Ngón tay điểm chỉ
Tác giả: Nguyễn Quốc Văn
C hiều thứ sáu, hai nhà lại cãi nhau to về việc nhà cửa. Bà lão Cam ốm nặng, nằm liệt trên giường đã sáu tháng nay đang ho sù sụ, phải cố hết sức mới thều thào được mấy câu:
- Tôi van các anh, các chị đừng có cãi cọ nhau nữa ... Tôi mà nằm xuống... không khéo là nhà nước lấy ngay cái nhà này cho mà xem. Lúc ấy, có kéo nhau ra giữa đường... ruả cha mẹ nhau lên... cũng chẳng ai can cho nửa lời đâu !
Nghe lời bà lão, Ngọc nuốt giận vào lòng, lẳng lặng đi xuống bếp sắc thuốc cho mẹ nuôi. Vợ chồng nhà Aánh cũng dắt con ra phố. Nghe loáng thoáng, họ nói với nhau là đi coi cải lương cho nhẹ cái đầu. " Đến là dễ ghét ! Mang tiếng cùng là con nuôi mà vợ chồng Aánh vô tình quá. Vô tình cả khi bà lão ốm. Quà cáp biếu mẹ thưa thớt đã đành; đến cả lời hỏi thăm mẹ ốm đau họ cũng tiết kiệm nốt là cớ làm sao ? Thôi, người ta ăn ở có giời có đất biết !", Ngọc vừa bỏ gói thuốc vào cái siêu đất vừa nghĩ : " Mà cái chị Aánh còn doạ: hễ bà lão nằm xuống là vợ chồng chị cho cả nhà Ngọc ra đường cho bõ ghét nữa chứ ! Hừ, chưa biết mèo nào ăn mửu nào mà doạ. Con này đâu dễ bắt nạt thế ! Rồi ra xem ai sẽ phải biết tay ai !". Nghĩ tới đây, Ngocê khẽ mỉm cười. Bởi chị chợt nhớ tới cách thức cuả mấy anh em trong một nhà kia dùng để tranh giành nhau phần nhà cửa cha mẹ họ để lại mà một anh bạn đã tình cờ kể cho vợ chồng chị nghe mấy hôm trước. Trong câu chuyện ấy, Ngọc thấy hình như có sẵn một bài học dành cho chị. Chị nghĩ, nếu cần để tự vệ, nó quả là một vũ khí lợi hại. Nhưng mà, nghe cứ ghê ghê thế nào ấy...
Bỗng Ngọc nghe như có tiếng thều thào gọi. Chị vội chạy đến bên giường mẹ nuôi. Vào lúc ấy, bà Cam đang thở dốc từng cơn, hai tay đưa lên trời như cố níu lấy một vật gì đó vô hình lơ lửng giữa bầu không. Ngọc khẽ đặt tay lên trán mẹ. Trán nhơm nhớp những mồ hôi, lạnh giá. Bà lão he hé mắt.
- Mẹ ơi, mẹ có trối lại điều gì không hả mẹ?
Nghe Ngọc hỏi, bà Cam chỉ chỉ tay vào cái tủ. Ngọc nghĩ là mẹ có ý nói trong đó có bộ hồ sơ cuả căn nhà này. Chị luồn tay vào túi áo mẹ lấy chùm chìa khoá. Rồi nhanh nhẹn, chị mở cửa tủ, lôi ra một tập giấy đã chuyển sang màu vàng ố, giơ lên trước mặt mẹ. Bà Cam nhìn tập hồ sơ nhà cửa, nước mắt bất thần ứa ra. Có lẽ biết mình không thể nói được nữa, bà lão cố hết sức để nhấc tay lên, chỉ vào cái nơi bà định chỉ. Nhưng sự cố gắng chỉ làm bà mau kiệt sức hơn; bà hự hự được mấy tiếng rồi lịm dần đi...
Ngọc chạy lại lay chồng dậy. Du đang lơ mơ; nhưng nghe vợ nói những việc cần phải làm gấp trước khi anh chị nuôi trở về nhà, anh ta vùng bật dậy như một con sóc. Tìm vội trong những nơi mà họ nghĩ là bà lão thường dùng để cất giấu những thứ bí mật, không thấy vật cần tìm, Du ngẩn mặt ra:
- Thế này thì gay rồi em ạ! Chẳng lẽ nhà Aánh đã có nó trong tay?
