watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Giữa đêm trường-bốn - tác giả Nguyễn Thụy Long Nguyễn Thụy Long

Nguyễn Thụy Long

bốn

Tác giả: Nguyễn Thụy Long

Con đường Chi Lăng xưa, nay là đường Phan Đăng Lưu, phía trước Lăng ông Bà Chiều, có tòa Bố của tỉnh Gia Định, thời chế độ Cộng Hòa thành tòa tỉnh trưởng. Bên cạnh tòa tỉnh trưởng có trại giam, sau này cũng vẫn là trại giam, có bí số bao nhiêu đó tôi quên mất rồi. Tôi chỉ nhớ gọi là số 4 Phan Đăng Lưu, hầu hết văn nghệ sĩ của chế độ cũ sau ngày 30-4-75 bị giam ở đó, trước khi bị đưa đi học tập cải tạo ở các vùng xa xôi. Tôi từng biết nơi đó, từng lêu bêu từ nhà giam này tới nhà giam khác trước khi tới trại giam Z30A, thuộc miền đông, dưới chân núi Chứa Chan mà ở đó có "Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ".
Bây giờ khi đi qua con đường Chi Lăng xưa hằng ngày tôi không thể không nhớ nhung, những kỷ niệm và những bằng hữu tôi. Trên con đường Chi Lăng có con đường chạy xuyên ngang ra Suối Đen ấp Đông Ba gọi là đường Nguyễn Huệ, nay là đường Thích Quảng Đức. Con đường Thái Lập Thành, nay là đường Phan Xích Long, hồi xưa có quán ốc, chuyên nấu cơm lá sen của tài tử điện ảnh Văn Giai, quán cơm của anh bị trúng pháo kích ngày 29-4-75 gia đình anh bị mạng vong gần hết. Tôi đã đứng với anh trên đống tro tàn, anh ngẩn ngơ như người mê sảng. Phía đầu đường Nguyễn Huệ Chi Lăng, các bạn bè tôi từng thuê nhà ở đó, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Viên Linh, Nguyễn Khắc Nhân, cả họa sĩ Phạm Hoán. Tôi nhớ tựa đề một bài thơ của Trần Dạ Từ nói lên sự khổ cực của anh em bạn bè "Chi Lăng! Chi Lăng! Tiếng ai hò reo.?" Nếu tôi nhớ không lầm đó là tên bản hùng ca của Lưu Hữu Phước.
Căn nhà tôi ở trọ cũng gần với nhà thuê của Trần Dạ Từ - Nhã Ca. Thuở mới vào đời chúng tôi nghèo khổ lắm. Tôi là chú lính đất làm việc ở phi trường Tân Sơn Nhất, các bạn tôi đeo đuổi nghề báo nghề văn, nhưng cũng bữa đói bữa no, hoặc phải kiêm luôn nghề kèm trẻ tư gia để kiếm ăn.
Sự thật là như thế. Nhưng vẫn ngoan cố coi mình là văn sĩ, thi sĩ. Tôi thì mới mơ thành văn sĩ. Thời gian ấy cũng xa xôi lắm rồi, dễ chừng phải 40 năm trước. Một buổi chiều trời sẩm tối tôi di dạo dưới hàng eây sao bên lề đường Chi Lăng, bỗng gặp Viên Linh đi lang thang một mình. Tôi hỏi:
- Sao cậu không ở nhà?
- Nhà bé bằng cái lỗ mũi đông đảo bạn bè quá Thôi mày cũng đừng sang bây giờ, đi với tao ra cà phê Bằng.
Cà phê Bằng ở khu nhà mười căn bên cạnh cư xá Chu Mạnh Trinh, đầu ngã tư Phú Nhuận. Trong khu cư xá đó, nhiều văn nghệ sĩ đã có danh cư ngụ. Cà phê Bằng có căn nhà dưới và trên lầu.
Tôi thích ngồi trên lầu nhìn ra cái cửa sổ rộng, nhìn cái cột điện có những ống sứ mắc dây chằng chịt. Không biết sao tôi lại nghĩ cái cột điện ấy trông thật cô đơn. Những chiều mưa, dây điện đọng nước võng xuống nhỏ từng giọt, những dòng nước khác tiếp tục chạy đến làm thành những giọt khác, những giọt liên tiếp nhau nối thành chuỗi...
Buổi tối hôm ấy, Viên Linh vừa uống cà phê vừa đọc thơ anh mới làm cho tôi nghề, những bài thơ đã đăng báo, anh có vẻ tâm đắc, mấy câu thơ, mà tôi cũng thuộc đến bây giờ:
Sáng ở đầu sông nhớ núi.
Đêm về trong núi nhớ sông
Có tin về hôm giáp Tết
Sống bây giờ long đong
Đồng thời anh nói với tôi về đức Zehova và chuyện thánh thần trong thánh kinh Cựu ước. Quyển thánh kinh Cựu ước đó tôi thấy trong căn nhà thuê ở đường Nguyễn Huệ, không biết do ai mang về. Trước lối đi vào căn nhà đó có bụi tre gai, những cơn điên loạn của Nhã, cô ta lao đầu vào đó. Trên lối cửa vào phòng có ai đó đề hàng chữ L enter des hommes".
Con đường Chi Lăng ở tỉnh Gia Định xưa ngắn ngủi, có thể coi bắt đầu từ tòa tỉnh trưởng Gia Định chạy dài đến ngã tư Phú Nhuận là dứt. Con đường giữa dành cho xe hơi, hai bên có đường phụ dành cho xe đạp. Trên hai con đường phụ đó trồng cột điện và hàng cây sao rợp bóng mát.
ấp Đông Ba, Đông Nhì là những xóm ngoại thành, cây cối la đà. Những căn nhà tranh vách đất, những ngôi chùa ẩn mình dưới rặng tre xanh. Những ngọn điện vào được những căn nhà trong xóm đó còn rất hiếm hoi. Đường đất như những lối mòn trong xóm làng. Cái ồn ào của phố thị chỉ huyên náo ngoài lộ chính.
Tôi sống ở đó hơn nửa đời người, có ngắt quãng một vài điểm thời gian, nhưng cuối cùng tôi lại về đây. Đổi khác nhiều rồi dó, nhà cửa mọc san sát làm mất đi nhắc cảnh xưa cũ. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in. Khó mà quên được vì có những kỷ niệm đậm nét trong cuộc đời Tôi ghi nhận, quan sát, đôi khi cũng có chút hư cấu để viết lên khá nhiều tác phẩm, truyện ngắn, truyện dài, liều thuyết. Kể cả những kỷ niệm với bạn bè, vì rằng căn nhà tôi mua hồi ấy qui tụ khá đông bằng hữu văn nghệ. Cũng từ căn nhà ở ấp Đông Ba xưa, tôi làm nên tác phẩm rồi chính thức bước vào nghề viết văn làm báo. Thành ra những kỷ niệm tội nghiệp cứ luôn trùng điệp trong tôi. Tôi nhàn nhã quá trong những đêm trường thao thức trên căn gác bút, những kỷ niệm đến với tôi bất cứ lúc nào. Tiếng ễnh ương kêu y uổng ở ao hồ nào đó còn sót lại trong xóm tôi, thường thì gây ra những kỷ niệm buồn.
Bây giờ tháng Bảy mưa ngâu, những con mưa đêm chợt đến chợt đi, tôi nghe tiếng ễnh ương kêu ở một vũng nước nào đó bên vườn chùa trong đêm.
