watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Giữa đêm trường-bảy - tác giả Nguyễn Thụy Long Nguyễn Thụy Long

Nguyễn Thụy Long

bảy

Tác giả: Nguyễn Thụy Long

Các cụ la thường hẹn với bạn bè chí cối thuở thiếu thời rằng:
- Khi già thế nào tôi cũng đến thăm bác, dù có phải chống gậy đi thăm, hay phải đi cáng đi đò
Chuyện đó xưa như trái đất, và cũng là truyền thống của dân tộc, có từ đời thuở nào không biết. Một lời hẹn như đinh đóng cột. Tuổi già gặp lại nhau, có khi đi xa ngàn vạn dặm để ôn lại những kỷ niệm xưa thời trai trẻ, khi còn là anh khóa anh đồ. Nói chung là thuở hàn vi. Đường đời mỗi người một ngả, đi tìm sự nghiệp tương lai, nhưng tình bạn vẫn thấm đượm, vẫn thiêng liêng, có thể gọi là keo sơn gắn bó. Không nghĩ đến bạn nữa là lỗi đạo. Bạn mất trước mình, nhớ thương bạn, thốt nên lời thành thơ như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê:
Bác Dương thôi đã xa rồi.
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Bạn đau ốm thăm hỏi bạn. Gặp nhau để hàn huyên đôi điều, đánh một ván cờ, đọc cho nhau nghe một bài thơ, uống với nhau ấm trà ngon, cũng có khi uống với nhau chén rượu, nói phét đôi điều cho đo chán đời.
Học theo gương người xưa để giữ lấy cái đạo bằng hữu thật đơn giản nhưng cũng thật khó khăn. Tôi 62 tuổi, bạn tôi 63 tuổi, nhà thơ Tú Kều, một thi sĩ xứ Sơn Tây, nổi danh một thời trước 30-4-75.
Sau năm 1975 anh ở tù liền tù tì 12 năm trời, thời thượng gọi là "học tập cải tạo". Vợ trẻ con thơ. Khi Tú Kều trở về, chị Phượng (vợ Tú Kều) đã là một người đàn bà đứng tuổi. Chị sinh thêm cho anh hai đứa con nữa, một trai và một gái út. Hai con trai lớn của anh đã trưởng thành nhờ công bên ngoại nuôi dậy. Mức án 18 năm tù của anh được giảm xuống còn 12 năm do anh "học tập tốt được sớm trở về đoàn tụ với gia đình, Người ta nói thế, không biết có thật vậy không. Trại tù mang bí số K3 ở Gia Rai, dưới chân núi Chứa Chan. Tôi đã từng ở đó nên rất biết. Tú Kều ra khỏi tù, tôi mừng cho anh vì gia đình nhà vợ nay đã khá giả. Anh không phải như tôi tối tăm mặt mũi đi kiếm ăn nuôi vợ con. Buổi sáng tôi thường gặp Tú Kều đi bộ từ nhà loanh quanh mấy con đường rồi tới sạp báo của Nguyễn Kinh Châu ngồi uống trà, đọc báo. Trước sạp báo của Nguyễn Kinh Châu là chi nhánh liệm trà Tiến Đạt của gia đình Tú Kều đường Bà Huyện Thanh Quan.
ở sạp báo này anh gặp lại nhiều bạn bè là văn nghệ sĩ thời chế độ cũ, cùng thời với anh, trong đó có tôi. Anh em cũ chúng tôi chính thức gặp lại nhau vào ngày giỗ nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm báo Sống, là chủ nhiệm hầu hết anh em chúng tôi. Bữa giỗ được tổ chức ở nhà Đằng Giao-Chu Vị Thủy, con gái và con rể của Chu Tử. Ông Chu Tử tử nạn ngày 30-4-75, xác thủy táng ở cửa biển Cần Giờ, hôm ấy nhằm 19 tháng 3 âm hạch. Sau này Giao và Thủy lấy ngày giỗ âm lịch cho tiện. Ba năm trở lại đây, Tú Kều vắng mặt trong bữa giỗ ấy. Anh bị căn bệnh quái ác là bệnh quên. Bệnh quên của anh càng ngày càng nặng, nhiều khi trở thành cổ quái. Quên cả mình là ai, đừng nói chi đến người khác. Anh không ở nhà đường Điện Biên Phủ trước bệnh viện Bình Dân nữa mà lên Lâm Đồng dưỡng bệnh. Cũng thời gian này tôi nghe nhiều chuyện về căn bệnh quên của Tú Kều. Người ta đặt tên cho căn bệnh ấy là Alzheimer, tên của vị bác sĩ khám phá ra căn bệnh.
Tôi vẫn mong có dịp lên thăm Tú Kều.
Khốn nỗi hai mươi năm nay tôi không ra khỏi thành phố. Điều đơn giản vì tôi không có mảnh giấy tùy thân nào trong người. Tôi mới có thẻ Chứng Minh Thư Nhân Dân hôm 15-8- 1999. Hôm 23-8-1999 tôi ra bến xe Miền Đông mua vé xe đò lên đường, sau khi đã điện thoại hỏi rọ đường đi nước bước với chị Phượng, vợ anh Kều. Người thân của gia đình Tú Kều nói:
- Thôi bác đừng lên, bác hỏi thăm vậy là quí rồi, chúng tôi sợ ông ấy không nhận ra bác đâu dù bác có là bạn thân, đến người ở trong nhà cũng chẳng nhận ra nữa là...
- Tôi hiểu, nhưng chẳng quan trọng gì, nhìn thấy nhau là quí, dù không đọc cho nhau nghe được một bài thơ. ấy thơ thì ông ấy nhớ đấy.
Tôi mừng húm.
Thế là buổi sáng tôi lên đường thăm Tú Kều, trong túi xách của tôi có mang theo tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, nhà thơ cùng quê hương với Tú Kều, một nhà thơ mà anh rất ngưỡng mộ, hồi xưa anh từng đọc cho tôi nghe. Anh đọc ánh mắt người Sơn Tây, Đôi Bờ, Tây Tiến. ở căn gác thuê đường Bắc Hải, nhìn ra nghĩa địa Đô Thành, nay là công viên Lê Thị Riêng. Đêm mưa rầm tháng bảy Âm Lịch nằm trên căn gác quạnh hiu nhìn ra mồ mả nhấp nhô, ánh đèn vàng vọt ở nhà xác nghe Tú Kều ngâm Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du cảm giác vừa thú vị vừa rùng rợn. Khi đó chúng tôi còn trẻ lắm. Tuổi trên hai mươi. Tiệt tháng bảy mưa dầm sùi sụt... Lạnh heo may...
