watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đi về nơi hoang dã-Mười ba - tác giả Nhật Tuấn Nhật Tuấn

Nhật Tuấn

Mười ba

Tác giả: Nhật Tuấn

Một cây gỗ bắc ngang làm cầu qua con suối nước xanh làm bọn tôi dừng sững lại. Thằng hộ pháp đang cõng ba lô và chiếc máy VTĐ reo tướng lên:
Tắm đi, tắm đi chúng mày ơi.
Trừ ông toán trưởng, cả bốn đứa tôi trần truồng lao ào xuống nước chẳng kể gì đến lạnh buốt đang khứa vào da. Trời đất, dễ đến nửa năm mới được vùng vẫy thỏa thuê, kỳ cọ kỹ càng đến thế. Người nhẹ bỗng đi vì sức nước, vì bao nhiêu đất cát bám trên người đã trôi đi hết, tôi nằm ngửa trên mặt suối lâng lâng trong cảm giác rũ tuột được thân xác còn lại cái phần hồn đang bập bềnh trong cõi hoang sơ giá lạnh.
Tie. ng còi và tiếng quát eủa ông toán trưởng lôi tôi về thực tại:
Lên thôi, lên thôi, không cảm lạnh chết hết cả giờ.
Tháng học giả chạy lên trước tiên cười hô hố:
Những bốn ông A Đam mà chẳng có lấy một bà E Và.
Thằng hộ pháp chạy sát lưng thằng cấp dưỡng và làm cái gì đó làm thằng này vừa xua tay ra sau đít vừa chửi ầm ĩ. Tôi bật cười nhảy cẫng lên cho đỡ rét rồi cũng bắt chước chúng nó, tôi lục ba lô ra bộ quần áo sạch nhất, lành lặn nhất. A... dẫu sao cũng phải ra mắt các cô gái trong bản với cái vỏ bảnh bao tý chút chứ. Thằng hộ pháp soi mặt xuống nước xòe năm ngón tay làm lược chải hết tóc ra sau, lúc lắc cái đầu:
Chà, giờ có vài giọt nước hoa rảy rảy lên tóc thì phải biết...
Tôi ngước nhìn và ngạc nhiên về sự thay đổi của nó. Chiếc sơ mi màu trứng sáo ôm khít lồng ngực vạm vỡ, chiếc quần ka ki bó chặt đôi hông nở, mắt sáng lên, tươi tắn, thật khó nhận ra cái thằng voi đực quần áo lấm lem, vá chàng vá đụp, huỳnh huỵch mang vác leo rừng lúc sáng. Và chẳng riêng gl nó, cả thằng học giả, thằng cấp dưỡng, và cả tôi nữa cũng thế, đứa nào đứa ấy như mới lột xác trở thành những trang nam nhi công tử, thật cứ như mới từ thành phố đi trực thăng đổ bộ xuống nơi hoang dã vậy.
Mẹ kiếp, khôi ngô tuấn tú cả thế kia mà cấm không cho lại gần đàn bà, có phí không cơ chứ...
Thằng học giả lại lên tiếng khích bác. Ông toán trưởng quay đi vờ như không nghe thấy, thoáng trên gương mặt một vẻ áy náy, ngường ngượng như chính ông là người có lỗi trước bốn thằng con trai khỏe mạnh, tươi tắn đang đứng đàn ngang trước mặt ông. Ông chợt gắt lên:
Thôi, đi tiếp... khẩn trương lên.
Con đường mòn càng lúc càng dẫn chúng tôi vào vùng thoáng đãng, hai bên sườn núi đã thấy những mảng nương mới phát, nhưng lều canh cao lênh khênh. Bầu trời như cao hẳn lên, doãng rộng ra, trôi nổi những làn mây trắng và tịnh không thấy một bóng chim. Càng đi gần tới bản, cái im ắng hoang vu càng làm tôi bồn chồn. Nỗi ám ảnh bất an gây nên bởi tiếng chó tru đêm qua lại đè nặng trong tôi và rồi khi qua hàng rào thấp ngăn trâu bò, bước vào bản, tất cả chúng tôi dừng sững cả lại. Trên khoảng đất bằng phẳng rộng mênh mông, những dãy nhà vách nứa nằm nôi đuôi nhau san sát, những ống dẫn nước cao lênh khênh, những máng lợn khoét từ thân cây gỗ... tất cả nằm im lìm dưới ánh nắng trưa gay gắt. Thằng hộ pháp khum hai bàn tay đưa lên miệng hét váng:
U... oa... u... oa... có ai đó không?
Tiếng gọi của nó vang vang khắp bản và vách núi vọng ngược lại thành những tiếng oa... oa... kéo dài. Nó cứ gọi mãi, gọi mãi nhưng không ai trả lời. Ông toán trưởng ra lệnh cho tôi và thằng cấp dưỡng xách súng đi sâu vào bản.