Tháng này là tháng xá tội vong nhân. Nhiều nhà sửa soạn cúng cô hồn, những quán cơm chay bên đường Nguyễn Văn Đậu (Ngô Tùng Châu cũ) bắt đầu đông khách. Những tay nghề bẫy chim đem bán làm chim phóng sinh ở cổng lăng ông Bà Chiều hoạt động mạnh. Khách thập phương giầu lòng nhân ái bỏ tiền ra mua bầy chim tội nghiệp ấy thả bay lên trời xanh để rồi chúng lại bị bắt trở lại ở mẻ lưới khác Lại được bầy bán ở cổng lăng, cổng chùa. Người ta vê mãi mà vẫn không tròn quả phúc. Nếu có người nào đó đánh dấu vào chân những con chim chim mình phóng sinh sẽ thấy rằng chúng trở lại lồng của người bán chim để được bán nữa. Vẫn có người mua để phóng sinh cầu phước, tỏ với Trời Phật lòng nhân đức của loài người.
Buổi chiều hôm nay đứng trên gác bút, tôi chứng kiến chú tiểu trong chùa chạy ra xua đuổi lũ chim tham ăn, đậu vào màng lưới rộng trải trên mặt đất. Chú tiểu bị bọn côn đồ bẫy chim đánh cho một trận nhừ tử. Tệ hại hơn nữa chú bị chúng nhét thịt chim nướng vào miệng khiến chú phạm giới. Bọn côn đồ bẫy chim say rượu cười hộc lên như một bầy linh cẩu. Chú tiểu vừa chạy vừa khóc, chùi miệng nhổ phì phì.
Một cảnh như thế mà cười được đấy. Sư cụ trụ trì chắp tay niệm câu "mô phật".
- Hôm nay không trúng mánh mà vui?
Tôi chứng kiến cảnh tượng đó, thấy mình hết ý. Nhưng sao đêm nay vẫn cứ suy nghĩ vẩn vơ Bao nhiêu là điều, bao nhiêu là chuyện đế nói đc viết. Tiếng ễnh ương kêu ở vũng nước vườn chùa buồn bã thế vẫn không đưa nổi tôi vào giấc ngủ.
Tiếng ễnh ương kêu buồn bã trong đêm gây buồn gây nhớ. Nhớ lắm, thương lấm, hỡi những người bạn của tôi. Các anh thoắt hiện thoắt biến trên cõi đời. Còn lại những kỷ niệm, những cái các anh để lại, mà tôi không thể nào quên.
Tôi viết hay tôi đang gậm nhấm những kỷ niệm? Tôi tự do trong tôi, tôi vẫn nghĩ thế. Đọc một quyển sách, một bài thơ, nghe lại một đoạn nhạc, một lời ca, do các anh sáng tác tôi lại nhớ đến các anh, lại nhớ nhung, lại ngậm ngùi. Như thấy các anh còn hiện diện. Những người bạn nghệ sĩ của tôi, nếu chứng kiến cái chết từ từ của anh, như cây nến cháy tự ăn mình để tồn tại, tôi càng thêm chua xót. Không gì đau bằng ngồi bên giường bệnh của anh, nhìn anh lịm dần vào giấc ngủ ngàn thu. Tuy nhiên không phải cái chết nào cũng giống nhau, có cái chết thanh thản với nụ cười trên môi thì cũng có cái chết oằn oại vì đau đớn, cái chết còn đọng giọt lệ trên hố mắt. Vâng tôi đã thay, đã thấy nhiều lắm rồi. Có cái chết đến là ngỡ ngàng, tiếc nuối hay bức xúc vì còn dở dang một điều gì đó chưa trọn vẹn trên cõi đời. Có cái chết cô đơn, còng queo trong nhà giam, không ai nghe thấy lời cuối cùng của kẻ bạt mạng như cái chết của nhà văn Dương Hùng Cường. Nghe tin anh chết, tôi ngỡ ngàng và nhớ đến những tác phẩm của anh. Từ Buồn vui phi trường đến tên tác phẩm cuối cùng của anh, Vĩnh biệt phượng. Có phải lời trăn trối của anh không, gửi cho vợ hay người yêu. Tôi bỗng như thấy cái nghênh ngang của con người anh qua bút hiệu Dê Húc Càn. Cái nghênh ngang ấy đi vào trí nhớ của tôi. Mới ngày nào anh còn tưng tửng giữa đời, mà nay anh đã là người thiên cổ. Đã bao nhiêu người bạn tôi nằm xuống.
Một đêm tôi nằm gục trên bàn viết, cây bút không gác lên mà rời khỏi tay, lăn lóc trên mặt bàn.
Tiếng ễnh ương kêu y uông trong vũng nước, xưa kia nguyên là một hố pháo kích sau vườn chùa Húc Nghiệm đánh thức tôi dậy, đánh thức cả kỷ niệm đang ngủ trong tôi. Tôi nhớ lại bản nhạc thuở nào: Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy nào Bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn gọi tên anh...
Đó là lời bài hát mở đầu cho phim Người tình không chân dung của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Bài hát buồn đến ray rứt nói về cuộc chiến, một cuộc chiến đau khổ cho Việt Nam từ mấy chục năm trước mà mọi người Việt Nam ở miền Bắc, miền Nam, dù không trực tiếp tham gia thì cũng vẫn ở trong cuộc. Họ đều có những người thân ngã xuống, hay thương tật. Bài hát buồn bã đọng trong đầu tôi từ bao lâu rồi. thỉnh thoảng lại nổi lên như những câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn
Máu đổ, nước mắt rơi, bao nhiêu là tử sĩ, bao nhiêu chinh phụ, bao nhiêu những bậc mẹ cha già. Nước mắt người mẹ khóc con, vợ khóc chồng, cha khóc con, đứa trẻ khóc cha đều ai oán như nhau.
Dù bất cứ ở nơi đâu, thuộc phe phái nào, cũng buồn lắm, đau khổ lắm.
Hình ảnh ấy được ghi lại trong băng hình điện ảnh, con ễnh ương tạm trú trong cái mũ sắt thủng của người chiến binh nào đó bỏ lại trên chiến trường. Có thể chiến binh đó còn sống hay đã tử trận, xác thân đã rã, nhưng dấu chiến tích vẫn còn kia, làm nơi trú ẩn cho con ễnh ương ngồi khóc than ảo não trên chiến trường đìu hiu. Hình ảnh đó mở đầu cho cuốn phim chiến tranh Người tình không chân dung kèm theo lời ca buồn đến não lòng làm nền cho cả cuốn phim. Nét tài hoa của một nghệ sĩ, đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, là ở đó. Anh khai thác nổi từ một hình ảnh nhỏ bé, tầm thường để làm nên cái vĩ đại trong nghệ thuật. Dù rằng điện ảnh Việt Nam thời gian đó còn trong phôi thai.
Trước năm 1975, tôi quen biết đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, nhưng chỉ là chỉ sơ giao, vì tôi vừa là nhà háo, nhà văn.
