối thủ của nàng lúc đó không ai xa lạ chính là lão Tây-độc Âu-dương-Phong vậy.

Âu-dương-Phong cũng tỏ ra không kém, quả là danh bất hư truyền. Lão tiến thối công thủ một mực chín chắn, trầm tĩnh không để lộ một sắc thái nào để cho đối thủ có thể đo lường được sức lực và chiến thuật của mình.

Hoàng-Dung đánh một lúc bỗng la lớn:

- Âu-Dương tiên sinh:

Tây-Độc nghe tiếng kêu ngơ ngác hỏi:

- Ngươi gọi ta là gì?

Đường quyền của lão trở nên chểnh mảng, lão lui về thế thủ.

Chính vì hai tiếng "Âu-dương" đã nhắc cho lão nhớ mang máng cái gì trong ký ức, nhưng lão không rõ hai tiếng đó do đâu mà lão có cảm giác quen thuộc.

Vừa chống đỡ những đòn chưởng của Hoàng-Dung, lão vừa hỏi:

- Ngươi vừa gọi ta là gì nhỉ?

Quách-Tỉnh điềm tĩnh chờ Hoàng-Dung trả lời, nhưng Hoàng-Dung biết lão còn trong điên dại, chưa thoát khỏi việc uất ức phát khởi từ lúc thất bại ở Hoa-sơn, nên nàng ranh mãnh trả lời:

-Tôi gọi tiên sinh là... Triệu-Tiễn, Tôn-Lý, là Châu-Ngô Trần-Vương.

Hoàng-Dung đọc một tràng tên họ cốt để làm rối loạn thêm tinh thần Âu-dương-Phong.

Tội nghiệp cho lão đã ngơ ngác lại càng ngơ ngác không hiểu gì cả.

Quách-Tỉnh vốn tánh thuần hậu không nỡ để cho vợ mình tấn công một ông lão còn đang trong tình trạng bất thường nên xen vào nói:

- Ông lão ơi! Ông nên đi nơi khác! Tốt hơn đừng bao giờ ta gặp nhau nữa.

Giữa lúc đó, bỗng từ đàng sau có tiếng hét lớn:

- Mày chính là tên độc ác nhứt đời, đã một tay sát hại năm vị anh hùng huynh đệ của đời ta.

Tiếng hét vừa dứt thì bóng cây thiết trượng vừa bổ xuống ngang lưng Âu-dương-Phong.

Tiếng thét ấy chính là của Kha-trấn-ác, thủ lãnh nhất hùng nổi tiếng đất Giang-nam.

Quách-Tỉnh hoảng kinh vội la lớn:

- Hãy khoan tay! Sư phụ!

Nhưng đã trễ, cây thiết trượng đã bổ nhào xuống lưng Âu-dương-Phong.

Mà lạ thay! Cây thiết trượng vừa đánh xuống lại dội lên rồi văng khỏi tay Kha-trấn-ác kéo cả người theo.

Chiếc vũ khí nầy vốn nặng ngàn cân, lại bị tung rất mãnh liệt, lúc rơi vào mái nhà phá tan một lỗ ngói, đến lúc rớt xuống đất trúng phải một khách trú đang mơ màng giấc điệp, làm cho người khách nầy bị gãy cả hai chân, nên la thảm thiết.

Quách-Tỉnh thấy Kha-trấn-ác cùng vũ khí rơi xuống một lượt, chàng không lo ngại cho sinh mạng Kha-trấn-ác mà chỉ lo việc Âu-dương-Phong đuổi theo. Chàng liền nhảy ra nghênh địch, hét lớn:

- Âu-dương-Phong! Hãy xem đây!

Đoạn Quách-Tỉnh múa hai tay thành hai vòng khuyên, thoăn thoắt tới lui vừa thủ thế vừa khiêu khích.

Đó là ngón võ đắc ý nhất của Quách-Tỉnh, một trong mười tám đường độc đáo gọi là "Giáng long" mà từ mười năm trước Quách-Tỉnh nhờ nó mới nổi tiếng khi đương cự với các anh hùng trong thiên hạ.

Âu-dương-Phong vừa vận dụng quá nhiều sức lực để đánh bật Kha-trấn-ác, nên cảm thấy trong người thiếu hơi thở, lại đứng ngược chiều gió nên càng thấy ngột ngạt khó chịu.

Trước ngón đòn danh tiếng của Quách-Tỉnh, Âu-dương-Phong không thể khinh địch, lão liền xoay lại tránh hướng gió, và phóng mình xuống để thi thố ngón "Hàm mô công". Thế là hai kỳ phùng địch thủ đã đem sở trường của mình để đối chọi với nhau.

Quách-Tỉnh càng tiến sát vào địch thủ thì chưởng lực càng tăng. Mà Âu-dương-Phong càng chờ đợi thì chưởng lực càng tập trung thêm.

Khi hai bên sắp sáp chiếu, Âu-dương-Phong miệng "ngoạp! ngoạp! ngoạp!" mấy tiếng, hai tay tung ra như hai lưỡi búa. Nhưng gặp phải chưởng lực "Giáng long" của Quách-Tỉnh làm cho thân thế hai địch thủ đều tăng lên cao chấn động cả một bầu không khí.

Đã mười năm qua không gặp nhau lần này quả thật là lần kỳ ngộ giữa đôi anh hùng.

Cuộc đấu của họ ngày nay không phải hào hùng trong đường quyền hay đấu pháp, mà chính trong nội công chiến đấu. Họ đóng phí sức lực vào những ngón võ tầm thường, vào chưởng lực để thách thức nhau sức chịu đựng sức tập luyện công phu. Cho nên mỗi lần chưởng lực gặp nhau là mỗi lần bị sức phản ứng. Sức phản ứng phát ra làm rung rinh mọi vật, lá cây rơi lác đác, ngói nhà nứt răng rắc.

