watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hán sở tranh hùng-Hồi 47 - tác giả Mộng Bình Sơn Dịch Thuật Mộng Bình Sơn Dịch Thuật

Mộng Bình Sơn Dịch Thuật

Hồi 47

Tác giả: Mộng Bình Sơn Dịch Thuật

Tả hữu thấy Hán đế bi ác khí xông váo mặt, ngã xỉu xuống đất, liền xúm lại đỡ dậy đưa vào nội cung, tìm ngự y điều trị .
Qua mấy ngày nằm liệt trên giường, Hán đế không nói năng gì cả. Các tướng vào vấn an, đem lòng lo lắng.
May thay ! Chỉ độ mười ngày Hán đế lần lẫn tỉnh lại rồi bình phục.
Một hôm, Hán đế lâm triều, đòi Ngô Thành vào, ban thưởng rất hậu, và phong chức Trung Nghị hầu, lại viết chiếu khuyên Ngô Nhuế dụng tâm gìn gìn đất Giang Hạ, phong con Lưu Trọng là Lưu Hán làm Ngô vương, cho trấn thủ đất Giang Ðông .
Qua một thời gian, Hán đế lại đi tuần du khắp nơi, để vỗ về dân chúng. Khi đến nước Lỗ thấy có đền thờ đức Khổng tử ở làng Khuyết Lý, Hán đế bèn thân xuất trăm quan đến đó làm lễ tế, rồi phong cho con cháu họ Khổng làm quan cả.
Xong việc ấy, Hán đế lại trở về Phong Bái, đặt tiệc rượu ở Bái cung, cho mời tất cả bô lão trong vùng và các trẻ con nơi đó đến dự.
Tiệc rượu linh đình suốt mấy ngày đêm không ngớt tiếng đàn, tiếng hát.
Hán đế tự mình đặt ra một bài hát, dạy bọn trẻ con hát như sau :
Gió lộng trời cao thẳm
Rồng vườn mây cùng bay !
Giang sơn này ! Sự nghiệp này !
Phong lưu cho bõ những ngày lao lung
Bọn trẻ hát vang trời. Hán đế bất giác cảm động, ứa nước mắt nói với các bô lão :
- Kẻ du tử này nghĩ đến cố hương không khỏi động lòng bi cảm. Như ta, lúc còn bé, ngày ngày cùng các người hàng xóm gần gũi chuyện trò, tình quyến luyến thực không nỡ dứt. Ðến sau, Khởi binh ở Phong Bái, ngược xuôi trong trường chinh chiến, sống chết như cánh lông hồng, trải bao nguy nan, nay mới gầy nên sự nghiệp. Và ngày nay, ta đã trở nên người có tuổi tác, mà các ông thì cũng đã đầu bạc răng long. Nghĩ lại việc xưa, tình cảm biết mấy . Ta đây, tuy trong cảnh phú quý, song lúc muôn tuổi vong hồn sẽ về nơi quyến luyến với đất Phong Bái .
Nói xong, lấy huyện Bái làm ấp Thang Mộc, miễn cả các sắc thuế trong vùng.
Dân chúng reo vui, các bô lão cả ngày đến chầu chực rộn rịp.
Hán đế thấy thế sợ làm phiền nhiễu mọi người, tỏ ý trở về Tràng An. Các bô lão cố nài, xin vua ở nán lại cho thỏa tình hoài vọng.
Hán đế nói :
- Trẫm về đây binh mã quá nhiều, huyện Bái chỉ là một ấp nhỏ, làm sao cung cấp nổi ! Nếu ở lâu sanh điều phiền toái.
Hán đế chỉ ở lại thêm mấy ngày nữa rồi truyền lệnh xa giá trở về Lạc Dương.
Lã hậu, Thái tử, Thích Cơ, Như Ý và văn võ bá quan đều ra ngoài thành nghênh tiếp.
Hán đế truyền mở tiệc ăn mừng, khao thưởng tướng sĩ.
Từ đó, thiên hạ thái bình thịnh tri, lớn nhỏ lạc nghiệp âu ca.
Hán đế có lòng yêu thứ hậu Thích Cơ, nên Lã hậu đem lòng ghen tức nhiều lần tìm cách gây sự với Thích Cơ . Nhưng Thích CƠ vẫn một mực nhẫn nhục.
Một hôm Hán đế yếu mình, Thích Cơ nhân vào cung chầu chực, tâu với Hán đế :
- Bệ hạ xuân thu đã cao, nếu thánh ý không quyết định thế nào e mẹ con thần thiếp sau này phải bị tận diệt.
Hán đế nói :
- Việc đó rất dễ. Thỉnh thoảng rồi trẫm sẽ tính.
Một hôm, Hán đế ngự sang Tây cung, cùng Thích Cơ uống rượu. Lúc say, Hán đế gối đầu vào đùi Thích Cơ ngủ thiếp. Lã hậu cho người do thám, biết được liền thân hành đến Tây cung.
Kẻ hầu cận vội vào báo với Thích Cơ, nhưng Thích Cơ bị Hán đế gối đầu trên vế, không biết làm cách nào để ra tiếp đón Lã hậu được.
Lã hậu xông vào, chỉ mặt Thích Cơ mắng :
- Con tiện tỳ, mày mỗi khi gặp ta thường tỏ ra vô lễ . Nay ta đến cung mày, mày không đứng dậy, phỏng có còn ra thể thống gì nữa.
Thích Cơ thưa :
- Tiện thiếp hay Chánh hậu đến, song Chúa thượng đang an giấc, không dám kinh động, có đâu lại dám thất lễ .
Lã hậu nói :
- Mỗi việc mày đều đưa Chúa thượng ra để che chở.
Sau này lúc Chúa thượng trăm tuổi ta xem thử lấy ai che chở mày.
Nói rồi bỏ ra ngoài. Thích Cơ ngồi lặng hồi lâu, nước mắt ràn rụa rơi vào mặt rồng.
Hán đế chực thức dậy, thấy Thích Cơ đang khóc liền hỏi :
- Ái khanh có việc gì mà khóc thế ?
Thích Cơ thưa :
- Vừa rồi Bệ hạ nằm ngủ say trên vế thiếp, chợt Chánh hậu từ ngoài vào, thiếp sợ giấc rồng bị động, chẳng dám đứng dậy ra tiếp đón. Chánh hậu vào đây quát mắng, buông lời hăm dọa, thần thiếp tủi phận mà khóc.
Dứt lời Thích Cơ quỳ móp xuống đất, cơn buồn đang tràn trên nét sóng thu, khiến Hán đế lòng bối rối, cảm động đưa tay kéo áo, vỗ về :
- Ái khanh cứ an lòng. Trẫm sẽ tìm cách bảo vệ cho mẹ con ái khanh. Ngày mai vào triều, trẫm sẽ bàn với quần thần, đổi ngôi Thái tử, thử xem Lã hậu từ nay còn đám bạc đãi ái khanh nữa chăng ?
Thích Cơ dập đầu lạy tạ. ngày hôm sau, vua lâm triều bá quan ứng hầu đủ mặt, Hán đế viết chiếu ban cho quần thần truyền bàn việc đổi Thái tử sao cho hợp với công luận, không được câu nệ theo ý riêng của mình.
Các quan tuân lệnh, đem việc đó đến phủ Thừa Tướng bàn bạc.
Lã hậu hay được, vội gọi Lã Trạch vào nói:
- Hoàng thượng vì yêu mến Thích Cơ, chẳng nghĩ đến phải trái, mấy lần triệu tập quần thần bàn việc đổi ngôi Thái tử. Nhà ngươi có kế chi giúp ta chăng ?
Lã Trạch nói :
- Hạ thần kiến thức thức hẹp hòi, không đủ để mưu việc lớn. Xin Hoàng hậu mật sai người đến hỏi Trương Tử Phòng may ra có kế hay.
Lã hậu nói :
- Tử Phòng nay đã tịch cốc tu hành còn muốn tham dự gì đến việc nước ?
Lã Trạch nói :
- Hạ thần vẫn quen biết với con Tử Phòng là Tích Cường, vậy nhờ hắn khéo nói với Tử Phòng, ắt Tử Phòng không nở từ chối.
Lã hậu liền sai Lã Trạch và Tử Cường đến yết kiến Trương Lương.
Trương Lương từ chối không tỏ ý.
Lã Trạch nói :
- Tôi vâng mệnh Hoàng hậu tới đây vấn kế, nếu Tôn công không chỉ dạy, tôi biết về tâu với Hoàng hậu làm sao. Thôi thà tôi liều chết ở đây chứ quyết không ra khỏi cửa này.
