watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hán sở tranh hùng-Hồi 15 - tác giả Mộng Bình Sơn Dịch Thuật Mộng Bình Sơn Dịch Thuật

Mộng Bình Sơn Dịch Thuật

Hồi 15

Tác giả: Mộng Bình Sơn Dịch Thuật

Trong số dân chúng ấy, có một ông lão tuổi ngoài tám mươi, tóc bạc da mồi, nhưng còn có vẻ quắc thước lắm. ông lão ấy tên Ðổng Công, học rộng, chuộng đạo đức, cả vùng ai cũng kính mến.
Ðổng Công bàn với dân chúng :
- Chúng ta chờ bọn Anh Bố đi rồi, tìm lấy xác vua làm lễ mai táng, rồi kéo sang Lạc Dương rước Hán vương về làm chủ để trả thù cho Chúa thượng.
Dân chúng đồng thanh hưởng ứng, và nói :
- Chúng tội xin theo lời lão công.
Nói xong, tụ họp hơn vài mươi chiếc thuyền, nhắm dòng hạ lưu tìm vớt xác của Hoài v­ơng đem lên, lập đàn ma chay cúng tế, mà mai táng Hoài vương nơi Mân Châu.
Giữa lúc đó, bọn Anh Bố đã trở về Bành Thành, gặp Phạm Tăng thuật lại đầu đuôi.
Phạm Tăng thở dài, nói :
- Thôi thế thì còn ra gì nữa ! Vua Nghĩa Ðế do tôi và Vũ Tín Quân lập lên để trấn an nhân tâm, nay giết đi mang tiếng trong thiên hạ, nếu còn dời đô về Bành Thành nữa sao khỏi thiên hạ chê cười. Chúng ta phải trở về Hàm Dương can ngăn việc thiên đô mới xong.
Quý Bá nói :
- Khi trước Hàn Sinh can gián, bị Bá vương giận bỏ vào vạc dầu, bây giờ ai còn dám ngăn cản nữa ?
Phạm Tăng nói :
- Không liều chết ngăn cản thì rồi đây chúng ta sẽ bị chết cả bọn.
Nói xong, lưu Quý Bá ở lại Bành Thành, còn bao nhiêu thảy đều về Hàm Dương, vào yết kiến Bá vương.
Bá vượng đang thu xếp hành trang, thôi thúc bá quan hạn trong bốn hôm nữa sẽ đăng trình, xảy được tin Phạm Tăng và Anh Bố trở về tâu việc giết vua Nghĩa Ðế .
Bá vương thích chí nói :
- Thế là ta đã trừ được cái bệnh trong gan phổi rồi.
Phạm Tăng tâu :
- Bệnh gan phổi của Bệ hạ không phải ở vua Nghĩa Ðế mà là ở Hán vương. Bệ hạ trừ được Hán vương mới gọi là chữa được bệnh. Ngày nay Bệ hạ dời đô về Bành Thành ngày mai Hán vương dời đô ra Hàm Dương đó.
Bá vương lắc đầu nói :
- Quân sư chớ lo. Ðường Sạn đạo đã đốt rồi, quân Tam Tần ráo riết phòng bị, dẫu Hán vương có cánh cũng không thoát ra khỏi đất Ba Thục được.
Phạm Tăng tâu :
- Nếu Bệ hạ dời đô về Bành Thành tất Tam Tần trễ biếng, Hán vương thừa cơ hội ấy tấn binh. Ðường Sạn đạo đã đốt nhưng lòng người đã quyết, việc sửa chữa chẳng mấy chốc.
Bá vương tỏ vẻ bất bình nói :
- Hiệu lệnh đã ban, văn vũ đã chuẩn bị chỉnh tề, không thể sửa đổi được nữa. Quân sư chớ nói nhiều lời.
Phạm Tăng thấy Bá vương không nghe lời mình, hổ thẹn bước ra buồn bã sắp sửa hành trang để cùng các quan theo hộ giá.