Cuộc đấu chiến chỉ trong giây lát mà một khoảng mái nhà làm đấu trường chịu không nổi bị vẹo xuống vỡ lở như một chiếc bành tráng bể. Hai đối thủ cùng bị rơi xuống đất một lúc. Tình cờ họ lại rơi ngay vào phòng, nơi mà người khách bất hạnh bị chiếc thiết trượng của Kha-trấn-ác làm gãy chân lúc nãy. Nào ngói, nào gạch, nào cây cối chôn lấp nạn nhân, chỉ còn nghe tiếng rên siết.

Hai hiệp sĩ đứng trên đống ngói vụn, họ vờn nhau xung quanh một cột trụ trên tiếng rên thảm thiết của kẻ khốn nạn. Không ai mà cả hai đối thủ đều chẳng dám vận dụng chưởng lực sợ thân hình của nạn nhân sẽ bị nát bấy dưới mấy bàn chân tưa.

Hoàng-Dung vừa nhảy xuống thấy tình thế không lợi cho Quách-Tỉnh vì đối với Tây-độc Âu-dương-Phong mà chiến đấu ngoài vòng chưởng lực Giáng-long thì khó mong thắng được.

Như thế, Hoàng-Dung thấy trước cái hại của Quách-Tỉnh nên lanh trí la lớn:

- A! Trương-Ba! Lý-Bôn! Triệu-Năm! Hãy xem đây.

Dứt lời, nàng đánh một chưởng rất nhẹ vào lưng Âu-dương-Phong. Chưởng ấy thuộc vào loại Lạc-Anh chưởng pháp: một loại chưởng tuy nhẹ nhàng song trúng phải thì dù gân cốt có luyện tập cường tráng như Âu-dương-Phong cũng phải tê liệt và nội tạng sẽ bị hoàn toàn rối loạn.

Tuy nhiên, Âu-dương-Phong vừa nghe Hoàng-Dung thốt lên câu nói dị thường, biết rằng nàng dùng thủ đoạn tâm lý để tấn công bất ngờ nên lão đã chuẩn bị trước.

Quả nhiên, đòn chưởng Lạc-Anh vừa hạ xuống thì bị quả thôi sơn của Tây-độc đánh bạt đội trúng Quách-Tỉnh văng ra xa còn Hoàng-Dung té xuống đất.

Muốn áp đảo đối phương, Âu-dương-Phong một lúc phải dùng quả thôi sơn đánh ngã hai đối thủ, nên ông ta cũng lăn lộn, vì ông ta đã đánh phải tấm giáp bào bằng da nhím của Hoàng-Dung. Chính tấm giáp này đã làm cho Âu-dương-Phong lảo đảo.

Cả ba đấu thủ đều lo lắng sợ phần thất bại về mình. Họ không còn kể gì đến nạn nhân bị gãy chân rên siết nữa, họ vận dụng hết chưởng lực để một còn một mất trong trận đấu cuối cùng.

Nhưng chưởng lực họ càng tập trung thì không khí càng ngưng đọng khiến cho hơi thở của mỗi người dần dần đi đến chỗ ngột ngạt.

Bỗng Quách-Tỉnh và Âu-dương-Phong cùng thổi lên một lượt vừa để ra hiệu khai chiến, vừa để thu hút một ít không khí dự trữ cho cuộc đấu.

Không khí vốn đã bị ngưng đọng vì chưởng lực tập trung lại bị đốt phá vì âm thanh của hai tiếng thét cùng phát đi một lúc làm chấn động cả toà nhà mái tường ào ào sập đổ. Mọi người trong khách điếm tưởng như đến giờ tận thế kéo nhau chạy ra khóc lóc. Tiếng kêu ơi ới giữa cảnh ngói đổ nhà tan.

Quách-Tỉnh và Âu-dương-Phong hét xong thì người nào cũng bị máu trào ra khỏi họng, lại gặp lúc tường xiên nhà sập, khói bụi mịt mờ, không còn thấy ai nữa.

Mãi đến lúc vợ chồng Quách-Tỉnh dìu nhau ra khỏi nơi đó thì không còn thấy bóng Âu-dương-Phong đâu nữa.

Một người a hoàn mách lại rằng nó có thấy bóng một lão già phi thân ngược đầu về hướng đông.

Hoàng-Dung gặp Kha-trấn-ác đang bế Quách-Tỉnh vào lòng liền nói:

- Thưa sư phụ, nhờ sư phụ trao lại con bé Quách-Phù cho con và cõng Quách-Tỉnh ra khỏi nơi nầy tìm chốn trú ẩn rồi sẽ hay.

Thế rồi, cả bọn người cõng người dắt cùng nhau tiến về hướng đông.

Bấy giờ, Quách-Tỉnh tinh thần vẫn minh mẫn nhưng không nói được vì chưởng lực của Âu-dương-Phong đánh trúng vào lưng và cũng vì phí sức quá nhiều vào việc tập trung chưởng lực.

Nằm trên lưng Kha-trấn-ác lắc lư theo nhịp bước. Quách-Tỉnh lần lần lấy lại sức, hơi thở điều hoà và chưa được bao nhiêu thì Quách-Tỉnh tỉnh hẳn.

Chàng nói với Kha-trấn-ác:

- Thưa sư phụ, con đã hồi sinh, xin sư phụ để con xuống.

Kha-trấn-ác mừng rỡ hỏi:

- Con đã bình phục sao?

Quách-Tỉnh gật đầu thưa:

- Lão Âu-dương-Phong quả thật lợi hại! Giao đấu với hắn chỉ mấy hiệp mà tổn đến bao nhiêu sức lực.

Rồi Quách-Tỉnh nhìn quanh không thấy Dương-Qua đâu liền hỏi:

- Dương-Qua sao không thấy tung hành?

Kha-trấn-ác không biết Dương-Qua là tên đứa bé nên ngơ ngác nhìn, Hoàng-Dung vội đỡ lời đáp:

- Anh đừng bận tâm. Chúng ta hãy tìm nơi trú ngụ đã. Còn thằng bé em sẽ đi tìm sau.

Bấy giờ trời đã mờ sáng, vạn vật bắt đầu hiện ra dưới màn sương đục. Quách-Tỉnh nói:

- Thương tích của anh đã đỡ. Vậy để anh cùng em đi tìm Dương-Qua.

