Hồi 45
Tác giả: Mộng Bình Sơn Dịch Thuật
Từ lúc Hán đế kéo binh ra khỏi Tràng An đi đánh Trần Hy, Hàn Tín thác bệnh không theo, ở nhà cho người dọ hỏi quân cơ.
Khi hay được Trần Hy đóng quân ở Khúc Dương, Hàn Tín nghĩ thầm :
- Trần Hy đáng lẽ nên đóng ở Hàm Ðan, và sai quân chặn chẹt đường sông Chương Hà mới thủ thế được, cớ sao lại bỏ Hàm Ðan mà đóng nơi Khúc Dương ?
Liền viết một phong thư, sai người đem đến Trần Hy, bảo Trần Hy cho một cánh quân lẻn về đánh Tràng An, để mình sẽ ở trong làm nội ứng.
Tuy nhiên, lúc Hàn Tín sai người ra đi, lại có tên nô bộc đi theo, cùng người đem thư đến quán uống rượu .
Người nô bộc ấy tên Tạ Công Trứ, tánh hay chè chén say sưa.
Tối hôm ấy, Tạ Công Trứ về dinh, hơi men còn nồng nặc.
Hàn Tín tức giận, gọi đến mắng :
- Mày đi đâu cả ngày mà say sưa bê bết như thế ?
Trong cơn say, Tạ Công Trứ không còn biết gì là đạo tôi tớ buộc miệng nói càn :
- Tôi đi uống rượu chớ có tư thông với ai đâu mà sợ.
Hàn Tín nghe Tạ Công Trứ nói câu ấy, mặt mày biến sắc, bước vào phòng trong nghĩ kế giết Tạ Công Trứ để khỏi lộ chuyện kín của mình.
Vợ Hàn Tín là Tô thị, thấy vậy hỏi :
- Công Trứ nói gì mà tướng quân giận dữ như thế ?
Hàn Tín nói :
- Nó say rượu, nói năng bậy lắm, cần phải giết nó mới được.
Tô thị nói :
- Ðứa say nói càn, hơi đâu chấp trách. Tướng quân để nó tỉnh rượu rồi sẽ xử trí cũng chẳng muộn.
Hàn Tín theo lời, vào phòng an nghĩ .
Ðêm ấy, Tạ Công Trứ ngủ vùi, đến đầu canh năm tĩnh rượu mới chợt giấc.
Người vợ nói :
- Tối hôm qua lang quân đi uống rượu về, nói năng bậy bạ, làm cho Hàn Tín tức giận. Thế nào lang quân cũng bị tội.
Tạ Công Trứ thất kinh hỏi :
- Ta nói những gì ?
Người vợ đáp :
- Lang quân nói : "Tôi có tư thông với ai mà sợ " .
Công Trứ nhủ thầm :
- Trong lúc say ta đã điên cuồng tiết lộ điều bí mật quan trọng của chủ. Ôi ! Mạng ta chắc chẳng còn.
Nghĩ rồi âm thầm thu xếp hành trang định bỏ trốn đi Nhưng lúc đó trời chưa sáng, cửa thành đóng chặt, quân sĩ canh gác rất nghiêm.
Công Trứ lại nghĩ :
- Nếu đợi sáng, Hàn hầu ắt sai quân tìm bắt, ta chạy trốn sao được Chi bằng đem việc này tiết lộ với Tiêu Thừa tướng. Hàn hầu có chết thì ta mới sống được.
Liền chạy đến dinh Tiêu Hà tố cáo rằng :
- Tôi có việc cơ mật nơi dinh Hàn hầu, xin báo cho Thừa tướng rõ.
Tiêu Hà lúc ấy đang thức dây, ngồi kiểm điểm lại công việc trong triều, nghe nói thất kinh vội hỏi :
- Ngươi tố cáo việc chi ?
Công Trứ nói :
- Hàn hầu tư thông với Trần Hy, liên kết nhau phản loạn.
Tiêu Hà nói :
- Việc này quan trọng, không phải chuyện chơi. Nếu nhà ngươi tố cáo gian sẽ mất mạng ngay lập tức.
Công Trứ nói :
- Tôi đâu dám gian ngoa. Ngày trước khi Trần Hy đi đánh Phiên, Trần Hy không có ý làm phản, chỉ vì Hàn hầu xúi giục nên Trần Hy mới có ý ấy. Lâu nay hai bên vẫn có thư thông nhau. Hôm qua Hàn hầu lại viết thư sai tôi, mật đưa cho Trần Hy, bảo Trần Hy lẻn về đánh Tràng An, Hàn hầu sẽ làm nội ứng. Tôi vì say rượu nói lở lời, Hàn hầu sợ bị lộ nên toan giết tôi.
Tiêu Hà liền đưa Công Trứ vào yết kiến Lã hậu, kể hết mọi sự.
Lã hậu thất kinh nói :
- Hàn Tín đã ra mặt phản loạn rồi, Thừa tướng có ý kiến thế nào ?
Tiêu Hà nói :
- Bây giờ nên giấu tên quân này đi. Sáng mai vào trong lao tìm một tù nhân mặt mày giống Trần Hy, chặt lấy đầu, giả cách từ mặt trận gởi về, nói Chúa thượng đã giết được Trần Hy, truyền bêu nơi Tràng An làm hiệu lệnh. Các quan được tin ấy tất phải đến chúc mừng. Hàn Tín cũng sẽ đến. Bấy giờ hạ thần tùy dịp bắt lấy dâng cho Hoàng hậu nghi xử.
Lã hậu nói :
- Kế ấy rất hay.
Liền mật sai người vào lao lựa một tù nhân đem chém lấy đầu, đựng vào một cái hòm, giả cách đến phủ Thừa Tướng báo tiệp.
Tiêu Hà tuyên bố cho mọi người biết. Các quan hay tin đều đến chúc mừng
Tiêu Hà nói :
- Các ông vào triều chúc mừng nên rủ cả Hàn hầu cùng đi. Tuy Hàn hầu tạm thời bị bỏ, nhưng nghe nói Chúa thượng định gia phong quyền tước đó.
Các quan nghe Tiêu Hà nói, đến thuật lại cho Hàn Tín nghe.
Hàn Tín bâng khuâng đưa tiễn các quan về rồi trở vào phòng noi với vợ là Tô Thị .
- Ngay mai tôi phải vào triều chúc mừng về việc Hoàng thượng dẹp loạn.
