Hồi 8
Tác giả: Mộng Bình Sơn Dịch Thuật
Thấy Trương Lương tình nguyện đến yết kiến Bái Công.
Hàn Vương nói :
- Nhà ngươi nên khéo léo, đừng để mất lòng Bái Công.
Lich Sinh nghĩ thầm :
- Trương Lương đã trúng kế ta rồi !
Liền từ giã Hàn Vương, dắt Trương Lương đến yết kiến Bái Công.
Dọc đường, Trương Lương mỉm cười, tự nghĩ :
- Ý Lịch Sinh đến đây cốt mượn ta chớ đâu phải rnượn lương. Ta đi đây cốt để xem thử Bái Công đãi người như thế nào ?
Bái Công vốn đã bàn mưu với Lịch Sinh nên sắp xếp sẳn sàng đợi Trương Lương.
Khi đươc tin , Bái Công sai Phàn Khoái ra rước .
Thoạt nhìn thấy Phàn Khoái, Trương Lương nghĩ thầm :
- Người này quả là một bậc khai quốc công thần .
Khi vào đến cửa, Bái Công lại dẫn Tiêu Hà , Tào Tham ra tiếp đón.
Trương Lương thấy Bái Công mũi lớn, mặt rồng, thật đáng là một vị an bang chân mệnh, còn bọn Tiêu Hà mày ngài , hàm én , trông đúng là những bậc anh hùng cái thế , lòng mừng thầm :
- Có minh quân tất có tôi hiền. Ta đi chuyến này đúng là gặp dịp . Xưa kia thầy ta Hoàng Thạch Công bảo sau này phò thánh quân lưu danh vạn cổ , thế thì đây là nơi dung thân rồi .
Nghĩ vậy, liền đến vái lạy Bái Công và nói :
- Nay Minh công đem quân đánh Tần, đi đến đâu trăm họ cung đốn đầy đủ, lương thực ê chề, cớ sao lại nghe lời anh cuồng sĩ đến nước tôi mượn lương ? Hay là Minh công muốn mượn Lương tôi đến giúp việc chăng ?
Bái Công nghe Trương Lương nói thất kinh , không biết trả lời thế nào.
Tiêu Hà vội đỡ lời. :
- Chúa tôi lấy cớ mượn quân lương, nhưng kỳ thực muốn mượn Trương Lương đó. Còn tiên sinh lại đây yết kiến Chúa tôi , kỳ thực là để thuyết khách . Tuy nhiên tiên sinh lại không dở giọng thuyết khách, có lẽ tiên sinh thấy Chúa tôi có thể giúp tiên sinh thỏa được chí bình sinh chăng ?
Trương Lương nghe Tiêu Hà nói chắp tay xá một cái và nói :
- Tâm cang tôi túc hạ đã thấu rõ , tôi không dám chối , xin đem thân giúp Minh Công, song phải trở về tâu lại với Hàn Vương tôi đã, rồi mới dám tùy hành.
Bái Công mừng rỡ, mở tiệc tiếp đải Trương Lương rất ân cần .
Hôm sau. Bái Công cùng đi với Trương Lương qua Hàn thành .
Hàn Vương được tin dẫn bá quan ra nghênh tiếp .
Hàn Vương nói :
- Tiểu quốc tôi mới lập, thực còn nghèo lắm, không lấy gì giúp đỡ túc hạ được. Vừa rồi tôi có sai Trương Lương đến cáo lổi, chẳng hay túc hạ có niệm tình chăng ?
Bái Công nói :
- Ðiện Hạ không có lương, tôi đâu dám nài ép. Nay tôi đem quân đánh Tần, nghe Tử Phòng là người thao lược, vậy xin mượn Tử Phòng ít lâu, sớm tối bàn việc quân cơ, chờ lúc diệt Tần xong sẽ giao trả lại.
Hàn Vương nói :
- Trương Lương với tôi không thể xa rời được một chốc , nay tướng quân. vì việc chung của thiên hạ mà mượn , tôi cũng vui lòng . Song , sau khi thành công phải trã lại, chớ sai ước.
Bái Công vâng lời , bái tạ Hàn Vương rồi cùng Trương Lương trở về dinh.
Từ đó, Bái Công với Trương Lương ăn cùng mâm , ngồi cùng chiếu , đêm ngày bàn bạc việc thiên hạ.
Trương Lương đem cái sách lục thao tam lược nói không hề thiếu sót chỗ nào.
Trương Lương khâm phục, nhủ thầm :
- Từ khi Hoàng Thạch công cho ta quyển sách này , ta giảng cho ai nghe cũng lờ mờ không hiểu nổi, thế mà Bái Công chỉ nghe qua đã tinh tường , không sót một nghĩa , thật là kẻ thông minh đáng vì chân chúa.
Sau một thời gian chỉnh đốn quân binh, Bái Công nhổ trại kéo vào cửa quan đất Tần.
Vừa đến đất Vũ Quan, bỗng có một đạo quân từ trong núi xông ra đón lại, cầm đầu là một viên đại tướng hình dung tuấn tú, diện mạo đường đường, hét lớn :
- Hởi Bái Công, hãy ra đây hội kiến cùng ta.
Hai tướng tiên phuông của Bái Công là Phó Khoang và Phó Bất nổi giận giục ngựa tới đánh.
Ðánh được vài mươi hiệp, tướng ấy bắt sống Phó Khoang , còn Phó Bất thua chạy.
Phàn Khoái đi trung đạo, thấy tiền quân dồn lại, nghe hai tướng tiên phuong bị bạ, liền xông đến đánh.
Tướng ấy nói :
- Ta muốn mời Bái Công ra đây nói chuyện, sao các ngươi lại hung hăng thế ?
Phàn Khoái vung tít cây phương thiên họa kích, hét :
- Nếu đỡ nổi cây kích của ta thì ta mới mời chúa công ra cho ngươi nói chuyện, bằng không đừng có phách lối .
Nói xong vung kích đâm tới. Hai bên rước đánh . Ðánh nhau hơn sáu mươi hiệp vẫn chưa phân thắng bại.
Trương Lương nói với Bái Công :
- Tôi xem tướng ấy không phải là kẻ tầm thường, nay muốn gặp Chúa công hẳn có điều gì muốn nói, xin Chúa công chớ bỏ qua.
Bái Công liền giục ngựa đến trước hỏi :
- Tướng quân muốn thấy Lưu Bang này có điều chi chỉ giáo chăng ?
Tướng ấy thấy Bái Công ăn nói nhã nhặn khí tượng ung dung , liền xuống ngựa thủ lễ và hỏi :
- Tôi đợi Minh công ở đây đã lâu, nay đặng gặp mặt thật vạn hạnh. Vừa rồi tôi đánh nhau với các tướng cốt là để thí võ chứ không dám có ý đối địch .