Do chú ý đến phim ảnh nên tôi không thể không làm quen một đạo diễn tài ba như Hoàng Vĩnh Lộc. Anh có nét vượt trội hơn nhiều đạo diễn khác, từng được đào tạo qua trường lớp ở nước ngoài. Khán giả nhìn thấy trong phim anh những nét phóng khoáng, hào hoa. Tôi được biệt trước khi làm phim, anh từng là diễn viên trong phim Bến Cũ năm 1950, từng là lực sĩ có thể hình đẹp từng là ca sĩ, kể cả làm liếp viên Hàng Không.
Một buổi tối, trước năm 1975, tôi được mời đến dự tiệc trà ở một nhà hàng, không nhớ rõ là ở Majestic hay Continental. Buổi ra mắt hãng phim Giao Chỉ của hai nghệ sĩ tài danh. Đạo diễn điện ảnh Hoàng Vĩnh Lộc và nữ minh tinh màn bạc Kiều Trinh. Cũng là ngày đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc khởi đầu làm cuốn phim Người tình không chân dung. Chưa tới ngày bấm máy, nhưng đã được báo chí loan tin từ một hai tuần trước
Các hãng phim hồi đó thì nhiều, mà làm thất vọng khách mộ điệu cũng không ít vì trình chiếu những cuốn phim quá gây thất vọng. Khán giả vẫn mơ ước có một cuốn phim coi được.
Trong điện ảnh, Hoàng Vĩnh Lộc, theo anh nói, không xuất thân trong trường lớp nào. Nhưng nhiều người thấy anh có tài, có khả năng. Người ta đánh hơi thấy anh là người làm được và có thể làm hay vì anh có nhiệt tình. Anh đã cho ra mắt mấy cuốn phim trước khi anh thành lập hãng phim Giao Chỉ.
Buổi tiệc trà tối hôm ấy khá đông đủ mặt văn nghệ sĩ. Kịch bản truyện phim, dĩ nhiên là về chiến tranh rồi. Một cuộc chiến đau thương. Giọng nói dễ thương của Dạ Lan hằng đêm gửi người chiến sĩ ở khắp 4 vùng chiến thuật để chia xẻ mọi nỗi niềm.
Có lẽ Hoàng Vĩnh Lộc dựa vào chi tiết ấy để làm nên Người tình không chân dung. Cuốn phim có giá trị nào cũng nên có một bản nhạc nền. Người tình không chân dung cũng vậy Hoàng Vĩnh Lộc cũng mong mỏi có một bản nhạc nền phản ánh cho kịch bản truyện phim, nói lên được điều gì đó sâu thẳm của kịch bản mà tác giả, đạo diễn ấp ủ. Hoàng Vĩnh Lộc nghĩ đến điều đó và anh đã nhờ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng nhạc sĩ họ Trịnh lấy cớ chưa nắm vững kịch bản nên chưa làm được.
Khi cuốn phận trình chiếu, tôi thấy bài hát "con ễnh ương". Lời ca hay và hình ảnh cũng đẹp Khi đó hỏi ra mới biết chính Hoàng Vĩnh Lộc đã sáng tác bản nhạc nền cho cuốn phim của mình, và kiêm cả soạn kịch bản.
Năm 1975, sau ngày "đứt phim", tôi gặp lại Hoàng Vĩnh Lộc. Tôi hơi ngạc nhiên vì anh kẹt lại. Bạn bè chúng tôi còn lại thưa thớt nên dễ thân nhau, thân nhau qua những kỷ mềm và thân phận kẻ đồng cảnh ngộ. Buồn chán thì cùng nhau cụng ly rượu "nước mắt quê hương". Chúng tôi thường xuyên gặp nhau, chia xót với nhau những gì mình có, rủ rê nhau cùng lao vào một điều gì hoặc cho nhau một mối làm ăn nào đó, béo bở hay không hạ hồi phân giải.
Thuở đó miền Nam Việt Nam đã bại trận, nhưng đất nước chưa thống nhất để có tên gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Miền Nam Việt Nam có chính phủ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, quốc kỳ nửa xanh nửa đỏ có ngôi sao vàng ở giữa. Hoàng Vĩnh Lộc, Minh Đăng Khánh và tôi thường đến Alpha Film của đạo diễn "con nhà giàu' Thái Thúc Nha ở đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) sắp sửa trao lại cho nhà nước toàn quyền sử dụng.
Sau này tôi gặp lại Thái Thúc Nha ở một tiệm ảnh nhỏ trên đường Tạ Thu Thâu. Nhà nước đổi cả cơ ngơi điện ảnh của anh để anh lấy tiệm ảnh nhỏ bé này kiếm sống qua ngày. Alpha Film xưa nay có tên xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu. Sau này tôi nghe tin Thái Thúc Nha đã chết. Tại Alpha film, chúng tôi gặp đạo diễn Mai Lộc, một đạo diễn của miền Bắc, từng đạo diễn phim Vợ chồng A Phủ. Khi ấy ông làm Cục trưởng Cục Điện ảnh. Ông mời chúng tôi về làm việc tôi nhớ ngôi nhà ấy ở đường Lê Quí Đôn. Tôi lo phần kịch bản, qua sự góp ý của hai đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc và Minh Đăng Khánh. Một tháng qua, chúng tôi thật tình vẫn chẳng làm được gì vì công việc viết lách không khó khăn mà phức tạp, đủ mọi khuôn phép, đầy những tính nọ tính kia.
Một buổi chiều, ba người chúng tôi gom những đồng tiền rủ nhau ra quán nhậu nốc nước mắt quê hương", sau một cuộc khẩu chiến với ngài biên tập. Rõ ràng là chúng tôi sai trái vì chúng tôi không đi đúng đường lối chính sách. Chúng tôi đồng ý với nhau là phải ngưng ngay lối làm việc này vì chỉ công toi. Chúng tôi là những người cầm bút chưa "xuyên suốt được sợi chỉ hồng". Chúng tôi cám ơn sự giúp đỡ và xin phép được ra về.
Hôm ấy cả ba chúng tôi say la đà. Rượu vào thì lời ra, chúng tôi ăn nói linh tinh, chẳng nhớ nói gì đến lúc sẩm tối. Ba tên chất nhau lên chiếc xích lô của người anh em chở về miễn phí. Hình như trong cảnh bần cùng tất cả mọi người đều hào phóng.
Tôi không ngờ sau buổi chiều ấy Hoàng Vĩnh Lộc bị tố, tôi bị vồ hụt ở nhà Minh Đăng Khánh Trong mẻ lưới ấy hầu hết văn nghệ sĩ chế độ cũ đều bị thu gom vào nhà đá, rồi đi các trại học tập cải tạo.
Tôi may phước biến được xuống Cà Mau làm cu li, vì ở Sài Gòn, tôi đã bị vợ đuổi ra khỏi nhà, lý do đơn giản vì vợ tôi là con nhà liệt sĩ, tôi không biết, trước kia nàng gá nghĩa vợ chồng với tôi là một sai lầm lớn, dù chúng tôi đã có hai mặt con chung. Tôi là đối tượng để căm thù, tôi mang biết bao nhiêu là xấu xa của một vở cải lương tố Ngụy rẻ tiền.