Tô phu nhân nói :
- Ngày trước đi đánh Trần Hy, tướng công cáo bệnh chứng theo. Bấy lâu nay lại chưa có lần nào vào triều kiến Lã hậu. Nay nghe có tiệp âm đưa về lại vào chúc mừng e Lã hậu nghi hoặc. Xin tướng công xét kỹ.
Hàn Tín nói .
- Nếu nay không vào triều chúc mừng, đến lúc Hán đế hồi loan, ta còn mặt mũi nào nhìn Hán đế. Vả lại, hiện nay Tiêu Thừa tướng đang giữ quyền nhiếp chánh, không lẻ không bênh vực ta.
Tô phu nhân nói :
- Luôn mấy ngày nay, tôi thấy khí sắc tướng công chẳng tốt e có việc chàng lành.
Hàn Tín thở dài :
- Ta có việc riêng, cần phải vào triều xem hư thiệt. Ðây là một cơ hội không nên bỏ qua.
Ngày hôm sau, Hàn Tín theo các quan vào triều kiến.
Chào mừng xong, Lã hậu nói :
- Các quan cứ tự tiện lui về. Riêng Tiêu Thừa tướng và Hàn hầu hãy vào tiền điện để cùng ta bàn việc cơ mật.
Tiêu Hà bước xuống điện mời Hàn Tín vào nội cung.
Vừa qua khỏi mấy dãy hành lang, chợt có bốn năm mươi võ sĩ phục sẵn, xông đến bắt Hàn Tín trói lại dẫn đến điện Trường Lạc.
Hàn Tín nói :
- Tôi có tội gì mà Hoàng hậu bắt tôi ?
Lã hậu nói :
- Hoàng thượng trước kia đăng đàn bái tướng, giao cho ngươi tất cả quyền binh, không có việc gì bạc với ngươi. Ngươi muốn làm Tề vương Hoàng thượng phong cho, sau thấy nước Tề dân không phục nên cải phong làm Lỗ vương. Lòng ưu ái ấy đáng lẽ ngươi phải biết ơn, cớ sao sanh tâm phản phúc. Trước đây, Hoàng thượng giả cách ra chơi Vân Mộng, cốt bắt ngươi đem về giết, nhưng nghĩ vì ngươi là một công thần khai quốc, không nỡ xử bạc.
Ngày nay, ngươi lại còn tư thông với Trần Hy, xui Trần Hy đem quân về cướp Tràng An, để ngươi làm nội ứng .
Tâm địa ngươi như thế làm sao dung thứ được.
Hàn Tín nói .
- Hoàng hậu buộc tội tôi như thế có gì làm bằng chứng chăng ?
Lã hậu nói :
- Tên gia bộc nhà ngươi là Tạ Công Trứ đến đây tiết lộ điều đó .
Hàn Tín nói :
- Công Trứ say rượu nói càn, bị tôi hăm giết nên kiếm lời hại tôi.
Lã hậu nói :
- Chính Hoàng thượng trong lúc đánh với Trần Hy cũng đã bắt được một mật thư chính tay ngươi viết gởi đến, ngươi còn chối cãi làm gì nữa.
Hàn Tín nghe nói cúi đầu, không cãi lại.
Lã hậu sai đem trói Hàn Tín nơi cung Vị Ương, rồi sai võ sĩ đem chém.
Lúc sắp chết, Hàn Tín nói :
- Ta hối hận đã không nghe lời Khoái Kiệt trước kia, để đến nỗi bị đàn bà sát hại.
Người sau có thơ rằng :
Ðem thân bách chiến dựng cơ đồ,
Thế sự hưng vong một cuộc cờ.
Danh lợi anh hùng mang thảm lụy
Gương treo nhật nguyệt chửa phai mờ
Lã hậu giết Hàn Tín xong sai Tiêu Hà viết biểu và sai Lục Giả đem thủ cấp Hàn Tín đến mặt trận trình cho Hán đế biết.
Hán đế tiếp được biểu, mở ra xem, biểu như sau :
" Nhà Ðại Hán năm thứ mười một, Hoàng Lã hậu cúi đầu dâng biểu.
Trộm thấy : hình để răn kẻ dưới, rạng phép nước nhà. Pháp để trị người dân, tỏ oai vua chúa. Kính nghĩ :
Hoàng đế bệ hạ thần võ khắp muôn phương, uy đức vang bốn bể . Vậy mà Hoài Âm hầu Hàn Tín, đã ăn lộc Hán, không giử đạo vua tôi, liên kết với Trần Hy âm mưu phản loạn. Tên gia nô của Hàn Tín mật tấu tõ hết mọi lời. Thần thiếp trộm nghĩ : căn bệnh bên ngoài đâu bằng tâm bệnh bên trong , nên bàn với Tiêu Thừa tướng giết bỏ kẻ nghịch, củng cố sơn hà. Kẻ có tội phải đền , ba họ tru di.
Nay thần thiếp gởi đầu Hàn Tín đến Hàm Ðan, khiến Trần Hy trông thấy mà mất vía, kẻ gian nghe mà kinh hồn. Ðại binh đến đâu dẹp tan đến đấy, thần thiếp khôn xiết vui mừng ".
Hán đế xem biểu xong, mừng rỡ vì đã trừ được Hàn Tín, một kẻ ngấm ngầm tạo phản.
Tuy nhiên Hán đế cũng không khỏi bùi ngùi nhớ đến công khai quốc lớn lao của Hàn Tín, đôi dòng lệ ướt nhòa .
Các tướng thấy vậy đều cảm động.
Nhắc lại Trần Hy, khi bắt được mật thư của Hàn Tín định sai một cánh quân theo đường nhỏ kéo về họp với Hàn Tín đánh lấy Tràng An.
Nhưng quân chưa kịp ra đi thì đã nghe tin Hàn Tín bị Lã hậu giết, sai Lục Giả đem đầu bêu nơi Hàm Ðan.
Trần Hy hét lên một tiếng nhào lăn xuống đất.
Tả, hữu vội đỡ dậy, lay gọi một lúc, Trần Hy mới tỉnh.
Quá đau xót, Tràn Hy mếu máo nói :
- Ta chịu ơn Hàn Tín dạy bảo bấy nay, tuy người khác họ, song coi như tình ruột thịt. Hàn hầu đã thác, công việc ta ắt hỏng rồi, biết liệu làm sao ?
