watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bên ngoài cuộc sống-Chương 15 - tác giả Nguyễn Ý Thuần Nguyễn Ý Thuần

Nguyễn Ý Thuần

Chương 15

Tác giả: Nguyễn Ý Thuần

Quán và Hoàng đến đón Tường tại tòa soạn.
– Đi chưa?
– Chờ tao vào lấy cái áo lạnh.
Tường trả lời Hoàng và bước vào phòng trong của tòa soạn, với tay lấy cái áo lạnh khoác lên vai. Quán nheo mũi khi Tường bước ra.
– Có mùi chưa anh?
– Sao em biết?
– Hôm ở Lido, em ngồi cạnh anh mà.
Tường cười, khoác vai Hoàng ra ngoài.
– Vĩnh đâu?
– Bây giờ mình xuống nó.
– Còn Loan?
– Chắc Loan không đi đâu, bận bịu con cái... Mà một mình thằng Vĩnh đi cũng đủ lạ rồi. Có bao giờ nó dính đến những sinh hoạt như vầy đâu.
Hoàng đạp chân ga, cười cười, rồi tiếp.
– Ngay cả mày nữa. Ai ngờ mày cũng đi.
– Cả bốn đứa mình, trừ mày ra thì chả đứa nào xứng đáng được đi hôm nay.
– Mày nói gì thế? Cái gì mà xứng đáng ở đây? Không sợ Quán buồn hay sao?
Sau câu nịnh đầm lòi ra mặt của nó, Tường quay ra phía sau hỏi Quán.
– Em buồn không?
– Buồn cái gì? Ai mà trách anh.
– Tốt.
Buông một tiếng gọn lỏn, Tường sửa lại thế ngồi. Xe đã đến nhà Vĩnh. Thằng bạn Tường đang đứng chờ trước cổng, bên cạnh nó là Loan. Tường đưa tay chào.
– Khỏe không Loan?
– Anh vào chơi.
– Thôi để lúc về hay dịp khác Loan ạ.
Loan gật đầu với nụ cười hiền lành. Đôi má bầu bĩnh, nước da trắng hồng làm người đàn bà có nét rạng rỡ, no tròn. Loan không đẹp như Quán nhưng hơn hẳn về sự dịu dàng. Tường lại nhớ đến cảnh tượng trước quán ăn Sizzler và ngạc nhiên về những điều mình đã nhận được từ bạn bè. Nếu bảo sống để có hạnh phúc với một người đàn bà thì hẳn ai cũng chọn Loan chứ không chọn Quán. Vậy mà Vĩnh có hành động kỳ cục như vậy. Khó hiểu thật, đời sống toàn những điều kỳ cục và mâu thuẫn. Nếu là Vĩnh thì Tường sẽ sống thế nào? Chăm chỉ, ngày hai buổi “cơm nhà, quà vợ” cho hết kiếp? Hay sẽ lông bông hơn? Làm sao mà biết được khi đến giờ này anh chưa bao giờ dám nghĩ đến điều đó. Nhưng dù sao Loan cũng thật tội nghiệp. Đột nhiên Tường cảm thấy bực bội vì Vĩnh và Quán. Hai đứa này quả là lộn xộn.
Vĩnh vẫn đứng lóng ngóng ngoài đường, chưa chịu vào xe. Hẳn băng sau có Quán đang ngồi một mình nên nó ngại. Tường nói lớn.
– Có đi hay không? Đi thì lên xe, bằng không bọn tao đi.
Vĩnh ngượng ngập chui vào xe. Qua kính chiếu hậu, Tường thấy nó mất tự nhiên khi ngồi xuống. Sự bực bội trong Tường càng lớn hơn khi Loan đưa tay vẫy vẫy lúc xe chạy một cách hồn nhiên và vui vẻ. Anh xoay sang Hoàng.
– Lên Freeway 101 đi.
– Tao biết đường mà.
Hoàng cho xe chạy vào xa lộ. Không khí trong xe đột nhiên thành khó thở từ lúc Vĩnh chui vào. Tường chăm chăm quan sát ba người bạn. Trừ Hoàng đang chăm chú lái xe, còn lại Vĩnh và Quán đều mang vẻ ngượng nghịu. Trong mặt kính chiếu hậu, Tường gặp cử chỉ của hai đứa. Thỉnh thoảng mắt bọn nó chạm nhau, thoáng một cái rồi nhìn ngay sang hướng khác. Thế ngồi của Vĩnh như co lại, sát với cửa xe. Quán, hai bàn tay đặt thẳng băng lên đùi, cứng ngắt. Bọn nó đang đeo thứ mặt nạ bằng đá.
Xe bắt đầu chạy vào giòng chung của xa lộ. Hoàng mở lời.
– Đúng ra, bọn mình nên đi từ hôm đầu tiên. Bữa nay gần xong rồi.
