Mười lăm
Tác giả: Nhật Tuấn
Suốt hai ngày liền, ông toán trưởng không bắt chúng tôi phát cây, không nói năng, chỉ lặng lẽ chờ đợi cái điều mà tôi biết nó chỉ tới qua cái máy VTĐ của ông. Thái độ thằng học giả cũng làm tôi ngạc nhiên, nó thôi không giở ra tập thư ngày ngày vẫn viết nữa, nó cứ lầm lì tha thẩn hết xó nhà này sang xó nhà khách như tìm kiếm cái gì đó và càng ngày càng tỏ ra lo lắng. Sau cùng nó thôi không tìm kiếm nữa, kéo tôi ra chỗ chỉ có hai đứa, thổ lộ:
Cái bản này lạ lắm mày ạ. Suốt từ hôm tới đây, tao không thấy bóng dáng một con chuột nào.
Tôi nhìn nó thấy ghê ghê, không lẽ thằng này thèm thịt đến định bắt cả chuột ăn? Nó lắc đầu quày quạy:
Không không, tao không nói chuyện ăn thịt chuột. Tao chỉ thắc mắc cả cái bản lên này sao không thấy bóng dáng một con.
Chắc chúng nó cũng chuyển xuống núi định cư cùng với dân bản.
Không phải đâu, chuột ở đây chết hết rồi.
Tôi nhìn bộ mặt tái mét của nó:.
Vậy thì đã sao?
Dịch hạch chứ sao. Mấy hôm nay tao nghĩ ngợi rất lung. Khu nhà mồ có rất nhiều mả mới chứng tỏ hàng loạt người mới chết. Điều đó cắt nghĩa vì sao dân ở đây bỏ bản đi đột ngột vậy.
Một biểu lộ chưa bao giờ tôi được thấy, ngay cả lần nó bị trượt ngã suýt toi mạng ở vách đá: sự kinh hoàng, làm tôi phải thú nhận sẽ chẳng bao giờ mình hết kinh ngạc về những người xung quanh. Giá cứ ngu như tôi, như thằng hộ pháp, chẳng cần biết làm gì đến cái cơ chế truyền bệnh của những con chuột mang mầm bệch dịch hạch mà nó đang lắp bắp nói kia thì chẳng bao giờ phải hoảng hốt vậy.
Nó cuống lên rủ tôi tới gặp ngay ông toán trưởng yêu cầu lập tức cho cả toán rời khỏi bản Mù U trước khi những con bọ chét rời bỏ xác những con chuột chết bay đi tìm con người, và mai kia nếu nó có lên cơn sốt, yêu cầu cáng ngay xuống bệnh viện gần nhất...Tao không thể chết một cách vớ vẩn như vậy được, mày biết không, đêm qua tao đã quyết định rồi, nhất định cuối năm nay tao sẽ về phép để cưới vợ. Tao đã suy nghĩ nát óc ra rồi, con gái có thì phải không nào? nàng đã chờ tao đi xây sự nghiệp ba năm nay, nhưng bây giờ tao đã hiểu, đó không phải là một chuyến rong thuyền đi buôn trên biển, đó là công việc lâu dài, bởi vậy tao không thể bắt nàng chờ đợi lâu hơn được nữa. Cuối năm nay tao phải cưới nàng. Ấy thế mà nếu không rút nhanh khỏi đây, công trình tình yêu bao nhiêu năm tao cất công xây dựng rất có thể xụp đổ tan tành vì những con chuột chết đó. The là tôi đã rõ về cái nỗi hoảng kinh đáng ngạc nhiên của nó. Tôi mới bảo nó rằng mày là cái thằng luôn miệng nói đến cái hố thẳm trong con người, vậy thì những con bọ chét mang trùng dịch hạch kia có khi chẳng đáng sợ bằng cái hố thẳm trong lòng nàng búp bê. Tôi nói thế cốt trấn an nỗi khiếp sợ của nó thôi, chẳng ngờ nghe tôi nói chưa dứt câu, nó đã nồi giận, thộp ngực áo tôi đến rách eả khuy tới tấp mắng vào mặt tôi đủ loại ngôn từ về tội xúc phạm đến nữ chúa trời thiêng liêng của nó, về cái đầu tối tăm, méo mó của tôi lúc nào cũng chỉ nhìn thấy cái phần xấu xa trong con người. Tôi cứ ngẩn mặt nghe, mặc cho nó tuôn ra bằng hết cơn sốt ngôn từ, rồi tôi mới sửa lại khuy áo, từ tốn bảo nó:
Thế là rõ, mày đang sợ cái hố thẳm trong lòng nàng chứ chẳng phải những con chuột chết mang trong mình những con bọ chét. Tao nói đúng tim đen mày phải không nào nếu không, mày đã chẳng nổi đóa lên như thế.