Nhắc lại Hàn Tín từ khi tiễn chân Trương Lương đi rồi lòng hồi hộp, mấy đêm không ngủ được, lo chuẩn bị hành trang lên đường.
Trước khi ra đi, Hàm Tín ghé nhà Trần Bình thăm viếng.
Trần Bình thảy Hàn Tín đến, mừng rỡ đón chào và hỏi :
- Chấp kích lang sang chơi chắc có chuyện lạ ! Hay là cá sắp hóa rồng, rồng toan vượt bể ?
Hàn Tín biết Trần Bình không ưa gì Bá v­ơng, tìm lời nói thử :
- Bá vương dời đô về Bành Thành tất Hán vương thôn tính Tam Tần. Ðất Hàm Dương nầy e không giữ được . Ðô úy nghĩ sao ?
Trần Bình đáp :
- Bá vương lấy uy vũ hàm gốc, nấu Hàn Sinh, giết Nghĩa Ðế, lại thiên đô về Bành Thành, tôi tưởng cơ nghiệp không thể nào yên được. Trong chư hầu, chỉ có Hán vương là người đại lượng, có thể mưu đồ việc lớn.
Chấp kích lang ở đây không ra gì, sao không tìm nơi khác tiến thân, tội gì sống trong khổ cực ?
Hàn Tín đưa mắt nhìn quanh rồi nói nhỏ :
- Tôi có ý đó đã lâu, không dám giấu Ðô úy, ngặt vì quan san cách trở, đồn ải canh phòng rất nghiêm, không có giấy thông hành không thể nào đi lọt.
Trần Bình thở dài nói :
- Việc ấy không khó . Trong dinh tôi có văn thư ấn tín tôi sẽ cấp cho một đạo thông hành, có thể tự do đi lại. Nếu đồn ải nào hỏi thì cứ nói rằng : "Bá vương sai vào Bao Trung thám thính".
Hàn Tín đứng dậy nói :
- Ða tạ Ðô úy. Ngài cho Tín tôi mảnh giấy nầy thực quý hơn ngàn vàng. Nếu Tín tôi gặp thời, đạt danh vọng, nguyện không quên ơn tri ngộ.
Trần Bình nói :
- Ngài cứ an tâm, lập chí. Sau nầy tôi cũng phải tìm chỗ dung thân, chừng ấy ngài ra ơn tiến cử tôi thì còn gì quý hơn.
Hàn Tín lãnh giấy thông hành, từ giã về dinh. Tối hôm ấy dặn bọn gia nhân :
- Ta bận việc đi thăm người bạn, chúng bây ở nhà phải canh phòng cẩn mật. Nói xong, lên ngựa ra đi. Vó câu khấp khểnh vầng trăng chênh chếch mái đầu. Anh hùng yên ngựa đâu quản gió sương, bóng Hàm Dương khuất dần sau những rặng núi đen sì, giữa những màn sương lạnh.
Hàn Tín ra đi đã hai hôm thế mà tuyệt nhiên không ai hay biết.
Bọn gia nhân thấy Hàn Tín không về, bàn với nhau :
- Quan Chấp kích lang đi đâu không về, chúng ta phái vào báo cho quân sư kẻo mang vạ.
Chúng kéo đến dinh Phạm Tăng, bẩm :
- Chúng con là gia nhân ở dinh quan Chấp kích lang. Cách đây vài hôm có người khách lạ đến chơi, cùng với quan Chấp kích lang đàm đạo, cách đó mấy hôm, quan Chấp kích lang lại đi biệt không về. Vì vậy, chúng con đến đây cấp báo.
Phạm Tăng thất kinh, dậm chân, thở dài than :
- Thôi ! Cọp đã vào rừng rồi ! Ta còn mong gì mưu việc thiên hạ. Trước đây ta đã tâu xin Bá vương một là dùng, hai là giết, thế mà Bá vương không nghe, nay còn hối sao kịp.
Nói xong, vội vã vào triều, tâu với Bá vương :
- Hàn Tín trốn rồi, bệ hạ phải cho người đuổi theo bắt lại, nếu không, nghiệp cả khó bền.
Bá vương giận dữ, vỗ án hét :
- Ðứa thất phu ấy lại dám bỏ ta mà đi ư ?
Phạm Tăng nói :
- Hàn Tín là kẻ kiến thức, có thể giúp Bệ hạ làm nên đại sự, thế mà Bệ hạ đã không dùng, còn để cho hắn trốn, thất là bất lợi.
Bá vương nói :
- Nó không có thông hành thì làm thế nào ra khỏi Quan Trung được ?
Liền gọi Chung Ly Muội đến bảo :
- Ngươi dẫn hai trăm quân khinh kỵ , đuổi theo bắt Hàn Tín về đây, bầm thây làm gương cho kẻ khác.
Chung Ly Muội lĩnh lệnh dẫn quân đến cửa quan An Bình thì được tin Hàn Tín đã qua khỏi cửa quan hai hôm rồi.
Chung Ly Muội trách cứ quan Tổng Trấn. Quan Tổng trấn nói :
Hàn Tín hiện có văn thư , ấn tín rõ ràng, nói là Bá vương sai đi hội Tam Tần bàn việc khẩn cấp. Tôi làm sao dám ngăn cản ?
Chung ly Muội nói :
- Bây giờ quan Tổng trấn liệu có cách gì bắt Hàn Tín lại chăng ?
Quan Tổng trấn lắc đầu, đáp :
- Tướng quân khó mà theo kịp. Bây giờ chỉ có cách phi báo cho Tam Tần mang quân truy mã, may ra mới bắt được
Chung Ly Muội nghe lời, phi hịch cho Tam Tần, khiến truy nã rất gấp, rồi trở về Hàm Dương tâu lại với Bá vương.
Bá vương , nói :
- Ðứa thất phu ấy, dẫu có đi đâu lại làm nên trò trống gì mà ta phải bận tâm .
Tức truyền lệnh cho bá quan văn võ sắp sửa xe ngựa thiên đô đến Bành Thành. Chỉ để Tnmg Công ở lại giữ Hàm Dương mà thôi.

