watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Điệp Viên Giữa Sa Mạc Lửa-Chương 15 - tác giả Nhị Hồ Nhị Hồ

Nhị Hồ

Chương 15

Tác giả: Nhị Hồ

Huỳnh Văn Trọng đến tìm Vũ tại nhà riêng rất sớm, mới sáu giờ anh đã nhấn còi xe inh ỏi ngoài cổng. Vũ hiểu Trọng nôn nóng muốn biết tin về cái chết bí ẩn của linh mục Mai Ngọc Khuê.
Trọng vào nhà, vừa ngồi xuống sa-lông, như không kiên nhẫn được lâu, đã vào chuyện:
- Chiều qua cha Thuẫn đến nhà tìm tôi, ngài tỏ ra quan tâm nhiều về vụ cha Khuê. Đúng thôi! Dư luận trong giới công giáo rất bất bình với ông Nhu. Họ đoán quyết ông Nhu chủ trương trong vụ mưu sát này, sau khi đã bỏ tù cha Của, cha Trác, răn đe nhóm linh mục Hoàng Quỳnh. Trước cảnh lực lượng của "Phong trào Cách mạng quốc gia" bao vây toàn khu giáo xứ Tân Sa Châu, cấp tốc làm lễ nhập quan, làm lễ an táng, tung tin bị tai nạn xe cộ... có vẻ vội vàng, càng làm cho giáo dân xầm xì: cha Khuê bi mưu sát! Suốt ngày hôm qua tôi đi tìm chú khắp nơi, hỏi chỗ nào cũng không biết, chú đi đâu mà biệt tăm vậy?
Vũ bày đồ uống lên bàn, ngồi bên cạnh Trọng:
- Như anh biết đấy, tối hôm kia tôi đến chỗ Tuyến, giúp anh ta dàn xếp với các linh mục và Hội đồng giáo xứ Tân Sa Châu. Trọn một đêm rồi cả ngày, tôi ở cạnh Tuyến, nhận lệnh của tổng thống và ông Nhu, nào điều hành, chôn cất, ngăn chặn dư luận, nào hướng dẫn báo chí loan tin: Cha Khuê chết vì tai nạn xe cộ. Chiều tối mới hoàn tất mọi việc.
- Sao không tung tin Việt cộng ám sát như in mọi lần, đỡ rắc rối?
Vũ cười lắc đầu:
- Việt cộng đã làm, họ sợ gì pháp luật của ông Diệm để phải bố trí thành vụ đụng xe vụng về. Rõ ràng bọn sát nhân đã sợ dư luận. Vậy hung thủ là bọn nào, quá rõ..
Trọng trợn mắt ngó Vũ:
- Ai thế?
- Cậu Cẩn?
- Trời đất? Một con chiên có tiếng là ngoan đạo dám giết một vị linh mục?
Vũ chậm rãi châm thuốc cho Trọng:
- Tất nhiên ông Cẩn không tự tay hành động, nhưng nhóm tay sai của ông đã giết cha Khuê. Sáng qua, chỉ sau sáu tiếng đòng hồ, bác sĩ Tuyến đã phát hiện và bắt được bọn giết người. Nhưng mới ba giờ chiều, ông Cẩn đã cho Dương Văn Hiếu ôm hồ sơ nội vụ bay vào Sài Gòn đưa lên Tuyến để trình Tổng thống và ông Nhu. Nguyên nhân và lý do cái chết của cha Khuê nằm trong tập hồ sơ đó. Tám giờ tối, được lệnh của ông Nhu, bác sĩ Tuyến đành phải giao ba tên hung thủ cho Hiếu lãnh đưa ngay về Huế.
- Có những gì trong tập hồ sơ đó?
- Tôi không biết, chỉ nghe bác sĩ Tuyến nói lại. Đó là một phần trong "Vụ án gián điệp Pháp" mà cơ quan mật vụ miền Trung đã khám phá và đang giải quyết, có liên quan đến cái chết bí mật của nha sĩ Nguyễn Trọng Bính. Tôi đã kể anh nghe vụ Bính bị giết trong Passage Eden rồi chứ gì? Đại úy Thanh Tùng lập công bằng cách nộp Bính cho ông Nhu. Có thể bị lộ, họ giết Bính vừa để cánh cáo những kẻ đầu hàng phản bội, vừa bịt đầu mối. Không chi riêng ông Nhu tức giận về hành động qua mặt của bọn gián điệp Pháp, mà cả ông Cẩn khi được tin cũng giận lắm. Tình cờ ông Cẩn nhận được bức mật thư của "Nữ chúa kim cương" có tên khai sinh là Công tằng Tôn nữ Kim Sa, chủ nhân hãng buôn kim cương lớn nhất ở Sài Gòn này. Cô ta là em ruột vợ nha sĩ Nguyễn Trọng Bính. Vợ con Bính đã xuất cảnh qua Pháp, định cư từ sau 1954. Để trả thù cho anh rể, Kim Sa liền tố giác với ông Cẩn về một đầu mối mà cô ta đoán chắc đã nhúng tay vào vụ ám sát nha sĩ Bính, đó là Tôn Thất Đường, cư ngụ tại Huế. Cẩn cho lệnh bắt Đường ngay. Chỉ sau vài ngày đêm bị tra tấn, Đường đã thú nhận và khai ra ba tên Đại Việt cũ đang nằm ẩn tại căn nhà gần nơi cha Khuê bị giết. Cẩn phái vào Sài Gòn một tổ hành động, bố trí bắt cóc trọn ổ. Tối hôm kia, sau cả tuần theo dõi rất kỹ, bọn mật vụ của ông Cẩn đột nhập vào nhà tóm gọn ba tên do Tôn Thất Đường khai. Bất ngờ có mặt linh mục Khuê tại đấy, chúng cần phải giữ bí mật, nên bắt luôn. Cha Khuê có thói quen bận thường phục khi đi ra ngoài, lại quyết liệt phản đối cách bắt bớ tùy tiện, hành động này bọn mật vụ chưa hề gặp trong những năm chúng hoành hành ở miền Trung. Trước thái độ thách thức quá đáng của cha, chúng giết chết ngay bằng thế võ vặn cổ nhà nghề, buộc Cha im lặng vĩnh viễn. Số bị bắt báo cho bọn mật vụ biết người bị giết là linh mục chính xứ Tân Sa Châu thì đã muộn rồi, chúng quá sợ, vác xác cha cùng chiếc xe gắn máy ném ra đường, cho xe Jeep cán qua tạo hiện trường tai nạn giao thông, không kịp nghĩ đến điều có lý hay vô lý.
- Trời ơi! Chúng giết một mạng người dễ dàng quá, mà lại là vị linh mục cơ chứ!
Vũ cười buồn:
- Với cậu út của gia đình họ Ngô đâu chi có một người bị giết kiểu đó? Trên đoạn đường lý tưởng của ông, mọi chướng ngại đều phải san bằng, dù chướng ngại đó là một linh mục. Nhưng sự việc sẽ chẳng đơn giản đâu, nếu không được chỉnh Tổng thống và ông Nhu ban lệnh bằng giá nào cũng phải xóa hết dấu vết, phải bịt miệng dư luận, để bảo vệ cho cả một chế độ, cho sự nghiệp của các ông ấy, phải duy trì cái vỏ nhân quyền, đức độ.
Trọng thớ dài:
- Thì ra bọn Mỹ biết ngay nhóm ông Nhu giết linh mục Khuê, có điều họ không phân biệt hành động của ông Cẩn hay ông Nhu, họ cho là một phe thống nhất. Hôm qua trước giờ học, tôi ngồi chuyện trò với Huss Colquyver đứng đầu một nhóm CIA, đội danh nghĩa cố vấn ngành kỹ thuật đại học Michigan. Hắn nói người Mỹ bất bình về phương thức ám sát, thủ tiêu của anh em ông Diệm. Theo Huss, hắn chấp nhận cần có bạo lực để cấp tốc ổn định nội bộ, nhưng phải trong phạm vi pháp luật, có nghĩa là sử dụng tòa án, công khai loại trừ kẻ thù một cách danh chính, ngôn thuận.
