Một
Tác giả: Nguyễn Thụy Long
Nhiều khi tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao mình còn sống bình yên được đến ngày hôm nay, điều này chúng tôi từng nói với nhau, những người bạn đồng cảnh ngộ lúc trà dư tửu hậu. Muốn tìm hiểu phải ôn lại, nhớ lại tất cả những gì xảy ra cho mình từ sau ngày 30-4-1975, còn có thể trước nữa, nghĩa là trước ngày miền Nam bại trận với quân đội miền Bắc. Tôi không chối cãi một điều rằng tôi là người Bắc di cư 1954. Mặc dầu tôi không phải người di cư thực sự mà vào Nam trước di cư hai ba năm gì đó Tôi không đổi được giọng Bắc nên nhiều anh em bạn bè người Sài Gòn gọi tôi là Bắc kỳ di cư. Bắc kỳ di cư thì đã sao? Tôi chấp nhận. Cũng là người Việt Nam cả, tôi là người Bắc chuyển vùng. Đời sống nên dễ dãi như thế dễ chịu cho mình, cho người.
Trước năm 1975 ở Sài gòn tôi đã hoàn thành phần nào mộng ước của mình là được làm nhà báo nhà văn. Tôi gặt hái được ít nhiều kết quả trong nghiệp báo cũng như nghiệp văn. Tôi chỉ nói thế thôi chứ không tự đánh giá mình bao giờ. Nhưng tôi hãnh diện vì nghề mình đã đeo đuổi đôi khi cuồng tín với nghiệp dĩ. Chúng tôi là người làm báo được hưởng quyền thứ tư. Nhưng phải đòi mãi có thể có chứ không bỗng dưng mà có được.
Tôi nhớ thuở làm báo trước năm 75. Những tờ báo đứng vững được, và đám người làm báo chúng tôi sát cánh cùng nhau để có tự do trong hành nghề không phải là dễ. Cũng rất gian nan. Những tờ báo bị tịch thu, bị đục trắng khi vừa ra khỏi nhà in. Những tờ báo bị đóng cửa rút giấy phép, ký giả bị bắt bớ, bị ám sát cũng đã có, không biết lừ phía nào. Nhà báo lêu bêu từ tòa soạn này sang tòa soạn khác nhiều lắm. Có năm tôi nhảy đến ba bốn tờ báo, cũng có thể năm sáu gì đó. Nhưng vẫn vui, vẫn sống, vẫn hành nghề được
Chế độ Ngô đình Diệm bị lật đổ, quân nhân lên cầm quyền. Chế độ quân nhân muốn báo chí vào khuôn vào phép, không được nói lên điều dở điều chướng tiêu cực của nhà nước, đặt ra một số điều lệ bắt nhà báo phải tuân theo.
Tôi nhớ một buổi họp báo của một ông tướng cầm quyền ở phủ thủ tướng. Ông tướng họp báo nói lên điều lợi điều hại gì đó. Ra luật lệ kinh khủng lắm. Buổi họp báo chiều hôm ấy chỉ một mình ông tướng nói, chẳng một nhà báo nào đứng lên đặt câu hỏi. Rồi một nhà báo lớn tuổi, tôi nhớ là ký giả Tô Văn đứng dậy vỗ tay, lây lan sang hàng mấy chục ký giả khác cũng đứng dậy vỗ tay theo. Chấm dứt cuộc họp báo. Các nhà báo ra về trên lối đi có hai hàng lính cận vệ ghìm súng. Chúng tôi coi cuộc họp báo ấy như pha, như không có, qua sự chứng kiến của những nhà báo nước ngoài. Cuộc họp báo chỉ có thế thôi, nhưng đã nói lên thật nhiều, thực tế chẳng ký giả nào nói gì.
Tôi đã sống qua những kỷ niệm ấy, tôi trang trọng nghề nghiệp mình. Sau năm 75, anh em đồng nghiệp của tôi xảy đàn tan nghé. Tôi còn lại trên đất nước quê hương, dù còn yêu nghề lắm nhưng không hòa nhập được. Có muốn cũng đành chịu. Lý do tại sao tôi cũng đã nói rồi nên không nói lại, tôi đành gác cây bút lên một thời gian dài, để tìm đường tự cứu sống mình và gia đình.
Đến tuổi già hết sức lao động, chòm xóm có đưa giấy mời vào hội phụ lão, từ mấy năm nay, nhưng tôi vẫn chưa tham gia, vì tôi nghĩ tôi không có thì giờ ngồi đánh cờ với các cụ, hay đi dự những cái gọi là quan hôn tang tế gì đó trong chòm xóm. Hoặc phải viết một bài điếu văn theo đơn đặt hàng, vì tôi cũng có chút chữ nghĩa viết được ra câu ra cú, xài tàm tạm vậy. Mà đụng đến giấy búi tôi ngứa nghề kinh khủng, có lẽ cũng là cái bệnh, hoặc hình như chứng nan y. Tôi leo lên căn gác bút ọp ẹp, xuống cấp trầm trọng của tôi múa bút vung vít, chẳng có mưu đồ gì hết. Tôi múa may một mình thật cô đơn, nhưng thật là tự do. Vũ điệu cũng có thể là múa rối mà tưởng rằng mình vũ ballet. Hiểu sao cũng được. Cũng vui được tuổi già, dù cô đơn trên căn gác bút. Đêm chán viết thì đập muỗi, ngắm sao trên trời, nghĩ ngợi vẩn vơ: thương ông bạn này vừa nằm xuống, nhớ thằng bạn kia còn phải bon chen với đời. Rồi thương mình, thấy mình trẻ lại như hồi nào, hà tất phải ngồi đánh cờ với các vị bô lão, lẩn thẩn nói chuyện dở người. Xin lỗi hội phụ lão đã có lời mời gọi. Lạy các cụ ạ! Nhà cháu còn trẻ lắm, dù rằng có người đã hỏi ba đứa con nhỏ của tôi là chúng phải gọi tôi là ông nội hay ông ngoại? Tôi bị sốc" là chuyện của tôi. Tôi sinh ra chúng trong cảnh nghèo khó và muộn màng, có thế thôi.
Đúng thời gian đất nước mở cửa, kinh tế thị trường thì tôi bị dời khỏi ao cá, nói đúng ra tôi bị đuổi khỏi nơi ấy. Dĩ nhiên người ta có vin vào một lý do, một cái cớ nào đó và cũng nhân tiện không trả tôi mười hai tháng tiền lương khi tôi làm nghề coi ao cá mà phường còn thiếu chịu của tôi. Tôi thấp cổ bé miệng mà miệng nhà quan thì có gang, có thép. Vợ chồng con cái lếch thếch dời túp lều ao cá trên chiếc xe đạp thồ, con chó ghẻ lẽo đẽo chạy theo.
Tôi lại hy vọng ở một cuộc đời mới, một chốn ở mới. Không lẽ trời đất bao la mà ta không có chỗ dung thân. Tôi vẫn luôn luôn nuôi một hy vọng nào đó nên mới sống dai. Kể cả những lúc thập tử nhất sinh trên giường bệnh, tôi vẫn không chán sống. Mỗi năm, giờ giao thừa leo lên căn gác bút, tự chúc thọ mình sống lâu trăm tuổi. Hãy cạn chén đắng, còn người ta muốn tính toán gì ở tôi thì cứ làm đi. Tôi lại nhớ đến một đoạn nhỏ trong Thánh Kinh của Chúa, cầu nguyện lại vườn Ghét-sê-ma-nê, sau buổi liếc ly. Cũng là lời Chúa nói với Giu đa.