– Tại sao mày không đi từ hôm đầu?
Tường vặn vẹo sau thái độ kẻ cả của Hoàng.
– Tao bận họp để tổ chức ngày lễ 19 tháng sáu của hội Cựu Quân Nhân.
Hoàng thản nhiên trả lời và không nhận ra thái độ của Tường. Quán chen vào.
– Đi hôm này cũng đâu sao? Thứ tư mới chấm dứt mà.
– Nhưng có vẻ vuốt đuôi.
– Vuốt đuôi cái con mẹ gì? Bọn sinh viên tổ chức cả tuần lận. Không lý tất cả mọi người có lòng đều dồn vào ngày đầu tiên, còn những ngày sau vắng tênh, chẳng ai đến. Có người này người kia chứ. Nói như mày đâu có được.
– Đến là quí rồi!
Vĩnh buông một câu lãng nhách! Thằng bạn này hầu như chẳng bao giờ tham dự một sinh hoạt của cộng đồng. Hôm nay nó đi hẳn tại có Quán? Tường ngán ngẩm dựa lưng vào ghế, nhắm mắt lại làm ra vẻ buồn ngủ khi Hoàng bắt đầu nói về cuộc tuyệt thực đã đến ngày thứ năm của tuần lễ. Tiếng nói của Hoàng loáng thoáng trong gió và hành động làm như buồn ngủ của Tường lại thành thật khi lời nói của thằng bạn biến thành một một điệu rụ Anh duỗi chân trước khi rơi vào giấc ngủ.


° ° °

Tường tỉnh dậy lúc xe vào thành phố San Franciscọ Đang từ buổi chiều yên lặng của những con đường nhỏ, vắng dẫn từ nhà Vĩnh đến Freeway của San Jose, Tường như hụt hơi khi thấy cảnh sinh hoạt của San Franciscọ Người đi lại đông nghẹt các con đường, bất cần luật lệ giao thông. Muốn băng ngang đường là băng, chẳng kể những chớp đèn xanh đỏ. Những người lái xe thật khó khăn khi di chuyển. Tường nghe liên tiếp những tiếng còi xe vang lên như sự bực bội của họ gói trong đó. Hoàng khó khăn vượt qua từng đoạn đường dốc. Mắt nhìn chăm chăm, tay phải sang số liên tục, khuôn mặt hiện vẻ khó chịu và căng thẳng. Nó vẫn chưa quen với không khí sinh hoạt của một thành phố lớn và hỗn độn. Tường mỉm cười với ý nghĩ này và nhìn ra ngoài cửa kính của xe.
Những cao ốc vút lên, cao ngất hai bên đường đâm thẳng vào bầu trời như những cây cột xi măng. Câm nín và lạnh lùng. Không một biểu hiện nào cho biết được có cuộc sống của con người ở trong những cao ốc đó. Chỉ là những khối xi măng được gắn từng ô kính. Khô khốc và chết lặng ôm lấy các con đường nhỏ, bẩn thỉu. Tường ráng tìm nét tươi mát như các con đường ở Sacramento, nơi Nhu ở. Nhưng vô ích, các tàng cây xanh hay những thảm cỏ giữa đường chen vào thành phố thật gượng gạo. Thiếu hẳn nét tự nhiên. Ở đây văn minh đã đè bẹp thiên nhiên. Và con người hưởng thụ đã choán ngợp khắp nơi. Vậy mà là nơi phát xuất một cuộc đấu tranh cho tình người từ những thanh niên. Sự mâu thuẫn này đột khởi từ đâu? Hay dù ở đâu, bất cứ lúc nào vẫn còn những con người đúng nghĩa đang sống? Lòng dịu đi, Tường châm một điếu thuốc.
Xe vào đường Folsan. Một tấm bảng cắt hình mũi tên với hàng chữ “Golden Gate” chỉ về phía phải. Đó là đường đến cầu Cựu Kim Sơn. Cây cầu Tường đã mơ ước được gặp, được sờ vào thành cầu trong hơn hai mươi năm. Bắt nguồn từ một bài học anh văn của cuốn “English For Today” năm đệ lục. Xong bài học chú bé Tường đã ngơ ngẩn nhìn hình chiếc cầu được vẽ nguệch ngoạc in kèm theo bài học. Những chi tiết trong bài học viết về cái cầu đã làm nó mê mẩn. Ngày đó, đứa bé mười ba tuổi đã ước ao được một lần đến nhìn ngắm, sờ mó cái cầu. Đã có những đêm Tường nằm mơ thấy được đến San Franciscọ Nhưng đó chỉ là giấc mơ, tỉnh dậy, đứa con trai đệ lục vẫn còn lẫn lộn giữa thực và mộng. Tường yêu chiếc cầu đến độ tất cả những hình ảnh, bài vở nói về chiếc cầu đều được Tường cất giữ. Hơn thế nữa, năm đệ tứ trong bài thi vẽ đệ nhị lục cá nguyệt, với đề tài tự do Tường đã vẽ chiếc cầu và được Thầy Gĩ – ông thầy dạy vẽ của trung học Võ Tánh Nha Trang – chấm nhất. Cây cầu sống trong Tường như thế. Gần như có sự thiêng liêng nào đó gắn liền anh với cây cầu.
