Năm
Tác giả: Nhật Tuấn
Một sự lạ xảy ra trong cái nếp sinh hoạt thường ngày vốn dĩ quay đều như kim đồng hồ: hôm nay ông trưởng toán cho chúng tôi được nghỉ. Thằng hộ pháp sướng quá nhẩy cẫng lên cười hềnh hệch:
Tại cái vách đá đấy. Ông toán trưởng hướng địa bàn thế nào đâm mẹ nó vào chỗ đó đào sao được thành đường. Phen này cánh mình tha hồ ngồi chơi sơi nước.
Thàng học giả tỏ ra hiểu biết:
Mày đừng trách oan ông toán trưởng, ông ấy lấy hướng địa bàn không sai đâu. Lỗi tại mấy ông trên Ban chỉ huy, cứ ngồi bàn giấy vạch đường trên bản đồ rồi bắt con người ta lần ra bằng được. Ngờ đâu bản đồ đi một đằng, thực địa nó lại khác. Ở các nước văn minh người ta thăm dò khảo sát bằng máy bay, cứ ngồi trong phòng kín, bấm nút truyền số liệu về trung tâm thôi, chả cái xứ nào phải mò mẫm bằng con dao phát rừng như tụi mình.
Tôi chợt nhớ những điều ông toán trưởng hứa hẹn vơi tôi, ông bảo nước mình cũng đã cử người sang các nước bạn học nghề khảo sát bằng hàng không, tôi cứ cố gắng lên, dăm năm nữa ông sẽ đề nghị Ban chỉ huy cử tôi đi học. Thôi thôi, tôi xin nhường lại cái viên kẹo ngọt đó cho thằng học giả, tôi bảo nó:
Ở nước ta khối người được đi nước ngoài học cái đó rồi. Có văn hóa như mày, phấn đấu lên, mai mốt nhất định sẽ được đi...
Nó phá ra cười:
Mày nói như ông toán trưởng ấy. Thành phần cơ bản như thằng hộ pháp nhà quê kia còn chưa đến lượt, huống hồ tao con nhà tư bản.
Giọng nó vừa chua chát vừa ngậm ngùi pha chút bất cần đời, nhưng tôi hiểu nó chẳng buông trôi cuộc sống theo kiểu bấc đến đâu, dầu đến đấy như nó vẫn nói. Nó còn ham hố nhiều thứ lắm, bởi thế nó mới ngốn sách như vậy chứ. Nếu không, nó đã sống hồn nhiên cây cỏ như thằng hộ pháp. Thế còn tôi? Mọi ngày đi làm, sống ào ào theo công việc, chẳng có thời gian, hơi sức đâu mà ngẫm nghĩ, vậy nhưng chiều nay sau một ngày nghỉ ngơi đột xuất, nằm dài trên võng ngước nhìn làn mây trắng hờ hững trôi trên trời xanh, bỗng dưng tôi cảm thấy thấp thỏm một nỗi niềm vu vơ nào đó. Tôi ra đời dưới một ngôi sao quả tạ chẳng thế mà ngay trước khi tôi cất tiếng khóc chào đời, bố tôi đã bỏ mẹ tôi đi biệt đâu đó chẳng ai biết để bà uất ức, ốm hậu sản mà chết khi tôi còn chưa dứt sữa mẹ. Tuổi thơ tôi trôi qua trong bốn bức tường cao của trại cô nhi, khi khôn lớn, tôi được chuyển qua trại thanh niên vừa học vừa làm.