ở trên căn gác bút, tôi có thì giờ nghĩ ngợi về đời sống, về tôn giáo, xã hội, chế độ. Mặc dầu tôi không là tín đồ của một tôn giáo nào, nhưng kính trọng tất cả những thánh nhân. Trước bàn làm việc của tôi có hình của Gandhi. Những lời lẽ ấy, những tư tưởng ấy giúp cho tôi khởi sắc trở lại và tha thiết với cuộc sống, mà tôi cho là quá ngắn ngủi với một kiếp người. Tôi có thể nói thật nhiều hoặc không nói gì. Chẳng phải vì hãi sợ hay lý do gì khác. Thường thì tôi hay bông đùa với cuộc đời, vì tôi yêu đời, tha thiết với đời. Đơn giản như bốn phép tính. Cộng, trừ, nhân, chia. Một cộng một là hai, hai nhân hai là bốn, bốn chia hai được hai, hai trừ hai không được gì cả. Hết. Tức là zéro. Tôi cứ tưng tửng giữa cuộc đời, coi là nghiệt ngã thì nó nghiệt ngã, không đáng gì cả thì thôi, mặc kệ nó, không phải là chuyện cấp bách, quần áo mặc sao cũng được, nhà cửa có chỗ chui ra chui vào, cơm nước có muối mè gạo hẩm là xong. Không rượu chè, cờ bạc, hút xách. Nhu cầu cần thiết chăng, có các con tôi, chúng cần học hành để biết lấy tí chút chữ thánh hiền là quí rồi. Tôi đã từng lao động để nuôi con, cho đến ngày không còn đẩy nổi chiếc xe bán xôi vò nữa thì mới nghỉ. Trước đây, gần hai chục năm trước, sau ngày đi học tập cải tạo về, mà trả lời với Công An phường kiểu này thì mệt đó. Anh nói anh không lao động mà vẫn sống nhăn, chẳng ai tin hết. Nghiêm túc lên nào. Có làm mới có ăn, không làm mà có ăn, đích thị anh là kẻ phạm pháp, phi ăn cắp thì cũng ăn trộm, ăn cướp, nói chung là ăn... bẩn. Kẻ ăn bám xã hội hèn hạ như loài ký sinh trùng. Phải truy nguyên tróc nã cái mà anh đang hưởng thụ đến nơi đến chốn, có nguồn có gốc, theo lý thuyết tam đoạn luận.
Bây giờ thì dễ dãi rồi, anh có thể trả lời tiền có để tiêu, để thưởng thức một tô phở xuất xứ từ Đô do người thân từ nước ngoài gửi về cho, bất kể đó là người thân hay bạn bè thương tình. Anh không bị kết tội là liên lạc với người nước ngoài nữa. Chuyện đó bây giờ bị coi là chuyện chẳng hơi sức đâu. Kể từ ngày tôi phi lao động, nằm dài chờ Chúa thu hồi hộ chiếu trên giường bệnh, nếu tôi không có bạn bè giúp đỡ lo lắng cho thì đã lận số rồi. Chưa biết lên Thiên Đàng hay xuống địa ngục.
May mà tôi cũng chưa húp lầm cháo Lú ở bến đò sông Nại Hà để quên sạch sự đời. Lấy đâu ra tư liệu để viết Hồi Ký Viết Trên Gác Bút. Thì ra tôi vẫn còn sống, vẫn còn minh mẫn. Không như anh bạn của tôi, thi sĩ Tú Kều, nổi tiếng một thời ở Sài Gòn trước 1975. Anh đã húp lầm cháo Lú ngay khi còn sống nhăn ở thế gian. Khiến anh quên tất cả: Quên đời, quên gia đình, quên tất cả những người thân, thậm chí không biết mình là ai...Vợ anh kể rằng, anh vừa ăn cơm xong, lại đòi ăn nữa vì quên biến rằng mình vừa ăn rồi. Chứng bệnh đó, người ở thế gian, bên cõi Âu gọi là bệnh Alzheimer, tên của vị bác sĩ tìm ra chứng bệnh đó. Đi ra đường mà không ai đưa dắt là Tú Kều đi lạc, không biết đường về tổ ấm của mình. Sống cứ ngơ ngơ ngáo ngáo chẳng ra sao hết. Anh ngồi với người thân nào đó cũng như với người xa lạ. Hệt như phim Bay xuống vùng đất lạ mà tôi mới được xem trên truyền hình. Hai người phi công bị rơi ở một vùng đất xa lạ úc châu. Nhiều ngày tháng lạc lõng đói khát, khổ cực, cô đơn. Cuối cùng được trở về với thế giới văn minh. Một trong hai người trở nên điên khùng, quên hết mọi sự đời, vĩnh viễn sống trong u tối, sống như một cục thịt, một nắm xương tàn đến trọn đời. Nhưng dù muốn dù không tôi cũng phải kiểm chứng lại chuyện này, tìm xem lý do nào khiến Tú Kều lại rơi vào tình trạng ấy. Tại sao tâm hồn anh lại tê tái đến vô cảm. Thuở Tú Kều còn tỉnh táo, anh có đưa tôi đọc tập thơ anh làm trong tù, những bài thơ cay đắng phẫn nộ, những cảnh trông thấy trong những ngày tù tội dài dằng dặc. Nhà thơ yếu đuối đó được trở về sớm hơn bản án anh phải mang, không biết do ân huệ từ đâu tới. Anh người xứ Sơn Tây, từng kể chuyện quê hương anh cho tôi nghe, đọc thơ của Tản Đà, Quang Dũng. Anh đọc bài thơ Quang Dũng, ánh mắt người Sơn Tây:
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều se sắt thổi đêm trăng
Bao giờ ta gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc tàn chinh chiến cũ
Thì có bao giờ em nhớ la
Buồn, buồn quá đi thôi khi ngồi trước Tú Kều, một nhà thơ sinh ra ở đấl Sơn Tây, bây giờ có lẽ đã quên rồi. Rất may có một dạo, sau khi ra tù, Tú Kều đưa vợ con về thăm quê nội, còn sót lại gì trong anh không? Hãi hùng quá trước một sự trống rỗng thăm thẳm.