Nhắc lại Hàn Tín từ khi thoát ra khỏi cửa An Bình, thẳng tới Tản Quan, đến một ngã ba kia đường chật hẹp, ngoằn ngoèo, liền giở bản đồ ra xem, tìm lối tắt vào Bao Tnmg.
Bỗng có một viên tiểu tướng tay cầm hỏa bài, xông ngựa tới hỏi :
- Người kia ! Ði đâu ? Có giấy thông hành chăng ?
Hàn Tín xem qua, biết là người của Tam Tần, sai đi lùng bắt mình, liền giả cách nói :
- Tôi họ Lý, hiện có việc sang Bao trung, giấy thông hành có ghi rõ.
Nói xong, rút giấy thông hành trao cho viên tiểu tướng.
Viên tiểu tướng khúm núm giở ra xem, Hàn Tín thừa cơ rút thanh bảo kiếm đeo trong lưng, chém phăng một nhát, tiểu tướng rơi đầu.
Hàn Tín vội vã. buồng cương thượng lộ: Ði chưa bao xa, lại có bốn tráng sĩ đuổi theo bắt. Hàn Tín cũng theo cách ấy, cho mỗi người một nhát gươm đưa hồn về địa phủ. Ðoạn, quay ngựa nhắm hướng Tây mà chạy. Chay được một lúc Hàn Tín nghĩ thầm :
- Ta vừa giết mấy tên hỏa bài của Tam Tần, nếu cứ đường này thẳng tiến, e họ đuổi theo bắt gặp.
Liền rẽ cương sang một con đường hẻm về hướng Tây Nam.
Con đường này chung quanh núi rừng mù mịt, suối reo, đá dựng, không làm sao cưỡi ngựa được, con đường bị nghẽn, không còn lối nào sang đò Trần Thương được Hàn Tín buồn bã, lơ láo đứng nhìn bốn mặt, đâu đâu cũng rừng núi chập chùng.
Tình cờ gặp một tên phu, đang kẽo kẹt trên vai một gánh củi nặng, mò mẫm qua triền núi. Hàn Tín mừng rỡ, hỏi vội :
- Thưa lão trượng làm ơn chỉ dúm cho tiểu tử đường ra Trần Thương.
Lão tiều nghe hỏi, để gánh củi xuống, chỉ tay về phía trước, nói :
- Cứ dắt ngựa băng rừng đi tới sang rặng núi đá bên kia đến rừng Tiểu Tùng. Ði hết rừng ấy là đến khe Loan Thạch, trên khe có cầu đá, đi khỏi cầu đá thì có núi Nga Mi, phải trèo qua núi ấy mới có lối đi, nhưng phải khó khăn lắm. Ði một quãng nữa đến núi Thái Bạch, dưới chân núi có hàng cơm phải trọ lại đấy dùng cơm tối, sáng sớm mới lên đường. Hỏi lối sang núi Cô Vân đến núi Lưỡng Cước, sang đò Bắc Thủy, tới bến Hàng Khê. Ðấy là địa phận Nam Chính rồi. Nhưng nhớ phải đi đến nơi trọ trước trời tối, vì vùng núi ấy có con mãng xà rất nguy hiểm, ông phải cẩn thận lắm mới tránh được tai nạn.
Hàn Tín giở bản đồ ra xem, thấy không sai một nét nào cả. Hàn Tín cảm ơn lão tiều lên đường cất bước, giữa lúc ấy lão tiều cũng ì ạch gánh củi tên vai, xuống núi.
Hàn Tín vừa đi vừa nghĩ :
- Nếu Chương Hàm cho người truy nã, theo chân mình đến ngã ba gặp lão tiều này, và lão tiều lại chỉ đường như vậy thì mạng ta khó thoát. Vả chăng, mấy hôm nay ta lặn suối, trèo non người mỏi.ngựa mệt, vô phúc mà gặp truy binh, đành phải bó tay chịu chết, chứ chống cự sao nổi ! Thôi, thà ta chịu tiếng vong ân giết lão tiều phu này đi, để tuyệt lộ truy binh.
Nghĩ rồi liền quay ngựa lại gọi :
- Hời lão tiều, xin lão dừng chân cho tôi hỏi thêm điều này nữa.
Tiều phu nghe gọi, quay gánh lại. Hàn Tín bước đến chém một gươm đứt làm đôi, rồi mang xác đem vùi nơi sườn núi.
Nhìn nấm mồ oan, Hàn Tín rơi lệ, than :
- Lão tiều hỡi ! Tín không phải là phường bất nhân, bạc nghĩa, chỉ vì sợ lỡ việc lớn, đành Phải hy sinh mạng lão . Mai sau Tín này được thành thân, xin đến đây làm lễ hộ tang, lập đền thờ cúng. Hồn lão có linh thiêng xin phò hộ bước bôn đào của Tín này.
Xác tiều phu đã vùi kín, Hàn Tín lên nglra, gạt lệ bôn hành.
Người sau có thơ rằng :

Kiếm báu trao tay chửa giết thù
Giết người.ân nghĩa : lão tiều phu
Hàn quân vì muốn mưu thiên hạ
Sao nỡ đem ân đáp nghĩa thù