Dĩ vãng ập vào đầu tôi khi xe leo lên đèo Bảo Lộc, sương mù giăng trắng đục cả đồi núi bên đèo, có căn nhà nào đó mờ nhạt trong sương.
Gió lạnh đầy ắp không khí cao nguyên. Tôi không thể ngủ gà ngủ vịt như một số người đồng hành mà giương mắt nhìn cảnh bên đèo. Tôi thấy như thuở nào đó, xa xôi lắm rồi ngồi lóc cóc xe ngựa đổ đèo tận miền thượng du Bắc Việt như không khí thơ của Quang Dũng thời dân tộc Việt nam kháng chiến chống Pháp:
Chợt mưa phùn gió lạnh
Càng lạnh cành hoa mai
Càng nhớ xa xôi lắm
Những con đường chạy dài
Hoặc hùng tráng như Tây Tiến:
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
Tai tôi ù khi xe leo lên đỉnh đèo rồi đổ dốc. Chưa thấm tháp vào đâu, nhưng tôi cũng bôi vào hai bên thái dương miếng dầu Con ó, mũi hít ngửi mùi bạc hà của ống hít mũi.
Xe đổ dốc đèo Bảo Lộc, tôi phải trả thêm năm ngàn đồng nữa cho chú lơ xe đò để được đưa tới Lộc An, trước công ty trà Tiến Đạt. Nơi đó chưa tới Điều Linh. Cũng đã lâu lắm rồi tôi mới đi lên vùng cao. Đối với tôi lúc này trở nên lạ lẫm, lạ bắt đầu từ Ngã Ba Dầu Giây, chắc đường lên Đà Lạt còn nhiều điều lạ hơn nữa. Tôi thầm hẹn có lần đi chơi xa hơn lên vùng gió núi mưa ngàn.
Bước chân vào nhà Tú Kều, cũng là cửa hàng Trà Tiến Đạt. Người thứ nhì sau cô bán hàng là chị Phượng rồi Tú Kều. Gặp chị, tôi hỏi:
- Chị còn nhớ tôi không?
Chị Phượng cười tươi:
Gớm, anh làm như tôi cũng bệnh quên như anh Tú Kều ấy, tôi nhớ chứ, nhớ tất cả bạn bè của anh ấy. Anh ấy thì lúc nhớ lúc quên, có lúc nhắc hoài...
Tôi nắm bàn tay mảnh dẻ của Tú Kều, nhìn sâu vào mắt anh:
- Kều, mày có nhận ra tao không?
Đôi mắt ấy thoáng chút ngơ ngác, giọng trở nên lễ phép, từ tốn, lịch sự:
- Cám ơn bố không quản đường xá xa xôi đến thăm con.
Đến lượt tôi ngơ ngác:
- Mày nói thật hay đùa đấy, mày không nhận ra tao thật à? Tao là Long, bạn mày, quen biết nhau từ hồi ở trại học sinh Phú Thọ năm 54.
- Trại học sinh Phú Thọ?... Phải rồi, dầu sao con cũng nhớ bố lắm, bố không quản đường xá xa xôi...
Chị Phượng biết chồng lên cơn bệnh quên, bằng cách nào cũng không thể để anh nhớ ra được. Chị pha một ấm trà hoa lài thơm ngát, hai tách cà phê sữa.
Tôi mời Tú Kều hút thuốc lá, anh hút ngay, thưởng thức cà phê là, khen ngon. Chị Phượng kể về bệnh trạng của anh. Chị nói thời gian sau này anh thường than nhức đầu, rồi mỗi ngày một quên dần, lẫn lộn lung lung.
- Đến hai thằng con lớn mà anh ấy cũng không nhận ra, hỏi mãi anh ấy nói là đàn em của anh ấy thôi. Bệnh quên này anh ấy mới phát ra hai ba năm nay thôi, nặng thì từ hồi Tết đến giờ. Mất cả mọi ý niệm, sống như hoang tưởng... Đi ra đường anh ấy quên cả lối về, nên không dám đưa anh ấy về Sài Gòn vì anh ấy đi lạc ngay. Đó anh thấy sức khỏe anh Kều rất bình thường. Nhưng anh ấy mất hút mọi ý niệm, về chuyện ăn uống một ngày anh ăn nhiều bữa, ăn rồi quên ngay thấy rằng mình chưa ăn gì hết. Nhà đông công nhân, họ ăn cơm theo ca làm việc. Nên khi đũa bát dọn ra, anh Kều lại thấy rằng mình chưa ăn cơm từ sáng đến giờ... Cứ thế mỗi ngày anh ấy ăn dăm bảy bữa là chuyện thường, ăn sáng cũng tới hai lần, tuy rằng mỗi lần ăn không nhiều...
- Nhưng ở trong nhà anh ấy cũng nhớ người nào đó chứ?
Ông anh con chú bác với chị Phượng trả lời thay:
- Có thứ nhất là Phượng, thứ hai là cháu gái nhỏ, thứ ba là ông bố của Phượng. Còn ngay bà mẹ vợ, anh ấy cũng quên luôn mà chỉ thấy quen quen...
Tôi an tâm rằng Tú Kều đã quên tôi rồi, như quên một số bạn bè thân thiết khác, cùng chung lưng đấu cật với nhau trong nghiệp dĩ văn chương. Không thể giận bạn được mà thương bạn bao nhiêu cho đủ.
Tôi lại hỏi Tú Kều:
- Này cậu có nhớ Nguyễn Huy Nhiên là ai không?
Tú Kều chỉ ngay ngực mình:
- Chính là ta đây.
- Thế còn Hoàng Bình Sơn, Trần Đức Uyển?
Cũng là ta, Tú Kều nữa.
Khi nói chuyện, Tú Kều nhìn tôi đăm đăm như cố vận dụng trí nhớ, bỗng dưng nói:
- Này tôi thấy bác này quen quen, giống cậu Cảnh ra phết, không biết có phải cậu Cảnh không?
Chị Phượng không để tôi ngơ ngác, giải thích ngay:
- Cậu Cảnh là ông cậu của anh Kều, ở ngoài Bắc quê Sơn Tây. Anh ấy lẫn lộn đó. Tôi chợt nhớ ra, tôi tặng Kều tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng. Anh thuộc thơ của mình và của người khác. Anh đọc thơ Quang Dũng làu làu. Rồi Tú Kều bỗng đọc một bài thơ khác:
Ta con ông Công cháu ông Nghè
Nói chuyện trên trời dưới đất nghe
Sức khỏe Hạng Vương cho một đấm
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe
Lội phăng xuống biển tôi tàu lại
Chạy thốc lên non bắt cọp về
Bữa nọ vào chơi nơi trướng phủ
Ba ngàn cung nữ chạy ra ve.
Tôi hỏi thử Tú Kều:
- Này ông đọc thơ của ông hay của ai thế
- Không biết nữa, tự nhiên thôi.
Quả nhiên Tú Kều không nhớ thật, thấy giọng thơ huênh hoang của một ông nhà nho hết thời hồi cuối thế kỷ thứ mười chín bước sang đầu thế kỷ hai mươi thì nhập tâm. Cái cao ngạo sẵn có trong máu làm thơ của mình như của nhà nho kia, cũng giống khẩu khí của Tú Kều. Anh nhập tâm chứ không đạo thơ. Tác giả của Thơ Đen, Thơ Chì, Thơ Xám và hàng ngàn bài thơ chưa ấn hành, làm vào thời gian sau này. Khi anh còn tỉnh táo, tôi đã có dịp được đọc riêng với anh. Những câu thơ thật khốc liệt mà để thất lạc thì uổng phí quá. Tôi tự nguyện phải tìm kiếm và thu thập lại.
Tú Kều khoe với tôi:
- Thơ nhiều lắm, cả mấy tập dày thế này.
Hồi trước, khi Tú Kều mới đi tù về, anh có nhờ tôi đi tìm những tập thơ của anh ở hàng sách cũ hoặc nhà người quen, cuối cùng anh nói anh có tìm thấy mấy tập thơ dấu ở dưới chuồng gà nhà anh, anh cũng chẳng biết ai giấu cho anh nữa. Lục trong đống giấy cũ trong nhà tôi, tôi còn tìm thấy một ít bài thơ Tú Kều làm sau này. Ngồi với nhau, hứng lên, Tú Kều bèn làm thơ. Khoảng năm 1990, khi Tú Kều đi tù về.
Tôi nhớ những buổi sáng, sau một thùa đi bộ, Tú Kều đến ngã tư Bà Huyện Thanh Quan, dừng chân ngồi uống nước trà ở sạp báo của Nguyễn Kình Châu, sạp báo nhìn sang tiệm trà Tiến Đạt, góc đường Tú Xương - Bà Huyện Thanh Quan là bệnh viện Saint Paul. Xưa kia căn nhà kín mít chỉ có hàng cửa chấn song sắt trên cao là nhà xác có lối cửa sau ra đường Tú Xương. Tôi cũng từng đưa tiễn người thân ở nhà xác ấy. Bây giờ bệnh viện Sainl Paul chuyên khoa mắt, không hiểu nhà xác kia còn sử dụng hay không, nhưng lối cửa sau vẫn đóng im ỉm, vẫn giữ nguyên vẻ thâm u bí mật. Buổi tối gái đứng đường rải rác trên hai con đường ấy. Tôi nhớ đến không khí trong thơ của thi sĩ Jacques Préverl.
Đường phố Sài Gòn trong hai mươi năm nay đổi tên cũng nhiều mà riêng hai con đường ấy vẫn mang tên hai thi sĩ bậc thầy trong văn học sử Việt Nam.
Một thế kỷ sau ngày Tú Xương mất, ở góc đường mang tên ông lại có một thi sĩ ngồi nhìn trời đất và cuộc đời. Tú Kều. Đã chán chường tất cả muốn gác bút mà anh không gác được, âu cũng là nghiệp dĩ.
Những hoạt cảnh, như những thước phim quay chậm cho ta nhìn thấy rõ nhiều cảnh sống sau khi hòa bình về trên quê hương. Chỉ ở một góc đường thôi trong thành phố đã hiện ra đủ cảnh đủ vẻ. Những buổi sáng gặp nhau ở sạp báo góc đường, chúng tôi ngồi với nhau. Nói là chúng tôi, không nhiều nhặn gì, chỉ vài thằng văn nghệ sĩ hết thời: thằng thì nguyên thi sĩ, thằng nguyên nhà văn, thằng nguyên ca sĩ nghiệp dư, thằng nhà báo, chủ nhân sạp báo cũng hết thời luôn. Nhìn cảnh đời diễn ra trước mặt mỗi thằng có một ý nghĩ riêng.
Chúng tôi không hề có những buổi họp văn nghệ có tổ chức, có thiệp mời để nghe đọc thơ để hát ca trù, để được phái biểu về vấn đề hay đường lối văn nghệ dao lo búa lớn, để nghe những "chùm" thơ của nhà thơ này, những mảng" văn của nhà văn kia. Không có, hoàn toàn không, chúng tôi đến với nhau vì nhớ nhau, cũng chẳng hẹn trước, ai đến thì đến, ai đi thì đi. Cũng ít khi bầy ra cuộc ăn nhậu nào. Nhà thơ Khoa Hữu có bệnh đau bao tử kinh niên, lúc nào trong túi cũng có lọ thuốc, Tú Kều thiếu máu trầm trọng, áp huyết quá thấp, tôi áp huyết cao, có lần suýt chết vì bị tai biến mạch máu não, nhà văn Lý Hoàng Phong người dệu dà dệu dạo vì bị bệnh gì đó không biết, buồn thỉu buồn thiu vì sắp mất nhà. Duy Trác làm nghề bán "căng tin" trường học con nhà giầu sắp sửa đi nước ngoài theo diện H.O.
Kịch tác gia Trần Lê Nguyễn bị tai biến mạch máu não, bán thân bất toại nói năng ngọng líu ngọng lô, thỉnh thoảng đi xích lô đến, nói năng chẳng ai hiểu gì cả, chỉ tưởng tượng ra anh đang nói chuyện văn nghệ, bộ môn hội họa. Thế là Trần Lê Nguyễn lấy làm mãn nguyện lại lên xe ra về.
Thỉnh thoảng thi sĩ Bùi Giáng đi qua, ghé vô chơi, đọc thơ lung tung beng rồi lại ra đi, ông sang câu lạc bộ Văn Nghệ ở con đường gần đó uống rượu say la đà. Vì ở đây chẳng thằng nào uống rượu hết. Nói đúng ra còn ham sống, sợ chết nên... kiêng.
Ngày Duy Trác ra đi nước ngoài, đến góc đường Tú Xương - Bà Huyện Thanh Quan từ giã anh em. Tú Kều có làm bốn câu thơ "tiễn bạn xuất cảnh:
Này hãy nâng ly cạn chén mời
Chúng mình sắp sửa lại chia phôi
Mi sang bên ấy vui đời mới
Ta ở bên này dạ rối bời
Những bài thơ của Tú Kều đến với tôi, hoặc thuộc nó cũng tình cờ thôi. Như bốn câu thơ "viếng Trạng Đớp", thi sĩ cùng thời làm thơ với Tú Kều, chết ngày 15-8-1992:
