watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Giữa đêm trường-Chín - tác giả Nguyễn Thụy Long Nguyễn Thụy Long

Nguyễn Thụy Long

Chín

Tác giả: Nguyễn Thụy Long

Có người hỏi, viết lách của cậu bây giờ ra sao rồi? Tôi trả lời viết lách bây giờ là chuyện khó, nhất là đối với các nhà văn nhà báo thuộc chế độ cũ, hòa nhập được là chuyện rất khó, vì không được "đào tạo trưởng thành trong chế độ cách mạng", nói theo danh từ thời thượng. Vô hình chung họ bị gạt ra ngoài lề. Mặc dầu vẫn nghe lời tuyên truyền xoen xoét "rằng thì là " cửa ngõ văn nghệ mở rộng như cửa chùa, ai muốn vào thì vào, ai ra thì ra. Ra thì dễ chứ vào thì khó đấy, bao nhiêu cửa ải phải vượt qua, có thể có đến "thập bát La Hán" trấn cửa. Lọt qua được cũng phờ râu tôm, cuối cùng mềm như bột, người ta muốn bóp nặn theo hình dạng nào cũng được.

Viết và lách, danh từ này không biết có từ đời thuở nào, nhưng cũng đúng ra phết. Có thể có từ thuở nước Đại Việt có trường thi cho các cụ đồ muốn thi cử đậu đạt để được ra làm quan. Làm một bài văn thi cử, phải nghiêm túc, lời lẽ trác tuyệt là lẽ đương nhiên mà còn phải biết kỵ húy, thí sinh phải nhớ tên nhớ tuổi cả dòng họ nội ngoại nhà vua, cả một triều vua đến bao nhiêu đời. Bị phạm húy là sổ toẹt, cho dù văn sách của anh hay đến mấy, anh vẫn bị "dê rô" điểm, ôm lều chõng về quê đuổi gà chăn lợn cho vợ muốn thi cử nữa thì ăn năn hối cải rồi tiếp tục dùi mài kinh sử. Một lời ngông cuồng thôi cũng đáng phạt đòn, nhẹ thì cứ tú đụp tú kép đến mãn đời ông dở ông, thằng dở thằng.
Bất mãn thì làm thơ, làm câu đối chửi đời cho đỡ vã, như nhà thơ Tú Xương ở thành Nam. Hoặc như Ba Giai, Tú Xuất đẻ ra chuyện tiếu lâm giễu đời chơi ở đất Hà thành:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nứt con bọ hung
Thuở đổ tưởng đã xa xôi rồi, một thế kỷ đã trôi qua. Nay sắp bước sang thế kỷ thứ 21, năm 2000. Thế giới kêu gọi tự do dữ lắm, nhưng đó là chuyện của thế giới. Tự do hay gì gì không phải là con "vi rút" muốn xâm nhập đâu cũng được. Có người ở hành tinh xanh chúng ta đã nói như thế. Nói theo kiểu dân giả thì cứ "phép vua thua lệ làng " cho tiện. Tôi chịu thôi chẳng nói nữa là hơn.
Có một vị đầu nậu chuyên nghề in sách ở thành phố Hồ Chí Minh, anh ta giàu bạc tỉ, thấy tôi nghèo khổ lại mất sức lao động, không lài cán bon chen với đời. Bèn tỏ lòng thương hại, đề nghị với tôi:
- Chú có lay nghề, chú viết đi, cháu in cho, trả tiền nhuận bút chú đàng hoàng. Mình là người viết chuyên nghiệp thì phải biết lách, đừng bỏ phí chất xám mà chú có...
Cha mẹ nội ngoại nhà tôi ơi! Tôi phải làm sao đây, lách kiểu nào cho lọt? Vị đầu nậu đề nghị tôi viết tiểu thuyết diễm tình, ướt át, chẳng đụng chạm gì suất cả, tránh luôn cả những chuyện gì đụng chạm đến chính trị, phản động. Tôi chịu thua, không làm được chuyện đó. Vì tôi mà viết tiểu thuyết diễm tình thì chỉ thối hoăng lên thôi. Vị đầu nậu lại đề nghị tôi để tên khác, chẳng ai biết mà lại tiện việc sổ sách. Tôi lại thua nữa.
Vị đầu nậu là người tốt vẫn còn thương hoàn cảnh tôi, bèn đề nghị cho tôi một việc khác, có trả lương. Tôi sáng vác ô đi tối xách ô về, y như một công nhân viên chân chỉ hạt bột ở ngay cơ sở của ngài.
Tôi cao lm62, xấp bản thảo ngài đầu nậu giao cho tôi đọc cao một thước tám, tròm trèm hai thước. Ngài nói liền không đáy, văn chương đắt giá, chú là người có tay nghề mới giao cho chú đọc. Ngài lệnh cho tôi đọc trong vòng một tháng, được quyền sửa lỗi chính tả, sửa chữa nội dung chút đỉnh, ngài xin giấy phép xuất bản ngay từ bây giờ, tôi đọc và sửa chữa xong là có giấy phép liền. Kho sách hết lại có, không sợ hết việc, những nhà văn tự do của ta làm việc kinh lắm, luôn luôn vượt chỉ tiêu.
Tôi thất kinh khi dí đôi mắt cận thị vào chồng bản thảo ấy. Từng bộ liệu thuyết kiếm hiệp rõ ràng là của Tầu mà nay nó biến thành truyện võ hiệp của đất Lạc Việt, các hiệp khách Lạc Việc đánh chưởng với các đại võ sư danh trấn giang hồ của Mông Cổ thời nhà Nguyên ở bên Tầu. Mới sáng nay còn nhận lệnh của Đinh Tiên Hoàng đế ở kinh đô thành Đại La, chiều đã phi hành cái rẹc đến sa mạc Gô bi ở Mông Cổ đánh chưởng mù trời với đại sư Tây Tạng, đại sư Tây Tạng tết đuôi sam giống quan quân nhớ Mãn Thanh. Ngược lên mạn Bắc cực đấu kiếm với võ sĩ Samurai của Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Bổn. Cuối cùng bằng một chiêu thức bí truyền của dân lộc, hiệp sĩ Lạc Việt trắng trận ròn rã. Công chúa xứ Tây Vực cảm kích bèn cưới làm phò mã. Kinh thế đấy, sử liệu không biết nhà văn lấy ở đâu ra mà lung tung beng, tôi điên cái đầu
Lại một truyện khác nữa, bộ này coi có vẻ đường được dù là mang một tên khác nhưng tôi cũng nhận ra bộ Mười hai sứ của Vũ Ngọc Đĩnh, một ông bạn già của tôi. Tội nghiệp anh! Tôi chỉ biết thất kinh và làm đơn xin nghỉ việc vì tôi bất tài mà những tác phẩm vĩ đại như vậy còn quá nhiều. Vị đầu nậu tức cành hông, chửi vào mặt tôi:
- Muốn thương chú mà thương không nổi, chú thật vô tích sự. Rõ ràng tác giả viết đề cao tinh thần dân tộc như vậy còn đòi gì nữa, mà có phải chú viết đâu mà rộn lên vậy. Chú không làm thì tôi thuê người khác, thiếu gì. Chú làm thiệt hại tôi bạc triệu, giấy phép có rồi mà không có đầu sách ra, bao nhiêu là chầu bia ôm, bao thơ. Biết thế tôi đi làm sách giáo khoa hay kỹ thuật cho xong, làm văn nghệ khổ thế đấy.
Tôi nhận lỗi và xin lỗi vị đầu nậu, không quên hứa hẹn:
- Chừng nào anh lại thu mua phế liệu ve chai như hồi ở vương quốc ve chai Tân Phú, tôi sẽ mang bọc ni lông nhặt được bán cho anh.
Tôi bị mắng một trận vì dám xúc phạm đến một người làm nên vóc dáng văn nghệ dù tôi chỉ vô tình nhắc tới sự thật về liền thân vị đầu nậu này nguyên là ông chủ thu mua phế liệu ở Tân Phú.
Tôi thuở còn sức lao động đi nhặt bao ni lông từng bán hàng cho anh, vài ba ký ni-lông hàng hắc quẩy mỗi ngày có là bao. Một ngày kia tôi nghe xúi dại cầm lại bút, nhưng tôi thất bại ê chề. Trong trận văn rừng bút, tôi gặp lại ông chủ vựa ve chai, nay là một ngài đầu nậu văn nghệ kiêm nghề xuất bản theo cách thuê mướn tên nhà xuất bản, gọi là chuyện làm ăn. Tôi được chiêu hiền đãi sĩ, kiểu như thế.
Nhưng chuyện thuê mướn cái kiểu này không phải chỉ có mình tôi gặp.
Nhà văn Uyên Thao cũng đã tâm sự với tôi, anh từng được những tay đầu nậu văn nghệ đề nghị thuê mướn để biến một bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung với giá hai chục triệu đồng, rất không may là anh lại từ chối món hời đó. Lý Phật Sơn từng đi viết thuê... ăn khoai luộc gọi là chiêu hiền đãi sĩ". Rất ít văn nghệ sĩ cũ ở miền Nam có chỗ ngồi coi tạm được. Chuyện này phải gọi là kinh doanh nghề viết hơn là làm văn nghệ hay sáng tác, dù anh có được đưa đi tập huấn ở trại sáng tác, có đi thực tế. Chuyện sáng tác lối tác là chuyện khác, chẳng nên nói đến cho xong. Chuyện cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm thiếu gì. Bây giờ tôi nói sang một chuyện khác, chuyện cải lương, cũng dính dáng đến văn nghệ vậy.
