watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đi về nơi hoang dã-Mười - tác giả Nhật Tuấn Nhật Tuấn

Nhật Tuấn

Mười

Tác giả: Nhật Tuấn

Trong tai tôi còn ứ đầy lời lẽ ông toán trưởng bỗng một tiếng súng khô, ngắn, nổ vang trên đỉnh núi. Thằng học giả tụt trên võng xuống, gọi:
Thằng cấp dưỡng nó bắn đấy, chắc trúng con gì rồi.
Nó rủ tôi đốt bếp đặt nồi nước chờ hai thằng kia khiêng thịt về, vì lúc kéo thằng cấp dưỡng đi săn, thằng hộ pháp dặn hễ nghe tiếng súng là ăn chắc, ở nhà cứ chuẩn bị. Tôi ngồi nhìn thằng học giả loay hoay thổi lửa cho nước chóng sôi, không nhịn được cười:
Tao ngờ không khéo hai đứa nó cho mày ăn thịt hươu.
Trên cao này làm gì có thứ đó
Không có sao nó vừa bắn đấy. Lạy trời nó vác về con cày hương tao nấu cho ăn thì đến lúc chết, thịt chúng mày vẫn còn thơm. Nhưng cái loại này hiếm lắm, tuyệt chủng mất rồi, trên cao thường có sóc bay, cầu trời bắn được một con nấu cháo cũng sướng.
Nó chọc chọc cành củi cho ngọn lửa bừng to, lầm bầm câu gì đó rồi thở dài: vùng núi đá này không có sóc bay đâu. Thôi, tao cầu lấy một con thỏ vậy, đúng rồi, thỏ được nhiều món lắm, thỏ rô ti, thỏ xi vê...
Rồi nó kể tôi nghe cái chuồng thỏ ngày xưa của nhà nó nuôi được cả vài chục. Cái giông đó dễ nuôi, mắn đẻ, ăn thịt xong lại có được bộ lông, mà ngày xưa nhà tao đâu có thèm ăn thịt thỏ, cái đó nhiều quá, phát chán, nên chỉ dành cho đầy tớ trong nhà. Ngày xưa, nhà tao có năm đứa tất cả: một thằng nhỏ sai vặt, một con sen, một u già, một mụ bếp và một thằng lái xe thuyên đưa mẹ tao đi lễ chùa và đưa đón tao đi học. Trời ơi, sao cái thời đó sướng thế, lúc nào một bên túi cũng có cả xấp tiền lên, túi bên kia để rặt tiền lẻ, muốn tiêu gì thì tiêu, muốn ăn gì cứ việc gọi, vậy còn thèm khát gì nữa đâu, ở nhà chả bao giờ thiếu cái gì. Trong tủ rượu lúc nào cũng có whisky, rhum, cinzano, cointreau, vang, sâm banh... Mơ frigidaire ra là có sẵn thịt nguội? giăm bông, ba tê, phó mát, thôi thì đủ thứ thượng hạng cả thôi. Thời dó tao sướng quá mà không biết mình sướng, vẫn cảm thấy đời là bể khổ mới chết chứ. Mẹ tao cứ than phiền:
Sao lúc nào con cũng buồn bã ủ ê thế? Con muốn cái cứ nói ra bố mẹ mua cho...
Không, tao chẳng muốn mua gì, có thiếu gì nữa đâu. Vậy nhưng để làm tao vui, mẹ tao vẫn khuân về nào xe gắn máy, nào radiô quay ớĩ a, đồng hồ Omega... Vô ích, ngoài giờ đi học, suốt ngày tao ru rú trong buồng, đọc sách chán lại nằm ngửa nhìn trần nhà, buồn đến ứa nước mắt mà chẳng hiểu vì sao lại buồn?
Thằng học giả kể đến đó, nước trong nồi đã sôi nảy cả vung. Tôi dụi bớt củi, khích cho nó kể nữa.
Chắc cu cậu phải lòng con nào mà nó lại không ưng cậu chứ gì?
Quả nhiên nó hăng lên vỗ ngực:..