Đây cũng là những gì cần trả lời cho Khanh, cháu của cậu Nhiên (lên tục của Tú Kều). Cháu viết thư về thăm hỏi cậu Nhiên, cậu Long, mơ ước một ngày về thăm quê hương được cùng cậu thăm lại xứ Sơn Tây. Cháu Khanh bé nhỏ hồi nào, thương cậu Nhiên, thương cả bạn thân của cậu Nhiên là cậu Long. Khi đó hai cậu theo đuổi nghề viết văn làm báo, nghèo lắm, và có lẽ cái nghèo, cái khốn khó ấy đeo đuổi suốt đời
Cho đến bây giờ, sau mấy chục năm trời, sau khi Hồi Ký Viết Trên Gác Bút của tôi ra mắt độc giả ở bên ngoài quê hương, tôi nhận được thư của Khanh. Bức thư của Khanh từ nước ngoài, xứ Texas xa xôi về được địa chỉ của tôi ở ấp Đông Ba Gia Định xưa thật khó khăn, vì Khanh chỉ nhớ mài mại đến căn nhà của tôi ở đó. Thư cũng đến nơi nhưng mất một thời gian dài, công lao của người đưa thư tìm ra. Tôi biết hoàn cảnh của Khanh ở nước ngoài. Lời lâm sự của Khanh trong thư nói đến gió mưa ở xứ người và nhớ mưa Sài Gòn. Tình cậu cháu nhưng không thể coi là lãng mạn của thời mới lớn. Khanh chưa đến tuổi về hưu, nhưng cũng có cháu nội và sắp có cháu ngoại rồi. Bây giờ thì Khanh sống cô đơn trong một căn nhà ở xứ người, nhớ Sơn Tây, Sài Gòn, thèm nghe tiếng nói Việt Nam nên vẫn thường phải mở đài phát thanh Little Sài Gòn để nghe tiếng Việt. Tôi quí mến cô cháu gái như thuở nào. Tôi ngồi vào bàn viết thư hồi âm cho Khanh. Đang viết thư thì nhận được tin Trần Lê Nguyễn mất.
Trần Lê Nguyễn là một nhà văn, đúng ra là một kịch lác gia, nổi tiếng với cuốn Bão Thời Đại của anh xuất bản từ năm 1956. Sau năm 1975 anh không còn cầm bút nữa, không đụng chạm gì đến chữ nghĩa, văn chương. Anh đi chạy chợ trời như những nhà văn nhà thơ hết thời khác. Nhưng tôi vẫn thấy anh luyến tiếc cái gì đó ở nghệ thuật, tìm lại những bức tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh sơn mài của những họa sĩ quen tên xưa: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Tạ Tỵ, Nguyễn Trung. Tôi nói với anh nếu những bức tranh này phải bán đi thì tiếc thật. Anh cười, chuyện mua bán mà. Tôi làm nghề sửa xe đạp, thường hay sưu tầm đồ phụ lùng xe đạp cũ nổi danh một thời. Tôi thấy anh đi một chiếc xe đạp cũ đờ mi cuốc, có cái khung xe, cặp vành và cặp đùm quí giá quá. Tôi hỏi anh kiếm được ở đâu. Anh nói anh sưu tầm từng thứ một để ráp thành cái xe này. Anh nhắc tôi cố sưu tầm cho anh một cặp đùm hiệu Campagnelo của ý, giò đĩa hiệu Stronglight, phải "din" từ con ốc, vít. Tôi hứa với anh mà tôi không làm được trọn vẹn, vì tôi đổi nghề như cóc nhảy. Một buổi chầu gần tàn, nơi chốn chợ trời tôi với Trần Lê Nguyễn vẫn ngồi say sưa "đấu những món đồ xe đạp quí. Tôi nghe ngóng được từ người ta, bèn nói đến một cặp mừng làm bằng gỗ, dai, dẻo, cứng, nhẹ của một tay đua nổi danh thuở xa xưa, câu chuyện cứ y như chuyện "bốc phét". Cặp niềng đó vẫn còn lưu lạc trong dân gian mà tôi chưa tìm ra. Tôi nói với anh ở Đà Năng có người vẫn giữ được chiếc xe đạp của tay đua nổi tiếng trong cuộc đua Đông Dương, vượt đèo Hải Vân. Phượng Hoàng Lê Thành Các. Có một người vẫn còn giữ được đến bây giờ. Trần Lê Nguyễn thì nói với tôi về những bức tranh với nỗi đam mê, trời tối lúc nào không biết. Lúc chia tay nhau anh Nguyễn còn nói: "Nếu chúng ta còn những đam mê như thế thì khó mà hòa nhập được với nền văn minh chợ trời". Chợ trời là phải chụp giật nhau mà sống, có lời thì bán, mua rẻ bán đắt bán đồ dởm đồ giả, cần thì bóp cổ nó cho mình trúng mánh. Bán mà không tiếc, coi nghệ thuật đồ quí như pha. Phải coi bức tranh sơn dầu, tranh lụa này là miếng giẻ cũ, bức sơn mài của Nguyễn Gia Trí là một tấm ván. Nói chuyện nghệ thuật ở đây là chuyện vô ích.
Trong một lần khác gặp lại Trần Lê Nguyễn, tôi khoe tìm lại được quyển kịch Bão Thời Đại của anh ở gánh ve chai. Anh hỏi người ta cho hay mua lại. Tôi nói mua lại. Anh lại hỏi có đắt không, bao nhiêu tiền? Tôi nói chỉ có năm đồng bạc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Anh nói vậy thì đáng giá rồi, chỉ thế thôi, có khi hớ đấy, nếu không người ta cũng xé ra để gói xôi. Mua thế được giá cho người bán, mẹ ve chai trúng mánh. Cả cuốn sách chỉ cân nặng lối hai trăm gờ ram, bán giấy vụn giá cũng chỉ vài đồng bạc một ký lô, đủ mua một gói xôi bắp ăn ấm lòng. Tôi bỗng thấy nhói lên ở trong lòng. Con người chúng tôi nếu có được đánh giá cũng là giá "bèo" huống chi là những tác phẩm. Bức tranh sơn dầu chỉ là mảnh vải cũ, bức tranh sơn mài chỉ là tấm ván cũ. Trước đây người ta đốt đi cũng là phải.
Theo cái lý của người ta. Tôi chẳng nói đến cái lý phải quấy ấy làm chi.
Một ngày khác nữa, Trần Lê Nguyễn đến ngôi nhà cũ của tôi ở ấp Đông Ba xưa, xem xét căn nhà hoang của tôi, rồi biết tôi vẫn thất nghiệp, anh khuyên tôi nên nuôi chim cúi. Tôi nói tôi chẳng có kinh nghiệm gì về chim cút hết, anh rủ tôi đến nhà anh ăn sáng, căn nhà gác chật chội ở bến Chương Dương kê đầy chuồng chim cúi, đẻ trứng lia chia.
Anh mời tôi ăn bánh mì "ớp la " trứng chim cút. Tôi đếm được mỗi đĩa trứng có sáu cái. Trong khi bà vợ anh nhặt một giỏ trứng mang xuống chợ bán mỗi ngày. Anh nói gia đình anh vẫn có thịt ăn. Anh chỉ bầy chim cút trong chuồng. Thế rồi suốt ngày hôm ấy Trần Lê Nguyễn và tôi đi lang thang, lên tận Gò Vấp, vào nhà Tô Thùy Yên để học kinh nghiệm nuôi chim cúi của nhà thơ này. Một nhà thơ mới ở tù ra và được coi là hết thời, đang chờ ra đi nước ngoài theo diện HO.
Cái vốn liếng tù tội của Tô Thùy Yên có lẽ dư thừa còn vốn liếng kinh nghiệm nuôi chim cút của anh thì tôi không biết có từ bao giờ. Nhưng nghe nói anh cũng dầy dạn kinh nghiệm lắm. Tôi thì không theo nghề ấy, vì một lần nuôi gà bị chết toi cả bầy. Sạch luôn cả vốn liếng mà bạn bè có lòng giúp đỡ. Nói tóm lại, tôi không có tay nuôi gia cầm.