Nó quay bộ mặt méo xệch đi, lắp bắp điều gì không rõ nhưng tôi hiểu nó đang căm ghét tôi, nó không muốn đấm vào mặt tôi chẳng qua nó sợ bẩn tay đó thôi. Ôi, dính dáng đến thằng mọt sách này mệt đầu, rã rượi cả người, chẳng thà rủ thằng hộ pháp đi bổ củi còn tốt hơn. Tôi đi tìm, gặp nó đang nằm võng dưới cây đào dâm mát, mắt lim dim dở thức dở ngủ, lạy trời, chỉ mong sao nó đừng đang tơ tưởng tới cô nàng vợ ông xã đội, tránh cho tôi phải nghe một bi kịch tình yêu nữa. Nghe tiếng chân tôi, nó mở choàng mắt, vẫy tôi lại gần:
Tao hỏi mày tít trên cao kia có cái gì?
Mây xanh..
Tít trên nữa?
Có vệ tinh nhân tạo và con tàu vũ trũ
Vậy tít trên nữa? .
Có mặt trăng, mặt trời và các ông sao.
Trên nữa trên nữa kia, có cái gì?
Tôi nổi cáu:
Có cái ông trời chứ còn cái gì? Mày điên đấy phải không?
Không phải, từ nãy tao cử nằm ngửa mặt lên trời và cứ nghĩ bụng phải có cái gì ở tít tịt trên đó chứ.
Cái đó đến thằng học giả cũng khó trả lời eho nó, chịu, tôi đành lôi nó ra khỏi cái cơn ngẫm nghĩ trừu tượng đó bằng cách rủ nó đi bổ củi. Nó từ chối phắt và lại còn trách tôi đầu óc lúc nào cũng chỉ quẩn quanh củi nước, chẳng có nghĩ ra được cái gì hay ho hơn.
À thôi phải rồi, nó vỗ đét vào vai tôi kêu to, tao vừa nhặt được mảnh nhôm đẹp lắm, mày bảo nên dùng làm gì?
Đưa cho thằng cấp dưỡng khi cần nó vá nồi soong.
Lại nồi với soong. Tao cứ tưởng cái đầu mày đâu đến nỗi bã đậu thế?
Tôi nhìn nó mân mê miếng nhôm to bằng bàn tay, hoang mang quá, chẳng biết xui nó dùng làm gì để nó khỏi chê mình đần độn. Nó nghĩ một chút rồi cười toét miệng:
Tao định đục thành một cái gì đó làm quà tặng con vợ thằng xã đội. Mày bảo nên không?
Nên lắm chứ.
Theo mày nên đục thành cái gì?
Cái chính là mày có biết đục chạm không đã?
Nó nhìn xuống bàn tay, xòe ra rồi nắm lại:
Vậy mày tưởng tao chỉ biết có cầm dao thôi hả? Làng tao có lão thợ bạc, vẫn nhờ tao thụt bễ cho lão do vậy lão mới dạy tao làm được khôi thứ. Chỉ khó một điều là mình không có dụng cụ thôi.
Lại một điều bất ngờ với tôi khi từ trước tôi vẫn nghĩ về nó như một con voi đực chỉ biết hùng hục phát cây. Lược trâm cài tóc, hộp đựng tăm... tôi căng óc nghĩ xem nó nên đục chạm thành cái gì? Nó cũng cau trán lại nghĩ ngợi. Sau cùng, tôi kêu to:
Tao nghĩ ra rồi, mày gò cho nó một cái đèn ngủ thật đẹp.
Mẹ kiếp, để soi cho thằng xã đội ngủ với nó à? Mày chỉ xui dại tao thôi.
Nó trừng mắt lên, quả quyết:
Thôi được, tao sẽ gò cho nó một con dao.
Phải đấy, gò con dao thật sắc cho nó bổ cam, bổ bưởi, đàn bà chúa ăn vặt. .
Không phải, để nó... cắt dái thằng xã đội.
Tôi giật thót, trố mắt nhìn nó cười gằn, hoang mang chả hiểu sao bỗng dưng nó phẫn chí thế. Nó hất võng đứng dậy, cầm mảnh nhôm đi gò con dao mặc tôi cứ đứng đực ra bên gốc cây đào. Rắc rối thật rồi, thằng nào cũng muốn nổi điên lên cả, tôi đành đi tìm thằng cấp dưỡng phụ nó gọt sắn cho qua cái ngày trống rỗng này vậy. Có lẽ trong mấy đứa chỉ còn nó là ít nỗi niềm riêng nhất. Tôi vừa ló mặt vào căn buồng vừa dùng làm nhà ăn, vừa làm bếp đã thấy nó đang lúi húi đào góc nhà.
Mày làm trò gì thế? .
Nó ngước lên bộ mặt đầm đìa mồ hôi:
Lạ lắm mày ạ, ở góc nhà có đống đất mới. Tao ngờ nó chôn của. Mày đào giúp tao một tay, nếu được, chia đôi.
