watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bên ngoài cuộc sống-Chương 19 - tác giả Nguyễn Ý Thuần Nguyễn Ý Thuần

Nguyễn Ý Thuần

Chương 19

Tác giả: Nguyễn Ý Thuần

Thứ hai của tuần lễ thứ tư.
Hơn mười ngày tôi không ghi một hàng nào vào đây. Chỉ là những hình vẽ lộn xộn như tâm trạng rối bời. Tôi đã bị “áp lực” của nhân vật chính quá nhiều. Có một điều gì gần như sự khó chịu trong tôi mỗi khi nghĩ đến hắn. Tôi đẻ ra hắn nhưng hắn đã không thuộc về tôi. Sự thật này tôi đã tìm thấy khi tiếp tục câu chuyện đang viết. Sự từ chối những điều tôi định đem đến cho hắn thật mãnh liệt, đến độ tôi biến thành bất lực khi viết. Ngòi viết như không thuộc vào tôi, chỉ còn lại những ghi nhận từ sự quan sát nơi hắn. Tôi mệt mỏi theo hắn trên từng hàng chữ, từng trang giấy mà không biết tương lai hắn sẽ đưa tôi đi đến đâu. Tương lai? Nghe sao mà xa vời trong khi từ hàng chữ thứ nhất sang hàng chữ thứ hai đã là sự chuyển động của thời gian tạo nên khoảng cách. Vậy mà tôi chẳng biết gì cả. Mù tịt khi nhìn vào hàng kẻ kế tiếp, không đoán nổi sẽ cho tôi ghi nhận những gì. Rồi kết cuộc sẽ ra sao? Hắn sẽ đi về đâu trong cuốn truyện của tôi?
Chưa bao giờ tôi bị một nhân vật do mình tạo ra “vật vã” như hắn. Sự trăn trở vì những điều tìm thấy nơi hắn làm tôi khó chịu. Nếu cần, tôi sẽ bỏ đi những điều thật của hắn để lôi hắn về với mình. Nhưng để làm gì? Đời sống này đã quá nhiều ảo tưởng và con người chân rời khỏi mặt đất. Tại sao không có một mẫu người thành thật với hoàn cảnh dĩ vãng và sự suy nghĩ cần thiết về cuộc đời xảy ra trước mắt? Tạm coi hắn là một chứng nhân của thời điểm này đi. Một chứng nhân mang tính tiểu thuyết chứ không mang tính lịch sử. Tôi không phải là một người chép sử nhưng tôi phải thành thật với những loại người tiểu thuyết như hắn. Tôi hiểu rõ điều đó nhưng sao sự khó chịu vẫn có? Hay là mặc cảm tự tôn của những người sáng tạo chăng?
Khi tiếp tục những hàng chữ là tôi bị lệ thuộc vào hắn, và lúc đọc thì luôn gặp sự bực mình. Làm sao thoát khỏi tình trạng này đây? Giữa sự suy nghĩ và thái độ sống đâu luôn luôn đi cùng với nhau. Ngay cả những lúc mình tưởng rằng đang sống thật nhất với sự suy nghĩ của mình vẫn mang tính cách giả hình. Lúc đó, mình đang bắt mình phải làm theo điều đã suy nghĩ. Tính ép buộc đã có trong hành động và thái độ sống, sự tự do để đạt đến đời sống thật ngay thời điểm đó không có. Hoàn toàn không có. Chỉ là hành động của một thời điểm nối tiếp theo nếp suy nghĩ của một thời điểm đã quạ Khoảng cách đã có dù rất ngắn, và có thể không phân biệt được, nhưng vẫn có. Chúng ta đã lầm lẫn để từ ngữ “sống thật” thành lá bài gian lận cho chính mình.
Tôi lại rối rắm nữa rồi. Đây đâu phải là vấn đề từ ngữ được đặt ra. Cái vòng tròn của ý nghĩa và từ ngữ há không phải là mối bận tâm của những người cầm viết từ xưa đến nay hay sao? Phải đứng ngoài vòng tròn đó, bởi điều cần thiết là việc của tôi và hắn. Một mối bận tâm rất giản dị nhưng cũng rất phức tạp, đó là sự khó chịu của chính mình. Hãy tỉnh táo với đêm trước mắt.
Trăng tròn và xanh. Có lẽ hôm nay 16 tạ Đời sống ở xứ Mỹ đã làm mình quên những điều quen thuộc của ngày xưa. Ngày tháng là một. Bây giờ chỉ còn ngày tháng dương lịch với những điều thường xuyên nói trên môi: June, May, August... và first, tenth, twenty– second... Tôi cố nhớ những điều bỏ quên và bàng hoàng với chính mình. Cuộc sống đã làm mình thay đổi thật nhiều. Đầy rẫy các thói quen lạ hoắc.
Trăng vẫn tròn và xanh, đêm vẫn lắng, gió vẫn thoáng qua cửa sổ. Tôi vẫn thấy tôi đang hiện hữu giữa những đổi thay của chính mình. Qúa nhiều sự đổi thay đến độ không ngờ được. Tôi có còn là tôi hay không?
Đêm nay, hãy nhìn lại mình một lần.