Các tướng nói :
- Hàn hầu tuy chết, Ðại vương cũng chớ nên thoái chí. Chúng tôi xin nguyện cùng Ðại vương kéo quân đến Hàm Ðan, cùng Hán đế giao tranh một trận.
Các tướng còn đang suy luận thì đã có tin Hán đế ồ ạt kéo đại binh đến Khúc Dương.
Trần Hy dặn các tướng phải hết lòng chiến đấu chớ thờ ơ như trước nữa.
Các tướng Vâng lệnh, hàng ngũ chỉnh tề chia hàm hai đội ra khỏi thành đóng trại chờ địch quân.
Giữa lúc đó, quân Hán cũng đã đóng trại xong cách thành Khúc Dương ba mươi dặm
Hán đế biết rằng Hàn Tín đã chết, uy thế của Trần Hy không còn nữa, lúc này là lúc cần phải đánh gấp
Ðêm ấy Hán đế sai Phàn Khoái, Chu Bột, Vương Lăng kéo quân mai phục nơi phía Bắc Khúc Dương, chờ lúc Trần Hy thua chạy đến đó đổ ra bắt. Lại sai Chu Xương dẫn quân ra mai phục sau thành, chặn đường cứu ứng của Trần Hy. Còn Quán Anh lãnh việc xáp chiến với Trần Hy , hễ Trần Hy thua phải đuổi theo tận lực.
Các tướng được lệnh, dự bị sẵn sàng.
Ngày hôm sau, Quán Anh đem quân ra trận, kêu Trần Hy mắng :
- Hởi đứa phản thần, hãy đem đầu ra đây dâng nạp.
Trần Hy xốc ngựa đến nói :
- Ta quyết lấy đầu ngươi để báo thù cho Hàn hầu.
Dứt lời cầm đao đâm tới Quán Anh rước đánh.
Hai tướng đánh nhau được hai mươi hiệp thì cánh quân tả, hữu của Trần Hy ùa ra tiếp cứu. Bên Hán, Chu Xương dẫn đạo binh phục của mình ngăn lại, cùng quân Trần Hy giao tranh.
Hai bên đánh nhau một hồi, thế trận vẫn chưa bên nào hơn kém.
Hán đế thấy vạy liền ra lệnh các tướng kéo quân ào tới vây Trần Hy vào giữa.
Trần Hy thấy hai cánh quân mình bị chặn đánh, không cứu ứng nổi, quân Hán lại đông, nhắm bề cự không ai, quay ngựa nhắm hướng Bắc mà chạy.
Hán vương lập tức đốc quân đuổi theo. Quân của Trần Hy thấy chủ tướng yếu thế, quay ra đầu hàng cả.
Bọn Lưu Võ đều bị Chu Xương giết chết trong đám loạn quân.
Trần Hy đang lúc tìm đường tẩu thoát, chợt nghe có tiếng pháo nổ, hai cánh quân phục của Hán đế nổi dậy cầm đầu là Phàn Khoái và Vương Lăng.
Trần Hy thất kinh, người ngựa lính quýnh bị Phàn Khoái đâm cho một kích, nhào xuống đất.
Lúc đó Hán vương cũng vừa rượt đến, cầm đao cắt đầu Trần Hy rồi thu quân về trại.
Ðêm ấy, vua tôi mở tiệc ăn mừng, vì đã trừ xong mầm phản loạn.
Ðoạn, Hán đế sai người đi chiêu an dân chúng hai miền Triều, Ðại, rồi kéo đại binh trở về Lạc Dương.
Dọc đường, dân chúng các quận, huyện đặt bàn hương án lạy mừng.
Khi xa giá về đến Lạc Dương triều thần ra khỏi thành ba mươi dặm nghênh tiếp. Hán đế vui vẻ hỏi Hoàng hậu việc xử trị Hàn Tín. Lã hậu thuật lại mọi việc.
Hán đế hỏi :
- Lúc thọ hình, Hàn Tín có nói câu nào chăng ?
Lã hậu đáp :
- Hắn bảo rằng hắn quá hối hận vì trước kia không nghe lời Khoái Kiệt, nên ngày nay mới bị chết về tay một người đàn bà.
Hán đế hỏi tả, hữu :
- Khoái Kiệt là người thế nào, đã bày mưu gì cho Hàn Tín ?
Trần Bình tâu .
- Khoái Kiệt là người nước Tề, đa mưu túc trí. Trước đây Khoái Kiệt đã từng bày Hàn Tín đừng diệt Sở, chiếm lấy nước Tề, chia thiên hạ làm thế ba chân vạc, nhưng Hàn Tín không nghe. Hiện nay Khoái Kiệt sợ mang tội với triều đình, giả điên đi lang thang đây đó.
Hán đế nói :
- Ta làm sao có thể trừ được người ấy ?
Trần Bình nói :
- Người ấy chỉ có thể dùng trí mà lừa chứ không thể dùng sức mà đánh. Nếu bức bách, Khoái Kiệt tự vẫn ngay .
Hán đế liền hỏi tả, hữu :
- Có ai vì ta sang Tề đón vời Khoái Kiệt về đây chăng ?
Lục Giả bước ra tâu :
- Hạ thần xin đi.
Hán đế liền cấp cho Lục Giả hơn mười người tùy tùng, sang nước Tề tìm Khoái Kiệt.
Lục Giả lên đường, sang nước Tề, trước tiên vào nhà quân thú là Lý Hiển nghỉ ngơi để dò xét hoạt động của Khoái Kiệt.
Lục Giả hỏi Lý Hiển :
- Khoái Kiệt bây giờ ở đâu ?
Lý Hiển đáp :
- Người ấy hiện nay vẫn tiếp tục lang thang khắp chợ búa, lúc nói, lúc cười như người rồ dại. Tôi thường lấy lễ mời hắn, nhưng hắn không chịu đến. Chúa thượng thiếu gì người dùng mà phải tìm người điên như thế cho nhọc.
Lục Giả nói :Khoái Kiệt chỉ giả điên đó thôi. Ông nên tìm hắn rủ hắn uống rượu, rồi làm y kế tôi dặn, tức khắc hắn sẽ hết điên ngay.
Lý Hiển theo lời, tuyển hai người nói giỏi, đưa cho ít tiền, bảo rủ cho được Khoái Kiệt đến uống rượu, và làm theo kế đã dặn.