Hoàng-Dung cau mày nói:

- Thằng bé nầy lanh lợi lắm! Hơi đâu mà lo.

Quả thật, Hoàng-Dung vừa dứt lời thì thấy xa xa bên kia đường sau một phiến đá trắng thấp thoáng bóng một đứa bé. Hoàng-Dung băng đường chạy đến xem thì quả nhiên là Dương-Qua.

Thằng bé cười hì hì thưa:

- Thưa chú! Thưa thím!

Giọng nói nọ tự nhiên và dịu dàng như đã quen thuộc từ lâu. Và hình như nó đã quen dùng lối xưng hô thân mật này đối với người xa lạ.

Hắn nói tiếp:

- Con chờ mãi chú thím mới đến.

Hoàng-Dung nghi hoặc nhưng chưa khám phá ra được điều gì khả dĩ đành phải làm lơ để dò xét. Nàng giả như không quan tâm, nói:

- Thôi, cháu hãy mau theo chúng ta.

Dương-Qua vừa cười, vừa lểnh mểnh chạy theo sau.

Quách-Phù bấy giờ đã tỉnh ngủ, thấy Dương-Qua, mừng rỡ nói:

- Anh đi đâu đến bây giờ mới thấy mặt.

Dương-Qua trả lời:

- Tôi đi bắt dế! Thật vui đáo để.

Quách-Phù bĩu môi hỏi lại:

- Vui gì tuồng chơi dế! Anh thấy vui thế nào?

Dương-Qua kể:

- Trời ơi! Sao lại không vui! Này, một con dế lớn đấu với ba con dế nhỏ, rồi hai con dế nhỏ nữa phụ lực. Thế là tất cả có năm con dế nhỏ đấu với một con dế lớn. Nhưng con dế lớn một mình cự cả năm con dế nhỏ, hẩy con này ngã bên này, con kia ngã bên kia...

Nói đến đây Dương-Qua im bặt, khiến cho Quách-Phù tò mò hỏi:

- Thế rồi sao nữa?

Dương-Qua chẩu miệng nói:

- Bảo rằng chơi dế không vui sao còn hỏi làm gì?

Quách-Phù phật ý không thèm hỏi, cũng chẳng nhìn mặt Dương-Qua nữa.

Hoàng-Dung tinh ý, biết đứa nhỏ nầy không phải quá ngây ngô đơn giản, liền hỏi dò:

- Thế sao cháu bảo là mãi đi tìm chúng ta? Thì giờ đâu mà cháu đi coi đá dế. Chẳng hay dế ấy của ai vậy?

Dương-Qua không suy nghĩ, trả lời:

- Cháu vừa xem đấu dế, vừa chờ chú thím. Cháu đến đây thì dế đã tản mác hết rồi.

Cả đoàn người vừa đi vừa nói chuyện, phút chốc đã đến một thôn nhỏ. Họ gõ cửa một thất viên lớn mà chủ nhân nổi tiếng là người trọng khách.

Thấy Quách-Tỉnh thọ thương, chủ nhân sai gia đình dọn dẹp chỗ nghỉ ngơi rồi lo cơm nước.

Quách-Tỉnh ăn qua loa mấy miếng rồi lên giường an giấc. Còn Hoàng-Dung thấy chồng ngủ ngon, biết thương tích không đáng kể, liền vào phòng riêng để xem lại chiếc giáp lông nhím mà nàng dùng làm vật hộ thân. Đó là một bảo vật của Đào-hoa đảo đã từng cưú mạng Hoàng-Dung nhiều lần. Nhưng khi Hoàng-Dung vừa cởi nó ra thì thấy sau lưng chiếc giáp đều bấy nát, nàng lấy tay rờ áo thì chiếc giáp rơi ra một mãnh lớn đúng hình chiếc chưởng thôi sơn của Âu-dương-Phong.

Hoàng-Dung vừa khiếp sợ chưởng lực của Âu-dương-Phong vừa tiếc cho một bảo vật bị huỷ phá.

Nàng trở lại bên cạnh chồng cầm chiếc quạt phe phẩy cho Quách-Tỉnh ngủ. Đôi mắt nàng lim dim mà trong trí nàng lại hiện ra hình ảnh của thằng bé Dương-Qua với trăm ngàn câu hỏi thắc mắc.

Rõ ràng lúc Âu-dương-Phong đánh hạ Vũ-tam-Thông rơi xuống đất, Dương-Qua đã cùng Quách-Tỉnh nhảy lên mái ngói chứng kiến. Thằng bé lại có mặt lúc các đấu thủ đấu nhau ở trên đống ngói vụn. Hoàng-Dung lại còn nhớ rõ lúc nàng nhảy xuống lỗ hổng để bảo vệ Quách-Tỉnh thì nó cũng có mặt bên cạnh. Nhưng lạ thay, nơi nó đứng cũng không ngoài tầm chưởng lực của Âu-dương-Phong, thế mà sao nó không sợ hãi, mà vì sao Âu-dương-Phong lại không hạ nó? Rồi đến lúc cả đôi vợ chồng bị đả thương sao nó lại biến mất giữa cảnh nhà hư đổ nát để rồi xuất hiện đúng lúc tại nơi đây?

Nhưng nỗi thắc mắc nầy Hoàng-Dung một mình tự tìm lấy câu giải đáp, và nhất cử nhất động đều để ý đến Dương-Qua.

Đêm hôm ấy, không có gì lạ xảy ra. Kha-trấn-ác và Dương-Qua cùng nghỉ chung một phóng nhỏ. Vào khoảng nửa đêm, Dương-Qua thức dậy, rón rén mở cửa, nhẹ nhàng bước ra ngoài. Nhìn lại nó thấy Kha-trấn-ác ngủ say trong mỏi mệt, nó leo qua đầu tường, vừa định buông người xuống thì hai con chó trông thấy cất tiếng sủa. Nó đã chuẩn bị trước hai cục xương bò từ bữa ăn chiều, liền quăng ra. Hai con chó được mồi ngon dành nhau tha chạy mất.