Cứ thế, hình ảnh cây cầu thành hình ảnh đẹp nhất của Tường những ngày niên thiếu. Và quyết tâm sẽ bằng mọi cách để đến gặp cây cầu một lần. Như một kẻ tình si quyết tâm tìm về người yêu cũ.
Rồi lớn lên, Tường thấy mơ ước đó khó thực hiện được trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Nhưng tình yêu đối với cây cầu vẫn không nhạt đi tí nào cả, nếu không gọi là còn lớn hơn.
Cho đến lúc mất nước, vào trại tù cải tạo thì cây cầu chỉ còn nằm trong đáy sâu của ý nghĩ. Những khổ nhục, đắng cay, đớn hèn đã làm con người lớn dậy trước bàn cân nhân phẩm và mơ ước không còn viễn vông nữa. Thực tại đập vào đời sống trước mắt một cách tàn nhẫn, phải giải quyết và nghĩ đến những gì cần làm. Thỉnh thoảng nhớ lại sự say mê tuổi nhỏ với hình ảnh cây cầu Tường vội vàng gạt phăng đi và cố tình lãng quên. Tường đã sống như thế trong năm năm nhưng hơn ai hết anh hiểu cây cầu vẫn sống trong anh.
Sang đến Mỹ, ban đầu ở tận một tiểu bang xa lắc tận miền Bắc Mỹ, Tường bắt đầu cuộc sống xứ người và hình ảnh cây cầu lại trở về. Mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Anh đã tự hứa: bằng mọi giá phải đến gặp cây cầu một lần. Nhưng đến năm thứ sáu ở Mỹ, Tường mới thực hiện được.
Mãi tận hôm nay Tường vẫn còn nhớ tâm trạng náo nức đầy xúc động của lần đầu tiên đi đến cây cầu. Suốt đoạn đường, anh đã nói rất nhiều với người bạn cùng đi. Hình như lúc đó nói là một hình thức đè nén và che đậy xúc cảm của mình. Người bạn thông cảm với Tường, im lặng nghe, không một ý kiến gì cả. Càng đến gần cây cầu Tường càng thấy nôn nao và mất bình tĩnh. Anh đã đặt ra cả đống câu hỏi về mình. Lát nữa Tường sẽ thế nào? Rớm rớm nước mắt, hay khóc oà lên hay im lặng, đưa tay sờ soạng thành cầu. Hơn hai mươi năm chứ ít sao? Như một kẻ cuồng tín sắp về thánh địa, anh thấy anh y hệt các nhân vật đó trong phim ảnh.
Rồi cũng đến nơi. Tường đã bàng hoàng khi nhìn thấy mình lúc đó. Tất cả những cảm xúc của anh chợt lạnh như chưa bao giờ có. Cây cầu quá tầm thường, không xứng đáng với những điều anh đã nuôi dưỡng trong suốt hai mươi năm vừa quạ Khi người bạn đề nghị ngưng lại ở cái park cạnh cầu anh đã lạnh lùng từ chối. Như vậy là quá đủ, nếu không muốn nói là dư cho một lần chạm mặt điều mơ ước. Tường rơi vào tâm trạng thất vọng hoàn toàn. Thất vọng về cây cầu và thất vọng cho chính mình. Anh đã già hơn trong ý nghĩ để tất cả thành vô nghĩa.
Tường nhìn thấy chính mình đã thay đổi. Sự náo nức, hồi hộp chìm lỉm trong lạnh lùng. Anh ngó cây cầu một cách lạnh nhạt như đã ngắm trăm ngàn cây cầu bình thường khác. Màu vàng cam trơ trẽn trong nắng, những sợi giây cáp thô kệch, các nhịp cầu phẳng lì, đều đặn đến ngán ngẩm. Chẳng có gì đáng dể Tường ao ước trong thời gian dài ngoẵng. Những nhận xét về cây cầu trộn chung với từng ý nghĩ trong đầu làm Tường mỗi lúc một tỉnh táo hơn. Và cuối cùng là sự xót xa vì hiểu rõ chính mình khi người bạn quay xe lại trên nhịp cầu đầu tiên.
