Hồi 12
Tác giả: Mộng Bình Sơn Dịch Thuật
Bá vương phong tước chư hầu xong, ý muốn về đóng đô nơi Bành Thành, nhưng hay tin vua Nghĩa Ðế chưa thiên đô sang Giang Nam, lòng nóng như đốt.
Một hôm, Bá vương triệu quần thần đến hỏi :
- Nay vua Nghĩa Ðế không chịu thiên đô qua Giang Nam, nhường Bành Thành cho ta, các khanh nghĩ thế nào ?
Trần Bình bước ra tâu :
- Trời không hai mặt, nước chẳng hai vua. Nay Bệ hạ đã lên ngôi Thiên tử, lấy quyền hạn phong chư hầu, mà lại còn thỉnh mệnh Hoài vương, tránh sao khỏi thiên hạ chê cười. Cứ như ngu ý, Bệ hạ nên sai quân sư đem vài viên Ðại tướng đến Bành Thành bắt Hoài vương phải thiên đô đến một nơi cùng tịch, coi như bỏ đi vậy. Như thế tôn hiệu Bệ hạ mới chính đáng.
Bá vương chuẩn tấu, liền gọi Phạm Tăng đến, phán :
- Quân sư vì trẫm dẫn hai tướng Hoàn Sở, Vũ Anh thẳng đến Bành Thành, bắt vua Nghĩa Ðế phải thiên đô ngay không được trì hoãn. Ðoạn, sửa sang cung thết trẫm ngự về đóng đô. Vì Bành Thành là nơi quê hương của trẫm.
Phạm Tăng tâu :
- Bệ hạ truyền chỉ tôi chẳng dám trái lời, song tôi chỉ sợ trong lúc vắng mặt tôi, có kẻ lừa dối Bệ hạ. Vì vậy, tôi xin ba điều.
Bá vương nói :
- Ðược, quân sư cứ nói.
Phạm Tăng tâu :
- Thứ nhất, Bệ hạ chớ nên rời khỏi Hàm Dương, vì Hàm Dương xưa nay là nơi trù mật, đất rộng, dân giàu, thiên hạ không đâu bằng. Thứ hai, nên trọng dụng Hàn Tín, vì Hàn Tín là kẻ có tài Nguyên Nhung. Nếu đắc dụng Hàn Tín sẽ là kẻ phi thường trong thiên hạ, không ai dám tranh phong. Nhược bằng không dùng thì phải giết đi, chớ nên dể lọt vào tay người khác. Thứ ba, chớ nên cho Hán vương vào Hán Trung vội. Hãy tạm giữ đến lúc tôi về sẽ tính. Ba điều ấy rất khẩn yếu, xin Bệ hạ chớ quên.
Bá vương nói :
- Quân sư cứ an tâm làm nhiệm vụ. Trẫm xin ghi nhớ .
Phạm Tăng liền dẫn bọn Vũ Anh, Hoàn Sở thẳng đến Bành Thành.
Ðêm hôm ấy, Trần Bình dâng biểu tâu với Bá vương :
Quốc gia lấy sự giàu mạnh làm gốc . Thánh vương lấy nhân nghĩa làm đầu. Bê hạ nay mới lên ngôi hai điều căn bản là giữ gìn kho tàng cho sung túc, ban bố điều ân cho dân lành . Thế mà chư hầu đều tụ họp ca nơi Hàm Dương này , mỗi ngày ít ra cũng phải cung cấp thực phẩm cho lơn 3, 4 vạn quân. Phải tính, mỗi ngày dùng hơn 300 gánh rượu, 200 con dê, 400 lợn, 100 trâu, 4000 cân gạo 3000 hộc đậu , 2000 bó củi v. v. . như thế thì chẳng bao lâu kho tàng hết sạch, dân chúng nghèo nàn đó là chưa nói những sự nhiễu hại của quân sĩ đối với nhân dân làm cho nhân dân, oán trách Bệ hạ. Xin Bệ hạ xét lại ?
Bá vương xem biểu xong, truyền cho các nước chư hầu , hạn trong ba ngày phải lui quân về nước . Duy có Hán vương hãy tạm ở lại Hàm Dương, đợi phạm Tăng về sẽ liệu .
Hán vương được tin kinh sợ than :
- Ôi ! Nếu chờ Phạm Tăng về, Phạm Tăng bày kế hại ta, còn vào Hán Trung sao được ?
Liền đòi Trương Lương vào hỏi :
- Bây giờ Bá vương cho chư hầu đâu về đấy, chỉ riêng ta bị bắt ở lại đây, thật nguy lắm. Tiên sinh có kế gì giải cứu chăng ?
Trương Lương nói :
- Nay gia quyến Ðại vương còn ở cả nơi Phong Bái, Ðại vương nên dâng biểu xin về thăm gia quyến và mang gia quyến đến đây . Thế rồi tôi sẽ có kế cứu thoát.
Hán vương theo lời, lập tức sai Lịch Tư Cơ dâng biểu.