Gần đây cơ quan tuyên truyền văn hóa thông tin của nhà nước kêu gọi nên phục hồi nền cải lương mà quần chúng mộ điệu dần quên lãng. Nguy cơ cho nền văn nghệ có một thuở vàng son ấy bị chết dấm chết dúi, rạp cải lương thì tiêu điều xuống cấp trầm trọng, dù có hát chùa cũng chẳng ai xem. Các nghệ sĩ nói chung, đào hát kép hát hàng đầu lui dần vào bóng tối. Lớp tài năng trẻ chưa xuất hiện. Hãy đẩy mạnh phong trào lên. Nếu cần thì mở cửa rạp cho quần chúng coi chùa, phục hồi thuở vàng son của sân khấu cải lương. Món ăn tinh thần mà người Nam bộ nào cũng khoái, cũng say mê. Nhưng sao đến nay vẫn chẳng rôm rả tí nào. Chẳng ai làm nổi nền văn nghệ cải lương phục hồi nói chi đến chuyện đi lên.
Người viết lập hồi ký này vào miền Nam rất sớm, chính xác là sống tại Sài Gòn vào thuở thịnh thời của cải lương. Quần chúng say mê cải lương đến độ đi đến đâu cũng nghe lời ca tiếng hát, khắp hang cùng ngõ hẻm. Người người vẫn có những mơ ước trở thành đào cải lương tài sắc, hoặc "kép độc" cải lương.
Thuở đó có những đào kép sáng chói trên sân khấu cải lương, những soạn giả vang danh, chỉ cần tên tuổi của anh ghi ngoài "băng đờ rôn" là rạp hát không đủ chỗ chứa khách mộ điệu, dù rằng một ngày có tới mấy xuất diễn. Điều đó đương nhiên nảy sinh ra nạn vé chợ đen, nhưng khán giả chấp nhận. Tiền cát sê của nghệ sĩ, đào kép, soạn giả, đạo diễn cao không ngờ, phải tính bằng kim cương hột xoàn. Kép út Trà ôn chơi bi da bằng kim cương, những ông vua, những bà hoàng cải lương. Nhớ thuở nào đào Bạch Tuyết được coi là "cải lương chi bảo", rồi Thanh Nga, Thành Được, Hữu Phước, Hùng Cường và bao nhiêu tên buổi khác. Những tên tuổi cải lương coi như báu vật, được tôn vinh. Một thuở vàng son không thể nào quên.
Tuổi nhỏ, tôi ở trong con hẻm sở rác Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là đường Trần Đình Xu) chung xóm với một thằng bạn có tên là Hùng Cường. Hùng Cường là thằng Bắc Kỳ "dồn " như tôi. Nó có khiếu ca hát, giật giải nhất thi hát ở đài phát thanh Pháp á. Đầu tiên nó thành công trong ca tân nhạc, sau nó xoay sang ca cải lương và rồi nó trở thành một nghệ sĩ lẫy từng lên tuổi.
Sau năm 1975, tôi gặp nó ở Cà Mâu. Nó mưu đồ vượt biên, bỏ quê hương. Tôi hỏi nó sao vậy? Nó trả lời không sống được bằng nghề nó hằng đeo đuổi, cải lương chết mất. Tôi lại hỏi tại sao? Nó nói cứ nhìn khán giả vào rạp cải lương thì biết, vắng hoe à. Đâu còn những tay chuyên nghiệp đi bán vé chợ đen nữa. Tuồng tích dở quá, ai còn thèm xem nữa. Mấy vở diễn như Đời cô Lựu cũ mèm cũng không vực dậy nổi sân khấu cải lương đang tụt dốc. Bây giờ toàn luồng tuyên truyền thì cần chi đến nghệ sĩ tài danh. Nhiều năm rồi suy nghĩ lại về những lý do ấy tôi thấy có lý. Sự vực dậy, làm sống lại sân khấu cải lương quả là khó khăn.
Nguyên nhân chẳng cần tìm đâu xa, không thể đổ "tại, bị " gì được hết. Nguyên nhân là tự nó thôi.
Khách mộ điệu miền Nam phải bỏ cải lương, quên dần những thần tượng của họ cũng đau lòng lắm.
ở ven thành phố bây giờ có một viện dưỡng lão cho các nghệ sĩ. Sống được là nhờ lình thương của nhiều người, không thuần là khán giả mộ điệu cải lương, sân khấu.
ở đó có nhiều tên tuổi từ hồi nào đến giờ. Họ là những cụ già neo đơn, ngồi hồi tưởng lại thuở vàng son dưới ánh đèn sân khấu. Thấy sân khấu cả trong giấc mơ già. Gảy lên những tiếng đàn ghi ta phím lõm. Giọng ca mùi rêu thuở nào nay đã run giọng, ít hơi, xuống nổi câu xề muốn đứt hơi luôn.
Các cụ như những di tích để trong viện bảo làng, cho đời sau con cháu còn "tham quan". ở thế kỷ đó, tại mảnh đất Nam bộ Việt Nam đã từng sinh ra một nền văn nghệ sân khấu cải lương. Có những tên tuổi đào kép v.v và v.v... Nền cải lương ấy đã chết, lý do có Trời biết.
***
Đầu niên học nào cũng vậy, tôi xanh xao cả người, chạy lo cho ba đứa con đi ăn học. Ba cháu đều học trường công, tức là trường của nhà nước lập ra cho dân. Nhưng cũng mệt lắm, tốn kém lắm. Có năm tôi phải mang giấy nhà đi cầm để có tiền đóng góp cho con đi học. Mảnh giấy cầm nhà đó tôi vẫn giữ làm kỷ niệm. Từ đầu hè, chờ cho các con được đủ điểm lên lớp hay lưu ban cũng phải "chõm" vào một mối nào đó lo tiền học cho con. Hoặc gia đình ăn mắm mút dòi để dành dụm cho con nhập học. Thôi thì đủ thứ đóng góp cho nhà trường, trong ngày hội cờ rong trống mở ấy, truyền hình quay phim, báo chí đăng, nhất định đó là một ngày trọng đại. Kìa trống trường điểm, đích thân thầy hiệu trưởng đánh trống khai mạc cho niên học mới, diễn văn nêu cao thành tích đạt được trong niên học cũ, năm nay thì phải đạt chỉ tiêu mà trên đã đề ra.
Quán tính thôi, các vị phụ huynh cứ tự động lo, chẳng có thông cáo nào báo trước hết. May nhờ dại chịu, y như là đánh số đề, may thì trúng không may thì trật. Tôi nói gì mà làm xàm vậy? Tôi xin được giải thích mà tự tin rằng không phải là ngụy biện. rút kinh nghiệm đã nhiều lần, biết bao nhiêu lần trật vuột, mới hiền khô mới dễ ăn dễ bảo như ngày hôm nay, những mong ăn mày được tí chữ thánh hiền" cho con cái. Tôi muốn nói đến chương trình học của học sinh và các loại sách giáo khoa các cấp mà bây giờ in ấn, xuất bản tràn lan, kể cả in lậu. Tôi không hiểu tại sao, lý do gì mà người ta lại giấu chương trình học mỗi năm và các cuốn sách dành cho bầy trẻ như giấu bí mật quốc phòng. Mãi đến lúc nhập học rồi, các cháu mới biết tên các cuốn sách phải mua cho đúng. Ai mua trước may ra thì trúng mà không may ra thì trật, như tôi đã nói. Hàng năm việc phát hành sách giáo khoa là việc của Bộ Giáo Dục và Sở Giáo Dục. Hai cơ quan này thường xuyên đấu đá nhau vì quyền lợi phát hành sách quá lớn lao. Bao nhiêu triệu học sinh và cần bấy nhiêu triệu cuốn sách trên toàn quốc. Sách gần như thay đổi qua từng niên học, nên sách của con chị đã học qua không thể để lại cho thằng em. Đất nước tiến bộ mà, không phải thuở lỗi thời ôm mãi cuốn Quốc văn Giáo Khoa Thư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Rồi đồng phục, giày dép, mũ mãng, quần áo thể thao, mỗi trường một khác. Toàn là những màn trình diễn cho có vẻ văn minh tiến bộ.
Khổ nhất bao giờ cũng là phụ huynh học sinh. Đóng góp đủ thứ tiền, thu nhập của cha mẹ lại không cao. Như hoàn cảnh tôi, mỗi niên học đều phải cầm thế giấy chủ quyền nhà với lãi xuất cao để đóng góp cho các con ăn học, không có một sự giảm thiểu nào. Nhiều trẻ phải bỏ học, cha mẹ không lo nổi, mặc dầu nhà nước ra rả kêu gọi xóa nạn mù chữ. Nhưng đó là chuyện ai nấy làm.
Hàng năm nhà nước vẫn có những con số triệu triệu các học sinh tới trường. Không lẽ tôi là người trong cuộc mà lại nói sai, nói láo. Xuân thu nhị kỳ họp phụ huynh học sinh. Dầu niên học họp một thùa kêu gọi phụ huynh đóng hội phí. Cuối niên học họp một thùa nữa tổng kết. Tổng kết cái gì? Chẳng gì cả!
Những ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh đầu niên học có ghi biên bản, nếu nói một cách tiêu cực thì chẳng giải quyết gì. Đâu vẫn hoàn đấy, kêu gọi và đóng góp, điệp khúc ấy trở nên nhàm chán. Nhiều phụ huynh học sinh chán chẳng còn phát biểu gì nữa, thụ động và chẳng muốn tham gia vào bất cứ một lời kêu gọi nào. Vô tình tôi cũng trở thành một thứ phụ huynh học sinh như vậy.