Trương Lương nói :
- Việc ấy không phải tôi không muốn nói. Chỉ sợ nói ra không tiện mà thôi.
Lã Trạch nói :
- Lời Tôn công nói ra chỉ lọt vào tai tôi, có gì mà không tiện ?
Trương Lương suy nghĩ một lúc rối ghé vào tai Lã Trạch nói nhỏ :
- Ngày thường, Bệ hạ vẫn nghe tiếng bốn hiền sĩ ẩn trong núi Thương Sơn. Núi này hiểm trở lắm, bốn người ấy chỉ ăn cỏ chi, uống nước suối mà sống thảnh thơi. Bệ hạ đã nhiều lần vời về triều, nhưng họ nhất định không ra. Bệ hạ lại có ý muốn trừ họ đi, song sợ thiên hạ chê bai, tàm cho kẻ hiền sĩ bốn phương không dám tìm đến triều phục. Vì vậy mà Bệ hạ đành chịu vậy. Nay Chánh hậu nên chọn một người ăn nói giỏi, dùng lễ vật mời họ về triều can ngăn. Lời nói của bốn người ấy có sức mạnh hơn trăm vạn binh hùng, ngôi Thái tử sẽ không mất.
Lã Trạch nói :
- Xin Công tôn cho biết tên bốn người hiền sĩ đó.
Trương Lương nói :
- Bốn người đó có một người họ Ðường tên Tuyên Minh, quê ở Ðông viên, hiệu là Ðông Viên Công Một người họ Y tên Lý Quý, quê ở hàm Ðan, trước ẩn ở Thương Nam. sau cùng Ðông Viên kết bạn. Một người họ Thôi, tên Hoàng, tự là Thiếu Thông, quê ở nước Tề, ẩn ở Hạ Hoàng, niên hiệu là Hạ Hoàng Công. Một người họ Chu tên Thuật, tự là Nguyên Ðạo, người ở Hà Nội, hiệu là Giốc Lý Tiên sinh.
Lã Trạch liền trở về cung tâu lại với Lã hậu.
Lã hậu sai nội sứ sắm sửa vàng rồng, bạc nén, cùng đem theo bốn con ngựa tốt đến Thương Sơn tìm yết kiến bốn nhà ẩn sĩ.
Lúc ấy, bốn ông già vừa đi hái rau chi về, thấy sứ giả đem lễ vật đến quỳ móp bên chân núi, liền hỏi :
- Quý ngài có việc gì đến đây lại thủ lễ với chúng tôi dường ấy ?
Sứ giả nói :
- Hoàng Thái tử ngày nay là người nhân hiền, lâu nay vẫn ngưỡng mộ danh các ngài, vì vậy sai chúng tôi đến đây rước bốn ngài về triều giúp đỡ, và dạy bảo Thái tử để thành cái nghiệp thái bình thịnh trì.
Bốn vị ẩn sĩ ban đầu từ chối nhưng sau cùng sứ giả thành khẩn, quỳ mãi không đứng dậy, nên bằng lòng thu lễ vật, sắm sửa hành trang về Tràng An yết kiến Thái tử.
Lã hậu đặt tiệc khoản đãi bốn hiền sĩ rất long trọng.
Từ đó bốn người sớm tối cùng Thái tử bàn luận việc thiên hạ, một phút không rời.
Ngày kia Hán đế lâm triều, hỏi quần thần :
- Trẫm giao cho quần thần định việc lập ngôi cho Thái tử chẳng hay ý các khanh thế nào ?
Thúc Tôn Thông và Chu Xương bước ra tâu :
- Xưa Tấn Hiếu Công vì say mê nàng Ly Cơ, bỏ Thế tử lập Hề Tề nên nước Tấn bị loạn mười năm. Nước Tần vì không sớm định ngôi Thái tử của Phù Tô khiến Triệu Cao được dịp trái lập họ Hồ mà nghiệp Tần phải mất. Ðó là những tấm gương Bệ hạ từng thấy rõ. Nay Thái tử là người nhân hiếu, thiên hạ đều biết tiếng cả. Bệ hạ lại bỏ con lớn, lập con thứ, sao cho khỏi thiên hạ dị nghị.
Hán đế nghe nói, vung tay áo, bỏ đứng dậy đi vào trong, định sang Tây cung, nhưng vừa đi đến tiền điện xảy gặp Thái tử từ điện Văn đức đến, có bốn ông già theo sau.
Hán đế ngạc nhiên hỏi :
- Bốn người kia từ đâu đến ?
Bốn người phục xuống đất xưng rõ họ tên. Hán đế kinh ngạc, hỏi :
- Trẫm nghe danh các ngươi đã lâu, dùng hậu lễ đến rước cớ sao các ngươi không đến, nay lại theo con ta ?
Bốn người nói :
- Bệ hạ vẫn có tánh hay khinh kẻ sĩ, vì vậy chúng tôi khiếp sợ xa lánh. Nay nghe Thái tử là người nhân hiếu, nguyện đem thân đến phò.
Hán đế nói :
- Phiền các ngươi cố gắng dạy bảo Thái tử.
Bốn ông già phục xuống lạy tạ, tướng mạo uy nghi, khí phách trang nhã. Hán đế đứng nhìn một lúc rồi mới dời chân.
Sang đến Tây cung, Thích Cơ ra rước vào, Hán đế thuật lại chuyện triều thần can ngăn không cho đổi ngôi Thái tử.
Thích Cơ nghe nói, bất giác rơi lệ. Hán đế an ủi :
- Ðể ta phong cho Như Ý đến một nơi đất tốt, làm căn bản lập nghiệp không còn lo gì nữa.
Thích Cơ nói :
- Tại sao hôm nay Bệ hạ đổi ý ?
Hán đế nói :
- Thái tử vừa thu nạp được bốn kẻ sĩ có tài, như thế tức là vây cánh đã định. Vả lại Thái tử cũng là bậc nhân hiếu thiên hạ đều ngưỡng phục. Nếu thay đổi e sanh biến.
Thích Cơ dập đầu lạy tạ nói :
- Thần thiếp chỉ ước mong làm sao sống an thân là đủ rồi, có đâu dám cao vọng. Chẳng hay Bệ hạ định phong Như Ý nơi nào ?
Hán đế nói :
- Vừa rồi ta đi tuần du ở Hàm Ðan, thấy phong thổ thuần hậu, nhân dân giàu mạnh, đó là nơi hiểm trở, trước có Yên Ðài ngăn cách, sau có Chương Hà bủa vây, đất vuông nghìn dặm, hiền sĩ khá nhiều. Nếu đóng đô ở đấy cũng như đống đô ở Tràng An, suốt đời thanh nhàn sung sướng. Vả lại Hàm Ðan cách Tràng An xa lắm, có thể làm chỗ dung thân được.
Thích Cơ nói :
- Phong Như Ý làm Triệu vương, thiếp xin cảm tạ ơn dày của Bệ hạ, song Như ý hãy còn trẻ dại, cần phải có một người theo bảo vệ, ngỏ hầu mới giữ nổi cõi bờ.
Hán đế nói :
- Trẫm sẽ lựa một người đủ tài trí theo phò, ái khanh chớ lo.
Ngày hôm sau, Hán đế ngự triều, cùng văn, võ bá quan đàm đạo.
Hán đế nói :
-Trẫm y theo lời luận của quấn thân, không đổi ngôi Thái tử , song xét Như Ýcũng đã lớn tuổi, không nên để mãi trong cung, trẫm muốn phong cho Như Ý làm Triệu vương, đóng đô ở Hàm Ðan, các khanh nghĩ thế nào ?
Quần thần tâu :
- Bệ hạ phong Như ý làm Triệu vương rất hợp với công luận
Hán đế nói :
- Như Ý đến Hàm Ðan cần phải có một người theo giúp đỡ sớm tối dạy bảo. Vậy các khanh xem thử ai có thể đảm dương việc ấy ?
Tiêu Hà nói :
- Quan Ngự sử Chu Xương là một người chính trực, có thể tin cậy việc ấy được.
Hán đế truyền đòi Chu Xương đến ban trách nhiệm.
Chu Xương nói :
- Bệ hạ sai thần việc gì thần đâu dám trái mệnh, song thần xin Bệ hạ viết tờ thủ sắc gồm có ba điều, mới tránh khỏi tai họa về sau.
Hán đế hỏi :
- Ba điều ấy là điều gì ?
Chu Xương nói :