Tờ biểu viết như sau :
Ðức Thánh vương lấy hiếu trì dân, làm cho dân theo về đạo hiếu, gia đình thỏa thuận nhà cửa sum vầy . Bang tôi vốn người Phong Bái , một kẽ thường dân , ngữa đội ơn trên , được phong vương tước. Tấm thân vinh quy đã đủ mười phần . Duy chỉ cha mẹ, vợ con còn ở nơi cố quán tấm lòng tấc cỏ chưa chút báo đền. Nay xin để hết binh mã lại đây một mình về thăm quê quán, trong hạn ba tháng sẽ cùng gia quyến đến Hàm Dương phục mệnh . Chút tình khuyển mã, cúi đầu trần tấu, xin Bệ hạ đoái hoài .
Bá vương xem biểu xong, phán :
- Hán vương xin về thăm cha mẹ, thật phải đạo làm con . Tuy nhiên, trẫm lại nghĩ rằng Hán vương xin đi đây không phải là chân ý, mà có lẽ vì bất mãn việc trẫm giữ lại Hàm Dương chăng ?
Hán vương thất kinh, khúm núm tâu :
- Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hèn này được phong vương tước cũng đã đũ lắm rồi còn gì bất mãn nữa. Phụ thân tôi mình già, tuổi yếu, dưới gối không kẻ chăm nom, đạo làm con nghĩ không đành lòng. Xin Ðại vương thương tình rộng xét.
Nói xong, Hán vương gục xuống đất khóc nức nở.
Trương Lương bước ra tâu :
- Không nên để Hán vương về Phong Bái, nên bắt Hán vương vào ngay Hán Trung, rồi Bệ hạ sai người bắt Thái công và gia quyến đến đây làm con tin. Như vậy chẳng bao giờ Hán vương dám gian trá điều gì nữa.
Bá vương ngẫm nghĩ một lúc rồi nói :
- Lúc đi, quân sư có dặn phải giữ Hán vương lại đây đừng để vào Hán Trung, e sanh dị ý.
Trân Bình bước ra tâu :
- Bệ hạ đã phong Lưu Bang làm Hán vương mà giữ lại đây mãi e thất tín với thiên hạ. Chi bằng cứ nghe theo lời Tử Phòng, bắt Thái công làm con tin, Hán vương đâu dám trái mệnh.
Bá vương nói :
- Nếu các ngươi thấy việc cho Hán vương vào Hán Trung là cần thiết cho uy tín, thì trẫm cũng y lời. Thế thì trẫm truyền cho Hán vương vào ngay Hán Trung, mà không được về Phong Bái.
Hán vương giả khóc lóc van xin mãi.
Bá vương lấy lời phủ dụ :
- Thôi, nhà ngươi cứ an lòng đi trấn nhậm. Ðợi lúc nào trẫm dời đô đến Bành Thành sẽ sai người rước Thái công về nuôi dưỡng thay cho nhà ngươi.
Hán vương tâu :
- Ðội ơn Bệ hạ ! Kẻ hèn này dẫu đến chết cũng không quên ơn ấy.
Nói xong bái tạ lui ra. Chung Ly Muội thấy Bá vương cho Hán vương về Hán Trung, vội vã can :
- Lúc quân sư lâm hành có ân cần xin Bệ hạ đừng cho Hán vương vào Hán Trung, Bệ hạ đã quên rồi sao ?
Bá vương nói :
- Ðã bắt gia quyến người ta quản thúc nơi đây, còn giữ người ta làm gì nữa. Vả lại lời ta đã phán, không thể làm khác hơn được. Nhà ngươi không cần nhắc đến chuyện ấy nữa.
Hàn Tín thấy vậy than thầm :
-Ðã cho vào Hán Trung mà còn giữ gia quyến ở đây mai sau họ vì gia quyến cố đánh để giải thoát thì chúng ta tất phải chết. Tiếc thay ! Lời nói của quân sư không được xem trọng .
Hán vương về đến đại trại, lập tức chỉnh đốn binh mã, lên đường. Trăm họ kéo nhau tiễn biệt, đứng chật hai bên đường , ai nấy đều tỏ lòng ái mộ.
Các bậc bô lão đến trước ngựa, nói :
- Chúng tôi cầu mong Ðại vương được làm vua nơi Quan Trung này, nay Ðại vương lại vào Hán Trung, chúng tôi biết bao giờ còn trông thấy ánh mặt trời nữa.
Hán vương nói :
- Chúng dân cứ thủ phận làm ăn, có ngày sẽ tương kiến.
Tiêu Hà nói với các bô lão :
- Các cụ nên trở lại kẻo Bá vương hay được , chẳng những hại cho các cụ mà còn nguy hiểm đến Ðại vương nữa.
Nói xong, giục quân lên đường. Ði được một quãng dài, mà tiếng khóc than của dân chúng vẫn còn vang đến.
Trương Lương dẫn đường, vào mạn núi Thiểm Sơn.