Thời đó học giỏi, đẹp trai, con nhà giàu như tao thiếu gì gái theo. Cô nàng búp bê cạnh nhà tao đấy, mê tao như điếu đo. Mày cứ tìm cả mười cái trại mồ côi của mày cũng chẳng có cô nào đẹp như nàng. Tóc mây nhé, đôi bàn tay óng nuột như ngà, còn đôi mắt, ôi đôi mắt thăm thẳm hồ thu hớp hồn người. Tao dám cược với mày không một thằng văn sĩ nào tả nổi vẻ đẹp của nàng. Xinh xắn như một con búp bê, dịu dàng như con em gái mà lại nồng nàn say đắm nữa chứ. Cứa sổ phòng nàng nhìn sang phòng tao cách nhau chưa đầy hai chục mét, nhưng gần nhà xa ngõ, bố mẹ của cả hai bên đều nghiêm lắm thành ra tuy nhìn thấy nhau mà vẫn cách xa. Ngày nào tao cũng viết thư, băn súng cao su sang cho nàng. Nàng tưởng tao buồn bã u ê vì tương tư nàng nên lại càng thương yêu lắm. Mỗi lần lẻn nhà gặp nhau trong rạp chiếu bóng, nàng lại ôm lấy tao vuốt ve:
Sao có em rồi mà lúc nào anh cũng rầu rĩ thế?
Tao bảo nàng, anh cũng chẳng biết nữa càng được em ôm trong vòng tay anh càng thấy buồn. Mày có biết tại sao không?
Tôi không thạo tâm lý, nhưng tôi đoán tại nó chưa được ngủ với nàng, mới chỉ được ôm thôi, bởi vậy càng ôm lại càng buồn. Nghe tôi nói vậy, nó nhìn tôi với ánh mắt khinh bỉ:
Thằng đầy tớ nhà tao cũng nói như mày đấy. Cậu cứ ăn gỏi phăng ngay cô ấy đi, hết buồn ngay ấy mà. Bọn khố rách áo ôm chúng mày một duộc như nhau cả: với đàn bà chỉ có lên giường, lên giường...
Nó chợt sững ra vì biết lỡ lời nhưng rồi nó hiểu ngay rằng cái thằng khố rách áo ôm đang ngồi trước mắt nó là cái thằng tôi, nó mới cười phá lên:
Tao nói thực đó, chưa bao giờ tao có ý định xúc phạm tới nàng. Chỉ mới cầm tay, đặt một cái hôn lên đó, tao cũngrun bắn lên rồi. Tao không muốn đòi hỏi ớ nàng bất cứ cái gì, ngược lại tao chỉ muốn tặng nàng những gì quý giá nhất.
Giọng thành thực của nó làm tôi cũng phải bùi ngùi.
Những cái đó mày thiếu gì: radiô, xe máy, đồng hồ...
Nó lại nhìn tôi với ánh mắt ban nãy nhưng lần này không mắng mỏ nữa:
Nhưng có một cái tao không có...
Cái gì thế?
Sự nghiệp.
Sự nghiệp?
Tôi kêu lên kinhngạc, cái đó thường là của chung mọi người, chẳng hạn sự nghiệp xây dựng giao thông, sự nghiệp phòng chống bệnh sốt rét... cái đó đâu phải của một người.
Nó bỏ ra ngoài tai những lời lẽ của tôi, tiếp tục kể:
Phải đấy, tao muốn có một sự nghiệp gì đó đề xứng đáng với tình yêu của nàng. Buôn bán đồ sắt như bố tao à... tầm thường. Học hành mai kia ra giáo sư, bác sĩ? Chả có gì khó khăn. Không. Tao muốn có một sự nghiệp lừng lẫy. Làm gì bây giờ? Tao cứ nghĩ, nghĩ mãi vẫn thấy tắc tị. Chẳng có cái việc gì đáng mặt nam nhi cả. Buồn quá phải khôn g mày?
Mẹ kiếp, tôi kêu to, đúng là nỗi buồn của con nhà giàu...
Đúng đấy, thằng nghèo trông thấy miếng ăn đã vui rồi...
Rốt cuộc mày định xây dựng cái sự nghiệp gì?
Nó lặng đi rồi mếu máo:
Tao đã bắt dầu cái đó bằng cách... giết bố tao.
Tôi co rúm người, không dám nhìn gương mặt như nặn bằng sáp đang bị ngọn lửa trong lòng nó nung đốt làm méo mó. Tôi ngước nhìn trời đêm lơ lửng ông trăng như một cục sắt uốn cong bị nung đỏ. Tôi không ưa nghe những chuyện rắc rối cuộc đời nơi phố phường. Trong các trại mồ côi nơi tôi lớn lên, người ta sống đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên ánh mắt vật nài của nó làm tôi không nỡ bỏ đi, đành ngồi cứng người cho nó trút bầu tâm sự.