- Ðiều thứ nhất, không nên bắt về triều, e địa phương không người coi giữ. Ðiều thứ hai, lúc đến nước Triệu, nhị Ðiện hạ phải nghe lời thần khuyên can. Ðiều thứ ba, nhị Ðiện hạ không nên thường thường cùng với thứ hậu giao thông tin tức. Ðược ba điều ấy, hạ thần mới có thể bảo vệ Triệu vương sau này được.
Hán đế nói :
- Ba điều ấy chẳng có gì khó khăn cả .
Liền viết sắc trao cho Như ý, truyền Như Ý sắm sửa đi trấn nhậm.
Như Ý vào giã biệt Thích Cơ.
Thích Cơ nói :
- Mẹ cùng con ngày nay ly biệt, chưa biết đến bao giờ mới gặp mặt.
Hai mẹ con ôm nhau khóc ròng.
Ngày hôm sau Như Ý khởi hành, Hán đế ngự ra tận ngoài thanh đưa tiễn.
Chu Xương đem cả gia quyến, cũng ngày hôm ấy theo Triệu Vương đến Hàm Ðan.
Hán đế tiễn Như Ý xong, trở vào cung, vừa đi đến cửa thành bỗng có một người cầm một tờ trạng đến trước mặt tâu :
- Tiêu Thừa tướng cho dân cày chỗ đất công trong vườn ngụ lâm, lấy của công để mua lòng riêng đó là bất trung, xin bệ hạ minh xét.
Hán đế nghe nói nổi giận mắng :
- Vậy ra Tiêu Hà ăn tiền của dân, rồi lấy khu đất của ta trong vườn thượng lâm cho dân cày. Thế là trái đạo tôi .
Liền sai quan Ðình úy bắt Tiêu Hà bỏ vào ngục.
Tiêu Hà vẫn lặng thinh, không hề chống cãi gì cả.
Ðược vài ngày, có quan Vệ úy họ Vương đến gõ cửa khuyết tâu :
- Quan Thừa tướng họ Tiêu có tội gì mà Bệ hạ bắt bỏ vào ngục ?
Hán đế nói :
- Tội ăn lộc của người rồi lấy đất vườn ta mà mua lòng dân, nên ta phải trị.
Vương vệ úy nói :
- Việc lợi cho dân thì làm, đó chính là nhiệm vụ của quan Tể Tướng. Bệ hạ chống Sở mấy năm, sau đến việc Trần Hy, Anh Bố, đều đem đất Quan Trung giao cho Thừa Tướng. quản thủ. Nếu là kẻ bất trung thì cả dãy đất lớn lao ấy có còn cho Bệ hạ ngày nay chăng ? Bệ hạ chỉ thấy cái lỗi nhỏ mà quên cả cái đức lớn.
Hán đế ngồi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói :
-Trẫm rất có lỗi.
Ngay hôm ấy, Hán đế sai cận vệ vào ngục thả Tiêu Hà ra.
Tiêu Hà vào triều tạ ơn.
Hán đế nói :
- Việc của khanh làm chính là nhiệm vụ của quan Tể Tướng, ta vì nông cạn, đã phạm đến kẻ có đức, lỗi của ta rất lớn.
Tiêu Hà tâu :
- Bệ hạ là bậc minh chính, hạ thần dẫu có ai đâu dam kêu nài.
Việc này thấu đến tai Trương Lương, Trương Lương thở dài, than :
- Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố đã bị giết, nay Tiêu Hà lại bị hạ ngục, đủ biết tâm địa của vua Hán đối đãi với công thần như thế nào rồi. Ta vừa giúp cho Thái tử giữ được ngôi, nếu Hán đế biết được ắt ta không khỏi nạn. Chi bằng kíp xa lánh cảnh phồn hoa này cho xong .
Nghĩ như vậy, Trương Lương tìm đến bốn ông cụ già bàn bạc, rủ nhau đến núi Chung Nam tu tiên.
Bốn ông lão đồng ý, cùng với Trương Lương vào yết kiến vua tâu rằng :
- Ngày nay thiên hạ nhất thống, bốn bể thanh bình, cơ nghiệp có thể bền vững muôn năm. Chúng tôi tuổi già sức yếu không làm gì được nữa, vậy xin lạy từ Bệ hạ, cùng nhau lên núi Chung Nam học đạo, công danh phú quý chẳng bận lòng, được Bệ hạ đoái thương ơn ấy rất lớn.
Hán đế nói với Trương Lương :
- Trẫm từ khi được thiên hạ đến nay, ơn tiên sinh chưa báo đáp. Ngày trước phong làm Lưu hầu, nhưng tiên sinh không lĩnh nay lại từ giã trẫm mà đi, chẳng biết sau này có còn cùng nhau tương ngộ chăng ?
Ðoạn, Hán đế lại nói với bốn ông lão :
- Các ông đến giúp Thái tử, trẫm có lòng mừng.
Nay chưa bao lâu, cũng lại muốn lánh vào chốn núi rừng, sao nỡ lòng làm thế.
Bốn ông già nói :
- Hiện nay anh tài đầy triều, thiện nhân tham chinh, bọn tôi chỉ là phường hủ nho, nào có ích gì cho quốc gia. Chỉ mong Bệ hạ tha cho, được về nơi thảo dã, di dưỡng tuổi thừa thì thực suốt đời chẳng dám quên ơn.
Vua thấy mọi người có ý khẩn thiết, bèn tặng mỗi người một ít vàng lụa, rồi đưa ra khỏi thành. Bốn ông già cùng Trương Lương bái biệt, cất bước lên đường. Hán đế nhìn theo, bóng của họ khuất dần trong cát bụi.
Hán đế vào cung, ngồi nghĩ đến Trương Lương, nhớ đến các vị công thần khai quốc, từ lúc áo vải theo hầu, lập nhiều công lớn nay có kẻ bị giết, có kẻ bỏ đi, lòng bâng khuâng cảm động.
Bèn sai thợ, xây một cái đài công thần, tạc đủ hình tượng và ghi tên họ những công thần lên.
Ðài lập xong, Hán đế đưa Thái tử đến xem. Qua mỗi một tượng, Hán đế đều nói rõ lai lịch, công trạng từng người.
Xem đến tượng Kỷ Tín, Thái tử nói :
- Nếu không có người này thì Phụ hoàng không có được đến ngày nay.
Lại xem đến tượng Hạ Hầu Anh, Thái tử nói :
- Nếu không có người này, con không còn trông thấy mặt Phụ hoàng nữa.
Hán đế nói :
- Con ta như thế thực là một kẻ không quên gốc.
Hôm ấy, Thái tử cho mời con Kỷ Tín là Kỷ Thông, và Hạ Hầu Anh đến ban thưởng rất hậu.
Ai nấy đều ngợi khen Thái tử là người nhân đức.
Hán đế rất vui lòng.
Chợt có một người nói lớn :
- Bệ hạ cùng điện hạ nhớ công lao của Kỷ Tín và Hạ Hầu Anh, sao không nhớ công lao của cha tôi ?
Hán đế xem lại thì đó là Hạng Ðông, con của Hạng Bá.
Hạng Ðông nói :
- Bệ hạ ngày trước giao tranh với Sở, bị quân Sở đến cướp trại, cha tôi vì bạn thân với Tử Phòng, nên mật tin cho Bệ hạ biết, và khuyển Hạng vương bãi việc tấn binh. Lại như việc hội yến ở Hồng Môn, nếu không có cha tôi thì tánh mạng Bệ hạ đâu còn. Ðến sau, Hạng vương đặt Thái công lên thớt toan nấu dầu, nếu không có cha tôi, ắt Thái công bị hại. Tôi thiết nghĩ công lao cha tôi không kém gì Kỷ Tín, Hạ Hầu Anh.
Hán đế nghe Hạng Ðông nói, sực nhớ chuyện xưa, trầm ngâm một lúc, rồi nói :
- Quả nhân lâu nay vẫn muốn kết ước ngày xưa, giữ tình hên hảo hai nhà, song vì việc quân bận rộn. Nay nghe lời nói ấy khiến ta tự thẹn.
Ngay ngày hôm ấy, Hán đế truyền đem Thiếu Hoa Công chúa gả cho Hạng Ðông, sai Thúc Tôn Thông định về nghi lễ, chọn ngày thành hôn.
Hạng Ðông từ đó sánh đôi với Công chúa Thiếu Hoa, chồng loan vợ phượng rất nên tương đắc.
Hạng Ðông được phong làm chức Chiêu Tín hầu.