Ði được 90 dặm thì tới huyện Phượng Tường rồi đến cửa ải Mê Bồn. Lại đi 30 dặm nữa đến huyện Bảo Kê rồi đến
cửa quan Ðại Tân và đến Sạn đạo .
Quân Hán vương toàn là người Sơn Ðông, không quen trèo non, lặn suối, nay tới đường Sạn đạo chỗ thì cao vút mây xanh, chỗ thì xuống tận suối thẳm, một cái trợt chán có thể bỏ mạng được, lấy làm kinh sợ, nói với nhau :
- Chúng ta vào đây, bốn bề hoang vu, rừng thâm nước độc, nếu không liều chết giải thoát cho mình, thì trọn đời làm ma dại nơi hoang địa này.
Phàn Khoái nghe nói nổi giận hét lớn :
- Các ngươi nói rất phải, dẫu chết với bọn chúng cũng còn mát lòng hơn sống trong đất này. Tôi xin nguyện làm tiên phuông, cử binh chinh phạt cho.
Hán vương bùi ngùi nói :
- Ta thà chết còn hơn đem thân đến đây cầu sống. Một mai bọn Chương Hàm đóng quân chận lối này, dầu ta có cánh cũng không thoát ra được
Trương Lương, Tiêu Hà, Lịch Tự Cơ đều can :
- Nếu Ðai vương chán nản như thế e hỏng việc lớn.
Hán Trung càng hiểm trở bao nhiêu càng giúp cho Ðại vương dễ định thiên hạ bấy nhiêu. Ở đây Ðại vương tha hồ chiêu binh mai mã, dẫu cho Bá vương có tám tai bốn mắt cũng không thể nào biết được. Khi quân ta có đủ sức mạnh thì còn sợ gì gian nguy hiểm trở, trước địch Tam Tần, sau bình thiên ha có khó chi.
Hán vương nghe lời khuyên giải lòng cũng nguôi ngoai nên truyền Phàn Khoái đốc binh thẳng vào Bao Trung.
Khi đến núi Kim Ngưu , ba quân dừng lại nghỉ ngơi.
Hán vương hỏi :
- Sao lại gọi là Kim Ngưu ?
Lịch Tự Cơ nói :
- Trước kia đường Hán Tung ra Trung Nguyên còn hiểm trở bằng vạn lần ngày nay, tuyệt không có lối nào đi lại .Vua Huệ vương nhà Tần muốn kiêm tính sáu nước, nhưng không có cách nào kéo quân vào đánh Thục đặng . Nghe nước Thục có năm người lực sĩ sức mạnh xẻ núi lấp sông , liền bày ra một kế đúc năm con trâu bằng sắt phao đồn rằng : nhà Tần có năm con trâu vàng mỗi ngày tiêu ra năm đấu vàng! Vua thục tưởng thật, sai năm người lực sĩ, khai sơn phá thạch, lấy lối ra Tần, cướp năm con trâu ấy. Nhưng khi mở lối xong , cướp được trâu té ra là trâu sắt . Vua Huệ vương mượn con đường ấy đem quân vào đánh lấy đất Thục, làm ra con đường Sạn đạo, và đặt tên núi là Kim Ngưu.
Hán vương nói :
- Chỉ vì vua Thục tham vàng mà mở đường cho quân Tần vào cướp đất !
Quân sĩ nghĩ ngơi xong toan lên đường, Trương Lương bước đến nói với Hán vương :
- Tôi tiễn chân Ðại vương đến đây rồi, xin cho phép tôi được trở về cố quốc.
Hán vương kinh ngạc nói :
- Từ khi ta gặp được Tiên sinh, đã bao lần gian nguy khổ cực nhờ Tiên sinh giúp đỡ, mới mong được toàn mạng, nay Tiên sinh bỗng nhiên bỏ ta trong lúc sự nghiệp chưa thành ta còn biết nương cậy vào ai ?
Trương Lương nói :
- Trước đây vì phải luôn luôn tranh đấu trước gian nguy, nên tôi không dám rời Ðại vương nữa bước. Nay Ðại vương vào Hán Trung, đâu còn gì nguy hiểm nữa ? Giữ tôi bên cạnh, Ðại vương chẳng ích gì ! Tôi xin từ giã Ðại vương trở về thăm cố chúa, nhân tiện tính giúp cho Ðại vương ba việc, xin Ðại vương cứ an tâm.
Hán vương hỏi :
- Ba việc ấy là ba việc gì xin Tiên sinh chỉ giáo.
Trương Lương nói :
- Một là : về du thuyết Bá vương, bày Bá vương thiên đô sang Bành Thành, dành Hàm Dương cho Ðại vương sau này, trở về lên ngôi thiên tử.
Hai là : đi du thuyết chư hầu bỏ Sở phò Hán, và tìm cách làm cho Bá vương không đế ý đến lực lượng Ðại vương nữa. Ba là : tìm cho Ðại vương một người Ðại nguyên soái, đủ tài diệt Sở hưng Lưu Hàm , xong ba việc ấy tôi sẽ trở về Hàm Dương chờ đón Ðại vương .