Tôi vẫn lang thang kiếm sống qua ngày, xa lánh chợ trời mà có lần tôi đã coi là chốn gió tanh mưa máu. Tôi đi bán xôi đến lúc quị ngã vì mất sức lao động. Một cơn tai biến mạch máu não, tí nữa thì chết, nếu không chết thì cũng bán thân bất toại, tê liệt nửa người. Tôi qua khỏi cơn bệnh như có phép lạ. Bây giờ di chứng chỉ còn nói ngọng và khó khăn khi nói. Chẳng được một câu nào gãy gọn. Còn một tay chưa tê tôi bèn viết. Kệ nó muốn ra sao cũng được.
Tôi bị tai biến mạch máu não phải nằm bệnh viện, ngoài vợ con ra tôi chỉ có bạn bè, những người bạn nghệ sĩ nghèo, góp nhặt cho tôi từng đồng để trả viện phí. Tôi mang ơn bằng hữu hoặc thân hoặc sơ. Khi đó tôi tường mình đi đứt rồi. Chỉ có những khuôn mặt bạn bè cúi xuống tôi. Tôi nhớ mãi những khuôn mặt ấy, những đôi mắt ấy không bao giờ quên được. Tôi làm sao quên được chú em bạn tù Võ Bá Yên, nguyên là huynh trường Hướng Đạo Sinh, khi khiêng tôi vào phòng cấp cứu phải mang cầm Chứng Minh Thư Nhân Dân (căn cước) để có tiền đưa tôi qua cửa ải này. Trước khi mê man, tôi còn ghi nhận được hình ảnh ấy. Nay thì Võ Bá Yên không còn nữa, chú em ấy bị nhồi máu cơ tim cũng đã chết rồi.
Tôi đưa Yên đến phần mộ ở Bình Hưng Hòa. Tôi đã khóc. Tôi quì trong chùa cùng các sư cầu siêu cho Yên. Ôm hai đứa con nhỏ của Yên, khuyên nhủ chúng cố giúp mẹ chúng duy trì nghề bán cơm bình dân ở căn nhà cạnh chợ Cây Quéo. Bố chúng chết rồi, hàng cơm thiếu người bưng tô rửa chén, các cháu phải thay bố ngoài giờ đi học.
Khi tôi rời bệnh viện ít ngày thì vợ tôi cũng giở dạ đẻ, đứa con út tôi hiện nay. Lúc ấy tôi không có tiền. Mẹ con nó may mắn mẹ tròn con vuông và vợ tôi chịu đoạn sản để lấy tiền thưởng đóng thay viện phí. Vậy cũng xong. Chuyện cũng như người phải bán máu mình để lấy tiền mua cơm ăn. Như cây nến tự ăn mình đề duy trì ngọn lửa.
Mấy năm sau, tôi nghe Trần Lê Nguyễn bị bệnh. Bệnh tai biến mạch máu não như tôi đã từng bị. Anh đau khổ hơn vì bị bán thân bất toại, nói năng ngọng nghịu. Vợ anh Nguyễn phải làm thông ngôn mỗi khi đi đâu hay có người tới thăm.
Có hôm tôi với Tú Kều đang ngồi ở quán báo của Nguyễn Kinh Châu ở đường Bà Huyện Thanh Quan thì Trần Lê Nguyễn đi xích lô đến. Anh nói chuyện với chúng tôi mà chúng tôi chẳng nghe được câu nào. Anh bị ngọng quá sức rồi.
Một lần khác anh đi xích lô đến nhà Tú Kều, bà vợ đi cùng, hôm ấy tôi cũng có mặt. Chị Nguyễn phải thông ngôn chúng tôi mới hiểu. Nội dung anh hỏi nhà Tú Kều còn tranh không, nếu bán thì anh mua. Trời đất, anh vẫn còn nghĩ đến chuyện ấy, chuyện nghệ thuật mà anh đam mê từ mấy chục năm trước, thuở lêu bêu chợ trời. Buôn bán mà không bao giờ có lời, bán một tác phẩm mình mua được tiếc đứt ruột. Con người Trần Lê Nguyễn thế đó.
Hôm chợ Cầu ông Lãnh cháy, ngay vào khu anh ở từ bao nhiêu năm trên đường bến Chương Dương, tôi lo lắng suốt một đêm. Sáng sớm tinh mơ tôi đạp xe xuống phía nhà anh, may quá ngọn lửa không lan đến, tôi an tâm ra về. Tin Trần Lê Nguyễn mất đột ngột đến với tôi. Khi đó là buổi chiều, sáng sớm ngày hôm sau gia đình sẽ đưa anh đến nhà thờ làm lễ rồi đưa anh lên lò thiêu Bình Hưng Hòa. Đến khi đó tôi mới biết tên thật của anh là Nguyễn Huy Tạo, sinh năm 1924, mất ngày 7-7-1999. Thế có nghĩa là anh 75 tuổi, sao mà tâm hồn anh trẻ thế. Những người đi đưa tiễn anh lần cuối cùng hầu hết là những văn nghệ sĩ chế độ cũ. Ngoài những nhà văn nhà báo mà đếm được trên đầu ngón tay, tôi thấy còn có các họa sĩ như Cù Nguyễn, Rừng, Hồ Thành Đức mới ở nước ngoài về thăm quê hương. Đưa đám anh đến tận lò thiêu Bình Hưng Hòa, có một người con trai chống gậy, tôi cứ ngỡ là con trai của anh, nhưng hỏi ra thì biết cậu đó là cháu, con trai người em trai anh. Một bài điếu văn ngắn, cảm động do Hoàng Vũ Đông Sơn đọc trước quan lài, rồi cửa lò thiêu mở, quan tài anh từ từ hạ xuống. Thôi, thế là vĩnh biệt Trần Lê Nguyễn. Tiếng khóc của người thân anh òa lên. Tôi cũng không cầm nổi nước mắt. Tấm hình của anh vẫn toe loét nụ cười
Buổi trưa về nhà anh, trên tường tôi thấy còn nhiều bức tranh nghệ thuật. Căn nhà đó ở bến Chương Dương, trước khi anh tới cư ngụ, tôi biết nhiều họa sĩ đã đến ở đó, có cả Cù Nguyễn. Năm 1963 tôi đến đó nhờ họa sĩ Nguyễn Trung vẽ cho tấm bìa tập truyện ngắn Vác Ngà Voi, tập truyện ngắn đầu lay của tôi thuở đầu đời. Trên đường về, buổi trưa trời ập xuống một cơn mưa. Tôi bị cảm nằm liệt mất mấy ngày. Đêm nay ngồi ghi lại những dòng này trời vẫn còn mưa. Những con muỗi đói sự ướl cánh ùa đầy vào phòng. Vừa đụt mưa vừa kiếm ăn, chúng bu vào đốt tôi tơi lả. Tôi đập tan xác chúng, máu lóe trên bàn lay.
Trong đêm trường này chỉ mình tôi còn thức, trên căn gác bút đam mê cô quạnh.