Tôi rụt rè bước đi trên nền đất trần, chân dẫm lên những thanh củi cháy dở, những đám cứt dê lổn nhổn khô cứng. Thằng cấp dưỡng lò dò xách súng nhìn ngang nhìn ngửa, kéo tay tôi thì thào:
Sao im quá vậy mày? .
Giờ này có lẽ họ đi làm nương hết.
Nhưng ít ra cũng còn người già, trẻ con ở nhà chứ...
Nỗi lo của nó lan cả sang tôi khi hai đứa qua những căn nhà rỗng không, cỏ đã mọc xanh các lối vào., những cối giã gạo đổ nghiêng, vài hạt thóc rơi vãi đã mọc mầm, những hàng dậu đổ, chỏng chơ những ống bương đựng nước... Tôi đạp cửa bước vào một căn nhà ngay sát đường. Mùi ẩm mốc thoảng lên trong cái hoang vu không người, không đồ đạc, không súc vật, không có gì hết ngoài cái bếp giữa nhà đã nguội lạnh vung vãi tro tàn. Tôi sục sạo thêm vài căn như thế rồi đành thở dài, kéo thằng cấp dương quay lại chỗ đầu bản, nơi ông toán trưởng vẫn ngồi chờ. Nỗi thất vọng chúng tôi mang về làm ông tái mặt:
Vô ly... cả cái bản lớn này không một bóng người thì thật lạ.
Thằng học giả bỗng đập hai tay vào nhau reo lên:
Thôi đúng rồi, đồng bào ở đây đã xuống núi định canh định cư làm ruộng, thôi không phá rừng làm rãy nữa. Chủ trương chính sách Nhà nước mới ban hành mà...
Ông toán trưởng lắc đầu, không tin vào phỏng đoán ấy, ông vẫn ngơ ngác nhìn quanh cố tìm một giải thích khác. Thằng hộ pháp mặt buồn xo, giờ mới lên tiếng:
Có kiếm được cái gì bỏ bụng không mày?
Có đấy, mày có nhá được cứt dê khô thì xin mời, nhiều vô kể.
Thằng cấp dưỡng cười khẩy, dựa súng vào bờ rào rồi ngáp một cái rõ dài. Thôi thế là bao nhiêu mộng tưởng rượu nồng, lợn béo theo ngọn gió mà bay đi hết, mặt buồn rười rượu, chắc nó nghĩ tới bao gạo lép kẹp, chiều nay biết lấy cái gì bỏ vào nồi. Bây giờ thì tám điều kỷ luật eủa ông toán trưởng chẳng còn ý nghĩa gì nưa, suốt cả buổi chiều chúng tôi chia nhau đi lục lọi các căn nhà trống khắp trong bản cũng chỉ ôm về được vài bắp ngô mọt và ít củ sắn khô gác bếp cứng như đá. Thằng hộ pháp vác về mấy cây mía non mọc dại bên bờ dậu, quẳng xuống đất lầu nhầu:
Mẹ kiếp, cái dân ở đây cấm thấy bỏ quên được thứ gì cho mình nhai được.
Thằng cấp dưỡng khuân đâu về một cái thùng sắt sơn xanh, ném xuống chân thống học giả, cười nhếch mép:
Tao mang cái thùng thư về cho mày tha hồ bỏ thư cho con búp bê...
Đừng có trêu gan tao, đang sôi tiết lên đây.
Cơn giận bùng ra, thằng học giả co chân đá tung cái thùng thư ra sân và nếu tôi không can, hẳn nó đã xông tới đấm túi bụi vào mặt thằng cấp dưỡng. Nỗi thất vọng ghê gớm làm cả bọn phát khùng dường như chỉ cần một cái cớ nho nhỏ cũng đủ xúm vào nhau đấm đá. Ông toán trưởng giống như một người thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm khi thủy thủ đoàn sắp nổi loạn, vội vàng lệnh cho thằng cấp dưỡng đục một hộp thịt dự trữ để bồi dưỡng sức khỏe anh em sau một đợt chuyển quân mệt nhọc. Vậy cũng không làm chúng tươi lên được chút nào. Thằng hộ pháp lẩn đi đâu đó, mãi gần bửa ăn tôi mới bắt gặp nó đang đứng ngẩn ra rất lâu ở bến tắm. Nó nhìn dòng nước chảy lặng lờ, mắt sáng trưng như mới phát hiện ở dưới đó thứ gì quý giá lắm.
Nhiều cá lắm phải không?
Nó quay lại kéo tay tôi, thì thào:
Mày biết không, trước đây bọn đàn bà nó tắm ở đây đấy. Mày đã được thấy tụi nó tắm lần nào chưa? Này nhé, có cứ cuộn váy cao dần cao dần, đội lên đầu rồi cứ thế ào xuống nước, chẳng có che đậy gì, mình tha hồ đứng xem thỏa thích....
Tôi thộp lấy ngực áo nó lay mạnh:
Thôi đi về ăn cơm. Tao tưởng mày yêu con vợ thằng xã đội lắm kia mà. Sao còn nghĩ tới con khác?
Ấy, tao vừa nghĩ tới nó đấy. Mày biết không tao tưởng tượng ra nó đang tắm ở đây...
Tôi lôi nó đi, mặc nó lảm nhảm những điều cái đầu đang bốc lửa của nó tưởng tượng ra. Nỗi thất vọng làm con người ta điên khùng như thế đấy. Bỏ đi hết đúng vào lúc chúng tôi tới, cái đám dân bản Mù U này đúng là chơi chúng tôi một quả trời giáng. Bữa ăn chiều có món rau sắn nấu thịt hộp cũng chẳng làm nở được một nụ cười trên miệng thăng nào. Thằng hộ pháp mọi ngày mồm miệng nói như vặt rau, vậy mà bữa nay nó lầm lì cầm bát cơm trệu trạo như bò nhai lại. Thằng họe giả bưng bát ra góc ngồi, vừa ăn vừa trừng mắt với ai đó, thằng cấp dưỡng bẽn lẽn múc canh vào bát vẻ như có lỗi đã không nấu được một bữa trâu luộc cả con nó đã hứa hẹn trước hôm vào bản. Tội nghiệp nhất là ông toán trưởng, cảm thấy mọi hờn giận của bọn nó đang chĩa cả vào mình ông cúi mặt xuống bát cơm, bối rối nhặt một hạt rơi xuống đất, đôi vai gày guộc nhô lên như trách nhiệm để cho cái bản Mù U này chuyển đi đang đè nặng lên cổ ông. Sau bữa ăn, không chịu nổi không khí câm lặng, nặng nề, tôi đâm phát cáu:
Chúng mày làm gì như đưa đám cả thế? Không lợn gà không đàn bà con gái thì đã chết được đâu. Bao nhiêu tháng sống không dân đã sao nào? Chưa chi đã nhũn hết cả lại thế kia...
Đúng đấy, đàn ông đàn ang gì mặt cứ như cái bánh đa nhúng nước. Tươi tỉnh lên, tối nay tao cho chúng mày một chầu sắn nướng.
Hóa ra thằng cấp dưỡng tìm thấy một nương sắn non, cỏ tốt um, dân bản bỏ lại và chẳng kể gì tám điều kỷ luật, nó nhổ phứa lên được một rổ. Nó hỏi tôi có nên xin ý ông toán trưởng không, sắn còn nhiều, nhổ cả tuần ăn không hết, tôi bảo nó tốt nhất đừng có hỏi, eứ để ông ấy đánh bài lờ còn hơn buộc ông ấy quyết định thì ắt hẳn ông ấy phải cấm. Tôi nhẹ người, vậy có cái sống được người rồi, khỏi lo xuống núi bỏ dở cuộc hành trình như tối đã thoáng nghĩ tới lúc đặt chân vào bản không người. Buổi tối chúng tôi chọn căn nhà rộng nhất, sạch nhất, đốt lên đống lửa và nhai những cu sắn nướng thơm phức. Thằng cấp dưỡng bưng một đĩa sang nhà bên nơi ông toán trưởng ở ma bọn tôi gọi là nhà Ban chỉ huy. Lúc quay về nó cười nhăn nhở:
May quá, ông ấy không hỏi sắn lấy đâu ra, chỉ gật đầu cám ơn.
Thằng hộ pháp lúc này đã bớt lầm lì, nói buông thõng:
Chết đói đến đít rồi, nội quy con mẹ gì nữa...
Thằng học giả trầm ngâm từ tối, giờ mới lên tiếng:
Chúng mày có thấy ở đây có chuyện lạ không? Đã gọi xuống núi định cư thì họ phải có kế hoạch chuẩn bị từ trước chứ, vậy sao còn trồng sắn để phải bỏ lại Tao nghi cái bản này bỏ đi đột xuất quá.
Đột xuất hay kế hoạch gì thì nó cũng đi hết rồi. Có dở hơi như mày mới nghĩ ngợi chuyện đó.
Tao lo nhỡ ra có phỉ gần đây họ phải chạy thì sao? Lúc đó mình có mỗi khẩu súng gỉ thì chống đỡ thế nào?
Thằng hộ pháp bĩu môi:
Phỉ có tới thì dù súng tốt mày cũng hàng trước tiên.
Tao biết, bụng càng nhiều chữ, dạ càng hèn.
Tôi phải can hai đứa kẻo cãi nhau cả đêm cũng chẳng thằng nào chịu thằng nào, ai gan ai hèn cứ phải lâm trận mới biết được, nói suông cái miệng ai chẳng anh hùng.