Nay chỉ khuyên Ðại vương một điều là cố gắng nhẫn nhục, vì Hán Trung chỉ là nơi ở tạm, không quá ba năm Ðại vương sẽ vào Trung Nguyên làm chủ thiên hạ.
Hán vương nói :
- Nếu thực được như lời Tiên sinh thì Bang này dẫu khổ nhục đến đâu quyết chẳng dám sờn lòng. Nhưng Tiên sinh định tìm một vị Nguyên soái, mà Tiên sinh không trở về đây, làm thế nào được ?
Trương Lương nói :
- Người ấy sẽ là một anh tài trong thiên hạ. Khi tìm được tôi sẽ chỉ tỏ đường lối để người ấy tìm đến đây. Ðại vương phải thu dụng, chớ thất tín.
Hán vương hỏi :
- Tiên sinh phải lấy gì làm tin, ta mới biết là người của Tiên sinh giới thiệu chứ ?
Trương Lương nói :
- Tôi xin giao cho người ấy một giốc thư . Trong thư tôi sẽ viết những lời bí mật của Ðại vương nói với tôi lúc bình nhật.
Trương Lương nói xong, cúi đầu giã biệt.
Hán vương nắm tay rơi lệ nói :
- Xin Tiên sinh đừng sai ước. Tiên sinh về có gặp thân phụ tôi xin nói giúp một lời rằng : Bang này ngày đêm mong nhớ cội thung, nhưng hoàn cảnh không thể nào phụng dưỡng được. Xin người cứ giữ gìn thân thể, và trông nom các cháu. Còn trời còn đất, tất còn có ngày đoàn tụ .
Trương Lương nói :
- Vâng, tôi xin tuân mệnh.
Nói xong, lại dắt Tiêu Hà ra dặn dò mọi việc và nói :
- Lúc nào tôi tìm được vị Nguyên soái thì tướng quân phải hết lòng tiến cử nhé. Bức thư có rọc mất một chéo góc .
Tiêu Hà nói :
- Tiên sinh cứ yên lòng, nếu tôi thấy người cầm giốc thư đến đây quyết không để lỡ việc .
Trương Lương bái biệt Hán vương , giã từ tướng sĩ rồi lên ngựa trở lại.
Hán vương tiễn đưa mấy dặm đường .
Bỗng phía sau có tiếng kêu la ầm ĩ , và ngọn lửa cháy ngất trời, lan ra hơn ba mươi dặm. Hỏi ra mới biết Trương Lương đốt Sạn đạo rồi.
Hán vương thất kinh, ngước mặt lên trời than :
- Ôi chao ! Trương Lương đã trở về còn nhẫn tâm đốt Sạn đạo là cố ý giam lỏng chúng ta nơi đây trọn đời bỏ xương trong núi thẳm rồi.
Quân sĩ cũng dều nhao nhao chửi rủa Trương Lương và nói :
- Trời ơi ! Thế là chúng ta đành sống làm mọi nơi xứ Hán Trung, để rồi chết làm quỉ nơi hoang vu này, chứ còn đường sá nào mong trở về nửa.
Ðang lúc ba quân huyên náo, Tiêu Hà chạy lại nói nhỏ với Hán vương :
- Xin Ðại vương chớ oán Trương Lương. Sở dĩ Trương Lương đốt Sạn đạo là để cho Bá vương không còn để ý đến ta nữa, quân tướng Tam Tần ăn no ngủ kỹ không đề phòng xin Ðại vương lượng xét .
Hán vương như sực tỉnh, thở hào hển nói :
- Nếu không có nhà ngươi, ta đã hiểu lầm oán trách người hiền.
Nói xong, truyền ba quân tiếp tục lên đường.
Khi đến Bao Dung, Hán vương tìm lời phủ dụ quân sĩ, rồi chọn ngày lên ngôi, thi ân bố đức, dân chúng đem lòng cảm phục.
Năm ấy được mùa, dân chúng ấm no, trăm họ an vui, non sông tươi thắm.
Hán vương phong Tiêu Hà làm Tướng quốc, Tào Tham, Phàn Khoái, Chu Bội, Quán Anh đều làm tướng .
Từ đó, chiêu hiền đãi sĩ, tích thảo dồn lương, chỉ hơn vài tháng dân Hán Trung, đường không nhặt của rơi, đêm ngủ không cần đóng cửa, tuyệt nhiên không có một kẻ gian manh trộm cướp, thật là một cảnh thái bình.
Sau khi đốt Sạn đạo, Trương Lương đến Phương Linh nghỉ một hôm, ngày hôm sau qua Phượng Châu, Ích Môn, đi gần tới đia phận Bảo Kê, bỗng có một tướng kéo một đoàn quân ra đón đường hét lớn :
- Trương Lương ! Ta vâng lệnh quân sư Phạm Tăng đến đây đón ngươi đã lâu.
Trương Lương kinh ngạc, xem lại thì thấy đó là nha tướng của Hạng Bá.