Bấy giờ Dương-Qua cẩn thận nhảy xuống. Và sau khi nhìn sao nó hướng về phía tây đi thẳng.

Đi được bảy tám dặm đường đến một ngôi cổ miếu, Dương-Qua bước vào đẩy cổng, gọi nhỏ:

- Cha ơi! cha! Con đến đây!

Có tiếng đáp nhỏ của Âu-dương-Phong. Hắn mừng rỡ chạy vào thấy nghĩa phụ của hắn đang nằm dài trước một pho tượng, hơi thở mệt nhọc.

ấy vì Âu-dương-Phong đã có tuổi mà đấu với Quách-Tỉnh một đối thủ anh hùng, nên mất nhiều sức và lâu phục hồi. Còn Quách-Tỉnh trong tuổi thành niên, dẫu mệt nhọc nhưng dễ mau lại sức.

Dương-Qua ngồi một bên, rút trong túi lấy ra mấy chiếc bánh lột vỏ đút vào miệng Âu-dương-Phong.

Lão già ăn xong hỏi:

- Bọn chúng bây giờ ở đâu?

Dương-Qua nhất nhất kể lại đầu đuôi mọi chuyện cho Âu-dương-Phong nghe.

Chắc độc giả thắc mắc tại sao Dương-Qua biết Âu-dương-Phong ngụ nơi cổ miếu mà tìm đến.

Nguyên vì khi Dương-Qua cùng vợ chồng Quách-Tỉnh trú ngụ trong khách điếm thì vào khoảng nửa đêm Âu-dương-Phong đến tìm, thăm nghĩa tử.

Tình cờ đêm ấy Vũ-tam-Thông sau khi bị Lý-mạc-Thu đả thương cũng đến trú ngụ cùng một khách điếm. Cả đêm bị vết thương hành, Vũ-tam-Thông không thể nào chợp mắt được. Bỗng nghe tiếng động trên mái nhà, Vũ-tam-Thông ngỡ Lý-mạc-Thu trở lại, nên mặc dù đang đau ông ta cũng đăng thân lên mái nhà để nghênh chiến.

Chẳng ngờ trên mái nhà không phải là Lý-mạc-Thu mà lại là Âu-dương-Phong, một địch thủ đã từng làm đánh gục Vũ-tam-Thông lúc thiếu thời.

Thật ra, Vũ-tam-Thông không có ý đấu với Âu-dương-Phong trong lúc nầy, nhưng đã gặp tất phải ra tay. Hai bên đánh chưa đầy mười hiệp, Âu-dương-Phong dùng chưởng thuật đánh rơi Vũ-tam-Thông xuống đất. Rồi kế đó là cuộc đấu chiến với vợ chồng Quách-Tỉnh. Mọi việc đều xảy ra trước mắt Dương-Qua cả.

Đến khi cả hai bên đấu thủ đều thọ thương, và nhân giữa cảnh nhà hư bụi đổ, Dương-Qua thấy không ai chú ý đến mình nhân cơ hội đăng thân theo bóng nghĩa phụ.

Lão già ban đầu phi thân quá mau, Dương-Qua theo không kịp nhưng về sau dần dần thương thế trầm trọng, tốc độ giảm dần. Rồi cuối cùng phải nhờ Dương-Qua dìu đi Âu-dương-Phong mới đến được ngôi cổ miếu để ẩn trú.

Dương-Qua tuy còn bé, song trí óc vô cùng minh mẫn. Nó tự bảo rằng nếu nó không trở về với bọn Quách-Tỉnh thì nhất định họ sẽ đi tìm và như thế sẽ làm lộ tung tích của Âu-dương-Phong.

Nghĩ như thế, nó trở ra đường lớn đón chờ nhập bọn để rồi nửa đêm hôm sau nó lại lén đến cổ miếu để thăm viếng Âu-dương-Phong.

Sau khi ăn mấy chiếc bánh, Âu-dương-Phong thấy hơi khỏe, nói với Dương-Qua:

- Tên họ Quách vừa ăn một quả chưởng của ta, trong bảy ngày nữa chưa chắc nó đã bình phục hẳn. Nó chưa bình phục thì vợ nó không thể rời. Như thế cha không sợ chồng nó đến đây. Cha chỉ sợ tên chột mắt thế nào nó cũng tìm đến vì chính tay cha đã sát hại năm anh em chúng nó nhân cơ hội nầy nó đánh trả thù. Tiếc rằng sức khỏe của cha chưa hồi phục được...

Âu-dương-Phong nói đến đây thốt ra một tràng ho làm dứt cả tiếng.

Dương-Qua ngồi bên cạnh đưa tay vuốt ngực nghĩa phụ, và trong óc lay hoay tìm cách đối phó với Kha-trấn-ác.

Được một lúc, hắn lẩm bẩm:

- Tốt lắm! Ta sẽ có kế làm cho lão già mù lòa đến đây phải mang họa.

Nó chạy đến bàn thờ lấy hai chân đèn và chiếc lư hương đổ tro xuống đất bước lại khung cửa ra vào.

Nó đóng nhẹ cánh cửa lại, leo lên trên đầu cửa, cột lỏng chiếc lư đồng vào đấy; rồi nhảy xuống tháo hai chân đèn bỏ rải rác ngay ở lối vào.

Bố trí xong, nó leo lên giá chuông nấp ở đấy. Chiếc chuông nầy nặng vào khoảng hai ba ngàn cân treo lủng lẳng trên không buộc vào giá chuông bằng một sợi dây thừng rất thô và chắc.

Dương-Qua vừa leo, lên giá chuông thì bỗng bên ngoài có tiếng vi vút quen thuộc rõ ràng là chiếc thiết trượng của Kha-trấn-ác đang phi thân đến.

Âu-dương-Phong cũng nghe biết địch thủ sắp đến nơi, liền thu hết tàn lực gượng dậy để ứng địch.