Thời gian trôi, trôi trong cảnh thanh bình, an lạc.
Một hôm, Hán đế vì mũi tên của Loan Bố bắn trước kia, nay yếu sức, bệnh tái phát, làm ung độc, bệnh thế càng ngày càng trầm trọng.
Lã hậu thấy thế bàn với các cung tần :
- Chúa thượng đang tại bệnh mà ngày đêm say đắm Tây cung, lòng ta lo ngại lắm.
Các cung tần nói :
- Việc này Hoàng hậu nên nhờ quần thần khuyên can, chứ nếu Hoàng hậu tỏ ý e Hoàng thượng lại cho là Hoàng hậu là ghen chăng ?
Lã hậu nói :
- Các ngươi luận rất phải
Liền đòi Thảm Tự Cơ và Lã Trạch vào, sai đi triệu các gián quan và triều thần.
Các đại thần vào triều, cùng Thái tử đến Tây cung đứng đợi nơi cửa Phúc Thuận.
Hán đế hay việc ấy nói với Thích Cơ :
- Ðó là Lã hậu thấy ta có bệnh, nên sai Thái Tử và quần thần đến đây mời ta về cung.
Thích Cơ nói :
- Nếu Bệ hạ về cung bỏ thiếp nơi đây, tất thiếp bị hại, không còn mong gì được trông thấy long nhan nữa .
Dứt lời, nước mắt tuôn tràn xuống hai má.
Hán đế nói : .
- Ðợi quần thần vào đây ta sẽ có cách bảo vệ .
Liền truyền lệnh cho Thái tử và quần thần vào .
Các quan thấy mặt mày Hán đế xanh xao, thân thể gầy gò , liền khấu đầu tâu :
- Bệ hạ xuân thu đã cao, lại thêm có bệnh nơi đây không phải là chỗ điều dưỡng thánh cung. Cứ ý chung tôi thì Bệ hạ nên trở về chánh cung tịnh dưỡng nịnh rồng, để Thái tử được báo đền hiếu thảo, và quần thần được thăm viếng hàng ngày.
Hán đế nói :
- Ta thọ bệnh là do xong pha nhiều chiến trận, nhọc mệt lâu năm, sức lực mỏi mòn. Nay ta ở cung này, thấy tâm thần thư thái, có thể lành bệnh được, các ngươi chớ có nhiều lời.
Các quan không biết nói sao.
Phàn Khoái dập đầu, tâu :
- Tâu Bệ hạ, hạ thần theo Bệ hạ từ lúc còn mặc manh áo vải, trải bao năm khổ nhọc mong dựng nghiệp lớn . Nay khi thành công, Bệ hạ đã quên chí cũ, xem sắc dục là trọng, xem thiên hạ là khinh, như vậy ai còn ngưỡng vọng nữa .
Hán đế thở dài :
- Các khanh đã hết lời can gián lẽ nào trẫm lại chẳng nghe.
Liền để cho quần thần đưa về cung Trường Lạc.
Thích Cơ đưa Hán đế về chính cung xong, vào yết kiến Lã hậu, đoạn trở lại Tây cung.
Bấy giờ, Lã hậu cùng quần thần bàn việc tìm lương y điều trị cho vua.
Trần Bình nói :
- Cách thành Trường An hai trăm dặm, vê phía Bắc núi Lịch Dương có một người thầy thuốc rất giỏi, vậy xin Hoàng hậu lấy lễ mời người ấy đến, họa may chửa được.
Hoàng hậu theo lời, săm sứa lễ vật, sai người đến Lịch Dương rước thầy thuốc . Ðộ ba hôm, lương y đến, vào nội Cung ra mắt Lã hậu. Lã hậu kể lại bệnh trạng của vua.
Lương y nói :
- Bệnh đó tuy trầm trọng, song nguyên khí Hoàng thượng còn cường tráng, có thể chữa được.
Lã hậu mừng rỡ, đưa lương y đến chính cung.
Hán đế trông thấy lương y buông lời quát mắng ngay :
- Ta từ lúc trảm xà khởi nghĩa, đem ba thước gươm bình thiên hạ, dựng nghiệp đế vương, công lao rất nhọc. Nay lâm bệnh là tại trời, chết sóng có mạng, ngươi chẳng qua là một đứa tầm thường, đến đây làm gì.
Hán đế nhất định không cho lương y chữa bệnh, bảo phải trở về Lịch Dương.
Từ đó, bệnh tình Hán đế mỗi lúc một tăng. Lã hậu sớm tối chầu chực bên giường.
Nhân lúc Hán đế tỉnh táo Lã hậu hỏi :
- Vạn nhất, Bệ hạ sau khi muôn tuổi, mà Tiêu Thừa tướng cũng mất thì nên cừ ai làm tướng ?
Hán đế đáp :
- Tào Tham có thể thay được.
Lã hậu lại hỏi đến sau Tào Tham ?
Hán đế nói :
- Vương Lăng có thể thay được. Tuy nhiên Vương Lăng tính trực mà ương, cần phải có Trần Bình giúp sức. Trần Bình trí khôn có thừa nhưng không thể gánh vác một mình. Chu Bột là kẻ thật thà, tánh thận trọng, nên cùng hắn làm chức Thái úy.
Lã hậu lại hỏi về sau nữa.
Hán đế nói :
- Ta chỉ biết đến đó mà thôi.
Hôm sau, Thái tử vào vấn an, Hán đế nói :
- Ta nay đã già yếu, bệnh hoạn không thể khỏi được. Con là người nối nghiệp trị dân, có đủ đạo đức để bảo vệ non sông. Chỉ có một điều, ta hằng lo lắng là mẹ con Thích Cơ, ta nhờ con đùm bọc. Cái gì cha yêu thì kẻ làm con cũng yêu. Có thế mới tròn hiếu đạo. Con nên ghi nhớ.
Thái tử nói :
- Ðạo thân phụ, nghĩa thủ túc, hai điều ấy con đâu dám bỏ. Xin Phụ hoàng bảo tồn long thể, cho bệnh được chóng lành, đừng lo lắng đến chuyện đó nữa.
Cách vài ngày sau, Hán đế băng hà. Hôm ấy vào ngày giáp thìn tháng tư mùa hạ, nhà Ðại Hán năm thứ mười hai.
Vua Cao đế sinh năm thứ 51 đời Tần tiên vương thọ được 63 tuổi.