Công việc làm cu li của tôi ở Cà Mau lại không xuôi chèo mát mái. Bởi chủ tôi, ông chủ nhiệm Tổ Hợp Việt Nam Kỹ Thuật phạm một sai lầm lớn là mưu đồ vượt biên trốn đi nước ngoài. Ông không thoát, bị tó.
Tôi lại phải biến về Sài gòn. Về lại chốn này dĩ nhiên tôi tìm gặp lại anh em. Hoàng Vĩnh Lộc ra khỏi tù, một khoảng thời gian ở tù được coi là ngắn ngủi.
Tôi hỏi Lộc:
- Ông làm cách nào ra khỏi tù sớm vậy?
- Tớ học lập tốt nên sớm được về xum họp với gia đình. Vả lại tớ bị bệnh xuyễn kinh niên, thêm bệnh tim nữa nên rất dễ chết. Ông cụ thi sĩ Vũ Hoàng Chương được tha rồi. Khiêng được về nhà thì chết. Thằng bạn chúng ta là thằng nhà báo Sao Biển vẫn phải chạy chợ trời kiếm thuốc cho tớ trong đấy. Thuốc hay đáo để, cứ tọng vào họng một viên tớ chết rồi là sống lại liền.
- Này, ông được tha có giấy tờ chứ?'
Hoàng Vĩnh Lộc móc lúi đưa tôi xem giấy tờ có một chữ ký đàng hoàng:
- Đây là giấy tạm tha, chỉ tạm tha thôi, lúc nào người ta muốn vồ lại thì cứ vồ. Trong đợt tha về với tớ đều là giấy tạm tha hết.
- Cụ Vũ Hoàng Chương được tạm tha rồi chết thì tính sao?
- Thì quịt nợ chứ sao nữa, có lẽ tớ cũng sẽ như vậy.
Tôi vỡ nhẽ ra.
Tôi lang thang chợ trời kiếm sống và tiếp tục lui tới nhà Hoàng Vĩnh Lộc chơi. Thời gian này, tài tử xi la ma hết thời Huy Cường cũng thường lui tới với anh. Huy Cường rất quí mến anh. Minh Đăng Khánh thì chưa ra khỏi tù. Hoàng Vĩnh Lộc thường xuyên lên cơn bệnh, vợ anh, chị Hồi Hương phải đưa anh vào bệnh viện Nguyễn văn Học (nay là bệnh viện Nhân Dân Gia Định). Anh cũng thường xuyên chết đi sống lại. Có lần anh đã bị đưa xuống nhà xác nhưng lại sống lại. Anh vẫn tếu như thường. Máu con nhà báo khiến tôi vốn dĩ tò mò, bây giờ lại tò mò đến chuyện khoa học huyền bí. Điêu gì tôi không biết, tôi hỏi cho biết:
- Này ông, ông có chết thật không đấy?
- Chết thật chứ giả sao được, tớ đã từng bị khiêng đi bỏ vào nhà xác rồi.
- Ông thấy thế nào khi chết?
- Nhẹ nhàng lắm, hệt như một giấc ngủ có mơ.
- Ông kể cho tôi nghe được không?.
Sao lại không được, lần nào tớ cũng thấy mình đi đến một bến đò, chỉ đến đấy thôi là tỉnh dậy, vì lý do gì đó, quên cái gì hay lỡ chuyến đò không chừng.
- Lần sống lại cuối cùng này thì sao?
- Cũng vậy thôi, khi tỉnh dậy tớ thấy mụ Hồi ngồi ngay cạnh tớ... Suýt nữa thì tớ la mụ ấy cản đường làm tớ lỡ chuyến đò. Tớ biết mình sống lại không hiểu có phải nhờ thuốc hay ông trời bắt tớ phải liếp tục sống để trả nợ đời. Cậu quên là tớ mới chỉ được tạm tha sao. Tớ còn nợ nhiều lắm, hình như chạy nợ không thoát. Không thể biết được chuyện bí mật của trời đất. Biết đâu chuyến sau tớ mới gặp chuyến tàu suốt để thoát nợ.
Hai mươi năm sau tôi còn nhớ rành rọt từng lời nói của Hoàng Vĩnh Lộc.
Cuối mùa mưa năm ấy tôi nghe tin Hoàng Vĩnh Lộc đi chuyến tàu suốt. Tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc trong lúc tang gia bối rối mà lòng vẫn nửa tin nửa ngờ.
Gặp Sao Biển ở đó, tôi hỏi:
- Anh ta chết thật chưa mà đã khâm liệm?
- Thật rồi, lần này anh ấy đi chuyến tàu suốt quên lấy vé khứ hồi. Hồi chiều tớ mới đi sắm được cái sơ mi gỗ cho anh ta. Gớm, người gì mà dài quá, cái chân anh ta hơi khèo một chút. Nhưng vẫn còn hơn chết bó chiếu.
Anh em bạn cũ còn nhớ đến anh lác đác đến. Tất cả đều khóc thương anh. Nổi bật nhất là Huy Cường, anh khóc gào thật tình không phải diễn xuất đóng phim:
- Anh Lộc ơi, sao anh bỏ anh em, anh không chờ em đi với, em cũng chán sống rồi. Tôi thường thấy Huy Cường khóc những lúc ngồi uống rượu một mình. Huy Cường uống rượu khan và uống như hũ chìm, không bao giờ dùng đồ mồi, dù chỉ một hạt đậu phong đưa cay. Một người nghiện rượu chân chính.
Một năm sau, khi tôi ở trong nhà tù, nhận được mảnh báo gói đồ thăm nuôi, có cáo phó đăng tin Huy Cường tử nạn, tức Vũ Minh Chính bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử. Tôi tự hỏi có phải ngày nào anh đã nói gở không?
Huyệt chôn Hoàng Vĩnh Lộc ngập nước mưa. Chuyến ra đi của anh thật ướt át. Tôi lại nhớ hình ảnh con anh ương nằm trong nón sắt vẫn gọi tên anh.
Hoàng Vĩnh Lộc đã trốn thoát nợ đời hơn hai chục năm qua. Biết bao vật đổi sao dời, không biết phần mộ của anh còn không? Vợ con anh đã xa biệt Việt Nam. ở tại Việt Nam, anh còn người thân nào? Tôi không biết. Nghĩa địa trong thành phố hoặc ven đô từng bị đào xới, di dời. Tôi thường nghe nói những phần mộ, những nắm xương tàn vô thừa nhận được xử lý có tình có lý. Tôi chỉ nghe nói như vậy. Ngày cuối năm, tôi muốn đến phần mộ Hoàng Vĩnh Lộc cắm cho anh nén nhang. Nhưng không biết anh nằm đâu, xương cốt anh giờ cũng phiêu linh.
Đêm khuya ngồi với bầy muối đói, tôi đốt một điếu thuốc Bastos, tưởng nhớ đến bạn xưa. Tôi nghĩ đến cái mũ sắt bị bỏ rơi trên chiến trường, bên bờ lau sậy, con ễnh ương cô đơn ngồi làm tổ không ngớt gọi tên anh.
Đêm nay trời mưa bão, tôi nhớ hai mươi mấy năm trước, Hoàng Vĩnh Lộc đã nằm xuống vào mùa mưa bão này. Tôi không còn thớ được chính xác ngày tháng anh em bạn bè nằm xuống như Minh Đăng Khánh, Dương Hùng Cường, Huy Cường và nhiều anh em khác nữa. Nhưng tôi nhớ đến họ và viết về họ để cốt nói lên cái chất của họ. Họ như còn sống mãi bên tôi, tiếng cười câu nói của họ vang mãi trong đầu tôi.