- Thôi được, mình có cách cuả mình... Kiếm cho em hai tờ giấy trắng. Nhanh lên nào!
Du xé vội mấy tờ giấy từ cuốn sổ công tác cuả anh đưa cho vợ.
- Đưa cây bút bi đây! Ngọc hổn hển nói.
Du không hiểu, trố mắt nhìn vợ quệt mực vào ngón tay cái cuả mẹ nuôi. Xong, chị cầm tay bà lão lên, điểm chỉ vào góc dưới cuả từng tờ giấy. Ngọc vừa dặn chồng cất kĩ những tờ giấy chị đưa cho vừa lấy vạt áo lau sạch vết mực trên ngón tay mẹ. Quên tất cả vì mải mê với sự tính toán, lúc này chị mới nghĩ đến việc nhìn lại mặt mẹ nuôi. Mắt bà lão đã khép hờ lại. Hình như bà đã nhìn thấy thấu tim gan Ngọc qua những hành động lén lút cuả vợ chồng chị. Ngọc chợt rùng mình, thảng thốt kêu thầm :
- Mẹ ơi! Mẹ tha tội cho con! Con muốn cho những kẻ bất hiếu ấy một bài học để họ sáng mắt ra. Con chỉ làm thế để ngăn họ không thể đẩy chúng con ra đường thôi mẹ ạ...
Cầm hai bàn tay đã lạnh ngắt cái giá lạnh cuả tử thần đặt xuôi lên bụng bà lão, tự nhiên cổ Ngọc nghẹn lại. Chị òa khóc nức nở như không thể kìm giữ được nước mắt...
***
Nửa năm sau ngày bà Cam mất, vợ chồng Ngọc kiện ra tòa xin đòi lại phần nhà cho vợ chồng Aánh ở nhờ. Việc này khiến Aánh rất lấy làm lạ. Vì từ khi mẹ nuôi cuả họ về với tổ tiên, vợ chồng anh nghĩ chỉ còn hai anh em, cũng chẳng nên làm khổ nhau làm gì. Thôi thì cơm nhà ai người ấy ăn, phần nhà mẹ nuôi cho ai ở đâu thì cứ thế mà ở, hục hặc với nhau chỉ để thiên hạ cười cho. Giận thì nói như xúc đất đổ đi vậy thôi. Chứ thử mỗi người một phương xem có nhớ có thương không. Đấy, giả tỉ như cái chiều anh em to tiếng, vợ chồng anh bỏ đi coi hát, ở nhà mẹ mất, lúc anh chị về, con Ngọc chẳng cứ ôm chầm lấy anh mà gào lên những lời não nuột đó ư ? Em nuôi anh, chính anh đã có công nhặt nó từ ngoài đường về cho mẹ cơ mà. Còn nhớ hôm ấy, nhìn con bé gầy gò, rúm ró như một túm giẻ rách, không hiểu sao mẹ đã cho anh biết: Trước đây, mẹ cũng đã nhặt được anh trong tình cảnh tương tự. Mẹ còn nói, cả hai đều bị cha mẹ đẻ bỏ rơi; sống với mẹ, hai đứa phải coi nhau như anh em ruột thịt. Mà họ đã thương yêu nhau như anh em ruột thịt thật. Có điều, từ khi lập gia đình riêng, cuộc sống khó khăn với những tính toán riêng đã phần nào làm vẩn đục những tình cảm trong sáng xưa. Aánh tự nhận thấy mình có lỗi không dạy bảo vợ, thành thử đôi khi cậy thế chị dâu, vợ anh có to tiếng với Ngọc. Lúc còn bé, những lần bị chị dâu mắng, Ngọc chỉ tấm tức khóc, có hôm bỏ cả cơm; bà Cam lại phải viện đủ mọi cớ để dỗ dành Ngọc mới chịu bỏ qua. Thế nhưng từ khi Ngọc có chồng, không hiểu sao, vợ chồng Aánh luôn bị Ngọc tỏ ý nghi là đang có ý định chiếm căn nhà này. Chị nói với anh chị mình rằng việc đó không dễ ức hiếp nhau được đâu.