Bái Công hỏi :
- Dám hỏi tướng quân danh hiệu là chi ? Quê quán ở đâu ?
Tướng ấy đáp :
- Tôi họ Quán tên Anh, quê ở Lạc Xuyên. Trước đây tôi đi buôn bán ở Tây Xuyên, một hôm gặp bọn giặc cỏ hơn một trăm đứa đón đường cướp giựt , tôi độc lực ra đánh , bọn chúng đầu hàng . Nhân cơ hội , tôi ở lại sào huyệt , chiêu thêm binh mã , định trừ bạo chúa cứu muôn dân . Ðoàn quân tôi hiện được hơn ba ngàn, nay nghe Minh công vì nghĩa , cất binh đánh Tần nên đón nơi đây để đầu hàng . Nếu ngài không chê bất tài , tôi xin làm tiên phuông đi đánh giặc .
Bái Công mừng rỡ, thu nhận Quán Anh , để cùng đi đánh Vũ Quan.
Tướng giử Vũ Quan là Chu Mạnh , thấy thế binh của Bái Công quá mạnh, không dám ra đánh, sai sứ về Hàm Dương cứu cấp .
Triệu Cao hay tin thất kinh , không dám tâu cho vua Nhị Thế biết . Muốn sai tướng ra quân, nhưng không có tướng nào đảm nhiệm được . Một ngày hai ba tin cáo cấp . Triệu Cao sợ vua Nhị Thế bắt tội , giả bệnh không vào triều .
Vua Nhị Thế không hề hay biết gì cả, suốt ngày đêm vui chơi với phi tần trong cung A Phòng.
Một hôm, nằm chiêm bao thấy mình đi săn, bị một con bạch hổ trong bụi cây nhảy ra vồ. Vua Nhị Thế thất kinh đòi quan Chiêm bốc đến hỏi.
Quan Chiêm bốc tâu :
- Ðiềm chiêm bao rất dữ, xin bệ hạ xa lánh cung A phòng mới mong tránh được tai nạn.
Vua Nhị Thế theo lời, dời giá sang Vọng Di. Từ đó suốt ngày lo sợ, ăn ngủ không yên.
Một hôm, hỏi bọn tả hữu :
-Trong nước lâu nay được yên ổn chăng ?
Bọn tả hữu lau nước mắt tâu :
- Quân Sở đánh đến Vũ Quan rồi, các nước chư hầu đều họp quân trợ giúp. Nhà Tần ta chẳng bao lâu phải mất.
Vua Nhị Thế thất kinh, đòi Triệu Cao đến hỏi :
Nhưng Triệu Cao giả bệnh từ chối, và nghĩ thầm :
- Nếu ta chẳng lo bảo tồn tánh mệnh, sau này hối chẳng kip .
Liền mật đòi người rể là Diêm Nhạc và em ruột là Triệu Thành đến bàn :
- Nay quân giặc đã đánh đến cửa quan , trong triều không còn tướng nào đủ sức chống cự. Vua Nhị Thế lại đổ tội cho ta , chẳng lẽ khoanh tay ngồi chịu chết. Các người phao tin đồn trong cung có giặc, rồi đem quân đến cung Vọng Di , bắt vua Nhị Thế giết quách đi, tôn công tử Tử Anh là người hiền đức có thể dùng trấn an thiên hạ được.
Diêm Nhạc và Triệu Thành tuân lệnh dẫn một ngàn binh mã đến vây cung Vọng Di, bắt bọn quân canh trói lại, và nói :
- Giặc vào thành, sao chúng bay không biết ?
Quân canh run rẩy nói :
- Bốn mặt thành đêu có binh tướng canh gác ngày đêm, làm gì có giặc.
Diêm Nhạc chém đầu bọn canh cửa, rồi truyền quân đánh vào.
Bọn hoạn quan hầu cận thất kinh chạy tán loạn.
Triệu Thành, Diêm Nhạc thẳng đến chỗ vua Nhị Thế, vung gươm hét lớn :
- Nhà vua ác nghiệt ! thiên hạ than oán, chư hầu đều phản, giặc giã khắp nơi , nay lại cứ an hưỡng cảnh vàng son sao ?
Vua Nhị Thế hỏi :
- Ai bày các ngươi làm chuyện phản phúc vậy ?
Triệu Thành nói :
- Nhà vua thiếu đức cần phải chọn vua khác để cứu giang sơn , lòng dân muốn vậy .
Vua Nhị Thế nói :
- Thừa Tướng đâu ? Ta có thể gặp mặt được chăng ?
Diêm Nhạc quắc mắt, hét :
- Không được .
Vua Nhị Thế ngập ngừng nói :
- Thế trẫm xin làm chức Vạn Hộ Hầu có được chăng ?
- Không được.
Thế trẫm xin được sống với vợ con có được chăng ?
- Không được.
Thế các khanh nhất định không để trẫm sống !
Triệu Thành nói :
- Một ông vua bị phế không thể sống. Nếu nhà vua biết điều nên tự xử lấy mình . Chúng ta vâng mệnh Thừa Tướng đến đây, đừng kêu ca vô ích !
Nhị Thế thấy không thể bảo vệ cái sống được nữa đành phải tự vẫn.
Triệu Thành, Diêm Nhạc trở về báo lại với Triệu Cao :
- Nhị Thế tự tử rồi, Thừa Tướng mau lập vua khác .
Triệu Cao liền họp quần thần tuyên bố :
- Vua không nghe lời can gián của ta, làm lắm điều bạo ngược khiến thiên hạ loan lạc, điêu linh, chư hầu nổi lên làm phản, nay ta đã giết vua rồi. Nước Tần từ xưa vẫn xưng vương, đến đời Thủy Hoàng lại xưng đế, làm phật ý chư hầu . Nay bỏ hiệu xưng đế, xưng vương như cũ , bình đẳng với sáu nước, tự nhiên sáu nước sẽ hài lòng rút quân về , các quan nghĩ sao ?
Các quan đều nói :
- Thừa Tưóng nói phải lắm.
Triệu Cao lại nói :
- Tử Anh là cháu gọi vua Nhị Thế bằng chú, vốn nhân đức, đáng lập lên kế vị, các quan nghĩ sao ?
Các quan đều nói :
- Thừa Tướng nói phải lắm.
Triệu Cao truyền đem hài cốt vua Nhị Thế chôn nơi vườn Nghi Xuân, rồi cùng quần thần đem ngọc tỷ đến mời Tử Anh lên ngôi.