Tôi mất sức lao động lại chuyên nghề làm thinh, nên thu nhập không là bao. Bạn bè nhiều người thương mà giúp đỡ. Có ông bạn đầu niên học giúp cho cháu bộ sách giáo khoa, nhưng đến ngày nhập học mới được biết, năm nay cháu không dùng sách của Sở mà dùng sách của Bộ. Lại một thùa chạy liền mua sách cho con. Cùng một chương trình, nhưng sách này và sách kia chỉ sai khác một dấu chấm, phẩy cũng không được... Đầu năm các cháu ghi chép vào sổ báo bài dài dằng dặc những món liền đóng góp để các cháu trở thành học sinh: Bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, giúp học sinh nghèo vùng sâu vùng xa... Bố ai biết được nó như thế nào. Học sinh đi đái đi ỉa cũng phải đóng tiền vệ sinh. Trong trường học không có phòng y tế, cũng chẳng có lấy một lọ dầu cù là bố thí, nhưng vẫn phải đóng liền bảo hiểm tai nạn. Bảo hiểm y tế đóng không nhiều lắm nhưng nếu có được bồi thường chỉ có một số bệnh trạng nào đó do hãng bảo hiểm qui định... Chuyện lấy được tiền bảo hiểm cũng trầy da tróc vẩy.
Đầu niên học này, tôi nhận được giấy mời đi họp hội phụ huynh học sinh. Tôi chán nản quá, tính chỉ đến nộp sổ liên lạc của con rồi về. Vì tất cả những gì nhà trường cần đến đều đã ghi vào sổ báo bài. Thầy cô giáo mời mãi, nể quá tôi đành vào họp. Chẳng có gì khác như gần mười năm nay tôi từng đi họp. Phần phụ huynh phát biểu, hình như chẳng ai muốn nói gì, cuối cùng có một vị đứng lên.
Ông ta hết lòng ca tụng nên giáo dục liên tiến, ca tụng sự kêu gọi đóng góp rất hợp lý của nhà trường, ca tụng thầy cô và nhiều điều muốn ca tụng khác, như kêu gọi phụ huynh nên đóng góp cho bảo hiểm y tế...
Toàn thể phụ huynh, tôi là 39 người ngơ ngác nhìn nhau. Thật gần mười năm trời nay tôi mới thấy một vị phụ huynh học sinh năng nổ như vậy. Một vị phụ huynh ngồi cạnh, nói với tôi:
- Lại có một con chim mồi.
Ông ta hót hay lắm, hay đến đi ra ngoài luồng luôn, chẳng ai buồn nói gì, nhưng món bảo hiểm y tế vẫn ế khứa... Cô giáo thì than trời vì từng bị phụ huynh tới hạch sách về chuyện đóng góp cho nhà trường. Cô chỉ làm theo lệnh... trên. Lương của cô giáo chỉ được hai trăm ngàn đồng một tháng mà thôi, cô dậy học vì yêu nghề. Tôi có ba đứa con theo học mà từ nhiều năm nay tôi chưa từng biết vị hội trưởng và chi hội trưởng. Mãi đến cuối niên học, các vị ấy mới xuất hiện, tặng sách vở cho các cháu nghèo. Cũng nằm trong tiền hội phí của phụ huynh học sinh đóng góp. Tiền liên hoan chia tay thầy trò bạn bè cũng do học sinh nã tiền bố mẹ đóng góp.
ở đây tôi chỉ nói sơ qua về nền giáo dục, tôi không thể nói nhiều được vì có nói gì cũng không lại.
Tôi mang những chuyện này tâm sự với ông cụ Mạnh. Ông bạn già Mạnh là một vị đức cao vọng trọng. Ông pha một bình trà ngồi uống với tôi lắng nghe tôi nói. Cụ chậm rãi nói:
- Như thế hệ chúng ta, cho con cái học mong cho ấm thân chúng nó, may mắn thì chúng đỗ đạt ra làm quan. Nhưng nay thì khác, làm quan rồi mới đi học. Anh không thấy bao nhiêu là lớp bổ túc văn hóa cho các quan chức đó sao. Giữ những chức vụ quan trọng về kinh tế mới học về kinh tế tại chức.
Ông cụ đứng nhìn vườn cây cảnh và hòn giả sơn mà cụ khoe mới đắp. Cụ khuyên tôi nên giữ gìn sức khỏe vì biết tôi có bệnh cao áp huyết. Đời này thiếu gì kẻ múa rối mà tưởng mình vũ ballet.
***
Hình như đất nước tôi năm nào cũng có bão lụt thiên tai, dân cư khổ trăm bề. Những ngày tháng cuối năm, từ tháng 7 âm lịch trở đi, bão táp thiên tai hơi nhiều, liên tiếp hết cơn bão này đến cơn bão khác. Đầu tiên thì gọi là áp thấp nhiệt đới Những cơn mưa dầm dề tối trời thối đất rồi mới tới những cơn bão, tùy nó đến đâu và đổ bộ vào đâu.
Sài Gòn mấy ngày nay mưa dầm dề, tôi không thể ra đường hoặc đi đâu được. Tôi đành ngồi nhà.
Ngồi nhà thì buồn quá, tôi phải giải trí gì cho đỡ buồn. Tôi lục tìm trong đống băng Vidéo, bắt gặp vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Đúng rồi, một vở kịch hay, tôi cũng đã xem, bây giờ xem lại nữa cũng chẳng sao. Vở kịch hay, nếu khen ngợi thì tôi chỉ còn biết nói là hết ý.
Câu chuyện dựa theo một chuyện cổ Việt Nam, lại biến thành kịch. Tài năng và bút pháp của kịch tác gia xuất thần, một con người đầy kinh nghiệm sống đã làm nên một kịch bản tuyệt vời. Tôi nhớ nội dung của câu chuyện cổ chỉ là chuyện lầm lẫn của Thiên Tào và Bắc Đẩu bắt lầm hồn của ông Trương Ba, sai thì phải sửa sai, bèn cho ông Trương Ba sống lại, mượn xác của một người mới chết, anh hàng thịt. Tâm hồn, đúng của ông Trương Ba, nhưng thể xác lại là anh hàng thịt, một tay đồ tể chuyên nghiệp. Cái rắc rối là ở đó.
Tác giả đã dẫn dắt người xem từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Giàn diễn viên nhà nghề, tài năng đã đưa vở kịch lên đỉnh cao. Nói được lất cả những gì tác giả muốn nói, những lầm lẫn, những mẩu đời sống thật mà thời nào cũng có, cũng giống nhau đã được thể hiện mạch lạc chặt chẽ, khiến người xem cười ra nước mắt. Tác giả của vở kịch bây giờ không còn nữa, anh đã chết cùng vợ con trong một tai nạn thảm khốc.
Tôi đã được xem một đoạn phim phóng sự về bà mẹ già của Lưu Quang Vũ nước mắt ngắn, nước mắt dài cắm nhang lên bàn thờ của con, dâu và cháu nội, một người già neo đơn, số phận phải như vậy. Cuối vở kịch, hồn Trương Ba, trong thể xác anh hàng thịt phải gào lên:"Sống như thế này mà là sống à?". Cuối cùng Trương Ba xin được chết, trả lại cái xác cho anh hàng thịt.
Có đầu thai nữa hay không cũng cóc cần. Trong nhiều năm nay, tôi ít khi xem được một vở kịch hay như vậy, tôi cũng không hiểu tại sao vở kịch đó lại ra đời được, như một số sách, truyện, phim khác mà nhiều người mến mộ, nhắc đến như nói chuyện bí mật.
Việt Nam còn nhiều tác phẩm hay lắm. Rất nhiều tài năng còn ở đâu đó, vì vốn sống của Việt Nam khá nhiều và khá phong phú trong một chiều dài lịch sử đất nước bi thương có thừa. Văn nghệ nó sẽ phản ảnh tất cả.
Hãy chờ xem.
***
Phải chăng tôi là một anh già hay gây gổ và lắm điều? Thật ra tôi không hẳn như vậy. Có gì đó tôi mới ra lời, nếu không tôi làm thinh cho yên. Tôi muốn yên vì tôi lười, đơn giản thế thôi. Vậy mà có những chuyện chẳng đặng đừng, muốn yên mà không yên được.
Mới ngày hôm qua đây thôi, tôi lái chiếc xe Vélo Solex của tôi trên đường đông, có một chị trông cũng bảnh lắm lái xe Dream. Lúc qua mặt tôi, chị nhổ một bãi nước bọt, bãi nước bọt có lẽ của người bị ho gà nên có đờm. Bãi nước bọt bay thẳng vào mặt tôi dính nhằng nhằng. Tôi lộn liệt, nhả hết ga đuổi theo, cũng may gặp đèn đỏ ở đầu đường, tất cả xe cộ phải dừng lại. Tôi đuổi kịp chị la. Tôi nói một câu rất là có văn hóa:
- Này chị coi, bận sau đi xe trên đường không nên nhổ nước bọt bừa bãi như thế, vừa mất vệ sinh vừa không lịch sự
Chị ta nhìn thẳng tôi, lầu bầu câu gì đó trong miệng, tôi tưởng sẽ nhận được một lời xin lỗi nhưng không, chị khạc thêm một câu khác vào mặt tôi:
- Biết là mất vệ sinh sao không chùi đi, lại còn lo bắt lỗi, muốn bắt đền hả, rõ là lắm điều.
Tôi sững sờ, chưa kịp có phản ứng gì thì đèn xanh bật. xe cộ nối đuôi nhau chạy mất. Tôi dạt vào trong lúc, đứng chùi bãi nước bọt trên mặt. Tôi đã không kịp nổi nóng, như đã mất nhiều dịp nổi nóng, mọi chuyện xảy ra nhanh quá.
Hồi đầu giải phóng tôi từng bị anh cán bộ cưỡi xe đạp chẹt tôi ngã văng cả kính trắng còn mắng cho một trận vì không chịu nghe tiếng "ếp ếp của anh, sau này dắt xe qua đường suýt nữa bị một ông trẻ mà làm lớn lái ô tô con xồ đến cán phải, còn bị chửi là thằng già chán sống. Đại khái là những việc như thế, tôi chẳng biết phải làm sao. Tôi muốn lắm điều mà không thể lắm điều được tốt hơn hết là làm thinh.
Tôi dừng thiên hồi ký ở đây. nhưng tôi chưa gác bút.
Gác Bút 12.1999