Đêm đó giữa lúc còn ngủ lơ mu, bên tai tôi bất chợt lại vẳng tới tiếng chó tru. Tôi ngồi bật dậy, đúng tiếng chó sủa gần chứ chẳng còn xa xôi mơ hồ như đêm qua nữa. Bếp lửa đã tắt ngỏm, bọn nó đều ngủ cả, ngay thằng học giả cũng leo lên võng từ sớm, thôi không viết thư nữa. Tiếng chó im bặt, khi tôi đặt mình xuống, nó lại cất lên rền rĩ, ai oán như cái chết đang rình rập nó. Không, tôi không thể mạo hiểm ra ngoài dó rất có thể thằng học giả nói đúng về sự lẩn khuất của bọn phỉ, nhưng tiếng chó chốc chốc lại tru lên như cái lưỡi dao cùn cứa vào những sợi thần kinh không sao chợp mắt. Hôi còn ở trường thanh niên vừa học vừalàm tôi có nuôi một con chó hoang bị đàn chó nhà cắn gần chết ngay đầu làng. Khi nhìn con chó tôi ôm về, lông trụi sạch, ghẻ lở đầy người, đầu nứt toác, bê bết máu, mấy đứa trong tổ khăng khăng không cho tôi mang vào nhà. Tôi vội xuống bếp, xin eô cấp dưỡng một cái bu gà, che chắn tạm thành chuồng mãi sau vườn. Từ hôm đó bát cơm sau cùng trong bữa ăn, bao giờ tôi cũng giành lại cho con chó. Nó lành da rất nhanh, lông mọc trở lại, con Mực của tôi đã từ bỏ cái máu đi hoang, yên phận ẩn dật sau vườn để ngày hai buổi, sau tiếng kẻng hết giờ làm việc, nó được quấn quít với tôi cho tới khi mọi người phát hiện ra sự tồn tại của nó đi ngược lại chủ trương tăng gia sản xuất của nhà trương. Ai cũng tự ý nuôi riêng gia súc thì có loạn? Tinh thần tập thể ở đâu? ông Trưởng ban tăng gia gọi tôi lên bảo thế. Tôi thưa với ông, nếu vậy tôi xin góp con Mực vào trại chăn nuôi của nhà trường để nó được trở thành sở hữu tập thể. Ông trưởng ban ngẫm nghĩ một hồi rồi lắc đầu, trong danh mục chăn nuôi của nhà trường chỉ có gà, vịt, ngan, ngỗng và lợn, không có ngoại lệ dành cho nó, tốt hơn hết, ông khuyên tôi nên hiến con Mực cho bếp ăn tập thể. A, thà tôi thả nó đi hoang còn hơn đưa vào cái lò sát sinh ấy. Ông trưởng ban cười nhạt, được, nó là sở hữu của cá nhân cậu, cậu muốn làm gì tuỳ cậu. Ông nhấn mạnh hai chữ cá nhân và ra lệnh cho tôi phải giải quyết gấp vụ con chó, nếu không sẽ mất điểm thi đua tổ học tập. Buổi chiều hôm đó tôi lại ra sau vườn, con Mực thấy tôi lại quen lệ nhảy cẫng, vẫy đuôi rối rít. Tôi chờ nó ăn xong mới bảo: Tao cũng muốn nuôi nấng mày tử tế mà chẳng được, thôi đành trả mày về kiếp đi hoang. Nói rồi tôi vỗ vỗ mấy cái vào người nó và quẳng nó qua hàng rào, phá bỏ cái chuồng tự tạo, mang trả lại bu gà cho cô cấp dưỡng. Ấy thế rồi chiều hôm sau đi tha thẩn sau vườn, tôi lại gặp nó nằm đó, thấy tôi nó lại cuống lên mừng rỡ. Tôi lấy cơm cơm cho nó ăn rồi lại đành quẳng nó qua rào. Ba hôm liền như vậy cứ đuổi đi nó lại tìm mọi cách quay về. Cho tới một buổi chiều đi làm gô về tôi nghe tin người ta mới bắt được con chó hoang, chui rào đuổi gà trong vườn. Tôi vội phóng xuống bếp và lặng người, con Mực của tôi bị trói gô cả bốn chân lẫn mõm nằm dưới đất chờ bác cấp dưỡng mài dao. Thấy tôi nó không sủa được chỉ vẫy đuôi và nhìn tôi với đôi mắt lồi ra và ướt nhoẻn. Nhung tôi làm gì được, nó đã là con chó hoang bị người ta bắt chứ không còn là con Mực sở hữu cá nhân của tôi nữa. Tôi bất lực quay đi, bỏ bữa cơm chiều và suốt mấy ngày liền tôi không dám ra vườn sau, đôi mắt con chó cứ nhìn tôi vừa vật nài vừa uất hận trong mất đêm liền mất ngủ.