Cái nỗi buồn con nhà giàu ấy tan biến sau ngày Hà Nội được giải phóng. Lý tưởng, sự nghiệp, tình yêu... mọi trăn trở trước đây bỗng chốc giải đáp được hết, cuộc đời như một bức tranh bám bụi vẫn để trong xó tối, nay được rọi sáng tới từng phân vuông, không còn gì phải hoài nghi ngẫm nghĩ kiểu Hamlét nữa. The là tao trút bỏ bộ vỏ trưởng giả, tự xỉ vả qúa khứ, tôn thờ lao động gân bắp; coi khinh gốc gác gia đình. Trong cái cơn say tập thể đang lan tràn khắp thanh niên thành phố đó, tao không chịu thua kém bất cứ ai kể cả cô nàng búp bê lúc này suốt ngày vác loa đi khắp phố, nhảy đồ rê mi, đốt sách nô dịch quét rác đầu đường. Hãy đi xa hơn nữa, máu trong tim tao sôi lên và tao xắn tay làm cách mạng cả trong giađình. Trước hết đám đầy tớ, xin mời các vị đi phục vụ nhân dân, còn chúng tôi, mỗi người phải tự hầu hạ lấy mình. Mẹ tao trợn tròn cả mắt khi thấy cậu con trai quý hùng hục bổ củi, nấu cơm giặt giũ...Con ơi, lao động thì tốt thôi, nhưng sao con lại dẹp bỏ tủ rượu tây, sao không làm trứng ốp lết ăn đáng, sao không pha cà phê... Cả ngày mẹ tao cứ ca cầm thế. Tao mang sách ra giảng giải: Phải xóa bỏ bóc lột, phải sống bằng sức lao động, phải khắc phục tâm lý hưởng thụ...
Than ôi, đầu óc người già còn khó tiếp nhận cái mới hơn cả con nít nữa, thôi cũng đành, biết làm sao... Thế rồi đến cái ngày Ban cải tạo tới nhà tao kiểm kê tài sản. Suốt một ngày họ xem xét, đối chiếu bản kê khai với những cái gọi là tài sản cố định. Thế còn vốn lưu động ở đâu? Tao biết trong cái két của bố tao chỉ còn lại vài xấp tiền mặt mà dù cho đã được học tập, giải thích, vận động cả tháng trời, ông vẫn khăng khăng khai báo chỉ có ngần đó. Tao đã chờ, chờ mãi ở ông một sự thành khẩn để rũ mọi quá khứ bóc lột, trở lại hai bàn tay trắng nhưng sạch sẽ làm lại cuộc đời, nhưng tao đã thất vọng. Và rồi vào cuối cái ngày cuối cùng của đợt kiểm kê đó tao đã kéo ông Trưởng ban ra nhà sau, rỉ tai: Tất cả ở trong chậu cây cảnh phòng khách ấy. Nói xong, tao vác xe đạp bỏ đi tới trường. Ngay sau đó, khi cái gói ba mươi lạng vàng được lôi ra từ đáy chậu cây, bố tao đã bật khóc và mẹ tao đã ngất xỉu.
Tôi buông một tiếng thở dài, quay người đổ thêm nước vào nồi đã cạn bắt cháy xèo xèo. Liệu tôi sẽ bỏ cái gì vào đó khi lát nữa thằng cấp dưỡng và thằng hộ pháp tay không trở về?
Đêm hôm đó bố tao thắt cổ chết trong phòng, còn mẹ tao cứ như điên như dại, ghì chặt lấy tao gào khóc:
Con ơi, con giết bố rồi con ơi...
Rồi sao nữa?
Đôi mắt, trời ơi đôi mắt mẹ tao lúc đó, mày có biết không, bây giờ vân còn đang nhìn tao.
Nó rũ xuống nức nở như một cành củi cháy hết chỉ còn lại tàn tro. Trời đêm bỗng như tối lại. Tôi ngước nhìn, ông trăng lưỡi liềm đã trốn đâu mất. Dường như thanh sắt cong nóng đỏ ấy đã rơi vào lòng tôi cháy rát...