Ngừng lại giây lát, Trọng chợt nhớ ra:
- Hôm nọ chú dặn tôi dò hỏi về tiến sĩ Groré, Huss cho tôi biết, tên tiến sĩ này là chỉ huy trưởng một cơ quan trong hệ thống CIA đội danh RAND Corporation, trụ sở đặt tại Thái Lan. Nhóm cố vấn kỹ thuật của Huss thuộc tổ chức này. Chính tiến sĩ Groré đỡ đầu Phan Quang Đán cho thành lập khối Dân Chủ đối lập với ông Diệm. RAND Corporation có chức năng điều tra rất sâu về chính trị, xã hội tại Việt Nam cùng các nước trong vùng Đông Nam Á. Tại miền Nam, họ tổ chức các đoàn "Dân ý vụ" từ ấp xã đến tỉnh, thành, không lệ thuộc vào các cấp chính quyền. Họ trả lương cao, chế độ thưởng rộng rãi, nhân viên người Việt hầu hết là loại có ít nhiều văn hóa, kiến thức, lớp trung niên chiếm đa số, hoạt động bí mật trong dân chúng. Công tác chính của đoàn "Dân ý vụ" là điều tra đối tượng được chỉ định, loại có ảnh hưởng tại địa phương, thuộc cả ba phía cộng sản quốc gia và trung lập. Mỗi nhân viên được cấp một bản in sẵn với hàng trăm câu hỏi, nhiệm vụ của chúng là nghiên cứu, điều tra và điền vào câu trả lời, với điều kiện chính xác, không biết thì bỏ trống, dành người khác bổ túc sau. Khi dịch giúp cho Huss số bản tiếng Việt sang tiếng Anh tôi cảm thấy bọn Mỹ như muốn lột trần đối tượng cần điều tra, giải phẫu người chúng cần nghiên cứu, cả thể chất lẫn tư tưởng. Hàng triệu hồ sơ cá nhân như thế đã chuyển qua Michigan tốn kém hàng triệu đô la chi phí cho công việc kỳ cục đó. Huss giải thích người Mỹ đến với đồng minh Việt Nam bằng sự hiểu biết từng người Việt Nam như vậy mới có thể cộng tác, gắn bó lâu dài. Nhưng Huss thú nhận, việc làm của chúng bị anh em ông Diệm phản ứng, lén lút cho tay chân phá phách khá quyết liệt, nhất là sau khi ông Nhu biết rõ tiến sĩ Groré và bọn Huss đỡ đầu bác sĩ Phan Quang Đán. Tôi lấy làm ngạc nhiên hỏi lại, người Mỹ ủng hộ ông Diệm nắm chính quyền, bây giờ lại đỡ đầu ông Đán đối lập ông Diệm, là có ý chi? Hắn nói: "Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm hoặc giúp ông Đán đối đầu ông Diệm, để chứng tỏ ở miền Nam Việt Nam này hoàn toàn có tự do dân chủ, đó là thế mạnh của chính nghĩa quốc giạ chống cộng sản độc tài."
Trọng uống cạn ly cà phê, cùng Vũ đốt thêm điếu thuốc, anh tiếp:
- Câu chuyện của tên Huss, rồi nhóm thân Pháp hội họp tại khách sạn Caravel đòi chính phủ thực thi dân chủ, mở rộng nội các cho các chính đảng quốc gia tham dự, khiến Ngô Đình Nhu càng căm tức trước những hoạt động chống phá của bác sĩ Đán, của Trần Văn Hương, nhưng chưa dám mạnh tay đàn áp. Tổng thống Mỹ Einsenhower gửi thư riêng cho ông Diệm chia vui quá chậm sau vụ ông bị ám sát hụt tại Ban Mê Thuột lại rất đúng lúc vụ tổng thống Phi Luật Tân Magsaysay "ngộ nạn" khi chiếc phi cơ chở ông ta nổ tung trên không phận đảo Cébu ngày 17 tháng 3 (năm 1957). Trong khi đó, tổng thống Pháp DeGaule tuyên bố trước báo chí về quan điểm của Pháp đối với Nam Việt Nam nên thực hiện đường lối trung lập, làm cho người Mỹ lẫn ông Diệm phải điên đầu. Tình hình rắc rối phải không chú?
- Có chi mà rắc rối? Đây nhé, tôi tin anh sẽ đồng ý với nhận định của tôi: Mỹ và ông Diệm nhất trí trên lập trường chống cộng sản, một bên chi đô-la không dè sẻn, một bên không nương tay trong quốc sách tố cộng, diệt cộng. Cả hai bên lại thêm một điểm đồng nhất chống chủ trương trung lập theo kiểu hai ông hoàng Phuma ở Lào và Sihanouk ở Cao Miên. Vụ án gián điệp miền Trung, những vụ thanh toán ở Sài Gòn và mới đây, cái chết bí ẩn của linh mục Khuê, chỉ là đòn phủ đầu của ông Diệm, ông Nhu, lấy đó thay lời đáp lễ tổng thống DeGaule vừa tuyên bố ủng hộ đường lối trung lập tại Nam Việt Nam. Phía Mỹ, CIA đã đi một bước trước, ủng hộ những người thân Pháp thành lập khối "Dân Chủ" giao cho bác sĩ Phan Quang Đán đứng ra tập họp. Khối này thu hút khá mau tập đoàn nhân sĩ Bắc Kỳ, điển hình như Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Văn Sung, Đinh Xuân Quảng, Hoàng Cơ Thụy, vân vân... Chúng ta nhìn vào đấy thấy ngay màu sắc quen thuộc của những bộ mặt quan trường, tàn dư trong chế độ thuộc địa Pháp hội tụ. Tất cả đang say sưa ngắm luồng ánh sáng "dân chủ tự do" kiểu Mỹ, ảo tưởng một chế độ lưỡng đảng tại miền Nam sẽ hình thành, đến mất cảnh giác. CIA đã đã lùa họ vào một mẻ lưới thần kỳ. Đúng như lời Huss Colquyver đã nói với anh, cần chi phải ám sát, giết người kiểu ông Nhu để mang tiếng xấu dùng bạo lực, thông qua pháp luật danh chính ngôn thuận hơn. Rõ ràng CIA không chỉ khuyến khích số tay chân thân Pháp còn sót lại tự do công khai đối lập chính phủ ông Diệm, mà còn chi tiền ủng hộ rất tích cực, để nhằm đạt mục đích gì? Để miền Nam này có dân chủ tự do thực sự ư? Không đâu! CIA đã dùng một viên đạn bắn xuyên hai con chim một lúc. Cái chết bí ẩn của tổng thống Phi Luật Tân vừa rồi đã làm ông Diệm rùng mình xanh. mặt, buộc phải nghĩ lại lời từ chối của ông ta mới' đây và yêu cầu của tổng thống Aiensenhower dành cho hạm đội Mỹ toàn quyền sử dụng vùng biển Cam Ranh và Sơn Trà, lập căn cứ quân sự. ông Diệm càng lo lắng hơn khi CIA sử dụng nhóm ông Đán, giống như tập đoàn Marcos ở Phi đã sần sàng chấp nhận mọi đìu. kiện của Mỹ đổi lấy vị trí nguyên thủ quốc gia, không lâu sẽ thay tổng thống Magsaysay vừa quá cố. Trước cái thế bị o ép, ông Diệm phải suy tính thiệt hơn trước khi qua Mỹ họp mặt với tổng thống Einsenhower sắp tới. Muốn tồn tại, ông Diệm lại cần phải bám Mỹ chặt hơn, không có con ~ đường nào khác. Về phía bác sĩ Đán cũng vậy. Anh thấy đó, CIA hoàn toàn chủ động, vừa uy hiếp ông Diệm vừa nắm gọn nhóm thân Pháp trong tay, cần nuôi hay cần diệt chỉ là vấn đề thời gian và nhu cầu mà thôi. - Trọng chăm chú lắng nghe, đôi lúc gật gù biểu lộ sự tán đòng, cuối cùng anh tiếp lời Vũ:
- Nghe chú phân tích, tôi thấy được tình hình rõ hơn và phải công nhận trong vụ này CIA quả là cao tay, thâm hiểm.
- Đúng vậy, chúng ta hãy chờ xem.
Đồng hồ treo tường điểm bảy tiếng, Trọng đứng lên:
- Sáng nay tôi có buổi lên lớp, phải đi thôi. Còn chú hôm nào mới qua Tổng nha An ninh nhận việc?
- Hôm nay anh ạ.