Hàn Tín theo lời dặn của lão tiều, băng qua núi đá, sang rừng Tiểu tùng, đến khe Loan Thạch, và vất vả mấy ngày mới tới núi Thái Bạch. Dưới núi có hàng cơm, Hàn Tín xuống ngựa bước vào, gọi chủ quán đem rượu thịt ra ăn.
Rượu nồng hơi ấm, rừng núi u buồn, xa xa lơ thơ vài vầng mấy bạc lồng bóng xuống khe sâu, bơ vơ như bước chân dũng sĩ chưa định hướng, Hàn Tín thở dài, chợt nghĩ đến cái chết của tiều phu vừa rồi, bất giác ngâm một bài thơ, rồi sẵn dịp mượn bút mực để lên vách đá. Thơ rằng :
Dần bước đỉnh non cao
Gặp ghềnh theo lối nhỏ
Mây nghiêng mái trời xanh
Suối tuôn ghềnh sỏi đỏ
Ngoắt ngoéo đến muôn trùng
Gớm thay ! Thật hiểm trở !
Rừng thẳm càng đi sâu
Càng đến nơi tuyệt lộ !
Trời xui gặp lão tiều
Chỉ đường đi rất rõ
Ân đức biết chừng nào ?
Nghìn vàng chưa báo bổ !
Ta vì lòng lo riêng
Sợ quân theo truy nã
Sức yếu và thế cô
Vào lưới không thể gỡ !
Cắn răng rút gươm thiêng
Giết Tiều, vùi xuống hố!
Hỡi ơi Lão tiều phu
Linh thiêng xin phù hộ
Ta há bạc tình chi
Chỉ lo, về hậu lộ
Lão sống chỉ vào rừng
Suốt đời thêm cực khổ !
Ta sống để mai này
Ðem thân đi diệt Sở
Sở diệt, thiên hạ yên
Muôn dân khỏi thống khổ
Ấy vậy kẻ vong tình
Xin lão chớ oán nộ !
Mai sau được thành công
Quyệt lòng đền báo bổ
Con lão ta xin nuôi
Phú quý chung hưởng thọ
Vành trăng lả lướt soi
Chập chùng mây mờ tỏ
Hồn lão đến đây chăng ?
Chứng minh lòng ta đó !
Hàn Tín đề thơ xong, ngồi gật gù đánh chén, ngâm đi ngâm lại bài thơ mãi không thôi. Thình linh, bên ngoài có một tráng sĩ, vung kiếm xông vào, xem qua bài thơ một lượt rồi quay lại hỏi Hàn Tín.
- Anh này muốn chết sao ? Ðã bỏ Sở bôn đào vào đây thế mà còn dám giết người dọc đường, đề thơ lên vách ! Nếu tôi bắt anh đem nạp cho Bá vương thì anh liệu làm sao ?
Hàn Tín thất kinh, đẩy ly rượu sang một bên, đứng dậy nói :
- Nếu tôi không lầm, tráng sĩ là người Bao Trung, làm dân nước Hán, cớ sao lại có ý ấy ?
Tráng sĩ cười lớn, kéo Hàn Tín ngồi xuống ghế, nói :
- Tôi nói đùa đấy, xin Tướng quân hỷ xả cho. Tôi vốn họ Tân tên Kỳ, người Phú Phong, mấy năm nay vì lánh nạn nhà Tần nên theo cha tôi là Tân Kim, đến đây mở hàng cơm độ nhật. Từ thuở bé, tánh ưa cung kiếm, nên mải ham mê săn bắn, chưa nghĩ đến việc tiến thân, lập nghiệp. Ðêm vừa rồi, tôi nằm chiêm bao, thấy một con hổ từ đỉnh núi cao nơi phương Ðông chạy đến, nằm trên đám cỏ. Với giấc mộng ấy, tôi đoán chắc hôm nay thế nào cũng gặp được quý nhân. Vì vậy suốt ngày tôi ở nhà chờ tiếp đón.
Hàn Tín nghe nói mừng rỡ đứng dậy cầm tay Tân Kỳ, cùng ngồi chung bàn đấu chén. .
Rượu ngà ngà say, Hàn Tín nói :
- Tôi xem tráng sĩ không phải là kẻ giá áo, túi cơm. Nay thiên hạ đang loạn lạc, Hán vương chiêu hiền đãi sĩ, sao tráng sĩ không bái yết, đoạt ấn phong hầu, để thỏa lòng hào kiệt ?
Tân Kỳ nói :
- Tôi có ý ấy đã ìâu, song nghĩ rằng Hán vương muốn thâu thiên hạ tất phải đem quân dẹp Tam Tần. Mà dẹp Tam Tần không có con đường nào khác hơn là đường ra núi Thái Bạch này. Vậy xin Tướng quân vào trước, lúc nào Tướng quân đem binh ra đây tôi sẽ vin tháp tùng vậy.
Hàn Tín ngạc nhiên hỏi .
- Ðường ra Tam Tần không còn đường nào khác hơn sao ?
Tân Kỳ nói :
- Xưa nay chỉ theo đường Sạn đạo. Bây giờ Sạn đạo đã bị đốt rồi, người Sở cũng như người Tần, không ai biết con đường này cả. Nếu quân Hán theo con đường này kéo ra, xuất kỳ bất ý đánh một trận, tất Tam Tần phải mất.
Hàn Tín nói :
- Tráng sĩ quả là kẻ kiến thức. Nhưng, xin chớ lộ việc này với ai. Lúc tôi đem binh diệt Tần sẽ nhờ tráng sĩ làm hướng đạo .
Tân Kỳ mời Hàn Tin vào nhà trong, gọi mẹ và vợ ra giới thiệu. Cả nhà vui vẻ.
Hàn Tín và Tân Kỳ kết, làm anh em. Ðêm ấy cả hai ngủ chung giường, và mờ sáng, Hàn Tín giã biệt.
Tân Kỳ nói :
- Phía trước là núi Cô Vân, núi Lưỡng Cước, đường sá hiểm trở, lại có con mãng xà rất lớn. Khách đi đường không khéo sẽ nguy đến tính mệnh. Vậy tôi xin đưa Tướng quân đến bến Hàn Khê rồi sẽ trở về.
Hàn Tín từ chối, nói :
- Thôi xin cám ơn hiền đệ, làm như thế quá phiền phức.
Tân Kỳ nhất định không nghe, gọi gia nhân đến dặn :
- Chúng bây ở nhà trông nom quán hàng, khoản đãi khách khứa. Ta đi tiễn Hàn tướng quân vài hôm sẽ về.
Dứt lời, cầm một ngọn giáo, đeo một túi cung, theo Hàn Tín ra đi.
Không có gì vui vẻ hơn khi đường xa được người tri ngộ . Hai người trao đổi tâm tình, quên cả đường xa mệt nhọc Chẳng bao lâu đã đến bến Hàn Khê.
Tân Kỳ chỉ tay ra phía trước nói :
- Ở đây chỉ còn cách Bao Trung chừng vài dặm. Vậy tiểu đệ xin trở bước.
Hàn Tín bùi ngùi cầm tay nói :
- Chúng ta hẹn ngày tái ngộ, và ngày ấy sẽ là ngày thanh gươm yên ngựa, đem sức tài thị thố giữa ba quân.
Xưa nay, những cảnh tương biệt bao giờ cũng đeo sầu, và có bịn rịn đến đâu cũng phải đến phút giây dứt bỏ.
Hàn Tín lên ngựa ra roi, vó câu khấp khểnh. Tân Kỳ đứng nhìn theo một lúc, rồi quay lại đường cũ trở về chân núi
Thái Bạch.



