Hai mươi hai
Tác giả: Nhật Tuấn
Bản Mù Cang khá đông đúc và sầm uất với của hàng ăn, trạm bưu điện, phòng lương thực... và một bến xe ngựa xuôi thị trấn. Tôi nhớn nhác đi giữa con đường lớn hai bên san sát những gôi nhà sàn cao ráo, bên trong, những người đàn bà cho con bú, những cụ già quay sợi và những đứa trẻ la hét, huỳnh huỵch đuổi nhau. Mặt trời đã chìm khuất sau rặng núi lô nhô hình răng cưa, còn sót lại vệt nắng nhạt trên khoảng đất rộng lổn nhổn phân ngựa. Chợ họp ở đó, lâu lắm, lâu lắm rồi tôi mới gặp lại những quán hàng bây đủ thứ linh tinh từ cuộn chỉ màu, cái kim băng, cho tới cuốn vở học trò, những người đàn bà chân quấn sà cạp, ngổn ngang trên đất những chai mật ong, những con gà bị trói chân, những tảng thịt rừng... cạnh đó những con ngựa ve vảy đuôi đuổi đàn ruồi bu đầy một khoảng lưng rắn chắc. Gió chiều lành lạnh thoảng tới mùi thịt nướng khét lẹt. Tôi cứ đứng ngẩn ngắm nhìn quang cảnh xã hội con người tôi vừa trở về sau một thời gian dài lặn lội nơi hoang dã. Một nỗi xao xuyến bồi hồi cứ quặn lên làm tôi rưng rưng nước mắt.
Một người đàn bà địu con, tay dắt một đứa khác, đi tới và giơ ra trớc mặt tôi cái lọ nhỏ trong đựng một thứ nước đen đen:
Huyết lình đấy, mua đi cán bộ...
Tôi giảng cho thằng liên lạc nghe đó là cái món máu kinh của khỉ cái người ta lấy được trên các lớp lá khỉ ngồi và là loại thuốc bổ còn hơn cả cái mật gấu nó vẫn khư khư giữ kia làm nó bùi tai móc tiền ra mua với giá cắt cổ. Một bà già ăn mặc theo hiểu người Mèo đưa tới một gùi quả, mời mọc:
Mua đào đi, mua đào đi cán bộ, đào này nhiều vitamin lắm vớ...
Vâng thì tôi cũng xin mua lấy vài quả ăn coi có nhiều vitamin như bà già vừa quảng cáo chăng? Về sống với xã hội con người kề ra cũng lắm cái lý thú đấy chứ. Tôi cứ vẩn vơ đi hết hàng này sang hàng khác làm thằng liên lạc sốt ruột dục tôi sang cửa hàng nhận gạo để mai nó về sớm.
Không được, tôi từ chối phắt và kéo nó vào một quán cơm, cố ý dềnh dàng giữ chân nó lại khỏi đuổi kịp thằng hộ pháp.
Hai cán bộ ăn món gì?
Cô chủ quán xinh xắn trong bộ váy người miền núi đón chúng tôi với nụ cười lộ hàm răng trắng bóng, tròn mắt vì bộ dạng nhếch nhác của hai anh chàng cứ như mới đứt giây trên trời rơi xuống. Tôi giải thích với cô, bọn tôi sống trên đỉnh núi, đi công tác qua và nói chung, cô món gì ngon nhất cô cứ bưng ra. Nhìn cái dáng uyển chuyển của cô bước vào bếp, thằng liên lạc nháy mắt:
Ăn đứt con gái miền xuôi, tao như mày lấy béng vợ trên này lại sướng.
Tôi phải xóa ngay cái cảm giác rạo rực rất hiếm thấy dâng lên. Thôi thôi, chớ có dính vào đàn bà cho rắc rối cuộc đời Tốt hơn hết là xắn tay áo, tập trung giác quan vào eác món ăn cô ta bưng lên bây la liệt trên bàn kia. Thịt gà luộc, cải xào thịt trâu, canh rau ngót nấu thịt lợn... thêm một nậm rượu trắng, chao ôi vua chúa chắc cũng chẳng sướng hơn tôi lúc này.
Ăn đi, ăn thoải mái, tao đãi mày, khỏi lo...