Một cây gỗ bắc ngang làm cầu qua con suối nước xanh làm bọn tôi dừng sững lại. Thằng hộ pháp đang cõng ba lô và chiếc máy VTĐ reo tướng lên:

Tắm đi, tắm đi chúng mày ơi.

Trừ ông toán trưởng, cả bốn đứa tôi trần truồng lao ào xuống nước chẳng kể gì đến lạnh buốt đang khứa vào da. Trời đất, dễ đến nửa năm mới được vùng vẫy thỏa thuê, kỳ cọ kỹ càng đến thế. Người nhẹ bỗng đi vì sức nước, vì bao nhiêu đất cát bám trên người đã trôi đi hết, tôi nằm ngửa trên mặt suối lâng lâng trong cảm giác rũ tuột được thân xác còn lại cái phần hồn đang bập bềnh trong cõi hoang sơ giá lạnh.

Tie. ng còi và tiếng quát eủa ông toán trưởng lôi tôi về thực tại:

Lên thôi, lên thôi, không cảm lạnh chết hết cả giờ.

Tháng học giả chạy lên trước tiên cười hô hố:

Những bốn ông A Đam mà chẳng có lấy một bà E Và.

Thằng hộ pháp chạy sát lưng thằng cấp dưỡng và làm cái gì đó làm thằng này vừa xua tay ra sau đít vừa chửi ầm ĩ. Tôi bật cười nhảy cẫng lên cho đỡ rét rồi cũng bắt chước chúng nó, tôi lục ba lô ra bộ quần áo sạch nhất, lành lặn nhất. A... dẫu sao cũng phải ra mắt các cô gái trong bản với cái vỏ bảnh bao tý chút chứ. Thằng hộ pháp soi mặt xuống nước xòe năm ngón tay làm lược chải hết tóc ra sau, lúc lắc cái đầu:

Chà, giờ có vài giọt nước hoa rảy rảy lên tóc thì phải biết...

Tôi ngước nhìn và ngạc nhiên về sự thay đổi của nó. Chiếc sơ mi màu trứng sáo ôm khít lồng ngực vạm vỡ, chiếc quần ka ki bó chặt đôi hông nở, mắt sáng lên, tươi tắn, thật khó nhận ra cái thằng voi đực quần áo lấm lem, vá chàng vá đụp, huỳnh huỵch mang vác leo rừng lúc sáng. Và chẳng riêng gl nó, cả thằng học giả, thằng cấp dưỡng, và cả tôi nữa cũng thế, đứa nào đứa ấy như mới lột xác trở thành những trang nam nhi công tử, thật cứ như mới từ thành phố đi trực thăng đổ bộ xuống nơi hoang dã vậy.

Mẹ kiếp, khôi ngô tuấn tú cả thế kia mà cấm không cho lại gần đàn bà, có phí không cơ chứ...

Thằng học giả lại lên tiếng khích bác. Ông toán trưởng quay đi vờ như không nghe thấy, thoáng trên gương mặt một vẻ áy náy, ngường ngượng như chính ông là người có lỗi trước bốn thằng con trai khỏe mạnh, tươi tắn đang đứng đàn ngang trước mặt ông. Ông chợt gắt lên:

Thôi, đi tiếp... khẩn trương lên.

Con đường mòn càng lúc càng dẫn chúng tôi vào vùng thoáng đãng, hai bên sườn núi đã thấy những mảng nương mới phát, nhưng lều canh cao lênh khênh. Bầu trời như cao hẳn lên, doãng rộng ra, trôi nổi những làn mây trắng và tịnh không thấy một bóng chim. Càng đi gần tới bản, cái im ắng hoang vu càng làm tôi bồn chồn. Nỗi ám ảnh bất an gây nên bởi tiếng chó tru đêm qua lại đè nặng trong tôi và rồi khi qua hàng rào thấp ngăn trâu bò, bước vào bản, tất cả chúng tôi dừng sững cả lại. Trên khoảng đất bằng phẳng rộng mênh mông, những dãy nhà vách nứa nằm nôi đuôi nhau san sát, những ống dẫn nước cao lênh khênh, những máng lợn khoét từ thân cây gỗ... tất cả nằm im lìm dưới ánh nắng trưa gay gắt. Thằng hộ pháp khum hai bàn tay đưa lên miệng hét váng:

U... oa... u... oa... có ai đó không?

Tiếng gọi của nó vang vang khắp bản và vách núi vọng ngược lại thành những tiếng oa... oa... kéo dài. Nó cứ gọi mãi, gọi mãi nhưng không ai trả lời. Ông toán trưởng ra lệnh cho tôi và thằng cấp dưỡng xách súng đi sâu vào bản.

Tôi rụt rè bước đi trên nền đất trần, chân dẫm lên những thanh củi cháy dở, những đám cứt dê lổn nhổn khô cứng. Thằng cấp dưỡng lò dò xách súng nhìn ngang nhìn ngửa, kéo tay tôi thì thào:

Sao im quá vậy mày? .

Giờ này có lẽ họ đi làm nương hết.

Nhưng ít ra cũng còn người già, trẻ con ở nhà chứ...