Hai người lĩnh mệnh đi ra chợ, thấy Khoái Kiệt đang xõa tóc, vừa đi vừa hát :
Ngựa qua cửa sổ
Bóng thời gian lố nhố
Mùi phú quý hôi tanh
Ðất thẳm trời xanh
Say sưa ba chén rượu
Mây trắng rợn xây thành
Hỡi công danh, hỡi công danh
Ðời đen như mực, dữ, lành ai hay ?
Hát xong câu hát, Khoái Kiệt lại lủi thủi đi về phía Nam.
Sai nhân của Lý Hiển đi theo đàng sau, đến gần nắm lấy ta Khoái Kiệt vừa cười vừa nói :
- Ông rồ, nhưng chúng tôi cũng điên, vậy cùng nhau vào quán nhắp chơi vài chén.
Khoái Kiệt vui vẻ, theo hai người vào hàng rượu.
Sau vài ngày nữa chúng tôi sẽ ra bể ngao đu, không thèm sống trên dải đất này, quyến luyến công danh với người đời nữa.
Khoái Kiệt thấy hai người ăn nói khác thường, liền hỏi :
- Tôi phát bệnh điên là bởi một duyên cớ, còn các ông có điên vì một duyên cớ nào chăng ?
Hai người nói :
- Cái cớ phát điên của chúng tôi không thể nào nói được Chúng ta cứ cùng nhau uống rượu là đủ. Nói nhiều lỡ ai có hay được thì chúng ta lại còn phải điên nặng hơn .
Khoái Kiệt nghiêm sắc mặt nói :
- Hai ông quyết không phải là người thường, xin cho tôi biết quý danh.
Hai người nói :
- Hai chúng tôi nguyên là người Triệu, nghe Hàn hầu là người hiền nên theo đến Sở để hầu hạ. Không ngờ Hàn hầu vô cớ, bị kẻ nô bộc vu phàm, khiến cho Lã hậu tru di tam tộc. Lúc sắp gia hình Hàn hầu có nói : "Ta tiếc rằng không nghe lời Khoái Kiệt" câu nói ấy vẫn như còn văng vẳng bên tai chúng tôi Chúng tôi thấy Hàn hầu chết oan như vậy đau xót vô cùng, bỏ cả công danh, không màng phú quý, đi ngao du trong thiên hạ, nói xiêng nói quàng cho hả lòng căm tức. Hôm nay gặp ngài hát mấy câu biết ngài là Khoái tiên sinh, nên thỉnh vào đây hầu vài chung tửu để tỏ tâm sự.
Hai người nói đến đây khóc òa. Khoái Kiệt bất giác thở dài dậm chân xuống đất nói :
- Hàn hầu không sớm tỉnh ngộ để đến nỗi phải thác oan. Tấm thân ta vô chủ, còn sống sao được ?
Ba người đang khóc lóc, tủi hờn, thì bỗng có một người từ bên ngoài bước vào, nắm lấy Khoái Kiệt nói :
- Bấy lâu nay anh cứ giả điên mãi, nay mới để lộ chân tướng.
Khoái Kiệt biến sắc hỏi :
- Ông là ai ?
Người ấy nói :
- Ta là quan Trung Ðại phu Lục Giả, vâng mệnh vua đến đây bắt anh.
Nói dứt lời, hô bọn tùy tùng trói Khoái Kiệt lại, rồi lấy lễ tiếp đãi và nói :
- Khoái tiên sinh bất tất phải giả điên như thế, nên mau mau sửa sang áo mũ cùng tôi đến Lạc Dương yết kiến Hoàng thượng. Hiện nay bốn bể đều thu về một mối, các hiển sĩ đều họp mặt cùng nhau lo hưởng thái bình. Kẻ trí giả tất phải thức thời, kẻ hiền giả tất phải biết chọn chúa. Hán đế là bậc chân chủ đời nay, mấy ai bì kịp.
Khoái Kiệt nói :
- Tôi điên đã mấy năm, chỉ có ông mới tìm thấy căn nguyên !
Nói xong, sửa sang quần áo cùng hành trang theo Lục Giả về Lạc Dương, ra mắt Hán đế.
Hán đế thấy Lục Giả dẫn Khoái Kiệt về, liền nói :
- Nhà ngươi có phải ngày trước xui Hàn Tín làm phản chăng ?
Khoái Kiệt tâu :
- Vâng, chính tôi đã nhiều lần xúi Hàn Tín làm phản.
Hán đế hỏi :
- Tại sao nhà ngươi lại bất trung như vậy ?
Khoái Kiệt nói :
- Tâu Bệ hạ, lúc đó hạ thần xui Hàn hầu tạo phản là chí trung vậy. Nhà Tần mất, mọi người tranh nhau đoạt thiên hạ, ai có tài thì người ấy được. Con chó của thằng Tích cắn vua Nghêu không phải vua Nghêu là người bất đức, chỉ vì vua Nghêu không phải là chủ của nó. Tôi phò Hàn Tín, chỉ biết có Hàn Tín chứ đâu biết đến Bệ hạ. Nếu Hàn Tín lúc đó chịu nghe lời tôi thì thế sự sẽ không phải như ngày nay. Nay Hàn Tín đã chết, tôi cũng không muốn sống một mình. Bệ hạ muốn giết tôi, tôi xin sẵn sàng chịu chết, chẳng hề ân hận.
Hán đế cười lớn, nói với triều thần :
- Lời Khoái Kiệt trình bày đáng là một trung thần. Trẫm không có ý trách cứ.
Ðoạn quay qua nói với Khoái Kiệt :
- Bây giờ ta cho ngươi làm quan, ngươi nghĩ thế nào ?
Khoái Kiệt nói :
- Làm quan tôi không muốn, chỉ xin Bệ hạ nghĩ đến cái công bình thiên hạ của Hàn Tín, cho tôi được đem hài cốt của Hàn Tín về chôn nơi Hoài Âm, và phục chức cho Hàn Tín.
Hán đế nói :
- Khoái Kiệt là người rất có nghĩa.
Liền truyền quân đem mộ Hàn Tín cải táng nơi Hoài Âm , xây cất tử tế, và xuống chiếu phục chức cho Hàn Tín .
Khoái Kiệt không chịu làm quan, tự do đi ngao du trong thiên hạ. Người sau khen Khoái Kiệt là bậc trượng phu.
Chẳng bao lâu, một hôm Hán đế cùng quần thần đàm đạo, chợt có quân vào báo :
- Ngoài thành có một người xin vào cáo việc cơ mật .
Hán đế ngơ ngác nói :
- Việc Trần Hy vừa xong, lại biến gì khác chăng ?