Thằng liên lạc tươi mặt, vẻ lo lắng biến mất, trịnh trọng cầm chén rượu lên chúc tôi lập đư ợc nhiều thành tích, mau chóng tiến bộ, cuối năm được bình bầu chiến sĩ thi đua. Tôi dốc ào chén rượu vào cổ họng chẳng cần biết nó chúc thực hay xỏ xiên. Rồi tôi bảo tôi cũng chúc nó như vậy có điều muốn được thế nó phải bớt cái việc buôn bán trong khi đi công tác các miền xuôi ngược đi. Nó trợn mắt:
Sao mày biết tao buôn? .
Sa nhân, trầm, quế ở đây mang được xuống dưới xuôi mày lời gấp bốn, đúng không?
Nó tái mặt, vừa mở miệng định cãi, tôi đã chẹn ngang:
Tao chỉ khuyên mày thế thôi, mày thích thì cứ làm, tao chả hé răng ra với ai đâu mà sợ.
Vẻ mặt nó làm tôi hiểu đã bắt nọn đúng vào tim đen khi ở ngoài chợ tôi thấy nó hỏi giá cả mọi thứ tỷ mỉ quá.
Tôi rót chén rượu nữa và đề nó yên tâm ăn uống cho ngon miệng, tôi quyết định lật ngửa con bài:
Cái mật gấu đâu rồi?
Nó há hốc miệng:
Tao cất kỹ trong sắc cốt, mày hỏi làm gì? .
Cái đó của tao một nửa, của mày một nửa, đúng không?
Tất nhiên rồi, hoặc ta cắt đôi hoặc để tao mang về xuôi bán lấy tiền rồi chia nhau.
Tao đánh đổi sự im lặng của tao lấy cái kín miệng của mày cược thêm một nửa cái mật gấu nữa đấy.
Nó tươi mặt, hỏi thêm cho chắc:
Thế là thế nào?
Tao sẽ không nói với ai việc mày đi buôn, mày cũng không được hé răng chuyện thằng hộ pháp bỏ trốn, cam kết vậy cái mật gấu sẽ là của mày cả.
Nó giơ chén rượu lên cụng với tôi:
Nhất trí cả hai tay. Coi như tao không biết, không nghe, không thấy chuyện đó. Được chưa?
Nó phấn khởi ra mặt, ăn uống ào ào, cuối bữa mới hỏi:
Tao không hiểu sao mày bao che cho thằng hộ pháp ghê thế?
Tôi nghiêm mặt:.
Nó là anh em kết nghĩa của tao.
Hôm sau tôi giữ thằng liên lạc nấn ná thêm ngày nữa cho thằng hộ pháp chắc chắn đi thoát và cũng vì máy bữa thường ăn ở quán đó nên cũng có phần quyến luyến cô chủ quán. Thực ra tôi không tán tỉnh hỏi han gì cô hết, tôi chỉ nhìn ngắm cô đi lại bưng thức ăn giữa các bàn với cái vẻ làm cô phải nói riêng với thằng liên lạc:
Anh kia sao buồn quá vớ?
Kín khẩu bồ mi sằng cặp, nõn lắp bồ mi sao cọt...*
(* ăn cơm chẳng có thịt k èm, đi ngủ không có gái ôm)
Thằng liên lạc buông ra một câu đùa cợt rồi lại ra vẻ trịnh trọng:
Nó buồn vì chưa có vợ đấy, nó thích cô lắm, chỉ sợ không nên nhau thôi.
Khắc đi khắc đến, khắc hỏi khắc được mà...
Nói xong mặt cô đỏ lên như gấc, ba chân bốn cẳng bỏ vào nhà trong. Thằng liên lạc vỗ vai tôi cười sằng sặc.
Thấy chưa, nó muốn nên nhau với mày đấy. Xốc tới đi thôi.
Tôi cao hứng gọi thêm nậm rượu và đĩa thịt trâu luộc để được nấn ná ngồi lại nhìn ngắm cô nàng nhỏ nhắn. Phải công nhận rằng chỉ có sự trong trẻo và khoáng đạt nơi rừng núi mới hun đúc nên một nhan sắc thanh khiết: hồn nhiên không gợn chút làm duyên thế, khiến tôi chỉ dám cúi đầu chiêm ngưỡng chứ không đành lòng lôi kéo cô vào cuộc sống đầy gian truân và phiền tạp như tôi. Cái đẹp theo tôi cũng như trăng lên, hoa nở vậy, chẳng nên biến nó vốn chỉ tồn tại trong khoảng khắc thành cái thường ngày trong khuôn khổ chật chội, rối bời của gia đình. Buồi tối, tôi đang nằm nhờ một nhà trong xóm, gối đầu lên bậc cửa sổ ngắm nhìn vành trăng tròn treo lừng lững trên đầu ngọn núi, thằng liên lạc ở đâu chạy về hốt hải:.