Có người hỏi, viết lách của cậu bây giờ ra sao rồi? Tôi trả lời viết lách bây giờ là chuyện khó, nhất là đối với các nhà văn nhà báo thuộc chế độ cũ, hòa nhập được là chuyện rất khó, vì không được "đào tạo trưởng thành trong chế độ cách mạng", nói theo danh từ thời thượng. Vô hình chung họ bị gạt ra ngoài lề. Mặc dầu vẫn nghe lời tuyên truyền xoen xoét "rằng thì là " cửa ngõ văn nghệ mở rộng như cửa chùa, ai muốn vào thì vào, ai ra thì ra. Ra thì dễ chứ vào thì khó đấy, bao nhiêu cửa ải phải vượt qua, có thể có đến "thập bát La Hán" trấn cửa. Lọt qua được cũng phờ râu tôm, cuối cùng mềm như bột, người ta muốn bóp nặn theo hình dạng nào cũng được.



Viết và lách, danh từ này không biết có từ đời thuở nào, nhưng cũng đúng ra phết. Có thể có từ thuở nước Đại Việt có trường thi cho các cụ đồ muốn thi cử đậu đạt để được ra làm quan. Làm một bài văn thi cử, phải nghiêm túc, lời lẽ trác tuyệt là lẽ đương nhiên mà còn phải biết kỵ húy, thí sinh phải nhớ tên nhớ tuổi cả dòng họ nội ngoại nhà vua, cả một triều vua đến bao nhiêu đời. Bị phạm húy là sổ toẹt, cho dù văn sách của anh hay đến mấy, anh vẫn bị "dê rô" điểm, ôm lều chõng về quê đuổi gà chăn lợn cho vợ muốn thi cử nữa thì ăn năn hối cải rồi tiếp tục dùi mài kinh sử. Một lời ngông cuồng thôi cũng đáng phạt đòn, nhẹ thì cứ tú đụp tú kép đến mãn đời ông dở ông, thằng dở thằng.