Tiễn Trọng, Vũ quay ngay lại với suy nghĩ về nhiệm vụ mới vừa được Trung tâm chấp thuận: cho anh qua Tổng nha an ninh với Đỗ Mậu.

2.

Cố vấn Ngô Đình Nhu điện thoại cho bác sĩ Tuyến yêu cầu biệt phái Lê Nguyên Vũ qua Tổng nha an ninh quân đội theo yêu cầu của đại tá Đỗ Mậu. Tuyến, biết rõ nhu cầu của cá nhân Đỗ Mậu, đang lưỡng lự muốn giữ anh bạn học cũ của mình ở lại, giờ có lệnh của ông Nhu đành phải làm quyết định thuyên chuyển Vũ qua bộ Quốc Phòng. Ngay sau đó, Tuyến mời Vũ đến báo tin vớt vát:
- Rất tiếc phải để anh sang giúp đại tá Đỗ Mậu, vì có lệnh của ông cố vấn không cưỡng lại được. Nhưng qua đó, anh vẫn có điều kiện giúp tôi trong trường hợp có việc liên quan đến quân đội.
Vũ nhận lời. Chỉ với chủ tịch "Phong trào" Nguyễn Thiệu thì quả là đột ngột. Khi được Vũ cho coi quyết định, hắn rầu rĩ ra mặt:
- Anh bỏ tôi sao? Xa anh tôi mất đi một nửa thân thể rồi, còn nặng hơn bị què quặt.
Vú thông cảm mối chân tình của Thiệu:
- Chính tôi cũng bất ngờ, đây là lệnh của ông Nhu, anh Tuyến hứa sẽ tìm cho anh một nhân vật khác thế tôi.
Thiệu lắc đầu quầy quậy:
- Đâu phải tôi cần người, ngoài anh ra, chẳng có kẻ nào thay thế được. Chúng mình hiểu nhau và đã... mến nhau, phải không anh Vũ? Nhưng đi đâu thì anh cũng lưu ý đến tôi đó nghe? Tôi sẽ dặn đồng chí thủ quỹ xuất một trăm ngàn chuyển vào ngân khoản của anh cùng với lương tháng, gọi là chút tình nghĩa của "Phong trào". Còn mấy tháng nữa mới hết nhiệm kỳ, anh vẫn giữ nguyên ủy viên chấp hành cho đến ngày bầu lại.
Vũ mỉm cười, không chút khách sáo. Sự kiện nhận việc, bàn giao đã diễn ra trong ba ngày trước đây. Hôm nay đại tá Đỗ Mậu tổ chức buổi họp mặt đông đủ các sĩ quan trong Tổng nha chỉ với mục đích giới thiệu người phụ tá của mình. Vũ quẹo xe vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai hàng cây xà cừ bên lề tạo cảnh tươi mát cho khu phố yên tĩnh nhất trong khu vực. Dừng xe trước cổng chờ tên lính gác đến gần, Vũ nói kiểu ra lệnh:
- Báo sĩ quan trực, tôi ở bên Sở Nghiên cứu Phủ Tổng thống sang tiếp kiến đại tá Tổng giám đốc.
- Tuân lệnh!
Chỉ một phút sau cây chắn cổng sơn hai màu trắng, đỏ đã giương cao, một cánh tay ngoắc dài ra hiệu. Vũ cho xe vào cổng chính. Căn phòng họp rộng thênh thang, trung úy sĩ quan cận vệ của Đỗ Mậu đón Vũ ngang bên cửa, hướng dẫn anh vào chiếc ghế đặt bên cạnh bàn chủ tọa còn trống dành sắn. Vũ liếc mắt qua cử tọa, khoảng 20 sĩ quan quân phục chỉnh tề, những cặp mắt tò mò hướng về phía anh. Trong bộ đồ com-lê xanh nhạt, Vũ có vẻ lạc lõng cạnh đại tá Đỗ Mậu với đủ quân hàm, quân hiệu óng ánh vàng xanh. Đại tá Mậu tươi cười bắt tay Vũ và trịnh trọng giới thiệu với các thuộc viên:
- Tôi xin giới thiệu ông Lê Nguyên Vũ, phụ tá bác sĩ Trần Kim Tuyến, Sở Nghiên cứu Phủ Tổng thống. Theo quyết định của văn phòng ông cố vấn, ông Vũ được trưng tập vào hàng ngũ quân đội. Bộ Quốc phòng thuyên chuyển qua Tổng nha An ninh làm phụ tá cho tôi kể từ ngày hôm nay.
Chỉ với danh xưng "Sở Nghiên cứu Phủ Tổng thống" đã làm cho cử tọa lặng xuống mấy giây, rồi mới có tràng vỗ tay chào mừng theo thông lệ. Vũ nghĩ đại tá Mậu khá tế nhị tạo sự bất ngờ, không chịu thông báo trước cho số thuộc viên, càng khôn ngoan hơn không nêu cấp bậc quân nhân đồng hóa của Vũ, mà chỉ sử dụng chức vụ phụ tá của Tuyến chuyển sang phụ tá của ông ta, dành cho Vũ phần quyền lực bí ấn sau cái danh xưng đã từng làm cho nhiều người vị nể.
Vũ khẽ cúi đầu chào chung rồi từ tốn cùng lúc theo Đỗ Mậu ngồi xuống ghế. Anh cảm thấy sự chuyển biến khá mau của những ánh mắt tò mò, soi mói mới đây, giờ đã tỏ vẻ thân thiện rõ rệt. Đỗ Mậu vẫn giữ nguyên nụ cười cởi mở:
- Các chiến hữu thân mến, vì nhiệm vụ công tác đặc biệt, ông Vũ sẽ không phải bận quân phục, không đeo quân hàm, nhưng từ nay và lâu dài, sẽ là sĩ quan chỉ huy của cơ quan chúng ta. Để tiện việc hợp tác, tôi xin giới thiệu với ông phụ tá các sĩ quan chỉ huy phòng, ban thuộc Tổng nha - Mậu đưa bàn tay lật ngửa hướng đến từng người với vẻ trịnh trọng - Thiếu tá Độ chánh văn phòng; thiếu tá Kính, trưởng phòng phản gián; thiếu tá Thinh, phụ trách địa phương quân và quân gốc giáo phái; đại úy Đạt, trưởng phòng sưu tầm; đại úy Hải, trưởng phòng khai thác; đại úy Thăng, giám đốc Sở an ninh quân khu Thủ đô; đại úy Mai, phụ trách an ninh Không quân và phi trường Tân Sơn Nhất...
Vũ đi đến bắt tay từng sĩ quan biểu lộ vẻ hân hạnh, với nụ cười ánh mắt trao nhau hàm chứa một hứa hẹn. Đặc biệt khi bắt tay thiếu tá Nguyễn Văn Thinh, cháu vợ tướng Năm Lửa, người đã có công làm nội tuyến cho an ninh trong hàng ngũ quân lực Hòa Hảo, môi giới đưa vợ chồng Soái về đầu. Mắt hắn cụp xuống không dám nhìn thẳng vào mắt Vũ. Vũ lúc này với chức quyền trùm hẳn lên Thinh, anh không chút nghi ngại khi tin rằng hắn không biết nhiều về mình như loại Thành Nam, Văn Phú. Riêng với Thinh, Vũ đã thân mật vỗ vai hắn, cười giả lả: - Chúng mình đã biết nhau rồi nhỉ? Lâu mới gặp lại, quả đất vốn tròn đến đâu cũng đụng đầu thôi.
Thinh dè dặt mỉm cười ngó Vũ với vẻ cầu thân. Buổi giới thiệu ra mắt làm quen qua mau.
Đại tá Mậu mời các sĩ quan trở về nhiệm sở. Ông ta kéo Vũ vào phòng Tổng giám đốc gần đó. Vừa ngồi xuống ghế, Mậu vui vẻ:
- Ông đã bàn giao hết công việc bên bác sĩ Tuyến rồi chứ? Ông Tuyến có ý kiến chi không?
Vũ chậm rãi đốt thuốc Mậu vừa trao mời:
- Vâng, tôi đã bàn giao xong, riêng bên "Phong Trào" vì chưa hết nhiệm kỳ, có lẽ mỗi tháng phải qua họp ban chấp hành, vậy thôi.