Liền cho đòi vào.
Từ lúc Hán đế kéo binh ra khỏi Tràng An đi đánh Trần Hy, Hàn Tín thác bệnh không theo, ở nhà cho người dọ hỏi quân cơ.
Khi hay được Trần Hy đóng quân ở Khúc Dương, Hàn Tín nghĩ thầm :
- Trần Hy đáng lẽ nên đóng ở Hàm Ðan, và sai quân chặn chẹt đường sông Chương Hà mới thủ thế được, cớ sao lại bỏ Hàm Ðan mà đóng nơi Khúc Dương ?
Liền viết một phong thư, sai người đem đến Trần Hy, bảo Trần Hy cho một cánh quân lẻn về đánh Tràng An, để mình sẽ ở trong làm nội ứng.
Tuy nhiên, lúc Hàn Tín sai người ra đi, lại có tên nô bộc đi theo, cùng người đem thư đến quán uống rượu .
Người nô bộc ấy tên Tạ Công Trứ, tánh hay chè chén say sưa.
Tối hôm ấy, Tạ Công Trứ về dinh, hơi men còn nồng nặc.
Hàn Tín tức giận, gọi đến mắng :
- Mày đi đâu cả ngày mà say sưa bê bết như thế ?
Trong cơn say, Tạ Công Trứ không còn biết gì là đạo tôi tớ buộc miệng nói càn :
- Tôi đi uống rượu chớ có tư thông với ai đâu mà sợ.
Hàn Tín nghe Tạ Công Trứ nói câu ấy, mặt mày biến sắc, bước vào phòng trong nghĩ kế giết Tạ Công Trứ để khỏi lộ chuyện kín của mình.
Vợ Hàn Tín là Tô thị, thấy vậy hỏi :
- Công Trứ nói gì mà tướng quân giận dữ như thế ?
Hàn Tín nói :
- Nó say rượu, nói năng bậy lắm, cần phải giết nó mới được.
Tô thị nói :
- Ðứa say nói càn, hơi đâu chấp trách. Tướng quân để nó tỉnh rượu rồi sẽ xử trí cũng chẳng muộn.
Hàn Tín theo lời, vào phòng an nghĩ .
Ðêm ấy, Tạ Công Trứ ngủ vùi, đến đầu canh năm tĩnh rượu mới chợt giấc.
Người vợ nói :
- Tối hôm qua lang quân đi uống rượu về, nói năng bậy bạ, làm cho Hàn Tín tức giận. Thế nào lang quân cũng bị tội.
Tạ Công Trứ thất kinh hỏi :
- Ta nói những gì ?
Người vợ đáp :
- Lang quân nói : "Tôi có tư thông với ai mà sợ " .
Công Trứ nhủ thầm :
- Trong lúc say ta đã điên cuồng tiết lộ điều bí mật quan trọng của chủ. Ôi ! Mạng ta chắc chẳng còn.
Nghĩ rồi âm thầm thu xếp hành trang định bỏ trốn đi Nhưng lúc đó trời chưa sáng, cửa thành đóng chặt, quân sĩ canh gác rất nghiêm.
Công Trứ lại nghĩ :
- Nếu đợi sáng, Hàn hầu ắt sai quân tìm bắt, ta chạy trốn sao được Chi bằng đem việc này tiết lộ với Tiêu Thừa tướng. Hàn hầu có chết thì ta mới sống được.
Liền chạy đến dinh Tiêu Hà tố cáo rằng :
- Tôi có việc cơ mật nơi dinh Hàn hầu, xin báo cho Thừa tướng rõ.
Tiêu Hà lúc ấy đang thức dây, ngồi kiểm điểm lại công việc trong triều, nghe nói thất kinh vội hỏi :
- Ngươi tố cáo việc chi ?
Công Trứ nói :
- Hàn hầu tư thông với Trần Hy, liên kết nhau phản loạn.
Tiêu Hà nói :
- Việc này quan trọng, không phải chuyện chơi. Nếu nhà ngươi tố cáo gian sẽ mất mạng ngay lập tức.
Công Trứ nói :
- Tôi đâu dám gian ngoa. Ngày trước khi Trần Hy đi đánh Phiên, Trần Hy không có ý làm phản, chỉ vì Hàn hầu xúi giục nên Trần Hy mới có ý ấy. Lâu nay hai bên vẫn có thư thông nhau. Hôm qua Hàn hầu lại viết thư sai tôi, mật đưa cho Trần Hy, bảo Trần Hy lẻn về đánh Tràng An, Hàn hầu sẽ làm nội ứng. Tôi vì say rượu nói lở lời, Hàn hầu sợ bị lộ nên toan giết tôi.
Tiêu Hà liền đưa Công Trứ vào yết kiến Lã hậu, kể hết mọi sự.
Lã hậu thất kinh nói :
- Hàn Tín đã ra mặt phản loạn rồi, Thừa tướng có ý kiến thế nào ?
Tiêu Hà nói :
- Bây giờ nên giấu tên quân này đi. Sáng mai vào trong lao tìm một tù nhân mặt mày giống Trần Hy, chặt lấy đầu, giả cách từ mặt trận gởi về, nói Chúa thượng đã giết được Trần Hy, truyền bêu nơi Tràng An làm hiệu lệnh. Các quan được tin ấy tất phải đến chúc mừng. Hàn Tín cũng sẽ đến. Bấy giờ hạ thần tùy dịp bắt lấy dâng cho Hoàng hậu nghi xử.
Lã hậu nói :
- Kế ấy rất hay.
Liền mật sai người vào lao lựa một tù nhân đem chém lấy đầu, đựng vào một cái hòm, giả cách đến phủ Thừa Tướng báo tiệp.
Tiêu Hà tuyên bố cho mọi người biết. Các quan hay tin đều đến chúc mừng
Tiêu Hà nói :
- Các ông vào triều chúc mừng nên rủ cả Hàn hầu cùng đi. Tuy Hàn hầu tạm thời bị bỏ, nhưng nghe nói Chúa thượng định gia phong quyền tước đó.
Các quan nghe Tiêu Hà nói, đến thuật lại cho Hàn Tín nghe.
Hàn Tín bâng khuâng đưa tiễn các quan về rồi trở vào phòng noi với vợ là Tô Thị .
- Ngay mai tôi phải vào triều chúc mừng về việc Hoàng thượng dẹp loạn.