Tử Anh bình nhật thấy Triệu Cao dua nịnh, hãm hại tôi trung, lòng không phục. Tuy nhiên, lại cũng không thể vì vậy mà bỏ sự nghiệp tổ tiên, nên nói :
- Ta phải trai cung năm ngày mới có thể tức vị được.
Ðêm đến, Tử Anh gọi hai con đến bảo :
- Triệu Cao phản nghịch giết vua, sợ đình thần bắt tội mới giả nhân nghĩa đến đón ta về làm vua. Nếu để Triệu Cao , trăm họ oán vọng. Hai con nên cùng với gia tướng Hàm Ðàm, Lý Tất đem quân đao phủ phục ở sau nhà Thái Miếu. Hết hạn, năm ngày ta cáo ốm không đến triều, thế tất Triệu Cao phải thân hành đến đón. Chừng ấy hai con hô phục binh nổi dậy giết quách đi dể rửa thù cho tiên vương
Hai vị công tử tuân lệnh đến dẫn gia tướng và đao phủ phục sẵn nơi trai cung.
Ðến hôm thứ năm, Triệu Cao nghe báo Tử Anh bị bệnh liền thân hành đến trai cung thăm viếng.
Ðến nơi , không thấy Tử Anh đâu, bỗng nghe tiếng quát to đứa phản tặc đã đến kia . Quân đâu, hãy bắt nó .
Triệu Cao thất kinh, toan bỏ chạy, nhưng binh phục đã áp đến bằm Triệu Cao nát như tương.
Giết xong Triệu Cao, Từ Anh vào triều, quần thần rước lên ngôi, xưng hiệu Tam Thế Hoàng Ðế.
Vua Tam Thế truyền bắt cả tôn tộc của Triệu Cao giết hết, bêu đầu trước chợ Hàm Dương.
Dân chúng trông thấy ai nấy đều hả dạ.
Vua Tam Thế hỏi quần thần :
- Trẫm mới lên ngôi, trong triều chưa định, ngoài thì quân Sở hoành hành , các khanh có kế gì chăng ?
Quần thần tâu :
- Ðịch quân kéo đến cửa quan tình thế rất gấp, xin bệ hạ sai tướng ra giữ cửa quan trước, còn việc triều chính sẽ định sau.
Vua Tam Thế theo lời, sai Hàn Vinh và Cảnh Bái dẫn năm vạn quân hiệp lực với Chu Mạnh cố thủ nơi quan ải .
Bái Công dẫn quân đến cửa Quan Trung thấy bọn Hàn Vinh đã đặt quân canh phòng cẩn mật, khó vượt qua được, liền hội chư tướng bàn luận.
Trương Lương nói :
- Quân Tần mạnh lắm chưa thể đánh ngay được. Tướng Tần tuy cầm quân nhưng cũng rõ được lẽ tồn vong trong thiên hạ. Nay hãy tạm dừng binh lại, sai người lên đỉnh núì cạnh cửa quan , cặm cờ đỏ để làm thinh thế, rồi sai Lục Giả, Lịch Tư Cơ sang làm thuyết khách, lấy lẽ phải trái dụ hàng, đợi cho quân địch chểnh mảng không phòng bị, ta sẽ thừa cơ tấn công thì mới thắng.
Bái Công theo lời cho quân lên núi cắm cờ la liệt, rồi sai Lục Giả và Lịch Tư Cơ sang du thuyết.
Lục Giả và Lịch Tư Cơ sang yết kiến Hàn Vinh , Chu Mạnh.
Lục Giả nói :
- Nay quân Tần vô đạo, trăm họ khổ sở, thiên hạ đua nhau dấy nghĩa ! Lòng dân đã muốn tất trời phải theo. Nếu tướng quân biết thương dân, không muốn cho dân lâm vào cảnh binh đao tang tóc, xin mở cửa thành đầu hàng.
Bái Công sẽ tâu với vua Nghĩa Ðế phong tướng quân hàm Vạn Hộ Hầu thì danh tiếng không mất .
Hàn Vinh nói :
- Tôi ăn lộc nhà Tần, lẽ nào lại bội nghĩa .
Tiên sinh hãy tạm trú nơi nhà tôi, để tôi nghĩ lại đã .
Lục Giả nhận lời trở về dinh . Hàn Vinh đem việc ấy bàn với chư tướng.
Tướng lỉnh, có kẻ bảo đầu, người lại bảo không ; bởi thế Hàn Vinh do dự bỏ trễ việc quân.
Hôm sau, Tự Cơ đến yết kiến Hàn Vinh, nói :
- Tướng quân đã suy xét kỹ chưa ?
Hàn Vinh thẩn thờ, nói :
- Các tướng không nhất ý, biết làm thế nào ?
Tự Cơ cười nhạt đáp :
- Cám ơn tướng quân ! Cứ như thiện cảm của tướng quân dẫu tướng quân không hàng, Chúa công tôi cũng kính mến. Tôi có đem theo một trăm nén vàng để tạ ơn tướng quân.
Hàn Vinh từ chối :
- Tôi với Bái Công là đối thủ, lẽ nào lại nhận lễ .
Tự Cơ nói :
- Tướng quân không nhận lễ là tướng quân muốn tuyệt tình với Chúa công tôi . Sau này chư hầu kéo quân tới lấy thành tất tướng quân không giữ nổi chừng ấy tướng quân muốn gây ân nghĩa với Chúa công tôi cũng khó . Chi bằng hãy tạm nhận cái lễ này để phòng bất trắc về sau , tướng quân nên nghĩ kỹ.
Hàn Vinh bấm trán đắn đo một lúc, rồi thuận tình nhận lễ vật .
Tự Cơ trở về thuật lại với Bái Công :
- Tướng Tần tuy không chịu hàng song lòng lưỡng lự việc canh phòng không còn nghiêm nhặt nữa.
Trương Lương nói :
- Thế là cơ trời đã đến
Liền gọi Tiết Âu và Trần Bái đến, bảo :
- Hai ngươi dẫn vài mươi quân kỵ lẻn vào con đường tắt sau chân núi, đốt lửa sau thành làm kế nghi binh . Ta cùng Hàn Khoái đem đại binh đánh vào mặt thành , chúng sẽ tưởng quân ta chận hai đầu tất sợ hãi bỏ thành chạy .
Các tướng làm y kế. Quả nhiên quân trong thành hoảng hốt chạy tán loạn.
Hàn Vinh từ khi nhận lễ, không nghĩ đến việc đánh giặc nữa, cả ngày chỉ uống rượu làm vui.