Bá vương phong tước chư hầu xong, ý muốn về đóng đô nơi Bành Thành, nhưng hay tin vua Nghĩa Ðế chưa thiên đô sang Giang Nam, lòng nóng như đốt.
Một hôm, Bá vương triệu quần thần đến hỏi :
- Nay vua Nghĩa Ðế không chịu thiên đô qua Giang Nam, nhường Bành Thành cho ta, các khanh nghĩ thế nào ?
Trần Bình bước ra tâu :
- Trời không hai mặt, nước chẳng hai vua. Nay Bệ hạ đã lên ngôi Thiên tử, lấy quyền hạn phong chư hầu, mà lại còn thỉnh mệnh Hoài vương, tránh sao khỏi thiên hạ chê cười. Cứ như ngu ý, Bệ hạ nên sai quân sư đem vài viên Ðại tướng đến Bành Thành bắt Hoài vương phải thiên đô đến một nơi cùng tịch, coi như bỏ đi vậy. Như thế tôn hiệu Bệ hạ mới chính đáng.
Bá vương chuẩn tấu, liền gọi Phạm Tăng đến, phán :
- Quân sư vì trẫm dẫn hai tướng Hoàn Sở, Vũ Anh thẳng đến Bành Thành, bắt vua Nghĩa Ðế phải thiên đô ngay không được trì hoãn. Ðoạn, sửa sang cung thết trẫm ngự về đóng đô. Vì Bành Thành là nơi quê hương của trẫm.
Phạm Tăng tâu :
- Bệ hạ truyền chỉ tôi chẳng dám trái lời, song tôi chỉ sợ trong lúc vắng mặt tôi, có kẻ lừa dối Bệ hạ. Vì vậy, tôi xin ba điều.
Bá vương nói :
- Ðược, quân sư cứ nói.
Phạm Tăng tâu :
- Thứ nhất, Bệ hạ chớ nên rời khỏi Hàm Dương, vì Hàm Dương xưa nay là nơi trù mật, đất rộng, dân giàu, thiên hạ không đâu bằng. Thứ hai, nên trọng dụng Hàn Tín, vì Hàn Tín là kẻ có tài Nguyên Nhung. Nếu đắc dụng Hàn Tín sẽ là kẻ phi thường trong thiên hạ, không ai dám tranh phong. Nhược bằng không dùng thì phải giết đi, chớ nên dể lọt vào tay người khác. Thứ ba, chớ nên cho Hán vương vào Hán Trung vội. Hãy tạm giữ đến lúc tôi về sẽ tính. Ba điều ấy rất khẩn yếu, xin Bệ hạ chớ quên.
Bá vương nói :
- Quân sư cứ an tâm làm nhiệm vụ. Trẫm xin ghi nhớ .
Phạm Tăng liền dẫn bọn Vũ Anh, Hoàn Sở thẳng đến Bành Thành.
Ðêm hôm ấy, Trần Bình dâng biểu tâu với Bá vương :
Quốc gia lấy sự giàu mạnh làm gốc . Thánh vương lấy nhân nghĩa làm đầu. Bê hạ nay mới lên ngôi hai điều căn bản là giữ gìn kho tàng cho sung túc, ban bố điều ân cho dân lành . Thế mà chư hầu đều tụ họp ca nơi Hàm Dương này , mỗi ngày ít ra cũng phải cung cấp thực phẩm cho lơn 3, 4 vạn quân. Phải tính, mỗi ngày dùng hơn 300 gánh rượu, 200 con dê, 400 lợn, 100 trâu, 4000 cân gạo 3000 hộc đậu , 2000 bó củi v. v. . như thế thì chẳng bao lâu kho tàng hết sạch, dân chúng nghèo nàn đó là chưa nói những sự nhiễu hại của quân sĩ đối với nhân dân làm cho nhân dân, oán trách Bệ hạ. Xin Bệ hạ xét lại ?
Bá vương xem biểu xong, truyền cho các nước chư hầu , hạn trong ba ngày phải lui quân về nước . Duy có Hán vương hãy tạm ở lại Hàm Dương, đợi phạm Tăng về sẽ liệu .
Hán vương được tin kinh sợ than :
- Ôi ! Nếu chờ Phạm Tăng về, Phạm Tăng bày kế hại ta, còn vào Hán Trung sao được ?
Liền đòi Trương Lương vào hỏi :
- Bây giờ Bá vương cho chư hầu đâu về đấy, chỉ riêng ta bị bắt ở lại đây, thật nguy lắm. Tiên sinh có kế gì giải cứu chăng ?
Trương Lương nói :
- Nay gia quyến Ðại vương còn ở cả nơi Phong Bái, Ðại vương nên dâng biểu xin về thăm gia quyến và mang gia quyến đến đây . Thế rồi tôi sẽ có kế cứu thoát.
Hán vương theo lời, lập tức sai Lịch Tư Cơ dâng biểu.