Trong số dân chúng ấy, có một ông lão tuổi ngoài tám mươi, tóc bạc da mồi, nhưng còn có vẻ quắc thước lắm. ông lão ấy tên Ðổng Công, học rộng, chuộng đạo đức, cả vùng ai cũng kính mến.

Ðổng Công bàn với dân chúng :

- Chúng ta chờ bọn Anh Bố đi rồi, tìm lấy xác vua làm lễ mai táng, rồi kéo sang Lạc Dương rước Hán vương về làm chủ để trả thù cho Chúa thượng.

Dân chúng đồng thanh hưởng ứng, và nói :

- Chúng tội xin theo lời lão công.

Nói xong, tụ họp hơn vài mươi chiếc thuyền, nhắm dòng hạ lưu tìm vớt xác của Hoài v­ơng đem lên, lập đàn ma chay cúng tế, mà mai táng Hoài vương nơi Mân Châu.

Giữa lúc đó, bọn Anh Bố đã trở về Bành Thành, gặp Phạm Tăng thuật lại đầu đuôi.

Phạm Tăng thở dài, nói :

- Thôi thế thì còn ra gì nữa ! Vua Nghĩa Ðế do tôi và Vũ Tín Quân lập lên để trấn an nhân tâm, nay giết đi mang tiếng trong thiên hạ, nếu còn dời đô về Bành Thành nữa sao khỏi thiên hạ chê cười. Chúng ta phải trở về Hàm Dương can ngăn việc thiên đô mới xong.

Quý Bá nói :

- Khi trước Hàn Sinh can gián, bị Bá vương giận bỏ vào vạc dầu, bây giờ ai còn dám ngăn cản nữa ?

Phạm Tăng nói :

- Không liều chết ngăn cản thì rồi đây chúng ta sẽ bị chết cả bọn.

Nói xong, lưu Quý Bá ở lại Bành Thành, còn bao nhiêu thảy đều về Hàm Dương, vào yết kiến Bá vương.

Bá vượng đang thu xếp hành trang, thôi thúc bá quan hạn trong bốn hôm nữa sẽ đăng trình, xảy được tin Phạm Tăng và Anh Bố trở về tâu việc giết vua Nghĩa Ðế .

Bá vương thích chí nói :

- Thế là ta đã trừ được cái bệnh trong gan phổi rồi.

Phạm Tăng tâu :

- Bệnh gan phổi của Bệ hạ không phải ở vua Nghĩa Ðế mà là ở Hán vương. Bệ hạ trừ được Hán vương mới gọi là chữa được bệnh. Ngày nay Bệ hạ dời đô về Bành Thành ngày mai Hán vương dời đô ra Hàm Dương đó.

Bá vương lắc đầu nói :

- Quân sư chớ lo. Ðường Sạn đạo đã đốt rồi, quân Tam Tần ráo riết phòng bị, dẫu Hán vương có cánh cũng không thoát ra khỏi đất Ba Thục được.

Phạm Tăng tâu :

- Nếu Bệ hạ dời đô về Bành Thành tất Tam Tần trễ biếng, Hán vương thừa cơ hội ấy tấn binh. Ðường Sạn đạo đã đốt nhưng lòng người đã quyết, việc sửa chữa chẳng mấy chốc.

Bá vương tỏ vẻ bất bình nói :

- Hiệu lệnh đã ban, văn vũ đã chuẩn bị chỉnh tề, không thể sửa đổi được nữa. Quân sư chớ nói nhiều lời.

Phạm Tăng thấy Bá vương không nghe lời mình, hổ thẹn bước ra buồn bã sắp sửa hành trang để cùng các quan theo hộ giá.



Nhắc lại Hàn Tín từ khi tiễn chân Trương Lương đi rồi lòng hồi hộp, mấy đêm không ngủ được, lo chuẩn bị hành trang lên đường.

Trước khi ra đi, Hàm Tín ghé nhà Trần Bình thăm viếng.

Trần Bình thảy Hàn Tín đến, mừng rỡ đón chào và hỏi :

- Chấp kích lang sang chơi chắc có chuyện lạ ! Hay là cá sắp hóa rồng, rồng toan vượt bể ?

Hàn Tín biết Trần Bình không ưa gì Bá v­ơng, tìm lời nói thử :

- Bá vương dời đô về Bành Thành tất Hán vương thôn tính Tam Tần. Ðất Hàm Dương nầy e không giữ được . Ðô úy nghĩ sao ?

Trần Bình đáp :

- Bá vương lấy uy vũ hàm gốc, nấu Hàn Sinh, giết Nghĩa Ðế, lại thiên đô về Bành Thành, tôi tưởng cơ nghiệp không thể nào yên được. Trong chư hầu, chỉ có Hán vương là người đại lượng, có thể mưu đồ việc lớn.

Chấp kích lang ở đây không ra gì, sao không tìm nơi khác tiến thân, tội gì sống trong khổ cực ?

Hàn Tín đưa mắt nhìn quanh rồi nói nhỏ :

- Tôi có ý đó đã lâu, không dám giấu Ðô úy, ngặt vì quan san cách trở, đồn ải canh phòng rất nghiêm, không có giấy thông hành không thể nào đi lọt.

Trần Bình thở dài nói :

- Việc ấy không khó . Trong dinh tôi có văn thư ấn tín tôi sẽ cấp cho một đạo thông hành, có thể tự do đi lại. Nếu đồn ải nào hỏi thì cứ nói rằng : "Bá vương sai vào Bao Trung thám thính".