Tuổi thọ ông về Tiên Phật
Tôi còn lẽo đẽo trần gian
Mẹ bố cuộc đời vật chất
Búa đời muốn đập cho tan
Những bài thơ của Tú Kều, thời gian anh ra khỏi tù, anh làm thơ trên bất cứ mảnh giấy nào, không phải những bài thơ anh in trong những tập thơ trang trọng.
Sự nghiệp làm thơ của Tú Kều thế này, đã có lần tôi thấy ở một mảnh giấy học trò. Bài Đời Thơ. Cũng có thể coi là lý lịch của Tú Kều, sự chẳng đặng đừng của kẻ mang nghiệp dĩ
Năm nay ta đã tuổi năm lăm
Ba chục năm dư sống kiếp tằm
Thơ phú chen chân mười sáu tuổi
Trời cao mắt nhỏ đường xa xăm
Những đêm thức trắng hồn rong ruổi
Bay lượn tìm quanh nhất ý thơ
Gục thiếp trên bàn óc đã mỏi
Thấy toàn tơ nhện giăng trong mơ
Quả nhiên điềm mộng báo ta hay
Cái kiếp yêu thơ kiếp đọa đầy
Mưa xám nắng xanh đường bút vẽ
Biển vàng hoa trắng ở trong tay
Đã nhiều lúc bút cùn toan gác
Như mối tình thiêng gác từ đây
Tình riêng cắt được thơ sao cắt-
Bài thơ còn khá dài nhưng tôi không nhớ hết, nên đành cắt ra một đoạn.
Thập niên 1980 -1990, Sài gòn vì kiếm sống, những kẻ tài hèn đành phải ra nghề kiếm ăn, trong đó có hai nghề chính dễ làm nhất là nghề ve chai (thu mua răng vàng bạc vụn) và nghề kẹo kéo.
Hai nghề này coi như thứ nghề hạ cấp chốn "chợ trời ". Từng đàn từng lũ thanh niên nam nữ ra nghề, luôn vào khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố. Chính kẻ viết tập hồi ký này cũng đã ở một trong hai bộ môn "nghệ thuật thương mại" đó.
Đám kẹo kéo thì "trang bị" khoa học kỹ thuật hơn. Người bán kẹo kéo phần đông là nữ, ăn mặc đầy vẻ mô đen chợ trời, loại quần áo của tàn dư Mỹ- ngụy bầy bán ở chợ trời. Đẩy xe đạp trên có một thỏi kẹo kéo, một cái máy cái sét, hát ngậu xị khắp phố phường, phần nhiều là điệu Lambada hay điệu gì đó rất tếu nhộn. Quà rẻ, trẻ con bu đến mua ăn. Chỉ năm hào thôi có thể mút được một que kẹo ngọt lừ, thơm tho, giòn rum vì có nhân bằng mấy viên đậu phong rang.
Nhà thơ Tú Kều đã thấy cảnh đó, anh ghi lại bằng thơ, bài Hai nàng kẹo kéo:
Khá khen hai gái má hồng
Tuổi xuân mơn mởn đã chồng hay chưa?
Tuổi xanh nghị lực có thừa
Đẩy xe kẹo kéo, nhạc khua phố phường
Người rằng thương, ta rằng thương
Gót chân liệu châm cổng trường bao lâu?
Me cha nay đã bạc đầu?...
Có chăng vất vả thân trâu kiếp lừa?
Hay là nặng nhọc sớm trưa
Bảo nhau khuất bóng, bây giờ mồ côi?
Này hai cô bé kia ơi!
Thoáng nghe tiếng nhạc, tim người
nhói đau
Đời này vàng lẫn với thau
Tim càng hãy giữ bền lâu với đời
Nàng đi kéo kẹo cho đời
Tơ tầm ta kéo dâng lời thủy chung
Suốt những năm 1992 tới 95. Nghĩa là thời gian Tú Kều còn tỉnh táo, anh làm khá nhiều thơ, những hoạt cảnh anh thấy sau khi ra khỏi tù, trên những ngả đường anh từng đi qua. Từ nàng bán kẹo kéo, cô gái đứng đường, đến người ăn mày tật nguyền. Ông lão đứng ngẩn ngơ bên đường, phải chăng là tâm sự của mình:
ông lão bên đường đứng ngẩn ngơ
Chờ xe qua hết để sang bờ
Nhưng xe nườm nượp sao qua hết
Mãi tới chiều buông vẫn đứng chờ
Mệt quá đi, suy nghĩ mãi cũng chẳng ích chi, nhìn cảnh đời đổi thay càng thêm chán nản. Tú Kều không thèm suy nghĩ nữa, nhưng đầu thì đã nhức rồi:
Lẩn quẩn suy tư nhức cái đầu
Cái đầu nghĩ mãi lại càng đau
Quanh co thếsự hồn tơi tả
ấ m ớ dân sinh dạ nát nhàu
Chỉ ít phút dành cho hồi tường những kỷ niệm với Tú Kều, để hiểu anh và thương anh hơn. Thời gian dưỡng bệnh của Tú Kều không biết đến bao giờ, nhưng hiện nay may mắn là anh còn đầy đủ tình nghĩa gia đình, trong yêu thương, thủy chung.
Khối người đã thiếu thốn cả những điều ấy. Tất cả chúng ta đã già, đầu bạc rồi, kể cả chị Phượng. Tôi nhìn thấy những chân tóc bạc dưới mái tóc nhuộm của chị. Mới ngày nào chồng bị bắt, chị còn trẻ, ôm hai con nhỏ dại ngồi bán thuốc lá lẻ ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan, phía sau ngôi giáo đường đường Tú Xương, hỏi ngày về của anh, chị không biết, như mọi thiếu phụ có chồng đi ở tù khác, có khác nhau chăng là ở ìmh chung thủy.
Bây giờ chị ngồi bên anh, chị được đền đáp lại bằng một sự nghiệp thơ của anh. Điều đó tôi không tin là điều mơ hồ với riêng chị và cả với những đứa con của anh chị.
Trời xế chiều, tôi từ giã gia đình Tú Kều về Sài Gòn.
Tú Kều tỏ ra tỉnh táo, tiễn tôi ra tận cửa, chúc tôi thượng lộ bình an. Nhưng thâm tâm tôi thì chắc chắn một điều rằng anh vẫn không nhận ra bạn anh. Như đã không nhận ra nhiều bạn bè khác. Vì chúng nó đã chết hết cả rồi. Anh nói thế.
Tôi ngồi trên xe đò trở về thành phố, sương mù buổi chiều dâng cao ở đỉnh đèo, ờ, sao tôi thấy ngậm ngùi.
Tú Kều vẫn còn sống đó, nhưng ngất ngư...