Hơn hai mươi năm cây cầu mỗi ngày một lớn hơn trong ý nghĩ của Tường, nhưng cây cầu vẫn là cây cầu. Một thực thể không thay đổi từ đầu giấc mơ đến cuối giấc mợ Chỉ có anh và cuộc sống thay đổi từng giờ, từng phút mà chính anh không ngờ được. Mơ ước về lần gặp cây cầu đã thành một cái sườn, rõ hơn nữa là một cái màn che lấp sự thay đổi trong Tường. Anh nhìn anh trong mơ ước một cách ngây thơ bằng cái nhìn của một chú bé học sinh đệ lục. Nếu hôm đó không gặp cây cầu, với tất cả những nét tầm thường được khám phá, hẳn Tường vẫn còn bị che lấp bởi chính mơ ước của mình. Sự vong thân đau đớn đó đã kéo dài hơn hai chục năm... Tường nhắm mắt lại khi xe chạy qua nhịp cuối cùng của cây cầu.
– Nghĩ gì vậy?
Hoàng ngưng xe trên đường Market, hỏi Tường.
– Chẳng có gì cả, vẩn vơ về cây cầu Golden Gate.
– Golden Gate?
– Phải. Một cái cầu bình thường nếu không gọi là tầm thường như hàng vạn cây cầu khác.
– Biết tầm thường thì nghĩ làm gì?
Vĩnh chen vào khi Tường đóng mạnh cửa xe. Nói thế nào để tụi nó hiểu được cái vẩn vơ này bắt nguồn từ giấc mơ kéo dài hơn hai mươi năm. Hẳn lại phải kể câu chuyện từ năm đệ lục để cuối cùng ba đứa bạn này sẽ phát biểu ba câu khác nhau, theo cách thế suy nghĩ riêng lẻ của từng đứa. Và cả ba câu đó chắc chắn sẽ làm anh bực mình thêm. Bất giác Tường thèm có Nhu bên cạnh lúc này. Nàng sẽ hiểu và chia xẻ với anh những ý tưởng cần thiết. Tường tin thế.
Họ đi dọc theo đường Market. Chiều đã xuống, những hạt nắng vàng vọt chỉ còn bám trên các cao ốc của thành phố. Gió lạnh và mạnh hơn, không khí như một chiều của Đà Lạt. Đèn hai bên phố đã bật. Những chớp đèn xanh đỏ lấp lánh trên từng bảng hiệu trông đến rối mắt. Cảnh sống của đêm của một thành phố Mỹ đã bắt đầu. Hé mở sự trụy lạc và nét quyến rũ qua âm thanh và phong cách sống. Đêm San Francisco khởi từ giờ phút này như vòng tay của loài bạch tuộc uốn éo ôm chặt lấy loài người. Và con người, trong không khí này đột nhiên đổi khác. Thả lỏng hơn, phóng túng hơn để hòa nhập.
Quán khoác chiếc sắc tay lên vai.
– Nhộn nhịp quá anh hả.
– Nhộn nhịp thật!
Cả Vĩnh và Hoàng đồng trả lời một lúc. Tường quay lại nhìn vào mặt hai thằng bạn. Hoàng ngạc nhiên và Vĩnh ngượng ngập. Vĩnh lắp bắp, thái độ thiếu tự nhiên.
– Tổ chức... Ở... đâu... hả...
– Trên đường Sansome, trước cửa tòa lãnh sự Anh. Ngay ngã ba đó... Thấy không, có cắm cờ kìa.
Hoàng vừa nói vừa đưa tay chỉ về phía trước. Quán la lên.
– Ờ... cờ nước mình kìa.
Tường nhìn theo, giữa thảm cỏ của thềm xi măng để ngăn giữa đường, một lá cờ Việt Nam được cắm đang bay trong gió. Trong cảnh chiều của thành phố San Francisco lá cờ hiện lên như một thực trạng cô đơn và lạc loài. Màu vàng úa trong không gian thẫm và ba sọc đỏ trông từ xa như lẫn vào nhau thành một vệt nâu nhạt cong queo. Tường chợt thấy khó chịu vì cảnh vừa nhìn thấy. Hai bàn tay đột nhiên thừa thãi và trống trải, anh lóng ngóng đi theo Vĩnh, Hoàng và Quán. Cả ba đứa đều xăm xăm đi trước với từng câu nói ngắt quãng thoáng vào tai anh. Giữa hè đường, Tường cũng lạc loài như lá cờ đang cắm.
Càng đến gần ngã ba thì quang cảnh nơi tổ chức biểu tình và tuyệt thực để đối kháng của sinh viên càng hiện rõ. Những biểu ngữ được căng lên từ khoảng trống của một nền xi măng, nằm đối diện với tòa lãnh sự Anh Quốc đang đóng cửa im lìm. Từng nhóm người tụ tập, đứng ngồi lố nhố thành một đám đông, trộn lẫn nhau như một toàn thể đang thực hiện ý niệm đối kháng với những người đang quyết định số phận thuyền nhân. Rải rác nhưng đồng nhất. Câm lặng nhưng mãnh liệt. Những con người Việt Nam đang hướng về phía trước mặt, nơi tòa lãnh sự Anh Quốc đóng cửa như thế giới đang im tiếng trước khát vọng tìm tự do của những người ra đi muộn màng. Sự trái ngược của hai bên được ngăn bằng con đường Sonsome với giòng xe cộ đang di chuyển như giòng sống của loài người đang tiếp diễn từng phút, từng giờ trên trái đất. Ba hình ảnh của một nơi chốn đập vào mắt Tường những cảm xúc thật bất ngờ.