Bất mãn thì làm thơ, làm câu đối chửi đời cho đỡ vã, như nhà thơ Tú Xương ở thành Nam. Hoặc như Ba Giai, Tú Xuất đẻ ra chuyện tiếu lâm giễu đời chơi ở đất Hà thành:

Trời sinh ông Tú Cát

Đất nứt con bọ hung

Thuở đổ tưởng đã xa xôi rồi, một thế kỷ đã trôi qua. Nay sắp bước sang thế kỷ thứ 21, năm 2000. Thế giới kêu gọi tự do dữ lắm, nhưng đó là chuyện của thế giới. Tự do hay gì gì không phải là con "vi rút" muốn xâm nhập đâu cũng được. Có người ở hành tinh xanh chúng ta đã nói như thế. Nói theo kiểu dân giả thì cứ "phép vua thua lệ làng " cho tiện. Tôi chịu thôi chẳng nói nữa là hơn.

Có một vị đầu nậu chuyên nghề in sách ở thành phố Hồ Chí Minh, anh ta giàu bạc tỉ, thấy tôi nghèo khổ lại mất sức lao động, không lài cán bon chen với đời. Bèn tỏ lòng thương hại, đề nghị với tôi:

- Chú có lay nghề, chú viết đi, cháu in cho, trả tiền nhuận bút chú đàng hoàng. Mình là người viết chuyên nghiệp thì phải biết lách, đừng bỏ phí chất xám mà chú có...

Cha mẹ nội ngoại nhà tôi ơi! Tôi phải làm sao đây, lách kiểu nào cho lọt? Vị đầu nậu đề nghị tôi viết tiểu thuyết diễm tình, ướt át, chẳng đụng chạm gì suất cả, tránh luôn cả những chuyện gì đụng chạm đến chính trị, phản động. Tôi chịu thua, không làm được chuyện đó. Vì tôi mà viết tiểu thuyết diễm tình thì chỉ thối hoăng lên thôi. Vị đầu nậu lại đề nghị tôi để tên khác, chẳng ai biết mà lại tiện việc sổ sách. Tôi lại thua nữa.

Vị đầu nậu là người tốt vẫn còn thương hoàn cảnh tôi, bèn đề nghị cho tôi một việc khác, có trả lương. Tôi sáng vác ô đi tối xách ô về, y như một công nhân viên chân chỉ hạt bột ở ngay cơ sở của ngài.

Tôi cao lm62, xấp bản thảo ngài đầu nậu giao cho tôi đọc cao một thước tám, tròm trèm hai thước. Ngài nói liền không đáy, văn chương đắt giá, chú là người có tay nghề mới giao cho chú đọc. Ngài lệnh cho tôi đọc trong vòng một tháng, được quyền sửa lỗi chính tả, sửa chữa nội dung chút đỉnh, ngài xin giấy phép xuất bản ngay từ bây giờ, tôi đọc và sửa chữa xong là có giấy phép liền. Kho sách hết lại có, không sợ hết việc, những nhà văn tự do của ta làm việc kinh lắm, luôn luôn vượt chỉ tiêu.

Tôi thất kinh khi dí đôi mắt cận thị vào chồng bản thảo ấy. Từng bộ liệu thuyết kiếm hiệp rõ ràng là của Tầu mà nay nó biến thành truyện võ hiệp của đất Lạc Việt, các hiệp khách Lạc Việc đánh chưởng với các đại võ sư danh trấn giang hồ của Mông Cổ thời nhà Nguyên ở bên Tầu. Mới sáng nay còn nhận lệnh của Đinh Tiên Hoàng đế ở kinh đô thành Đại La, chiều đã phi hành cái rẹc đến sa mạc Gô bi ở Mông Cổ đánh chưởng mù trời với đại sư Tây Tạng, đại sư Tây Tạng tết đuôi sam giống quan quân nhớ Mãn Thanh. Ngược lên mạn Bắc cực đấu kiếm với võ sĩ Samurai của Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Bổn. Cuối cùng bằng một chiêu thức bí truyền của dân lộc, hiệp sĩ Lạc Việt trắng trận ròn rã. Công chúa xứ Tây Vực cảm kích bèn cưới làm phò mã. Kinh thế đấy, sử liệu không biết nhà văn lấy ở đâu ra mà lung tung beng, tôi điên cái đầu

Lại một truyện khác nữa, bộ này coi có vẻ đường được dù là mang một tên khác nhưng tôi cũng nhận ra bộ Mười hai sứ của Vũ Ngọc Đĩnh, một ông bạn già của tôi. Tội nghiệp anh! Tôi chỉ biết thất kinh và làm đơn xin nghỉ việc vì tôi bất tài mà những tác phẩm vĩ đại như vậy còn quá nhiều. Vị đầu nậu tức cành hông, chửi vào mặt tôi:

- Muốn thương chú mà thương không nổi, chú thật vô tích sự. Rõ ràng tác giả viết đề cao tinh thần dân tộc như vậy còn đòi gì nữa, mà có phải chú viết đâu mà rộn lên vậy. Chú không làm thì tôi thuê người khác, thiếu gì. Chú làm thiệt hại tôi bạc triệu, giấy phép có rồi mà không có đầu sách ra, bao nhiêu là chầu bia ôm, bao thơ. Biết thế tôi đi làm sách giáo khoa hay kỹ thuật cho xong, làm văn nghệ khổ thế đấy.