° ° °

Thứ ba của tuần lễ thứ tư.
Tôi bàng hoàng vì sự thay đổi của mình. Đêm qua từ ánh trăng và ý niệm về ngày âm lịch tôi nhìn lại mình. Đêm với những suy nghĩ – như kiểu chữ “phản tỉnh” mà Việt cộng thường dùng – tôi đã không ngủ được. Những điều thay đổi gậm nhắm mình trong cách thế sống như con nước đang chơi trò xâm thực với bờ đá. Mòn mà không ngờ được mình đang mòn. Rồi đến lúc nào đó sẽ gãy, xụp một cách bình thản vào cuộc sống xứ người. Đúng là một thứ hội nhập không ngờ.
Những thói quen vụn vặt trong đời sống nghĩ lại đột nhiên ớn lạnh. Tôi đã bị Mỹ hóa một phần nào. Nhỏ nhặt thôi nhưng ăn sâu vào máu đến độ thành quen thuộc, quen thuộc như đã có từ lâu lắm. Từ một cuộn giấy đi cầu đến một lần di chuyển. Từ một ly nước uống đến những tiện nghi bao quanh. Từ bao giờ? Không biết từ bao giờ thói quen đi vệ sinh bằng giấy kiss me đã là cần thiết chứ không là những tờ giấy báo đầy mực được cắt vội hay đủ loại lá rừng – trừ lá chuối – của thời gian đi tù. Hay phương tiện di chuyển phải là một chiếc xe và đi bộ biến thành trò tiêu khiển hoặc thể dục. Hoặc phải là nước được lọc sạch chứ không phải bất cứ thứ nước nào thấy sành sạch là nốc liền... Rồi những tiện nghi bao quanh... Cái diêm, điếu thuốc, ti vi, tủ lạnh... Mọi thứ đã thành bình thường đến độ tách rời là sẽ thành bất thường mà chính những điều đó trước khi gặp, khi dùng đến mình hẳn nghĩ là không cần thiết. Thói quen tự phát hay là tính thụ hưởng tự nhiên của loài người? Và ngay cả những điều này có thuộc về con người hay là chỉ do hoàn cảnh bên ngoài đưa đến. Vậy lúc sống, mình có là của mình hay hoàn toàn bị chi phối bởi ngoại giới? Ranh giới lại được đặt ra với tiếng sống thật. Tôi lại rối rắm. Hãy tỉnh táo với đêm trước mặt.
Gió mạnh hơn hôm quạ Tôi cảm thấy thế bởi cơn lạnh có từ da thịt. Lại ấm ớ nữa rồi! Giữa cái lạnh và cơn gió thì có gì ăn nhậu đến nhau? Gió mạnh chưa hẳn là gió lạnh và cái lạnh nhận được cũng đâu hẳn là do gió mạnh hay nhe... Mà cả hai điều này cũng có gì liên quan đến mình chứ? Sao tôi cứ rơi vào những tâm trạng bất định thế này. Đã bảo hãy tỉnh táo đi mà!