Để giữ thế chủ động hơn, Vũ vào đề:
- Bác sĩ Tuyến có chuyển lời của ông cố vấn chính phủ báo lại với đại tá số việc riêng của Sở Nghiên cứu, cũng là của văn phòng cố vấn nói chung, yêu cầu bên an ninh quân đội chúng ta lưu ý trợ lực.
- Vâng, tôi xin nghe đây.
- Sau khi quân đội Pháp rút, đại úy Thanh Tùng người thân tín của thiếu tá Salvani liên hệ với Sở Nghiên cứu xin ở lại Việt Nam. Thanh Tùng đã đem cả hệ thống mua bán thuốc phiện của Phòng nhì Pháp, khá qui mô, nhiều lợi tức, hiến cho văn phòng cố vấn. Ông cố vấn giao cho bác sĩ Tuyến trực tiếp điều hành, nhưng bên ngoài vẫn để Thanh Tùng ra mặt hoạt động, coi như một tổ chức bất hợp pháp của Phòng nhì còn tồn tại chưa bị phát hiện. Tổ chức gồm ba bộ phận, bộ phận đi gom hàng, bộ phận vận chuyển và bộ phận tiêu thụ. Thuốc phiện từ vùng ba biên giới và thượng Lào đưa về tập trung tại tỉnh Pắc Xế. Tại đây có chị ruột của đại úy Kỳ, bà Nguyễn Thị Lý làm đại diện và trên mười nhân viên của bác sĩ Tuyến cử qua trợ lực. Bộ phận vận chuyển hàng từ Pắc Xế về Tân Sơn Nhất đã có đại úy Đỗ Khắc Mai phụ trách an ninh phi trường lo chuyển giao sang Chợ Lớn cho Lý Cương, thường gọi là Lý Sếnh Sáng, một thượng lão bí ẩn làm cố vấn cho các Bang trưởng người Hoa, đứng đầu bộ phận tiêu thụ. Thuốc phiện được đưa một phần qua Hồng Kông bằng tàu buôn, và phân phối cho 25 ngàn tiệm hút được phép riêng của văn phòng cố vấn cho mở bí mật từ hơn một năm nay tại Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh miền Nam. Hồi còn Bảy Viễn, chỉ có trên dưới 10 ngàn tiệm, thượng lão họ Lý đã cầu khẩn với cố vấn Ngô Đình Nhu, và bảo đảm giữ bí mật, bao thầu riêng tiền thuế nạp quỹ đen hai triệu rưỡi mỗi tháng, chưa tính tiền thuốc phân phối thu cả trăm triệu mỗi kỳ.
Trước đây, đại úy Thanh Tùng tự đứng ra "ngoại giao" với tướng Mai Hữu Xuân, nhưng bây giờ với đại tá, là việc "trong nhà", không còn phải giấu giếm nên bác sĩ Tuyến giao cho tôi báo trình đại tá để được sự giúp đỡ tích cực. Hôm qua, bác sĩ Tuyến đã cho gọi Lý Cương đến gặp tôi để giới thiệu làm quen theo yêu cầu của hắn ta, tôi hứa sẽ dẫn trình đại tá một ngày nào đó tùy đại tá cho phép. Lý Cương trực tiếp nhờ tôi chuyển đến đại tá một đề nghị, xin được đóng góp vào quỹ mật của Tổng nha an ninh bằng hai lần số tiền đại úy Thanh Tùng đã biếu riêng tướng Mai Hữu Xuân. Tôi có hứa để xin ý kiến đại tá rồi trả lời sau. Đó là việc thứ nhất.
Đỗ Mậu có vẻ quan tâm đến vấn đề Vũ trình bày vẫn còn là bí mật đối với ông ta.
- Còn việc thứ hai?
- Vâng - Vũ lấy cớ đốt điếu thuốc để suy nghĩ đến việc gãp gỡ thiếu tá Thinh rất bất ngờ vừa rồi, cần phải ngăn chặn những bất lợi nếu có - Bác sĩ Tuyến đề nghị đại tá chú ý đến số sĩ quan dưới quyền tướng Xuân còn giữ lại làm việc. Thiếu tá Thinh, tôi đã biết trong thời gian làm phụ tá cho Tổng trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm, thường gặp gỡ bên văn phòng tướng Trần Văn Soái và một lần đi kinh lý tại Cái Vồn. Theo ý ông cố vấn chính phủ, vẫn để Thinh giúp việc đại tá, hắn tỏ ra trung thành trong việc kéo vợ chồng Soái về hàng, biết rõ số sĩ quan binh linh giáo phái còn lưu dụng, bản chất hắn thạp thà, không phải là người của tướng Xuân, cũng không phải là tay chân của Pháp, xin đại tá chiếu cố. Còn đại úy Đỗ Khắc Mai, đại úy Trần Văn Thăng, gốc là người của Phòng Nhì Pháp, thân tín của tướng Xuân, nhưng vì cả hai có hên quan đến tổ chức mua bán thuốc phiện mà văn phòng cố vấn cần duy trì, để gây quỹ mật dồi dào cho công tác đặc biệt, yêu cầu giữ họ lại vừa để ban đặc ân, vừa trực tiếp quản chế. Vâng, bác sĩ Tuyến chỉ nhờ tôi chuyển đến đại tá hai việc vậy thôi.
Đỗ Mậu cười chua chát:
- Từ ngày tôi nhận nhiệm sở, trung tá Đinh Sơn Thung, giám đốc Nha nhân viên bộ Quốc phòng đã cùng tôi giải tỏa hết cái tập đoàn cố cục của tướng Xuân vốn gốc là dân "Đơ Bê" của Pháp. Tại Tổng nha chỉ còn dăm ba người đúng như bác sĩ Tuyến nhắc đến, chúng ta cứ giữ lại, chính tôi phải nhờ ông lưu ý tới họ, giúp tôi. Còn vấn đề buôn thuốc phiện lậu của ông Nhu, tôi đã nghe anh em trong nhóm "Tâm Huyết" đề cập tới nhưng chằng có bằng cớ gì, lúc này mới rõ ra. Ông nghĩ coi, chúng tôi đã nguyện đem tâm huyết, sức lực xây dựng chế độ, trung thành ủng hộ ông Diệm, bảo vệ miền Nam không sa vào tay cộng sản. Trong khi đó ông Nhu, ông Cẩn chỉ lo thu vén cho quyền lợi riêng của gia đình, của cá nhân mình. Ngoài Trung, ông Cẩn cùng tay chân vơ vét, công khai buôn lậu, thẳng tay giết người để tranh chấp độc quyền thị trường, thực hiện giấc mộng bá vương, xây lăng tẩm, mộ phần, chiếm đất của dân làm dinh thự. Trong này, bà Nhu tập họp các bà vợ của những nhân vật có thế lực buôn ngoại tệ, hột xoàn, vàng bạc đội danh "Hội phụ nữ liên đới". Ông Nhu ngoài việc tổ chức buôn ma túy, còn dùng tên Lê Quang Tung, Cao Xuân Vỹ và Mã Tuyên, tổ chức nào "Thanh niên Cộng hòa", "Lực lượng đặc biệt".... bọn này lén lút cho mở sòng bạc, mở chỗ bán dâm, bất cứ việc gì làm ra tiền bạc chúng đều không bỏ qua. Hai anh em ông Nhu đang bôi đen chế độ Cộng hòa, xóa bỏ danh vị "Chí Sĩ Cách Mạng", huy hiệu "Tiết Thực Tâm Hư" của tổng thống Diệm. Chúng ta quyết tâm bảo vệ ông Diệm, chỉ vì ông không có gia đình riêng, không có ngân khoản riêng ở ngoại quốc, không có cả nhà riêng trừ tòa nhà ông cha để lại ở Phủ Cam mà ông coi đó là nơi sống ở và chết chôn. Người ta không thể bêu xấu ông Diệm nếu không có việc làm tồi bại của hai người em ông. Phần chúng ta không cho phép đồng lõa với ông Nhu trong vụ buôn ma túy, khi luật pháp cấm đoán, mà luật pháp do chính các ông ấy đã ban hành.
Đỗ Mậu giận đến tái mặt, ông ta dập nát mẫu thuốc hút dở vào gạt tàn, ngước cặp mắt nhìn Vũ, lòng mắt vằn đỏ, gằn giọng:
- Ông giúp tôi, bằng cách nào đó, kín đáo bí mật dẹp hết hệ thống mua bán ma túy của lão ta (ý nói Ngô Đình Nhu). Trước sau những hành động bẩn thỉu cũng lộ ra ngoài, khi đó chúng ta chỉ còn cách đeo mặt nạ để tránh dân chúng phỉ nhổ.