Như một mầm mống gieo ý sống cho khát vọng tự do, những người biểu tình đang đối diện với khoảng núi câm nín là tòa cao ốc đóng cửa im lìm, từ chối những con người đã sẵn sàng làm lại đời mình từ đầu. Và giòng sống hờ hững trôi quanh giữa hai điều đối nghịch đó. Văn minh và tình người đã bị cắt đôi bởi giòng sống. Tường nao nao theo ba người bạn đến sát đám biểu tình.
Bây giờ những khuôn mặt đã hiện rõ nét. Đa số còn rất trẻ, trên dưới hai mươi, còn lại là những người lớn tuổi hơn. Sự khác biệt về tuổi tác chỉ là bề ngoài. Tường tìm thấy nơi những người đang tham dự một nét chung được biểu hiện qua thái độ, ánh mắt, lời nói hoặc nụ cười... Có một điều gì đó như là sự phẫn nộ ẩn hiện nơi họ. Sự phẫn nộ cần thiết cho lòng nhân của loài người. Và gần hơn nữa là tình máu mủ, ruột thịt của những con người cùng màu da và tiếng nói.
Ba người bạn đã lẫn vào đám người biểu tình. Tường đứng dưới một tấm biểu ngữ được viết bằng tiếng Anh, có nội dung đòi hỏi quyền được bảo vệ cho những thuyền nhân. Ba người thanh niên tiến về phía Tường đó là một người con trai và hai cô gái. Tường nhận ra một trong hai cô gái là Đoan.
– Anh cũng đến?
Lại bắt đầu bằng chữ cũng kỳ cục. Tường gượng cười sau lời giới thiệu của Đoan với hai người bạn. Đoan vẫn hồn nhiên và xinh xắn dù trong bộ quần áo giản dị. Một chiếc áo khoác màu trắng phủ lên màu xanh của cái quần Jean.
– Nhu có lên không em?
– Bố mẹ không cho đi. Chị Nhu ở nhà là phải. Đang bịnh mà.
– Em đến đây từ bao giờ?
– Mới sáng nay, lát nữa anh Hải đón em về.
Cô bạn gái của Đoan đứng phía sau chợt mỉm cười. Tường liên tưởng đến câu nói của Nhu: “Dạo này Đoan và Hải có vẻ thân nhau hơn.” Người thanh niên đi cùng Đoan trạc ngoài hai mươi, dáng khỏe mạnh và cương quyết với nét mặt cứng cỏi. Một vòng ruban vải được quấn trên trán anh ta với hàng chữ “hunger– strike” viết bằng mực đỏ làm khuôn mặt trở nên hung dữ hơn.
– Anh làm báo ạ?
Câu nói lễ phép của người thanh niên khác hẳn với dáng vẻ khiến Tường ngạc nhiên. Anh nói tên tòa soạn tờ báo đang làm, người thanh niên có vẻ vui.
– Em có đọc báo của anh.
Tường nói tiếng cám ơn, người thanh niên đột nhiên tỏ ra thân mật hơn.
– Mấy bữa nay cũng có nhiều báo đến lắm.
– Vậy hả.
Người thanh niên kể một loạt tên của các tờ báo trong vùng và tên những người cầm viết thuộc các vùng San Jose, Oakland, Sacramento, San Francisco... Tường ậm ừ vài tiếng rồi xoay sang phía Đoan.
– Hải dạo này thế nào?
Mặt Đoan hơi đỏ. Cô gái lí nhí trả lời những tiếng gì đó không rõ trong miệng. Nét thẹn thùng làm Đoan đẹp hơn. Tường nhìn sang cô bạn của Đoan, người con gái tóc dài, xinh xắn với cánh môi nhỏ và sóng mũi thanh tú. Lại một cô sinh viên có nhan sắc tại đây. Bất giác anh nhớ đến lần nói chuyện với một người bạn già, cả hai đều công nhận một điều: chỉ có những cô gái... thiếu nhan sắc mới thích văn nghệ và hoạt động, còn lại các cô đẹp thì giờ đi chơi, đi shopping chưa đủ lấy gì mà dính vào những việc này. Sai bét! Ít nhất là hôm nay, với Đoan và cô bạn. Tường bật cười một mình, Đoan ngạc nhiên.
– Gì thế anh?
Tường kể lại ý nghĩ vừa rồi. Đoan bỉu môi.
– Đâu đúng vậy, mấy anh chỉ vơ đũa cả nắm.