Tả hữu thấy Hán đế bi ác khí xông váo mặt, ngã xỉu xuống đất, liền xúm lại đỡ dậy đưa vào nội cung, tìm ngự y điều trị .

Qua mấy ngày nằm liệt trên giường, Hán đế không nói năng gì cả. Các tướng vào vấn an, đem lòng lo lắng.

May thay ! Chỉ độ mười ngày Hán đế lần lẫn tỉnh lại rồi bình phục.

Một hôm, Hán đế lâm triều, đòi Ngô Thành vào, ban thưởng rất hậu, và phong chức Trung Nghị hầu, lại viết chiếu khuyên Ngô Nhuế dụng tâm gìn gìn đất Giang Hạ, phong con Lưu Trọng là Lưu Hán làm Ngô vương, cho trấn thủ đất Giang Ðông .

Qua một thời gian, Hán đế lại đi tuần du khắp nơi, để vỗ về dân chúng. Khi đến nước Lỗ thấy có đền thờ đức Khổng tử ở làng Khuyết Lý, Hán đế bèn thân xuất trăm quan đến đó làm lễ tế, rồi phong cho con cháu họ Khổng làm quan cả.

Xong việc ấy, Hán đế lại trở về Phong Bái, đặt tiệc rượu ở Bái cung, cho mời tất cả bô lão trong vùng và các trẻ con nơi đó đến dự.

Tiệc rượu linh đình suốt mấy ngày đêm không ngớt tiếng đàn, tiếng hát.

Hán đế tự mình đặt ra một bài hát, dạy bọn trẻ con hát như sau :

Gió lộng trời cao thẳm

Rồng vườn mây cùng bay !

Giang sơn này ! Sự nghiệp này !

Phong lưu cho bõ những ngày lao lung

Bọn trẻ hát vang trời. Hán đế bất giác cảm động, ứa nước mắt nói với các bô lão :

- Kẻ du tử này nghĩ đến cố hương không khỏi động lòng bi cảm. Như ta, lúc còn bé, ngày ngày cùng các người hàng xóm gần gũi chuyện trò, tình quyến luyến thực không nỡ dứt. Ðến sau, Khởi binh ở Phong Bái, ngược xuôi trong trường chinh chiến, sống chết như cánh lông hồng, trải bao nguy nan, nay mới gầy nên sự nghiệp. Và ngày nay, ta đã trở nên người có tuổi tác, mà các ông thì cũng đã đầu bạc răng long. Nghĩ lại việc xưa, tình cảm biết mấy . Ta đây, tuy trong cảnh phú quý, song lúc muôn tuổi vong hồn sẽ về nơi quyến luyến với đất Phong Bái .

Nói xong, lấy huyện Bái làm ấp Thang Mộc, miễn cả các sắc thuế trong vùng.

Dân chúng reo vui, các bô lão cả ngày đến chầu chực rộn rịp.

Hán đế thấy thế sợ làm phiền nhiễu mọi người, tỏ ý trở về Tràng An. Các bô lão cố nài, xin vua ở nán lại cho thỏa tình hoài vọng.

Hán đế nói :

- Trẫm về đây binh mã quá nhiều, huyện Bái chỉ là một ấp nhỏ, làm sao cung cấp nổi ! Nếu ở lâu sanh điều phiền toái.

Hán đế chỉ ở lại thêm mấy ngày nữa rồi truyền lệnh xa giá trở về Lạc Dương.

Lã hậu, Thái tử, Thích Cơ, Như Ý và văn võ bá quan đều ra ngoài thành nghênh tiếp.

Hán đế truyền mở tiệc ăn mừng, khao thưởng tướng sĩ.

Từ đó, thiên hạ thái bình thịnh tri, lớn nhỏ lạc nghiệp âu ca.

Hán đế có lòng yêu thứ hậu Thích Cơ, nên Lã hậu đem lòng ghen tức nhiều lần tìm cách gây sự với Thích Cơ . Nhưng Thích CƠ vẫn một mực nhẫn nhục.

Một hôm Hán đế yếu mình, Thích Cơ nhân vào cung chầu chực, tâu với Hán đế :

- Bệ hạ xuân thu đã cao, nếu thánh ý không quyết định thế nào e mẹ con thần thiếp sau này phải bị tận diệt.

Hán đế nói :

- Việc đó rất dễ. Thỉnh thoảng rồi trẫm sẽ tính.

Một hôm, Hán đế ngự sang Tây cung, cùng Thích Cơ uống rượu. Lúc say, Hán đế gối đầu vào đùi Thích Cơ ngủ thiếp. Lã hậu cho người do thám, biết được liền thân hành đến Tây cung.

Kẻ hầu cận vội vào báo với Thích Cơ, nhưng Thích Cơ bị Hán đế gối đầu trên vế, không biết làm cách nào để ra tiếp đón Lã hậu được.

Lã hậu xông vào, chỉ mặt Thích Cơ mắng :

- Con tiện tỳ, mày mỗi khi gặp ta thường tỏ ra vô lễ . Nay ta đến cung mày, mày không đứng dậy, phỏng có còn ra thể thống gì nữa.

Thích Cơ thưa :

- Tiện thiếp hay Chánh hậu đến, song Chúa thượng đang an giấc, không dám kinh động, có đâu lại dám thất lễ .

Lã hậu nói :

- Mỗi việc mày đều đưa Chúa thượng ra để che chở.

Sau này lúc Chúa thượng trăm tuổi ta xem thử lấy ai che chở mày.

Nói rồi bỏ ra ngoài. Thích Cơ ngồi lặng hồi lâu, nước mắt ràn rụa rơi vào mặt rồng.

Hán đế chực thức dậy, thấy Thích Cơ đang khóc liền hỏi :

- Ái khanh có việc gì mà khóc thế ?

Thích Cơ thưa :

- Vừa rồi Bệ hạ nằm ngủ say trên vế thiếp, chợt Chánh hậu từ ngoài vào, thiếp sợ giấc rồng bị động, chẳng dám đứng dậy ra tiếp đón. Chánh hậu vào đây quát mắng, buông lời hăm dọa, thần thiếp tủi phận mà khóc.

Dứt lời Thích Cơ quỳ móp xuống đất, cơn buồn đang tràn trên nét sóng thu, khiến Hán đế lòng bối rối, cảm động đưa tay kéo áo, vỗ về :

- Ái khanh cứ an lòng. Trẫm sẽ tìm cách bảo vệ cho mẹ con ái khanh. Ngày mai vào triều, trẫm sẽ bàn với quần thần, đổi ngôi Thái tử, thử xem Lã hậu từ nay còn đám bạc đãi ái khanh nữa chăng ?

Thích Cơ dập đầu lạy tạ. ngày hôm sau, vua lâm triều bá quan ứng hầu đủ mặt, Hán đế viết chiếu ban cho quần thần truyền bàn việc đổi Thái tử sao cho hợp với công luận, không được câu nệ theo ý riêng của mình.

Các quan tuân lệnh, đem việc đó đến phủ Thừa Tướng bàn bạc.

Lã hậu hay được, vội gọi Lã Trạch vào nói:

- Hoàng thượng vì yêu mến Thích Cơ, chẳng nghĩ đến phải trái, mấy lần triệu tập quần thần bàn việc đổi ngôi Thái tử. Nhà ngươi có kế chi giúp ta chăng ?

Lã Trạch nói :

- Hạ thần kiến thức thức hẹp hòi, không đủ để mưu việc lớn. Xin Hoàng hậu mật sai người đến hỏi Trương Tử Phòng may ra có kế hay.

Lã hậu nói :

- Tử Phòng nay đã tịch cốc tu hành còn muốn tham dự gì đến việc nước ?

Lã Trạch nói :

- Hạ thần vẫn quen biết với con Tử Phòng là Tích Cường, vậy nhờ hắn khéo nói với Tử Phòng, ắt Tử Phòng không nở từ chối.