Trong tai tôi còn ứ đầy lời lẽ ông toán trưởng bỗng một tiếng súng khô, ngắn, nổ vang trên đỉnh núi. Thằng học giả tụt trên võng xuống, gọi:

Thằng cấp dưỡng nó bắn đấy, chắc trúng con gì rồi.

Nó rủ tôi đốt bếp đặt nồi nước chờ hai thằng kia khiêng thịt về, vì lúc kéo thằng cấp dưỡng đi săn, thằng hộ pháp dặn hễ nghe tiếng súng là ăn chắc, ở nhà cứ chuẩn bị. Tôi ngồi nhìn thằng học giả loay hoay thổi lửa cho nước chóng sôi, không nhịn được cười:

Tao ngờ không khéo hai đứa nó cho mày ăn thịt hươu.

Trên cao này làm gì có thứ đó

Không có sao nó vừa bắn đấy. Lạy trời nó vác về con cày hương tao nấu cho ăn thì đến lúc chết, thịt chúng mày vẫn còn thơm. Nhưng cái loại này hiếm lắm, tuyệt chủng mất rồi, trên cao thường có sóc bay, cầu trời bắn được một con nấu cháo cũng sướng.

Nó chọc chọc cành củi cho ngọn lửa bừng to, lầm bầm câu gì đó rồi thở dài: vùng núi đá này không có sóc bay đâu. Thôi, tao cầu lấy một con thỏ vậy, đúng rồi, thỏ được nhiều món lắm, thỏ rô ti, thỏ xi vê...

Rồi nó kể tôi nghe cái chuồng thỏ ngày xưa của nhà nó nuôi được cả vài chục. Cái giông đó dễ nuôi, mắn đẻ, ăn thịt xong lại có được bộ lông, mà ngày xưa nhà tao đâu có thèm ăn thịt thỏ, cái đó nhiều quá, phát chán, nên chỉ dành cho đầy tớ trong nhà. Ngày xưa, nhà tao có năm đứa tất cả: một thằng nhỏ sai vặt, một con sen, một u già, một mụ bếp và một thằng lái xe thuyên đưa mẹ tao đi lễ chùa và đưa đón tao đi học. Trời ơi, sao cái thời đó sướng thế, lúc nào một bên túi cũng có cả xấp tiền lên, túi bên kia để rặt tiền lẻ, muốn tiêu gì thì tiêu, muốn ăn gì cứ việc gọi, vậy còn thèm khát gì nữa đâu, ở nhà chả bao giờ thiếu cái gì. Trong tủ rượu lúc nào cũng có whisky, rhum, cinzano, cointreau, vang, sâm banh... Mơ frigidaire ra là có sẵn thịt nguội? giăm bông, ba tê, phó mát, thôi thì đủ thứ thượng hạng cả thôi. Thời dó tao sướng quá mà không biết mình sướng, vẫn cảm thấy đời là bể khổ mới chết chứ. Mẹ tao cứ than phiền:

Sao lúc nào con cũng buồn bã ủ ê thế? Con muốn cái cứ nói ra bố mẹ mua cho...

Không, tao chẳng muốn mua gì, có thiếu gì nữa đâu. Vậy nhưng để làm tao vui, mẹ tao vẫn khuân về nào xe gắn máy, nào radiô quay ớĩ a, đồng hồ Omega... Vô ích, ngoài giờ đi học, suốt ngày tao ru rú trong buồng, đọc sách chán lại nằm ngửa nhìn trần nhà, buồn đến ứa nước mắt mà chẳng hiểu vì sao lại buồn?

Thằng học giả kể đến đó, nước trong nồi đã sôi nảy cả vung. Tôi dụi bớt củi, khích cho nó kể nữa.

Chắc cu cậu phải lòng con nào mà nó lại không ưng cậu chứ gì?

Quả nhiên nó hăng lên vỗ ngực:..

Thời đó học giỏi, đẹp trai, con nhà giàu như tao thiếu gì gái theo. Cô nàng búp bê cạnh nhà tao đấy, mê tao như điếu đo. Mày cứ tìm cả mười cái trại mồ côi của mày cũng chẳng có cô nào đẹp như nàng. Tóc mây nhé, đôi bàn tay óng nuột như ngà, còn đôi mắt, ôi đôi mắt thăm thẳm hồ thu hớp hồn người. Tao dám cược với mày không một thằng văn sĩ nào tả nổi vẻ đẹp của nàng. Xinh xắn như một con búp bê, dịu dàng như con em gái mà lại nồng nàn say đắm nữa chứ. Cứa sổ phòng nàng nhìn sang phòng tao cách nhau chưa đầy hai chục mét, nhưng gần nhà xa ngõ, bố mẹ của cả hai bên đều nghiêm lắm thành ra tuy nhìn thấy nhau mà vẫn cách xa. Ngày nào tao cũng viết thư, băn súng cao su sang cho nàng. Nàng tưởng tao buồn bã u ê vì tương tư nàng nên lại càng thương yêu lắm. Mỗi lần lẻn nhà gặp nhau trong rạp chiếu bóng, nàng lại ôm lấy tao vuốt ve:

Sao có em rồi mà lúc nào anh cũng rầu rĩ thế?