° ° °

Thứ tư của tuần lễ thứ tư.
Vĩnh rủ đi uống rượu chiều naỵ Tôi ngạc nhiên bởi “quyết định” uống rượu của thằng bạn này. Vừa ngạc nhiên, vừa thích thú tôi nhận lời.
Đến quán Tự Do, thái độ và lời nói của nó khác hẳn cuộc sống của một thằng tạm gọi là thành đạt về vật chất tại đây. Ghi lại cũng là một thứ “note” của đời sống.
Chiếc quần Jean với chiếc áo bỏ ra ngoài làm nó có vẻ bụi đời. Bỏ đi bộ vest với chiếc cà vạt thằng bạn của tôi có vẻ trẻ và thoải mái hơn. Tôi nói điều này khi ngồi xuống. Vĩnh nhìn vào bóng mình trong chiếc gương treo ở khoảng tường bên cạnh.
– Thật vậy hả mày?
– Tao thấy vậy.
– Mày thích tao thế này?
– Sao lại thích. Mặc gì thì kệ xác mày. Mặc gì thì với tao mày vẫn là thằng Vĩnh.
Vĩnh nhún vai.
– Tao cứ tưởng mày bị dị ứng với “complete” và cà vạt chứ?
– Thì cũng có như mày biết, nhưng với mày thì không. Dù sao mày cũng là thằng bạn cũ... Chẳng qua vì công việc của mày.
– Vĩnh suy nghĩ một thoáng rồi lắc đầu.
– Mày sai rõ ràng, tại sao mày lại “thông cảm” riêng tao còn những người khác thì không. Đố kỵ hay thiên vị?
Tôi thấy cần phải suy nghĩ về điều Vĩnh vừa nói. Đố kỵ hay thiên vị? Và thứ mắt nhìn mà tôi gọi là “dị ứng” có đúng không? Hay là một hình thức đánh lừa mặc cảm của mình? Sẽ nghĩ về việc này và ghi lại đây để khỏi quên như đã quên những điều cần nhớ.
Câu chuyện được tiếp tục với những điều mới tôi tìm thấy nơi Vĩnh.
– Sao hôm nay mày lại đổi tính?
– Mày muốn nói đến việc rủ mày uống rượu?
– Mày có vẻ thông minh hơn tao tưởng.
Vĩnh cầm ly bia lên, uống một hơi cạn sạch rồi đưa tay gạt miệng, cung cách rất giang hồ.
– Ngoài cuộc sống bình thường với lớp quần áo phủ bên ngoài, tao vẫn còn là tao của chính tao. Sự đãi lọc của tâm hồn đâu biểu hiện hai mươi bốn giờ một ngày. Đừng tưởng bở con ạ! Đâu phải mình mày có nếp suy nghĩ của một thằng bỏ đi dám tung hê cuộc sống.
– Làm gì phẫn thế?
– Phẫn cái gì? Đa số những thằng, những con đang sống trong xã hội này đều đeo mặt nạ để đóng trọn vai trò của từng đứa. Chứ trong lòng đứa nào cũng có điều khác... Tung hê cuộc sống như mày là một... Nhưng có điều bọn nó đếch dám làm như mày vì cái mặt nạ đang đeo. Mày có vẻ can đảm.
– Có cần nói tiếng cám ơn mày không?
– Đừng tưởng bở con trai. Nghe nói “can đảm” là vội táp lấy và cảm ơn tuýt xuỵt. Tao khen mày can đảm vì mày dám đeo thứ mặt nạ khác với đám đông đang đeo thôi, chứ thật ra ngay cả lúc đóng vai thằng bỏ đi là mày cũng đếch sống thật với mày. Có thật tình là mày muốn thành một thằng bỏ đi như đang sống không? Hay là vì một lý do nào đó mày mới phải sống như vậy... Tao không biết là tại sao, bởi chẳng bao giờ mày nói dù bọn mình là bạn thân, nhưng ít nhất tao cũng đủ thông minh để hiểu... Lúc đầu vượt biên sang đây mày có nghĩ là sẽ sống thế này không?
– Đó là lý do.