Ơở toà án, sau khi được một nhân viên cho xem hồ sơ nhà cửa, Aánh hoa cả mắt. Mặt anh tái mét như không còn một giọt máu. Anh ấp a ấp úng, nói chẳng ra đầu ra cuối. Thấy anh lộ rõ vẻ lúng túng, viên chức kia bảo anh cứ yên tâm về nghỉ và hỏi anh có cần nhờ luật sư bênh vực cho quyền lợi cuả mình không. Aánh đồng ý và nhận địa chỉ cuả một vị luật sư . Bỏ tấm cạc vào túi, lòng đầy thất vọng, Aánh thất tha thất thểu đi về nhà.
Ngay sáng hôm sau, theo lời hẹn, Aánh tìm đến nhà ông Đăng Thiện. Ông luật sư hỏi anh khá nhiều điều. Có những điều ông Thiện hỏi, Aánh nghe xong cứ ngẩn người ra vì không hiểu hỏi như vậy để làm gì. Ông luật sư thì ghi ghi chép chép cả những câu nói bình thường nhất cuả Aánh. Được ông khuyến khích, anh nghĩ trong đầu như thế nào thì cứ nói như thế ra miệng:
- Vâng, thưa ông, mẹ nuôi chúng tôi là một phụ nữ người Hoa độc thân. Bà nhận nuôi hai anh em tôi nhưng không làm các thủ tục giấy tờ nhận con nuôi. Còn cái nhà, lúc ốm nặng, bà ấy vẫn còn lo nhà nước sẽ thu lại để sung vào công quỹ. Tôi chưa bao giờ nghe mẹ tôi nói sẽ cho người nào căn nhà này. Quả thật, tôi không hiểu sao con Ngọc lại hợp thức hoá được căn nhà thành nhà riêng cuả nó...
Ông luật sư chú ý nhiều nhất đến cái ngày bà Cam mất, lúc bà đi có những ai ở bên cạnh... Những câu hỏi làm Aánh chợt nhớ lại việc làm dại dột cuả vợ chồng mình. Anh vẫn thường tự vấn lương tâm rằng có phải do anh xử sự không ra gì nên mẹ anh đã uất quá mà nặng bệnh thêm? Anh kể khi anh về nhà, hàng xóm đã đến chật cả nhà. Còn Ngọc, nó cứ ôm ghì lấy chân anh mà hờ, mà trách. Ông luật sư hỏi lúc liệm cho bà lão Aánh có thấy gì khác thường không.
- Tôi thấy không có gì đặc biệt cả. Aà, tôi nhớ ra rồi, một ngón tay cái của mẹ tôi có giây vết mực. Tôi hỏi thì Ngọc nói mẹ viết cái gì sau anh sẽ rõ. Trời ơi! Chẳng lẽ mẹ tôi đã viết di chúc cho vợ chồng nó ?
- Có thể là như thế hay không thì chưa chắc ! Nhưng bản di chúc thì có thật. Và nó mang nội dung bà cụ đã đồng ý cho vợ chồng Ngọc căn nhà ấy. Tôi chỉ nghi rằng...
Ông Thiện bỏ lửng câu nói, nhìn nhanh vào mặt Aánh, khẽ mỉm cười an uỉ:
- Thôi được, anh cứ yên tâm về nghỉ nhé. Nếu anh oan ức, tôi nhất định sẽ bênh vực cho vợ chồng anh!
***
Tại phiên xử, trong suốt giai đọan Tòa làm việc, luật sư Thiện cứ ngồi trầm ngâm; trán ông hằn những vết nhăn bởi bao nhiêu điều cần ông giải đáp vẫn như còn đang mông lung lắm. Đến khi được Tòa cho phép thẩm vấn, ông mới từ tốn đứng lên xin được hỏi chị Ngọc:
- Thưa chị, chị cho tôi hỏi di chúc bà Cam lập vào ngày nào ạ?
- Tôi nhớ là vào đúng hôm mẹ nuôi tôi mất.
- Chị có thể cho biết chính xác giờ giấc lập di chúc không?
- Sao lại không ? Lúc đó là 10 giờ 30 phút tối.