Tôi giằng lấy cuốc trong tay nó:
Mày điên hả? Của đâu, nhỡ ra nó chôn xác người thì sao?
Xác người đâu ra?
Để nó khỏi đào nữa, tôi bịa chuyện dân bản ở đây có phong tục chôn trong buồng những trẻ sơ sinh chết ngay khi mới lọt lòng.
Nó ngờ vực:
Mày nghe chuyện đâu ra? Tại sao phải thế?
Tôi đáp bừa:
Thì tại mới đẻ chưa có tên, chưa đăng ký hộ khẩu nên không được chôn trong khu nhà mồ chứ sao.
Man rợ thế kia ư?
Nó văng một câu chửi rất tục rồi quẳng cuốc không đào nữa, ngẩn ngơ như người mất của, làm tôi phải bật cười:
Tao không ngờ mày lại hám của thế?
Tao gửi về ch o mẹ.
Nó thở dài kể tôi nghe hồi này nhà nó sa sút lắm bố nó đau ốm luôn, mẹ nó dầm mưa dãi nắng cả ngày, công điểm cũng vừa đủ ngày có hai bữa gạo đổ nồi. Nó mở ba lô khoe gói tiền dày cộp đã giành dụm, chắt bóp được để mai kia về phép mang về cho mẹ. A, tôi đã hiểu vì sao thằng cấp dưỡng lại nổi tiếng hà tiện đến thế. Trước đây mỗi lần được ghé qua thị trấn, việc đầu tiên của bọn tôi là đâm bổ vào cửa hàng ăn, có lần mậu dịch viên thấy chúng tôi ăn uống hoang toàng quá, lại tưởng biệt kích mới trên núi xuống bèn chạy đi báo công an. Những lúc như thế chỉ mỗi thằng cấp dưỡng ngồi ngoài cửa trông đồ cho cả toán, khát nó uống nước trong bi đông đeo kè kè bên mình, đói nó giở cơn nắm ra, nhất định không tiêu lấy một xu. Nó chẳng bao giờ mời ai hoặc ăn của ai cái gì, lúc nào trên miệng cũng cắm một cái tăm ra vẻ ta đây mới ăn hãy còn no lăm. Thảo nào nó tích cóp được số tiền lớn thế kia. Tôi khuyên nó lúc nào tiện nên gửi dần cho mẹ qua bưu điện. để tích cả cục thế nhỡ mất thì công cốc. Nó trừng mắt:
Mất sao được, thằng nào muốn mất mạng thì rớ vào đây...
Nói xong nó buộc chặt lại, gói ra ngoài một miếng vải nhựa, nhét kỹ dưới đáy ba lô. Chao ôi hóa ra ehỉ có tôi là chẳng có tích cóp mong chờ cái gì, sống trên rừng hoặc trơ về xuôi cũng thế thôi, bấc đến đâu dầu đến đến, cho tới lúc nào dầu cạn, hai tay buông xuôi là xong một đời. Tôi nằm cuộn tròn trên võng buồn đến ứa nước mắt. Sao tôi không lo toan, ham hố như chúng nó? Sao cứ nghĩ tới những mục tiêu ông toán trưởng vạch ra và hứa hẹn, tôi đã thấy chán rồi? Giá như tôi cũng có mẹ để mà góp tiền gửi về như thằng cấp dưỡng, có ngươi yêu để mà nhớ mong như thằng học giả, thằng hộ pháp thì liệu tôi còn hay nghĩ ngợi ẩm ương về có hay không có cái hố thẳm trong tôi nữa hay không? Chịu, chẳng biết được, biết đâu khi đã có cái để mà lo toan, mong đợi rồi, tôi lại chẳng nghĩ ngợi ẩm ương về cái khác?
Thằng học giả bỗng chạy bổ vào, mặt tái mét:
Có đúng là góc nhà ăn có xác người mới chôn không?
Có đúng là mày nghe thằng cấp dưỡng nói không?
Nó vừa kể cho tao nghe đấy. Mày nói láo, làm gì có chuyện trẻ sơ sinh mới chết phải chôn trong góc buồng vì chưa đăng ký hộ khẩu.
Tôi nhỏm dậy:
Đồ ngu, tao nói thế để nó thôi không đào nữa. Nhỡ nó đào được xác thật thì sao?
Thằng học giả càng lo sợ:
Đúng là ở đó người ta chôn người chết thật chứ còn gì nữa. Mày không biết, khi gia đình có người chết vì dịch tả thì cả làng đều sợ không ai dám đến nhà nữa kia. Chắc gia đình người chết chỉ có hai vợ chồng già nên đành mang chôn trong góc buồng.
