watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bên ngoài cuộc sống-Chương 12 - tác giả Nguyễn Ý Thuần Nguyễn Ý Thuần

Nguyễn Ý Thuần

Chương 12

Tác giả: Nguyễn Ý Thuần

Đẩy cánh cửa quán ăn, vừa bước vào Tường đã khựng lại. Quán đông nghẹt. Khách ngồi kín các bàn. Anh định đi ra thì nghe tiếng gọi tên. Nhìn về phía đó, Tường nhận được Vĩnh và hai người không quen. Một người đàn ông và một người đàn bà. Anh ngần ngừ một thoáng rồi tiến về bàn Vĩnh đang ngồi. Vĩnh giới thiệu anh với hai người cùng bàn. Đó là một bà thi sĩ và một ông nhà văn của địa phương. Cả hai người, thỉnh thoảng Tường được đọc tên trên các tờ báo biếu trong vùng. Lại sắp sửa phiền đến nơi, anh kéo ghế ngồi xuống. Vĩnh nhìn Tường.
– Mày đi một mình?
– Còn ai nữa để đi?
Bà thi sĩ đột nhiên bật cười, hàm răng trắng bóng giữa đôi môi đầy son đỏ quánh, trông thật gợi dục. Trạc bốn mươi nhưng thân thể vẫn còn hấp dẫn, khiêu gợi. Ngực vun cao, cổ no tròn, cánh tay mũm mĩm với những sợi lông đen xoắn tít. Nói chung là bà nầy... xài được! Vậy mà bày đặt viết lách chi cho uổng của trời. Tường mỉm cười với ý nghĩ trong đầu và hoàn toàn không hiểu nụ cười của bà ta.
– Tôi có được đọc của anh.
– Vâng, cảm ơn chị. Tôi cũng có đọc của chị.
– Đọc gì ạ?
Bà thi sĩ õng ẹo hỏi lại, điệu bộ hệt như Quán đã làm lúc nãy. Tường ráng nhắc đến tên vài bài thơ của bà ta kèm theo lời nhận xét chung chung. Bà thi sĩ hình như có cảm tình với Tường nhiều hơn. Ông nhà văn ngồi cạnh chen vào.
– Anh viết nhiều ghê...
– Vâng, cảm ơn anh. tôi cũng có đọc của anh.
Ông nhà văn cảm động ra mặt, mắt hấp háy sau cặp kính cận. Tường tiếp tục bằng tên một bài viết của ông ta, đăng trên một tuần báo trong vùng, đã tình cờ đọc được. Câu chuyện đột nhiên trở thành thoải mái và vui vẻ. Chẳng có gì là phiền toái như Tường nghĩ. Đời dễ dãi thật! Chỉ cần vài lời khen đãi bôi là đủ xoa tay mãn nguyện, hài lòng với những gì mình có. Hệt như Tường đã thành thằng bạn tốt sau hai đồng 25 cents, một đồng bạc giấy và điếu thuốc, với Jack. Dễ dãi như vậy, tại sao mình lại không đem đến cho họ những phút thăng hoa? Sao lại quay quắt trong ý nghĩ để đời thêm rối rắm? Tường cảm thấy vui vui và lại nhớ câu hát, đã thoáng qua trong đầu, lúc cô gái mặc áo dài xanh vừa đi. May mà có em đời còn dễ thương. Quả là đời còn dễ thương với những con người.
Người hầu bàn đến với ba tô phở. Tường gọi thức ăn khi ông nhà văn rất ga lăng, lau đũa và muỗng cho bà thi sĩ. Vĩnh bảo Tường.
– Bọn tao ăn trước nghe.
Tường gật đầu. Bà thi sĩ lịch sự với giọng Bắc kỳ.
– Xin phép anh.
Tường lại gật đầu. Ông nhà văn người Nam kỳ, tính giản dị, không mời mà chỉ nhe răng cười rồi cúi xuống tô phở. Những ngón tay béo, tròn khoắng đôi đũa thật đều đặn. Rau, giá sống, thịt bò, bánh phở trộn lẫn với nước dùng loang màu tương đỏ. Cái hấp dẫn của tô phở được biểu diễn bằng hai cánh mũi phập phồng trên mặt ông nhà văn. Có lẽ những bài viết cũng không quan trọng bằng tô phở lúc này.