Con đường Chi Lăng xưa, nay là đường Phan Đăng Lưu, phía trước Lăng ông Bà Chiều, có tòa Bố của tỉnh Gia Định, thời chế độ Cộng Hòa thành tòa tỉnh trưởng. Bên cạnh tòa tỉnh trưởng có trại giam, sau này cũng vẫn là trại giam, có bí số bao nhiêu đó tôi quên mất rồi. Tôi chỉ nhớ gọi là số 4 Phan Đăng Lưu, hầu hết văn nghệ sĩ của chế độ cũ sau ngày 30-4-75 bị giam ở đó, trước khi bị đưa đi học tập cải tạo ở các vùng xa xôi. Tôi từng biết nơi đó, từng lêu bêu từ nhà giam này tới nhà giam khác trước khi tới trại giam Z30A, thuộc miền đông, dưới chân núi Chứa Chan mà ở đó có "Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ".

Bây giờ khi đi qua con đường Chi Lăng xưa hằng ngày tôi không thể không nhớ nhung, những kỷ niệm và những bằng hữu tôi. Trên con đường Chi Lăng có con đường chạy xuyên ngang ra Suối Đen ấp Đông Ba gọi là đường Nguyễn Huệ, nay là đường Thích Quảng Đức. Con đường Thái Lập Thành, nay là đường Phan Xích Long, hồi xưa có quán ốc, chuyên nấu cơm lá sen của tài tử điện ảnh Văn Giai, quán cơm của anh bị trúng pháo kích ngày 29-4-75 gia đình anh bị mạng vong gần hết. Tôi đã đứng với anh trên đống tro tàn, anh ngẩn ngơ như người mê sảng. Phía đầu đường Nguyễn Huệ Chi Lăng, các bạn bè tôi từng thuê nhà ở đó, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Viên Linh, Nguyễn Khắc Nhân, cả họa sĩ Phạm Hoán. Tôi nhớ tựa đề một bài thơ của Trần Dạ Từ nói lên sự khổ cực của anh em bạn bè "Chi Lăng! Chi Lăng! Tiếng ai hò reo.?" Nếu tôi nhớ không lầm đó là tên bản hùng ca của Lưu Hữu Phước.

Căn nhà tôi ở trọ cũng gần với nhà thuê của Trần Dạ Từ - Nhã Ca. Thuở mới vào đời chúng tôi nghèo khổ lắm. Tôi là chú lính đất làm việc ở phi trường Tân Sơn Nhất, các bạn tôi đeo đuổi nghề báo nghề văn, nhưng cũng bữa đói bữa no, hoặc phải kiêm luôn nghề kèm trẻ tư gia để kiếm ăn.

Sự thật là như thế. Nhưng vẫn ngoan cố coi mình là văn sĩ, thi sĩ. Tôi thì mới mơ thành văn sĩ. Thời gian ấy cũng xa xôi lắm rồi, dễ chừng phải 40 năm trước. Một buổi chiều trời sẩm tối tôi di dạo dưới hàng eây sao bên lề đường Chi Lăng, bỗng gặp Viên Linh đi lang thang một mình. Tôi hỏi:

- Sao cậu không ở nhà?

- Nhà bé bằng cái lỗ mũi đông đảo bạn bè quá Thôi mày cũng đừng sang bây giờ, đi với tao ra cà phê Bằng.

Cà phê Bằng ở khu nhà mười căn bên cạnh cư xá Chu Mạnh Trinh, đầu ngã tư Phú Nhuận. Trong khu cư xá đó, nhiều văn nghệ sĩ đã có danh cư ngụ. Cà phê Bằng có căn nhà dưới và trên lầu.

Tôi thích ngồi trên lầu nhìn ra cái cửa sổ rộng, nhìn cái cột điện có những ống sứ mắc dây chằng chịt. Không biết sao tôi lại nghĩ cái cột điện ấy trông thật cô đơn. Những chiều mưa, dây điện đọng nước võng xuống nhỏ từng giọt, những dòng nước khác tiếp tục chạy đến làm thành những giọt khác, những giọt liên tiếp nhau nối thành chuỗi...

Buổi tối hôm ấy, Viên Linh vừa uống cà phê vừa đọc thơ anh mới làm cho tôi nghề, những bài thơ đã đăng báo, anh có vẻ tâm đắc, mấy câu thơ, mà tôi cũng thuộc đến bây giờ:

Sáng ở đầu sông nhớ núi.

Đêm về trong núi nhớ sông

Có tin về hôm giáp Tết

Sống bây giờ long đong

Đồng thời anh nói với tôi về đức Zehova và chuyện thánh thần trong thánh kinh Cựu ước. Quyển thánh kinh Cựu ước đó tôi thấy trong căn nhà thuê ở đường Nguyễn Huệ, không biết do ai mang về. Trước lối đi vào căn nhà đó có bụi tre gai, những cơn điên loạn của Nhã, cô ta lao đầu vào đó. Trên lối cửa vào phòng có ai đó đề hàng chữ L enter des hommes".

Con đường Chi Lăng ở tỉnh Gia Định xưa ngắn ngủi, có thể coi bắt đầu từ tòa tỉnh trưởng Gia Định chạy dài đến ngã tư Phú Nhuận là dứt. Con đường giữa dành cho xe hơi, hai bên có đường phụ dành cho xe đạp. Trên hai con đường phụ đó trồng cột điện và hàng cây sao rợp bóng mát.

ấp Đông Ba, Đông Nhì là những xóm ngoại thành, cây cối la đà. Những căn nhà tranh vách đất, những ngôi chùa ẩn mình dưới rặng tre xanh. Những ngọn điện vào được những căn nhà trong xóm đó còn rất hiếm hoi. Đường đất như những lối mòn trong xóm làng. Cái ồn ào của phố thị chỉ huyên náo ngoài lộ chính.

Tôi sống ở đó hơn nửa đời người, có ngắt quãng một vài điểm thời gian, nhưng cuối cùng tôi lại về đây. Đổi khác nhiều rồi dó, nhà cửa mọc san sát làm mất đi nhắc cảnh xưa cũ. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in. Khó mà quên được vì có những kỷ niệm đậm nét trong cuộc đời Tôi ghi nhận, quan sát, đôi khi cũng có chút hư cấu để viết lên khá nhiều tác phẩm, truyện ngắn, truyện dài, liều thuyết. Kể cả những kỷ niệm với bạn bè, vì rằng căn nhà tôi mua hồi ấy qui tụ khá đông bằng hữu văn nghệ. Cũng từ căn nhà ở ấp Đông Ba xưa, tôi làm nên tác phẩm rồi chính thức bước vào nghề viết văn làm báo. Thành ra những kỷ niệm tội nghiệp cứ luôn trùng điệp trong tôi. Tôi nhàn nhã quá trong những đêm trường thao thức trên căn gác bút, những kỷ niệm đến với tôi bất cứ lúc nào. Tiếng ễnh ương kêu y uổng ở ao hồ nào đó còn sót lại trong xóm tôi, thường thì gây ra những kỷ niệm buồn.

Bây giờ tháng Bảy mưa ngâu, những con mưa đêm chợt đến chợt đi, tôi nghe tiếng ễnh ương kêu ở một vũng nước nào đó bên vườn chùa trong đêm.