Tờ biểu viết như sau :
Ðức Thánh vương lấy hiếu trì dân, làm cho dân theo về đạo hiếu, gia đình thỏa thuận nhà cửa sum vầy . Bang tôi vốn người Phong Bái , một kẽ thường dân , ngữa đội ơn trên , được phong vương tước. Tấm thân vinh quy đã đủ mười phần . Duy chỉ cha mẹ, vợ con còn ở nơi cố quán tấm lòng tấc cỏ chưa chút báo đền. Nay xin để hết binh mã lại đây một mình về thăm quê quán, trong hạn ba tháng sẽ cùng gia quyến đến Hàm Dương phục mệnh . Chút tình khuyển mã, cúi đầu trần tấu, xin Bệ hạ đoái hoài .
Bá vương xem biểu xong, phán :
- Hán vương xin về thăm cha mẹ, thật phải đạo làm con . Tuy nhiên, trẫm lại nghĩ rằng Hán vương xin đi đây không phải là chân ý, mà có lẽ vì bất mãn việc trẫm giữ lại Hàm Dương chăng ?
Hán vương thất kinh, khúm núm tâu :
- Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hèn này được phong vương tước cũng đã đũ lắm rồi còn gì bất mãn nữa. Phụ thân tôi mình già, tuổi yếu, dưới gối không kẻ chăm nom, đạo làm con nghĩ không đành lòng. Xin Ðại vương thương tình rộng xét.
Nói xong, Hán vương gục xuống đất khóc nức nở.
Trương Lương bước ra tâu :
- Không nên để Hán vương về Phong Bái, nên bắt Hán vương vào ngay Hán Trung, rồi Bệ hạ sai người bắt Thái công và gia quyến đến đây làm con tin. Như vậy chẳng bao giờ Hán vương dám gian trá điều gì nữa.
Bá vương ngẫm nghĩ một lúc rồi nói :
- Lúc đi, quân sư có dặn phải giữ Hán vương lại đây đừng để vào Hán Trung, e sanh dị ý.
Trân Bình bước ra tâu :
- Bệ hạ đã phong Lưu Bang làm Hán vương mà giữ lại đây mãi e thất tín với thiên hạ. Chi bằng cứ nghe theo lời Tử Phòng, bắt Thái công làm con tin, Hán vương đâu dám trái mệnh.
Bá vương nói :
- Nếu các ngươi thấy việc cho Hán vương vào Hán Trung là cần thiết cho uy tín, thì trẫm cũng y lời. Thế thì trẫm truyền cho Hán vương vào ngay Hán Trung, mà không được về Phong Bái.
Hán vương giả khóc lóc van xin mãi.
Bá vương lấy lời phủ dụ :
- Thôi, nhà ngươi cứ an lòng đi trấn nhậm. Ðợi lúc nào trẫm dời đô đến Bành Thành sẽ sai người rước Thái công về nuôi dưỡng thay cho nhà ngươi.
Hán vương tâu :
- Ðội ơn Bệ hạ ! Kẻ hèn này dẫu đến chết cũng không quên ơn ấy.
Nói xong bái tạ lui ra. Chung Ly Muội thấy Bá vương cho Hán vương về Hán Trung, vội vã can :
- Lúc quân sư lâm hành có ân cần xin Bệ hạ đừng cho Hán vương vào Hán Trung, Bệ hạ đã quên rồi sao ?
Bá vương nói :
- Ðã bắt gia quyến người ta quản thúc nơi đây, còn giữ người ta làm gì nữa. Vả lại lời ta đã phán, không thể làm khác hơn được. Nhà ngươi không cần nhắc đến chuyện ấy nữa.
Hàn Tín thấy vậy than thầm :
-Ðã cho vào Hán Trung mà còn giữ gia quyến ở đây mai sau họ vì gia quyến cố đánh để giải thoát thì chúng ta tất phải chết. Tiếc thay ! Lời nói của quân sư không được xem trọng .
Hán vương về đến đại trại, lập tức chỉnh đốn binh mã, lên đường. Trăm họ kéo nhau tiễn biệt, đứng chật hai bên đường , ai nấy đều tỏ lòng ái mộ.
Các bậc bô lão đến trước ngựa, nói :
- Chúng tôi cầu mong Ðại vương được làm vua nơi Quan Trung này, nay Ðại vương lại vào Hán Trung, chúng tôi biết bao giờ còn trông thấy ánh mặt trời nữa.
Hán vương nói :
- Chúng dân cứ thủ phận làm ăn, có ngày sẽ tương kiến.
Tiêu Hà nói với các bô lão :
- Các cụ nên trở lại kẻo Bá vương hay được , chẳng những hại cho các cụ mà còn nguy hiểm đến Ðại vương nữa.
Nói xong, giục quân lên đường. Ði được một quãng dài, mà tiếng khóc than của dân chúng vẫn còn vang đến.
Trương Lương dẫn đường, vào mạn núi Thiểm Sơn.