Tao bảo nàng, anh cũng chẳng biết nữa càng được em ôm trong vòng tay anh càng thấy buồn. Mày có biết tại sao không?

Tôi không thạo tâm lý, nhưng tôi đoán tại nó chưa được ngủ với nàng, mới chỉ được ôm thôi, bởi vậy càng ôm lại càng buồn. Nghe tôi nói vậy, nó nhìn tôi với ánh mắt khinh bỉ:

Thằng đầy tớ nhà tao cũng nói như mày đấy. Cậu cứ ăn gỏi phăng ngay cô ấy đi, hết buồn ngay ấy mà. Bọn khố rách áo ôm chúng mày một duộc như nhau cả: với đàn bà chỉ có lên giường, lên giường...

Nó chợt sững ra vì biết lỡ lời nhưng rồi nó hiểu ngay rằng cái thằng khố rách áo ôm đang ngồi trước mắt nó là cái thằng tôi, nó mới cười phá lên:

Tao nói thực đó, chưa bao giờ tao có ý định xúc phạm tới nàng. Chỉ mới cầm tay, đặt một cái hôn lên đó, tao cũngrun bắn lên rồi. Tao không muốn đòi hỏi ớ nàng bất cứ cái gì, ngược lại tao chỉ muốn tặng nàng những gì quý giá nhất.

Giọng thành thực của nó làm tôi cũng phải bùi ngùi.

Những cái đó mày thiếu gì: radiô, xe máy, đồng hồ...

Nó lại nhìn tôi với ánh mắt ban nãy nhưng lần này không mắng mỏ nữa:

Nhưng có một cái tao không có...

Cái gì thế?

Sự nghiệp.

Sự nghiệp?

Tôi kêu lên kinhngạc, cái đó thường là của chung mọi người, chẳng hạn sự nghiệp xây dựng giao thông, sự nghiệp phòng chống bệnh sốt rét... cái đó đâu phải của một người.

Nó bỏ ra ngoài tai những lời lẽ của tôi, tiếp tục kể:

Phải đấy, tao muốn có một sự nghiệp gì đó đề xứng đáng với tình yêu của nàng. Buôn bán đồ sắt như bố tao à... tầm thường. Học hành mai kia ra giáo sư, bác sĩ? Chả có gì khó khăn. Không. Tao muốn có một sự nghiệp lừng lẫy. Làm gì bây giờ? Tao cứ nghĩ, nghĩ mãi vẫn thấy tắc tị. Chẳng có cái việc gì đáng mặt nam nhi cả. Buồn quá phải khôn g mày?

Mẹ kiếp, tôi kêu to, đúng là nỗi buồn của con nhà giàu...

Đúng đấy, thằng nghèo trông thấy miếng ăn đã vui rồi...

Rốt cuộc mày định xây dựng cái sự nghiệp gì?

Nó lặng đi rồi mếu máo:

Tao đã bắt dầu cái đó bằng cách... giết bố tao.

Tôi co rúm người, không dám nhìn gương mặt như nặn bằng sáp đang bị ngọn lửa trong lòng nó nung đốt làm méo mó. Tôi ngước nhìn trời đêm lơ lửng ông trăng như một cục sắt uốn cong bị nung đỏ. Tôi không ưa nghe những chuyện rắc rối cuộc đời nơi phố phường. Trong các trại mồ côi nơi tôi lớn lên, người ta sống đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên ánh mắt vật nài của nó làm tôi không nỡ bỏ đi, đành ngồi cứng người cho nó trút bầu tâm sự.