Alert | IP Printer-friendly page | Edit | Reply | Reply With Quote | Top




Author dongta
Author Info Member since Nov-22-01:563 posts, 1 feedbacks, 2 points
ID/Subject 1. "Tiếp Theo Hồi 6"
Date/Time Jan-12-02, 06:10 PM ()
Message

In response to message #0

Trong bóng tối lờ mờ cha con Âu-dương-Phong đang chờ đợi phút kinh khủng sắp diễn biến.
Kha-trấn-ác tuy mắt đã loà song trí còn minh mẫn lắm. Lão dự đoán thế nào sau một trận thư hùng với Quách-Tỉnh, Âu-dương-Phong cũng phải kiệt sức, tìm nơi thanh vắng ẩn thân. Mà trong vùng đó chỉ có cổ miếu là chỗ thanh vắng nhất thời theo lời dân hàng xóm cho lão biết. Lão quyết tìm đến nơi để thanh toán mối cựu thù. Vì vậy lão lợi dụng lúc nửa đêm xách thiết trượng ra đi. Trước khi đi, lão khẽ gọi Dương Qua xem hắn còn thức song chẳng thấy Dương-Qua trả lời, lão ngỡ nó đang say sưa giấc điệp nên an lòng dời gót. Lão nhẹ nhàng phi thân qua bức tường, đinh ninh với sức lực mình còn đủ để đương đầu với Âu-dương-Phong một trận tử thù.

Khi đến cổ miếu, lão để ý nghe ngóng xem hơi thở của Âu-dương-Phong trông thương thế nặng nhẹ thế nào.

Rồi lão lần tay đẩy nhẹ tấm cửa. Bỗng "rầm" một tiếng chiếc lư đồng treo lủng lẳng rơi xuống va vào trán lão, khiến trán lão máu me lai láng. Quá tức bực, lão quơ cây thiết trượng múa quanh và lần bước tiến sâu vào.

Thì chân lão đâm phải mấy chiếc chân đèn bỏ lão dưới đất làm cho lão mất thăng bằng lảo đảo.

Đến lúc giữ lại được thế quân bình, lão thét lớn:

- Âu-dương-Phong! Hãy sẵn sàng đền tội. Ngày nay mày còn khoác lác nữa chăng?

Dứt lời, lão quất mạnh cây thiết trượng nhắm vào lưng Âu-dương-Phong.

Lúc đó, Âu-dương-Phong đã đem hết tàn lực chống lại cây thiết trượng quái ác ấy. Ông ta quyết định làm cho cây thiết trượng dội lên một phen nữa để cả vũ khí và thân mình Kha-trấn-ác phải nẩy ngược lên.

Song cả hai đều tính sai cả. Kha-trấn-ác vì quá hậm hực, quyết trả cựu thù nên đánh xuống quá mạnh làm cho cây thiết trượng trệt sang một bên, không trúng vào Âu-dương-Phong chỉ làm cho khoảng đất bị vỡ tung nhiều mảnh.

Đánh trật một đòn quyết liệt, Kha-trấn-ác giận dữ, múa chiếc thiết trượng vù vù làm cho Âu-dương-Phong phải mệt nhọc né tránh mới thoát khỏi:

Âu-dương-Phong đang trong bệnh hoạn, làm thế nào cự với Kha-trấn-ác lâu dài được. Cuối cùng Âu-dương-Phong mệt sức, để cho thiết trượng đành toạt vào vai máu chảy đầm đìa.

Đáng lẽ những kẻ tầm thường thì một khi thiết trượng đã trúng phải tất tâm hồn mê loạn, song Âu-dương-Phong không hề gì, nội tạng vẫn sảng khoái như thường ấy là nhờ sức nội công của lão đã đến mức siêu việt.

Dương-Qua đứng bên cạnh nhìn thấy nghĩa phụ bị thương tới tấp nó nóng lòng muốn xông vào trợ lực, nhưng xét lại sức lực nó đối với Kha-trấn-ác chẳng khác nào hạt cát trong bãi phù sa, nó đành đấm bụng đứng nhìn vậy.

Kha-trấn-ác đánh trúng Âu-dương-Phong một trượng nhưng thấy Âu-dương-Phong vẫn bình thản, hơi thở vẫn trong tình trạng khỏe khoắn, lấy làm lạ nghĩ thầm:

- Quái lạ! Cây thần trượng của ta chưa bao giờ mất hiệu lực, sao nay đánh trúng Âu-dương-Phong mà hắn vẫn còn đủ sức đương cự được.

Nghĩ như thế, Kha-trấn-ác càng tức giận, vung thiết trượng đánh tới tấp vào đối phương.

Nhưng lạ thay, lão cảm thấy cây thiết trượng của lão như đánh vào tấm đệm lông mềm nhũn. Lão dừng tay nghe ngóng thì thấy hơi thở của Âu-dương-Phong vẫn điều hòa.

Càng tức giận hơn, Kha-trấn-ác quyết tìm đích cho được đầu Âu-dương-Phong bổ xuống.

Nhưng Âu-dương-Phong vốn tay anh hùng trong thiên hạ, đâu dễ gì chịu bỏ thân dưới cây thiết trượng kia, lão vươn mình tới ôm chầm vào mình Kha-trấn-ác. Thế là Kha-trấn-ác không còn cách gì vận dụng cây thiết trượng nữa. Hai bên dằng co nhau.

Kha-trấn-ác chân vừa bị dẫm phải mấy chân đèn nên bị vẹo đứng không vững, bị Âu-dương-Phong vật ngã nhào xuống đất.

Âu-dương-Phong quyết không thả, hai tay ôm chặt lấy bụng Kha-trấn-ác lăn lộn mấy vòng, bỗng tay lão chạm phải một vật cứng.

Thì ra đó là một con dao đồ tể trước kia Trương-kha-Sanh thường dùng vào việc hạ trâu bò tế lễ.

Tuy gọi thế, nhưng thật ra Trương-kha-Sanh chưa bao giờ nhúng lưỡi dao đó vào máu súc vật mà chỉ dùng nó để làm vật hộ thân. Khi Trương-kha-Sanh lâm trận ở Mông-cổ dưới thời Đại-Hán bị chết về tay Trần-lập-Phong, thì Kha-trấn-ác lấy làm của mình, và luôn luôn đeo theo mình để làm vật kỷ niệm. Từ đó, Kha-trấn-ác luôn luôn nâng niu con dao chẳng bao giờ lìa, xem như một kẻ thân yêu.