- Thưa, trong giấy khai tử, tôi thấy chị và anh Aánh khai bà cụ mất đúng vào thời gian này. Chẳng lẽ cụ đã mất vẫn còn ký được vào tờ giấy?
Ngọc hơi tái mặt. Tuy vậy, chị vẫn đủ bình tĩnh để trả lời tiếp. Bên tai chị, tiếng ông luật sư vẫn nhẹ nhàng:
- Thưa chị, chị giải thích thế nào về việc bà Cam là người Việt gốc Hoa chỉ biết viết chữ Hán, không biết viết chữ Việt mà di chúc lại được lập bằng chữ quốc ngữ?
- Bà cụ mệt, không viết được, cụ đọc, tôi dịch cho một người làm chứng viết.
- Chị Lan làm chứng và viết phải không ?
- Đúng- Ngọc trả lời nhưng có vẻ đã không tự chủ được nữa. Chính chị cũng không biết chị Lan có biết chữ không, mặt con chữ cuả chị ấy có giống chữ trong di chúc do chồng chị tự tay viết lấy không.
Tiếp đó ông Thiện hỏi ông Chơn công chứng:
- Thưa ông Chơn, ngày ông xuống công chứng cho chị Ngọc đúng vào ngày bà cụ Cam mất có đúng là ngày 10 tháng 11 không ?
- Tất nhiên là đúng - Ông Chơn trả lời.
- Thưa ông, ông có thể cho biết: Theo bảng chấm công ở cơ quan, vào đúng ngày này ông đang nghỉ phép ở quê nhà. Chẳng lẽ ông có thể phân thân, một nửa người ở Bắc, một nửa người ở Nam để công chúng cho chị Ngọc?
Ông Chơn không kịp phản ứng trước câu hỏi bất ngờ này, lắp bắp:
- Tôi xin nhớ lại...xin cho tôi giở sổ...
- Tôi xin đề nghị quý toà cho ghi những lời trên cuả nguyên đơn và công chứng viên vào biên bản - Ông Thiện dõng dạc nói: - Bây giờ, tôi xin phép toà được nói những lời bênh vực cho thân chủ cuả tôi là anh chị Hồ Văn Aánh...
Được Toà cho phép, ông Thiện đã chỉ rõ: Tờ di chúc cuả chị Ngọc trình trước các cơ quan chức năng là di chúc giả. Ông cho rằng khi bà Cam đã hôn mê, ai đó đã kịp lấy vân tay cuả bà vào những tờ giấy trắng, sau đó tự viết theo nội dung có lợi cho mình. Rồi bằng nhiều cách, vợ chồng Ngọc đã nhờ người đứng ra làm chứng, thậm chí còn lôi kéo công chứng viên vào vụ việc này. Từ những điều trên, ông đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại tính hợp pháp cuả căn nhà vợ chồng chị Ngọc đang là sở hữu chủ...Phiên xử tạm dừng ở đấy để Toà tiếp tục làm sáng tỏ những điều còn nghi vấn.
Về nhà, Ngọc tức giận hất tung các đồ vật vô tình đập vào mắt chị. Cái tủ con cuả bà lão cũng không tránh khỏi số phận ấy. Đúng vào lúc Aánh xuất hiện, chị xô cái tủ ra như cố ý chắn lấy lối đi cuả anh. Cái tủ lăn long lóc, các ngăn kéo văng ra mỗi cái một nơi. Từ một cái ngăn kéo, một tờ giấy tung lên theo chiều gió. Aánh cúi xuống nhặt tờ giấy lên. Anh liếc nhanh và thấy những dòng chữ Hán vuông vức quen thuộc. Trời ơí ! Di chúc ! Bản di chúc ghi rõ phần nhà bà mẹ nuôi dành cho hai người con nuôi. Chữ ký cuả bà lão giống in như mọi chữ ký trong bất kỳ giấy tờ nào bà đã từng ký tên. Ngay dưới chữ ký, cẩn thận hơn, bà lão còn điểm lên giấy trắng hai ngón tay cái bằng mực Tàu đen. Những đường chỉ tay lồng lên nhau, bộc bạch như một lời trăng trối. Thoáng nhìn thấy tờ giấy, Ngọc chợt hiểu và gục mặt xuống. Ân hận khiến chị bật khóc tức tưởi...