Hàn Tín đứng dậy nói :

- Ða tạ Ðô úy. Ngài cho Tín tôi mảnh giấy nầy thực quý hơn ngàn vàng. Nếu Tín tôi gặp thời, đạt danh vọng, nguyện không quên ơn tri ngộ.

Trần Bình nói :

- Ngài cứ an tâm, lập chí. Sau nầy tôi cũng phải tìm chỗ dung thân, chừng ấy ngài ra ơn tiến cử tôi thì còn gì quý hơn.

Hàn Tín lãnh giấy thông hành, từ giã về dinh. Tối hôm ấy dặn bọn gia nhân :

- Ta bận việc đi thăm người bạn, chúng bây ở nhà phải canh phòng cẩn mật. Nói xong, lên ngựa ra đi. Vó câu khấp khểnh vầng trăng chênh chếch mái đầu. Anh hùng yên ngựa đâu quản gió sương, bóng Hàm Dương khuất dần sau những rặng núi đen sì, giữa những màn sương lạnh.

Hàn Tín ra đi đã hai hôm thế mà tuyệt nhiên không ai hay biết.

Bọn gia nhân thấy Hàn Tín không về, bàn với nhau :

- Quan Chấp kích lang đi đâu không về, chúng ta phái vào báo cho quân sư kẻo mang vạ.

Chúng kéo đến dinh Phạm Tăng, bẩm :

- Chúng con là gia nhân ở dinh quan Chấp kích lang. Cách đây vài hôm có người khách lạ đến chơi, cùng với quan Chấp kích lang đàm đạo, cách đó mấy hôm, quan Chấp kích lang lại đi biệt không về. Vì vậy, chúng con đến đây cấp báo.

Phạm Tăng thất kinh, dậm chân, thở dài than :

- Thôi ! Cọp đã vào rừng rồi ! Ta còn mong gì mưu việc thiên hạ. Trước đây ta đã tâu xin Bá vương một là dùng, hai là giết, thế mà Bá vương không nghe, nay còn hối sao kịp.

Nói xong, vội vã vào triều, tâu với Bá vương :

- Hàn Tín trốn rồi, bệ hạ phải cho người đuổi theo bắt lại, nếu không, nghiệp cả khó bền.

Bá vương giận dữ, vỗ án hét :

- Ðứa thất phu ấy lại dám bỏ ta mà đi ư ?

Phạm Tăng nói :

- Hàn Tín là kẻ kiến thức, có thể giúp Bệ hạ làm nên đại sự, thế mà Bệ hạ đã không dùng, còn để cho hắn trốn, thất là bất lợi.

Bá vương nói :

- Nó không có thông hành thì làm thế nào ra khỏi Quan Trung được ?

Liền gọi Chung Ly Muội đến bảo :

- Ngươi dẫn hai trăm quân khinh kỵ , đuổi theo bắt Hàn Tín về đây, bầm thây làm gương cho kẻ khác.

Chung Ly Muội lĩnh lệnh dẫn quân đến cửa quan An Bình thì được tin Hàn Tín đã qua khỏi cửa quan hai hôm rồi.

Chung Ly Muội trách cứ quan Tổng Trấn. Quan Tổng trấn nói :

Hàn Tín hiện có văn thư , ấn tín rõ ràng, nói là Bá vương sai đi hội Tam Tần bàn việc khẩn cấp. Tôi làm sao dám ngăn cản ?

Chung ly Muội nói :

- Bây giờ quan Tổng trấn liệu có cách gì bắt Hàn Tín lại chăng ?

Quan Tổng trấn lắc đầu, đáp :

- Tướng quân khó mà theo kịp. Bây giờ chỉ có cách phi báo cho Tam Tần mang quân truy mã, may ra mới bắt được

Chung Ly Muội nghe lời, phi hịch cho Tam Tần, khiến truy nã rất gấp, rồi trở về Hàm Dương tâu lại với Bá vương.

Bá vương , nói :

- Ðứa thất phu ấy, dẫu có đi đâu lại làm nên trò trống gì mà ta phải bận tâm .

Tức truyền lệnh cho bá quan văn võ sắp sửa xe ngựa thiên đô đến Bành Thành. Chỉ để Tnmg Công ở lại giữ Hàm Dương mà thôi.



Nhắc lại Hàn Tín từ khi thoát ra khỏi cửa An Bình, thẳng tới Tản Quan, đến một ngã ba kia đường chật hẹp, ngoằn ngoèo, liền giở bản đồ ra xem, tìm lối tắt vào Bao Tnmg.

Bỗng có một viên tiểu tướng tay cầm hỏa bài, xông ngựa tới hỏi :

- Người kia ! Ði đâu ? Có giấy thông hành chăng ?

Hàn Tín xem qua, biết là người của Tam Tần, sai đi lùng bắt mình, liền giả cách nói :

- Tôi họ Lý, hiện có việc sang Bao trung, giấy thông hành có ghi rõ.

Nói xong, rút giấy thông hành trao cho viên tiểu tướng.

Viên tiểu tướng khúm núm giở ra xem, Hàn Tín thừa cơ rút thanh bảo kiếm đeo trong lưng, chém phăng một nhát, tiểu tướng rơi đầu.

Hàn Tín vội vã. buồng cương thượng lộ: Ði chưa bao xa, lại có bốn tráng sĩ đuổi theo bắt. Hàn Tín cũng theo cách ấy, cho mỗi người một nhát gươm đưa hồn về địa phủ. Ðoạn, quay ngựa nhắm hướng Tây mà chạy. Chay được một lúc Hàn Tín nghĩ thầm :

- Ta vừa giết mấy tên hỏa bài của Tam Tần, nếu cứ đường này thẳng tiến, e họ đuổi theo bắt gặp.