Trong lúc vật lộn cùng Âu-dương-Phong, cán dao ló ra ngoài. Âu-dương-Phong bắt được cơ hội tốt, chợp lấy cán dao rút ra, và đâm vào bụng Kha-trấn-ác.

Kha-trấn-ác kinh hãi, thóp bụng lại, vận nội công chống cự một tay xô địch thủ ra, một tay tha thiết trượng về đánh bạt lưỡi dao qua một phía, rồi nhắm vào đối thủ múa tới tấp.

Chiếc thiết trượng lần này trúng vào đầu Âu-dương-Phong, song trong lúc hỗn loạn Kha-trấn-ác đã cầm ngược vũ khí nên không gây nguy hiểm gì. Mặc dù thế, đòn đó cũng đã làm cho Âu-dương-Phong hoa mắt, ù tai, chiếc dao đồ tể văng bổng trên không trung bắn trúng vào cái chuông đồng to lớn, phát ra một tiếng ngân chát chúa.

Tiếng chuông ngân dài và lớn làm át cả hơi thở của Âu-dương-Phong, khiến Kha-trấn-ác mất hẳn phương hướng của địch thủ. Ông ta chờ tiếng chuông dứt sẽ tấn công trở lại.

Bấy giờ ánh trăng khuya vừa lên tận giữa miếu, soi rõ hình dạng Kha-trấn-ác đang trong thế đợi chờ vô cùng rùng rợn. Đầu tóc bồm xồm, cặp mắt mù loà không còn sinh khí, quần áo rách tả tơi. Một làn máu đỏ từ trên trán nhểu xuống thấm qua thân áo chảy đến giữa bụng. Lão đợi cho tiếng chuông ngân dứt để tìm nơi có hơi thở của đối phương mà đánh.

Dương-Qua lanh trí, biết rõ sự chờ đợi của lão già, liền lách mình đến lượm con dao rồi thoăn thoắt trèo lên giá chướng lấy cán dao gõ mạnh vào.

Tiếng chuông này chưa dứt đã tiếp đến tiếng chuông khác, khiến cho Kha-trấn-ác hoang mang không thể nào tìm hiểu vị trí của đối thủ.

Tức giận Kha-trấn-ác một lần nữa, múa thiết trượng vù vù. Thiết trượng càng múa bao nhiêu thì Dương-Qua càng đánh chuông bấy nhiêu. Tiếng chuông kêu vang tai, nhức óc.

Cuối cùng, Kha-trấn-ác không chịu nổi tiếng chuông dùng tay để nghe ngóng.

Và cũng nhớ thế, Âu-dương-Phong có đủ thì giờ để tìm cách đối phó.

Những tiếng chuông bất thường kia nếu đã giúp cho Âu-dương-Phong tránh được cây thiết trượng của Kha-trấn-ác thì nó lại cho Âu-dương-Phong mối sợ hãi.

Bởi vì trong đêm vắng, tiếng chuông ngân liên hồi, nếu vợ chồng Quách-Tỉnh hay được đến tiếp cứu thì tánh mạng Âu-dương-Phong khó bảo toàn. Như thế mối nguy cơ lại còn trầm trọng hơn.

Âu-dương-Phong nghĩ nên đào tẩu là hơn, bèn lui chân về phía hậu viện.


Kha-trấn-ác tuy mù lòa cũng rất tinh anh, biết rằng đối phương có thể lợi dụng lúc ông ta dừng tay để thoát thân, nên thiết trượng bất thần vụt về phía hậu môn một cái.

Đang bước lui, bị đòn thiết trượng, Âu-dương-Phong lúng túng phải né sang một bên, và gây ra tiếng động.

Thế là Kha-trấn-ác lại có dịp theo dõi đối thủ. Lão hét lớn:

- à! Tao biết mày sống dai. Nhưng lần nầy, mày phải tuyệt mạng! Dẫu mày có còn sống sót đi nữa cũng phải chịu tàn tật như tao.

Nói xong, tiến đến hậu môn, Âu-dương-Phong phải thụt lùi núp vào giá chuông. Và Kha-trấn-ác cố đuổi theo không bỏ. Hai người vờn nhau chạy xung quanh giá chuông như hai đứa bé chơi cái trò chơi đuổi bắt.

Dương-Qua đứng trên nhìn xuống thấy tình thế đoán biết nếu cuộc đuổi bắt này kéo dài thì nhất định nghĩa phụ nó phải kiệt sức, và không thể nào thoát khỏi tay Kha-trấn-ác.

Một ý kiến đột phá trong trí óc thằng bé tinh khôn. Nó ra hiệu cho nghĩa phụ nó phải thay đổi chiến thuật và thoát ra khỏi phạm vi của chiếc chuông. Nhưng Âu-dương-Phong đang chú mục vào Kha-trấn-ác, không để ý đến dấu hiệu của Dương-Qua.

Dương-Qua không biết làm sao, mà cũng chẳng dám lên tiếng liền leo ra phía ngoài có ánh trăng chiếu vào. Nó lấy tay ra hiệu Bóng đen của nó nhờ ánh trăng phản chiếu đã làm cho Âu-dương-Phong lưu ý.

Thấy bóng tay thằng bé khoát qua khoát lại, Âu-dương-Phong tưởng nghĩa tử có dụng ý bảo mau rời bỏ ngôi miếu, liền lập tức vụt chạy về phía tiền điện.

Kha-trấn-ác rất thính tai. Lúc bấy giờ chuông hết ngân, mọi vật im phăng phắc nên hướng chân của Âu-dương-Phong lão nghe rõ mồn một.

Lão mừng thầm vì địch thủ đã bước vào tử lộ.

Thật vậy, Âu-dương-Phong thoát ra phía tiền điện chỉ là mớ thoát ra khỏi điện chứ làm sao có lối thông ra đường.

Kha-trấn-ác trầm tỉnh và thận trọng hướng tai theo tiền điện, nhất định lần nầy đối thủ không bao giờ có thể thoát thân.