Tôi chẳng hơi sức đâu mà nghe những tưởng tượng rùng rợn của nó, đành phải theo nó đi tìm ông toán trưởng. Ông cũng đang nằm lơ mơ trên võng mắc trong một căn nhà khá rộng, trên vách còn sót lại vài trang họa báo vàng o. Nghe thằng học giả lắp bắp trình bày, ông cau mặt:
Làm gì mà cuống lên thế. Chết đến đít rồi sao? Các cậu cứ yên tâm mài dao chuẩn bị mai đi làm, mọi chuyện tôi đã nắm hết rồi, phải chờ ý kiến của Ban chỉ huy. Tối nay nếu nhận đợc điện tôi sẽ họp phổ biến tỉnh hình: Thôi, ra đi...
Ông lại nằm xuống với cái vẻ một ông thánh tuẫn đạo sửa soạn chỗ để chết, thôi không còn dính dáng gì tới việc đời. Tôi kéo thằng học giả ra ngoài:
Mày thấy chưa? Gái góa cứ lo việc triều đình. Mọi việc chân tơ kẽ tóc ông ấy đều biết trước, tính trước cả rồi. Phải tin tưởng cấp trên chứ. Các ông ấy để mình chết được đâu mà lo.
Thằng học giả văn g tục:
Mẹ kiếp, lão ấy già rồi, có chết cũng chẳng sao, tao còn trẻ, chết tiếc đời lắm.
Mặc cho tôi tha hồ trấn an, ngay từ nhá nhem tối, thằng học giả đã đốt bốn, năm đống lửa thật to quanh nhà và ngay gần chỗ nó mắc võng để xua đuổi tử thần núp trong những con bọ chét có cánh, rồi đi tất, bịt mặt, nó mắc màn che kín mít và chui tọt lên võng làm thằng hộ pháp hí húi gò miếng nhôm cũng phải bật cười:
Cái số phải chết thì mày có chui vào hòm sắt cũng cứ chết. Cái số được sống thì có bắt bọ chét bỏ vào người vẫn cứ sống nhăn.
Thằng học giả không thèm đối đáp kéo chăn chùm kín đầu. Thôi cứ để yên cho nó nằm tơ tưởng cô nàng búp bê, tôi can thằng hộ pháp và bỗng giật mình khi từ phía khu nhà mộ lại vẳng tới tiếng chó tru. Trời ơi, con chó hoang ấy vẫn còn sống, hai hôm nay, để yên cho nó chết theo chủ, tôi không tìm ra chỗ đó nữa và tin chắc cái phần sống cuối cùng trong nó là quả tim cũng đã ngừng co bóp, sáng mai tôi sẽ vác cuốc đào cho nó một ngôi mộ ngay bên cạnh chủ. Vậy mà chẳng ngờ... Tôi buông một tiếng thớ dài:
Tội nghiệp con chó, vẫn chưa chết được, còn sống ngày nào còn khổ ngày đó?
Chết sao được, nó còn sống cho tới ngày... nó chết?
Thằng hộ pháp nở một nụ cời bí mật rồi im bặt. Tôi chưa kịp đoán thái độ của nó, nó đã khoe tôi con dao:
Cho mày xem, đẹp chưa, thợ chuyên môn cũng chỉ gò được đến thế.....
Quả thực con dao được chạm trổ rất công phu, hai bên má đều có khắc hai con chim câu châu mỏ vào nhau với hàng chữ nhỏ li ti tặng em vâ nhớ mãi. Tôi ngắm nghía nước dao sắc ngọt rờn rợn trên ngón tay làm tôi bần thần:
Tao tưởng mày nói đùa hoá ra thực hả?
Thựe hẳn đi chứ, mày được nhìn cảnh thằng xã đội đánh đập nó thì mày mới biết, không khéo ở địa vị tao mày lại đúc cho nó hẳn cái mã tấu ấy chứ.
Tôi doạ nó:
Nếu con đó giết chồng thực bằng con dao này, thể nào công an cũng truy ra mày bắt đi tù.
Vẻ mặt nó làm tôi thấy sự. Tôi đánh bạo hỏi:
Đẹp trai như mày, đời thiếu gì con gái sao nhất thiết cứ phải nhắm vào con vợ thằng xã đội cho rách việc ra.
Nó nhìn chăm chăm vào mặt tôi, cười gằn:
Mày khác gì con gà sống thiến, hiểu thế nào được chuyện đó. Sống như mày, chết mẹ nó đi cho xong.
Tôi không giận nó, chỉ thấy buồn cười. Hóa ra trong cái tập thể mà ông toán trưởng vẫn báo về Ban chỉ huy rằng mọi người vẫn gắn bó nhau thành một khối thống nhất, trong cái tập thể đó rất ít có những đường dây cảm thông giữa các ốc đảo của mỗi con người. Thằng nào dường như cũng chỉ đắm đuối vào chính nó, ngoài ra, mọi người đều là hàng xóm với nhau cả. Chính vào lúc những ý nghĩ buồn rầu cứ như con sâu đo bò dọc ngang trong đầu, tiếng chó tru lại vẳng tới tai tôi. Mọi người xung quanh đã ngủ hết, chỉ còn tôi nghe được những tiếng gọi cuối cùng của con chó hoang tội nghiệp ấy.