Khi nghe tiếng quân ó vang trời , mặt trước và mặt sau lửa cháy đỏ rực , tưởng quân Sở đã vào được thành rồi, vội khiến quân mở cửa thành ùa ra thoát nạn.
Hàn Vinh chay đến Lam Ðiền mới dám đóng quân.
Ngày hôm sau, chỉnh đốn quân ngủ kéo đến định quyết chiến
Nhưng, Trương Lương đã đoán được, cho hai đạo binh phục sẳn. Hàn Vinh vừa đến nơi, bị phục quân nổi dậy, đánh một trận tơi bời , không còn manh giáp, chạy thẳng về Hàm Dương cáo cấp.
Bái Công kéo binh thẳng đến Bái Thượng bấy giờ vào mùa đông , tháng mười, năm ất Vị, vua Tam Thế nhà Tần sợ hãi, họp quần thần thương nghị :
- Các khanh tính kế gì trong tình thế nguy cấp ?
Quan Thượng đại phu Phù Tất tâu :
- Việc này rất gấp ! Bệ hạ nên thương lấy sinh linh khuất giá ra bên đường đầu hàng để tránh tai vạ . Lòng dân lâu nay thán oán nhà Tần, dẫu có đem sức chống cự cũng vô ích.
Vua Tam Thế khóc òa, sai lấy ngọc tỷ gói vào lụa buộc vào cổ rồi đi xe mộc, ngựa trắng ra đầu hàng.
Bái Công mừng rỡ, cùng vua Tam Thế thi lễ.
Vua Tam Thế khúm núm thưa :
- Tử Anh này là kẻ bất tài thiếu đức, không đáng làm chủ muôn dân. Nay thấy tướng quân xa giá Tây chinh, tình nguyện đầu hàng, tránh cảnh lửa binh, cứu nguy trăm họ.
Nói xong, đem ngọc tỷ dâng lên.
Bái Công thu nhận và nói :
- Quân hầu đã dốc lòng qui hàng tôi xin bảo tấu với vua Nghĩa Ðế ân xá cho. Ðoạn, giao Tử Anh cho người coi giữ.
Chư tướng đều nói :
- Tần Vương bạo ác, tội đáng giết sao Minh Công lại tha ?
Bái Công nói :
- Kẻ bạo ác chỉ khi nào nắm được quyền hành trong tay mới làm được chuyện đó. Nay nhà Tần đã mất, còn bạo ác được sao ? Vả lại giết một kẻ quy hàng là điều bất nghĩa, sau này ai còn dám đầu hàng nữa.
Nói xong cất quân vào thành, truyền mở tiệc khao thưỏng ba quân .
Nhà Tây Tần từ vua Trang Vương đến đời Nhị Thế, tất cả được 43 năm và vua Tam Thế lên ngôi được 43 ngày.
Hàm Dương cung điện nguy nga , lầu đài tráng lệ, 36 cung, 24 viện, nào lầu ngọc nhà vàng, nào tường hoa thềm gấm , đâu đâu cũng rực rỡ muôn màu.
Chư tướng tranh nhau kho vàng lấy của cải, chỉ có Tiêu Hà không lấy gì cả, vào ngay phủ Thừa Tướng thu đồ tịch ( sổ đinh và sổ điền ). Bởi thế, Bái Công được biết nơi nào hiểm yếu, nơi nào đông dân, nơi nào nghèo, nơi nào giàu .
Bái Công vào cung A Phòng thấy mỹ nữ dẩy đầy như một vườn hoa muôn sắc , ra đến triều đường thấy ngai vàng, bệ ngọc uy nghi, bèn tấm tắc khen :
- Nhà Tần phú quý đến thế này là cực phẩm ! Ðời ta chưa từng thấy bao giờ .
Rồi quay lại nói với chư Tướng :
- Ta muốn ở đây trấn an nhân tâm, tự nhiên các chư hầu không còn cạnh tranh nữa.
Phàn Khoái thấy Bái Công đắm say cảnh vàng son hoa mỹ liền can :
- Ðây chỉ là một khung cảnh vong quốc sao Minh công lại thích nó làm gì ? Bởi xa xỉ thế này mà nhà Tần diệt vong. Xin lấy cái gương ấy tránh xa là hơn .
Bái Công do dự, Trương Lương nói tiếp :
- Trong mê sắc đẹp, ngoài thích chim muông, vẽ cột, sơn tường , rượu chè, hát xướng. Phạm một trong các điều ấy tức là triệu chứng bại vong. Vì cái giàu sang vô đạo của Tần mà Minh công mới đến được nơi đây. Nay thiên hạ chưa định, Minh công đã say mê sự giàu sang còn ai phục mình nữa. Xin Minh công nghe lời Phàn Khoái chớ lưu luyến.
Bái Công vở lẽ, truyền niêm phong cung điện, dẫn quân về Bái Thượng đồn trú đợi quân chư hầu đến.
Tiêu Hà nói :
- Dân chúng lâu nay cam khổ dưới chế độ nhà Tần.
Nay Minh công trừ được nhà Tần cũng nên tuyên bố một vài ân đức để được lòng dân.
Bái Công nói :
- Vàng son đã làm cho óc ta u tối, quên điều đại nghĩa.
Liền truyền xuống các huyện, họp tất cả thân hào , bô lão đến Bái Thượng, hiểu dụ rằng :
- Pháp luật nhà Tần quá khắc nghiệt, dân sống không yên, muôn ngàn khốn đốn. Ta nhận lời ước của Hoài Vương : "Vào được Quan Trung trước thì làm vua nước Tần" . Nay ta vào trước , lấy tư cách lời ước ấy ban bố bỏ các luật lệ của nhà Tần, chỉ để lại ba điều như sau :
Giết người phạm tội chết, hại người và ăn trộm bị tội nặng, còn các tội khác tùy nặng nhẹ lượng tình phân xử.
Ta đến đây chỉ cốt vì dân trừ hại, dân sự cứ yên ổn làm ăn đừng lo sợ.
Nói xong, truyền lệnh ba quân không được quấy nhiễu dân chúng, ai trái lệnh bị tội chém.
Dân chúng thấy Bái Công nhân đức như vậy tranh nhau đem trâu, dê , cơm , rượu đến hiến thưởng quân sĩ.
Bái Công không nhận, nói :
- Thóc kho còn nhiều, chẳng dám phiền đến dân.
Trong lúc Bái Công đã lấy được Hàm Dương, diệt nhà Tần an định dân chúng, thì Hạng Vũ mới lấy được Hà Bắc, đem hết quân chư hầu kéo vào Quan Trung để tiến vào Hàm Dương.
Bấy giờ, cửa Quan Trung, quân Bái Công chiếm giữ.