Chết cha con bán cơm nó mê mày thật rồi. Đày, nó gửi tặng mày cái này đây...
Tôi chưa hết ngạc nhiên, nó đã ấn vào tay tôi chiếc khăn tay lụa đỏ có viền quanh chỉ vàng và bảo cô ta mời tôi sang chơi.
Lạ lắm mày ạ, tao tán nó mà nó lại toàn hỏi chuyện mày mới đểu chứ. Thôi, dậy đi đi, vớ bở rồi.
Tôi cất chiếc khăn tay vào túi ngực. Lò mò xuống thang gác và bước ra ngoài đường. Ánh trăng vằng vặc trên con đường đất lượn vòng qua bóng tối sẫm của những quả núi đá, ánh lửa bếp le lói trong những ngôi nhà sàn nép trong lùm cây, tiếng chó sủa vu vơ đâu đó. Tôi cứ bước thấp bước cao, nửa muốn quay về, - nửa muốn đi tới, trống ngực đánh không thua gì tiếng chiêng, cồng đang vang lên từ một đám xòe nhộn nhịp quay tròn trước cửa nhà cô. Thế rồi tôi bị lôi vào đám đông trai gái đang bước lui, bước tới theo nhịp chiêng mỗi lúc một dồn dập. Một giọng ca nữ mượt mà, trong vắt vừa cất lên cao, lập tức được hòa theo bằng một giọng nam trầm nặng nề, buồn bã và tuy không hiểu tôi cũng cảm được đó là những lời bây tỏ tình yêu của chàng trai đang làm rung động trái tim cô gái. Tôi cứ bị đưa đẩy theo nhịp chân trong vòng người mỗi lúc tiếng hát, tiếng chiêng và cả ánh trăng huyền ảo nữa làm cho dồn sát vào nhau và rồi tôi bủn rủn khi người con gái tôi đang cầm lấy hai bàn tay đung đưaa theo nhịp xòe chính là cô, người vừa gửi tặng tôi chiếc khăn tay thêu chỉ vàng. Đôi mắt cô lóng lánh nhìn tôi, miệng he hé cười và không nói một lời, cô bấm ngón tay vào bàn tay tôi và theo quy ước của đám xòe như thế là tôi có thể đưa cô tách khỏi cái ầm ĩ náo nhiệt kia đến một chỗ nào đó thật êm đềm, vắng vẻ để trò chuyện tâm tình. Than ôi, đôi khi số phận đưa đến cho ta một hạnh phúc quá lớn lao quá bất ngờ đến nỗi ta run sợ không đám đưa tay ra nhận nó. Sau này chẳng khi nào nghĩ tới cái hành động ngu ngốc ấy mà tôi không nhoi nhói trong lòng.
Vâng, chính vào cái lúc tôi phải kéo tay cô ra khỏi đám xòe thong dong đưa cô đến một chỗ nào đó tôi lại đẩy cô ra và rồi cái vòng quay của đám xòe vẫn cứ quay để cho hai bàn tay ngoan ngoãn của cô gái rơi vào một chàng trai nào đó, đôi mắt lóng lánh của cô vụt tối và đó là hình ảnh cuối cùng tôi thu nhận ở nơi cô.
Đám xòe vẫn xoay tròn, nhưng vòng quay của nó không còn đưa cô tới tôi nữa, cũng giống như vành trăng đã chìm sau đỉnh núi đá, cô cũng biến đâu mất, tôi đành trở về trên con đường khấp khểnh và tối mù. Thằng liên lạc vẫn còn thức, bật cười nham nhở:
Sao về sơm thế? Xong cuộc rồi kia à?
Tôi lẳng lặng lấy chăn trùm kín mặt. Thôi, ngủ đi lấv sức sớm mai gánh gạo trở về. Tôi đặt tay lên ngực và chạm vào chiếc khăn tay cô gái gởi tặng. Phải chăng tôi đã đánh mất hết ý nghĩa của nó, còn lại bây giờ chỉ là một mảnh vải vô tri?