Suốt hai ngày liền, ông toán trưởng không bắt chúng tôi phát cây, không nói năng, chỉ lặng lẽ chờ đợi cái điều mà tôi biết nó chỉ tới qua cái máy VTĐ của ông. Thái độ thằng học giả cũng làm tôi ngạc nhiên, nó thôi không giở ra tập thư ngày ngày vẫn viết nữa, nó cứ lầm lì tha thẩn hết xó nhà này sang xó nhà khách như tìm kiếm cái gì đó và càng ngày càng tỏ ra lo lắng. Sau cùng nó thôi không tìm kiếm nữa, kéo tôi ra chỗ chỉ có hai đứa, thổ lộ:
Cái bản này lạ lắm mày ạ. Suốt từ hôm tới đây, tao không thấy bóng dáng một con chuột nào.
Tôi nhìn nó thấy ghê ghê, không lẽ thằng này thèm thịt đến định bắt cả chuột ăn? Nó lắc đầu quày quạy:
Không không, tao không nói chuyện ăn thịt chuột. Tao chỉ thắc mắc cả cái bản lên này sao không thấy bóng dáng một con.
Chắc chúng nó cũng chuyển xuống núi định cư cùng với dân bản.
Không phải đâu, chuột ở đây chết hết rồi.
Tôi nhìn bộ mặt tái mét của nó:.
Vậy thì đã sao?
Dịch hạch chứ sao. Mấy hôm nay tao nghĩ ngợi rất lung. Khu nhà mồ có rất nhiều mả mới chứng tỏ hàng loạt người mới chết. Điều đó cắt nghĩa vì sao dân ở đây bỏ bản đi đột ngột vậy.
Một biểu lộ chưa bao giờ tôi được thấy, ngay cả lần nó bị trượt ngã suýt toi mạng ở vách đá: sự kinh hoàng, làm tôi phải thú nhận sẽ chẳng bao giờ mình hết kinh ngạc về những người xung quanh. Giá cứ ngu như tôi, như thằng hộ pháp, chẳng cần biết làm gì đến cái cơ chế truyền bệnh của những con chuột mang mầm bệch dịch hạch mà nó đang lắp bắp nói kia thì chẳng bao giờ phải hoảng hốt vậy.
Nó cuống lên rủ tôi tới gặp ngay ông toán trưởng yêu cầu lập tức cho cả toán rời khỏi bản Mù U trước khi những con bọ chét rời bỏ xác những con chuột chết bay đi tìm con người, và mai kia nếu nó có lên cơn sốt, yêu cầu cáng ngay xuống bệnh viện gần nhất...Tao không thể chết một cách vớ vẩn như vậy được, mày biết không, đêm qua tao đã quyết định rồi, nhất định cuối năm nay tao sẽ về phép để cưới vợ. Tao đã suy nghĩ nát óc ra rồi, con gái có thì phải không nào? nàng đã chờ tao đi xây sự nghiệp ba năm nay, nhưng bây giờ tao đã hiểu, đó không phải là một chuyến rong thuyền đi buôn trên biển, đó là công việc lâu dài, bởi vậy tao không thể bắt nàng chờ đợi lâu hơn được nữa. Cuối năm nay tao phải cưới nàng. Ấy thế mà nếu không rút nhanh khỏi đây, công trình tình yêu bao nhiêu năm tao cất công xây dựng rất có thể xụp đổ tan tành vì những con chuột chết đó. The là tôi đã rõ về cái nỗi hoảng kinh đáng ngạc nhiên của nó. Tôi mới bảo nó rằng mày là cái thằng luôn miệng nói đến cái hố thẳm trong con người, vậy thì những con bọ chét mang trùng dịch hạch kia có khi chẳng đáng sợ bằng cái hố thẳm trong lòng nàng búp bê. Tôi nói thế cốt trấn an nỗi khiếp sợ của nó thôi, chẳng ngờ nghe tôi nói chưa dứt câu, nó đã nồi giận, thộp ngực áo tôi đến rách eả khuy tới tấp mắng vào mặt tôi đủ loại ngôn từ về tội xúc phạm đến nữ chúa trời thiêng liêng của nó, về cái đầu tối tăm, méo mó của tôi lúc nào cũng chỉ nhìn thấy cái phần xấu xa trong con người. Tôi cứ ngẩn mặt nghe, mặc cho nó tuôn ra bằng hết cơn sốt ngôn từ, rồi tôi mới sửa lại khuy áo, từ tốn bảo nó:
Thế là rõ, mày đang sợ cái hố thẳm trong lòng nàng chứ chẳng phải những con chuột chết mang trong mình những con bọ chét. Tao nói đúng tim đen mày phải không nào nếu không, mày đã chẳng nổi đóa lên như thế.