Liền rẽ cương sang một con đường hẻm về hướng Tây Nam.

Con đường này chung quanh núi rừng mù mịt, suối reo, đá dựng, không làm sao cưỡi ngựa được, con đường bị nghẽn, không còn lối nào sang đò Trần Thương được Hàn Tín buồn bã, lơ láo đứng nhìn bốn mặt, đâu đâu cũng rừng núi chập chùng.

Tình cờ gặp một tên phu, đang kẽo kẹt trên vai một gánh củi nặng, mò mẫm qua triền núi. Hàn Tín mừng rỡ, hỏi vội :

- Thưa lão trượng làm ơn chỉ dúm cho tiểu tử đường ra Trần Thương.

Lão tiều nghe hỏi, để gánh củi xuống, chỉ tay về phía trước, nói :

- Cứ dắt ngựa băng rừng đi tới sang rặng núi đá bên kia đến rừng Tiểu Tùng. Ði hết rừng ấy là đến khe Loan Thạch, trên khe có cầu đá, đi khỏi cầu đá thì có núi Nga Mi, phải trèo qua núi ấy mới có lối đi, nhưng phải khó khăn lắm. Ði một quãng nữa đến núi Thái Bạch, dưới chân núi có hàng cơm phải trọ lại đấy dùng cơm tối, sáng sớm mới lên đường. Hỏi lối sang núi Cô Vân đến núi Lưỡng Cước, sang đò Bắc Thủy, tới bến Hàng Khê. Ðấy là địa phận Nam Chính rồi. Nhưng nhớ phải đi đến nơi trọ trước trời tối, vì vùng núi ấy có con mãng xà rất nguy hiểm, ông phải cẩn thận lắm mới tránh được tai nạn.

Hàn Tín giở bản đồ ra xem, thấy không sai một nét nào cả. Hàn Tín cảm ơn lão tiều lên đường cất bước, giữa lúc ấy lão tiều cũng ì ạch gánh củi tên vai, xuống núi.

Hàn Tín vừa đi vừa nghĩ :

- Nếu Chương Hàm cho người truy nã, theo chân mình đến ngã ba gặp lão tiều này, và lão tiều lại chỉ đường như vậy thì mạng ta khó thoát. Vả chăng, mấy hôm nay ta lặn suối, trèo non người mỏi.ngựa mệt, vô phúc mà gặp truy binh, đành phải bó tay chịu chết, chứ chống cự sao nổi ! Thôi, thà ta chịu tiếng vong ân giết lão tiều phu này đi, để tuyệt lộ truy binh.

Nghĩ rồi liền quay ngựa lại gọi :

- Hời lão tiều, xin lão dừng chân cho tôi hỏi thêm điều này nữa.

Tiều phu nghe gọi, quay gánh lại. Hàn Tín bước đến chém một gươm đứt làm đôi, rồi mang xác đem vùi nơi sườn núi.

Nhìn nấm mồ oan, Hàn Tín rơi lệ, than :

- Lão tiều hỡi ! Tín không phải là phường bất nhân, bạc nghĩa, chỉ vì sợ lỡ việc lớn, đành Phải hy sinh mạng lão . Mai sau Tín này được thành thân, xin đến đây làm lễ hộ tang, lập đền thờ cúng. Hồn lão có linh thiêng xin phò hộ bước bôn đào của Tín này.

Xác tiều phu đã vùi kín, Hàn Tín lên nglra, gạt lệ bôn hành.

Người sau có thơ rằng :



Kiếm báu trao tay chửa giết thù

Giết người.ân nghĩa : lão tiều phu

Hàn quân vì muốn mưu thiên hạ

Sao nỡ đem ân đáp nghĩa thù



Hàn Tín theo lời dặn của lão tiều, băng qua núi đá, sang rừng Tiểu tùng, đến khe Loan Thạch, và vất vả mấy ngày mới tới núi Thái Bạch. Dưới núi có hàng cơm, Hàn Tín xuống ngựa bước vào, gọi chủ quán đem rượu thịt ra ăn.

Rượu nồng hơi ấm, rừng núi u buồn, xa xa lơ thơ vài vầng mấy bạc lồng bóng xuống khe sâu, bơ vơ như bước chân dũng sĩ chưa định hướng, Hàn Tín thở dài, chợt nghĩ đến cái chết của tiều phu vừa rồi, bất giác ngâm một bài thơ, rồi sẵn dịp mượn bút mực để lên vách đá. Thơ rằng :

Dần bước đỉnh non cao

Gặp ghềnh theo lối nhỏ

Mây nghiêng mái trời xanh

Suối tuôn ghềnh sỏi đỏ

Ngoắt ngoéo đến muôn trùng

Gớm thay ! Thật hiểm trở !

Rừng thẳm càng đi sâu

Càng đến nơi tuyệt lộ !

Trời xui gặp lão tiều

Chỉ đường đi rất rõ

Ân đức biết chừng nào ?

Nghìn vàng chưa báo bổ !

Ta vì lòng lo riêng

Sợ quân theo truy nã

Sức yếu và thế cô

Vào lưới không thể gỡ !

Cắn răng rút gươm thiêng

Giết Tiều, vùi xuống hố!

Hỡi ơi Lão tiều phu

Linh thiêng xin phù hộ

Ta há bạc tình chi

Chỉ lo, về hậu lộ

Lão sống chỉ vào rừng

Suốt đời thêm cực khổ !

Ta sống để mai này

Ðem thân đi diệt Sở

Sở diệt, thiên hạ yên

Muôn dân khỏi thống khổ

Ấy vậy kẻ vong tình

Xin lão chớ oán nộ !