Hạng Vũ truyền đóng trại ngoài thành để liệu kế.
Thấy Trương Lương tình nguyện đến yết kiến Bái Công.
Hàn Vương nói :
- Nhà ngươi nên khéo léo, đừng để mất lòng Bái Công.
Lich Sinh nghĩ thầm :
- Trương Lương đã trúng kế ta rồi !
Liền từ giã Hàn Vương, dắt Trương Lương đến yết kiến Bái Công.
Dọc đường, Trương Lương mỉm cười, tự nghĩ :
- Ý Lịch Sinh đến đây cốt mượn ta chớ đâu phải rnượn lương. Ta đi đây cốt để xem thử Bái Công đãi người như thế nào ?
Bái Công vốn đã bàn mưu với Lịch Sinh nên sắp xếp sẳn sàng đợi Trương Lương.
Khi đươc tin , Bái Công sai Phàn Khoái ra rước .
Thoạt nhìn thấy Phàn Khoái, Trương Lương nghĩ thầm :
- Người này quả là một bậc khai quốc công thần .
Khi vào đến cửa, Bái Công lại dẫn Tiêu Hà , Tào Tham ra tiếp đón.
Trương Lương thấy Bái Công mũi lớn, mặt rồng, thật đáng là một vị an bang chân mệnh, còn bọn Tiêu Hà mày ngài , hàm én , trông đúng là những bậc anh hùng cái thế , lòng mừng thầm :
- Có minh quân tất có tôi hiền. Ta đi chuyến này đúng là gặp dịp . Xưa kia thầy ta Hoàng Thạch Công bảo sau này phò thánh quân lưu danh vạn cổ , thế thì đây là nơi dung thân rồi .
Nghĩ vậy, liền đến vái lạy Bái Công và nói :
- Nay Minh công đem quân đánh Tần, đi đến đâu trăm họ cung đốn đầy đủ, lương thực ê chề, cớ sao lại nghe lời anh cuồng sĩ đến nước tôi mượn lương ? Hay là Minh công muốn mượn Lương tôi đến giúp việc chăng ?
Bái Công nghe Trương Lương nói thất kinh , không biết trả lời thế nào.
Tiêu Hà vội đỡ lời. :
- Chúa tôi lấy cớ mượn quân lương, nhưng kỳ thực muốn mượn Trương Lương đó. Còn tiên sinh lại đây yết kiến Chúa tôi , kỳ thực là để thuyết khách . Tuy nhiên tiên sinh lại không dở giọng thuyết khách, có lẽ tiên sinh thấy Chúa tôi có thể giúp tiên sinh thỏa được chí bình sinh chăng ?
Trương Lương nghe Tiêu Hà nói chắp tay xá một cái và nói :
- Tâm cang tôi túc hạ đã thấu rõ , tôi không dám chối , xin đem thân giúp Minh Công, song phải trở về tâu lại với Hàn Vương tôi đã, rồi mới dám tùy hành.
Bái Công mừng rỡ, mở tiệc tiếp đải Trương Lương rất ân cần .
Hôm sau. Bái Công cùng đi với Trương Lương qua Hàn thành .
Hàn Vương được tin dẫn bá quan ra nghênh tiếp .
Hàn Vương nói :
- Tiểu quốc tôi mới lập, thực còn nghèo lắm, không lấy gì giúp đỡ túc hạ được. Vừa rồi tôi có sai Trương Lương đến cáo lổi, chẳng hay túc hạ có niệm tình chăng ?
Bái Công nói :
- Ðiện Hạ không có lương, tôi đâu dám nài ép. Nay tôi đem quân đánh Tần, nghe Tử Phòng là người thao lược, vậy xin mượn Tử Phòng ít lâu, sớm tối bàn việc quân cơ, chờ lúc diệt Tần xong sẽ giao trả lại.
Hàn Vương nói :
- Trương Lương với tôi không thể xa rời được một chốc , nay tướng quân. vì việc chung của thiên hạ mà mượn , tôi cũng vui lòng . Song , sau khi thành công phải trã lại, chớ sai ước.
Bái Công vâng lời , bái tạ Hàn Vương rồi cùng Trương Lương trở về dinh.
Từ đó, Bái Công với Trương Lương ăn cùng mâm , ngồi cùng chiếu , đêm ngày bàn bạc việc thiên hạ.
Trương Lương đem cái sách lục thao tam lược nói không hề thiếu sót chỗ nào.
Trương Lương khâm phục, nhủ thầm :
- Từ khi Hoàng Thạch công cho ta quyển sách này , ta giảng cho ai nghe cũng lờ mờ không hiểu nổi, thế mà Bái Công chỉ nghe qua đã tinh tường , không sót một nghĩa , thật là kẻ thông minh đáng vì chân chúa.
Sau một thời gian chỉnh đốn quân binh, Bái Công nhổ trại kéo vào cửa quan đất Tần.
Vừa đến đất Vũ Quan, bỗng có một đạo quân từ trong núi xông ra đón lại, cầm đầu là một viên đại tướng hình dung tuấn tú, diện mạo đường đường, hét lớn :
- Hởi Bái Công, hãy ra đây hội kiến cùng ta.
Hai tướng tiên phuông của Bái Công là Phó Khoang và Phó Bất nổi giận giục ngựa tới đánh.
Ðánh được vài mươi hiệp, tướng ấy bắt sống Phó Khoang , còn Phó Bất thua chạy.
Phàn Khoái đi trung đạo, thấy tiền quân dồn lại, nghe hai tướng tiên phuong bị bạ, liền xông đến đánh.
Tướng ấy nói :
- Ta muốn mời Bái Công ra đây nói chuyện, sao các ngươi lại hung hăng thế ?
Phàn Khoái vung tít cây phương thiên họa kích, hét :
- Nếu đỡ nổi cây kích của ta thì ta mới mời chúa công ra cho ngươi nói chuyện, bằng không đừng có phách lối .
Nói xong vung kích đâm tới. Hai bên rước đánh . Ðánh nhau hơn sáu mươi hiệp vẫn chưa phân thắng bại.
Trương Lương nói với Bái Công :
- Tôi xem tướng ấy không phải là kẻ tầm thường, nay muốn gặp Chúa công hẳn có điều gì muốn nói, xin Chúa công chớ bỏ qua.
Bái Công liền giục ngựa đến trước hỏi :
- Tướng quân muốn thấy Lưu Bang này có điều chi chỉ giáo chăng ?
Tướng ấy thấy Bái Công ăn nói nhã nhặn khí tượng ung dung , liền xuống ngựa thủ lễ và hỏi :
- Tôi đợi Minh công ở đây đã lâu, nay đặng gặp mặt thật vạn hạnh. Vừa rồi tôi đánh nhau với các tướng cốt là để thí võ chứ không dám có ý đối địch .