Nhiều khi tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao mình còn sống bình yên được đến ngày hôm nay, điều này chúng tôi từng nói với nhau, những người bạn đồng cảnh ngộ lúc trà dư tửu hậu. Muốn tìm hiểu phải ôn lại, nhớ lại tất cả những gì xảy ra cho mình từ sau ngày 30-4-1975, còn có thể trước nữa, nghĩa là trước ngày miền Nam bại trận với quân đội miền Bắc. Tôi không chối cãi một điều rằng tôi là người Bắc di cư 1954. Mặc dầu tôi không phải người di cư thực sự mà vào Nam trước di cư hai ba năm gì đó Tôi không đổi được giọng Bắc nên nhiều anh em bạn bè người Sài Gòn gọi tôi là Bắc kỳ di cư. Bắc kỳ di cư thì đã sao? Tôi chấp nhận. Cũng là người Việt Nam cả, tôi là người Bắc chuyển vùng. Đời sống nên dễ dãi như thế dễ chịu cho mình, cho người.
Trước năm 1975 ở Sài gòn tôi đã hoàn thành phần nào mộng ước của mình là được làm nhà báo nhà văn. Tôi gặt hái được ít nhiều kết quả trong nghiệp báo cũng như nghiệp văn. Tôi chỉ nói thế thôi chứ không tự đánh giá mình bao giờ. Nhưng tôi hãnh diện vì nghề mình đã đeo đuổi đôi khi cuồng tín với nghiệp dĩ. Chúng tôi là người làm báo được hưởng quyền thứ tư. Nhưng phải đòi mãi có thể có chứ không bỗng dưng mà có được.
Tôi nhớ thuở làm báo trước năm 75. Những tờ báo đứng vững được, và đám người làm báo chúng tôi sát cánh cùng nhau để có tự do trong hành nghề không phải là dễ. Cũng rất gian nan. Những tờ báo bị tịch thu, bị đục trắng khi vừa ra khỏi nhà in. Những tờ báo bị đóng cửa rút giấy phép, ký giả bị bắt bớ, bị ám sát cũng đã có, không biết lừ phía nào. Nhà báo lêu bêu từ tòa soạn này sang tòa soạn khác nhiều lắm. Có năm tôi nhảy đến ba bốn tờ báo, cũng có thể năm sáu gì đó. Nhưng vẫn vui, vẫn sống, vẫn hành nghề được
Chế độ Ngô đình Diệm bị lật đổ, quân nhân lên cầm quyền. Chế độ quân nhân muốn báo chí vào khuôn vào phép, không được nói lên điều dở điều chướng tiêu cực của nhà nước, đặt ra một số điều lệ bắt nhà báo phải tuân theo.
Tôi nhớ một buổi họp báo của một ông tướng cầm quyền ở phủ thủ tướng. Ông tướng họp báo nói lên điều lợi điều hại gì đó. Ra luật lệ kinh khủng lắm. Buổi họp báo chiều hôm ấy chỉ một mình ông tướng nói, chẳng một nhà báo nào đứng lên đặt câu hỏi. Rồi một nhà báo lớn tuổi, tôi nhớ là ký giả Tô Văn đứng dậy vỗ tay, lây lan sang hàng mấy chục ký giả khác cũng đứng dậy vỗ tay theo. Chấm dứt cuộc họp báo. Các nhà báo ra về trên lối đi có hai hàng lính cận vệ ghìm súng. Chúng tôi coi cuộc họp báo ấy như pha, như không có, qua sự chứng kiến của những nhà báo nước ngoài. Cuộc họp báo chỉ có thế thôi, nhưng đã nói lên thật nhiều, thực tế chẳng ký giả nào nói gì.
Tôi đã sống qua những kỷ niệm ấy, tôi trang trọng nghề nghiệp mình. Sau năm 75, anh em đồng nghiệp của tôi xảy đàn tan nghé. Tôi còn lại trên đất nước quê hương, dù còn yêu nghề lắm nhưng không hòa nhập được. Có muốn cũng đành chịu. Lý do tại sao tôi cũng đã nói rồi nên không nói lại, tôi đành gác cây bút lên một thời gian dài, để tìm đường tự cứu sống mình và gia đình.
Đến tuổi già hết sức lao động, chòm xóm có đưa giấy mời vào hội phụ lão, từ mấy năm nay, nhưng tôi vẫn chưa tham gia, vì tôi nghĩ tôi không có thì giờ ngồi đánh cờ với các cụ, hay đi dự những cái gọi là quan hôn tang tế gì đó trong chòm xóm. Hoặc phải viết một bài điếu văn theo đơn đặt hàng, vì tôi cũng có chút chữ nghĩa viết được ra câu ra cú, xài tàm tạm vậy. Mà đụng đến giấy búi tôi ngứa nghề kinh khủng, có lẽ cũng là cái bệnh, hoặc hình như chứng nan y. Tôi leo lên căn gác bút ọp ẹp, xuống cấp trầm trọng của tôi múa bút vung vít, chẳng có mưu đồ gì hết. Tôi múa may một mình thật cô đơn, nhưng thật là tự do. Vũ điệu cũng có thể là múa rối mà tưởng rằng mình vũ ballet. Hiểu sao cũng được. Cũng vui được tuổi già, dù cô đơn trên căn gác bút. Đêm chán viết thì đập muỗi, ngắm sao trên trời, nghĩ ngợi vẩn vơ: thương ông bạn này vừa nằm xuống, nhớ thằng bạn kia còn phải bon chen với đời. Rồi thương mình, thấy mình trẻ lại như hồi nào, hà tất phải ngồi đánh cờ với các vị bô lão, lẩn thẩn nói chuyện dở người. Xin lỗi hội phụ lão đã có lời mời gọi. Lạy các cụ ạ! Nhà cháu còn trẻ lắm, dù rằng có người đã hỏi ba đứa con nhỏ của tôi là chúng phải gọi tôi là ông nội hay ông ngoại? Tôi bị sốc" là chuyện của tôi. Tôi sinh ra chúng trong cảnh nghèo khó và muộn màng, có thế thôi.
Đúng thời gian đất nước mở cửa, kinh tế thị trường thì tôi bị dời khỏi ao cá, nói đúng ra tôi bị đuổi khỏi nơi ấy. Dĩ nhiên người ta có vin vào một lý do, một cái cớ nào đó và cũng nhân tiện không trả tôi mười hai tháng tiền lương khi tôi làm nghề coi ao cá mà phường còn thiếu chịu của tôi. Tôi thấp cổ bé miệng mà miệng nhà quan thì có gang, có thép. Vợ chồng con cái lếch thếch dời túp lều ao cá trên chiếc xe đạp thồ, con chó ghẻ lẽo đẽo chạy theo.
Tôi lại hy vọng ở một cuộc đời mới, một chốn ở mới. Không lẽ trời đất bao la mà ta không có chỗ dung thân. Tôi vẫn luôn luôn nuôi một hy vọng nào đó nên mới sống dai. Kể cả những lúc thập tử nhất sinh trên giường bệnh, tôi vẫn không chán sống. Mỗi năm, giờ giao thừa leo lên căn gác bút, tự chúc thọ mình sống lâu trăm tuổi. Hãy cạn chén đắng, còn người ta muốn tính toán gì ở tôi thì cứ làm đi. Tôi lại nhớ đến một đoạn nhỏ trong Thánh Kinh của Chúa, cầu nguyện lại vườn Ghét-sê-ma-nê, sau buổi liếc ly. Cũng là lời Chúa nói với Giu đa.