Trong cái đầu bã đậu của tôi chẳng lưu giữ một hình ảnh nào của cái người đời gọi là tình mẫu tử, mái ấm gia đình, có chăng chỉ là hình ảnh một đứa bé lấm lét như một con vật tội tội xung quanh những người đi xem vườn thú vào những ngày chủ nhật. Thế nhưng dù có là con vật đi nữa thì cái sức sống của nó cũng dai dẳng chẳng kém gì con người, nhiều khi tôi cũng thấy lạ, chẳng hiểu sao tôi sống sót được cho đến tận bây giờ? Tại mày quá khổ rồi nên không còn biết thế nào là khổ nữa, thằng học giả giải thích như thế, nó còn bảo tôi đã sinh ra và lớn lên dưới cấp con người, rồi như nó sợ tôi tự ái, nó gộp luôn cả nó, cả thằng hộ pháp, cả ông toán trưởng nữa cũng đang sống dưới cấp con người như thế. Tuy nhiên, những lời dài dòng của con mọt sách ấy chỉ thoảng qua tai, chẳng chui vào đầu tôi được chút nào. Tôi cần quái gì ba thứ lý lẽ đó, và suy cho cùng ngoài nửa kí gạo hàng ngày đổ vào cái dạ dày cho nó co bóp, tôi chẳng còn cần cái gì hết. Và ngay cả sự nghĩ ngợi gây nên bởi cái màu xanh vời vợi của bầu trời trên đầu tôi kia, xem ra cũng chẳng là cái gì, quẳng béng nó đi và ngủ.
Thằng học giả đánh thức tôi dậy vào lúc tối đã lâu lắm. Nó lôi tay tôi chỉ lên trời:
Dậy, dậy... mày có thấy cái gì kia không?:
Tôi ngáp, bảo nó rằng tôi chẳng thấy cái gì và dù có cái gì cũng chẳng dính dáng đến tôi, đi chỗ khác chơi cho tôi ngủ.
Thằng ma tịt, dậy đi, trăng sáng thế kia mà ngủ như lợn tao tưởng mày cũng còn một quả tim chứ?
Cái thằng trí thức xó rừng này rõ rách việc, dẫu sao nó cũng làm tôi buồn cười, chợt nhớ quả tim lợn ngày trước nó thưởng cho tôi. Quả thực đêm nay trăng sáng quá, tròn vành vạnh treo mãi trên cao, tỏa xuống núi rừng một thứ ánh sáng lạnh lạnh. Tôi theo chân thằng học giả lần theo vệt mòn lên cao lên cao mãi.
Và rồi trước mắt tất cả đã nằm hết ở bên dướí kia: những chỏm núi nhọn với những bóng cây đen sì, những cánh rừng tranh nhấp nhô trải xa mênh mông, những ngọn đồi bát úp bên những khe sâu đen thẫm. Trăng tròn và to quá khiến bầu trời như thấp hẳn xuống. Hoang vu và lạnh lẽo trườn đi theo ngọn gió tới khắp các thung sâu và các trảng trống. Chao ôi, tưởng như cõi nhân gian đã bị xóa sạch sau một cơn hồng thủy và ở cái nơi đất trời tiếp giáp này chỉ có hai thằng chúng tôi thôi. Mỗi đứa ngồi trên một tảng đá, quay lưng lại nhau và ngợp đi trong ánh trăng trong vắt. Bỗng thằng học giả sờ tay vào người tôi thì thào:
Mày còn đó không?
Tao đây, mày vẫn đấy chứ?
Không biết, tao không biết tao là tao hay là ai nữa thế?
Tôi im lặng nhìn theo một vệt sao đổi ngôi kéo dài trên bầu trời, biến mất vào đâu đó. Nó biến đi đâu nhỉ?.
Này, mày ơi...
Cái gì?
Mày nói đi chứ, nói gì cũng được, nhưng mày phải nói đi.
Tôi biết nói gì bây giờ? Chẳng có cái gì để nói trong lúc này, ngay cả ngẫm nghĩ cũng không, cứ ngồi thế này và ngồi thế này.
Nói đi, mày nói đi...
Vẻ vật nài, hoảng hốt của nó làm tôi đành phải nói:
Tao vừa thấy một ông sao biến đi. .
Vậy có một người vừa từ giã cõi trần. ...
Nó biến đi đâu? Chui vào vực thẳm hả?
Trong vũ trụ không có những vực thẳm nhưng có những lỗ đen.