Nó quay bộ mặt méo xệch đi, lắp bắp điều gì không rõ nhưng tôi hiểu nó đang căm ghét tôi, nó không muốn đấm vào mặt tôi chẳng qua nó sợ bẩn tay đó thôi. Ôi, dính dáng đến thằng mọt sách này mệt đầu, rã rượi cả người, chẳng thà rủ thằng hộ pháp đi bổ củi còn tốt hơn. Tôi đi tìm, gặp nó đang nằm võng dưới cây đào dâm mát, mắt lim dim dở thức dở ngủ, lạy trời, chỉ mong sao nó đừng đang tơ tưởng tới cô nàng vợ ông xã đội, tránh cho tôi phải nghe một bi kịch tình yêu nữa. Nghe tiếng chân tôi, nó mở choàng mắt, vẫy tôi lại gần:
Tao hỏi mày tít trên cao kia có cái gì?
Mây xanh..
Tít trên nữa?
Có vệ tinh nhân tạo và con tàu vũ trũ
Vậy tít trên nữa? .
Có mặt trăng, mặt trời và các ông sao.
Trên nữa trên nữa kia, có cái gì?
Tôi nổi cáu:
Có cái ông trời chứ còn cái gì? Mày điên đấy phải không?
Không phải, từ nãy tao cử nằm ngửa mặt lên trời và cứ nghĩ bụng phải có cái gì ở tít tịt trên đó chứ.
Cái đó đến thằng học giả cũng khó trả lời eho nó, chịu, tôi đành lôi nó ra khỏi cái cơn ngẫm nghĩ trừu tượng đó bằng cách rủ nó đi bổ củi. Nó từ chối phắt và lại còn trách tôi đầu óc lúc nào cũng chỉ quẩn quanh củi nước, chẳng có nghĩ ra được cái gì hay ho hơn.
À thôi phải rồi, nó vỗ đét vào vai tôi kêu to, tao vừa nhặt được mảnh nhôm đẹp lắm, mày bảo nên dùng làm gì?
Đưa cho thằng cấp dưỡng khi cần nó vá nồi soong.
Lại nồi với soong. Tao cứ tưởng cái đầu mày đâu đến nỗi bã đậu thế?
Tôi nhìn nó mân mê miếng nhôm to bằng bàn tay, hoang mang quá, chẳng biết xui nó dùng làm gì để nó khỏi chê mình đần độn. Nó nghĩ một chút rồi cười toét miệng:
Tao định đục thành một cái gì đó làm quà tặng con vợ thằng xã đội. Mày bảo nên không?
Nên lắm chứ.
Theo mày nên đục thành cái gì?
Cái chính là mày có biết đục chạm không đã?
Nó nhìn xuống bàn tay, xòe ra rồi nắm lại:
Vậy mày tưởng tao chỉ biết có cầm dao thôi hả? Làng tao có lão thợ bạc, vẫn nhờ tao thụt bễ cho lão do vậy lão mới dạy tao làm được khôi thứ. Chỉ khó một điều là mình không có dụng cụ thôi.
Lại một điều bất ngờ với tôi khi từ trước tôi vẫn nghĩ về nó như một con voi đực chỉ biết hùng hục phát cây. Lược trâm cài tóc, hộp đựng tăm... tôi căng óc nghĩ xem nó nên đục chạm thành cái gì? Nó cũng cau trán lại nghĩ ngợi. Sau cùng, tôi kêu to:
Tao nghĩ ra rồi, mày gò cho nó một cái đèn ngủ thật đẹp.
Mẹ kiếp, để soi cho thằng xã đội ngủ với nó à? Mày chỉ xui dại tao thôi.
Nó trừng mắt lên, quả quyết:
Thôi được, tao sẽ gò cho nó một con dao.
Phải đấy, gò con dao thật sắc cho nó bổ cam, bổ bưởi, đàn bà chúa ăn vặt. .
Không phải, để nó... cắt dái thằng xã đội.
Tôi giật thót, trố mắt nhìn nó cười gằn, hoang mang chả hiểu sao bỗng dưng nó phẫn chí thế. Nó hất võng đứng dậy, cầm mảnh nhôm đi gò con dao mặc tôi cứ đứng đực ra bên gốc cây đào. Rắc rối thật rồi, thằng nào cũng muốn nổi điên lên cả, tôi đành đi tìm thằng cấp dưỡng phụ nó gọt sắn cho qua cái ngày trống rỗng này vậy. Có lẽ trong mấy đứa chỉ còn nó là ít nỗi niềm riêng nhất. Tôi vừa ló mặt vào căn buồng vừa dùng làm nhà ăn, vừa làm bếp đã thấy nó đang lúi húi đào góc nhà.
Mày làm trò gì thế? .
Nó ngước lên bộ mặt đầm đìa mồ hôi:
Lạ lắm mày ạ, ở góc nhà có đống đất mới. Tao ngờ nó chôn của. Mày đào giúp tao một tay, nếu được, chia đôi.
Tôi giằng lấy cuốc trong tay nó:
Mày điên hả? Của đâu, nhỡ ra nó chôn xác người thì sao?