Các cụ la thường hẹn với bạn bè chí cối thuở thiếu thời rằng:

- Khi già thế nào tôi cũng đến thăm bác, dù có phải chống gậy đi thăm, hay phải đi cáng đi đò

Chuyện đó xưa như trái đất, và cũng là truyền thống của dân tộc, có từ đời thuở nào không biết. Một lời hẹn như đinh đóng cột. Tuổi già gặp lại nhau, có khi đi xa ngàn vạn dặm để ôn lại những kỷ niệm xưa thời trai trẻ, khi còn là anh khóa anh đồ. Nói chung là thuở hàn vi. Đường đời mỗi người một ngả, đi tìm sự nghiệp tương lai, nhưng tình bạn vẫn thấm đượm, vẫn thiêng liêng, có thể gọi là keo sơn gắn bó. Không nghĩ đến bạn nữa là lỗi đạo. Bạn mất trước mình, nhớ thương bạn, thốt nên lời thành thơ như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê:

Bác Dương thôi đã xa rồi.

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Bạn đau ốm thăm hỏi bạn. Gặp nhau để hàn huyên đôi điều, đánh một ván cờ, đọc cho nhau nghe một bài thơ, uống với nhau ấm trà ngon, cũng có khi uống với nhau chén rượu, nói phét đôi điều cho đo chán đời.

Học theo gương người xưa để giữ lấy cái đạo bằng hữu thật đơn giản nhưng cũng thật khó khăn. Tôi 62 tuổi, bạn tôi 63 tuổi, nhà thơ Tú Kều, một thi sĩ xứ Sơn Tây, nổi danh một thời trước 30-4-75.

Sau năm 1975 anh ở tù liền tù tì 12 năm trời, thời thượng gọi là "học tập cải tạo". Vợ trẻ con thơ. Khi Tú Kều trở về, chị Phượng (vợ Tú Kều) đã là một người đàn bà đứng tuổi. Chị sinh thêm cho anh hai đứa con nữa, một trai và một gái út. Hai con trai lớn của anh đã trưởng thành nhờ công bên ngoại nuôi dậy. Mức án 18 năm tù của anh được giảm xuống còn 12 năm do anh "học tập tốt được sớm trở về đoàn tụ với gia đình, Người ta nói thế, không biết có thật vậy không. Trại tù mang bí số K3 ở Gia Rai, dưới chân núi Chứa Chan. Tôi đã từng ở đó nên rất biết. Tú Kều ra khỏi tù, tôi mừng cho anh vì gia đình nhà vợ nay đã khá giả. Anh không phải như tôi tối tăm mặt mũi đi kiếm ăn nuôi vợ con. Buổi sáng tôi thường gặp Tú Kều đi bộ từ nhà loanh quanh mấy con đường rồi tới sạp báo của Nguyễn Kinh Châu ngồi uống trà, đọc báo. Trước sạp báo của Nguyễn Kinh Châu là chi nhánh liệm trà Tiến Đạt của gia đình Tú Kều đường Bà Huyện Thanh Quan.

ở sạp báo này anh gặp lại nhiều bạn bè là văn nghệ sĩ thời chế độ cũ, cùng thời với anh, trong đó có tôi. Anh em cũ chúng tôi chính thức gặp lại nhau vào ngày giỗ nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm báo Sống, là chủ nhiệm hầu hết anh em chúng tôi. Bữa giỗ được tổ chức ở nhà Đằng Giao-Chu Vị Thủy, con gái và con rể của Chu Tử. Ông Chu Tử tử nạn ngày 30-4-75, xác thủy táng ở cửa biển Cần Giờ, hôm ấy nhằm 19 tháng 3 âm hạch. Sau này Giao và Thủy lấy ngày giỗ âm lịch cho tiện. Ba năm trở lại đây, Tú Kều vắng mặt trong bữa giỗ ấy. Anh bị căn bệnh quái ác là bệnh quên. Bệnh quên của anh càng ngày càng nặng, nhiều khi trở thành cổ quái. Quên cả mình là ai, đừng nói chi đến người khác. Anh không ở nhà đường Điện Biên Phủ trước bệnh viện Bình Dân nữa mà lên Lâm Đồng dưỡng bệnh. Cũng thời gian này tôi nghe nhiều chuyện về căn bệnh quên của Tú Kều. Người ta đặt tên cho căn bệnh ấy là Alzheimer, tên của vị bác sĩ khám phá ra căn bệnh.

Tôi vẫn mong có dịp lên thăm Tú Kều.

Khốn nỗi hai mươi năm nay tôi không ra khỏi thành phố. Điều đơn giản vì tôi không có mảnh giấy tùy thân nào trong người. Tôi mới có thẻ Chứng Minh Thư Nhân Dân hôm 15-8- 1999. Hôm 23-8-1999 tôi ra bến xe Miền Đông mua vé xe đò lên đường, sau khi đã điện thoại hỏi rọ đường đi nước bước với chị Phượng, vợ anh Kều. Người thân của gia đình Tú Kều nói:

- Thôi bác đừng lên, bác hỏi thăm vậy là quí rồi, chúng tôi sợ ông ấy không nhận ra bác đâu dù bác có là bạn thân, đến người ở trong nhà cũng chẳng nhận ra nữa là...

- Tôi hiểu, nhưng chẳng quan trọng gì, nhìn thấy nhau là quí, dù không đọc cho nhau nghe được một bài thơ. ấy thơ thì ông ấy nhớ đấy.

Tôi mừng húm.

Thế là buổi sáng tôi lên đường thăm Tú Kều, trong túi xách của tôi có mang theo tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, nhà thơ cùng quê hương với Tú Kều, một nhà thơ mà anh rất ngưỡng mộ, hồi xưa anh từng đọc cho tôi nghe. Anh đọc ánh mắt người Sơn Tây, Đôi Bờ, Tây Tiến. ở căn gác thuê đường Bắc Hải, nhìn ra nghĩa địa Đô Thành, nay là công viên Lê Thị Riêng. Đêm mưa rầm tháng bảy Âm Lịch nằm trên căn gác quạnh hiu nhìn ra mồ mả nhấp nhô, ánh đèn vàng vọt ở nhà xác nghe Tú Kều ngâm Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du cảm giác vừa thú vị vừa rùng rợn. Khi đó chúng tôi còn trẻ lắm. Tuổi trên hai mươi. Tiệt tháng bảy mưa dầm sùi sụt... Lạnh heo may...

Dĩ vãng ập vào đầu tôi khi xe leo lên đèo Bảo Lộc, sương mù giăng trắng đục cả đồi núi bên đèo, có căn nhà nào đó mờ nhạt trong sương.