Nỗi lo của nó lan cả sang tôi khi hai đứa qua những căn nhà rỗng không, cỏ đã mọc xanh các lối vào., những cối giã gạo đổ nghiêng, vài hạt thóc rơi vãi đã mọc mầm, những hàng dậu đổ, chỏng chơ những ống bương đựng nước... Tôi đạp cửa bước vào một căn nhà ngay sát đường. Mùi ẩm mốc thoảng lên trong cái hoang vu không người, không đồ đạc, không súc vật, không có gì hết ngoài cái bếp giữa nhà đã nguội lạnh vung vãi tro tàn. Tôi sục sạo thêm vài căn như thế rồi đành thở dài, kéo thằng cấp dương quay lại chỗ đầu bản, nơi ông toán trưởng vẫn ngồi chờ. Nỗi thất vọng chúng tôi mang về làm ông tái mặt:

Vô ly... cả cái bản lớn này không một bóng người thì thật lạ.

Thằng học giả bỗng đập hai tay vào nhau reo lên:

Thôi đúng rồi, đồng bào ở đây đã xuống núi định canh định cư làm ruộng, thôi không phá rừng làm rãy nữa. Chủ trương chính sách Nhà nước mới ban hành mà...

Ông toán trưởng lắc đầu, không tin vào phỏng đoán ấy, ông vẫn ngơ ngác nhìn quanh cố tìm một giải thích khác. Thằng hộ pháp mặt buồn xo, giờ mới lên tiếng:

Có kiếm được cái gì bỏ bụng không mày?

Có đấy, mày có nhá được cứt dê khô thì xin mời, nhiều vô kể.

Thằng cấp dưỡng cười khẩy, dựa súng vào bờ rào rồi ngáp một cái rõ dài. Thôi thế là bao nhiêu mộng tưởng rượu nồng, lợn béo theo ngọn gió mà bay đi hết, mặt buồn rười rượu, chắc nó nghĩ tới bao gạo lép kẹp, chiều nay biết lấy cái gì bỏ vào nồi. Bây giờ thì tám điều kỷ luật eủa ông toán trưởng chẳng còn ý nghĩa gì nưa, suốt cả buổi chiều chúng tôi chia nhau đi lục lọi các căn nhà trống khắp trong bản cũng chỉ ôm về được vài bắp ngô mọt và ít củ sắn khô gác bếp cứng như đá. Thằng hộ pháp vác về mấy cây mía non mọc dại bên bờ dậu, quẳng xuống đất lầu nhầu:

Mẹ kiếp, cái dân ở đây cấm thấy bỏ quên được thứ gì cho mình nhai được.

Thằng cấp dưỡng khuân đâu về một cái thùng sắt sơn xanh, ném xuống chân thống học giả, cười nhếch mép:

Tao mang cái thùng thư về cho mày tha hồ bỏ thư cho con búp bê...

Đừng có trêu gan tao, đang sôi tiết lên đây.

Cơn giận bùng ra, thằng học giả co chân đá tung cái thùng thư ra sân và nếu tôi không can, hẳn nó đã xông tới đấm túi bụi vào mặt thằng cấp dưỡng. Nỗi thất vọng ghê gớm làm cả bọn phát khùng dường như chỉ cần một cái cớ nho nhỏ cũng đủ xúm vào nhau đấm đá. Ông toán trưởng giống như một người thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm khi thủy thủ đoàn sắp nổi loạn, vội vàng lệnh cho thằng cấp dưỡng đục một hộp thịt dự trữ để bồi dưỡng sức khỏe anh em sau một đợt chuyển quân mệt nhọc. Vậy cũng không làm chúng tươi lên được chút nào. Thằng hộ pháp lẩn đi đâu đó, mãi gần bửa ăn tôi mới bắt gặp nó đang đứng ngẩn ra rất lâu ở bến tắm. Nó nhìn dòng nước chảy lặng lờ, mắt sáng trưng như mới phát hiện ở dưới đó thứ gì quý giá lắm.

Nhiều cá lắm phải không?

Nó quay lại kéo tay tôi, thì thào:

Mày biết không, trước đây bọn đàn bà nó tắm ở đây đấy. Mày đã được thấy tụi nó tắm lần nào chưa? Này nhé, có cứ cuộn váy cao dần cao dần, đội lên đầu rồi cứ thế ào xuống nước, chẳng có che đậy gì, mình tha hồ đứng xem thỏa thích....

Tôi thộp lấy ngực áo nó lay mạnh:

Thôi đi về ăn cơm. Tao tưởng mày yêu con vợ thằng xã đội lắm kia mà. Sao còn nghĩ tới con khác?

Ấy, tao vừa nghĩ tới nó đấy. Mày biết không tao tưởng tượng ra nó đang tắm ở đây...