Xác người đâu ra?
Để nó khỏi đào nữa, tôi bịa chuyện dân bản ở đây có phong tục chôn trong buồng những trẻ sơ sinh chết ngay khi mới lọt lòng.
Nó ngờ vực:
Mày nghe chuyện đâu ra? Tại sao phải thế?
Tôi đáp bừa:
Thì tại mới đẻ chưa có tên, chưa đăng ký hộ khẩu nên không được chôn trong khu nhà mồ chứ sao.
Man rợ thế kia ư?
Nó văng một câu chửi rất tục rồi quẳng cuốc không đào nữa, ngẩn ngơ như người mất của, làm tôi phải bật cười:
Tao không ngờ mày lại hám của thế?
Tao gửi về ch o mẹ.
Nó thở dài kể tôi nghe hồi này nhà nó sa sút lắm bố nó đau ốm luôn, mẹ nó dầm mưa dãi nắng cả ngày, công điểm cũng vừa đủ ngày có hai bữa gạo đổ nồi. Nó mở ba lô khoe gói tiền dày cộp đã giành dụm, chắt bóp được để mai kia về phép mang về cho mẹ. A, tôi đã hiểu vì sao thằng cấp dưỡng lại nổi tiếng hà tiện đến thế. Trước đây mỗi lần được ghé qua thị trấn, việc đầu tiên của bọn tôi là đâm bổ vào cửa hàng ăn, có lần mậu dịch viên thấy chúng tôi ăn uống hoang toàng quá, lại tưởng biệt kích mới trên núi xuống bèn chạy đi báo công an. Những lúc như thế chỉ mỗi thằng cấp dưỡng ngồi ngoài cửa trông đồ cho cả toán, khát nó uống nước trong bi đông đeo kè kè bên mình, đói nó giở cơn nắm ra, nhất định không tiêu lấy một xu. Nó chẳng bao giờ mời ai hoặc ăn của ai cái gì, lúc nào trên miệng cũng cắm một cái tăm ra vẻ ta đây mới ăn hãy còn no lăm. Thảo nào nó tích cóp được số tiền lớn thế kia. Tôi khuyên nó lúc nào tiện nên gửi dần cho mẹ qua bưu điện. để tích cả cục thế nhỡ mất thì công cốc. Nó trừng mắt:
Mất sao được, thằng nào muốn mất mạng thì rớ vào đây...
Nói xong nó buộc chặt lại, gói ra ngoài một miếng vải nhựa, nhét kỹ dưới đáy ba lô. Chao ôi hóa ra ehỉ có tôi là chẳng có tích cóp mong chờ cái gì, sống trên rừng hoặc trơ về xuôi cũng thế thôi, bấc đến đâu dầu đến đến, cho tới lúc nào dầu cạn, hai tay buông xuôi là xong một đời. Tôi nằm cuộn tròn trên võng buồn đến ứa nước mắt. Sao tôi không lo toan, ham hố như chúng nó? Sao cứ nghĩ tới những mục tiêu ông toán trưởng vạch ra và hứa hẹn, tôi đã thấy chán rồi? Giá như tôi cũng có mẹ để mà góp tiền gửi về như thằng cấp dưỡng, có ngươi yêu để mà nhớ mong như thằng học giả, thằng hộ pháp thì liệu tôi còn hay nghĩ ngợi ẩm ương về có hay không có cái hố thẳm trong tôi nữa hay không? Chịu, chẳng biết được, biết đâu khi đã có cái để mà lo toan, mong đợi rồi, tôi lại chẳng nghĩ ngợi ẩm ương về cái khác?
Thằng học giả bỗng chạy bổ vào, mặt tái mét:
Có đúng là góc nhà ăn có xác người mới chôn không?
Có đúng là mày nghe thằng cấp dưỡng nói không?
Nó vừa kể cho tao nghe đấy. Mày nói láo, làm gì có chuyện trẻ sơ sinh mới chết phải chôn trong góc buồng vì chưa đăng ký hộ khẩu.
Tôi nhỏm dậy:
Đồ ngu, tao nói thế để nó thôi không đào nữa. Nhỡ nó đào được xác thật thì sao?
Thằng học giả càng lo sợ:
Đúng là ở đó người ta chôn người chết thật chứ còn gì nữa. Mày không biết, khi gia đình có người chết vì dịch tả thì cả làng đều sợ không ai dám đến nhà nữa kia. Chắc gia đình người chết chỉ có hai vợ chồng già nên đành mang chôn trong góc buồng.