Thế rồi nó giảng giải chẳng cần biết tôi có hiểu hay không. Sự thực tôi chẳng nghe gì, kệ xác nó với các lỗ đen trên vũ trụ, tôi đang mải đuổi theo một ý nghĩ rất mơ hồ hình như mới nảy ra và tôi sợ rằng tôi đang mất nó.
Nó hỏi:
Mày bảo trong con người có những lỗ đen như trong vũ trụ không?
Tao không biết
Tao cho rằng có đấy. Cái đó có thể gọi là những hố thẳm trong lòng người.
Tôi vùng dậy:
Tao nghĩ ra rồi.
Gì thế? Cái gì thế?
Nó cũng đứng bật dậy, hoảng hốt. Tôi nhìn gương mặt trắng bệch của nó, cười nhếch mép:
Tao với mày đốt rừng đi.
Nó trợn mắt lên, lắp bắp:
Cái gì? Mày nói cái gì? .
Đốt rừng. Tao với mày đốt rừng chơi.
Thằng học giả bỗng bật cười. Nó hùa ngay với tôi đi kiếm tre và lá khô. Tôi giằng lấy bao diêm run bần bật trong tay nó. Lát sau, tôi trèo lên tảng đá cao nhất, rồi xuôi theo chiều gió, tôi ném bó đuốc cháy đùng đùng vào đám cỏ tranh. Thoạt đầu ngọn lửa còn chới với lăm le muốn tắt, nhưng rồi gió thúc vào làm nó cuồn cuộn bốc lên, lem lém lan ra, lan ra mãi. Thế rồi chẳng mấy chốc, bên phía dưới kia ngay trước mắt tôi đã là cả một biển lửa với những ngọn sóng hò reo đuổi nhau chạy xa tít tắp, thắp sáng rực cả một vùng trời. Tôi ngây người thán phục cái hoành tráng của quang cảnh đang diễn ra, miệng tấm tắc:
Đẹp thật, lửa cháy đẹp thật...
Thằng học giả nhấc bổng tôi lên quay trôn Và reo hò:
Ha ha, bạo chúa Nêrông đốt thành La Mã...
Một sự lạ xảy ra trong cái nếp sinh hoạt thường ngày vốn dĩ quay đều như kim đồng hồ: hôm nay ông trưởng toán cho chúng tôi được nghỉ. Thằng hộ pháp sướng quá nhẩy cẫng lên cười hềnh hệch:
Tại cái vách đá đấy. Ông toán trưởng hướng địa bàn thế nào đâm mẹ nó vào chỗ đó đào sao được thành đường. Phen này cánh mình tha hồ ngồi chơi sơi nước.
Thàng học giả tỏ ra hiểu biết:
Mày đừng trách oan ông toán trưởng, ông ấy lấy hướng địa bàn không sai đâu. Lỗi tại mấy ông trên Ban chỉ huy, cứ ngồi bàn giấy vạch đường trên bản đồ rồi bắt con người ta lần ra bằng được. Ngờ đâu bản đồ đi một đằng, thực địa nó lại khác. Ở các nước văn minh người ta thăm dò khảo sát bằng máy bay, cứ ngồi trong phòng kín, bấm nút truyền số liệu về trung tâm thôi, chả cái xứ nào phải mò mẫm bằng con dao phát rừng như tụi mình.
Tôi chợt nhớ những điều ông toán trưởng hứa hẹn vơi tôi, ông bảo nước mình cũng đã cử người sang các nước bạn học nghề khảo sát bằng hàng không, tôi cứ cố gắng lên, dăm năm nữa ông sẽ đề nghị Ban chỉ huy cử tôi đi học. Thôi thôi, tôi xin nhường lại cái viên kẹo ngọt đó cho thằng học giả, tôi bảo nó:
Ở nước ta khối người được đi nước ngoài học cái đó rồi. Có văn hóa như mày, phấn đấu lên, mai mốt nhất định sẽ được đi...
Nó phá ra cười:
Mày nói như ông toán trưởng ấy. Thành phần cơ bản như thằng hộ pháp nhà quê kia còn chưa đến lượt, huống hồ tao con nhà tư bản.