Vũ ngẫm nghĩ giây lát cố ý chờ Đỗ Mậu bình tĩnh lại, anh chậm rãi:
- Không hẳn quần chúng chưa biết, mà người ta đã nghe thấy lâu rồi. Quần chúng nhiều tai mắt, họ chăm chú từng bước đi của chế độ, của Tổng thống, nhất là ông Nhu và ông Cẩn ở Huế. Nhóm đảng phải đối lập còn quan sát kỹ hơn xoi mói những sơ hớ, những hành động mờ ám để phản tuyên truyền, làm mất lòng tin của quần chúng, kéo dân về phía họ. Có điều họ chưa dám làm mạnh, dân chúng chưa dám lên tiếng công khai, còn sợ quyền thế, sợ bạo lực. Việc bác sĩ Tuyến nói thực với đại tá chỉ một vụ mua bán ma túy, vì có liên can đến số sĩ quan quân đội, nhằm khuyến cáo đại tá tránh đụng chạm đến họ, vậy thôi. Còn biết bao công việc không liên hệ đến quyền hạn của an ninh quân đội, bác sĩ Tuyến không cần thông báo. Ngay đến vụ ma túy cũng vậy, đã có Tổng nha Công an bí mật bảo vệ mấy chục ngàn tiệm hút an toàn tự do hành nghề, Tổng nha Hải quan che chở việc vận chuyển hàng tấn thuốc xuất sang Hòng Oõng, và hàng tấn khác từ Chứ Lớn đưa về các thành phố, thi trấn, tỉnh ly, khắp miền Nam này. An ninh quân đội chúng ta không có nhiệm vụ về dân sự, về trật tự xã hội, càng không có quyền can thiệp công việc của công an, quan thuế. Vậy đại tá nghĩ coi, tôi có thể làm gì để giúp đại tá chống lại họ được? Càng không làm được, khi ông cố vấn chính phủ hiện đang đạt tới đỉnh cao nhất của quyền lực, dù không có một điều khoản nào trong hiến pháp nói đến chức vụ này.
Thấy Đỗ Mậu im lặng chăm chú lắng nghe, nét căng thằng trên vừng trán của ông ta vừa rồi đã chùng lại. Vũ tiếp:
- Ông Nhu, ông Cẩn đang tiến hành hàng loạt công việc vì quyền lợi riêng tư, đang làm xói mòn nền tảng của chế độ, uy tín của Tổng thống. Đại tá lo cản trở một việc chưa phải là chủ yếu, rất có thể bị cả bộ máy khổng lồ quyền lực đè bẹp, không chỉ hại riêng phần đại tá mà là hại chung sự nghiệp của toàn nhóm. Theo thiển ý của tôi, đại tá nên tập trung trí tuệ cho đại sự mới đúng.
Vũ nghiêng mình ghé lại gần phía Mậu, thấp giọng:
- Trước khi qua đây, anh Tuyến có nói nhỏ với tôi Tổng thống đã bàn riêng với ông Nhu, cử đại tá làm bí thư đảng ủy quân đội, cấp đảng ủy này trước đây không có. Ý của Tổng thống là phải nắm chác quân đội, chỗ dựa cơ bản nhất của chính phủ, người mà Tổng thống có đủ tin cậy giao trách nhiệm bậc nhất này, không ai ngoài đại tá. Quan điểm của Tổng thống có khác với ông Nhu, ông Nhu cho rằng đảng Cần Lao chỉ để sử dụng như một công cụ và ông đã đạt được đúng ý đồ đó. Tổng thống cử đại tá làm bí thư đảng ủy quân đội chẳng có gì đáng quan tâm, khi ông ta đã nắm chặt từng cá nhân các tướng lãnh trong tay, nên để vui lòng ông anh, ông không phản đối.
Đỗ Mậu cố che giấu nỗi mừng đột ngột hiện rõ trong ánh mắt bằng cách đốt thêm điếu thuốc mới, trong khi Vũ lấy lại tư thế ngồi ngay ngắn, cao giọng:
- Theo tôi, với vị trí bí thư đảng ủy toàn quân, dù là hữu danh vô thực, nhưng vẫn có giá trị nhất định cho tiếng nói của đại tá có trọng lượng đối với các cấp chi huy quân đội kể cả hàng tướng lĩnh. Đây là thời cơ giúp đại tá tiến mau, tiến đến gần mục đích, kể cả toàn nhóm "Tâm huyết" của chúng ta.
Đỗ Mậu dè dặt:
- Nhưng... theo ông, bác sĩ Tuyến đã được người ta đánh giá là trung thành nhất của ông Nhu, tại sao có ý chuyển tin bí mật có lợi cho tôi quá sớm như thế?
- Tôi đã cộng tác với anh Tuyến khi ảnh mới làm thư ký riêng của ông Nhu, và trước đó hai chúng tôi đã cùng hoạt động trong tổ chức "Sinh viên hòa bình" tại Hà Nội. Anh ta hiểu tôi cũng như tôi hiểu anh ta - Vũ cố ý nhấn mạnh nên không nói lối thông thường "Chúng tôi hiểu nhau" - Sắn tính nhậm lẹ sâu sắc khá bén nhạy để nắm bắt thời cơ, anh Tuyến hiểu ông Nhu hơn ai hết. Ông Nhu không tin ai ngoài tin ở chính mình, ông sẵn sàng loại bỏ bất cứ người nào, dù là cộng sự viên trung thành đắc lực, khi cần giữ bí mật cho riêng mình. Một đôi khi anh Tuyến cố ý tiết lộ với tôi vài việc xa xôi, tôi hiểu.
Gần đây có hai việc đã làm sợi dây từng thắt chặt giữa họ bị chùng giãn. Việc thứ nhất, ông Nhu phát hiện anh Tuyến có liên lạc riêng với đại tá Colby, viên chỉ huy CIA không ưng chịu ông cố vấn, nhưng ông ta chỉ im lặng một cách đáng sợ, anh Tuyến đã ý thức được sự nguy hiểm đó. Việc thứ hai, chị Tuyến cũng có đủ sắc đủ tài nghiêng ngửa so với bà Nhu, cùng ở trong hàng lãnh đạo "Phụ nữ Liên đới" nhưng đã chống lại bà cố vấn chủ tịch lợi dụng danh nghĩa Hội để tổ chức làm kinh tài buôn lậu cho riêng cá nhân. Dư luận cho là hai bà ghen tị kiểu đàn bà. Số phu nhân khác hè nhau chạy theo bà Nhu, cô lập chị Tuyến, chỉ cốt giữ địa vi cho các ông chồng, không quan tâm đến sai đúng, quyền lợi. Sở dĩ chị Tuyến dám hỗn với bà Nhu, vì chị ta tin vào quyền lực của ông chồng đang được CIA bảo trợ, mà CIA bây giờ là nhóm Colby đang bất bình với vợ chồng ông Nhu. Hai vợ chồng anh Tuyến hơn lúc nào hết, phải chấp nhận đang ở thế ngồi trên lưng cọp.
Còn về phía Mỹ, có thể đại tá ở Pháp nhìn qua bên Mỹ rõ hơn tôi, từ Sài Gòn hiểu được họ khó hơn nhiều. Đảng Dân chủ đang ở thế mạnh so với đảng Cộng hòa của Tổng thống đương quyền, tình hình chính trị có thể đổi thay, ảnh hưởng tất nhiên đến chính sách đối với miền Nam Việt Nam sắp tới. Trước mắt, cặp bài trùng đại sứ Dierbrow và đại tá CIA Colby vừa qua thay thế, đột nhiên nhóm Phan Quang Đán hoạt động chống đối mạnh hơn, phải chăng đây là một cách cảnh cáo tế nhị ông Nhu? Trong khi đó, cơ quan mật vụ của anh Tuyến không tỏ thái độ phản ứng nào. Có gì trùng hợp đây? Cũng dễ hiểu thôi? Tôi nghĩ, thời cơ có nhiều thuận lợi đang dành cho đại tá.