– Đừng ấm ớ dẫn câu chuyện đi vòng vòng nữa. Tao đâu hỏi về lý do tại sao mày thay đổi? Mà nói cho cùng tao cũng đếch cần hiểu tại sao. Mỗi thằng có một lối sống, khác thường hay hòa lẫn vào đám đông là do sự suy nghĩ của mình, và đắm trong đó để thực hiện cho bằng được. Phải thế không? Rồi đến một lúc nào đó cách thế sống biến thành cá tính của mình, rồi ôm lấy, rồi tiếp tục... Như một cách đeo mặt nạ mà chính người đeo không ngờ được.
Tôi thấy thằng bạn này có lý phần nào. Vĩnh gọi thêm hai chai bia nữa, và nốc cạn ly của mình.
– Uống đi mày.
– Mày có lý phần nào.
– Chỉ có lý phần nào thôi ư? Tao tưởng là đúng chứ.
Người hầu bàn đem lại hai chai bia. Vĩnh vặn nắp và rót vào ly trong thái độ vẫn giang hồ. Trên tay nó, chiếc nhẫn kim cương đã được tháo ra khỏi ngón trỏ.
– Mỗi thằng có một lý do để chọn cách sống. Thằng Hoàng thì hung hăng con bọ xít, lúc nào cũng đấu tranh với đánh trận. Tao vì gia đình và muốn tròn trịa nên hội nhập và làm cuộc sống với xã hội này như mày thấy. Còn mày, dù bất cứ lý do nào cũng là lý do... Cái nhìn khác nhau vì phát đi từ các góc khác nhau... Và mỗi chỗ có một cái lý riêng biệt. Đ.M! Tao ngửi không nổi cái trò đứng từ góc này ném cái nhìn hằn học về góc khác của một số thằng tại đây... Lúc nào cũng đặt chữ “phải” ở đằng trước câu nói.
– Mày cũng vậy.
Tôi cắt ngang câu của Vĩnh. Nó thản nhiên nhún vai.
– Tất nhiên và tao biết điều đó hơn ai hết. Dù sao tao cũng phải “bảo vệ” cái góc của tao, nếu không muốn nhảy vào “trận chiến” với các góc khác. Một thái độ sống mà mày.
Chúng tôi bật cười. Vĩnh lại đưa cao ly bia lên.
– Uống đi mày.
Tôi làm theo. Hai chiếc ly chạm vào nhau, vang lên một tiếng động ròn tan, bọt bia sóng sánh trên lớp mặt bia như những chùm bọt biển trên sóng.
– Mày có vẻ lạ lắm.
– Đây là lần thứ hai mày nhắc đến điều này trong đêm naỵ Bỏ qua chuyện đó đi.
Lại một ly bia được cạn do Vĩnh. Quả tình là nó lạ lùng, khác thường nhưng tôi không nhắc thêm nữa. Vĩnh lại gọi thêm bia, mặt bắt đầu đỏ.
– Uống nổi nữa không?
– ĐM! Khinh nhau vừa vừa chứ.
Tôi mỉm cười trước nét tự ái dễ thương của thằng bạn cũ. Vĩnh vừa rót bia vừa nhìn tôi.
– Mày cười cái gì?
– Tao chợt nhớ đến bọn mình. Ba đứa như ba nhánh cây chung một cái gốc nhưng lớn lên tỏa về ba phía khác nhau.
– Điều đó tự nhiên thôi. Nhưng sao lại là ba đứa, Quán bỏ đâu?
– Quán như cái gốc nhánh chia bạ Quán đứng giữa ba đứa mình.
– Mày nghĩ sao mà nói thế?
– Nghĩ chó gì? Sự thật là vậy. Quán như một người bạn trai của bọn mình.
Vĩnh lắc đầu.
– Không hẳn vậy đâu... Mày không nói Quán và Hoàng dạo này thân nhau lắm hay sao?
– Đúng. Nhưng đó là điều tốt, hai đứa mà ráp lại được thì đó cũng là một tin vui chung cho bọn mình.
Vĩnh chợt im lặng, tôi lại liên tưởng đến cảnh đã gặp trước quán ăn Sizzler và thái độ của Vĩnh trong thời gian vừa quạ Vòng tròn bạn bè đã có vài kẽ nứt hay sao ? Mãi lúc sau Vĩnh mới mở lời.