Giọng nó vừa chua chát vừa ngậm ngùi pha chút bất cần đời, nhưng tôi hiểu nó chẳng buông trôi cuộc sống theo kiểu bấc đến đâu, dầu đến đấy như nó vẫn nói. Nó còn ham hố nhiều thứ lắm, bởi thế nó mới ngốn sách như vậy chứ. Nếu không, nó đã sống hồn nhiên cây cỏ như thằng hộ pháp. Thế còn tôi? Mọi ngày đi làm, sống ào ào theo công việc, chẳng có thời gian, hơi sức đâu mà ngẫm nghĩ, vậy nhưng chiều nay sau một ngày nghỉ ngơi đột xuất, nằm dài trên võng ngước nhìn làn mây trắng hờ hững trôi trên trời xanh, bỗng dưng tôi cảm thấy thấp thỏm một nỗi niềm vu vơ nào đó. Tôi ra đời dưới một ngôi sao quả tạ chẳng thế mà ngay trước khi tôi cất tiếng khóc chào đời, bố tôi đã bỏ mẹ tôi đi biệt đâu đó chẳng ai biết để bà uất ức, ốm hậu sản mà chết khi tôi còn chưa dứt sữa mẹ. Tuổi thơ tôi trôi qua trong bốn bức tường cao của trại cô nhi, khi khôn lớn, tôi được chuyển qua trại thanh niên vừa học vừa làm.
Trong cái đầu bã đậu của tôi chẳng lưu giữ một hình ảnh nào của cái người đời gọi là tình mẫu tử, mái ấm gia đình, có chăng chỉ là hình ảnh một đứa bé lấm lét như một con vật tội tội xung quanh những người đi xem vườn thú vào những ngày chủ nhật. Thế nhưng dù có là con vật đi nữa thì cái sức sống của nó cũng dai dẳng chẳng kém gì con người, nhiều khi tôi cũng thấy lạ, chẳng hiểu sao tôi sống sót được cho đến tận bây giờ? Tại mày quá khổ rồi nên không còn biết thế nào là khổ nữa, thằng học giả giải thích như thế, nó còn bảo tôi đã sinh ra và lớn lên dưới cấp con người, rồi như nó sợ tôi tự ái, nó gộp luôn cả nó, cả thằng hộ pháp, cả ông toán trưởng nữa cũng đang sống dưới cấp con người như thế. Tuy nhiên, những lời dài dòng của con mọt sách ấy chỉ thoảng qua tai, chẳng chui vào đầu tôi được chút nào. Tôi cần quái gì ba thứ lý lẽ đó, và suy cho cùng ngoài nửa kí gạo hàng ngày đổ vào cái dạ dày cho nó co bóp, tôi chẳng còn cần cái gì hết. Và ngay cả sự nghĩ ngợi gây nên bởi cái màu xanh vời vợi của bầu trời trên đầu tôi kia, xem ra cũng chẳng là cái gì, quẳng béng nó đi và ngủ.
Thằng học giả đánh thức tôi dậy vào lúc tối đã lâu lắm. Nó lôi tay tôi chỉ lên trời:
Dậy, dậy... mày có thấy cái gì kia không?:
Tôi ngáp, bảo nó rằng tôi chẳng thấy cái gì và dù có cái gì cũng chẳng dính dáng đến tôi, đi chỗ khác chơi cho tôi ngủ.
Thằng ma tịt, dậy đi, trăng sáng thế kia mà ngủ như lợn tao tưởng mày cũng còn một quả tim chứ?
Cái thằng trí thức xó rừng này rõ rách việc, dẫu sao nó cũng làm tôi buồn cười, chợt nhớ quả tim lợn ngày trước nó thưởng cho tôi. Quả thực đêm nay trăng sáng quá, tròn vành vạnh treo mãi trên cao, tỏa xuống núi rừng một thứ ánh sáng lạnh lạnh. Tôi theo chân thằng học giả lần theo vệt mòn lên cao lên cao mãi.