Tháng này là tháng xá tội vong nhân. Nhiều nhà sửa soạn cúng cô hồn, những quán cơm chay bên đường Nguyễn Văn Đậu (Ngô Tùng Châu cũ) bắt đầu đông khách. Những tay nghề bẫy chim đem bán làm chim phóng sinh ở cổng lăng ông Bà Chiều hoạt động mạnh. Khách thập phương giầu lòng nhân ái bỏ tiền ra mua bầy chim tội nghiệp ấy thả bay lên trời xanh để rồi chúng lại bị bắt trở lại ở mẻ lưới khác Lại được bầy bán ở cổng lăng, cổng chùa. Người ta vê mãi mà vẫn không tròn quả phúc. Nếu có người nào đó đánh dấu vào chân những con chim chim mình phóng sinh sẽ thấy rằng chúng trở lại lồng của người bán chim để được bán nữa. Vẫn có người mua để phóng sinh cầu phước, tỏ với Trời Phật lòng nhân đức của loài người.

Buổi chiều hôm nay đứng trên gác bút, tôi chứng kiến chú tiểu trong chùa chạy ra xua đuổi lũ chim tham ăn, đậu vào màng lưới rộng trải trên mặt đất. Chú tiểu bị bọn côn đồ bẫy chim đánh cho một trận nhừ tử. Tệ hại hơn nữa chú bị chúng nhét thịt chim nướng vào miệng khiến chú phạm giới. Bọn côn đồ bẫy chim say rượu cười hộc lên như một bầy linh cẩu. Chú tiểu vừa chạy vừa khóc, chùi miệng nhổ phì phì.

Một cảnh như thế mà cười được đấy. Sư cụ trụ trì chắp tay niệm câu "mô phật".

- Hôm nay không trúng mánh mà vui?

Tôi chứng kiến cảnh tượng đó, thấy mình hết ý. Nhưng sao đêm nay vẫn cứ suy nghĩ vẩn vơ Bao nhiêu là điều, bao nhiêu là chuyện đế nói đc viết. Tiếng ễnh ương kêu ở vũng nước vườn chùa buồn bã thế vẫn không đưa nổi tôi vào giấc ngủ.

Tiếng ễnh ương kêu buồn bã trong đêm gây buồn gây nhớ. Nhớ lắm, thương lấm, hỡi những người bạn của tôi. Các anh thoắt hiện thoắt biến trên cõi đời. Còn lại những kỷ niệm, những cái các anh để lại, mà tôi không thể nào quên.

Tôi viết hay tôi đang gậm nhấm những kỷ niệm? Tôi tự do trong tôi, tôi vẫn nghĩ thế. Đọc một quyển sách, một bài thơ, nghe lại một đoạn nhạc, một lời ca, do các anh sáng tác tôi lại nhớ đến các anh, lại nhớ nhung, lại ngậm ngùi. Như thấy các anh còn hiện diện. Những người bạn nghệ sĩ của tôi, nếu chứng kiến cái chết từ từ của anh, như cây nến cháy tự ăn mình để tồn tại, tôi càng thêm chua xót. Không gì đau bằng ngồi bên giường bệnh của anh, nhìn anh lịm dần vào giấc ngủ ngàn thu. Tuy nhiên không phải cái chết nào cũng giống nhau, có cái chết thanh thản với nụ cười trên môi thì cũng có cái chết oằn oại vì đau đớn, cái chết còn đọng giọt lệ trên hố mắt. Vâng tôi đã thay, đã thấy nhiều lắm rồi. Có cái chết đến là ngỡ ngàng, tiếc nuối hay bức xúc vì còn dở dang một điều gì đó chưa trọn vẹn trên cõi đời. Có cái chết cô đơn, còng queo trong nhà giam, không ai nghe thấy lời cuối cùng của kẻ bạt mạng như cái chết của nhà văn Dương Hùng Cường. Nghe tin anh chết, tôi ngỡ ngàng và nhớ đến những tác phẩm của anh. Từ Buồn vui phi trường đến tên tác phẩm cuối cùng của anh, Vĩnh biệt phượng. Có phải lời trăn trối của anh không, gửi cho vợ hay người yêu. Tôi bỗng như thấy cái nghênh ngang của con người anh qua bút hiệu Dê Húc Càn. Cái nghênh ngang ấy đi vào trí nhớ của tôi. Mới ngày nào anh còn tưng tửng giữa đời, mà nay anh đã là người thiên cổ. Đã bao nhiêu người bạn tôi nằm xuống.

Một đêm tôi nằm gục trên bàn viết, cây bút không gác lên mà rời khỏi tay, lăn lóc trên mặt bàn.

Tiếng ễnh ương kêu y uông trong vũng nước, xưa kia nguyên là một hố pháo kích sau vườn chùa Húc Nghiệm đánh thức tôi dậy, đánh thức cả kỷ niệm đang ngủ trong tôi. Tôi nhớ lại bản nhạc thuở nào: Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy nào Bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn gọi tên anh...

Đó là lời bài hát mở đầu cho phim Người tình không chân dung của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Bài hát buồn đến ray rứt nói về cuộc chiến, một cuộc chiến đau khổ cho Việt Nam từ mấy chục năm trước mà mọi người Việt Nam ở miền Bắc, miền Nam, dù không trực tiếp tham gia thì cũng vẫn ở trong cuộc. Họ đều có những người thân ngã xuống, hay thương tật. Bài hát buồn bã đọng trong đầu tôi từ bao lâu rồi. thỉnh thoảng lại nổi lên như những câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm:

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi

Chinh phu tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn

Máu đổ, nước mắt rơi, bao nhiêu là tử sĩ, bao nhiêu chinh phụ, bao nhiêu những bậc mẹ cha già. Nước mắt người mẹ khóc con, vợ khóc chồng, cha khóc con, đứa trẻ khóc cha đều ai oán như nhau.

Dù bất cứ ở nơi đâu, thuộc phe phái nào, cũng buồn lắm, đau khổ lắm.

Hình ảnh ấy được ghi lại trong băng hình điện ảnh, con ễnh ương tạm trú trong cái mũ sắt thủng của người chiến binh nào đó bỏ lại trên chiến trường. Có thể chiến binh đó còn sống hay đã tử trận, xác thân đã rã, nhưng dấu chiến tích vẫn còn kia, làm nơi trú ẩn cho con ễnh ương ngồi khóc than ảo não trên chiến trường đìu hiu. Hình ảnh đó mở đầu cho cuốn phim chiến tranh Người tình không chân dung kèm theo lời ca buồn đến não lòng làm nền cho cả cuốn phim. Nét tài hoa của một nghệ sĩ, đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, là ở đó. Anh khai thác nổi từ một hình ảnh nhỏ bé, tầm thường để làm nên cái vĩ đại trong nghệ thuật. Dù rằng điện ảnh Việt Nam thời gian đó còn trong phôi thai.

Trước năm 1975, tôi quen biết đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, nhưng chỉ là chỉ sơ giao, vì tôi vừa là nhà háo, nhà văn.

Do chú ý đến phim ảnh nên tôi không thể không làm quen một đạo diễn tài ba như Hoàng Vĩnh Lộc. Anh có nét vượt trội hơn nhiều đạo diễn khác, từng được đào tạo qua trường lớp ở nước ngoài. Khán giả nhìn thấy trong phim anh những nét phóng khoáng, hào hoa. Tôi được biệt trước khi làm phim, anh từng là diễn viên trong phim Bến Cũ năm 1950, từng là lực sĩ có thể hình đẹp từng là ca sĩ, kể cả làm liếp viên Hàng Không.