ở trên căn gác bút, tôi có thì giờ nghĩ ngợi về đời sống, về tôn giáo, xã hội, chế độ. Mặc dầu tôi không là tín đồ của một tôn giáo nào, nhưng kính trọng tất cả những thánh nhân. Trước bàn làm việc của tôi có hình của Gandhi. Những lời lẽ ấy, những tư tưởng ấy giúp cho tôi khởi sắc trở lại và tha thiết với cuộc sống, mà tôi cho là quá ngắn ngủi với một kiếp người. Tôi có thể nói thật nhiều hoặc không nói gì. Chẳng phải vì hãi sợ hay lý do gì khác. Thường thì tôi hay bông đùa với cuộc đời, vì tôi yêu đời, tha thiết với đời. Đơn giản như bốn phép tính. Cộng, trừ, nhân, chia. Một cộng một là hai, hai nhân hai là bốn, bốn chia hai được hai, hai trừ hai không được gì cả. Hết. Tức là zéro. Tôi cứ tưng tửng giữa cuộc đời, coi là nghiệt ngã thì nó nghiệt ngã, không đáng gì cả thì thôi, mặc kệ nó, không phải là chuyện cấp bách, quần áo mặc sao cũng được, nhà cửa có chỗ chui ra chui vào, cơm nước có muối mè gạo hẩm là xong. Không rượu chè, cờ bạc, hút xách. Nhu cầu cần thiết chăng, có các con tôi, chúng cần học hành để biết lấy tí chút chữ thánh hiền là quí rồi. Tôi đã từng lao động để nuôi con, cho đến ngày không còn đẩy nổi chiếc xe bán xôi vò nữa thì mới nghỉ. Trước đây, gần hai chục năm trước, sau ngày đi học tập cải tạo về, mà trả lời với Công An phường kiểu này thì mệt đó. Anh nói anh không lao động mà vẫn sống nhăn, chẳng ai tin hết. Nghiêm túc lên nào. Có làm mới có ăn, không làm mà có ăn, đích thị anh là kẻ phạm pháp, phi ăn cắp thì cũng ăn trộm, ăn cướp, nói chung là ăn... bẩn. Kẻ ăn bám xã hội hèn hạ như loài ký sinh trùng. Phải truy nguyên tróc nã cái mà anh đang hưởng thụ đến nơi đến chốn, có nguồn có gốc, theo lý thuyết tam đoạn luận.
Bây giờ thì dễ dãi rồi, anh có thể trả lời tiền có để tiêu, để thưởng thức một tô phở xuất xứ từ Đô do người thân từ nước ngoài gửi về cho, bất kể đó là người thân hay bạn bè thương tình. Anh không bị kết tội là liên lạc với người nước ngoài nữa. Chuyện đó bây giờ bị coi là chuyện chẳng hơi sức đâu. Kể từ ngày tôi phi lao động, nằm dài chờ Chúa thu hồi hộ chiếu trên giường bệnh, nếu tôi không có bạn bè giúp đỡ lo lắng cho thì đã lận số rồi. Chưa biết lên Thiên Đàng hay xuống địa ngục.
May mà tôi cũng chưa húp lầm cháo Lú ở bến đò sông Nại Hà để quên sạch sự đời. Lấy đâu ra tư liệu để viết Hồi Ký Viết Trên Gác Bút. Thì ra tôi vẫn còn sống, vẫn còn minh mẫn. Không như anh bạn của tôi, thi sĩ Tú Kều, nổi tiếng một thời ở Sài Gòn trước 1975. Anh đã húp lầm cháo Lú ngay khi còn sống nhăn ở thế gian. Khiến anh quên tất cả: Quên đời, quên gia đình, quên tất cả những người thân, thậm chí không biết mình là ai...Vợ anh kể rằng, anh vừa ăn cơm xong, lại đòi ăn nữa vì quên biến rằng mình vừa ăn rồi. Chứng bệnh đó, người ở thế gian, bên cõi Âu gọi là bệnh Alzheimer, tên của vị bác sĩ tìm ra chứng bệnh đó. Đi ra đường mà không ai đưa dắt là Tú Kều đi lạc, không biết đường về tổ ấm của mình. Sống cứ ngơ ngơ ngáo ngáo chẳng ra sao hết. Anh ngồi với người thân nào đó cũng như với người xa lạ. Hệt như phim Bay xuống vùng đất lạ mà tôi mới được xem trên truyền hình. Hai người phi công bị rơi ở một vùng đất xa lạ úc châu. Nhiều ngày tháng lạc lõng đói khát, khổ cực, cô đơn. Cuối cùng được trở về với thế giới văn minh. Một trong hai người trở nên điên khùng, quên hết mọi sự đời, vĩnh viễn sống trong u tối, sống như một cục thịt, một nắm xương tàn đến trọn đời. Nhưng dù muốn dù không tôi cũng phải kiểm chứng lại chuyện này, tìm xem lý do nào khiến Tú Kều lại rơi vào tình trạng ấy. Tại sao tâm hồn anh lại tê tái đến vô cảm. Thuở Tú Kều còn tỉnh táo, anh có đưa tôi đọc tập thơ anh làm trong tù, những bài thơ cay đắng phẫn nộ, những cảnh trông thấy trong những ngày tù tội dài dằng dặc. Nhà thơ yếu đuối đó được trở về sớm hơn bản án anh phải mang, không biết do ân huệ từ đâu tới. Anh người xứ Sơn Tây, từng kể chuyện quê hương anh cho tôi nghe, đọc thơ của Tản Đà, Quang Dũng. Anh đọc bài thơ Quang Dũng, ánh mắt người Sơn Tây:
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều se sắt thổi đêm trăng
Bao giờ ta gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc tàn chinh chiến cũ
Thì có bao giờ em nhớ la
Buồn, buồn quá đi thôi khi ngồi trước Tú Kều, một nhà thơ sinh ra ở đấl Sơn Tây, bây giờ có lẽ đã quên rồi. Rất may có một dạo, sau khi ra tù, Tú Kều đưa vợ con về thăm quê nội, còn sót lại gì trong anh không? Hãi hùng quá trước một sự trống rỗng thăm thẳm.