Bản Mù Cang khá đông đúc và sầm uất với của hàng ăn, trạm bưu điện, phòng lương thực... và một bến xe ngựa xuôi thị trấn. Tôi nhớn nhác đi giữa con đường lớn hai bên san sát những gôi nhà sàn cao ráo, bên trong, những người đàn bà cho con bú, những cụ già quay sợi và những đứa trẻ la hét, huỳnh huỵch đuổi nhau. Mặt trời đã chìm khuất sau rặng núi lô nhô hình răng cưa, còn sót lại vệt nắng nhạt trên khoảng đất rộng lổn nhổn phân ngựa. Chợ họp ở đó, lâu lắm, lâu lắm rồi tôi mới gặp lại những quán hàng bây đủ thứ linh tinh từ cuộn chỉ màu, cái kim băng, cho tới cuốn vở học trò, những người đàn bà chân quấn sà cạp, ngổn ngang trên đất những chai mật ong, những con gà bị trói chân, những tảng thịt rừng... cạnh đó những con ngựa ve vảy đuôi đuổi đàn ruồi bu đầy một khoảng lưng rắn chắc. Gió chiều lành lạnh thoảng tới mùi thịt nướng khét lẹt. Tôi cứ đứng ngẩn ngắm nhìn quang cảnh xã hội con người tôi vừa trở về sau một thời gian dài lặn lội nơi hoang dã. Một nỗi xao xuyến bồi hồi cứ quặn lên làm tôi rưng rưng nước mắt.
Một người đàn bà địu con, tay dắt một đứa khác, đi tới và giơ ra trớc mặt tôi cái lọ nhỏ trong đựng một thứ nước đen đen:
Huyết lình đấy, mua đi cán bộ...
Tôi giảng cho thằng liên lạc nghe đó là cái món máu kinh của khỉ cái người ta lấy được trên các lớp lá khỉ ngồi và là loại thuốc bổ còn hơn cả cái mật gấu nó vẫn khư khư giữ kia làm nó bùi tai móc tiền ra mua với giá cắt cổ. Một bà già ăn mặc theo hiểu người Mèo đưa tới một gùi quả, mời mọc:
Mua đào đi, mua đào đi cán bộ, đào này nhiều vitamin lắm vớ...
Vâng thì tôi cũng xin mua lấy vài quả ăn coi có nhiều vitamin như bà già vừa quảng cáo chăng? Về sống với xã hội con người kề ra cũng lắm cái lý thú đấy chứ. Tôi cứ vẩn vơ đi hết hàng này sang hàng khác làm thằng liên lạc sốt ruột dục tôi sang cửa hàng nhận gạo để mai nó về sớm.
Không được, tôi từ chối phắt và kéo nó vào một quán cơm, cố ý dềnh dàng giữ chân nó lại khỏi đuổi kịp thằng hộ pháp.
Hai cán bộ ăn món gì?
Cô chủ quán xinh xắn trong bộ váy người miền núi đón chúng tôi với nụ cười lộ hàm răng trắng bóng, tròn mắt vì bộ dạng nhếch nhác của hai anh chàng cứ như mới đứt giây trên trời rơi xuống. Tôi giải thích với cô, bọn tôi sống trên đỉnh núi, đi công tác qua và nói chung, cô món gì ngon nhất cô cứ bưng ra. Nhìn cái dáng uyển chuyển của cô bước vào bếp, thằng liên lạc nháy mắt:
Ăn đứt con gái miền xuôi, tao như mày lấy béng vợ trên này lại sướng.
Tôi phải xóa ngay cái cảm giác rạo rực rất hiếm thấy dâng lên. Thôi thôi, chớ có dính vào đàn bà cho rắc rối cuộc đời Tốt hơn hết là xắn tay áo, tập trung giác quan vào eác món ăn cô ta bưng lên bây la liệt trên bàn kia. Thịt gà luộc, cải xào thịt trâu, canh rau ngót nấu thịt lợn... thêm một nậm rượu trắng, chao ôi vua chúa chắc cũng chẳng sướng hơn tôi lúc này.
Ăn đi, ăn thoải mái, tao đãi mày, khỏi lo...