– Mày vẫn viết đều chứ?
– Vẫn đều đặn, nhưng mỗi chữ đặt xuống khó khăn hơn trước. Từ ý nghĩ cho đến lúc hiện trên trang giấy những hàng chữ như có khoảng cách xa lắm.
– Tao không hiểu.
– Có gì mà không hiểu, khởi đi từ việc theo dõi hành động, diễn biến của nhân vật là việc ghi nhận của tao. Biến thành ý tưởng trong đầu vẫn là của tao nhưng khi viết xuống thì những điều đó hiện lên rõ ràng và ý nghĩa của những điều đó hoàn toàn chả dính gì với tao.
– Tao vẫn không hiểu.
– Bỏ qua việc đó đi.
– Thì bỏ quạ Những thằng như mày rắc rối thấy mẹ! Mấy thằng khác dễ hiểu hơn mày nhiều, dù nó cũng viết lách.
– Dễ hiểu hay khó hiểu là tùy theo từng thằng. Mỗi thằng là một cõi viết riêng lẻ, đâu thể xếp lớp với nhau như cá trong rổ được? Mày muốn nói đến ai?
Vĩnh nhắc đến tên Hoàng và tên ông nhà văn tiến sĩ. Tôi ngạc nhiên hỏi nó.
– Thằng Hoàng thì một năm rặn ra được một bài viết có tính đấu tranh thì chẳng cần nhắc đến. Còn thằng nhà văn, mày cũng biết hay sao?
– Biết quá đi chứ. Nó “hoạt động” dữ lắm mà! Làm chủ bút, biên tập viên tùm lum... xuất hiện trong các buổi họp mặt, nói năng rất có trình độ và hiểu biết lắm mà.
Tôi mỉm cười nhớ đến cặp kính cận đeo trên khuôn mặt bụ bẫm. Những hoạt động của ông nhà văn này như cặp kính cận trên khuôn mặt ông tạ Cặp kính cận là lớp vỏ trang sức cho ông nhà văn trong sinh hoạt văn nghệ. Chộn rộn, hám danh dưới lớp vỏ khinh khỉnh.
– Mày có đọc của thằng này đều không?
Vĩnh hơi khựng, mặt đực ra, mãi lúc sau mới gật gù.
– Mày nhắc đến điều này tao mới nhớ. Sao thằng này lại là nhà văn... Hình như tao được đọc của nó vài bài trên các báo. Chẳng đâu vào đâu cả. Viết như nó mà xưng là nhà văn thì tao dám là thằng Việt Nam đầu tiên bắt Nobel, nếu chịu khó ngồi viết... Nó viết ít lắm hả mày ? Thời gian của nó để làm gì? À...
Tôi nhún vai.
– Nó ngồi viết thì thời gian đâu mà hoạt động văn nghệ? Phải thông cảm với nó chứ. Mà cũng đầu cần viết nhiều mới là nhà văn. Chỉ cần dăm bài rồi tự xưng hay khoác lẫn cho nhau chức sĩ trên mặt báo hay lúc nói chuyện là đủ rồi... Thằng này đã được một ông chủ báo cõng trong một số báo bốc thơm mà coi độc giả như củ khoai... Đừng ngạc nhiên con trai ạ! Xứ tự do làm gì cũng cần phải có “skill” hoặc bằng cấp mới làm được trừ khi làm nhà văn với thi sĩ là không đòi bằng cấp, huống chi thằng này có tới cái bằng tiến sĩ để ký sau mỗi bài báo và cặp kính cận trên khuôn mặt. Cái “mác” đã có thì cần gì phải viết? Đời sống con người đâu có dài đâu? Vài chục năm chứ mấy? Phải cho nó sống hết vài chục năm của nó với ảo tưởng văn nghệ chứ?
– Mày có vẻ phẫn.
– Tao chỉ nói điều đã thấy.
Vĩnh im lặng gọi thêm bia. Câu chuyện lạc dần bởi lượng bia tăng thêm trong máu. Cuối cùng là những câu chửi thề vung vít của hai đứa với khuôn mặt đỏ bừng. Vĩnh “lạ” hơn tôi hằng nghĩ về nó.