Bái Công hỏi :
- Dám hỏi tướng quân danh hiệu là chi ? Quê quán ở đâu ?
Tướng ấy đáp :
- Tôi họ Quán tên Anh, quê ở Lạc Xuyên. Trước đây tôi đi buôn bán ở Tây Xuyên, một hôm gặp bọn giặc cỏ hơn một trăm đứa đón đường cướp giựt , tôi độc lực ra đánh , bọn chúng đầu hàng . Nhân cơ hội , tôi ở lại sào huyệt , chiêu thêm binh mã , định trừ bạo chúa cứu muôn dân . Ðoàn quân tôi hiện được hơn ba ngàn, nay nghe Minh công vì nghĩa , cất binh đánh Tần nên đón nơi đây để đầu hàng . Nếu ngài không chê bất tài , tôi xin làm tiên phuông đi đánh giặc .
Bái Công mừng rỡ, thu nhận Quán Anh , để cùng đi đánh Vũ Quan.
Tướng giử Vũ Quan là Chu Mạnh , thấy thế binh của Bái Công quá mạnh, không dám ra đánh, sai sứ về Hàm Dương cứu cấp .
Triệu Cao hay tin thất kinh , không dám tâu cho vua Nhị Thế biết . Muốn sai tướng ra quân, nhưng không có tướng nào đảm nhiệm được . Một ngày hai ba tin cáo cấp . Triệu Cao sợ vua Nhị Thế bắt tội , giả bệnh không vào triều .
Vua Nhị Thế không hề hay biết gì cả, suốt ngày đêm vui chơi với phi tần trong cung A Phòng.
Một hôm, nằm chiêm bao thấy mình đi săn, bị một con bạch hổ trong bụi cây nhảy ra vồ. Vua Nhị Thế thất kinh đòi quan Chiêm bốc đến hỏi.
Quan Chiêm bốc tâu :
- Ðiềm chiêm bao rất dữ, xin bệ hạ xa lánh cung A phòng mới mong tránh được tai nạn.
Vua Nhị Thế theo lời, dời giá sang Vọng Di. Từ đó suốt ngày lo sợ, ăn ngủ không yên.
Một hôm, hỏi bọn tả hữu :
-Trong nước lâu nay được yên ổn chăng ?
Bọn tả hữu lau nước mắt tâu :
- Quân Sở đánh đến Vũ Quan rồi, các nước chư hầu đều họp quân trợ giúp. Nhà Tần ta chẳng bao lâu phải mất.
Vua Nhị Thế thất kinh, đòi Triệu Cao đến hỏi :
Nhưng Triệu Cao giả bệnh từ chối, và nghĩ thầm :
- Nếu ta chẳng lo bảo tồn tánh mệnh, sau này hối chẳng kip .
Liền mật đòi người rể là Diêm Nhạc và em ruột là Triệu Thành đến bàn :
- Nay quân giặc đã đánh đến cửa quan , trong triều không còn tướng nào đủ sức chống cự. Vua Nhị Thế lại đổ tội cho ta , chẳng lẽ khoanh tay ngồi chịu chết. Các người phao tin đồn trong cung có giặc, rồi đem quân đến cung Vọng Di , bắt vua Nhị Thế giết quách đi, tôn công tử Tử Anh là người hiền đức có thể dùng trấn an thiên hạ được.
Diêm Nhạc và Triệu Thành tuân lệnh dẫn một ngàn binh mã đến vây cung Vọng Di, bắt bọn quân canh trói lại, và nói :
- Giặc vào thành, sao chúng bay không biết ?
Quân canh run rẩy nói :
- Bốn mặt thành đêu có binh tướng canh gác ngày đêm, làm gì có giặc.
Diêm Nhạc chém đầu bọn canh cửa, rồi truyền quân đánh vào.
Bọn hoạn quan hầu cận thất kinh chạy tán loạn.
Triệu Thành, Diêm Nhạc thẳng đến chỗ vua Nhị Thế, vung gươm hét lớn :
- Nhà vua ác nghiệt ! thiên hạ than oán, chư hầu đều phản, giặc giã khắp nơi , nay lại cứ an hưỡng cảnh vàng son sao ?
Vua Nhị Thế hỏi :
- Ai bày các ngươi làm chuyện phản phúc vậy ?
Triệu Thành nói :
- Nhà vua thiếu đức cần phải chọn vua khác để cứu giang sơn , lòng dân muốn vậy .
Vua Nhị Thế nói :
- Thừa Tướng đâu ? Ta có thể gặp mặt được chăng ?
Diêm Nhạc quắc mắt, hét :
- Không được .
Vua Nhị Thế ngập ngừng nói :
- Thế trẫm xin làm chức Vạn Hộ Hầu có được chăng ?
- Không được.
Thế trẫm xin được sống với vợ con có được chăng ?
- Không được.
Thế các khanh nhất định không để trẫm sống !
Triệu Thành nói :
- Một ông vua bị phế không thể sống. Nếu nhà vua biết điều nên tự xử lấy mình . Chúng ta vâng mệnh Thừa Tướng đến đây, đừng kêu ca vô ích !
Nhị Thế thấy không thể bảo vệ cái sống được nữa đành phải tự vẫn.
Triệu Thành, Diêm Nhạc trở về báo lại với Triệu Cao :
- Nhị Thế tự tử rồi, Thừa Tướng mau lập vua khác .
Triệu Cao liền họp quần thần tuyên bố :
- Vua không nghe lời can gián của ta, làm lắm điều bạo ngược khiến thiên hạ loan lạc, điêu linh, chư hầu nổi lên làm phản, nay ta đã giết vua rồi. Nước Tần từ xưa vẫn xưng vương, đến đời Thủy Hoàng lại xưng đế, làm phật ý chư hầu . Nay bỏ hiệu xưng đế, xưng vương như cũ , bình đẳng với sáu nước, tự nhiên sáu nước sẽ hài lòng rút quân về , các quan nghĩ sao ?
Các quan đều nói :
- Thừa Tưóng nói phải lắm.
Triệu Cao lại nói :
- Tử Anh là cháu gọi vua Nhị Thế bằng chú, vốn nhân đức, đáng lập lên kế vị, các quan nghĩ sao ?
Các quan đều nói :
- Thừa Tướng nói phải lắm.
Triệu Cao truyền đem hài cốt vua Nhị Thế chôn nơi vườn Nghi Xuân, rồi cùng quần thần đem ngọc tỷ đến mời Tử Anh lên ngôi.