Thằng liên lạc tươi mặt, vẻ lo lắng biến mất, trịnh trọng cầm chén rượu lên chúc tôi lập đư ợc nhiều thành tích, mau chóng tiến bộ, cuối năm được bình bầu chiến sĩ thi đua. Tôi dốc ào chén rượu vào cổ họng chẳng cần biết nó chúc thực hay xỏ xiên. Rồi tôi bảo tôi cũng chúc nó như vậy có điều muốn được thế nó phải bớt cái việc buôn bán trong khi đi công tác các miền xuôi ngược đi. Nó trợn mắt:
Sao mày biết tao buôn? .
Sa nhân, trầm, quế ở đây mang được xuống dưới xuôi mày lời gấp bốn, đúng không?
Nó tái mặt, vừa mở miệng định cãi, tôi đã chẹn ngang:
Tao chỉ khuyên mày thế thôi, mày thích thì cứ làm, tao chả hé răng ra với ai đâu mà sợ.
Vẻ mặt nó làm tôi hiểu đã bắt nọn đúng vào tim đen khi ở ngoài chợ tôi thấy nó hỏi giá cả mọi thứ tỷ mỉ quá.
Tôi rót chén rượu nữa và đề nó yên tâm ăn uống cho ngon miệng, tôi quyết định lật ngửa con bài:
Cái mật gấu đâu rồi?
Nó há hốc miệng:
Tao cất kỹ trong sắc cốt, mày hỏi làm gì? .
Cái đó của tao một nửa, của mày một nửa, đúng không?
Tất nhiên rồi, hoặc ta cắt đôi hoặc để tao mang về xuôi bán lấy tiền rồi chia nhau.
Tao đánh đổi sự im lặng của tao lấy cái kín miệng của mày cược thêm một nửa cái mật gấu nữa đấy.
Nó tươi mặt, hỏi thêm cho chắc:
Thế là thế nào?
Tao sẽ không nói với ai việc mày đi buôn, mày cũng không được hé răng chuyện thằng hộ pháp bỏ trốn, cam kết vậy cái mật gấu sẽ là của mày cả.
Nó giơ chén rượu lên cụng với tôi:
Nhất trí cả hai tay. Coi như tao không biết, không nghe, không thấy chuyện đó. Được chưa?
Nó phấn khởi ra mặt, ăn uống ào ào, cuối bữa mới hỏi:
Tao không hiểu sao mày bao che cho thằng hộ pháp ghê thế?
Tôi nghiêm mặt:.
Nó là anh em kết nghĩa của tao.
Hôm sau tôi giữ thằng liên lạc nấn ná thêm ngày nữa cho thằng hộ pháp chắc chắn đi thoát và cũng vì máy bữa thường ăn ở quán đó nên cũng có phần quyến luyến cô chủ quán. Thực ra tôi không tán tỉnh hỏi han gì cô hết, tôi chỉ nhìn ngắm cô đi lại bưng thức ăn giữa các bàn với cái vẻ làm cô phải nói riêng với thằng liên lạc:
Anh kia sao buồn quá vớ?
Kín khẩu bồ mi sằng cặp, nõn lắp bồ mi sao cọt...*
(* ăn cơm chẳng có thịt k èm, đi ngủ không có gái ôm)
Thằng liên lạc buông ra một câu đùa cợt rồi lại ra vẻ trịnh trọng:
Nó buồn vì chưa có vợ đấy, nó thích cô lắm, chỉ sợ không nên nhau thôi.
Khắc đi khắc đến, khắc hỏi khắc được mà...
Nói xong mặt cô đỏ lên như gấc, ba chân bốn cẳng bỏ vào nhà trong. Thằng liên lạc vỗ vai tôi cười sằng sặc.
Thấy chưa, nó muốn nên nhau với mày đấy. Xốc tới đi thôi.
Tôi cao hứng gọi thêm nậm rượu và đĩa thịt trâu luộc để được nấn ná ngồi lại nhìn ngắm cô nàng nhỏ nhắn. Phải công nhận rằng chỉ có sự trong trẻo và khoáng đạt nơi rừng núi mới hun đúc nên một nhan sắc thanh khiết: hồn nhiên không gợn chút làm duyên thế, khiến tôi chỉ dám cúi đầu chiêm ngưỡng chứ không đành lòng lôi kéo cô vào cuộc sống đầy gian truân và phiền tạp như tôi. Cái đẹp theo tôi cũng như trăng lên, hoa nở vậy, chẳng nên biến nó vốn chỉ tồn tại trong khoảng khắc thành cái thường ngày trong khuôn khổ chật chội, rối bời của gia đình. Buồi tối, tôi đang nằm nhờ một nhà trong xóm, gối đầu lên bậc cửa sổ ngắm nhìn vành trăng tròn treo lừng lững trên đầu ngọn núi, thằng liên lạc ở đâu chạy về hốt hải:.