Đây cũng là những gì cần trả lời cho Khanh, cháu của cậu Nhiên (lên tục của Tú Kều). Cháu viết thư về thăm hỏi cậu Nhiên, cậu Long, mơ ước một ngày về thăm quê hương được cùng cậu thăm lại xứ Sơn Tây. Cháu Khanh bé nhỏ hồi nào, thương cậu Nhiên, thương cả bạn thân của cậu Nhiên là cậu Long. Khi đó hai cậu theo đuổi nghề viết văn làm báo, nghèo lắm, và có lẽ cái nghèo, cái khốn khó ấy đeo đuổi suốt đời
Cho đến bây giờ, sau mấy chục năm trời, sau khi Hồi Ký Viết Trên Gác Bút của tôi ra mắt độc giả ở bên ngoài quê hương, tôi nhận được thư của Khanh. Bức thư của Khanh từ nước ngoài, xứ Texas xa xôi về được địa chỉ của tôi ở ấp Đông Ba Gia Định xưa thật khó khăn, vì Khanh chỉ nhớ mài mại đến căn nhà của tôi ở đó. Thư cũng đến nơi nhưng mất một thời gian dài, công lao của người đưa thư tìm ra. Tôi biết hoàn cảnh của Khanh ở nước ngoài. Lời lâm sự của Khanh trong thư nói đến gió mưa ở xứ người và nhớ mưa Sài Gòn. Tình cậu cháu nhưng không thể coi là lãng mạn của thời mới lớn. Khanh chưa đến tuổi về hưu, nhưng cũng có cháu nội và sắp có cháu ngoại rồi. Bây giờ thì Khanh sống cô đơn trong một căn nhà ở xứ người, nhớ Sơn Tây, Sài Gòn, thèm nghe tiếng nói Việt Nam nên vẫn thường phải mở đài phát thanh Little Sài Gòn để nghe tiếng Việt. Tôi quí mến cô cháu gái như thuở nào. Tôi ngồi vào bàn viết thư hồi âm cho Khanh. Đang viết thư thì nhận được tin Trần Lê Nguyễn mất.
Trần Lê Nguyễn là một nhà văn, đúng ra là một kịch lác gia, nổi tiếng với cuốn Bão Thời Đại của anh xuất bản từ năm 1956. Sau năm 1975 anh không còn cầm bút nữa, không đụng chạm gì đến chữ nghĩa, văn chương. Anh đi chạy chợ trời như những nhà văn nhà thơ hết thời khác. Nhưng tôi vẫn thấy anh luyến tiếc cái gì đó ở nghệ thuật, tìm lại những bức tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh sơn mài của những họa sĩ quen tên xưa: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Tạ Tỵ, Nguyễn Trung. Tôi nói với anh nếu những bức tranh này phải bán đi thì tiếc thật. Anh cười, chuyện mua bán mà. Tôi làm nghề sửa xe đạp, thường hay sưu tầm đồ phụ lùng xe đạp cũ nổi danh một thời. Tôi thấy anh đi một chiếc xe đạp cũ đờ mi cuốc, có cái khung xe, cặp vành và cặp đùm quí giá quá. Tôi hỏi anh kiếm được ở đâu. Anh nói anh sưu tầm từng thứ một để ráp thành cái xe này. Anh nhắc tôi cố sưu tầm cho anh một cặp đùm hiệu Campagnelo của ý, giò đĩa hiệu Stronglight, phải "din" từ con ốc, vít. Tôi hứa với anh mà tôi không làm được trọn vẹn, vì tôi đổi nghề như cóc nhảy. Một buổi chầu gần tàn, nơi chốn chợ trời tôi với Trần Lê Nguyễn vẫn ngồi say sưa "đấu những món đồ xe đạp quí. Tôi nghe ngóng được từ người ta, bèn nói đến một cặp mừng làm bằng gỗ, dai, dẻo, cứng, nhẹ của một tay đua nổi danh thuở xa xưa, câu chuyện cứ y như chuyện "bốc phét". Cặp niềng đó vẫn còn lưu lạc trong dân gian mà tôi chưa tìm ra. Tôi nói với anh ở Đà Năng có người vẫn giữ được chiếc xe đạp của tay đua nổi tiếng trong cuộc đua Đông Dương, vượt đèo Hải Vân. Phượng Hoàng Lê Thành Các. Có một người vẫn còn giữ được đến bây giờ. Trần Lê Nguyễn thì nói với tôi về những bức tranh với nỗi đam mê, trời tối lúc nào không biết. Lúc chia tay nhau anh Nguyễn còn nói: "Nếu chúng ta còn những đam mê như thế thì khó mà hòa nhập được với nền văn minh chợ trời". Chợ trời là phải chụp giật nhau mà sống, có lời thì bán, mua rẻ bán đắt bán đồ dởm đồ giả, cần thì bóp cổ nó cho mình trúng mánh. Bán mà không tiếc, coi nghệ thuật đồ quí như pha. Phải coi bức tranh sơn dầu, tranh lụa này là miếng giẻ cũ, bức sơn mài của Nguyễn Gia Trí là một tấm ván. Nói chuyện nghệ thuật ở đây là chuyện vô ích.
Trong một lần khác gặp lại Trần Lê Nguyễn, tôi khoe tìm lại được quyển kịch Bão Thời Đại của anh ở gánh ve chai. Anh hỏi người ta cho hay mua lại. Tôi nói mua lại. Anh lại hỏi có đắt không, bao nhiêu tiền? Tôi nói chỉ có năm đồng bạc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Anh nói vậy thì đáng giá rồi, chỉ thế thôi, có khi hớ đấy, nếu không người ta cũng xé ra để gói xôi. Mua thế được giá cho người bán, mẹ ve chai trúng mánh. Cả cuốn sách chỉ cân nặng lối hai trăm gờ ram, bán giấy vụn giá cũng chỉ vài đồng bạc một ký lô, đủ mua một gói xôi bắp ăn ấm lòng. Tôi bỗng thấy nhói lên ở trong lòng. Con người chúng tôi nếu có được đánh giá cũng là giá "bèo" huống chi là những tác phẩm. Bức tranh sơn dầu chỉ là mảnh vải cũ, bức tranh sơn mài chỉ là tấm ván cũ. Trước đây người ta đốt đi cũng là phải.
Theo cái lý của người ta. Tôi chẳng nói đến cái lý phải quấy ấy làm chi.
Một ngày khác nữa, Trần Lê Nguyễn đến ngôi nhà cũ của tôi ở ấp Đông Ba xưa, xem xét căn nhà hoang của tôi, rồi biết tôi vẫn thất nghiệp, anh khuyên tôi nên nuôi chim cúi. Tôi nói tôi chẳng có kinh nghiệm gì về chim cút hết, anh rủ tôi đến nhà anh ăn sáng, căn nhà gác chật chội ở bến Chương Dương kê đầy chuồng chim cúi, đẻ trứng lia chia.
Anh mời tôi ăn bánh mì "ớp la " trứng chim cút. Tôi đếm được mỗi đĩa trứng có sáu cái. Trong khi bà vợ anh nhặt một giỏ trứng mang xuống chợ bán mỗi ngày. Anh nói gia đình anh vẫn có thịt ăn. Anh chỉ bầy chim cút trong chuồng. Thế rồi suốt ngày hôm ấy Trần Lê Nguyễn và tôi đi lang thang, lên tận Gò Vấp, vào nhà Tô Thùy Yên để học kinh nghiệm nuôi chim cúi của nhà thơ này. Một nhà thơ mới ở tù ra và được coi là hết thời, đang chờ ra đi nước ngoài theo diện HO.
Cái vốn liếng tù tội của Tô Thùy Yên có lẽ dư thừa còn vốn liếng kinh nghiệm nuôi chim cút của anh thì tôi không biết có từ bao giờ. Nhưng nghe nói anh cũng dầy dạn kinh nghiệm lắm. Tôi thì không theo nghề ấy, vì một lần nuôi gà bị chết toi cả bầy. Sạch luôn cả vốn liếng mà bạn bè có lòng giúp đỡ. Nói tóm lại, tôi không có tay nuôi gia cầm.