Tôi nhận lỗi và xin lỗi vị đầu nậu, không quên hứa hẹn:

- Chừng nào anh lại thu mua phế liệu ve chai như hồi ở vương quốc ve chai Tân Phú, tôi sẽ mang bọc ni lông nhặt được bán cho anh.

Tôi bị mắng một trận vì dám xúc phạm đến một người làm nên vóc dáng văn nghệ dù tôi chỉ vô tình nhắc tới sự thật về liền thân vị đầu nậu này nguyên là ông chủ thu mua phế liệu ở Tân Phú.

Tôi thuở còn sức lao động đi nhặt bao ni lông từng bán hàng cho anh, vài ba ký ni-lông hàng hắc quẩy mỗi ngày có là bao. Một ngày kia tôi nghe xúi dại cầm lại bút, nhưng tôi thất bại ê chề. Trong trận văn rừng bút, tôi gặp lại ông chủ vựa ve chai, nay là một ngài đầu nậu văn nghệ kiêm nghề xuất bản theo cách thuê mướn tên nhà xuất bản, gọi là chuyện làm ăn. Tôi được chiêu hiền đãi sĩ, kiểu như thế.

Nhưng chuyện thuê mướn cái kiểu này không phải chỉ có mình tôi gặp.

Nhà văn Uyên Thao cũng đã tâm sự với tôi, anh từng được những tay đầu nậu văn nghệ đề nghị thuê mướn để biến một bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung với giá hai chục triệu đồng, rất không may là anh lại từ chối món hời đó. Lý Phật Sơn từng đi viết thuê... ăn khoai luộc gọi là chiêu hiền đãi sĩ". Rất ít văn nghệ sĩ cũ ở miền Nam có chỗ ngồi coi tạm được. Chuyện này phải gọi là kinh doanh nghề viết hơn là làm văn nghệ hay sáng tác, dù anh có được đưa đi tập huấn ở trại sáng tác, có đi thực tế. Chuyện sáng tác lối tác là chuyện khác, chẳng nên nói đến cho xong. Chuyện cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm thiếu gì. Bây giờ tôi nói sang một chuyện khác, chuyện cải lương, cũng dính dáng đến văn nghệ vậy.

Gần đây cơ quan tuyên truyền văn hóa thông tin của nhà nước kêu gọi nên phục hồi nền cải lương mà quần chúng mộ điệu dần quên lãng. Nguy cơ cho nền văn nghệ có một thuở vàng son ấy bị chết dấm chết dúi, rạp cải lương thì tiêu điều xuống cấp trầm trọng, dù có hát chùa cũng chẳng ai xem. Các nghệ sĩ nói chung, đào hát kép hát hàng đầu lui dần vào bóng tối. Lớp tài năng trẻ chưa xuất hiện. Hãy đẩy mạnh phong trào lên. Nếu cần thì mở cửa rạp cho quần chúng coi chùa, phục hồi thuở vàng son của sân khấu cải lương. Món ăn tinh thần mà người Nam bộ nào cũng khoái, cũng say mê. Nhưng sao đến nay vẫn chẳng rôm rả tí nào. Chẳng ai làm nổi nền văn nghệ cải lương phục hồi nói chi đến chuyện đi lên.

Người viết lập hồi ký này vào miền Nam rất sớm, chính xác là sống tại Sài Gòn vào thuở thịnh thời của cải lương. Quần chúng say mê cải lương đến độ đi đến đâu cũng nghe lời ca tiếng hát, khắp hang cùng ngõ hẻm. Người người vẫn có những mơ ước trở thành đào cải lương tài sắc, hoặc "kép độc" cải lương.

Thuở đó có những đào kép sáng chói trên sân khấu cải lương, những soạn giả vang danh, chỉ cần tên tuổi của anh ghi ngoài "băng đờ rôn" là rạp hát không đủ chỗ chứa khách mộ điệu, dù rằng một ngày có tới mấy xuất diễn. Điều đó đương nhiên nảy sinh ra nạn vé chợ đen, nhưng khán giả chấp nhận. Tiền cát sê của nghệ sĩ, đào kép, soạn giả, đạo diễn cao không ngờ, phải tính bằng kim cương hột xoàn. Kép út Trà ôn chơi bi da bằng kim cương, những ông vua, những bà hoàng cải lương. Nhớ thuở nào đào Bạch Tuyết được coi là "cải lương chi bảo", rồi Thanh Nga, Thành Được, Hữu Phước, Hùng Cường và bao nhiêu tên buổi khác. Những tên tuổi cải lương coi như báu vật, được tôn vinh. Một thuở vàng son không thể nào quên.

Tuổi nhỏ, tôi ở trong con hẻm sở rác Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là đường Trần Đình Xu) chung xóm với một thằng bạn có tên là Hùng Cường. Hùng Cường là thằng Bắc Kỳ "dồn " như tôi. Nó có khiếu ca hát, giật giải nhất thi hát ở đài phát thanh Pháp á. Đầu tiên nó thành công trong ca tân nhạc, sau nó xoay sang ca cải lương và rồi nó trở thành một nghệ sĩ lẫy từng lên tuổi.

Sau năm 1975, tôi gặp nó ở Cà Mâu. Nó mưu đồ vượt biên, bỏ quê hương. Tôi hỏi nó sao vậy? Nó trả lời không sống được bằng nghề nó hằng đeo đuổi, cải lương chết mất. Tôi lại hỏi tại sao? Nó nói cứ nhìn khán giả vào rạp cải lương thì biết, vắng hoe à. Đâu còn những tay chuyên nghiệp đi bán vé chợ đen nữa. Tuồng tích dở quá, ai còn thèm xem nữa. Mấy vở diễn như Đời cô Lựu cũ mèm cũng không vực dậy nổi sân khấu cải lương đang tụt dốc. Bây giờ toàn luồng tuyên truyền thì cần chi đến nghệ sĩ tài danh. Nhiều năm rồi suy nghĩ lại về những lý do ấy tôi thấy có lý. Sự vực dậy, làm sống lại sân khấu cải lương quả là khó khăn.

Nguyên nhân chẳng cần tìm đâu xa, không thể đổ "tại, bị " gì được hết. Nguyên nhân là tự nó thôi.

Khách mộ điệu miền Nam phải bỏ cải lương, quên dần những thần tượng của họ cũng đau lòng lắm.

ở ven thành phố bây giờ có một viện dưỡng lão cho các nghệ sĩ. Sống được là nhờ lình thương của nhiều người, không thuần là khán giả mộ điệu cải lương, sân khấu.

ở đó có nhiều tên tuổi từ hồi nào đến giờ. Họ là những cụ già neo đơn, ngồi hồi tưởng lại thuở vàng son dưới ánh đèn sân khấu. Thấy sân khấu cả trong giấc mơ già. Gảy lên những tiếng đàn ghi ta phím lõm. Giọng ca mùi rêu thuở nào nay đã run giọng, ít hơi, xuống nổi câu xề muốn đứt hơi luôn.

Các cụ như những di tích để trong viện bảo làng, cho đời sau con cháu còn "tham quan". ở thế kỷ đó, tại mảnh đất Nam bộ Việt Nam đã từng sinh ra một nền văn nghệ sân khấu cải lương. Có những tên tuổi đào kép v.v và v.v... Nền cải lương ấy đã chết, lý do có Trời biết.