Tử Anh bình nhật thấy Triệu Cao dua nịnh, hãm hại tôi trung, lòng không phục. Tuy nhiên, lại cũng không thể vì vậy mà bỏ sự nghiệp tổ tiên, nên nói :
- Ta phải trai cung năm ngày mới có thể tức vị được.
Ðêm đến, Tử Anh gọi hai con đến bảo :
- Triệu Cao phản nghịch giết vua, sợ đình thần bắt tội mới giả nhân nghĩa đến đón ta về làm vua. Nếu để Triệu Cao , trăm họ oán vọng. Hai con nên cùng với gia tướng Hàm Ðàm, Lý Tất đem quân đao phủ phục ở sau nhà Thái Miếu. Hết hạn, năm ngày ta cáo ốm không đến triều, thế tất Triệu Cao phải thân hành đến đón. Chừng ấy hai con hô phục binh nổi dậy giết quách đi dể rửa thù cho tiên vương
Hai vị công tử tuân lệnh đến dẫn gia tướng và đao phủ phục sẵn nơi trai cung.
Ðến hôm thứ năm, Triệu Cao nghe báo Tử Anh bị bệnh liền thân hành đến trai cung thăm viếng.
Ðến nơi , không thấy Tử Anh đâu, bỗng nghe tiếng quát to đứa phản tặc đã đến kia . Quân đâu, hãy bắt nó .
Triệu Cao thất kinh, toan bỏ chạy, nhưng binh phục đã áp đến bằm Triệu Cao nát như tương.
Giết xong Triệu Cao, Từ Anh vào triều, quần thần rước lên ngôi, xưng hiệu Tam Thế Hoàng Ðế.
Vua Tam Thế truyền bắt cả tôn tộc của Triệu Cao giết hết, bêu đầu trước chợ Hàm Dương.
Dân chúng trông thấy ai nấy đều hả dạ.
Vua Tam Thế hỏi quần thần :
- Trẫm mới lên ngôi, trong triều chưa định, ngoài thì quân Sở hoành hành , các khanh có kế gì chăng ?
Quần thần tâu :
- Ðịch quân kéo đến cửa quan tình thế rất gấp, xin bệ hạ sai tướng ra giữ cửa quan trước, còn việc triều chính sẽ định sau.
Vua Tam Thế theo lời, sai Hàn Vinh và Cảnh Bái dẫn năm vạn quân hiệp lực với Chu Mạnh cố thủ nơi quan ải .
Bái Công dẫn quân đến cửa Quan Trung thấy bọn Hàn Vinh đã đặt quân canh phòng cẩn mật, khó vượt qua được, liền hội chư tướng bàn luận.
Trương Lương nói :
- Quân Tần mạnh lắm chưa thể đánh ngay được. Tướng Tần tuy cầm quân nhưng cũng rõ được lẽ tồn vong trong thiên hạ. Nay hãy tạm dừng binh lại, sai người lên đỉnh núì cạnh cửa quan , cặm cờ đỏ để làm thinh thế, rồi sai Lục Giả, Lịch Tư Cơ sang làm thuyết khách, lấy lẽ phải trái dụ hàng, đợi cho quân địch chểnh mảng không phòng bị, ta sẽ thừa cơ tấn công thì mới thắng.
Bái Công theo lời cho quân lên núi cắm cờ la liệt, rồi sai Lục Giả và Lịch Tư Cơ sang du thuyết.
Lục Giả và Lịch Tư Cơ sang yết kiến Hàn Vinh , Chu Mạnh.
Lục Giả nói :
- Nay quân Tần vô đạo, trăm họ khổ sở, thiên hạ đua nhau dấy nghĩa ! Lòng dân đã muốn tất trời phải theo. Nếu tướng quân biết thương dân, không muốn cho dân lâm vào cảnh binh đao tang tóc, xin mở cửa thành đầu hàng.
Bái Công sẽ tâu với vua Nghĩa Ðế phong tướng quân hàm Vạn Hộ Hầu thì danh tiếng không mất .
Hàn Vinh nói :
- Tôi ăn lộc nhà Tần, lẽ nào lại bội nghĩa .
Tiên sinh hãy tạm trú nơi nhà tôi, để tôi nghĩ lại đã .
Lục Giả nhận lời trở về dinh . Hàn Vinh đem việc ấy bàn với chư tướng.
Tướng lỉnh, có kẻ bảo đầu, người lại bảo không ; bởi thế Hàn Vinh do dự bỏ trễ việc quân.
Hôm sau, Tự Cơ đến yết kiến Hàn Vinh, nói :
- Tướng quân đã suy xét kỹ chưa ?
Hàn Vinh thẩn thờ, nói :
- Các tướng không nhất ý, biết làm thế nào ?
Tự Cơ cười nhạt đáp :
- Cám ơn tướng quân ! Cứ như thiện cảm của tướng quân dẫu tướng quân không hàng, Chúa công tôi cũng kính mến. Tôi có đem theo một trăm nén vàng để tạ ơn tướng quân.
Hàn Vinh từ chối :
- Tôi với Bái Công là đối thủ, lẽ nào lại nhận lễ .
Tự Cơ nói :
- Tướng quân không nhận lễ là tướng quân muốn tuyệt tình với Chúa công tôi . Sau này chư hầu kéo quân tới lấy thành tất tướng quân không giữ nổi chừng ấy tướng quân muốn gây ân nghĩa với Chúa công tôi cũng khó . Chi bằng hãy tạm nhận cái lễ này để phòng bất trắc về sau , tướng quân nên nghĩ kỹ.
Hàn Vinh bấm trán đắn đo một lúc, rồi thuận tình nhận lễ vật .
Tự Cơ trở về thuật lại với Bái Công :
- Tướng Tần tuy không chịu hàng song lòng lưỡng lự việc canh phòng không còn nghiêm nhặt nữa.
Trương Lương nói :
- Thế là cơ trời đã đến
Liền gọi Tiết Âu và Trần Bái đến, bảo :
- Hai ngươi dẫn vài mươi quân kỵ lẻn vào con đường tắt sau chân núi, đốt lửa sau thành làm kế nghi binh . Ta cùng Hàn Khoái đem đại binh đánh vào mặt thành , chúng sẽ tưởng quân ta chận hai đầu tất sợ hãi bỏ thành chạy .
Các tướng làm y kế. Quả nhiên quân trong thành hoảng hốt chạy tán loạn.
Hàn Vinh từ khi nhận lễ, không nghĩ đến việc đánh giặc nữa, cả ngày chỉ uống rượu làm vui.
Khi nghe tiếng quân ó vang trời , mặt trước và mặt sau lửa cháy đỏ rực , tưởng quân Sở đã vào được thành rồi, vội khiến quân mở cửa thành ùa ra thoát nạn.