Một buổi tối, trước năm 1975, tôi được mời đến dự tiệc trà ở một nhà hàng, không nhớ rõ là ở Majestic hay Continental. Buổi ra mắt hãng phim Giao Chỉ của hai nghệ sĩ tài danh. Đạo diễn điện ảnh Hoàng Vĩnh Lộc và nữ minh tinh màn bạc Kiều Trinh. Cũng là ngày đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc khởi đầu làm cuốn phim Người tình không chân dung. Chưa tới ngày bấm máy, nhưng đã được báo chí loan tin từ một hai tuần trước

Các hãng phim hồi đó thì nhiều, mà làm thất vọng khách mộ điệu cũng không ít vì trình chiếu những cuốn phim quá gây thất vọng. Khán giả vẫn mơ ước có một cuốn phim coi được.

Trong điện ảnh, Hoàng Vĩnh Lộc, theo anh nói, không xuất thân trong trường lớp nào. Nhưng nhiều người thấy anh có tài, có khả năng. Người ta đánh hơi thấy anh là người làm được và có thể làm hay vì anh có nhiệt tình. Anh đã cho ra mắt mấy cuốn phim trước khi anh thành lập hãng phim Giao Chỉ.

Buổi tiệc trà tối hôm ấy khá đông đủ mặt văn nghệ sĩ. Kịch bản truyện phim, dĩ nhiên là về chiến tranh rồi. Một cuộc chiến đau thương. Giọng nói dễ thương của Dạ Lan hằng đêm gửi người chiến sĩ ở khắp 4 vùng chiến thuật để chia xẻ mọi nỗi niềm.

Có lẽ Hoàng Vĩnh Lộc dựa vào chi tiết ấy để làm nên Người tình không chân dung. Cuốn phim có giá trị nào cũng nên có một bản nhạc nền. Người tình không chân dung cũng vậy Hoàng Vĩnh Lộc cũng mong mỏi có một bản nhạc nền phản ánh cho kịch bản truyện phim, nói lên được điều gì đó sâu thẳm của kịch bản mà tác giả, đạo diễn ấp ủ. Hoàng Vĩnh Lộc nghĩ đến điều đó và anh đã nhờ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng nhạc sĩ họ Trịnh lấy cớ chưa nắm vững kịch bản nên chưa làm được.

Khi cuốn phận trình chiếu, tôi thấy bài hát "con ễnh ương". Lời ca hay và hình ảnh cũng đẹp Khi đó hỏi ra mới biết chính Hoàng Vĩnh Lộc đã sáng tác bản nhạc nền cho cuốn phim của mình, và kiêm cả soạn kịch bản.

Năm 1975, sau ngày "đứt phim", tôi gặp lại Hoàng Vĩnh Lộc. Tôi hơi ngạc nhiên vì anh kẹt lại. Bạn bè chúng tôi còn lại thưa thớt nên dễ thân nhau, thân nhau qua những kỷ mềm và thân phận kẻ đồng cảnh ngộ. Buồn chán thì cùng nhau cụng ly rượu "nước mắt quê hương". Chúng tôi thường xuyên gặp nhau, chia xót với nhau những gì mình có, rủ rê nhau cùng lao vào một điều gì hoặc cho nhau một mối làm ăn nào đó, béo bở hay không hạ hồi phân giải.

Thuở đó miền Nam Việt Nam đã bại trận, nhưng đất nước chưa thống nhất để có tên gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Miền Nam Việt Nam có chính phủ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, quốc kỳ nửa xanh nửa đỏ có ngôi sao vàng ở giữa. Hoàng Vĩnh Lộc, Minh Đăng Khánh và tôi thường đến Alpha Film của đạo diễn "con nhà giàu' Thái Thúc Nha ở đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) sắp sửa trao lại cho nhà nước toàn quyền sử dụng.

Sau này tôi gặp lại Thái Thúc Nha ở một tiệm ảnh nhỏ trên đường Tạ Thu Thâu. Nhà nước đổi cả cơ ngơi điện ảnh của anh để anh lấy tiệm ảnh nhỏ bé này kiếm sống qua ngày. Alpha Film xưa nay có tên xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu. Sau này tôi nghe tin Thái Thúc Nha đã chết. Tại Alpha film, chúng tôi gặp đạo diễn Mai Lộc, một đạo diễn của miền Bắc, từng đạo diễn phim Vợ chồng A Phủ. Khi ấy ông làm Cục trưởng Cục Điện ảnh. Ông mời chúng tôi về làm việc tôi nhớ ngôi nhà ấy ở đường Lê Quí Đôn. Tôi lo phần kịch bản, qua sự góp ý của hai đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc và Minh Đăng Khánh. Một tháng qua, chúng tôi thật tình vẫn chẳng làm được gì vì công việc viết lách không khó khăn mà phức tạp, đủ mọi khuôn phép, đầy những tính nọ tính kia.

Một buổi chiều, ba người chúng tôi gom những đồng tiền rủ nhau ra quán nhậu nốc nước mắt quê hương", sau một cuộc khẩu chiến với ngài biên tập. Rõ ràng là chúng tôi sai trái vì chúng tôi không đi đúng đường lối chính sách. Chúng tôi đồng ý với nhau là phải ngưng ngay lối làm việc này vì chỉ công toi. Chúng tôi là những người cầm bút chưa "xuyên suốt được sợi chỉ hồng". Chúng tôi cám ơn sự giúp đỡ và xin phép được ra về.

Hôm ấy cả ba chúng tôi say la đà. Rượu vào thì lời ra, chúng tôi ăn nói linh tinh, chẳng nhớ nói gì đến lúc sẩm tối. Ba tên chất nhau lên chiếc xích lô của người anh em chở về miễn phí. Hình như trong cảnh bần cùng tất cả mọi người đều hào phóng.

Tôi không ngờ sau buổi chiều ấy Hoàng Vĩnh Lộc bị tố, tôi bị vồ hụt ở nhà Minh Đăng Khánh Trong mẻ lưới ấy hầu hết văn nghệ sĩ chế độ cũ đều bị thu gom vào nhà đá, rồi đi các trại học tập cải tạo.

Tôi may phước biến được xuống Cà Mau làm cu li, vì ở Sài Gòn, tôi đã bị vợ đuổi ra khỏi nhà, lý do đơn giản vì vợ tôi là con nhà liệt sĩ, tôi không biết, trước kia nàng gá nghĩa vợ chồng với tôi là một sai lầm lớn, dù chúng tôi đã có hai mặt con chung. Tôi là đối tượng để căm thù, tôi mang biết bao nhiêu là xấu xa của một vở cải lương tố Ngụy rẻ tiền.

Công việc làm cu li của tôi ở Cà Mau lại không xuôi chèo mát mái. Bởi chủ tôi, ông chủ nhiệm Tổ Hợp Việt Nam Kỹ Thuật phạm một sai lầm lớn là mưu đồ vượt biên trốn đi nước ngoài. Ông không thoát, bị tó.