Lã hậu liền sai Lã Trạch và Tử Cường đến yết kiến Trương Lương.

Trương Lương từ chối không tỏ ý.

Lã Trạch nói :

- Tôi vâng mệnh Hoàng hậu tới đây vấn kế, nếu Tôn công không chỉ dạy, tôi biết về tâu với Hoàng hậu làm sao. Thôi thà tôi liều chết ở đây chứ quyết không ra khỏi cửa này.

Trương Lương nói :

- Việc ấy không phải tôi không muốn nói. Chỉ sợ nói ra không tiện mà thôi.

Lã Trạch nói :

- Lời Tôn công nói ra chỉ lọt vào tai tôi, có gì mà không tiện ?

Trương Lương suy nghĩ một lúc rối ghé vào tai Lã Trạch nói nhỏ :

- Ngày thường, Bệ hạ vẫn nghe tiếng bốn hiền sĩ ẩn trong núi Thương Sơn. Núi này hiểm trở lắm, bốn người ấy chỉ ăn cỏ chi, uống nước suối mà sống thảnh thơi. Bệ hạ đã nhiều lần vời về triều, nhưng họ nhất định không ra. Bệ hạ lại có ý muốn trừ họ đi, song sợ thiên hạ chê bai, tàm cho kẻ hiền sĩ bốn phương không dám tìm đến triều phục. Vì vậy mà Bệ hạ đành chịu vậy. Nay Chánh hậu nên chọn một người ăn nói giỏi, dùng lễ vật mời họ về triều can ngăn. Lời nói của bốn người ấy có sức mạnh hơn trăm vạn binh hùng, ngôi Thái tử sẽ không mất.

Lã Trạch nói :

- Xin Công tôn cho biết tên bốn người hiền sĩ đó.

Trương Lương nói :

- Bốn người đó có một người họ Ðường tên Tuyên Minh, quê ở Ðông viên, hiệu là Ðông Viên Công Một người họ Y tên Lý Quý, quê ở hàm Ðan, trước ẩn ở Thương Nam. sau cùng Ðông Viên kết bạn. Một người họ Thôi, tên Hoàng, tự là Thiếu Thông, quê ở nước Tề, ẩn ở Hạ Hoàng, niên hiệu là Hạ Hoàng Công. Một người họ Chu tên Thuật, tự là Nguyên Ðạo, người ở Hà Nội, hiệu là Giốc Lý Tiên sinh.

Lã Trạch liền trở về cung tâu lại với Lã hậu.

Lã hậu sai nội sứ sắm sửa vàng rồng, bạc nén, cùng đem theo bốn con ngựa tốt đến Thương Sơn tìm yết kiến bốn nhà ẩn sĩ.

Lúc ấy, bốn ông già vừa đi hái rau chi về, thấy sứ giả đem lễ vật đến quỳ móp bên chân núi, liền hỏi :

- Quý ngài có việc gì đến đây lại thủ lễ với chúng tôi dường ấy ?

Sứ giả nói :

- Hoàng Thái tử ngày nay là người nhân hiền, lâu nay vẫn ngưỡng mộ danh các ngài, vì vậy sai chúng tôi đến đây rước bốn ngài về triều giúp đỡ, và dạy bảo Thái tử để thành cái nghiệp thái bình thịnh trì.

Bốn vị ẩn sĩ ban đầu từ chối nhưng sau cùng sứ giả thành khẩn, quỳ mãi không đứng dậy, nên bằng lòng thu lễ vật, sắm sửa hành trang về Tràng An yết kiến Thái tử.

Lã hậu đặt tiệc khoản đãi bốn hiền sĩ rất long trọng.

Từ đó bốn người sớm tối cùng Thái tử bàn luận việc thiên hạ, một phút không rời.

Ngày kia Hán đế lâm triều, hỏi quần thần :

- Trẫm giao cho quần thần định việc lập ngôi cho Thái tử chẳng hay ý các khanh thế nào ?

Thúc Tôn Thông và Chu Xương bước ra tâu :

- Xưa Tấn Hiếu Công vì say mê nàng Ly Cơ, bỏ Thế tử lập Hề Tề nên nước Tấn bị loạn mười năm. Nước Tần vì không sớm định ngôi Thái tử của Phù Tô khiến Triệu Cao được dịp trái lập họ Hồ mà nghiệp Tần phải mất. Ðó là những tấm gương Bệ hạ từng thấy rõ. Nay Thái tử là người nhân hiếu, thiên hạ đều biết tiếng cả. Bệ hạ lại bỏ con lớn, lập con thứ, sao cho khỏi thiên hạ dị nghị.

Hán đế nghe nói, vung tay áo, bỏ đứng dậy đi vào trong, định sang Tây cung, nhưng vừa đi đến tiền điện xảy gặp Thái tử từ điện Văn đức đến, có bốn ông già theo sau.

Hán đế ngạc nhiên hỏi :

- Bốn người kia từ đâu đến ?

Bốn người phục xuống đất xưng rõ họ tên. Hán đế kinh ngạc, hỏi :

- Trẫm nghe danh các ngươi đã lâu, dùng hậu lễ đến rước cớ sao các ngươi không đến, nay lại theo con ta ?

Bốn người nói :

- Bệ hạ vẫn có tánh hay khinh kẻ sĩ, vì vậy chúng tôi khiếp sợ xa lánh. Nay nghe Thái tử là người nhân hiếu, nguyện đem thân đến phò.

Hán đế nói :

- Phiền các ngươi cố gắng dạy bảo Thái tử.

Bốn ông già phục xuống lạy tạ, tướng mạo uy nghi, khí phách trang nhã. Hán đế đứng nhìn một lúc rồi mới dời chân.

Sang đến Tây cung, Thích Cơ ra rước vào, Hán đế thuật lại chuyện triều thần can ngăn không cho đổi ngôi Thái tử.

Thích Cơ nghe nói, bất giác rơi lệ. Hán đế an ủi :

- Ðể ta phong cho Như Ý đến một nơi đất tốt, làm căn bản lập nghiệp không còn lo gì nữa.

Thích Cơ nói :

- Tại sao hôm nay Bệ hạ đổi ý ?

Hán đế nói :

- Thái tử vừa thu nạp được bốn kẻ sĩ có tài, như thế tức là vây cánh đã định. Vả lại Thái tử cũng là bậc nhân hiếu thiên hạ đều ngưỡng phục. Nếu thay đổi e sanh biến.

Thích Cơ dập đầu lạy tạ nói :

- Thần thiếp chỉ ước mong làm sao sống an thân là đủ rồi, có đâu dám cao vọng. Chẳng hay Bệ hạ định phong Như Ý nơi nào ?

Hán đế nói :

- Vừa rồi ta đi tuần du ở Hàm Ðan, thấy phong thổ thuần hậu, nhân dân giàu mạnh, đó là nơi hiểm trở, trước có Yên Ðài ngăn cách, sau có Chương Hà bủa vây, đất vuông nghìn dặm, hiền sĩ khá nhiều. Nếu đóng đô ở đấy cũng như đống đô ở Tràng An, suốt đời thanh nhàn sung sướng. Vả lại Hàm Ðan cách Tràng An xa lắm, có thể làm chỗ dung thân được.

Thích Cơ nói :

- Phong Như Ý làm Triệu vương, thiếp xin cảm tạ ơn dày của Bệ hạ, song Như ý hãy còn trẻ dại, cần phải có một người theo bảo vệ, ngỏ hầu mới giữ nổi cõi bờ.

Hán đế nói :

- Trẫm sẽ lựa một người đủ tài trí theo phò, ái khanh chớ lo.

Ngày hôm sau, Hán đế ngự triều, cùng văn, võ bá quan đàm đạo.

Hán đế nói :

-Trẫm y theo lời luận của quấn thân, không đổi ngôi Thái tử , song xét Như Ýcũng đã lớn tuổi, không nên để mãi trong cung, trẫm muốn phong cho Như Ý làm Triệu vương, đóng đô ở Hàm Ðan, các khanh nghĩ thế nào ?