Và rồi trước mắt tất cả đã nằm hết ở bên dướí kia: những chỏm núi nhọn với những bóng cây đen sì, những cánh rừng tranh nhấp nhô trải xa mênh mông, những ngọn đồi bát úp bên những khe sâu đen thẫm. Trăng tròn và to quá khiến bầu trời như thấp hẳn xuống. Hoang vu và lạnh lẽo trườn đi theo ngọn gió tới khắp các thung sâu và các trảng trống. Chao ôi, tưởng như cõi nhân gian đã bị xóa sạch sau một cơn hồng thủy và ở cái nơi đất trời tiếp giáp này chỉ có hai thằng chúng tôi thôi. Mỗi đứa ngồi trên một tảng đá, quay lưng lại nhau và ngợp đi trong ánh trăng trong vắt. Bỗng thằng học giả sờ tay vào người tôi thì thào:
Mày còn đó không?
Tao đây, mày vẫn đấy chứ?
Không biết, tao không biết tao là tao hay là ai nữa thế?
Tôi im lặng nhìn theo một vệt sao đổi ngôi kéo dài trên bầu trời, biến mất vào đâu đó. Nó biến đi đâu nhỉ?.
Này, mày ơi...
Cái gì?
Mày nói đi chứ, nói gì cũng được, nhưng mày phải nói đi.
Tôi biết nói gì bây giờ? Chẳng có cái gì để nói trong lúc này, ngay cả ngẫm nghĩ cũng không, cứ ngồi thế này và ngồi thế này.
Nói đi, mày nói đi...
Vẻ vật nài, hoảng hốt của nó làm tôi đành phải nói:
Tao vừa thấy một ông sao biến đi. .
Vậy có một người vừa từ giã cõi trần. ...
Nó biến đi đâu? Chui vào vực thẳm hả?
Trong vũ trụ không có những vực thẳm nhưng có những lỗ đen.
Thế rồi nó giảng giải chẳng cần biết tôi có hiểu hay không. Sự thực tôi chẳng nghe gì, kệ xác nó với các lỗ đen trên vũ trụ, tôi đang mải đuổi theo một ý nghĩ rất mơ hồ hình như mới nảy ra và tôi sợ rằng tôi đang mất nó.
Nó hỏi:
Mày bảo trong con người có những lỗ đen như trong vũ trụ không?
Tao không biết
Tao cho rằng có đấy. Cái đó có thể gọi là những hố thẳm trong lòng người.
Tôi vùng dậy:
Tao nghĩ ra rồi.
Gì thế? Cái gì thế?
Nó cũng đứng bật dậy, hoảng hốt. Tôi nhìn gương mặt trắng bệch của nó, cười nhếch mép:
Tao với mày đốt rừng đi.
Nó trợn mắt lên, lắp bắp:
Cái gì? Mày nói cái gì? .
Đốt rừng. Tao với mày đốt rừng chơi.
Thằng học giả bỗng bật cười. Nó hùa ngay với tôi đi kiếm tre và lá khô. Tôi giằng lấy bao diêm run bần bật trong tay nó. Lát sau, tôi trèo lên tảng đá cao nhất, rồi xuôi theo chiều gió, tôi ném bó đuốc cháy đùng đùng vào đám cỏ tranh. Thoạt đầu ngọn lửa còn chới với lăm le muốn tắt, nhưng rồi gió thúc vào làm nó cuồn cuộn bốc lên, lem lém lan ra, lan ra mãi. Thế rồi chẳng mấy chốc, bên phía dưới kia ngay trước mắt tôi đã là cả một biển lửa với những ngọn sóng hò reo đuổi nhau chạy xa tít tắp, thắp sáng rực cả một vùng trời. Tôi ngây người thán phục cái hoành tráng của quang cảnh đang diễn ra, miệng tấm tắc:
Đẹp thật, lửa cháy đẹp thật...
Thằng học giả nhấc bổng tôi lên quay trôn Và reo hò:
Ha ha, bạo chúa Nêrông đốt thành La Mã...