Tôi lại phải biến về Sài gòn. Về lại chốn này dĩ nhiên tôi tìm gặp lại anh em. Hoàng Vĩnh Lộc ra khỏi tù, một khoảng thời gian ở tù được coi là ngắn ngủi.

Tôi hỏi Lộc:

- Ông làm cách nào ra khỏi tù sớm vậy?

- Tớ học lập tốt nên sớm được về xum họp với gia đình. Vả lại tớ bị bệnh xuyễn kinh niên, thêm bệnh tim nữa nên rất dễ chết. Ông cụ thi sĩ Vũ Hoàng Chương được tha rồi. Khiêng được về nhà thì chết. Thằng bạn chúng ta là thằng nhà báo Sao Biển vẫn phải chạy chợ trời kiếm thuốc cho tớ trong đấy. Thuốc hay đáo để, cứ tọng vào họng một viên tớ chết rồi là sống lại liền.

- Này, ông được tha có giấy tờ chứ?'

Hoàng Vĩnh Lộc móc lúi đưa tôi xem giấy tờ có một chữ ký đàng hoàng:

- Đây là giấy tạm tha, chỉ tạm tha thôi, lúc nào người ta muốn vồ lại thì cứ vồ. Trong đợt tha về với tớ đều là giấy tạm tha hết.

- Cụ Vũ Hoàng Chương được tạm tha rồi chết thì tính sao?

- Thì quịt nợ chứ sao nữa, có lẽ tớ cũng sẽ như vậy.

Tôi vỡ nhẽ ra.

Tôi lang thang chợ trời kiếm sống và tiếp tục lui tới nhà Hoàng Vĩnh Lộc chơi. Thời gian này, tài tử xi la ma hết thời Huy Cường cũng thường lui tới với anh. Huy Cường rất quí mến anh. Minh Đăng Khánh thì chưa ra khỏi tù. Hoàng Vĩnh Lộc thường xuyên lên cơn bệnh, vợ anh, chị Hồi Hương phải đưa anh vào bệnh viện Nguyễn văn Học (nay là bệnh viện Nhân Dân Gia Định). Anh cũng thường xuyên chết đi sống lại. Có lần anh đã bị đưa xuống nhà xác nhưng lại sống lại. Anh vẫn tếu như thường. Máu con nhà báo khiến tôi vốn dĩ tò mò, bây giờ lại tò mò đến chuyện khoa học huyền bí. Điêu gì tôi không biết, tôi hỏi cho biết:

- Này ông, ông có chết thật không đấy?

- Chết thật chứ giả sao được, tớ đã từng bị khiêng đi bỏ vào nhà xác rồi.

- Ông thấy thế nào khi chết?

- Nhẹ nhàng lắm, hệt như một giấc ngủ có mơ.

- Ông kể cho tôi nghe được không?.

Sao lại không được, lần nào tớ cũng thấy mình đi đến một bến đò, chỉ đến đấy thôi là tỉnh dậy, vì lý do gì đó, quên cái gì hay lỡ chuyến đò không chừng.

- Lần sống lại cuối cùng này thì sao?

- Cũng vậy thôi, khi tỉnh dậy tớ thấy mụ Hồi ngồi ngay cạnh tớ... Suýt nữa thì tớ la mụ ấy cản đường làm tớ lỡ chuyến đò. Tớ biết mình sống lại không hiểu có phải nhờ thuốc hay ông trời bắt tớ phải liếp tục sống để trả nợ đời. Cậu quên là tớ mới chỉ được tạm tha sao. Tớ còn nợ nhiều lắm, hình như chạy nợ không thoát. Không thể biết được chuyện bí mật của trời đất. Biết đâu chuyến sau tớ mới gặp chuyến tàu suốt để thoát nợ.

Hai mươi năm sau tôi còn nhớ rành rọt từng lời nói của Hoàng Vĩnh Lộc.

Cuối mùa mưa năm ấy tôi nghe tin Hoàng Vĩnh Lộc đi chuyến tàu suốt. Tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc trong lúc tang gia bối rối mà lòng vẫn nửa tin nửa ngờ.

Gặp Sao Biển ở đó, tôi hỏi:

- Anh ta chết thật chưa mà đã khâm liệm?

- Thật rồi, lần này anh ấy đi chuyến tàu suốt quên lấy vé khứ hồi. Hồi chiều tớ mới đi sắm được cái sơ mi gỗ cho anh ta. Gớm, người gì mà dài quá, cái chân anh ta hơi khèo một chút. Nhưng vẫn còn hơn chết bó chiếu.

Anh em bạn cũ còn nhớ đến anh lác đác đến. Tất cả đều khóc thương anh. Nổi bật nhất là Huy Cường, anh khóc gào thật tình không phải diễn xuất đóng phim:

- Anh Lộc ơi, sao anh bỏ anh em, anh không chờ em đi với, em cũng chán sống rồi. Tôi thường thấy Huy Cường khóc những lúc ngồi uống rượu một mình. Huy Cường uống rượu khan và uống như hũ chìm, không bao giờ dùng đồ mồi, dù chỉ một hạt đậu phong đưa cay. Một người nghiện rượu chân chính.

Một năm sau, khi tôi ở trong nhà tù, nhận được mảnh báo gói đồ thăm nuôi, có cáo phó đăng tin Huy Cường tử nạn, tức Vũ Minh Chính bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử. Tôi tự hỏi có phải ngày nào anh đã nói gở không?

Huyệt chôn Hoàng Vĩnh Lộc ngập nước mưa. Chuyến ra đi của anh thật ướt át. Tôi lại nhớ hình ảnh con anh ương nằm trong nón sắt vẫn gọi tên anh.

Hoàng Vĩnh Lộc đã trốn thoát nợ đời hơn hai chục năm qua. Biết bao vật đổi sao dời, không biết phần mộ của anh còn không? Vợ con anh đã xa biệt Việt Nam. ở tại Việt Nam, anh còn người thân nào? Tôi không biết. Nghĩa địa trong thành phố hoặc ven đô từng bị đào xới, di dời. Tôi thường nghe nói những phần mộ, những nắm xương tàn vô thừa nhận được xử lý có tình có lý. Tôi chỉ nghe nói như vậy. Ngày cuối năm, tôi muốn đến phần mộ Hoàng Vĩnh Lộc cắm cho anh nén nhang. Nhưng không biết anh nằm đâu, xương cốt anh giờ cũng phiêu linh.

Đêm khuya ngồi với bầy muối đói, tôi đốt một điếu thuốc Bastos, tưởng nhớ đến bạn xưa. Tôi nghĩ đến cái mũ sắt bị bỏ rơi trên chiến trường, bên bờ lau sậy, con ễnh ương cô đơn ngồi làm tổ không ngớt gọi tên anh.

Đêm nay trời mưa bão, tôi nhớ hai mươi mấy năm trước, Hoàng Vĩnh Lộc đã nằm xuống vào mùa mưa bão này. Tôi không còn thớ được chính xác ngày tháng anh em bạn bè nằm xuống như Minh Đăng Khánh, Dương Hùng Cường, Huy Cường và nhiều anh em khác nữa. Nhưng tôi nhớ đến họ và viết về họ để cốt nói lên cái chất của họ. Họ như còn sống mãi bên tôi, tiếng cười câu nói của họ vang mãi trong đầu tôi.
Giữa đêm trường
Một
Hai
Ba
bốn
Năm
sáu
bảy
tám
Chín