Gió lạnh đầy ắp không khí cao nguyên. Tôi không thể ngủ gà ngủ vịt như một số người đồng hành mà giương mắt nhìn cảnh bên đèo. Tôi thấy như thuở nào đó, xa xôi lắm rồi ngồi lóc cóc xe ngựa đổ đèo tận miền thượng du Bắc Việt như không khí thơ của Quang Dũng thời dân tộc Việt nam kháng chiến chống Pháp:

Chợt mưa phùn gió lạnh

Càng lạnh cành hoa mai

Càng nhớ xa xôi lắm

Những con đường chạy dài

Hoặc hùng tráng như Tây Tiến:

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha luông mưa xa khơi

Tai tôi ù khi xe leo lên đỉnh đèo rồi đổ dốc. Chưa thấm tháp vào đâu, nhưng tôi cũng bôi vào hai bên thái dương miếng dầu Con ó, mũi hít ngửi mùi bạc hà của ống hít mũi.

Xe đổ dốc đèo Bảo Lộc, tôi phải trả thêm năm ngàn đồng nữa cho chú lơ xe đò để được đưa tới Lộc An, trước công ty trà Tiến Đạt. Nơi đó chưa tới Điều Linh. Cũng đã lâu lắm rồi tôi mới đi lên vùng cao. Đối với tôi lúc này trở nên lạ lẫm, lạ bắt đầu từ Ngã Ba Dầu Giây, chắc đường lên Đà Lạt còn nhiều điều lạ hơn nữa. Tôi thầm hẹn có lần đi chơi xa hơn lên vùng gió núi mưa ngàn.

Bước chân vào nhà Tú Kều, cũng là cửa hàng Trà Tiến Đạt. Người thứ nhì sau cô bán hàng là chị Phượng rồi Tú Kều. Gặp chị, tôi hỏi:

- Chị còn nhớ tôi không?

Chị Phượng cười tươi:

Gớm, anh làm như tôi cũng bệnh quên như anh Tú Kều ấy, tôi nhớ chứ, nhớ tất cả bạn bè của anh ấy. Anh ấy thì lúc nhớ lúc quên, có lúc nhắc hoài...

Tôi nắm bàn tay mảnh dẻ của Tú Kều, nhìn sâu vào mắt anh:

- Kều, mày có nhận ra tao không?

Đôi mắt ấy thoáng chút ngơ ngác, giọng trở nên lễ phép, từ tốn, lịch sự:

- Cám ơn bố không quản đường xá xa xôi đến thăm con.

Đến lượt tôi ngơ ngác:

- Mày nói thật hay đùa đấy, mày không nhận ra tao thật à? Tao là Long, bạn mày, quen biết nhau từ hồi ở trại học sinh Phú Thọ năm 54.

- Trại học sinh Phú Thọ?... Phải rồi, dầu sao con cũng nhớ bố lắm, bố không quản đường xá xa xôi...

Chị Phượng biết chồng lên cơn bệnh quên, bằng cách nào cũng không thể để anh nhớ ra được. Chị pha một ấm trà hoa lài thơm ngát, hai tách cà phê sữa.

Tôi mời Tú Kều hút thuốc lá, anh hút ngay, thưởng thức cà phê là, khen ngon. Chị Phượng kể về bệnh trạng của anh. Chị nói thời gian sau này anh thường than nhức đầu, rồi mỗi ngày một quên dần, lẫn lộn lung lung.

- Đến hai thằng con lớn mà anh ấy cũng không nhận ra, hỏi mãi anh ấy nói là đàn em của anh ấy thôi. Bệnh quên này anh ấy mới phát ra hai ba năm nay thôi, nặng thì từ hồi Tết đến giờ. Mất cả mọi ý niệm, sống như hoang tưởng... Đi ra đường anh ấy quên cả lối về, nên không dám đưa anh ấy về Sài Gòn vì anh ấy đi lạc ngay. Đó anh thấy sức khỏe anh Kều rất bình thường. Nhưng anh ấy mất hút mọi ý niệm, về chuyện ăn uống một ngày anh ăn nhiều bữa, ăn rồi quên ngay thấy rằng mình chưa ăn gì hết. Nhà đông công nhân, họ ăn cơm theo ca làm việc. Nên khi đũa bát dọn ra, anh Kều lại thấy rằng mình chưa ăn cơm từ sáng đến giờ... Cứ thế mỗi ngày anh ấy ăn dăm bảy bữa là chuyện thường, ăn sáng cũng tới hai lần, tuy rằng mỗi lần ăn không nhiều...

- Nhưng ở trong nhà anh ấy cũng nhớ người nào đó chứ?

Ông anh con chú bác với chị Phượng trả lời thay:

- Có thứ nhất là Phượng, thứ hai là cháu gái nhỏ, thứ ba là ông bố của Phượng. Còn ngay bà mẹ vợ, anh ấy cũng quên luôn mà chỉ thấy quen quen...

Tôi an tâm rằng Tú Kều đã quên tôi rồi, như quên một số bạn bè thân thiết khác, cùng chung lưng đấu cật với nhau trong nghiệp dĩ văn chương. Không thể giận bạn được mà thương bạn bao nhiêu cho đủ.

Tôi lại hỏi Tú Kều:

- Này cậu có nhớ Nguyễn Huy Nhiên là ai không?

Tú Kều chỉ ngay ngực mình:

- Chính là ta đây.

- Thế còn Hoàng Bình Sơn, Trần Đức Uyển?

Cũng là ta, Tú Kều nữa.

Khi nói chuyện, Tú Kều nhìn tôi đăm đăm như cố vận dụng trí nhớ, bỗng dưng nói:

- Này tôi thấy bác này quen quen, giống cậu Cảnh ra phết, không biết có phải cậu Cảnh không?

Chị Phượng không để tôi ngơ ngác, giải thích ngay:

- Cậu Cảnh là ông cậu của anh Kều, ở ngoài Bắc quê Sơn Tây. Anh ấy lẫn lộn đó. Tôi chợt nhớ ra, tôi tặng Kều tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng. Anh thuộc thơ của mình và của người khác. Anh đọc thơ Quang Dũng làu làu. Rồi Tú Kều bỗng đọc một bài thơ khác:

Ta con ông Công cháu ông Nghè

Nói chuyện trên trời dưới đất nghe

Sức khỏe Hạng Vương cho một đấm

Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe

Lội phăng xuống biển tôi tàu lại

Chạy thốc lên non bắt cọp về

Bữa nọ vào chơi nơi trướng phủ

Ba ngàn cung nữ chạy ra ve.

Tôi hỏi thử Tú Kều:

- Này ông đọc thơ của ông hay của ai thế

- Không biết nữa, tự nhiên thôi.