***

Đầu niên học nào cũng vậy, tôi xanh xao cả người, chạy lo cho ba đứa con đi ăn học. Ba cháu đều học trường công, tức là trường của nhà nước lập ra cho dân. Nhưng cũng mệt lắm, tốn kém lắm. Có năm tôi phải mang giấy nhà đi cầm để có tiền đóng góp cho con đi học. Mảnh giấy cầm nhà đó tôi vẫn giữ làm kỷ niệm. Từ đầu hè, chờ cho các con được đủ điểm lên lớp hay lưu ban cũng phải "chõm" vào một mối nào đó lo tiền học cho con. Hoặc gia đình ăn mắm mút dòi để dành dụm cho con nhập học. Thôi thì đủ thứ đóng góp cho nhà trường, trong ngày hội cờ rong trống mở ấy, truyền hình quay phim, báo chí đăng, nhất định đó là một ngày trọng đại. Kìa trống trường điểm, đích thân thầy hiệu trưởng đánh trống khai mạc cho niên học mới, diễn văn nêu cao thành tích đạt được trong niên học cũ, năm nay thì phải đạt chỉ tiêu mà trên đã đề ra.

Quán tính thôi, các vị phụ huynh cứ tự động lo, chẳng có thông cáo nào báo trước hết. May nhờ dại chịu, y như là đánh số đề, may thì trúng không may thì trật. Tôi nói gì mà làm xàm vậy? Tôi xin được giải thích mà tự tin rằng không phải là ngụy biện. rút kinh nghiệm đã nhiều lần, biết bao nhiêu lần trật vuột, mới hiền khô mới dễ ăn dễ bảo như ngày hôm nay, những mong ăn mày được tí chữ thánh hiền" cho con cái. Tôi muốn nói đến chương trình học của học sinh và các loại sách giáo khoa các cấp mà bây giờ in ấn, xuất bản tràn lan, kể cả in lậu. Tôi không hiểu tại sao, lý do gì mà người ta lại giấu chương trình học mỗi năm và các cuốn sách dành cho bầy trẻ như giấu bí mật quốc phòng. Mãi đến lúc nhập học rồi, các cháu mới biết tên các cuốn sách phải mua cho đúng. Ai mua trước may ra thì trúng mà không may ra thì trật, như tôi đã nói. Hàng năm việc phát hành sách giáo khoa là việc của Bộ Giáo Dục và Sở Giáo Dục. Hai cơ quan này thường xuyên đấu đá nhau vì quyền lợi phát hành sách quá lớn lao. Bao nhiêu triệu học sinh và cần bấy nhiêu triệu cuốn sách trên toàn quốc. Sách gần như thay đổi qua từng niên học, nên sách của con chị đã học qua không thể để lại cho thằng em. Đất nước tiến bộ mà, không phải thuở lỗi thời ôm mãi cuốn Quốc văn Giáo Khoa Thư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Rồi đồng phục, giày dép, mũ mãng, quần áo thể thao, mỗi trường một khác. Toàn là những màn trình diễn cho có vẻ văn minh tiến bộ.

Khổ nhất bao giờ cũng là phụ huynh học sinh. Đóng góp đủ thứ tiền, thu nhập của cha mẹ lại không cao. Như hoàn cảnh tôi, mỗi niên học đều phải cầm thế giấy chủ quyền nhà với lãi xuất cao để đóng góp cho các con ăn học, không có một sự giảm thiểu nào. Nhiều trẻ phải bỏ học, cha mẹ không lo nổi, mặc dầu nhà nước ra rả kêu gọi xóa nạn mù chữ. Nhưng đó là chuyện ai nấy làm.

Hàng năm nhà nước vẫn có những con số triệu triệu các học sinh tới trường. Không lẽ tôi là người trong cuộc mà lại nói sai, nói láo. Xuân thu nhị kỳ họp phụ huynh học sinh. Dầu niên học họp một thùa kêu gọi phụ huynh đóng hội phí. Cuối niên học họp một thùa nữa tổng kết. Tổng kết cái gì? Chẳng gì cả!

Những ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh đầu niên học có ghi biên bản, nếu nói một cách tiêu cực thì chẳng giải quyết gì. Đâu vẫn hoàn đấy, kêu gọi và đóng góp, điệp khúc ấy trở nên nhàm chán. Nhiều phụ huynh học sinh chán chẳng còn phát biểu gì nữa, thụ động và chẳng muốn tham gia vào bất cứ một lời kêu gọi nào. Vô tình tôi cũng trở thành một thứ phụ huynh học sinh như vậy.

Tôi mất sức lao động lại chuyên nghề làm thinh, nên thu nhập không là bao. Bạn bè nhiều người thương mà giúp đỡ. Có ông bạn đầu niên học giúp cho cháu bộ sách giáo khoa, nhưng đến ngày nhập học mới được biết, năm nay cháu không dùng sách của Sở mà dùng sách của Bộ. Lại một thùa chạy liền mua sách cho con. Cùng một chương trình, nhưng sách này và sách kia chỉ sai khác một dấu chấm, phẩy cũng không được... Đầu năm các cháu ghi chép vào sổ báo bài dài dằng dặc những món liền đóng góp để các cháu trở thành học sinh: Bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, giúp học sinh nghèo vùng sâu vùng xa... Bố ai biết được nó như thế nào. Học sinh đi đái đi ỉa cũng phải đóng tiền vệ sinh. Trong trường học không có phòng y tế, cũng chẳng có lấy một lọ dầu cù là bố thí, nhưng vẫn phải đóng liền bảo hiểm tai nạn. Bảo hiểm y tế đóng không nhiều lắm nhưng nếu có được bồi thường chỉ có một số bệnh trạng nào đó do hãng bảo hiểm qui định... Chuyện lấy được tiền bảo hiểm cũng trầy da tróc vẩy.

Đầu niên học này, tôi nhận được giấy mời đi họp hội phụ huynh học sinh. Tôi chán nản quá, tính chỉ đến nộp sổ liên lạc của con rồi về. Vì tất cả những gì nhà trường cần đến đều đã ghi vào sổ báo bài. Thầy cô giáo mời mãi, nể quá tôi đành vào họp. Chẳng có gì khác như gần mười năm nay tôi từng đi họp. Phần phụ huynh phát biểu, hình như chẳng ai muốn nói gì, cuối cùng có một vị đứng lên.

Ông ta hết lòng ca tụng nên giáo dục liên tiến, ca tụng sự kêu gọi đóng góp rất hợp lý của nhà trường, ca tụng thầy cô và nhiều điều muốn ca tụng khác, như kêu gọi phụ huynh nên đóng góp cho bảo hiểm y tế...

Toàn thể phụ huynh, tôi là 39 người ngơ ngác nhìn nhau. Thật gần mười năm trời nay tôi mới thấy một vị phụ huynh học sinh năng nổ như vậy. Một vị phụ huynh ngồi cạnh, nói với tôi:

- Lại có một con chim mồi.

Ông ta hót hay lắm, hay đến đi ra ngoài luồng luôn, chẳng ai buồn nói gì, nhưng món bảo hiểm y tế vẫn ế khứa... Cô giáo thì than trời vì từng bị phụ huynh tới hạch sách về chuyện đóng góp cho nhà trường. Cô chỉ làm theo lệnh... trên. Lương của cô giáo chỉ được hai trăm ngàn đồng một tháng mà thôi, cô dậy học vì yêu nghề. Tôi có ba đứa con theo học mà từ nhiều năm nay tôi chưa từng biết vị hội trưởng và chi hội trưởng. Mãi đến cuối niên học, các vị ấy mới xuất hiện, tặng sách vở cho các cháu nghèo. Cũng nằm trong tiền hội phí của phụ huynh học sinh đóng góp. Tiền liên hoan chia tay thầy trò bạn bè cũng do học sinh nã tiền bố mẹ đóng góp.