Đỗ Mậu lộ rõ sự phấn khích, nhìn xói vào mặt Vũ, đôi mắt long lanh ẩn sau cặp kính gọng:
- Ông có thể phân tích rõ hơn thế nào là thời cơ thuận lợi?
Vũ từ tốn rút thuốc châm hút, có ý buộc Đỗ Mậu chờ đợi giây lát:
- Nếu đại tá củng cố được mối thân tình với bác sĩ Tuyến, mở quan hệ thân thiện với Phan Quang Đán, dựa vào ý đồ của CIA dành thế chủ động, trong khi chính Colby đang muốn loại bỏ khối óc bướng bỉnh của ông Nhu ra khỏi cái đầu của tổng thống Diệm, đại tá sẽ tạo thời cơ tác động, dành lợi thế về phía mình.
- Quả là cao kiến! Vâng, tôi có thể gây tình cảm tốt hơn với ông Tuyến, nhưng kéo ông ta về phía chúng ta thì khó. Còn với bác sĩ Phan Quang Đán hiện đang ở thế đối lập, tôi lấy danh nghĩa gì để cảm hóa, chuyển họ thành bạn được nhỉ? Theo ông, tôi phải làm gì để đạt được mục đích đó?
- Đại tá không tự làm được, tất nhiên. Phần tôi lại có điều kiện giúp đại tá đấy. Liên lạc với bác sĩ Tuyến, qua lại tiếp xúc nhóm Đán, nếu là đại tá, ông Nhu sẽ đặt vấn đề ngay, nhưng với tôi lại là việc thông thường của nghiệp vụ tình báo. Đại tá thấy đúng vậy chứ?
Đỗ Mậu đứng bật lên đi lại cạnh Vũ. Anh lịch sự đón nhận bàn tay ông ta, cả hai siết mạnh. Ngó thẳng vào mắt Vũ, Mậu với vẻ nghiêm túc:
- Các cụ Trưng, cụ Liêm khen ngợi ông quả là xác đáng. Ông xứng với nhiệm vụ tham mưu của nhóm "Tâm huyết" chúng ta. Đáng mừng! Chúng mình phải uống chút gì nào?
Mậu mở cánh tủ kê gần đó lấy chai rượu khai vị, ông ta chỉ dành đãi khách thân tình, rót đầy hai ly nhỏ, mời Vũ cùng uống, nét vui lộ trên mặt:
- Nào? Xin chúc sự cộng tác của chúng ta tốt đẹp mãi mãi.
- Vâng, xin nhớ lời đại tá.
Cả hai uống cạn, Vũ tiếp lời:
- Việc tôi nhận làm cũng có nhiều phức tạp trong khi tai mắt của ông Nhu luôn luôn rình ngó khắp nơi, yêu cầu đại tá cho ghi rõ vào bản phân công nhiệm vụ giao cho tôi hai việc, một là liên lạc với các cơ quan bạn: Sở Nghiên cứu, Tổng nha Công an v.v, để phối hợp hoạt động. Hai là, tiến hành nghiên cứu về các tổ chức, đảng phái đối lập, thân Pháp. Với nhiệm vụ được giao, tôi sẽ có thế hợp pháp, tôi tin kế hoạch sẽ thành công.
- Tôi hiểu và chịu trách nhiệm bảo vệ ông bằng danh dự của tôi, ông Vũ ạ. Tôi lệnh ngay cho thiếu tá Độ thi hành đúng theo ý ông.

3.

Bác sĩ Tuyến điện thoại cho Vũ từ hai giờ trưa, báo tin hai vợ chồng anh ta sẽ đến nhà đúng sáu giờ chiều, đòi anh cho họ ăn cơm tối có chuyện cần bàn. Tuyến nhắc lại, đó là chuyện gia đình, có thể ở lại khuya mới về. Qua điện thoại, với cách nói tự nhiên của Tuyến không có vẻ quan trọng, Vũ nhận xét, chắc không phải chuyện gia đình anh ta, vậy chuyện gia đình của ai?
Chưa lý giải được, Vũ đã vội điện thoại cho Ninh Đa, nhờ cô em nuôi đặt cho bữa ăn bốn phần tại nhà hàng bên Chợ Lớn. Thông thường Vũ vẫn nhờ Ninh Đa làm cách đó mỗi khi có khách ăn cơm tại nhà. Vợ Tuyến thích nhất ăn cơm Tàu, Vũ còn nhớ vài món ăn mà chị ta thường khen, nên anh không quên nhắc Ninh Đa chú ý làm vừa lòng khách quý! Cô em nuôi vui vẻ nhận nhiệm vụ, nhưng nhõng nhẽo đòi phải có điều kiện cho nàng đến phục vụ thay thế người của nhà hàng. Vũ cười, chấp thuận, báo trước với Ninh Đa, trong bốn phần ăn đó đã có phần của chính nàng. Có tiếng "hứ" ngạc nhiên của cô gái trước khi tắt máy.
Vũ chưa nói với Ninh Đa khách mời là ai, nhưng nàng đã quen một số người thường đòi được đến nhà ăn cơm với người anh nuôi độc thân, trong số đó có vợ chồng bác sĩ Tuyến, Ninh Đa đã nhiều lần tiếp xúc với họ. Có điều vợ chồng Tuyến cũng như mọi người quan hệ thân mật với Vũ, đều hiểu lầm về mối liên hệ giữa anh và cô em nuôi. Ninh Đa được anh căn dặn, cả hai đã im lặng không hề thanh minh. Theo Vũ, đó là điều thuận lợi nhất định trong giai đoạn hiện nay, như trường hợp Ninh Đa đã nhờ đó giải quyết được khó khăn vừa rồi. Sau sáu tháng về Mỹ rồi trở lại Sài Gòn, Conein đã được thăng trung tá cùng với đại tá Colby chỉ huy tổ chức CIA tại đây. Hắn gặp lại Ninh Đa, mời nàng cùng đi Đà Nẵng một tuần. Ninh Đa dứt khoát từ chối, lấy cớ là người chồng sắp cưới không cho phép. Conein gạn hỏi, đoán mò là Vũ. Nàng đã nhận liều, để rồi cấp tốc chạy qua "nhận tội" với anh. Vũ thông cảm hoàn cảnh khó xử của cô em nuôi, xác nhận cách ứng đối của nàng không làm hoen ố tình cảm trong sáng giữa hai anh em. Anh nhấn mạnh, chỉ có lương tâm của chúng ta, của những người bạn chân chính - anh đã nghĩ đến các đồng chí lãnh đạo - mới đủ quyền phán xét mối quan hệ giữa hai người. Cô gái đã xúc động, ngước mắt nhìn thẳng vào mắt anh, ánh mắt biểu hiện một tâm hồn thanh thản, toát ra vẻ chân thành, tin cậy. Lâu lâu, nàng mới tựa đầu vào vai Vũ thì thầm "Em sung sướng được làm em một người anh khác thường." Câu nói bất ngờ của Ninh Đa, khiến Vũ giật mình. "Khác thường" tức là không bình thường, vậy nàng phát hiện được gì ở Vũ? Anh chợt nhớ có lần Trọng cũng đã phê phán tương tự: "Chú quả là người khác thường" Đành rằng cả hai biểu lộ lòng chân thành đối với Vũ, anh không thể không kiểm lại bản thân. Một chiến sĩ tình báo đang nằm trong lòng địch, cái gì đã tách biệt anh ra khỏi sự bình thường như mọi người? Anh tự nhắc mình cần giữ gìn hơn nữa.
Về Tuyến, từ khi Vũ chuyển qua an ninh quân đội, anh ta tỏ ra tế nhị. Mỗi khi có công việc cần trao đổi với nhau, Tuyến không mời Vũ đến cơ quan mình, mà tự đến nhà tìm anh, đôi lúc kéo cả vợ cùng đi, sự thân mật gần bó giữa hai người chặt chẽ hơn.
Năm giờ chiều, Ninh Đa tự lái xe riêng chở hai giỏ xách đến trước, với vài chai rượu đắt tiền, bánh và trái cây. Ninh Đa mỗi ngày thêm đẹp, tươi tắn với chiếc áo dài màu, thêu bông thanh nhã. Nàng cố ý không chạy theo phong trào may áo hở cổ kiểu bà Nhu. Vũ đỡ chiếc giỏ trên tay nàng, Ninh Đa vui vẻ hơn bao giờ:
- Khách là ai vậy anh, em có mặt tiện không?