° ° °

Thứ sáu của tuần lễ thứ tư.
Trăng đã khuyết và ngả sang màu vàng đục. Không gian của một thành phố Mỹ hình như chẳng có gì ảnh hưởng đến lòng người. Mọi sinh hoạt vẫn trôi qua đều đặn. Và hôm nay là bắt đầu cho một cuối tuần.
Tôi nhớ Nhu thật nhiều.


° ° °

Chủ nhật của tuần lễ thứ năm.
Nhu bịnh phải đưa vào nhà thương. Đoan cho biết thế và hôm qua tôi đã lên thăm. Những âu lo trên suốt quãng đường đi mất biến khi ngồi trên xe trở về, thay vào đó là niềm vui.
Ông cụ của Nhu có vẻ chịu chơi hơn tôi tưởng. Suốt thời gian nói chuyện với ông cụ trong sân bịnh viện, tôi thật tình thoải mái. Đã có sự thông cảm giữa chúng tôi. Và tình yêu? Hy vọng đó là “điều tốt” cho tình yêu.
Nhu và Đoan thích thú theo dõi câu chuyện giữa tôi và ông cụ. Trên giường bịnh với tấm chăn trải trắng toát, màu hồng rạng rỡ trên môi Nhu qua những nụ cười. Đoan, rất hồn nhiên đã bật cười ròn rã vì những chuyển biến “bất ngờ” của câu chuyện.
– Bố chịu chơi thật.
– Chứ sao? Anh đã bảo ông cụ chỉ làm mặt ngầu thôi, chứ trong bụng... thương anh lắm. Dù sao có thằng con rể như anh cũng...
Nhu cấu khẽ lên mu bàn tay tôi.
– Anh lại nói bậy nữa.
Đoan bỏ ra ngoài. Tôi hôn Nhu thật lâu trước khi về. Lần này nàng không trách tôi tham lam và mặt nàng cũng không đỏ. Chỉ thấy tay Nhu xiết vòng ôm qua gáy tôi chặt hơn. Hạnh phúc, tình yêu, niềm vui và hình ảnh Nhu theo tôi suốt chuyến xe bus.
Đêm nay tôi sẽ gọi cho Nhu.


° ° °

Thứ ba của tuần lễ thứ năm.
Vĩnh lại đến rủ đi uống rượu. Lần này nó ăn mặc bình thường và câu chuyện cũng bình thường khi nói. Tôi chỉ nhận được từ nó hình ảnh duy nhất là chiếc cà vạt mới mua, màu đỏ có những đường kẻ trắng đan nhau. Và chiếc cà vạt không đủ để ghi lại những hàng chữ khác cho trang này.
Ông nhà văn tiến sĩ đến tòa soạn sáng naỵ Vòng vo ít câu chuyện, xong ông khoe vừa được “bổ nhiệm” chức vụ chịu trách nhiệm bài vở cho một tờ báo đấu tranh trong vùng. Một job mới cho ông nhà văn này kể từ khi bản tin địa phương hàng tháng do ông chủ trương bị chết. Nhìn khuôn mặt phát ra từng câu nói bằng tất cả sự quan trọng, bất giác tôi nhớ đến những cái gọi là hoạt động văn nghệ của ông tạ Quả là kỳ cục!
Có cách nào để không viết mà vẫn trở thành một nhà văn hay thi sĩ không? Câu hỏi này chắc hôm nay đã có người trả lời được. Đó là ông nhà văn có cái bằng tiến sĩ ở San Jose.


° ° °

Tường cầm viết lên đề ngày tháng của hôm nay vào góc phải trang giấy. Anh sẽ viết gì về niềm vui của mình ngày hôm nay? Năm trang, mười trang của cuốn nhật ký này để ghi nhận hạnh phúc. Và sẽ bắt đầu từ đâu? Hạnh phúc của Quán và Hoàng hay tình yêu của anh và Nhủ Tường nhìn ra cửa sổ, bên ngoài trăng đã không còn trên bầu trời. Đêm cuối tháng sáu tối đen.
Trang nhật ký cuối cùng của tháng sáu vẫn mở ra trước mặt. Tường ngồi rất lâu, cuối cùng cầm viết lên ghi vội một câu dưới hàng chữ đề ngày tháng. “Đêm nay tôi sống với hạnh phúc vừa tìm thấy”.
Tường vất cây viết xuống bàn. Tắt đèn trong phòng và bấm mười số phone của Nhụ Để nối tiếp hạnh phúc, anh chờ tiếng phone bên kia giây nói.
Bên ngoài cuộc sống
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25