Trong lúc đó, Dương-Qua lẹ làng cởi hài ra, đi chân không, bò nhẹ về phía hậu điện, rồi bất thình lình đạp xuống đất một tiếng thật mạnh như tiếng động của một người chạy. Kha-trấn-ác ngạc nhiên không hiểu sao cả. Rõ ràng tai lão nghe có tiếng người ở hậu điện, và cũng rõ tai lão vừa nghe tiếng người chạy ra phía tiền điện.

Trong lúc Kha-trấn-ác đang trừ trù suy nghĩ, đứng ngay dưới chiếc chuông thì Dương-Qua nhẹ nhàng nhón chân bước vào, leo lên giá chuông dùng chiếc dao đồ tể cắt sợi dây thừng buộc chuông.

Chiếc dây thừng cứng quá, mặc dù dao rất bén nhưng úp ngay đầu Kha-trấn-ác.

May thay! Kha-trấn-ác lúc đó chống ngược cây thiết trượng cản hướng về chiếc chuông, nên chuông rơi nhờ thiết trượng không trúng đầu. Chiếc chuông chạm phải thiết trượng vang lên một tiếng rơi lật nghiêng sang một phía, úp Kha-trấn-ác vào trong. Thất kinh, Kha-trấn-ác bò ra khỏi chuông nhưng vừa ra khỏi chưa kịp đứng dậy thì cây thiết trượng chịu không nổi trọng lượng của chiếc chuông nên gãy làm đôi, và đè một nửa cây thiết trượng dưới đất.

Cũng may, nếu cây thiết trượng gãy lúc nãy thì tánh mạng Kha-trấn-ác đã quy thiên rồi.

Chẳng hiểu rõ sự việc ra sao. Kha-trấn-ác nghĩ rằng trong điện hẳn có một con quái vật theo phá phách ông ta.

Nghĩ thế, lão chỉ còn có cách tạm lánh mình rồi sẽ tính.

Lão bò lần ra phía ngoài và tẩu thoát.

Đứng phía ngoài điện nhìn vào thấy Kha-trấn-ác thoát chết Âu-dương-Phong chép miệng nói:

- Thật đáng tiếc! Thật đáng tiếc!

Dương-Qua lúc đó mới bò lần từ trên giá chuông xuống, mừng rỡ chạy đến bên Âu-dương-Phong nói:

- Cha ơi! Lão mù đó nhất định không dám đến đây nữa đâu. Cha cứ lo tịnh dưỡng tâm thần.

Âu-dương-Phong lắc đầu nói:

- Không đâu con ạ! Cha với nó có mối thù sâu như biển cả. Chẳng qua vì mất thiết trượng nên nó tạm lánh để tìm phương kế, sớm muộn gì nó cũng trở lại. Hễ còn chút hơi thở là nó còn phải trả thù.

Dương-Qua nói:

- Hay là cha con ta xa lánh nơi này, tạm tránh những nguy cơ dồn dập.

Âu-dương-Phong buồn bã, nói:

- Không được! Hiện giờ cha mang thương nặng gần kiệt sức không thể nào chạy đi đâu xa được.

Dương-Qua hỏi:

- Thế thì chúng ta phải làm sao để tránh sự trả thù của lão già mù lòa kia?

Âu-dương-Phong suy nghĩ một hồi, đưa mắt nhìn chiếc chuông, nằm nghiêng trên nửa cây thiết trượng, nói với Dương-Qua:

- Còn có cách này! Cha sẽ chen mình vào trong chiếc chuông con ở ngoài nắm cây thiết trượng xeo lên cho chiếc chuông úp cha vào trong. Như thế rất bảo đảm. Cha sẽ tránh được bàn tay của hắn.

Dương-Qua hỏi:

- Thế rồi lúc muốn ra cha làm sao ra được? Vả lại lúc cha đói bụng con làm sao chuyền đồ ăn vào?

Âu-dương-Phong trả lời:

- Con đừng lo! Cha chỉ cần được yên ổn ngồi trong chuông độ bảy ngày đêm, không cần ăn uống gì cả, cha sẽ lấy ngay lại được sức lực như xưa. Chừng đó, chẳng những cha đẩy hỏng chiếc chuông lên một cách dễ dàng mà còn đủ sức để đương đầu với bọn chúng nữa. Cha chỉ sợ có một điều rủi Kha-trấn-ác đến đây giở chuông lên thì thiệt mạng.

Dương-Qua nói:

- Lão già ấy cũng đang trong thương thế rất nặng, làm gì mà phá nổi chiếc đại đồng chung. Nhưng thôi, con sẽ làm theo ý cha để cầu may.

Âu-dương-Phong liền bước đến ngồi gần bên chuông Dương-Qua cột dây vào đầu thiết trượng hè hụi một hồi, nhờ sức của Âu-dương-Phong phụ vào mới lật úp chiếc chuông lại được. Âu-dương-Phong ngồi gọn vào trong.

Dương-Qua kêu nghĩa phụ mấy tiếng không nghe Âu-dương-Phong lên tiếng hắn biết nghĩa phụ hắn đã được an toàn liền quay gót ra đi.

Nhưng vừa đến cửa, nó lại nẩy ra một ý kiến. Nó quay vào điện lấy con dao rạch máu độc ở vết thương hoà một ít nước xung quanh chiếc đại đồng chung, nó tin chắc bất cứ một người nào rờ tới chiếc chuông đó sẽ bị nhiễm độc của Xích-luyện thần chưởng.

Thi hành xong diệu kế. Dương-Qua băng mình chạy một mạch về khách điếm. Nó chỉ sợ Kha-trấn-ác về trước biết được sự vắng mặt của nó thì nguy.

Nhưng về đến nơi, thấy cánh cửa sau khách điếm còn mở rộng, Kha-trấn-ác chưa về. Thế là nó an tâm vào phòng leo lên giường đắp mền giả ngủ để chờ nghe động tịnh. Lòng nó băn khoăn tự hỏi chẳng biết vì đâu lão già mù lòa đó đến bây giờ vẫn chưa về đến.