Chết cha con bán cơm nó mê mày thật rồi. Đày, nó gửi tặng mày cái này đây...
Tôi chưa hết ngạc nhiên, nó đã ấn vào tay tôi chiếc khăn tay lụa đỏ có viền quanh chỉ vàng và bảo cô ta mời tôi sang chơi.
Lạ lắm mày ạ, tao tán nó mà nó lại toàn hỏi chuyện mày mới đểu chứ. Thôi, dậy đi đi, vớ bở rồi.
Tôi cất chiếc khăn tay vào túi ngực. Lò mò xuống thang gác và bước ra ngoài đường. Ánh trăng vằng vặc trên con đường đất lượn vòng qua bóng tối sẫm của những quả núi đá, ánh lửa bếp le lói trong những ngôi nhà sàn nép trong lùm cây, tiếng chó sủa vu vơ đâu đó. Tôi cứ bước thấp bước cao, nửa muốn quay về, - nửa muốn đi tới, trống ngực đánh không thua gì tiếng chiêng, cồng đang vang lên từ một đám xòe nhộn nhịp quay tròn trước cửa nhà cô. Thế rồi tôi bị lôi vào đám đông trai gái đang bước lui, bước tới theo nhịp chiêng mỗi lúc một dồn dập. Một giọng ca nữ mượt mà, trong vắt vừa cất lên cao, lập tức được hòa theo bằng một giọng nam trầm nặng nề, buồn bã và tuy không hiểu tôi cũng cảm được đó là những lời bây tỏ tình yêu của chàng trai đang làm rung động trái tim cô gái. Tôi cứ bị đưa đẩy theo nhịp chân trong vòng người mỗi lúc tiếng hát, tiếng chiêng và cả ánh trăng huyền ảo nữa làm cho dồn sát vào nhau và rồi tôi bủn rủn khi người con gái tôi đang cầm lấy hai bàn tay đung đưaa theo nhịp xòe chính là cô, người vừa gửi tặng tôi chiếc khăn tay thêu chỉ vàng. Đôi mắt cô lóng lánh nhìn tôi, miệng he hé cười và không nói một lời, cô bấm ngón tay vào bàn tay tôi và theo quy ước của đám xòe như thế là tôi có thể đưa cô tách khỏi cái ầm ĩ náo nhiệt kia đến một chỗ nào đó thật êm đềm, vắng vẻ để trò chuyện tâm tình. Than ôi, đôi khi số phận đưa đến cho ta một hạnh phúc quá lớn lao quá bất ngờ đến nỗi ta run sợ không đám đưa tay ra nhận nó. Sau này chẳng khi nào nghĩ tới cái hành động ngu ngốc ấy mà tôi không nhoi nhói trong lòng.
Vâng, chính vào cái lúc tôi phải kéo tay cô ra khỏi đám xòe thong dong đưa cô đến một chỗ nào đó tôi lại đẩy cô ra và rồi cái vòng quay của đám xòe vẫn cứ quay để cho hai bàn tay ngoan ngoãn của cô gái rơi vào một chàng trai nào đó, đôi mắt lóng lánh của cô vụt tối và đó là hình ảnh cuối cùng tôi thu nhận ở nơi cô.
Đám xòe vẫn xoay tròn, nhưng vòng quay của nó không còn đưa cô tới tôi nữa, cũng giống như vành trăng đã chìm sau đỉnh núi đá, cô cũng biến đâu mất, tôi đành trở về trên con đường khấp khểnh và tối mù. Thằng liên lạc vẫn còn thức, bật cười nham nhở:
Sao về sơm thế? Xong cuộc rồi kia à?
Tôi lẳng lặng lấy chăn trùm kín mặt. Thôi, ngủ đi lấv sức sớm mai gánh gạo trở về. Tôi đặt tay lên ngực và chạm vào chiếc khăn tay cô gái gởi tặng. Phải chăng tôi đã đánh mất hết ý nghĩa của nó, còn lại bây giờ chỉ là một mảnh vải vô tri?