Quần thần tâu :

- Bệ hạ phong Như ý làm Triệu vương rất hợp với công luận

Hán đế nói :

- Như Ý đến Hàm Ðan cần phải có một người theo giúp đỡ sớm tối dạy bảo. Vậy các khanh xem thử ai có thể đảm dương việc ấy ?

Tiêu Hà nói :

- Quan Ngự sử Chu Xương là một người chính trực, có thể tin cậy việc ấy được.

Hán đế truyền đòi Chu Xương đến ban trách nhiệm.

Chu Xương nói :

- Bệ hạ sai thần việc gì thần đâu dám trái mệnh, song thần xin Bệ hạ viết tờ thủ sắc gồm có ba điều, mới tránh khỏi tai họa về sau.

Hán đế hỏi :

- Ba điều ấy là điều gì ?

Chu Xương nói :

- Ðiều thứ nhất, không nên bắt về triều, e địa phương không người coi giữ. Ðiều thứ hai, lúc đến nước Triệu, nhị Ðiện hạ phải nghe lời thần khuyên can. Ðiều thứ ba, nhị Ðiện hạ không nên thường thường cùng với thứ hậu giao thông tin tức. Ðược ba điều ấy, hạ thần mới có thể bảo vệ Triệu vương sau này được.

Hán đế nói :

- Ba điều ấy chẳng có gì khó khăn cả .

Liền viết sắc trao cho Như ý, truyền Như Ý sắm sửa đi trấn nhậm.

Như Ý vào giã biệt Thích Cơ.

Thích Cơ nói :

- Mẹ cùng con ngày nay ly biệt, chưa biết đến bao giờ mới gặp mặt.

Hai mẹ con ôm nhau khóc ròng.

Ngày hôm sau Như Ý khởi hành, Hán đế ngự ra tận ngoài thanh đưa tiễn.

Chu Xương đem cả gia quyến, cũng ngày hôm ấy theo Triệu Vương đến Hàm Ðan.

Hán đế tiễn Như Ý xong, trở vào cung, vừa đi đến cửa thành bỗng có một người cầm một tờ trạng đến trước mặt tâu :

- Tiêu Thừa tướng cho dân cày chỗ đất công trong vườn ngụ lâm, lấy của công để mua lòng riêng đó là bất trung, xin bệ hạ minh xét.

Hán đế nghe nói nổi giận mắng :

- Vậy ra Tiêu Hà ăn tiền của dân, rồi lấy khu đất của ta trong vườn thượng lâm cho dân cày. Thế là trái đạo tôi .

Liền sai quan Ðình úy bắt Tiêu Hà bỏ vào ngục.

Tiêu Hà vẫn lặng thinh, không hề chống cãi gì cả.

Ðược vài ngày, có quan Vệ úy họ Vương đến gõ cửa khuyết tâu :

- Quan Thừa tướng họ Tiêu có tội gì mà Bệ hạ bắt bỏ vào ngục ?

Hán đế nói :

- Tội ăn lộc của người rồi lấy đất vườn ta mà mua lòng dân, nên ta phải trị.

Vương vệ úy nói :

- Việc lợi cho dân thì làm, đó chính là nhiệm vụ của quan Tể Tướng. Bệ hạ chống Sở mấy năm, sau đến việc Trần Hy, Anh Bố, đều đem đất Quan Trung giao cho Thừa Tướng. quản thủ. Nếu là kẻ bất trung thì cả dãy đất lớn lao ấy có còn cho Bệ hạ ngày nay chăng ? Bệ hạ chỉ thấy cái lỗi nhỏ mà quên cả cái đức lớn.

Hán đế ngồi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói :

-Trẫm rất có lỗi.

Ngay hôm ấy, Hán đế sai cận vệ vào ngục thả Tiêu Hà ra.

Tiêu Hà vào triều tạ ơn.

Hán đế nói :

- Việc của khanh làm chính là nhiệm vụ của quan Tể Tướng, ta vì nông cạn, đã phạm đến kẻ có đức, lỗi của ta rất lớn.

Tiêu Hà tâu :

- Bệ hạ là bậc minh chính, hạ thần dẫu có ai đâu dam kêu nài.

Việc này thấu đến tai Trương Lương, Trương Lương thở dài, than :

- Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố đã bị giết, nay Tiêu Hà lại bị hạ ngục, đủ biết tâm địa của vua Hán đối đãi với công thần như thế nào rồi. Ta vừa giúp cho Thái tử giữ được ngôi, nếu Hán đế biết được ắt ta không khỏi nạn. Chi bằng kíp xa lánh cảnh phồn hoa này cho xong .

Nghĩ như vậy, Trương Lương tìm đến bốn ông cụ già bàn bạc, rủ nhau đến núi Chung Nam tu tiên.

Bốn ông lão đồng ý, cùng với Trương Lương vào yết kiến vua tâu rằng :

- Ngày nay thiên hạ nhất thống, bốn bể thanh bình, cơ nghiệp có thể bền vững muôn năm. Chúng tôi tuổi già sức yếu không làm gì được nữa, vậy xin lạy từ Bệ hạ, cùng nhau lên núi Chung Nam học đạo, công danh phú quý chẳng bận lòng, được Bệ hạ đoái thương ơn ấy rất lớn.

Hán đế nói với Trương Lương :

- Trẫm từ khi được thiên hạ đến nay, ơn tiên sinh chưa báo đáp. Ngày trước phong làm Lưu hầu, nhưng tiên sinh không lĩnh nay lại từ giã trẫm mà đi, chẳng biết sau này có còn cùng nhau tương ngộ chăng ?

Ðoạn, Hán đế lại nói với bốn ông lão :

- Các ông đến giúp Thái tử, trẫm có lòng mừng.

Nay chưa bao lâu, cũng lại muốn lánh vào chốn núi rừng, sao nỡ lòng làm thế.

Bốn ông già nói :

- Hiện nay anh tài đầy triều, thiện nhân tham chinh, bọn tôi chỉ là phường hủ nho, nào có ích gì cho quốc gia. Chỉ mong Bệ hạ tha cho, được về nơi thảo dã, di dưỡng tuổi thừa thì thực suốt đời chẳng dám quên ơn.

Vua thấy mọi người có ý khẩn thiết, bèn tặng mỗi người một ít vàng lụa, rồi đưa ra khỏi thành. Bốn ông già cùng Trương Lương bái biệt, cất bước lên đường. Hán đế nhìn theo, bóng của họ khuất dần trong cát bụi.

Hán đế vào cung, ngồi nghĩ đến Trương Lương, nhớ đến các vị công thần khai quốc, từ lúc áo vải theo hầu, lập nhiều công lớn nay có kẻ bị giết, có kẻ bỏ đi, lòng bâng khuâng cảm động.

Bèn sai thợ, xây một cái đài công thần, tạc đủ hình tượng và ghi tên họ những công thần lên.

Ðài lập xong, Hán đế đưa Thái tử đến xem. Qua mỗi một tượng, Hán đế đều nói rõ lai lịch, công trạng từng người.

Xem đến tượng Kỷ Tín, Thái tử nói :

- Nếu không có người này thì Phụ hoàng không có được đến ngày nay.

Lại xem đến tượng Hạ Hầu Anh, Thái tử nói :

- Nếu không có người này, con không còn trông thấy mặt Phụ hoàng nữa.

Hán đế nói :

- Con ta như thế thực là một kẻ không quên gốc.

Hôm ấy, Thái tử cho mời con Kỷ Tín là Kỷ Thông, và Hạ Hầu Anh đến ban thưởng rất hậu.

Ai nấy đều ngợi khen Thái tử là người nhân đức.

Hán đế rất vui lòng.

Chợt có một người nói lớn :

- Bệ hạ cùng điện hạ nhớ công lao của Kỷ Tín và Hạ Hầu Anh, sao không nhớ công lao của cha tôi ?