Tôi vẫn lang thang kiếm sống qua ngày, xa lánh chợ trời mà có lần tôi đã coi là chốn gió tanh mưa máu. Tôi đi bán xôi đến lúc quị ngã vì mất sức lao động. Một cơn tai biến mạch máu não, tí nữa thì chết, nếu không chết thì cũng bán thân bất toại, tê liệt nửa người. Tôi qua khỏi cơn bệnh như có phép lạ. Bây giờ di chứng chỉ còn nói ngọng và khó khăn khi nói. Chẳng được một câu nào gãy gọn. Còn một tay chưa tê tôi bèn viết. Kệ nó muốn ra sao cũng được.
Tôi bị tai biến mạch máu não phải nằm bệnh viện, ngoài vợ con ra tôi chỉ có bạn bè, những người bạn nghệ sĩ nghèo, góp nhặt cho tôi từng đồng để trả viện phí. Tôi mang ơn bằng hữu hoặc thân hoặc sơ. Khi đó tôi tường mình đi đứt rồi. Chỉ có những khuôn mặt bạn bè cúi xuống tôi. Tôi nhớ mãi những khuôn mặt ấy, những đôi mắt ấy không bao giờ quên được. Tôi làm sao quên được chú em bạn tù Võ Bá Yên, nguyên là huynh trường Hướng Đạo Sinh, khi khiêng tôi vào phòng cấp cứu phải mang cầm Chứng Minh Thư Nhân Dân (căn cước) để có tiền đưa tôi qua cửa ải này. Trước khi mê man, tôi còn ghi nhận được hình ảnh ấy. Nay thì Võ Bá Yên không còn nữa, chú em ấy bị nhồi máu cơ tim cũng đã chết rồi.
Tôi đưa Yên đến phần mộ ở Bình Hưng Hòa. Tôi đã khóc. Tôi quì trong chùa cùng các sư cầu siêu cho Yên. Ôm hai đứa con nhỏ của Yên, khuyên nhủ chúng cố giúp mẹ chúng duy trì nghề bán cơm bình dân ở căn nhà cạnh chợ Cây Quéo. Bố chúng chết rồi, hàng cơm thiếu người bưng tô rửa chén, các cháu phải thay bố ngoài giờ đi học.
Khi tôi rời bệnh viện ít ngày thì vợ tôi cũng giở dạ đẻ, đứa con út tôi hiện nay. Lúc ấy tôi không có tiền. Mẹ con nó may mắn mẹ tròn con vuông và vợ tôi chịu đoạn sản để lấy tiền thưởng đóng thay viện phí. Vậy cũng xong. Chuyện cũng như người phải bán máu mình để lấy tiền mua cơm ăn. Như cây nến tự ăn mình đề duy trì ngọn lửa.
Mấy năm sau, tôi nghe Trần Lê Nguyễn bị bệnh. Bệnh tai biến mạch máu não như tôi đã từng bị. Anh đau khổ hơn vì bị bán thân bất toại, nói năng ngọng nghịu. Vợ anh Nguyễn phải làm thông ngôn mỗi khi đi đâu hay có người tới thăm.
Có hôm tôi với Tú Kều đang ngồi ở quán báo của Nguyễn Kinh Châu ở đường Bà Huyện Thanh Quan thì Trần Lê Nguyễn đi xích lô đến. Anh nói chuyện với chúng tôi mà chúng tôi chẳng nghe được câu nào. Anh bị ngọng quá sức rồi.
Một lần khác anh đi xích lô đến nhà Tú Kều, bà vợ đi cùng, hôm ấy tôi cũng có mặt. Chị Nguyễn phải thông ngôn chúng tôi mới hiểu. Nội dung anh hỏi nhà Tú Kều còn tranh không, nếu bán thì anh mua. Trời đất, anh vẫn còn nghĩ đến chuyện ấy, chuyện nghệ thuật mà anh đam mê từ mấy chục năm trước, thuở lêu bêu chợ trời. Buôn bán mà không bao giờ có lời, bán một tác phẩm mình mua được tiếc đứt ruột. Con người Trần Lê Nguyễn thế đó.
Hôm chợ Cầu ông Lãnh cháy, ngay vào khu anh ở từ bao nhiêu năm trên đường bến Chương Dương, tôi lo lắng suốt một đêm. Sáng sớm tinh mơ tôi đạp xe xuống phía nhà anh, may quá ngọn lửa không lan đến, tôi an tâm ra về. Tin Trần Lê Nguyễn mất đột ngột đến với tôi. Khi đó là buổi chiều, sáng sớm ngày hôm sau gia đình sẽ đưa anh đến nhà thờ làm lễ rồi đưa anh lên lò thiêu Bình Hưng Hòa. Đến khi đó tôi mới biết tên thật của anh là Nguyễn Huy Tạo, sinh năm 1924, mất ngày 7-7-1999. Thế có nghĩa là anh 75 tuổi, sao mà tâm hồn anh trẻ thế. Những người đi đưa tiễn anh lần cuối cùng hầu hết là những văn nghệ sĩ chế độ cũ. Ngoài những nhà văn nhà báo mà đếm được trên đầu ngón tay, tôi thấy còn có các họa sĩ như Cù Nguyễn, Rừng, Hồ Thành Đức mới ở nước ngoài về thăm quê hương. Đưa đám anh đến tận lò thiêu Bình Hưng Hòa, có một người con trai chống gậy, tôi cứ ngỡ là con trai của anh, nhưng hỏi ra thì biết cậu đó là cháu, con trai người em trai anh. Một bài điếu văn ngắn, cảm động do Hoàng Vũ Đông Sơn đọc trước quan lài, rồi cửa lò thiêu mở, quan tài anh từ từ hạ xuống. Thôi, thế là vĩnh biệt Trần Lê Nguyễn. Tiếng khóc của người thân anh òa lên. Tôi cũng không cầm nổi nước mắt. Tấm hình của anh vẫn toe loét nụ cười
Buổi trưa về nhà anh, trên tường tôi thấy còn nhiều bức tranh nghệ thuật. Căn nhà đó ở bến Chương Dương, trước khi anh tới cư ngụ, tôi biết nhiều họa sĩ đã đến ở đó, có cả Cù Nguyễn. Năm 1963 tôi đến đó nhờ họa sĩ Nguyễn Trung vẽ cho tấm bìa tập truyện ngắn Vác Ngà Voi, tập truyện ngắn đầu lay của tôi thuở đầu đời. Trên đường về, buổi trưa trời ập xuống một cơn mưa. Tôi bị cảm nằm liệt mất mấy ngày. Đêm nay ngồi ghi lại những dòng này trời vẫn còn mưa. Những con muỗi đói sự ướl cánh ùa đầy vào phòng. Vừa đụt mưa vừa kiếm ăn, chúng bu vào đốt tôi tơi lả. Tôi đập tan xác chúng, máu lóe trên bàn lay.
Trong đêm trường này chỉ mình tôi còn thức, trên căn gác bút đam mê cô quạnh.