Tô phu nhân nói :
- Ngày trước đi đánh Trần Hy, tướng công cáo bệnh chứng theo. Bấy lâu nay lại chưa có lần nào vào triều kiến Lã hậu. Nay nghe có tiệp âm đưa về lại vào chúc mừng e Lã hậu nghi hoặc. Xin tướng công xét kỹ.
Hàn Tín nói .
- Nếu nay không vào triều chúc mừng, đến lúc Hán đế hồi loan, ta còn mặt mũi nào nhìn Hán đế. Vả lại, hiện nay Tiêu Thừa tướng đang giữ quyền nhiếp chánh, không lẻ không bênh vực ta.
Tô phu nhân nói :
- Luôn mấy ngày nay, tôi thấy khí sắc tướng công chẳng tốt e có việc chàng lành.
Hàn Tín thở dài :
- Ta có việc riêng, cần phải vào triều xem hư thiệt. Ðây là một cơ hội không nên bỏ qua.
Ngày hôm sau, Hàn Tín theo các quan vào triều kiến.
Chào mừng xong, Lã hậu nói :
- Các quan cứ tự tiện lui về. Riêng Tiêu Thừa tướng và Hàn hầu hãy vào tiền điện để cùng ta bàn việc cơ mật.
Tiêu Hà bước xuống điện mời Hàn Tín vào nội cung.
Vừa qua khỏi mấy dãy hành lang, chợt có bốn năm mươi võ sĩ phục sẵn, xông đến bắt Hàn Tín trói lại dẫn đến điện Trường Lạc.
Hàn Tín nói :
- Tôi có tội gì mà Hoàng hậu bắt tôi ?
Lã hậu nói :
- Hoàng thượng trước kia đăng đàn bái tướng, giao cho ngươi tất cả quyền binh, không có việc gì bạc với ngươi. Ngươi muốn làm Tề vương Hoàng thượng phong cho, sau thấy nước Tề dân không phục nên cải phong làm Lỗ vương. Lòng ưu ái ấy đáng lẽ ngươi phải biết ơn, cớ sao sanh tâm phản phúc. Trước đây, Hoàng thượng giả cách ra chơi Vân Mộng, cốt bắt ngươi đem về giết, nhưng nghĩ vì ngươi là một công thần khai quốc, không nỡ xử bạc.
Ngày nay, ngươi lại còn tư thông với Trần Hy, xui Trần Hy đem quân về cướp Tràng An, để ngươi làm nội ứng .
Tâm địa ngươi như thế làm sao dung thứ được.
Hàn Tín nói .
- Hoàng hậu buộc tội tôi như thế có gì làm bằng chứng chăng ?
Lã hậu nói :
- Tên gia bộc nhà ngươi là Tạ Công Trứ đến đây tiết lộ điều đó .
Hàn Tín nói :
- Công Trứ say rượu nói càn, bị tôi hăm giết nên kiếm lời hại tôi.
Lã hậu nói :
- Chính Hoàng thượng trong lúc đánh với Trần Hy cũng đã bắt được một mật thư chính tay ngươi viết gởi đến, ngươi còn chối cãi làm gì nữa.
Hàn Tín nghe nói cúi đầu, không cãi lại.
Lã hậu sai đem trói Hàn Tín nơi cung Vị Ương, rồi sai võ sĩ đem chém.
Lúc sắp chết, Hàn Tín nói :
- Ta hối hận đã không nghe lời Khoái Kiệt trước kia, để đến nỗi bị đàn bà sát hại.
Người sau có thơ rằng :
Ðem thân bách chiến dựng cơ đồ,
Thế sự hưng vong một cuộc cờ.
Danh lợi anh hùng mang thảm lụy
Gương treo nhật nguyệt chửa phai mờ
Lã hậu giết Hàn Tín xong sai Tiêu Hà viết biểu và sai Lục Giả đem thủ cấp Hàn Tín đến mặt trận trình cho Hán đế biết.
Hán đế tiếp được biểu, mở ra xem, biểu như sau :
" Nhà Ðại Hán năm thứ mười một, Hoàng Lã hậu cúi đầu dâng biểu.
Trộm thấy : hình để răn kẻ dưới, rạng phép nước nhà. Pháp để trị người dân, tỏ oai vua chúa. Kính nghĩ :
Hoàng đế bệ hạ thần võ khắp muôn phương, uy đức vang bốn bể . Vậy mà Hoài Âm hầu Hàn Tín, đã ăn lộc Hán, không giử đạo vua tôi, liên kết với Trần Hy âm mưu phản loạn. Tên gia nô của Hàn Tín mật tấu tõ hết mọi lời. Thần thiếp trộm nghĩ : căn bệnh bên ngoài đâu bằng tâm bệnh bên trong , nên bàn với Tiêu Thừa tướng giết bỏ kẻ nghịch, củng cố sơn hà. Kẻ có tội phải đền , ba họ tru di.
Nay thần thiếp gởi đầu Hàn Tín đến Hàm Ðan, khiến Trần Hy trông thấy mà mất vía, kẻ gian nghe mà kinh hồn. Ðại binh đến đâu dẹp tan đến đấy, thần thiếp khôn xiết vui mừng ".
Hán đế xem biểu xong, mừng rỡ vì đã trừ được Hàn Tín, một kẻ ngấm ngầm tạo phản.
Tuy nhiên Hán đế cũng không khỏi bùi ngùi nhớ đến công khai quốc lớn lao của Hàn Tín, đôi dòng lệ ướt nhòa .
Các tướng thấy vậy đều cảm động.
Nhắc lại Trần Hy, khi bắt được mật thư của Hàn Tín định sai một cánh quân theo đường nhỏ kéo về họp với Hàn Tín đánh lấy Tràng An.
Nhưng quân chưa kịp ra đi thì đã nghe tin Hàn Tín bị Lã hậu giết, sai Lục Giả đem đầu bêu nơi Hàm Ðan.
Trần Hy hét lên một tiếng nhào lăn xuống đất.
Tả, hữu vội đỡ dậy, lay gọi một lúc, Trần Hy mới tỉnh.
Quá đau xót, Tràn Hy mếu máo nói :
- Ta chịu ơn Hàn Tín dạy bảo bấy nay, tuy người khác họ, song coi như tình ruột thịt. Hàn hầu đã thác, công việc ta ắt hỏng rồi, biết liệu làm sao ?
Các tướng nói :
- Hàn hầu tuy chết, Ðại vương cũng chớ nên thoái chí. Chúng tôi xin nguyện cùng Ðại vương kéo quân đến Hàm Ðan, cùng Hán đế giao tranh một trận.