- Anh chị Tuyến, biết nhau cả rồi, có em cùng dự vui thêm, có chi không tiện?
Ninh Đa bĩu môi:
- Ông trùm mật vụ, việc gì liên quan đến ông ta đều bí mật ghê gớm cả, kể cả việc ăn uống.
Vũ cười:
- Cũng chỉ là thuộc viên của ông chủ cũ em thôi. Nếu anh không lầm, anh Tuyến đã có lần nhận là đồng nghiệp với em phải không nào? Vậy còn khá đấy! Nếu em là Conein phu nhân thì anh ta dễ đâu được ngồi ăn cùng bàn với em nhỉ?
Ninh Đa "hứ" lên định trách Vũ, tiếng còi xe đã vang phía cổng ngoài.
- Em lo soạn phòng ăn nhé, anh ra đón họ.
Vợ Tuyến quả còn trẻ đẹp so với tuổi ba mươi. Vẫn chiếc áo dài nề nếp kiểu cũ bướng bỉnh, tỏ rõ thái độ không chịu xu nịnh bà chủ tịch "Phụ nữ liên đới" Trần Lệ Xuân như hầu hết các hội viên. Vũ nghĩ, dư luận bình phẩm hai người phụ nữ này, đang ngấm ngầm chống nhau vì ganh tị tài sắc, kẻ tám lạng người nửa cân, chỉ đúng một phần. Theo Trọng cho biết họ đối đầu nhau chính vì quan điểm của hai thế lực đỡ đầu. Bà Nhu tất nhiên dựa thế ông chồng, còn bà vợ Tuyến, đằng sau đã có các nhân vật CIA quyền hành, một vị giám mục vốn là cha linh hồn của bà ta, che chở. Riêng Vũ, anh biết khá rõ, hai ông chồng đều nể sợ vợ mình. Mâu thuẫn giữa hai bà vợ sẽ tác động không ít đến họ, có thể từ đó phát sinh rạn nứt tình cảm gắn bó giữa Nhu và Tuyến, đây là vấn đề Vũ quan tâm nhiều hơn.
Vợ Tuyến tự lái chiếc Fiat riêng, Tuyến không sử dụng xe của ông ta với tài xế như mọi lần tới nhà Vũ, anh nghĩ đến điều gì đó, bí mật, họ cần trao đổi với anh. Đã quá quen thuộc, không còn giữ khách sáo, hai vợ chồng Tuyến vui vẻ siết chặt tay Vũ theo anh vào phòng khách. Ninh Đa ra chào, khay đồ uống trên tay, vợ Tuyến thân mật nhẹ kéo nàng ngồi sát cạnh mình:
- Ninh Đa chăm sóc anh Vũ chu đáo quá đấy nhé, bao giờ nhờ chị lo toan đám cưới cho nào?
Để tránh câu trả lời quá khó, Ninh Đa viện cớ:
- Em phải xin phép đi lo bàn ăn, đón nhà hàng đưa đồ lại, lát nữa em mới hầu chuyện chi được.
Vợ Tuyến vỗ vai cô gái, cười thật tươi:
- Em cứ tự nhiên, có em chị đưọc ăn cơm Tàu phải không nào?
- Dạ! Em còn nhớ những món nào chi ưa thích nữa cơ.
Còn lại ba người, Vũ mời khách nâng ly. Tuyến vào đề ngay:
- Hồi trưa chị Nhu tìm tôi, giao giải quyết gấp cho chị một việc trong gia đình, nhưng trong ngày mai tôi phải đi theo Tổng thống xuống miền Tây. Tôi định giao lại cho Lê Thái thế tôi, chị Nhu không chịu, gợi ý nhờ đến anh, chị ấy tin tưởng anh nhiều lắm.
- Việc chi vậy?
- Tôi phải tóm tắt kể đầu đuôi để anh nắm được vấn đề đã nhé.
Tuyến ngừng lại nhấp ly rượu khai vị trong khi vợ Tuyến có vẻ không mấy quan tâm, lơ đãng ngắm nhìn bức tranh sơn dầu treo tường, vẽ cảnh "Bình minh trên hồ Hoàn Kiếm".
- Chi gái của chị Nhu, Trần Lệ Chi là vợ anh Nguyễn Hữu Châu anh biết chứ?
- Tất nhiên, anh Châu, bộ trưởng Phủ Tổng thống, tôi đã tiếp xúc vài ba lần tại nhà ông Võ Văn Trưng. Còn bà ta tôi chỉ nghe danh, chưa được gặp.
- Hai anh chị sống chung đã năm sáu năm, nhưng không hoàn toàn hạnh phúc vì mỗi người có quan niệm sống riêng. Anh Châu xuất thân từ gia đình nho giáo, tuy theo Tây học, nhưng vẫn giữ nề nếp gia phong, bảo thủ. Ngược lại, chị Chi từ nhỏ sống với ông bà Trần Văn Chương, hết ở Pháp lại qua Mỹ, lớn lên học ở Paris, ít về nước, chịu ảnh hưởng sinh hoạt Âu - Mỹ, thích ăn chơi, giao đu tự do, không chấp nhận sự gò bó chồng con gia đình...
Vũ ngạc nhiên:
- Vậy mà họ cưới nhau được sao?
Tuyến mỉm cười không giấu vẻ mỉa mai:
- Vì quan niệm môn đăng hộ đối, hai gia đình cố gán ghép họ thành vợ chồng. Người ta tin tình yêu sẽ nảy nở trong cuộc sống chung, tính tình sẽ cải hóa khi có trách nhiệm rõ ràng. Đến lúc nhận ra cái lầm thì đã muộn. Nào danh dự, nào tai tiếng, hai bên cố gắng nhận chịu, cốt tránh miệng đời đàm tiếu. Cuối cùng anh Châu tự ái, không thể chấp nhận cuộc sống giả dối kéo dài, đòi ly dị. Nhưng lúc này cả hai lại nằm trong hệ "Đại gia đình" của Tổng thống, chị Nhu cương quyết không cho phép họ ly hôn, tìm mọi cách thuyết phục anh Châu, kể cả bắn lời đe dọa chức bộ trưởng của anh do chính chị ấy sắp xếp. Đi xa hơn, chị Nhu còn cấp tốc cho soạn thảo luật hôn nhân, cấm ly dị, không để anh Châu thoát khỏi ràng buộc. Trong lúc đang toan tính như vậy, chị Lệ Chi bỏ nhà lên Đà Lạt sống cả tháng với người tình, một thanh niên Pháp, con lão chủ đồn điền thua chị ta mười tuổi, kêu mãi không chịu trở về. Anh Châu xuất ngoại công tác một tháng, ngày kia đã về, chị Nhu cuống lên, sợ anh Châu biết lấy cớ đưa ra tòa, chuyện vỡ lở, không chỉ riêng gia đình họ Trần mang nhục, mà cả bên phía Tổng thống cũng chịu tai tiếng. Bằng cách nào cũng phải nhờ anh ngày mai, nội trong ngày thôi, đưa Lệ Chi về Sài Gòn.
Vũ thắc mắc:
- Tại sao lại phải tôi nhỉ? Ai đi gọi bà ta về mà chẳng được?
Tuyến với giọng nghiêm túc:
- Giữ kín nội vụ tránh tai tiếng, chi Nhu chỉ có thể nhờ tôi, nhưng biết tôi bị kẹt công việc trong chuyến đi của Tổng thống. Với anh, chi ấy tin tưởng ở tư cách, có khả năng thuyết phục, lại không dính vợ con, đàn bà thóc mách dễ lộ chuyện. Chị ấy đã biết anh trong vụ giúp đỡ buổi ra mắt của Hội phụ nữ Liên đới, rồi qua chị Minh, vợ thiếu tướng Nguyễn Văn Là cùng hoạt động bên "Phong trào" với anh, từng khen ngợi anh với anh chị Nhu. Chị Nhu tin cậy nhờ anh sẽ giữ bí mật được. Thứ nữa, Lệ Chi rất bướng bỉnh, liều lĩnh quyết khiêu khích anh Châu để bỏ nhau càng sớm càng tốt. Anh, có trình độ thuyết phục Lệ Chi trở về trong danh dự, có uy quyền - Danh nghĩa là phụ tá Sở Nghiên cứu - để chế ngự cha con Francis Homnès. Tên thanh niên Pháp này, một võ sĩ quyền anh ở Pháp, mới qua thăm cha hắn. Vừa cục cằn, ít học nhưng nhiều sức, dám liều. Riêng tôi càng tin và trông cậy ở anh giúp cho chị Nhu, đành chỉ là việc riêng trong gia đình, xong việc này chúng ta có nhiều lợi thế, anh hiểu chứ? Vấn đề ân huệ mà!
