watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tướng cướp eo đá sập-Chương 1 - tác giả Nguyễn Quỳnh Nguyễn Quỳnh

Nguyễn Quỳnh

Chương 1

Tác giả: Nguyễn Quỳnh

Làng tôi thuộc miền trung du, đồi núi trập trùng.
Xưa kia, cách đây khong bốn, năm mưi năm, ni này cây rừng rậm rạp, muông thú hoang dã đông đàn.
Đêm nằm trong nhà nghe tiếng mang giác, tiếng vượn hú, hổ gầm rõ mồn một. Ban ngày bước ra khỏi nhà là người gặp muông thú, thú dữ chạm trán với người. Hổ báo, chó sói... săn đuổi người.
Khỉ đàn đánh nhau với trẻ con trông coi nương rẫy; đón đường giật hàng hóa của những người đi chợ, giật sách vở của học trò... Khỉ độc trêu ghẹo đàn bà con gái. Bây giờ nhớ lại cứ tưởng đâu đấy là những chuyện cổ tích, thần thoại.
Làng ba bề là dãy núi đá hình cánh cung cao chất ngất bao bọc. Phía bắc làng là một con sông chảy qua, nước trong như lọc. Sông chỗ thì thác nước tuôn chy rạt rào, chỗ thì vực sâu thăm thẳm.
Gần cuối làng, giữa cánh đồng rộng, cách hai xóm nhà không xa, đột ngột nhô cao một ngọn núi đá tách biệt hẳn với dãy núi hình cánh cung bao quanh làng. Người ta gọi ngọn núi đá này là Lèn Một.
Lèn là tiếng địa phương khu Tư có nghĩa là núi đá. Lèn Một là ngọn núi đá đứng trơ trọi một mình.
Chân Lèn Một chu vi gần như hình bầu dục, ước chừng bốn, năm cây số. Lèn Một cao sừng sững, từ chân đến đỉnh cao khoảng sáu, bảy trăm mét.
Cây cối trên Lèn Một luôn luôn xanh um, rập rạp. Có những cây đứng cheo leo bên vách đá, cao tới vài chục mét, tán xòa rộng như những chiếc lọng của các vị thần tiên bỏ quên hoặc họ cắm lên để ngồi nhìn ngắm trần gian.
Trên Lèn Một đủ loại cây gỗ quý như Hoàng đàn, hương giáng, chự, chò chỉ, táu đá. Nhưng nhiều nhất là cây dâu da đất, dâu da xoan, sung và vả. Đây là những loại cây cung cấp quả chín và lá non theo mùa cho khỉ, vượn, sơn dương và chim chóc...
Đứng dưới cánh đồng nhìn lên, chúng tôi xem lũ khỉ, vượn leo trèo, nhy nhót, đánh đu... tưởng không biết chán mắt. Cũng có khi chúng tôi say sưa xem khỉ và vượn đuổi đánh nhau để tranh giành lãnh địa.
Phía bắc Lèn Một, chân lèn lan ra gần sát bờ sông, chỉ cách vực sông - vực Cây Sung - một bãi đất hoang rộng hơn một ngọn sào và con đường cái quan vắt qua chân núi đá.
Bên bờ bãi đất hoang, sát mép vực sâu, sừng sững, ngạo nghễ, vươn cao một cây sung cổ thụ, tán lá tỏa rộng như một chiếc lọng khổng lồ. Bởi thế đoạn đường vắt qua chân lèn này mang tên Dốc Cây Sung.
Không ai biết cây sung mọc lên đây từ đời thủa nào. Nó đứng lừng lững, hiên ngang như một gã khổng lồ trong chuyện thần thoại. Mà cũng đúng nó là một gã khổng lồ thật. Bởi vì nó từng trải bao trận hồng thủy và bão tố lịch sử.
Vòng gốc cây sung dễ chừng to hơn cái nong phơi thóc. Bóng cây trùm kín nửa bãi hoang và nửa vực sông vào lúc ban trưa, che kín cả khúc sông hoặc cả bãi hoang vào lúc xế bóng.
Trên ngọn cây sung cổ thụ này là nơi tụ hội của các loài chim như; đại bàng núi, sâm cầm, diệc, cò, hồng hoàng, gầm ghì, cu xanh, cu cườm, chim ngói... Suốt ngày từ sáng đến tối đủ loại tiếng chim hót trên ngọn cây như một bản hợp tấu không bao giờ ngừng.
Ngọn cây cũng là nơi quyến rũ lũ thú rừng chuyên sống trên cây như các loài đồi, sóc, đặc biệt là khỉ, vượn và voọc. Những hôm tạnh ráo về mùa mưa và suốt cả mùa hè, ngọn cây sung như là một nơi họp chợ của lũ khỉ, vượn.
Con đường cái quan độc đáo, đoạn vắt qua chân Lèn Một gọi là Dốc Sung rất hiểm trở. Nhưng khách bộ hành từ trên xuống, từ dưới lên dù là đêm hay ngày đều phi đi qua đoạn dốc này.
Bãi đất dưới gốc cây sung cổ thụ là nơi nghỉ ngi hóng mát của khách bộ hành vào những trưa hè oi bức.
Đây cũng là nơi tụ hội của trẻ chăn trâu chúng tôi vào những chiều công việc đồng áng đã vãn. Và đây còn là nơi ra đời những câu chuyện huyền thoại về mối quan hệ giữa người với hoang thú, với khỉ, vượn.