Các tướng còn đang suy luận thì đã có tin Hán đế ồ ạt kéo đại binh đến Khúc Dương.
Trần Hy dặn các tướng phải hết lòng chiến đấu chớ thờ ơ như trước nữa.
Các tướng Vâng lệnh, hàng ngũ chỉnh tề chia hàm hai đội ra khỏi thành đóng trại chờ địch quân.
Giữa lúc đó, quân Hán cũng đã đóng trại xong cách thành Khúc Dương ba mươi dặm
Hán đế biết rằng Hàn Tín đã chết, uy thế của Trần Hy không còn nữa, lúc này là lúc cần phải đánh gấp
Ðêm ấy Hán đế sai Phàn Khoái, Chu Bột, Vương Lăng kéo quân mai phục nơi phía Bắc Khúc Dương, chờ lúc Trần Hy thua chạy đến đó đổ ra bắt. Lại sai Chu Xương dẫn quân ra mai phục sau thành, chặn đường cứu ứng của Trần Hy. Còn Quán Anh lãnh việc xáp chiến với Trần Hy , hễ Trần Hy thua phải đuổi theo tận lực.
Các tướng được lệnh, dự bị sẵn sàng.
Ngày hôm sau, Quán Anh đem quân ra trận, kêu Trần Hy mắng :
- Hởi đứa phản thần, hãy đem đầu ra đây dâng nạp.
Trần Hy xốc ngựa đến nói :
- Ta quyết lấy đầu ngươi để báo thù cho Hàn hầu.
Dứt lời cầm đao đâm tới Quán Anh rước đánh.
Hai tướng đánh nhau được hai mươi hiệp thì cánh quân tả, hữu của Trần Hy ùa ra tiếp cứu. Bên Hán, Chu Xương dẫn đạo binh phục của mình ngăn lại, cùng quân Trần Hy giao tranh.
Hai bên đánh nhau một hồi, thế trận vẫn chưa bên nào hơn kém.
Hán đế thấy vạy liền ra lệnh các tướng kéo quân ào tới vây Trần Hy vào giữa.
Trần Hy thấy hai cánh quân mình bị chặn đánh, không cứu ứng nổi, quân Hán lại đông, nhắm bề cự không ai, quay ngựa nhắm hướng Bắc mà chạy.
Hán vương lập tức đốc quân đuổi theo. Quân của Trần Hy thấy chủ tướng yếu thế, quay ra đầu hàng cả.
Bọn Lưu Võ đều bị Chu Xương giết chết trong đám loạn quân.
Trần Hy đang lúc tìm đường tẩu thoát, chợt nghe có tiếng pháo nổ, hai cánh quân phục của Hán đế nổi dậy cầm đầu là Phàn Khoái và Vương Lăng.
Trần Hy thất kinh, người ngựa lính quýnh bị Phàn Khoái đâm cho một kích, nhào xuống đất.
Lúc đó Hán vương cũng vừa rượt đến, cầm đao cắt đầu Trần Hy rồi thu quân về trại.
Ðêm ấy, vua tôi mở tiệc ăn mừng, vì đã trừ xong mầm phản loạn.
Ðoạn, Hán đế sai người đi chiêu an dân chúng hai miền Triều, Ðại, rồi kéo đại binh trở về Lạc Dương.
Dọc đường, dân chúng các quận, huyện đặt bàn hương án lạy mừng.
Khi xa giá về đến Lạc Dương triều thần ra khỏi thành ba mươi dặm nghênh tiếp. Hán đế vui vẻ hỏi Hoàng hậu việc xử trị Hàn Tín. Lã hậu thuật lại mọi việc.
Hán đế hỏi :
- Lúc thọ hình, Hàn Tín có nói câu nào chăng ?
Lã hậu đáp :
- Hắn bảo rằng hắn quá hối hận vì trước kia không nghe lời Khoái Kiệt, nên ngày nay mới bị chết về tay một người đàn bà.
Hán đế hỏi tả, hữu :
- Khoái Kiệt là người thế nào, đã bày mưu gì cho Hàn Tín ?
Trần Bình tâu .
- Khoái Kiệt là người nước Tề, đa mưu túc trí. Trước đây Khoái Kiệt đã từng bày Hàn Tín đừng diệt Sở, chiếm lấy nước Tề, chia thiên hạ làm thế ba chân vạc, nhưng Hàn Tín không nghe. Hiện nay Khoái Kiệt sợ mang tội với triều đình, giả điên đi lang thang đây đó.
Hán đế nói :
- Ta làm sao có thể trừ được người ấy ?
Trần Bình nói :
- Người ấy chỉ có thể dùng trí mà lừa chứ không thể dùng sức mà đánh. Nếu bức bách, Khoái Kiệt tự vẫn ngay .
Hán đế liền hỏi tả, hữu :
- Có ai vì ta sang Tề đón vời Khoái Kiệt về đây chăng ?
Lục Giả bước ra tâu :
- Hạ thần xin đi.
Hán đế liền cấp cho Lục Giả hơn mười người tùy tùng, sang nước Tề tìm Khoái Kiệt.
Lục Giả lên đường, sang nước Tề, trước tiên vào nhà quân thú là Lý Hiển nghỉ ngơi để dò xét hoạt động của Khoái Kiệt.
Lục Giả hỏi Lý Hiển :
- Khoái Kiệt bây giờ ở đâu ?
Lý Hiển đáp :
- Người ấy hiện nay vẫn tiếp tục lang thang khắp chợ búa, lúc nói, lúc cười như người rồ dại. Tôi thường lấy lễ mời hắn, nhưng hắn không chịu đến. Chúa thượng thiếu gì người dùng mà phải tìm người điên như thế cho nhọc.
Lục Giả nói :Khoái Kiệt chỉ giả điên đó thôi. Ông nên tìm hắn rủ hắn uống rượu, rồi làm y kế tôi dặn, tức khắc hắn sẽ hết điên ngay.
Lý Hiển theo lời, tuyển hai người nói giỏi, đưa cho ít tiền, bảo rủ cho được Khoái Kiệt đến uống rượu, và làm theo kế đã dặn.
Hai người lĩnh mệnh đi ra chợ, thấy Khoái Kiệt đang xõa tóc, vừa đi vừa hát :
Ngựa qua cửa sổ
Bóng thời gian lố nhố
Mùi phú quý hôi tanh
Ðất thẳm trời xanh
Say sưa ba chén rượu
Mây trắng rợn xây thành
Hỡi công danh, hỡi công danh
Ðời đen như mực, dữ, lành ai hay ?