Ði được 90 dặm thì tới huyện Phượng Tường rồi đến cửa ải Mê Bồn. Lại đi 30 dặm nữa đến huyện Bảo Kê rồi đến
cửa quan Ðại Tân và đến Sạn đạo .
Quân Hán vương toàn là người Sơn Ðông, không quen trèo non, lặn suối, nay tới đường Sạn đạo chỗ thì cao vút mây xanh, chỗ thì xuống tận suối thẳm, một cái trợt chán có thể bỏ mạng được, lấy làm kinh sợ, nói với nhau :
- Chúng ta vào đây, bốn bề hoang vu, rừng thâm nước độc, nếu không liều chết giải thoát cho mình, thì trọn đời làm ma dại nơi hoang địa này.
Phàn Khoái nghe nói nổi giận hét lớn :
- Các ngươi nói rất phải, dẫu chết với bọn chúng cũng còn mát lòng hơn sống trong đất này. Tôi xin nguyện làm tiên phuông, cử binh chinh phạt cho.
Hán vương bùi ngùi nói :
- Ta thà chết còn hơn đem thân đến đây cầu sống. Một mai bọn Chương Hàm đóng quân chận lối này, dầu ta có cánh cũng không thoát ra được
Trương Lương, Tiêu Hà, Lịch Tự Cơ đều can :
- Nếu Ðai vương chán nản như thế e hỏng việc lớn.
Hán Trung càng hiểm trở bao nhiêu càng giúp cho Ðại vương dễ định thiên hạ bấy nhiêu. Ở đây Ðại vương tha hồ chiêu binh mai mã, dẫu cho Bá vương có tám tai bốn mắt cũng không thể nào biết được. Khi quân ta có đủ sức mạnh thì còn sợ gì gian nguy hiểm trở, trước địch Tam Tần, sau bình thiên ha có khó chi.
Hán vương nghe lời khuyên giải lòng cũng nguôi ngoai nên truyền Phàn Khoái đốc binh thẳng vào Bao Trung.
Khi đến núi Kim Ngưu , ba quân dừng lại nghỉ ngơi.
Hán vương hỏi :
- Sao lại gọi là Kim Ngưu ?
Lịch Tự Cơ nói :
- Trước kia đường Hán Tung ra Trung Nguyên còn hiểm trở bằng vạn lần ngày nay, tuyệt không có lối nào đi lại .Vua Huệ vương nhà Tần muốn kiêm tính sáu nước, nhưng không có cách nào kéo quân vào đánh Thục đặng . Nghe nước Thục có năm người lực sĩ sức mạnh xẻ núi lấp sông , liền bày ra một kế đúc năm con trâu bằng sắt phao đồn rằng : nhà Tần có năm con trâu vàng mỗi ngày tiêu ra năm đấu vàng! Vua thục tưởng thật, sai năm người lực sĩ, khai sơn phá thạch, lấy lối ra Tần, cướp năm con trâu ấy. Nhưng khi mở lối xong , cướp được trâu té ra là trâu sắt . Vua Huệ vương mượn con đường ấy đem quân vào đánh lấy đất Thục, làm ra con đường Sạn đạo, và đặt tên núi là Kim Ngưu.
Hán vương nói :
- Chỉ vì vua Thục tham vàng mà mở đường cho quân Tần vào cướp đất !
Quân sĩ nghĩ ngơi xong toan lên đường, Trương Lương bước đến nói với Hán vương :
- Tôi tiễn chân Ðại vương đến đây rồi, xin cho phép tôi được trở về cố quốc.
Hán vương kinh ngạc nói :
- Từ khi ta gặp được Tiên sinh, đã bao lần gian nguy khổ cực nhờ Tiên sinh giúp đỡ, mới mong được toàn mạng, nay Tiên sinh bỗng nhiên bỏ ta trong lúc sự nghiệp chưa thành ta còn biết nương cậy vào ai ?
Trương Lương nói :
- Trước đây vì phải luôn luôn tranh đấu trước gian nguy, nên tôi không dám rời Ðại vương nữa bước. Nay Ðại vương vào Hán Trung, đâu còn gì nguy hiểm nữa ? Giữ tôi bên cạnh, Ðại vương chẳng ích gì ! Tôi xin từ giã Ðại vương trở về thăm cố chúa, nhân tiện tính giúp cho Ðại vương ba việc, xin Ðại vương cứ an tâm.
Hán vương hỏi :
- Ba việc ấy là ba việc gì xin Tiên sinh chỉ giáo.
Trương Lương nói :
- Một là : về du thuyết Bá vương, bày Bá vương thiên đô sang Bành Thành, dành Hàm Dương cho Ðại vương sau này, trở về lên ngôi thiên tử.
Hai là : đi du thuyết chư hầu bỏ Sở phò Hán, và tìm cách làm cho Bá vương không đế ý đến lực lượng Ðại vương nữa. Ba là : tìm cho Ðại vương một người Ðại nguyên soái, đủ tài diệt Sở hưng Lưu Hàm , xong ba việc ấy tôi sẽ trở về Hàm Dương chờ đón Ðại vương .