Tôi lôi nó đi, mặc nó lảm nhảm những điều cái đầu đang bốc lửa của nó tưởng tượng ra. Nỗi thất vọng làm con người ta điên khùng như thế đấy. Bỏ đi hết đúng vào lúc chúng tôi tới, cái đám dân bản Mù U này đúng là chơi chúng tôi một quả trời giáng. Bữa ăn chiều có món rau sắn nấu thịt hộp cũng chẳng làm nở được một nụ cười trên miệng thăng nào. Thằng hộ pháp mọi ngày mồm miệng nói như vặt rau, vậy mà bữa nay nó lầm lì cầm bát cơm trệu trạo như bò nhai lại. Thằng họe giả bưng bát ra góc ngồi, vừa ăn vừa trừng mắt với ai đó, thằng cấp dưỡng bẽn lẽn múc canh vào bát vẻ như có lỗi đã không nấu được một bữa trâu luộc cả con nó đã hứa hẹn trước hôm vào bản. Tội nghiệp nhất là ông toán trưởng, cảm thấy mọi hờn giận của bọn nó đang chĩa cả vào mình ông cúi mặt xuống bát cơm, bối rối nhặt một hạt rơi xuống đất, đôi vai gày guộc nhô lên như trách nhiệm để cho cái bản Mù U này chuyển đi đang đè nặng lên cổ ông. Sau bữa ăn, không chịu nổi không khí câm lặng, nặng nề, tôi đâm phát cáu:

Chúng mày làm gì như đưa đám cả thế? Không lợn gà không đàn bà con gái thì đã chết được đâu. Bao nhiêu tháng sống không dân đã sao nào? Chưa chi đã nhũn hết cả lại thế kia...

Đúng đấy, đàn ông đàn ang gì mặt cứ như cái bánh đa nhúng nước. Tươi tỉnh lên, tối nay tao cho chúng mày một chầu sắn nướng.

Hóa ra thằng cấp dưỡng tìm thấy một nương sắn non, cỏ tốt um, dân bản bỏ lại và chẳng kể gì tám điều kỷ luật, nó nhổ phứa lên được một rổ. Nó hỏi tôi có nên xin ý ông toán trưởng không, sắn còn nhiều, nhổ cả tuần ăn không hết, tôi bảo nó tốt nhất đừng có hỏi, eứ để ông ấy đánh bài lờ còn hơn buộc ông ấy quyết định thì ắt hẳn ông ấy phải cấm. Tôi nhẹ người, vậy có cái sống được người rồi, khỏi lo xuống núi bỏ dở cuộc hành trình như tối đã thoáng nghĩ tới lúc đặt chân vào bản không người. Buổi tối chúng tôi chọn căn nhà rộng nhất, sạch nhất, đốt lên đống lửa và nhai những cu sắn nướng thơm phức. Thằng cấp dưỡng bưng một đĩa sang nhà bên nơi ông toán trưởng ở ma bọn tôi gọi là nhà Ban chỉ huy. Lúc quay về nó cười nhăn nhở:

May quá, ông ấy không hỏi sắn lấy đâu ra, chỉ gật đầu cám ơn.

Thằng hộ pháp lúc này đã bớt lầm lì, nói buông thõng:

Chết đói đến đít rồi, nội quy con mẹ gì nữa...

Thằng học giả trầm ngâm từ tối, giờ mới lên tiếng:

Chúng mày có thấy ở đây có chuyện lạ không? Đã gọi xuống núi định cư thì họ phải có kế hoạch chuẩn bị từ trước chứ, vậy sao còn trồng sắn để phải bỏ lại Tao nghi cái bản này bỏ đi đột xuất quá.

Đột xuất hay kế hoạch gì thì nó cũng đi hết rồi. Có dở hơi như mày mới nghĩ ngợi chuyện đó.

Tao lo nhỡ ra có phỉ gần đây họ phải chạy thì sao? Lúc đó mình có mỗi khẩu súng gỉ thì chống đỡ thế nào?

Thằng hộ pháp bĩu môi:

Phỉ có tới thì dù súng tốt mày cũng hàng trước tiên.

Tao biết, bụng càng nhiều chữ, dạ càng hèn.

Tôi phải can hai đứa kẻo cãi nhau cả đêm cũng chẳng thằng nào chịu thằng nào, ai gan ai hèn cứ phải lâm trận mới biết được, nói suông cái miệng ai chẳng anh hùng.