Cái nỗi buồn con nhà giàu ấy tan biến sau ngày Hà Nội được giải phóng. Lý tưởng, sự nghiệp, tình yêu... mọi trăn trở trước đây bỗng chốc giải đáp được hết, cuộc đời như một bức tranh bám bụi vẫn để trong xó tối, nay được rọi sáng tới từng phân vuông, không còn gì phải hoài nghi ngẫm nghĩ kiểu Hamlét nữa. The là tao trút bỏ bộ vỏ trưởng giả, tự xỉ vả qúa khứ, tôn thờ lao động gân bắp; coi khinh gốc gác gia đình. Trong cái cơn say tập thể đang lan tràn khắp thanh niên thành phố đó, tao không chịu thua kém bất cứ ai kể cả cô nàng búp bê lúc này suốt ngày vác loa đi khắp phố, nhảy đồ rê mi, đốt sách nô dịch quét rác đầu đường. Hãy đi xa hơn nữa, máu trong tim tao sôi lên và tao xắn tay làm cách mạng cả trong giađình. Trước hết đám đầy tớ, xin mời các vị đi phục vụ nhân dân, còn chúng tôi, mỗi người phải tự hầu hạ lấy mình. Mẹ tao trợn tròn cả mắt khi thấy cậu con trai quý hùng hục bổ củi, nấu cơm giặt giũ...Con ơi, lao động thì tốt thôi, nhưng sao con lại dẹp bỏ tủ rượu tây, sao không làm trứng ốp lết ăn đáng, sao không pha cà phê... Cả ngày mẹ tao cứ ca cầm thế. Tao mang sách ra giảng giải: Phải xóa bỏ bóc lột, phải sống bằng sức lao động, phải khắc phục tâm lý hưởng thụ...

Than ôi, đầu óc người già còn khó tiếp nhận cái mới hơn cả con nít nữa, thôi cũng đành, biết làm sao... Thế rồi đến cái ngày Ban cải tạo tới nhà tao kiểm kê tài sản. Suốt một ngày họ xem xét, đối chiếu bản kê khai với những cái gọi là tài sản cố định. Thế còn vốn lưu động ở đâu? Tao biết trong cái két của bố tao chỉ còn lại vài xấp tiền mặt mà dù cho đã được học tập, giải thích, vận động cả tháng trời, ông vẫn khăng khăng khai báo chỉ có ngần đó. Tao đã chờ, chờ mãi ở ông một sự thành khẩn để rũ mọi quá khứ bóc lột, trở lại hai bàn tay trắng nhưng sạch sẽ làm lại cuộc đời, nhưng tao đã thất vọng. Và rồi vào cuối cái ngày cuối cùng của đợt kiểm kê đó tao đã kéo ông Trưởng ban ra nhà sau, rỉ tai: Tất cả ở trong chậu cây cảnh phòng khách ấy. Nói xong, tao vác xe đạp bỏ đi tới trường. Ngay sau đó, khi cái gói ba mươi lạng vàng được lôi ra từ đáy chậu cây, bố tao đã bật khóc và mẹ tao đã ngất xỉu.

Tôi buông một tiếng thở dài, quay người đổ thêm nước vào nồi đã cạn bắt cháy xèo xèo. Liệu tôi sẽ bỏ cái gì vào đó khi lát nữa thằng cấp dưỡng và thằng hộ pháp tay không trở về?

Đêm hôm đó bố tao thắt cổ chết trong phòng, còn mẹ tao cứ như điên như dại, ghì chặt lấy tao gào khóc:

Con ơi, con giết bố rồi con ơi...

Rồi sao nữa?

Đôi mắt, trời ơi đôi mắt mẹ tao lúc đó, mày có biết không, bây giờ vân còn đang nhìn tao.

Nó rũ xuống nức nở như một cành củi cháy hết chỉ còn lại tàn tro. Trời đêm bỗng như tối lại. Tôi ngước nhìn, ông trăng lưỡi liềm đã trốn đâu mất. Dường như thanh sắt cong nóng đỏ ấy đã rơi vào lòng tôi cháy rát...
Đi về nơi hoang dã
Thay lời nói đầu
Một
Hai
Ba
Bốn
Năm
Sáu
Bảy
Tám
Chín
Mười
Mười một
Mười hai
Mười ba
Mười bốn
Mười lăm
Mười sáu
Mười bảy
Mười tám
Mười chín
Hai mươi
Hai mươi mốt
Hai mươi hai
Hai mươi ba
Hai mươi bốn
Hai mươi lăm
Hai mươi sáu
Hai mươi bảy
Hai mươi tám
Hai mươi chín
Ba mươi
Ba mươi mốt
Ba mươi hai