– Ừ thì bọn anh sai.
– Sai là các chắc. Do lòng của từng người chứ đâu phải như anh nói, anh đừng... xuyên tạc hành động của người khác.
Cô bạn Đoan chen vào, đôi mắt như có nét cười cợt.
– Anh thấy không, nhỏ Đoan đẹp như vầy...
Người thanh niên buột miệng.
– Cả em nữa.
Hai cô gái phá ra cười. Tường và người thanh niên cười theo. Những nụ cười hồn nhiên của ba người thanh niên đang tham dự vào lần đấu tranh này làm Tường phải suy nghĩ. Họ trong sạch và thẳng thắn trong cuộc sống và hành động. Hiểu rõ ràng việc đang làm và can đảm theo đuổi, tham dự.
– Anh sang đây một tí.
Đoan kéo Tường đi về phía đám đông. Dưới những hàng biểu ngữ là từng nhóm người đứng ngồi lẫn lộn. Họ đủ loại tuổi. Có những khuôn mặt rạng rỡ của tuổi hai mươi xen lẫn những khuôn mặt đăm chiêu của người lớn tuổi. Có những ánh mắt hồn nhiên, tươi sáng chen giữa những ánh mắt đăm đăm âu lo... Nhưng tất cả đều ẩn hiện một tia lửa phẫn kích của tình thương yêu. Đoan chỉ một nhóm người ngồi dưới đất, phía sau dãy bàn đầy ắp thư, truyền đơn, chương trình trên mặt.
– Đây là những anh chị em tuyệt thực hôm naỵ Bọn em thay phiên nhau để tỏ thái độ.
Một vài ánh mắt ném về phía Tường. Đoan giới thiệu Tường với những người quen. Anh ngồi xuống cạnh họ. Một phụ nữ ngoài ba mươi gật đầu sau câu chào rồi bắt chuyện thật tự nhiên. Thái độ như đã công nhận Tường là một người cùng đến vì mục đích chung. Nửa cảm động, nửa xấu hổ anh theo dõi những điều do chị ta kể. Cuộc tuyệt thực, đối kháng đã gây được tiếng vang đáng kể, một thành quả để bắt đầu cho hội nghị tỵ nạn tại Geneva sắp đến. Những câu nói của chị phụ nữ loáng thoáng qua tai. Tường chăm chăm nhìn vào nét mặt của những người đang tham dự buổi tuyệt thực. Tất cả đều bình thản và lạc quan. Một lần nữa anh hiểu họ hiểu rõ chính việc họ đang làm. Một việc làm tưởng như lạc lõng giữa cuộc sống Mỹ.
Chiều đã hết, nắng đã không còn vương trên các cao ốc. Bây giờ là màu đêm đang phủ khắp và không gian rực ánh đèn đủ màu của một thành phố ăn chơi đã vào đêm. Đám sinh viên biểu tình chợt thành một nhỏ nhoi và lọt thõm vào không khí chung. Sự câm lặng đối kháng của họ chỉ còn trong tấm lòng và trui cứng thành một khối giữa sự hờ hững của đời sống bao quanh. Như viên ngọc lẻ loi giữa đám đất cát hỗn độn. Như những đốm lửa nhỏ bé đầy tình người giữa đêm văn minh quá mức. Như tiếng kêu thét của trái tim người giữa ngăn kéo đông lạnh toàn thể của xứ Mỹ. Giữa những người sinh viên này và cuộc sống chung quanh đột nhiên có khoảng cách. Họ lầm lũi theo đuổi con đường do chính họ chọn lựa, không một điều gì cưỡng bách hay dẫn dụ từ bên ngoài. Chỉ xuất phát từ tấm lòng của những con người nghĩ về con người. Tuổi trẻ thật đẹp ở khắp mọi nơi và bất cứ thời gian nào.
Bây giờ đã có những ánh lửa được đốt lên. Mắt mọi người đều có ánh long lanh ẩn hiện. Tường đứng dậy khi chị phụ nữ vừa nói chuyện xong. Đoan nói khi ánh lửa làm hai má cô bé hồng hơn.
– Anh thấy sao?
– Anh nhớ đến những lần đi trại CPS ngày xưa.
– CPS là gì hả anh?
– Là chương trình phát triển sinh hoạt học đường, một tổ chức cho sinh viên, học sinh ngày xưa. Cũng có những buổi trại, những đêm không ngủ nhưng không được bọn em hiện nay.
– Em không hiểu.
– Đa số bọn anh tham gia trại vì ham vui. Cũng lửa đốt lên, cũng ca hát, cũng hội thảo này no... nhưng đến vì nhiều lý do khác nhau lắm.
Đoan ngạc nhiên ra mặt. Cô bạn gái của Đoan lắc đầu.
– Hồi đó bọn em còn bé quá, chẳng biết gì cả.