Hán đế xem lại thì đó là Hạng Ðông, con của Hạng Bá.

Hạng Ðông nói :

- Bệ hạ ngày trước giao tranh với Sở, bị quân Sở đến cướp trại, cha tôi vì bạn thân với Tử Phòng, nên mật tin cho Bệ hạ biết, và khuyển Hạng vương bãi việc tấn binh. Lại như việc hội yến ở Hồng Môn, nếu không có cha tôi thì tánh mạng Bệ hạ đâu còn. Ðến sau, Hạng vương đặt Thái công lên thớt toan nấu dầu, nếu không có cha tôi, ắt Thái công bị hại. Tôi thiết nghĩ công lao cha tôi không kém gì Kỷ Tín, Hạ Hầu Anh.

Hán đế nghe Hạng Ðông nói, sực nhớ chuyện xưa, trầm ngâm một lúc, rồi nói :

- Quả nhân lâu nay vẫn muốn kết ước ngày xưa, giữ tình hên hảo hai nhà, song vì việc quân bận rộn. Nay nghe lời nói ấy khiến ta tự thẹn.

Ngay ngày hôm ấy, Hán đế truyền đem Thiếu Hoa Công chúa gả cho Hạng Ðông, sai Thúc Tôn Thông định về nghi lễ, chọn ngày thành hôn.

Hạng Ðông từ đó sánh đôi với Công chúa Thiếu Hoa, chồng loan vợ phượng rất nên tương đắc.

Hạng Ðông được phong làm chức Chiêu Tín hầu.


Thời gian trôi, trôi trong cảnh thanh bình, an lạc.

Một hôm, Hán đế vì mũi tên của Loan Bố bắn trước kia, nay yếu sức, bệnh tái phát, làm ung độc, bệnh thế càng ngày càng trầm trọng.

Lã hậu thấy thế bàn với các cung tần :

- Chúa thượng đang tại bệnh mà ngày đêm say đắm Tây cung, lòng ta lo ngại lắm.

Các cung tần nói :

- Việc này Hoàng hậu nên nhờ quần thần khuyên can, chứ nếu Hoàng hậu tỏ ý e Hoàng thượng lại cho là Hoàng hậu là ghen chăng ?

Lã hậu nói :

- Các ngươi luận rất phải

Liền đòi Thảm Tự Cơ và Lã Trạch vào, sai đi triệu các gián quan và triều thần.

Các đại thần vào triều, cùng Thái tử đến Tây cung đứng đợi nơi cửa Phúc Thuận.

Hán đế hay việc ấy nói với Thích Cơ :

- Ðó là Lã hậu thấy ta có bệnh, nên sai Thái Tử và quần thần đến đây mời ta về cung.

Thích Cơ nói :

- Nếu Bệ hạ về cung bỏ thiếp nơi đây, tất thiếp bị hại, không còn mong gì được trông thấy long nhan nữa .

Dứt lời, nước mắt tuôn tràn xuống hai má.

Hán đế nói : .

- Ðợi quần thần vào đây ta sẽ có cách bảo vệ .

Liền truyền lệnh cho Thái tử và quần thần vào .

Các quan thấy mặt mày Hán đế xanh xao, thân thể gầy gò , liền khấu đầu tâu :

- Bệ hạ xuân thu đã cao, lại thêm có bệnh nơi đây không phải là chỗ điều dưỡng thánh cung. Cứ ý chung tôi thì Bệ hạ nên trở về chánh cung tịnh dưỡng nịnh rồng, để Thái tử được báo đền hiếu thảo, và quần thần được thăm viếng hàng ngày.

Hán đế nói :

- Ta thọ bệnh là do xong pha nhiều chiến trận, nhọc mệt lâu năm, sức lực mỏi mòn. Nay ta ở cung này, thấy tâm thần thư thái, có thể lành bệnh được, các ngươi chớ có nhiều lời.

Các quan không biết nói sao.

Phàn Khoái dập đầu, tâu :

- Tâu Bệ hạ, hạ thần theo Bệ hạ từ lúc còn mặc manh áo vải, trải bao năm khổ nhọc mong dựng nghiệp lớn . Nay khi thành công, Bệ hạ đã quên chí cũ, xem sắc dục là trọng, xem thiên hạ là khinh, như vậy ai còn ngưỡng vọng nữa .

Hán đế thở dài :

- Các khanh đã hết lời can gián lẽ nào trẫm lại chẳng nghe.

Liền để cho quần thần đưa về cung Trường Lạc.

Thích Cơ đưa Hán đế về chính cung xong, vào yết kiến Lã hậu, đoạn trở lại Tây cung.

Bấy giờ, Lã hậu cùng quần thần bàn việc tìm lương y điều trị cho vua.

Trần Bình nói :

- Cách thành Trường An hai trăm dặm, vê phía Bắc núi Lịch Dương có một người thầy thuốc rất giỏi, vậy xin Hoàng hậu lấy lễ mời người ấy đến, họa may chửa được.

Hoàng hậu theo lời, săm sứa lễ vật, sai người đến Lịch Dương rước thầy thuốc . Ðộ ba hôm, lương y đến, vào nội Cung ra mắt Lã hậu. Lã hậu kể lại bệnh trạng của vua.

Lương y nói :

- Bệnh đó tuy trầm trọng, song nguyên khí Hoàng thượng còn cường tráng, có thể chữa được.

Lã hậu mừng rỡ, đưa lương y đến chính cung.

Hán đế trông thấy lương y buông lời quát mắng ngay :

- Ta từ lúc trảm xà khởi nghĩa, đem ba thước gươm bình thiên hạ, dựng nghiệp đế vương, công lao rất nhọc. Nay lâm bệnh là tại trời, chết sóng có mạng, ngươi chẳng qua là một đứa tầm thường, đến đây làm gì.

Hán đế nhất định không cho lương y chữa bệnh, bảo phải trở về Lịch Dương.

Từ đó, bệnh tình Hán đế mỗi lúc một tăng. Lã hậu sớm tối chầu chực bên giường.

Nhân lúc Hán đế tỉnh táo Lã hậu hỏi :

- Vạn nhất, Bệ hạ sau khi muôn tuổi, mà Tiêu Thừa tướng cũng mất thì nên cừ ai làm tướng ?

Hán đế đáp :

- Tào Tham có thể thay được.

Lã hậu lại hỏi đến sau Tào Tham ?

Hán đế nói :

- Vương Lăng có thể thay được. Tuy nhiên Vương Lăng tính trực mà ương, cần phải có Trần Bình giúp sức. Trần Bình trí khôn có thừa nhưng không thể gánh vác một mình. Chu Bột là kẻ thật thà, tánh thận trọng, nên cùng hắn làm chức Thái úy.

Lã hậu lại hỏi về sau nữa.

Hán đế nói :

- Ta chỉ biết đến đó mà thôi.

Hôm sau, Thái tử vào vấn an, Hán đế nói :

- Ta nay đã già yếu, bệnh hoạn không thể khỏi được. Con là người nối nghiệp trị dân, có đủ đạo đức để bảo vệ non sông. Chỉ có một điều, ta hằng lo lắng là mẹ con Thích Cơ, ta nhờ con đùm bọc. Cái gì cha yêu thì kẻ làm con cũng yêu. Có thế mới tròn hiếu đạo. Con nên ghi nhớ.

Thái tử nói :

- Ðạo thân phụ, nghĩa thủ túc, hai điều ấy con đâu dám bỏ. Xin Phụ hoàng bảo tồn long thể, cho bệnh được chóng lành, đừng lo lắng đến chuyện đó nữa.

Cách vài ngày sau, Hán đế băng hà. Hôm ấy vào ngày giáp thìn tháng tư mùa hạ, nhà Ðại Hán năm thứ mười hai.

Vua Cao đế sinh năm thứ 51 đời Tần tiên vương thọ được 63 tuổi.
Hán sở tranh hùng
Lời nói đầu
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48(hết)