Hàn Vinh chay đến Lam Ðiền mới dám đóng quân.
Ngày hôm sau, chỉnh đốn quân ngủ kéo đến định quyết chiến
Nhưng, Trương Lương đã đoán được, cho hai đạo binh phục sẳn. Hàn Vinh vừa đến nơi, bị phục quân nổi dậy, đánh một trận tơi bời , không còn manh giáp, chạy thẳng về Hàm Dương cáo cấp.
Bái Công kéo binh thẳng đến Bái Thượng bấy giờ vào mùa đông , tháng mười, năm ất Vị, vua Tam Thế nhà Tần sợ hãi, họp quần thần thương nghị :
- Các khanh tính kế gì trong tình thế nguy cấp ?
Quan Thượng đại phu Phù Tất tâu :
- Việc này rất gấp ! Bệ hạ nên thương lấy sinh linh khuất giá ra bên đường đầu hàng để tránh tai vạ . Lòng dân lâu nay thán oán nhà Tần, dẫu có đem sức chống cự cũng vô ích.
Vua Tam Thế khóc òa, sai lấy ngọc tỷ gói vào lụa buộc vào cổ rồi đi xe mộc, ngựa trắng ra đầu hàng.
Bái Công mừng rỡ, cùng vua Tam Thế thi lễ.
Vua Tam Thế khúm núm thưa :
- Tử Anh này là kẻ bất tài thiếu đức, không đáng làm chủ muôn dân. Nay thấy tướng quân xa giá Tây chinh, tình nguyện đầu hàng, tránh cảnh lửa binh, cứu nguy trăm họ.
Nói xong, đem ngọc tỷ dâng lên.
Bái Công thu nhận và nói :
- Quân hầu đã dốc lòng qui hàng tôi xin bảo tấu với vua Nghĩa Ðế ân xá cho. Ðoạn, giao Tử Anh cho người coi giữ.
Chư tướng đều nói :
- Tần Vương bạo ác, tội đáng giết sao Minh Công lại tha ?
Bái Công nói :
- Kẻ bạo ác chỉ khi nào nắm được quyền hành trong tay mới làm được chuyện đó. Nay nhà Tần đã mất, còn bạo ác được sao ? Vả lại giết một kẻ quy hàng là điều bất nghĩa, sau này ai còn dám đầu hàng nữa.
Nói xong cất quân vào thành, truyền mở tiệc khao thưỏng ba quân .
Nhà Tây Tần từ vua Trang Vương đến đời Nhị Thế, tất cả được 43 năm và vua Tam Thế lên ngôi được 43 ngày.
Hàm Dương cung điện nguy nga , lầu đài tráng lệ, 36 cung, 24 viện, nào lầu ngọc nhà vàng, nào tường hoa thềm gấm , đâu đâu cũng rực rỡ muôn màu.
Chư tướng tranh nhau kho vàng lấy của cải, chỉ có Tiêu Hà không lấy gì cả, vào ngay phủ Thừa Tướng thu đồ tịch ( sổ đinh và sổ điền ). Bởi thế, Bái Công được biết nơi nào hiểm yếu, nơi nào đông dân, nơi nào nghèo, nơi nào giàu .
Bái Công vào cung A Phòng thấy mỹ nữ dẩy đầy như một vườn hoa muôn sắc , ra đến triều đường thấy ngai vàng, bệ ngọc uy nghi, bèn tấm tắc khen :
- Nhà Tần phú quý đến thế này là cực phẩm ! Ðời ta chưa từng thấy bao giờ .
Rồi quay lại nói với chư Tướng :
- Ta muốn ở đây trấn an nhân tâm, tự nhiên các chư hầu không còn cạnh tranh nữa.
Phàn Khoái thấy Bái Công đắm say cảnh vàng son hoa mỹ liền can :
- Ðây chỉ là một khung cảnh vong quốc sao Minh công lại thích nó làm gì ? Bởi xa xỉ thế này mà nhà Tần diệt vong. Xin lấy cái gương ấy tránh xa là hơn .
Bái Công do dự, Trương Lương nói tiếp :
- Trong mê sắc đẹp, ngoài thích chim muông, vẽ cột, sơn tường , rượu chè, hát xướng. Phạm một trong các điều ấy tức là triệu chứng bại vong. Vì cái giàu sang vô đạo của Tần mà Minh công mới đến được nơi đây. Nay thiên hạ chưa định, Minh công đã say mê sự giàu sang còn ai phục mình nữa. Xin Minh công nghe lời Phàn Khoái chớ lưu luyến.
Bái Công vở lẽ, truyền niêm phong cung điện, dẫn quân về Bái Thượng đồn trú đợi quân chư hầu đến.
Tiêu Hà nói :
- Dân chúng lâu nay cam khổ dưới chế độ nhà Tần.
Nay Minh công trừ được nhà Tần cũng nên tuyên bố một vài ân đức để được lòng dân.
Bái Công nói :
- Vàng son đã làm cho óc ta u tối, quên điều đại nghĩa.
Liền truyền xuống các huyện, họp tất cả thân hào , bô lão đến Bái Thượng, hiểu dụ rằng :
- Pháp luật nhà Tần quá khắc nghiệt, dân sống không yên, muôn ngàn khốn đốn. Ta nhận lời ước của Hoài Vương : "Vào được Quan Trung trước thì làm vua nước Tần" . Nay ta vào trước , lấy tư cách lời ước ấy ban bố bỏ các luật lệ của nhà Tần, chỉ để lại ba điều như sau :
Giết người phạm tội chết, hại người và ăn trộm bị tội nặng, còn các tội khác tùy nặng nhẹ lượng tình phân xử.
Ta đến đây chỉ cốt vì dân trừ hại, dân sự cứ yên ổn làm ăn đừng lo sợ.
Nói xong, truyền lệnh ba quân không được quấy nhiễu dân chúng, ai trái lệnh bị tội chém.
Dân chúng thấy Bái Công nhân đức như vậy tranh nhau đem trâu, dê , cơm , rượu đến hiến thưởng quân sĩ.
Bái Công không nhận, nói :
- Thóc kho còn nhiều, chẳng dám phiền đến dân.
Trong lúc Bái Công đã lấy được Hàm Dương, diệt nhà Tần an định dân chúng, thì Hạng Vũ mới lấy được Hà Bắc, đem hết quân chư hầu kéo vào Quan Trung để tiến vào Hàm Dương.
Bấy giờ, cửa Quan Trung, quân Bái Công chiếm giữ.
Hạng Vũ truyền đóng trại ngoài thành để liệu kế.