– Bấy giờ bọn anh cũng bằng em bây giờ hay có thể bé hơn nữa không chừng. Đa số đến vì ham vui, ưa hoạt động và tìm cuộc sống thiên nhiên sau thời gian ở thành phố. Còn một số đến vì lý do... tình yêu!
Hai cô gái ré lên cười. Tường gật đầu.
– Tất nhiên không phải ai cũng vậy, nhưng có người này người kia. Những buổi trại, những đêm không ngủ còn là nơi hẹn hò của những người yêu nhau. Như một thứ picnic tình cảm đó mà.
Cô bạn Đoan nói trong tiếng cười.
– Anh giễu quá.
– Sự thật là vậy.
– Bọn em không phải vậy đâu... kể cả nhỏ Đoan do anh Hải đưa đến và đón về.
Đoan đập lên vai bạn.
– Nói gì vậy?
– Nói vậy chứ sao? Đừng bẻ cong ý nghĩ của người tạ Có tật giật mình chứ chẳng ai chen vào đời sống tình cảm người khác đâu mà lo.
Người thanh niên lắc đầu trước sự hồn nhiên của hai cô gái, anh ta xoay sang phía Tường.
– Anh nghĩ sao?
– Sao là sao?
Người thanh niên nhún vai. Tường thấy ngượng vì câu hỏi kỳ cục của mình. Giữa anh và những người trẻ tuổi này có khoảng cách xa lắm. Tường chợt thèm sống lại tuổi hai mươi để được làm những điều đã không làm trong thời gian đó.


° ° °

Vĩnh, Hoàng, Quán quay lại với hai người đàn ông lạ mặt. Một già, một trạc tuổi Tường. Sau lời giới thiệu, anh nhận ra đó là hai trong những cây bút của vùng này. Bài họ viết thỉnh thoảng Tường được đọc trên các báo với cái tên có kèm theo chức vụ của một hội đoàn trong vùng. Thật tình là Tường không thích lắm bởi những các “mác” kèm theo trong những bài viết. Anh gật đầu chào, hai người đàn ông và Hoàng tiếp tục câu chuyện đang bỏ giở. Lại những câu nói với những từ ngữ bốc lửa mà Hoàng thường dùng. Tường ngán ngẩm lui lại một bước, cái vòng tròn giữa những con người đang nói chuyện hụt mất một khoảng. Hoàng và hai người đàn ông hăng hái nói. Người thanh niên, Vĩnh, Đoan và cô gái im lặng nghe. Quán thỉnh thoảng góp thêm một câu. Tất cả làm thành một vòng tròn với lối đối thoại gạt Tường ra ngoài.
Người đàn ông trẻ là nhà văn kiêm phó chủ tịch một hội đoàn đang hăng hái nói về những biến chuyển của tình hình thế giới. Y nói lưu loát như đang “đăng đàn thuyết pháp”. Những câu nói với đủ thứ từ ngữ to lớn được tuôn ra dễ dãi từ cái miệng liến láu. Hùng hồn, hấp dẫn và đầy cảm hứng như đang đứng trước đám đông hàng ngàn người. Y dẫn dắt câu chuyện thật khéo léo, từ buổi tuyệt thực đối kháng của những người trẻ được lái sang quan điểm chính trị. Tường ngạc nhiên nhìn cái miệng với cặp môi mỏng. Phải chi hắn viết được như những điều đang nói thì đỡ biết mấy.
Ông nhà văn già cũng kiêm chủ tịch một hội đoàn thỉnh thoảng góp thêm một câu. Đại loại cũng cùng một ý với gã nhà văn đang nói. Những người trẻ tuổi bị cuốn vào câu chuyện mà không ngờ được. Bây giờ thì hành động đối kháng đầy lòng nhân đã biến thành hành động có xu hướng chính trị đàng hoàng. Ông nhà văn trẻ đã khoác vòng hoa đấu tranh lên cổ những người thanh niên. Tường chợt thấy ngứa trong mồm và thèm được chửi thề. Những trò chơi chó đẻ dành cho tuổi trẻ đang bị lập lại tại đây. Bầy diều – hâu – bịnh – hoạn – công – danh đang thỏa mãn mặc cảm bằng cách bám vào quá khứ để đè tuổi trẻ xuống gắn huy chương với ảo tưởng lãnh tụ.
Tường kéo tay Đoan.
– Đoan sang đây với anh một tí.
Đoan giật mình như vừa rời khỏi cơn mộng nào đó, cô bé đỏ mặt theo Tường về phía đám đông đang ngồi dưới các tấm bích chương. Cái vòng tròn bị hụt mất hai góc. Như một miệng cống bị khuyết hai lỗ và nước cống đang tuôn ra ngoài. Tường nói ý nghĩ này với Đoan. Cô bé cười cười.
– Anh lại phẫn nữa.
Tường gật đầu.