Nay chỉ khuyên Ðại vương một điều là cố gắng nhẫn nhục, vì Hán Trung chỉ là nơi ở tạm, không quá ba năm Ðại vương sẽ vào Trung Nguyên làm chủ thiên hạ.
Hán vương nói :
- Nếu thực được như lời Tiên sinh thì Bang này dẫu khổ nhục đến đâu quyết chẳng dám sờn lòng. Nhưng Tiên sinh định tìm một vị Nguyên soái, mà Tiên sinh không trở về đây, làm thế nào được ?
Trương Lương nói :
- Người ấy sẽ là một anh tài trong thiên hạ. Khi tìm được tôi sẽ chỉ tỏ đường lối để người ấy tìm đến đây. Ðại vương phải thu dụng, chớ thất tín.
Hán vương hỏi :
- Tiên sinh phải lấy gì làm tin, ta mới biết là người của Tiên sinh giới thiệu chứ ?
Trương Lương nói :
- Tôi xin giao cho người ấy một giốc thư . Trong thư tôi sẽ viết những lời bí mật của Ðại vương nói với tôi lúc bình nhật.
Trương Lương nói xong, cúi đầu giã biệt.
Hán vương nắm tay rơi lệ nói :
- Xin Tiên sinh đừng sai ước. Tiên sinh về có gặp thân phụ tôi xin nói giúp một lời rằng : Bang này ngày đêm mong nhớ cội thung, nhưng hoàn cảnh không thể nào phụng dưỡng được. Xin người cứ giữ gìn thân thể, và trông nom các cháu. Còn trời còn đất, tất còn có ngày đoàn tụ .
Trương Lương nói :
- Vâng, tôi xin tuân mệnh.
Nói xong, lại dắt Tiêu Hà ra dặn dò mọi việc và nói :
- Lúc nào tôi tìm được vị Nguyên soái thì tướng quân phải hết lòng tiến cử nhé. Bức thư có rọc mất một chéo góc .
Tiêu Hà nói :
- Tiên sinh cứ yên lòng, nếu tôi thấy người cầm giốc thư đến đây quyết không để lỡ việc .
Trương Lương bái biệt Hán vương , giã từ tướng sĩ rồi lên ngựa trở lại.
Hán vương tiễn đưa mấy dặm đường .
Bỗng phía sau có tiếng kêu la ầm ĩ , và ngọn lửa cháy ngất trời, lan ra hơn ba mươi dặm. Hỏi ra mới biết Trương Lương đốt Sạn đạo rồi.
Hán vương thất kinh, ngước mặt lên trời than :
- Ôi chao ! Trương Lương đã trở về còn nhẫn tâm đốt Sạn đạo là cố ý giam lỏng chúng ta nơi đây trọn đời bỏ xương trong núi thẳm rồi.
Quân sĩ cũng dều nhao nhao chửi rủa Trương Lương và nói :
- Trời ơi ! Thế là chúng ta đành sống làm mọi nơi xứ Hán Trung, để rồi chết làm quỉ nơi hoang vu này, chứ còn đường sá nào mong trở về nửa.
Ðang lúc ba quân huyên náo, Tiêu Hà chạy lại nói nhỏ với Hán vương :
- Xin Ðại vương chớ oán Trương Lương. Sở dĩ Trương Lương đốt Sạn đạo là để cho Bá vương không còn để ý đến ta nữa, quân tướng Tam Tần ăn no ngủ kỹ không đề phòng xin Ðại vương lượng xét .
Hán vương như sực tỉnh, thở hào hển nói :
- Nếu không có nhà ngươi, ta đã hiểu lầm oán trách người hiền.
Nói xong, truyền ba quân tiếp tục lên đường.
Khi đến Bao Dung, Hán vương tìm lời phủ dụ quân sĩ, rồi chọn ngày lên ngôi, thi ân bố đức, dân chúng đem lòng cảm phục.
Năm ấy được mùa, dân chúng ấm no, trăm họ an vui, non sông tươi thắm.
Hán vương phong Tiêu Hà làm Tướng quốc, Tào Tham, Phàn Khoái, Chu Bội, Quán Anh đều làm tướng .
Từ đó, chiêu hiền đãi sĩ, tích thảo dồn lương, chỉ hơn vài tháng dân Hán Trung, đường không nhặt của rơi, đêm ngủ không cần đóng cửa, tuyệt nhiên không có một kẻ gian manh trộm cướp, thật là một cảnh thái bình.
Sau khi đốt Sạn đạo, Trương Lương đến Phương Linh nghỉ một hôm, ngày hôm sau qua Phượng Châu, Ích Môn, đi gần tới đia phận Bảo Kê, bỗng có một tướng kéo một đoàn quân ra đón đường hét lớn :
- Trương Lương ! Ta vâng lệnh quân sư Phạm Tăng đến đây đón ngươi đã lâu.
Trương Lương kinh ngạc, xem lại thì thấy đó là nha tướng của Hạng Bá.