Cho đến gần sáng thì có tiếng gõ cửa. Dương-Qua làm như người vừa mới ngủ thức dậy, mở cửa ngạc nhiên thấy Kha-trấn-ác trong một trạng thái vô cùng bi đát, đầu tóc lão bơ phờ, quần áo lam lũ, mặt mày đầy máu đứng giữa ngưỡng cửa đưa hai tay ra như muốn quờ quạng một cái gì đã mất.

Thấy hai bàn tay của lão đã bị thâm đen, Dương-Qua khi ấy đã trở lại cổ miếu và đã thử lật chiếc chuông lên để hạ nốt Âu-dương-Phong, nhưng thằng bé làm bộ không biết gì, la lớn:

- Trời ơi! Ông làm sao thế hở ông? Sao hai bàn tay của ông đen thâm như vậy? Chết rồi! Ông lại bị mò phải kim độc của Lý-mạc-Thu rồi!

Vợ chồng Quách-Tỉnh nghe lạ chạy đến, thấy thế ngạc nhiên, ông lo lắng, hỏi:

- Thưa sư phụ! Sư phụ vì sao lại thế!

Kha-trấn-ác lắc đầu buồn rầu không trả lời.

Hoàng-Dung chợt thấy hai bàn tay thâm đen của lão, kinh ngạc nói:

- ái chà! Lại con nữ tặc Lý-mạc-Thu nữa rồi!

Dứt lời, nàng hướng về phía Quách-Tỉnh, nói:

- Anh chưa được khỏe hẳn, vậy cứ để một mình em đi tìm nó mà rửa hận! Em sẽ cùng nó sống mái một phen anh nhé!

Nói xong nàng thoăn thoắt ra đi.

Kha-trấn-ác vội lên tiếng gọi lại:

- Không phải con nữ tặc Lý-mạc-Thu.

Hoàng-Dung dừng bước, quay đầu lại hỏi:

- Thưa sư phụ! vậy nó là ai?

Kha-trấn-ác trầm ngâm im lặng.

Quách-Tỉnh và Hoàng-Dung đã thừa hiểu tâm trạng của Kha-trấn-ác. Ông lão không bao giờ chịu nói tên kẻ chiến thắng mình.

Với một quá khứ oai hùng vẻ vang, dọc ngang trong chốn giang hồ làm sao người hiệp sĩ già nầy không có dòng máu tự trọng. Khổ nỗi ngày nay trước sức yếu thân tàn, bệnh tật. Kha-trấn-ác hết thảm bại trước Lý-mạc-Thu lại đến Âu-dương-Phong. Vợ chồng Quách-Tỉnh biết thế không dám hỏi nữa. Mà có hỏi đến đâu, câu trả lời cũng chẳng bao giờ đến, chỉ khiêu lên lòng bực tức đau buồn của Kha-trấn-ác mà thôi.

Vợ chồng Quách-Tỉnh đinh ninh rằng lão vừa bị nhục trước một kẻ vô danh tiểu tốt nào đó.

Hoàng-Dung tỏ ý đưa mọi người trở lại Đào-hoa đảo để có dịp dưỡng bệnh, rồi mình sẽ ra đi tìm kiếm Xích-luyện tiên tử.

Quách-Tỉnh thấy sư phụ mình trọng bệnh như thế này nên cũng bằng lòng.

Thế là đoàn người thuê thuyền tiến thẳng về đảo Đào-hoa.

Chiều hôm ấy họ neo thuyền ở một ven biển để thổi cơm.

Quách-Phù nguyên đã giận thái độ của Dương-Qua nên suốt cả ngày đường không hề chuyện vãn. Khi thuyền đậu, Quách-Phù ngồi một mình nhìn ra cửa thuyền ngắm cảnh trên bờ, chợt ngó thấy dưới gốc cây thùy liễu có hai đứa bé đang ngồi khóc.

Nhìn kỹ, nó nhận ra đó là Vũ-tu-Văn và Vũ-đôn-Nhu hai đứa con trai của Vũ-tam-Thông và Vũ-đại-Nương.

Quách-Phù cất tiếng gọi:

- Kìa! Các anh làm gì đấy?

Tu-Văn nín khóc, nhìn Quách-Phù đáp:

- Tao đang khóc, mày không thấy sao mà hỏi.

Quách-Phù hỏi:

- Vì sao lại khóc? Bị mẹ đánh chăng?

Vũ-tu-Văn đáp lời trong nước mắt:

- Mẹ tao mất rồi còn đâu mà đánh.

Hoàng-Dung rõ được tông tích hai đứa bé, ngạc nhiên nhảy vội lên bờ, nhìn thấy chúng ngồi bên cạnh thây Vũ-tam-nương. Người thiếu phụ nầy thân thể đều bầm đen, đúng là đã chết vì bất độc của Xích-Luyện thần chưởng.

Hoàng-Dung ôm hai đứa bé hỏi lại sự tình, và hỏi thăm tin tức của Vũ-tam-Thông.

Đôn-Nhu thưa:

- Cháu chẳng biết cha cháu hiện giờ trôi dạt nơi đâu.

Tu-Văn nói:

- Cha cháu thấy mẹ cháu mất trí óc đã điên dại lại càng trở nên hỗn loạn. Chúng cháu gọi thế nào cha cháu cũng bỏ đi, và hiện giờ chẳng biết đi đâu.

Dứt lời, cả hai đứa bé đều nổi lên khóc một lượt.

Hoàng-Dung hỏi:

- Hai cháu có đói không?

Hai đứa bé nghe hỏi mới nhớ lại rằng suốt ngày hôm ấy chúng nó chưa ăn một vật gì trong miệng. Chúng thôi khóc và vật dần xuống.

Hoàng-Dung thương tình đưa chúng nó xuống thuyền bảo phụ thuyền dọn cơm, và cả đoàn cùng chung ăn uống.

Ăn xong, Hoàng Dung lo quan quách chôn cất Vũ-tam-nương tử tế, rối sáng hôm sau lại nhổ sào nhắm đảo Đào-hoa xuôi sông.
Thần Điêu Đại Hiệp
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 64
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104(hết)