Quả nhiên Tú Kều không nhớ thật, thấy giọng thơ huênh hoang của một ông nhà nho hết thời hồi cuối thế kỷ thứ mười chín bước sang đầu thế kỷ hai mươi thì nhập tâm. Cái cao ngạo sẵn có trong máu làm thơ của mình như của nhà nho kia, cũng giống khẩu khí của Tú Kều. Anh nhập tâm chứ không đạo thơ. Tác giả của Thơ Đen, Thơ Chì, Thơ Xám và hàng ngàn bài thơ chưa ấn hành, làm vào thời gian sau này. Khi anh còn tỉnh táo, tôi đã có dịp được đọc riêng với anh. Những câu thơ thật khốc liệt mà để thất lạc thì uổng phí quá. Tôi tự nguyện phải tìm kiếm và thu thập lại.

Tú Kều khoe với tôi:

- Thơ nhiều lắm, cả mấy tập dày thế này.

Hồi trước, khi Tú Kều mới đi tù về, anh có nhờ tôi đi tìm những tập thơ của anh ở hàng sách cũ hoặc nhà người quen, cuối cùng anh nói anh có tìm thấy mấy tập thơ dấu ở dưới chuồng gà nhà anh, anh cũng chẳng biết ai giấu cho anh nữa. Lục trong đống giấy cũ trong nhà tôi, tôi còn tìm thấy một ít bài thơ Tú Kều làm sau này. Ngồi với nhau, hứng lên, Tú Kều bèn làm thơ. Khoảng năm 1990, khi Tú Kều đi tù về.

Tôi nhớ những buổi sáng, sau một thùa đi bộ, Tú Kều đến ngã tư Bà Huyện Thanh Quan, dừng chân ngồi uống nước trà ở sạp báo của Nguyễn Kình Châu, sạp báo nhìn sang tiệm trà Tiến Đạt, góc đường Tú Xương - Bà Huyện Thanh Quan là bệnh viện Saint Paul. Xưa kia căn nhà kín mít chỉ có hàng cửa chấn song sắt trên cao là nhà xác có lối cửa sau ra đường Tú Xương. Tôi cũng từng đưa tiễn người thân ở nhà xác ấy. Bây giờ bệnh viện Sainl Paul chuyên khoa mắt, không hiểu nhà xác kia còn sử dụng hay không, nhưng lối cửa sau vẫn đóng im ỉm, vẫn giữ nguyên vẻ thâm u bí mật. Buổi tối gái đứng đường rải rác trên hai con đường ấy. Tôi nhớ đến không khí trong thơ của thi sĩ Jacques Préverl.

Đường phố Sài Gòn trong hai mươi năm nay đổi tên cũng nhiều mà riêng hai con đường ấy vẫn mang tên hai thi sĩ bậc thầy trong văn học sử Việt Nam.

Một thế kỷ sau ngày Tú Xương mất, ở góc đường mang tên ông lại có một thi sĩ ngồi nhìn trời đất và cuộc đời. Tú Kều. Đã chán chường tất cả muốn gác bút mà anh không gác được, âu cũng là nghiệp dĩ.

Những hoạt cảnh, như những thước phim quay chậm cho ta nhìn thấy rõ nhiều cảnh sống sau khi hòa bình về trên quê hương. Chỉ ở một góc đường thôi trong thành phố đã hiện ra đủ cảnh đủ vẻ. Những buổi sáng gặp nhau ở sạp báo góc đường, chúng tôi ngồi với nhau. Nói là chúng tôi, không nhiều nhặn gì, chỉ vài thằng văn nghệ sĩ hết thời: thằng thì nguyên thi sĩ, thằng nguyên nhà văn, thằng nguyên ca sĩ nghiệp dư, thằng nhà báo, chủ nhân sạp báo cũng hết thời luôn. Nhìn cảnh đời diễn ra trước mặt mỗi thằng có một ý nghĩ riêng.

Chúng tôi không hề có những buổi họp văn nghệ có tổ chức, có thiệp mời để nghe đọc thơ để hát ca trù, để được phái biểu về vấn đề hay đường lối văn nghệ dao lo búa lớn, để nghe những "chùm" thơ của nhà thơ này, những mảng" văn của nhà văn kia. Không có, hoàn toàn không, chúng tôi đến với nhau vì nhớ nhau, cũng chẳng hẹn trước, ai đến thì đến, ai đi thì đi. Cũng ít khi bầy ra cuộc ăn nhậu nào. Nhà thơ Khoa Hữu có bệnh đau bao tử kinh niên, lúc nào trong túi cũng có lọ thuốc, Tú Kều thiếu máu trầm trọng, áp huyết quá thấp, tôi áp huyết cao, có lần suýt chết vì bị tai biến mạch máu não, nhà văn Lý Hoàng Phong người dệu dà dệu dạo vì bị bệnh gì đó không biết, buồn thỉu buồn thiu vì sắp mất nhà. Duy Trác làm nghề bán "căng tin" trường học con nhà giầu sắp sửa đi nước ngoài theo diện H.O.

Kịch tác gia Trần Lê Nguyễn bị tai biến mạch máu não, bán thân bất toại nói năng ngọng líu ngọng lô, thỉnh thoảng đi xích lô đến, nói năng chẳng ai hiểu gì cả, chỉ tưởng tượng ra anh đang nói chuyện văn nghệ, bộ môn hội họa. Thế là Trần Lê Nguyễn lấy làm mãn nguyện lại lên xe ra về.

Thỉnh thoảng thi sĩ Bùi Giáng đi qua, ghé vô chơi, đọc thơ lung tung beng rồi lại ra đi, ông sang câu lạc bộ Văn Nghệ ở con đường gần đó uống rượu say la đà. Vì ở đây chẳng thằng nào uống rượu hết. Nói đúng ra còn ham sống, sợ chết nên... kiêng.

Ngày Duy Trác ra đi nước ngoài, đến góc đường Tú Xương - Bà Huyện Thanh Quan từ giã anh em. Tú Kều có làm bốn câu thơ "tiễn bạn xuất cảnh:

Này hãy nâng ly cạn chén mời

Chúng mình sắp sửa lại chia phôi

Mi sang bên ấy vui đời mới

Ta ở bên này dạ rối bời

Những bài thơ của Tú Kều đến với tôi, hoặc thuộc nó cũng tình cờ thôi. Như bốn câu thơ "viếng Trạng Đớp", thi sĩ cùng thời làm thơ với Tú Kều, chết ngày 15-8-1992:

Tuổi thọ ông về Tiên Phật

Tôi còn lẽo đẽo trần gian

Mẹ bố cuộc đời vật chất

Búa đời muốn đập cho tan

Những bài thơ của Tú Kều, thời gian anh ra khỏi tù, anh làm thơ trên bất cứ mảnh giấy nào, không phải những bài thơ anh in trong những tập thơ trang trọng.