Hát xong câu hát, Khoái Kiệt lại lủi thủi đi về phía Nam.
Sai nhân của Lý Hiển đi theo đàng sau, đến gần nắm lấy ta Khoái Kiệt vừa cười vừa nói :
- Ông rồ, nhưng chúng tôi cũng điên, vậy cùng nhau vào quán nhắp chơi vài chén.
Khoái Kiệt vui vẻ, theo hai người vào hàng rượu.
Sau vài ngày nữa chúng tôi sẽ ra bể ngao đu, không thèm sống trên dải đất này, quyến luyến công danh với người đời nữa.
Khoái Kiệt thấy hai người ăn nói khác thường, liền hỏi :
- Tôi phát bệnh điên là bởi một duyên cớ, còn các ông có điên vì một duyên cớ nào chăng ?
Hai người nói :
- Cái cớ phát điên của chúng tôi không thể nào nói được Chúng ta cứ cùng nhau uống rượu là đủ. Nói nhiều lỡ ai có hay được thì chúng ta lại còn phải điên nặng hơn .
Khoái Kiệt nghiêm sắc mặt nói :
- Hai ông quyết không phải là người thường, xin cho tôi biết quý danh.
Hai người nói :
- Hai chúng tôi nguyên là người Triệu, nghe Hàn hầu là người hiền nên theo đến Sở để hầu hạ. Không ngờ Hàn hầu vô cớ, bị kẻ nô bộc vu phàm, khiến cho Lã hậu tru di tam tộc. Lúc sắp gia hình Hàn hầu có nói : "Ta tiếc rằng không nghe lời Khoái Kiệt" câu nói ấy vẫn như còn văng vẳng bên tai chúng tôi Chúng tôi thấy Hàn hầu chết oan như vậy đau xót vô cùng, bỏ cả công danh, không màng phú quý, đi ngao du trong thiên hạ, nói xiêng nói quàng cho hả lòng căm tức. Hôm nay gặp ngài hát mấy câu biết ngài là Khoái tiên sinh, nên thỉnh vào đây hầu vài chung tửu để tỏ tâm sự.
Hai người nói đến đây khóc òa. Khoái Kiệt bất giác thở dài dậm chân xuống đất nói :
- Hàn hầu không sớm tỉnh ngộ để đến nỗi phải thác oan. Tấm thân ta vô chủ, còn sống sao được ?
Ba người đang khóc lóc, tủi hờn, thì bỗng có một người từ bên ngoài bước vào, nắm lấy Khoái Kiệt nói :
- Bấy lâu nay anh cứ giả điên mãi, nay mới để lộ chân tướng.
Khoái Kiệt biến sắc hỏi :
- Ông là ai ?
Người ấy nói :
- Ta là quan Trung Ðại phu Lục Giả, vâng mệnh vua đến đây bắt anh.
Nói dứt lời, hô bọn tùy tùng trói Khoái Kiệt lại, rồi lấy lễ tiếp đãi và nói :
- Khoái tiên sinh bất tất phải giả điên như thế, nên mau mau sửa sang áo mũ cùng tôi đến Lạc Dương yết kiến Hoàng thượng. Hiện nay bốn bể đều thu về một mối, các hiển sĩ đều họp mặt cùng nhau lo hưởng thái bình. Kẻ trí giả tất phải thức thời, kẻ hiền giả tất phải biết chọn chúa. Hán đế là bậc chân chủ đời nay, mấy ai bì kịp.
Khoái Kiệt nói :
- Tôi điên đã mấy năm, chỉ có ông mới tìm thấy căn nguyên !
Nói xong, sửa sang quần áo cùng hành trang theo Lục Giả về Lạc Dương, ra mắt Hán đế.
Hán đế thấy Lục Giả dẫn Khoái Kiệt về, liền nói :
- Nhà ngươi có phải ngày trước xui Hàn Tín làm phản chăng ?
Khoái Kiệt tâu :
- Vâng, chính tôi đã nhiều lần xúi Hàn Tín làm phản.
Hán đế hỏi :
- Tại sao nhà ngươi lại bất trung như vậy ?
Khoái Kiệt nói :
- Tâu Bệ hạ, lúc đó hạ thần xui Hàn hầu tạo phản là chí trung vậy. Nhà Tần mất, mọi người tranh nhau đoạt thiên hạ, ai có tài thì người ấy được. Con chó của thằng Tích cắn vua Nghêu không phải vua Nghêu là người bất đức, chỉ vì vua Nghêu không phải là chủ của nó. Tôi phò Hàn Tín, chỉ biết có Hàn Tín chứ đâu biết đến Bệ hạ. Nếu Hàn Tín lúc đó chịu nghe lời tôi thì thế sự sẽ không phải như ngày nay. Nay Hàn Tín đã chết, tôi cũng không muốn sống một mình. Bệ hạ muốn giết tôi, tôi xin sẵn sàng chịu chết, chẳng hề ân hận.
Hán đế cười lớn, nói với triều thần :
- Lời Khoái Kiệt trình bày đáng là một trung thần. Trẫm không có ý trách cứ.
Ðoạn quay qua nói với Khoái Kiệt :
- Bây giờ ta cho ngươi làm quan, ngươi nghĩ thế nào ?
Khoái Kiệt nói :
- Làm quan tôi không muốn, chỉ xin Bệ hạ nghĩ đến cái công bình thiên hạ của Hàn Tín, cho tôi được đem hài cốt của Hàn Tín về chôn nơi Hoài Âm, và phục chức cho Hàn Tín.
Hán đế nói :
- Khoái Kiệt là người rất có nghĩa.
Liền truyền quân đem mộ Hàn Tín cải táng nơi Hoài Âm , xây cất tử tế, và xuống chiếu phục chức cho Hàn Tín .
Khoái Kiệt không chịu làm quan, tự do đi ngao du trong thiên hạ. Người sau khen Khoái Kiệt là bậc trượng phu.
Chẳng bao lâu, một hôm Hán đế cùng quần thần đàm đạo, chợt có quân vào báo :
- Ngoài thành có một người xin vào cáo việc cơ mật .
Hán đế ngơ ngác nói :
- Việc Trần Hy vừa xong, lại biến gì khác chăng ?
Liền cho đòi vào.