Phía bên cạnh, bà thi sĩ cũng vừa húp xong muỗng nước dùng đầu tiên. Chép miệng mấy cái để phân biệt vị mặn nhạt, bà thi sĩ cầm lọ nước mắm, dốc mấy cái vào tộ Áng chừng vừa đủ, bà để lọ mắm xuống bàn, cầm lấy đôi đũa đặt trước mặt. Bàn tay có đeo nhẫn kim cương khoắng đũa lên,đưa những sợi phở vào miệng một cách ngon lành. Tường nghe thấy tiếng “tóp tép” từ mồm bà thi sĩ lúc cục adam trôi lên, trôi xuống làm ót cổ phập phồng như người có mang. Tự nhiên Tường nuốt nước bọt và hiểu ngụm nước bọt không bắt nguồn từ tô phở. Trong anh có sự thèm muốn dấy lên. Tường đưa mắt xuống thấp hơn một tí, khoảng ngực hở của bà thi sĩ trắng ngộn. Trông được quá đi chứ? Có gì đâu phải ấm ức đến nỗi phải... làm thở Ít nhất hôm nay, tại đây, cũng có ba người đàn ông thích thú khi nhìn bà ta mà. Anh cảm thấy nong nóng trong người như vừa cắn xong miếng ớt hiểm.
Người hầu bàn quay lại, trên tay là tô phở. Sau tiếng “cảm ơn” của Tường, anh ta bỏ đi. Ông nhà văn rút đôi đũa, đưa Tường. Lại một tiếng “cảm ơn” nữa được nói. Ngày hôm nay, Tường phải nói cảm ơn hơi nhiều. Hy vọng những người nhận các tiếng “cảm ơn” đó sẽ vui vẻ.
Bây giờ cả bốn người đều cúi xuống với những động tác khoắng đũa, nhai, húp. Câu chuyện văn nghệ được tạm ngưng. Thi ca và văn chương đôi lúc không hiện thực bằng bánh phở và thịt bò. Nhất lại là thứ thi ca và văn chương làm cho bữa ăn mất ngon, nên tạm quên là đúng.
Nuốt xong miếng thịt cuối cùng, Tường đẩy tô phở về phía giữa bàn. Trước mặt anh, bà thi sĩ đã ăn xong. Vẻ no đủ, thỏa mãn hiện rõ trên khuôn mặt. Vài giọt mồ hôi đọng trên hai cánh mũi khi bầu má như phúng phính hơn. Một sợi tóc ướt mồ hôi bám vòng theo thuông cổ, lọt vào khe của cái ngấn thứ hai. Những hạt mồ hôi và sợi tóc ướt trông thật hấp dẫn và gợi dục. Tường lại nuốt nước miếng thêm lần nữa.
Vĩnh và ông nhà văn cũng đã bỏ đũa xuống. Rất tự nhiên, ông nhà văn xỉa răng một cách thoải mái. Hàm răng đưa ra khi cây tăm được ấn vào, hắt lên, hắt xuống tạo nên những tiếng “lách tách, lách tách” nghe ê mình. Có những hạt nước miếng và bã thức ăn bị bắn ra tứ phía. Vĩnh ngả ngửa ra phía sau như né những thứ đó. Bàn tay nắn lại gút cà vạt.
– Mày đi lễ?
– Định thế, bởi có hẹn với Hoàng. Nhưng sau lại không thích, tao bỏ sang đây.
– Có gặp nó chứ?
– Gặp. Cả Quán nữa.
– Quán? Quán cũng đi lễ.
– Ờ! Đi chung với Hoàng...
Mặt Vĩnh có thoáng ngạc nhiên rồi trấn tĩnh lại. Tường liên tưởng đến hè đường của quán ăn Sizzler, và một lần nó nhắc đến Quán tại cà phê Cheo Leo. Vậy là giữa hai đứa đã có điều gì. Nhưng điều gì là điều gì đây? Vĩnh đã có Loan và Quán đang đến với Hoàng. Tất cả đều là bạn bè và nằm trong vòng thân tình. Đâu có thể lộn xộn được? Tường ném thêm một hòn đá thăm dò.
– Quán hôm nay lạ lắm. Không phấn, không son, hiền lành trong chiếc áo dài xanh. Lại còn lá cờ may ở áo nữa... Cứ như là một con người không biết gì ngoài lòng yêu nước. Thằng Hoàng khá thật, “cảm hóa” con bé cái một.
Môi Vĩnh bậm lại, cặp kính trắng trên mũi như trễ xuống. Tường tiếp.
– Bọn nó rủ đi ăn nhưng tao từ chối... Tối nay mày rảnh không, đi chơi với bọn tao.
Vĩnh móc khăn tay ra lau trán. Bà thi sĩ chen vào.
– Đêm nay hả anh?
– Vâng! Chị đi chứ? Mời chi... Cũng toàn là bạn bè thân tình cả.
Bà thi sĩ móc bóp đưa Tường một tấm businesscard.
– Nhờ anh gọi theo số phone này. Tôi sẽ đến.
– Cám ơn chị, tôi sẽ gọi khoảng 8 giờ.