Mai sau được thành công

Quyệt lòng đền báo bổ

Con lão ta xin nuôi

Phú quý chung hưởng thọ

Vành trăng lả lướt soi

Chập chùng mây mờ tỏ

Hồn lão đến đây chăng ?

Chứng minh lòng ta đó !

Hàn Tín đề thơ xong, ngồi gật gù đánh chén, ngâm đi ngâm lại bài thơ mãi không thôi. Thình linh, bên ngoài có một tráng sĩ, vung kiếm xông vào, xem qua bài thơ một lượt rồi quay lại hỏi Hàn Tín.

- Anh này muốn chết sao ? Ðã bỏ Sở bôn đào vào đây thế mà còn dám giết người dọc đường, đề thơ lên vách ! Nếu tôi bắt anh đem nạp cho Bá vương thì anh liệu làm sao ?

Hàn Tín thất kinh, đẩy ly rượu sang một bên, đứng dậy nói :

- Nếu tôi không lầm, tráng sĩ là người Bao Trung, làm dân nước Hán, cớ sao lại có ý ấy ?

Tráng sĩ cười lớn, kéo Hàn Tín ngồi xuống ghế, nói :

- Tôi nói đùa đấy, xin Tướng quân hỷ xả cho. Tôi vốn họ Tân tên Kỳ, người Phú Phong, mấy năm nay vì lánh nạn nhà Tần nên theo cha tôi là Tân Kim, đến đây mở hàng cơm độ nhật. Từ thuở bé, tánh ưa cung kiếm, nên mải ham mê săn bắn, chưa nghĩ đến việc tiến thân, lập nghiệp. Ðêm vừa rồi, tôi nằm chiêm bao, thấy một con hổ từ đỉnh núi cao nơi phương Ðông chạy đến, nằm trên đám cỏ. Với giấc mộng ấy, tôi đoán chắc hôm nay thế nào cũng gặp được quý nhân. Vì vậy suốt ngày tôi ở nhà chờ tiếp đón.

Hàn Tín nghe nói mừng rỡ đứng dậy cầm tay Tân Kỳ, cùng ngồi chung bàn đấu chén. .

Rượu ngà ngà say, Hàn Tín nói :

- Tôi xem tráng sĩ không phải là kẻ giá áo, túi cơm. Nay thiên hạ đang loạn lạc, Hán vương chiêu hiền đãi sĩ, sao tráng sĩ không bái yết, đoạt ấn phong hầu, để thỏa lòng hào kiệt ?

Tân Kỳ nói :

- Tôi có ý ấy đã ìâu, song nghĩ rằng Hán vương muốn thâu thiên hạ tất phải đem quân dẹp Tam Tần. Mà dẹp Tam Tần không có con đường nào khác hơn là đường ra núi Thái Bạch này. Vậy xin Tướng quân vào trước, lúc nào Tướng quân đem binh ra đây tôi sẽ vin tháp tùng vậy.

Hàn Tín ngạc nhiên hỏi .

- Ðường ra Tam Tần không còn đường nào khác hơn sao ?

Tân Kỳ nói :

- Xưa nay chỉ theo đường Sạn đạo. Bây giờ Sạn đạo đã bị đốt rồi, người Sở cũng như người Tần, không ai biết con đường này cả. Nếu quân Hán theo con đường này kéo ra, xuất kỳ bất ý đánh một trận, tất Tam Tần phải mất.

Hàn Tín nói :

- Tráng sĩ quả là kẻ kiến thức. Nhưng, xin chớ lộ việc này với ai. Lúc tôi đem binh diệt Tần sẽ nhờ tráng sĩ làm hướng đạo .

Tân Kỳ mời Hàn Tin vào nhà trong, gọi mẹ và vợ ra giới thiệu. Cả nhà vui vẻ.

Hàn Tín và Tân Kỳ kết, làm anh em. Ðêm ấy cả hai ngủ chung giường, và mờ sáng, Hàn Tín giã biệt.

Tân Kỳ nói :

- Phía trước là núi Cô Vân, núi Lưỡng Cước, đường sá hiểm trở, lại có con mãng xà rất lớn. Khách đi đường không khéo sẽ nguy đến tính mệnh. Vậy tôi xin đưa Tướng quân đến bến Hàn Khê rồi sẽ trở về.

Hàn Tín từ chối, nói :

- Thôi xin cám ơn hiền đệ, làm như thế quá phiền phức.

Tân Kỳ nhất định không nghe, gọi gia nhân đến dặn :

- Chúng bây ở nhà trông nom quán hàng, khoản đãi khách khứa. Ta đi tiễn Hàn tướng quân vài hôm sẽ về.

Dứt lời, cầm một ngọn giáo, đeo một túi cung, theo Hàn Tín ra đi.

Không có gì vui vẻ hơn khi đường xa được người tri ngộ . Hai người trao đổi tâm tình, quên cả đường xa mệt nhọc Chẳng bao lâu đã đến bến Hàn Khê.

Tân Kỳ chỉ tay ra phía trước nói :

- Ở đây chỉ còn cách Bao Trung chừng vài dặm. Vậy tiểu đệ xin trở bước.

Hàn Tín bùi ngùi cầm tay nói :

- Chúng ta hẹn ngày tái ngộ, và ngày ấy sẽ là ngày thanh gươm yên ngựa, đem sức tài thị thố giữa ba quân.

Xưa nay, những cảnh tương biệt bao giờ cũng đeo sầu, và có bịn rịn đến đâu cũng phải đến phút giây dứt bỏ.

Hàn Tín lên ngựa ra roi, vó câu khấp khểnh. Tân Kỳ đứng nhìn theo một lúc, rồi quay lại đường cũ trở về chân núi

Thái Bạch.
Hán sở tranh hùng
Lời nói đầu
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48(hết)