* * *


Lèn Một - nói cho đúng là vùng Dốc Cây Sung - trước đây vốn là vương quốc của hai đàn vượn đen đuổi dài. Một đàn mình đen tuyền như quét mực tàu và một đàn mình đen má trắng.
Đàn vượn đen tuyền đông khoảng vài chục con, chiếm cứ vùng Dốc Cây Sung, từ chân cho tới lưng chừng Lèn Một. Lũ mình đen tuyền đuôi dài này rất bạo gan. Chúng thường kéo nhau xuống các rẫy ươm dây khoai giống phá phách.
Đàn thứ hai cũng mình đen đuổi dài, nhưng má trắng. Chúng tôi thường gọi nôm na là vượn bạc má hay là bạch đầu ông.
Đàn vượn bạc má chiếm cứ từ lưng chừng Lèn Một đến đỉnh. Bọn này nhút nhát hơn bọn đen tuyền. Chúng không mấy khi xuống thấp nên chẳng bao giờ phá hoại hoa màu, cây trái của người.
Vượn thuộc Bộ linh trưởng, Bộ phụ Khỉ - Vượn, họ Vượn. Thể trạng của vượn cũng gần giống với thể trạng của người như khỉ vàng. Thân vượn dài từ sáu mươi đến chín mươi phân mét. Nặng từ mười hai đến mười lăm ki-lô-gam.
Vượn có hai loài lớn là vượn đuôi cộc và vượn đuôi dài. Cả hai loài này đều có nhiều giống khác nhau. Vượn đuôi cộc phần lớn có ở rừng Châu Mỹ, Châu Phi và tây bán cầu. Còn vượn đuôi dài có ở rừng đông nam bán cầu. Chúng phân bố từ phía nam Ấn Độ đến In-dô-nê-xia, Ma-ni-la, Ma- Lai-xia và Đông Dưng.
Ở những vùng núi đá giáp rừng rập miền trung Việt Nam trước đây thường gặp hai giống là vượn đen tuyền đuôi dài và vượn đen má trắng. Nhưng cả hai giống vượn này ngày nay đã rất hiếm.
Vượn đen đuôi dài to gần gấp rưỡi khỉ vàng, đuôi dài hơn thân. Hai chi trước dài quá khổ. Đuôi của giống vượn này chỉ có tác dụng điều chỉnh hướng khi chúng nhảy từ cây này sang cây khác, chứ không làm chức năng chi thứ năm như đuôi của loài khỉ nhện Châu Mỹ.
Vượn kiếm ăn vào ban ngày, nhất là vào khoảng thời gian sáng sớm và chiều tà. Chúng ăn thực vật là chính. Các loại lá non, hoa quả không độc hại; các loại nhân hạt có chất bột, chất béo và chất đường như lạc, hạt dẻ, hạt gắm... là thức ăn chủ yếu của vượn.
Vượn cũng ăn các loài côn trùng, ăn trứng chim. Đôi khi vượn còn ăn cả chim non đang nằm trong tổ, nhưng là trường hợp hãn hữu. Tuy vượn không dạn người như khỉ vàng, nhưng những đàn vượn đen đuôi dài gần làng bản thì lại rất gan góc. Chúng thường kéo nhau vào các nương rẫy phá phách, nhất là rẫy ươm dây khoai lang giống.
Trong rừng, mỗi khi uống nước, vượn đen đuôi dài thường bám vào nhau thành dây, thả mình xuống suối, lần lượt thay nhau uống nước trong giữa dòng chảy.
Vượn cái cũng có chu kỳ kinh nguyệt như khỉ, cũng chửa trên ba tháng, thường là đẻ một con. Vượn con bú mẹ khoảng bốn, năm tháng thì có thể tự kiếm ăn được.
Trong đàn vượn đen đuôi dài cũng có con đầu đàn và thiên chức đầu đàn cũng giống khỉ. Đàn vượn đen đuôi dài cũng có những gia đình nhỏ, gồm một vượn đực, ba, bốn vượn cái và vượn con.
Tính gia đình của vượn đen đuôi dài gắn bó hơn, chặt chẽ hơn tính gia đình của khỉ. Trái lại tính xã hội trong bầy đàn lớn của vượn đen đuôi dài lỏng lẻo hơn tính bầy đàn của khỉ.
Sống ở rừng rậm thì vượn đen đuôi dài ngủ trên ngọn cây. Thường là chúng ngồi túm tụm ba, bốn con trên những chạc ba. Nếu trời rét, chúng kéo lá cây xung quanh lại để che gió, che mưa. Ở núi đá thì vượn đen đuôi dài ngủ trong các hang hốc, các khe đá.
Có những con vượn đen đuôi dài đầu đàn già bị con đực trẻ đánh bại, tách ra khỏi đàn, sống đơn độc giống như khỉ độc. Người ta gọi chúng là vượn một hoặc vượn độc. Vượn một tính tình cũng cộc cằn, hung dữ, hay gây gổ như khỉ độc.
Vượn đen đuôi dài không dạn người như khỉ vàng, nên động tác bắt chước người vụng, nhưng chúng cũng biết dọa người, nhất là phụ nữ khi hai tay không. Nhưng không giống khỉ, thông thường vượn không đuổi người khi người bỏ chạy.
Tướng cướp eo đá sập
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14