Sự nghiệp làm thơ của Tú Kều thế này, đã có lần tôi thấy ở một mảnh giấy học trò. Bài Đời Thơ. Cũng có thể coi là lý lịch của Tú Kều, sự chẳng đặng đừng của kẻ mang nghiệp dĩ

Năm nay ta đã tuổi năm lăm

Ba chục năm dư sống kiếp tằm

Thơ phú chen chân mười sáu tuổi

Trời cao mắt nhỏ đường xa xăm

Những đêm thức trắng hồn rong ruổi

Bay lượn tìm quanh nhất ý thơ

Gục thiếp trên bàn óc đã mỏi

Thấy toàn tơ nhện giăng trong mơ

Quả nhiên điềm mộng báo ta hay

Cái kiếp yêu thơ kiếp đọa đầy

Mưa xám nắng xanh đường bút vẽ

Biển vàng hoa trắng ở trong tay

Đã nhiều lúc bút cùn toan gác

Như mối tình thiêng gác từ đây

Tình riêng cắt được thơ sao cắt-

Bài thơ còn khá dài nhưng tôi không nhớ hết, nên đành cắt ra một đoạn.

Thập niên 1980 -1990, Sài gòn vì kiếm sống, những kẻ tài hèn đành phải ra nghề kiếm ăn, trong đó có hai nghề chính dễ làm nhất là nghề ve chai (thu mua răng vàng bạc vụn) và nghề kẹo kéo.

Hai nghề này coi như thứ nghề hạ cấp chốn "chợ trời ". Từng đàn từng lũ thanh niên nam nữ ra nghề, luôn vào khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố. Chính kẻ viết tập hồi ký này cũng đã ở một trong hai bộ môn "nghệ thuật thương mại" đó.

Đám kẹo kéo thì "trang bị" khoa học kỹ thuật hơn. Người bán kẹo kéo phần đông là nữ, ăn mặc đầy vẻ mô đen chợ trời, loại quần áo của tàn dư Mỹ- ngụy bầy bán ở chợ trời. Đẩy xe đạp trên có một thỏi kẹo kéo, một cái máy cái sét, hát ngậu xị khắp phố phường, phần nhiều là điệu Lambada hay điệu gì đó rất tếu nhộn. Quà rẻ, trẻ con bu đến mua ăn. Chỉ năm hào thôi có thể mút được một que kẹo ngọt lừ, thơm tho, giòn rum vì có nhân bằng mấy viên đậu phong rang.

Nhà thơ Tú Kều đã thấy cảnh đó, anh ghi lại bằng thơ, bài Hai nàng kẹo kéo:

Khá khen hai gái má hồng

Tuổi xuân mơn mởn đã chồng hay chưa?

Tuổi xanh nghị lực có thừa

Đẩy xe kẹo kéo, nhạc khua phố phường

Người rằng thương, ta rằng thương

Gót chân liệu châm cổng trường bao lâu?

Me cha nay đã bạc đầu?...

Có chăng vất vả thân trâu kiếp lừa?

Hay là nặng nhọc sớm trưa

Bảo nhau khuất bóng, bây giờ mồ côi?

Này hai cô bé kia ơi!

Thoáng nghe tiếng nhạc, tim người

nhói đau

Đời này vàng lẫn với thau

Tim càng hãy giữ bền lâu với đời

Nàng đi kéo kẹo cho đời

Tơ tầm ta kéo dâng lời thủy chung

Suốt những năm 1992 tới 95. Nghĩa là thời gian Tú Kều còn tỉnh táo, anh làm khá nhiều thơ, những hoạt cảnh anh thấy sau khi ra khỏi tù, trên những ngả đường anh từng đi qua. Từ nàng bán kẹo kéo, cô gái đứng đường, đến người ăn mày tật nguyền. Ông lão đứng ngẩn ngơ bên đường, phải chăng là tâm sự của mình:

ông lão bên đường đứng ngẩn ngơ

Chờ xe qua hết để sang bờ

Nhưng xe nườm nượp sao qua hết

Mãi tới chiều buông vẫn đứng chờ

Mệt quá đi, suy nghĩ mãi cũng chẳng ích chi, nhìn cảnh đời đổi thay càng thêm chán nản. Tú Kều không thèm suy nghĩ nữa, nhưng đầu thì đã nhức rồi:

Lẩn quẩn suy tư nhức cái đầu

Cái đầu nghĩ mãi lại càng đau

Quanh co thếsự hồn tơi tả

ấ m ớ dân sinh dạ nát nhàu

Chỉ ít phút dành cho hồi tường những kỷ niệm với Tú Kều, để hiểu anh và thương anh hơn. Thời gian dưỡng bệnh của Tú Kều không biết đến bao giờ, nhưng hiện nay may mắn là anh còn đầy đủ tình nghĩa gia đình, trong yêu thương, thủy chung.

Khối người đã thiếu thốn cả những điều ấy. Tất cả chúng ta đã già, đầu bạc rồi, kể cả chị Phượng. Tôi nhìn thấy những chân tóc bạc dưới mái tóc nhuộm của chị. Mới ngày nào chồng bị bắt, chị còn trẻ, ôm hai con nhỏ dại ngồi bán thuốc lá lẻ ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan, phía sau ngôi giáo đường đường Tú Xương, hỏi ngày về của anh, chị không biết, như mọi thiếu phụ có chồng đi ở tù khác, có khác nhau chăng là ở ìmh chung thủy.

Bây giờ chị ngồi bên anh, chị được đền đáp lại bằng một sự nghiệp thơ của anh. Điều đó tôi không tin là điều mơ hồ với riêng chị và cả với những đứa con của anh chị.

Trời xế chiều, tôi từ giã gia đình Tú Kều về Sài Gòn.

Tú Kều tỏ ra tỉnh táo, tiễn tôi ra tận cửa, chúc tôi thượng lộ bình an. Nhưng thâm tâm tôi thì chắc chắn một điều rằng anh vẫn không nhận ra bạn anh. Như đã không nhận ra nhiều bạn bè khác. Vì chúng nó đã chết hết cả rồi. Anh nói thế.

Tôi ngồi trên xe đò trở về thành phố, sương mù buổi chiều dâng cao ở đỉnh đèo, ờ, sao tôi thấy ngậm ngùi.

Tú Kều vẫn còn sống đó, nhưng ngất ngư...
Giữa đêm trường
Một
Hai
Ba
bốn
Năm
sáu
bảy
tám
Chín