– Có lẽ phẫn thật, nhưng chả sao. Anh vẫn bị dị ứng với những loại người này từ hồi còn nhỏ. Mẹ kiếp!
– Anh lại chửi thề... Em mách chị Nhu cho coi.
– Ừ thì không chửi nữa, nhưng quả tình là anh bực bội. Tuổi trẻ của bọn anh bị lạc hướng bởi những tên phù thủy bẩn thỉu. Cả một thế hệ vỡ nát, không lý tưởng, lặn ngụp trong cái hoang mang để tìm hướng đi cho chính mình. Rơi vào đủ thứ hố khốn nạn, hiện sinh có, chém giết có, phản chiến có... chẳng đâu vào đâu cả. Vỡ nát hết khi bọn lãnh tụ đăng đàn thuyết pháp với cặp kính đen... Đã gần hai mươi năm không ngờ trò này vẫn còn ở đây.
– Em thấy đâu có gì?
Tường thở dài đứng lại trước một tấm bảng dán đầy hình ảnh của đồng bào tỵ nạn ở trại cấm Hồng Kông. Đoan đứng cạnh, đôi mắt mở tọ Ngạc nhiên và ngây thợ Hệt như mắt bọn Tường những năm nhìn vào các lãnh tụ sinh viên nói chuyện. Tuổi trẻ chỉ có nhiệt tình và lòng yêu thương chân thật để hành động. Và khi hành động, họ vẫn bằng cái nhìn thẳng về phía trước mà không chờ đợi những vòng hoa của kẻ khác choàng vào. Chỉ vỏn vẹn niềm tin trong sáng. Tường nhìn quanh, những người sinh viên vẫn trong thái độ đã có. Bất giác anh nhớ đến nét mặt của những người trẻ ở Thiên An Môn được xem qua báo chí, truyền hình. Có nét chung giữa những con người này. Thứ nét chung mà Tường đã đánh mất.
– Em không hiểu đâu Đoan ạ!
– Thì anh nói đi.
– Này nhé, anh hỏi Đoan, tại sao Đoan lại đến đây, tham dự với mọi người.
– Em thương đồng bào của mình đang bị đe dọa trả về Việt Nam. Mục tiêu là lần hội nghị về thuyền nhân ở Geneva sắp tới.
– Còn gì không?
Đoan lắc đầu.
– Còn gì đâu anh... mà đâu phải mình em nghĩ vậy. Bạn bè em đứa nào cũng thế. Đâu có gì sai phải không anh?
Tường mỉm cười.
– Thì đâu có gì sai? Đoan và các bạn khởi đầu việc làm đầy lòng nhân, tuy hành động có mang theo ít nhiều xu hướng chính trị nhưng tất cả đâu nghĩ đến điều này phải không?
– Vâng.
– Nhưng theo lời ông nhà văn hồi nãy thì sao?
Đoan ngẫm nghĩ một lúc rồi gật gù.
– Em hiểu rồi.
– Giỏi lắm. Đó là điều anh muốn nói với Đoan. Tuổi trẻ thật đẹp và thẳng thắn trong hành động, nhưng bọn phù thủy thì luôn luôn muốn bẻ cong mọi việc để được xưng danh lãnh tụ khi trao vòng hoa.
– Hồi xưa anh cũng bi...
Tường không trả lời, đưa tay chỉ vào một tấm ảnh. Cặp mắt của hai đứa bé trong ảnh mở to đầy nét hoang mang và buồn bã. Phía trước mặt là những đường kẽm gai bị chụp mờ nhạt.
– Thế hệ thứ ba tại hải ngoại là đây.
– Em hiểu.
Gió trở lạnh hơn trong đêm của San Francisco đang rực rỡ. Ánh đèn từ các cao ốc tỏa ra làm sáng rực con đường. Những ánh lửa của đám người biểu tình thật nhỏ nhoi và cô đơn. Tường kéo cao cổ áo. Đoan hỏi.
– Anh lạnh?
– Em không lạnh?
– Không, anh có vẻ yếu... giống hệt chị Nhu vậy. Bịnh hoài...
– Mấy tuần rồi anh không gặp Nhụ Bố mẹ khỏe chứ em?
– Vẫn khỏe và vẫn la chị Nhu khi gọi điện thoại cho anh.
– Em biết hết?
– Chị Nhu kể cho em nghe hết... và có lần phải nhờ em gọi cho anh, anh không nhớ sao?
– !!!
– Anh khờ lắm! Anh chẳng hiểu chị Nhu tí nào cả. Nhiều lúc anh thật khôn, nhiều lúc anh thật khờ... Buồn cười lắm...
Đoan lắc đầu. Từ phía đám đông có tiếng gọi, Đoan vẫn trong cái cười giễu cợt bỏ đi sau câu nói.
– Anh còn khờ hơn em và chị Nhu nữa.
Bên ngoài cuộc sống
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25