Đêm đó giữa lúc còn ngủ lơ mu, bên tai tôi bất chợt lại vẳng tới tiếng chó tru. Tôi ngồi bật dậy, đúng tiếng chó sủa gần chứ chẳng còn xa xôi mơ hồ như đêm qua nữa. Bếp lửa đã tắt ngỏm, bọn nó đều ngủ cả, ngay thằng học giả cũng leo lên võng từ sớm, thôi không viết thư nữa. Tiếng chó im bặt, khi tôi đặt mình xuống, nó lại cất lên rền rĩ, ai oán như cái chết đang rình rập nó. Không, tôi không thể mạo hiểm ra ngoài dó rất có thể thằng học giả nói đúng về sự lẩn khuất của bọn phỉ, nhưng tiếng chó chốc chốc lại tru lên như cái lưỡi dao cùn cứa vào những sợi thần kinh không sao chợp mắt. Hôi còn ở trường thanh niên vừa học vừalàm tôi có nuôi một con chó hoang bị đàn chó nhà cắn gần chết ngay đầu làng. Khi nhìn con chó tôi ôm về, lông trụi sạch, ghẻ lở đầy người, đầu nứt toác, bê bết máu, mấy đứa trong tổ khăng khăng không cho tôi mang vào nhà. Tôi vội xuống bếp, xin eô cấp dưỡng một cái bu gà, che chắn tạm thành chuồng mãi sau vườn. Từ hôm đó bát cơm sau cùng trong bữa ăn, bao giờ tôi cũng giành lại cho con chó. Nó lành da rất nhanh, lông mọc trở lại, con Mực của tôi đã từ bỏ cái máu đi hoang, yên phận ẩn dật sau vườn để ngày hai buổi, sau tiếng kẻng hết giờ làm việc, nó được quấn quít với tôi cho tới khi mọi người phát hiện ra sự tồn tại của nó đi ngược lại chủ trương tăng gia sản xuất của nhà trương. Ai cũng tự ý nuôi riêng gia súc thì có loạn? Tinh thần tập thể ở đâu? ông Trưởng ban tăng gia gọi tôi lên bảo thế. Tôi thưa với ông, nếu vậy tôi xin góp con Mực vào trại chăn nuôi của nhà trường để nó được trở thành sở hữu tập thể. Ông trưởng ban ngẫm nghĩ một hồi rồi lắc đầu, trong danh mục chăn nuôi của nhà trường chỉ có gà, vịt, ngan, ngỗng và lợn, không có ngoại lệ dành cho nó, tốt hơn hết, ông khuyên tôi nên hiến con Mực cho bếp ăn tập thể. A, thà tôi thả nó đi hoang còn hơn đưa vào cái lò sát sinh ấy. Ông trưởng ban cười nhạt, được, nó là sở hữu của cá nhân cậu, cậu muốn làm gì tuỳ cậu. Ông nhấn mạnh hai chữ cá nhân và ra lệnh cho tôi phải giải quyết gấp vụ con chó, nếu không sẽ mất điểm thi đua tổ học tập. Buổi chiều hôm đó tôi lại ra sau vườn, con Mực thấy tôi lại quen lệ nhảy cẫng, vẫy đuôi rối rít. Tôi chờ nó ăn xong mới bảo: Tao cũng muốn nuôi nấng mày tử tế mà chẳng được, thôi đành trả mày về kiếp đi hoang. Nói rồi tôi vỗ vỗ mấy cái vào người nó và quẳng nó qua hàng rào, phá bỏ cái chuồng tự tạo, mang trả lại bu gà cho cô cấp dưỡng. Ấy thế rồi chiều hôm sau đi tha thẩn sau vườn, tôi lại gặp nó nằm đó, thấy tôi nó lại cuống lên mừng rỡ. Tôi lấy cơm cơm cho nó ăn rồi lại đành quẳng nó qua rào. Ba hôm liền như vậy cứ đuổi đi nó lại tìm mọi cách quay về. Cho tới một buổi chiều đi làm gô về tôi nghe tin người ta mới bắt được con chó hoang, chui rào đuổi gà trong vườn. Tôi vội phóng xuống bếp và lặng người, con Mực của tôi bị trói gô cả bốn chân lẫn mõm nằm dưới đất chờ bác cấp dưỡng mài dao. Thấy tôi nó không sủa được chỉ vẫy đuôi và nhìn tôi với đôi mắt lồi ra và ướt nhoẻn. Nhung tôi làm gì được, nó đã là con chó hoang bị người ta bắt chứ không còn là con Mực sở hữu cá nhân của tôi nữa. Tôi bất lực quay đi, bỏ bữa cơm chiều và suốt mấy ngày liền tôi không dám ra vườn sau, đôi mắt con chó cứ nhìn tôi vừa vật nài vừa uất hận trong mất đêm liền mất ngủ.
Đi về nơi hoang dã
Thay lời nói đầu
Một
Hai
Ba
Bốn
Năm
Sáu
Bảy
Tám
Chín
Mười
Mười một
Mười hai
Mười ba
Mười bốn
Mười lăm
Mười sáu
Mười bảy
Mười tám
Mười chín
Hai mươi
Hai mươi mốt
Hai mươi hai
Hai mươi ba
Hai mươi bốn
Hai mươi lăm
Hai mươi sáu
Hai mươi bảy
Hai mươi tám
Hai mươi chín
Ba mươi
Ba mươi mốt
Ba mươi hai