ở đây tôi chỉ nói sơ qua về nền giáo dục, tôi không thể nói nhiều được vì có nói gì cũng không lại.

Tôi mang những chuyện này tâm sự với ông cụ Mạnh. Ông bạn già Mạnh là một vị đức cao vọng trọng. Ông pha một bình trà ngồi uống với tôi lắng nghe tôi nói. Cụ chậm rãi nói:

- Như thế hệ chúng ta, cho con cái học mong cho ấm thân chúng nó, may mắn thì chúng đỗ đạt ra làm quan. Nhưng nay thì khác, làm quan rồi mới đi học. Anh không thấy bao nhiêu là lớp bổ túc văn hóa cho các quan chức đó sao. Giữ những chức vụ quan trọng về kinh tế mới học về kinh tế tại chức.

Ông cụ đứng nhìn vườn cây cảnh và hòn giả sơn mà cụ khoe mới đắp. Cụ khuyên tôi nên giữ gìn sức khỏe vì biết tôi có bệnh cao áp huyết. Đời này thiếu gì kẻ múa rối mà tưởng mình vũ ballet.

***

Hình như đất nước tôi năm nào cũng có bão lụt thiên tai, dân cư khổ trăm bề. Những ngày tháng cuối năm, từ tháng 7 âm lịch trở đi, bão táp thiên tai hơi nhiều, liên tiếp hết cơn bão này đến cơn bão khác. Đầu tiên thì gọi là áp thấp nhiệt đới Những cơn mưa dầm dề tối trời thối đất rồi mới tới những cơn bão, tùy nó đến đâu và đổ bộ vào đâu.

Sài Gòn mấy ngày nay mưa dầm dề, tôi không thể ra đường hoặc đi đâu được. Tôi đành ngồi nhà.

Ngồi nhà thì buồn quá, tôi phải giải trí gì cho đỡ buồn. Tôi lục tìm trong đống băng Vidéo, bắt gặp vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Đúng rồi, một vở kịch hay, tôi cũng đã xem, bây giờ xem lại nữa cũng chẳng sao. Vở kịch hay, nếu khen ngợi thì tôi chỉ còn biết nói là hết ý.

Câu chuyện dựa theo một chuyện cổ Việt Nam, lại biến thành kịch. Tài năng và bút pháp của kịch tác gia xuất thần, một con người đầy kinh nghiệm sống đã làm nên một kịch bản tuyệt vời. Tôi nhớ nội dung của câu chuyện cổ chỉ là chuyện lầm lẫn của Thiên Tào và Bắc Đẩu bắt lầm hồn của ông Trương Ba, sai thì phải sửa sai, bèn cho ông Trương Ba sống lại, mượn xác của một người mới chết, anh hàng thịt. Tâm hồn, đúng của ông Trương Ba, nhưng thể xác lại là anh hàng thịt, một tay đồ tể chuyên nghiệp. Cái rắc rối là ở đó.

Tác giả đã dẫn dắt người xem từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Giàn diễn viên nhà nghề, tài năng đã đưa vở kịch lên đỉnh cao. Nói được lất cả những gì tác giả muốn nói, những lầm lẫn, những mẩu đời sống thật mà thời nào cũng có, cũng giống nhau đã được thể hiện mạch lạc chặt chẽ, khiến người xem cười ra nước mắt. Tác giả của vở kịch bây giờ không còn nữa, anh đã chết cùng vợ con trong một tai nạn thảm khốc.

Tôi đã được xem một đoạn phim phóng sự về bà mẹ già của Lưu Quang Vũ nước mắt ngắn, nước mắt dài cắm nhang lên bàn thờ của con, dâu và cháu nội, một người già neo đơn, số phận phải như vậy. Cuối vở kịch, hồn Trương Ba, trong thể xác anh hàng thịt phải gào lên:"Sống như thế này mà là sống à?". Cuối cùng Trương Ba xin được chết, trả lại cái xác cho anh hàng thịt.

Có đầu thai nữa hay không cũng cóc cần. Trong nhiều năm nay, tôi ít khi xem được một vở kịch hay như vậy, tôi cũng không hiểu tại sao vở kịch đó lại ra đời được, như một số sách, truyện, phim khác mà nhiều người mến mộ, nhắc đến như nói chuyện bí mật.

Việt Nam còn nhiều tác phẩm hay lắm. Rất nhiều tài năng còn ở đâu đó, vì vốn sống của Việt Nam khá nhiều và khá phong phú trong một chiều dài lịch sử đất nước bi thương có thừa. Văn nghệ nó sẽ phản ảnh tất cả.

Hãy chờ xem.

***

Phải chăng tôi là một anh già hay gây gổ và lắm điều? Thật ra tôi không hẳn như vậy. Có gì đó tôi mới ra lời, nếu không tôi làm thinh cho yên. Tôi muốn yên vì tôi lười, đơn giản thế thôi. Vậy mà có những chuyện chẳng đặng đừng, muốn yên mà không yên được.

Mới ngày hôm qua đây thôi, tôi lái chiếc xe Vélo Solex của tôi trên đường đông, có một chị trông cũng bảnh lắm lái xe Dream. Lúc qua mặt tôi, chị nhổ một bãi nước bọt, bãi nước bọt có lẽ của người bị ho gà nên có đờm. Bãi nước bọt bay thẳng vào mặt tôi dính nhằng nhằng. Tôi lộn liệt, nhả hết ga đuổi theo, cũng may gặp đèn đỏ ở đầu đường, tất cả xe cộ phải dừng lại. Tôi đuổi kịp chị la. Tôi nói một câu rất là có văn hóa:

- Này chị coi, bận sau đi xe trên đường không nên nhổ nước bọt bừa bãi như thế, vừa mất vệ sinh vừa không lịch sự

Chị ta nhìn thẳng tôi, lầu bầu câu gì đó trong miệng, tôi tưởng sẽ nhận được một lời xin lỗi nhưng không, chị khạc thêm một câu khác vào mặt tôi:

- Biết là mất vệ sinh sao không chùi đi, lại còn lo bắt lỗi, muốn bắt đền hả, rõ là lắm điều.

Tôi sững sờ, chưa kịp có phản ứng gì thì đèn xanh bật. xe cộ nối đuôi nhau chạy mất. Tôi dạt vào trong lúc, đứng chùi bãi nước bọt trên mặt. Tôi đã không kịp nổi nóng, như đã mất nhiều dịp nổi nóng, mọi chuyện xảy ra nhanh quá.

Hồi đầu giải phóng tôi từng bị anh cán bộ cưỡi xe đạp chẹt tôi ngã văng cả kính trắng còn mắng cho một trận vì không chịu nghe tiếng "ếp ếp của anh, sau này dắt xe qua đường suýt nữa bị một ông trẻ mà làm lớn lái ô tô con xồ đến cán phải, còn bị chửi là thằng già chán sống. Đại khái là những việc như thế, tôi chẳng biết phải làm sao. Tôi muốn lắm điều mà không thể lắm điều được tốt hơn hết là làm thinh.

Tôi dừng thiên hồi ký ở đây. nhưng tôi chưa gác bút.

Gác Bút 12.1999
Giữa đêm trường
Một
Hai
Ba
bốn
Năm
sáu
bảy
tám
Chín