Tôi chẳng hơi sức đâu mà nghe những tưởng tượng rùng rợn của nó, đành phải theo nó đi tìm ông toán trưởng. Ông cũng đang nằm lơ mơ trên võng mắc trong một căn nhà khá rộng, trên vách còn sót lại vài trang họa báo vàng o. Nghe thằng học giả lắp bắp trình bày, ông cau mặt:
Làm gì mà cuống lên thế. Chết đến đít rồi sao? Các cậu cứ yên tâm mài dao chuẩn bị mai đi làm, mọi chuyện tôi đã nắm hết rồi, phải chờ ý kiến của Ban chỉ huy. Tối nay nếu nhận đợc điện tôi sẽ họp phổ biến tỉnh hình: Thôi, ra đi...
Ông lại nằm xuống với cái vẻ một ông thánh tuẫn đạo sửa soạn chỗ để chết, thôi không còn dính dáng gì tới việc đời. Tôi kéo thằng học giả ra ngoài:
Mày thấy chưa? Gái góa cứ lo việc triều đình. Mọi việc chân tơ kẽ tóc ông ấy đều biết trước, tính trước cả rồi. Phải tin tưởng cấp trên chứ. Các ông ấy để mình chết được đâu mà lo.
Thằng học giả văn g tục:
Mẹ kiếp, lão ấy già rồi, có chết cũng chẳng sao, tao còn trẻ, chết tiếc đời lắm.
Mặc cho tôi tha hồ trấn an, ngay từ nhá nhem tối, thằng học giả đã đốt bốn, năm đống lửa thật to quanh nhà và ngay gần chỗ nó mắc võng để xua đuổi tử thần núp trong những con bọ chét có cánh, rồi đi tất, bịt mặt, nó mắc màn che kín mít và chui tọt lên võng làm thằng hộ pháp hí húi gò miếng nhôm cũng phải bật cười:
Cái số phải chết thì mày có chui vào hòm sắt cũng cứ chết. Cái số được sống thì có bắt bọ chét bỏ vào người vẫn cứ sống nhăn.
Thằng học giả không thèm đối đáp kéo chăn chùm kín đầu. Thôi cứ để yên cho nó nằm tơ tưởng cô nàng búp bê, tôi can thằng hộ pháp và bỗng giật mình khi từ phía khu nhà mộ lại vẳng tới tiếng chó tru. Trời ơi, con chó hoang ấy vẫn còn sống, hai hôm nay, để yên cho nó chết theo chủ, tôi không tìm ra chỗ đó nữa và tin chắc cái phần sống cuối cùng trong nó là quả tim cũng đã ngừng co bóp, sáng mai tôi sẽ vác cuốc đào cho nó một ngôi mộ ngay bên cạnh chủ. Vậy mà chẳng ngờ... Tôi buông một tiếng thớ dài:
Tội nghiệp con chó, vẫn chưa chết được, còn sống ngày nào còn khổ ngày đó?
Chết sao được, nó còn sống cho tới ngày... nó chết?
Thằng hộ pháp nở một nụ cời bí mật rồi im bặt. Tôi chưa kịp đoán thái độ của nó, nó đã khoe tôi con dao:
Cho mày xem, đẹp chưa, thợ chuyên môn cũng chỉ gò được đến thế.....
Quả thực con dao được chạm trổ rất công phu, hai bên má đều có khắc hai con chim câu châu mỏ vào nhau với hàng chữ nhỏ li ti tặng em vâ nhớ mãi. Tôi ngắm nghía nước dao sắc ngọt rờn rợn trên ngón tay làm tôi bần thần:
Tao tưởng mày nói đùa hoá ra thực hả?
Thựe hẳn đi chứ, mày được nhìn cảnh thằng xã đội đánh đập nó thì mày mới biết, không khéo ở địa vị tao mày lại đúc cho nó hẳn cái mã tấu ấy chứ.
Tôi doạ nó:
Nếu con đó giết chồng thực bằng con dao này, thể nào công an cũng truy ra mày bắt đi tù.
Vẻ mặt nó làm tôi thấy sự. Tôi đánh bạo hỏi:
Đẹp trai như mày, đời thiếu gì con gái sao nhất thiết cứ phải nhắm vào con vợ thằng xã đội cho rách việc ra.
Nó nhìn chăm chăm vào mặt tôi, cười gằn:
Mày khác gì con gà sống thiến, hiểu thế nào được chuyện đó. Sống như mày, chết mẹ nó đi cho xong.
Tôi không giận nó, chỉ thấy buồn cười. Hóa ra trong cái tập thể mà ông toán trưởng vẫn báo về Ban chỉ huy rằng mọi người vẫn gắn bó nhau thành một khối thống nhất, trong cái tập thể đó rất ít có những đường dây cảm thông giữa các ốc đảo của mỗi con người. Thằng nào dường như cũng chỉ đắm đuối vào chính nó, ngoài ra, mọi người đều là hàng xóm với nhau cả. Chính vào lúc những ý nghĩ buồn rầu cứ như con sâu đo bò dọc ngang trong đầu, tiếng chó tru lại vẳng tới tai tôi. Mọi người xung quanh đã ngủ hết, chỉ còn tôi nghe được những tiếng gọi cuối cùng của con chó hoang tội nghiệp ấy.