Tường đứng dậy, quay sang Vĩnh.
– Nếu đi, tối liên lạc lại.
Đưa tay chào, Tường đẩy ghế bước ra. Quán ăn vẫn đông nghẹt. Một tốp người đang chờ bàn trống để vào ăn. Có vài người quen mặt trong số đó, Tường ngó lơ và đẩy cửa đi ra. Hôm nay như vậy là quá đủ, Hoàng, Quán, người lính, cô bé chưa quen, Vĩnh, bà thi sĩ và ông nhà văn... Tường cần về tòa soạn để ngủ. Giấc ngủ sẽ là nơi ẩn náu cuối cùng của cuộc sống, như lời một ông bạn già đã nói.
Trong tâm trạng trống rỗng Tường đi hết con đường Nineteenth. Nắng, bóng cây, những ngôi nhà, xe cộ ngược xuôi không để lại một hình ảnh nào trong trí. Tường mệt mỏi và cô đơn. Sự trống vắng đeo lấy anh cho đến ngã ba William. Bây giờ Tường thèm có một người bên cạnh. Làm bất cứ việc gì. Uống rượu, hút cần sa, làm tình hay chẳng làm gì cũng được. Chỉ cần có người bên cạnh cho hết hôm naỵ Anh không muốn làm bạn với những cái máy lúc không khí rộn ràng đang bao quanh mọi người. Tường ngần ngừ đứng tại ngã ba một lúc rồi tiếp tục đi. Không thể quay lại buổi lễ với sự trễ tràng này. Anh thở dài nhìn về cuối đường.
Vẫn khúc đường lượn quanh cái park. Vẫn chiếc cầu nhỏ. Vẫn những tàng cây xanh ôm choàng lấy nhau. Vẫn những hạt nắng len qua lá, rớt xuống đường như mọi hôm. Nhưng sao lại cô quạnh và im lìm. Không gian của ngày cuối tháng tư bao quanh. Mười bốn năm, mười bốn lần tháng tư với những đổi thay ý nghĩ theo tuổi. Tự Tường đã lẩn tránh, lãng quên mọi sinh hoạt hay tự mọi người đã tách riêng Tường? Ý tưởng này lại trở về, như những hòn sỏi có góc cạnh, lấn cấn trong bàn tay gây cảm giác nửa khó chịu, nửa thích thú. Anh chờn vờn trong những bước chân băng qua cây cầu nhỏ và cái park.
Nắng đổ gay gắt xuống quãng đường Tenth và Eleventh. Giống như tiệm phở Hiền Vương, quán ăn Đà Lạt cũng đông nghẹt. Khách chờ bàn ăn đứng trước quán, gần cánh cửa ra vào. Có những cái robe, có những bộ vest, có những cái váy, có những cái áo pull may bằng vải đủ các nước đắp lên những con người đang chờ đợi. Tường xem đồng hồ, 12 giờ hơn. Hẳn buổi lễ Quốc Kháng đang tiếp tục và Nhu cũng đang trong buổi lễ của trường nàng. Ngày hôm nay, giờ này, có bao nhiêu người như Nhu, như Hoàng, như người lính cũ và như cô bé anh đã cho lá cờ? Tường lẩm nhẩm những con số áng chừng khi hàng người chờ vào ăn mỗi lúc một đông. Giữa những người này và tháng tư hình như chả ăn nhậu gì với nhau cả. Mình đứng giữa hay đứng ngoài hai hạng người này? Khó hiểu thật. Tường cười một mình, búng chiếc tàn thuốc xuống rãnh đường, cắm cúi bước đi.
Qua những ngã tư, anh đến trước căn nhà đổ nát nằm gần đường Fifth, nơi vẫn cùng bọn đen uống rượu trong khoảng sân xi măng. Vắng tênh không có một đứa nào cả. Hơi thất vọng, Tường tiếp tục về tòa soạn. Từ đây đến tòa soạn, gặp bất cứ thằng nào mình cũng sẽ rủ về. Tám tiếng đồng hồ chờ Quán và Hoàng quá dài, cần phải có một người nào đó bên cạnh.
Vừa băng qua ngã tư Third và William, Tường đã thấy thằng Mễ ngồi tại cầu thang tòa soạn. Nó đứng dậy.
– Tao tìm mày.
– Có gì không? Tao cũng đang cần mày.
– Hôm nay tao có tiền, sẽ ngủ lại với mày.
– Đi mua bia đi.
Thằng Mễ nhe răng cười, chỉ vào cầu thang. Tại bậc trên cùng, một thùng bia đã đặt sẵn. Tường cười theo và khoác vai nó. Mùi mồ hôi của thằng Mễ vẫn khét như mọi hôm.
Bên ngoài cuộc sống
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25