Vũ hiểu Tuyến tính toán nhằm hai cái lợi, vừa nắm được điểm yếu của bà Nhu, vừa làm ơn không chỉ riêng cho gia đình Trần Văn Chương mà cho cả Tổng thống và cố vấn, dù ông Nhu tránh mặt không trực tiếp can thiệp. Vũ càng hiểu hơn, chính Tuyến đề cử Vũ thay mình và giải thích cách nào đó được bà Nhu chấp nhận, chưa hẳn do chính bà Nhu gợi ý nhờ anh. Nhưng cách nào đó, Vũ tham gia giúp Tuyến tức là giúp bà Nhu, vẫn tạo được thêm tin cậy, để củng cố vị trí an toàn cho mình.
- Tôi sẽ cố gắng giúp anh, kết quả hay không vẫn do phía bà Lệ Chi quyết đinh.
Tuyến vui vẻ đập nhẹ lên vai vợ lúc này đã chú ý nghe câu chuyện trao đổi giữa hai người:
- Anh nhận lời coi như việc này đã kết quả chín mươi phần trăm rồi. Tại sao tôi dám nói chắc đến thế anh biết không?
- Dĩ nhiên là không, coi chừng anh chủ quan đấy!
- Trăm phần trăm không có chủ quan. Chị Nhu và cả nhà tôi đều nhận xét, anh có lối nói chuyện cảm hóa người đối thoại, còn với phái nữ, ở anh có cái gì đó dễ dàng chinh phục được họ khi tiếp xúc đầu tiên. Lệ Chi hơn ai hết rất lãng mạn, sẽ bị khuất phục trước vẻ galant của anh là điều chắc chắn. Tôi nhất trí với lối nhận xét tinh tế của các bà.
Tuyến lấy từ trong lưng ra khẩu súng nhỏ đặt trước mặt Vũ:
- Tôi biếu anh, quà kỷ niệm của riêng tôi đấy. Anh có quyền tự vệ bắn gãy giò tên Pháp đó khi cần, theo lệnh của giám đốc Sở Tình báo phản gián. Tôi chịu trách nhiệm. Còn xe, chị Nhu giao chiếc Mercedès tối tân nhất. Tài xế của tôi đưa anh lên Đà Lạt, để anh nghỉ khỏe, trở về tự anh lái lấy. Một xe bảo vệ bốn tên, sẽ luôn ở cạnh anh trên suốt dọc đường đi lẫn về. Anh yên trí. Còn đây - Tuyến lấy từ túi áo trên một phong thư - thư riêng của chị Nhu gửi cho Lệ Chi, có địa chỉ của cha con tên Pháp. Lệ Chi hiện đang ở đấy. Anh có quyền cưỡng bức Lệ Chi, miễn là chị ta có mặt tại Sài Gòn không quá sáu giờ sáng ngày kia.
Vũ nhận súng và thư, bỏ vào ngăn bàn cạnh đó, vừa lúc Ninh Đa bước vào:
- Xong cả rồi, xin trời anh chi, anh Vũ, vào bàn thôi.
Cả bốn kéo sang phòng ăn. Lợi dụng khi hai người phụ nữ bàn bạc say mê về món ăn, Vũ gợi ý hỏi Tuyến nhằm xác minh lại nguồn tin anh đang cần hiểu cụ thể:
- Sau chuyến đi thăm Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống chưa phổ biến cụ thể những văn bản ký kết giữa hai chính phủ Việt-Mỹ, nội dung trao đổi giữa hai vị Tổng thống, mà chỉ nêu có hai việc: Hoa Kỳ chấp nhận tăng viện trợ gấp hai rưỡi so với năm rồi, nhắc lại sự cam kết ủng hộ chính phủ dưới sự lãnh đạo của Ngô tổng thống, giúp xây dựng quân đội mạnh, kinh tế vững hơn. Trong khi đó thì dư luận nghi nghi hoặc hoặc, người ta cho là Tổng thống đã bí mật thỏa thuận để Mỹ xây dựng các căn cứ Hải Quân, Không Quân trên lãnh thổ miền Nam, tương lai giống như ở Philippin và Nam Hàn. Anh có nghĩ đến tình hình bất lợi về phía chúng ta không?
Tuyến trầm ngâm giây lát, thấp giọng:
- Trong chuyến di Mỹ vừa rồi, Tổng thống có ý định để anh Nhu tháp tùng phái đoàn, nhưng đại sứ Mỹ khuyến cáo nên để ảnh ở lại Sài Gòn. Về mặt pháp lý, thực chất anh Nhu không có chức vụ chính thức trong chính phủ. Cố vấn Tổng thống, chỉ là tự phong. Qua văn thư chính thức, tổng thống Einsenhower chỉ mời riêng tổng thống Ngô Đình Diệm. Anh Nhu có đi cũng sẽ không được tham dự các buổi thương thảo, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của ảnh. Với lý do đó, Tòa đại sứ tỏ ra cương quyết không muốn anh Nhu cùng đi. Vì vậy khi Tổng thống trở về, anh Nhu nghe kể lại diễn biến các cuộc gặp gỡ giữa hai vị nguyên thủ, ảnh bất bình, cho rằng Tổng thống bị Chính phủ và Quốc hội Mỹ gò ép ký chung các văn kiện được thảo sẵn theo ý đồ của Mỹ. Nhất là trong đó có vấn đề nhượng vịnh Cam Ranh, bán đảo Sơn Trà cho Hải quân Mỹ xây dựng căn cứ. Dù Tổng thống cố gắng giảng giải, nào là mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nào là Bắc Việt nuôi quyết tâm xâm lược miền Nam, họ đang củng cố lực lượng, xây dựng kinh tế, phía sau họ là thế giới cộng sản khổng lồ, nếu chúng ta không dựa vào sức mạnh vũ khí và đô la của Mỹ, thiếu trung thành với Mỹ, chỉ còn nước khoanh tay ngồi ngó cộng sản, không lâu sẽ tràn ngập... Anh Nhu vẫn khăng khăng cho rằng, mưu đồ của Mỹ đi theo vết xe thực dân Pháp, chống cộng sản không chỉ ở sức mạnh vũ khí mà cần phải có sức mạnh của lòng dân. Quân đội Mỹ có mặt tại miền Nam dù chi ở vịnh Cam Ranh, bán đảo Sơn Trà, Vũng Tàu, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ mất thế chính trị, không có độc lập thực sự, chẳng còn là chính nghĩa quốc gia, thất bại không thể tránh khỏi. Ảnh sẽ chống lại, sẽ tranh thủ sự ủng hộ của các nước chống Cộng trong dịp hội nghị khối Colombia sắp tới. Sẽ phát triển lực lượng đặc biệt, lực lượng thanh niên, khi cần thắt lưng buộc bụng, tự cung tự cấp chống Cộng sản đến cùng. Trước mắt chống lại sự sai lầm ngu xuẩn của nhà cầm quyền Hoa Thịnh Đốn. Tuy mới bộc lộ suy nghĩ trong nội bộ, nhưng Mỹ có vẻ đã quan tâm đến thái độ lạnh lùng gần đây của ảnh. Dư luận từ đấy tung ra...
Vũ nghe rất chăm chú, phân tích cách nói của Tuyến, có ý thiên lệch trong lối trình bày, rõ ràng Tuyến không ủng hộ quan điểm của Nhu. Ngừng lại giây lát, Tuyến chợt hỏi:
- Theo anh, ai đúng ai sai? Tôi nghĩ rằng Tổng thống không thể không suy nghĩ cạn tình trước khi đặt bút ký, vì quyền lợi chung của thế giới tự đo, trong đó có Việt Nam.
Câu hỏi Tuyến đặt ra, lại chính anh ta trả lời. Vũ thấy khá rõ quan điểm của Tuyến, cũng là chỗ đứng hiện nay của anh ta. Tuyến đã vượt khỏi vòng tay của Nhu, sau mấy năm được CIA đào luyện. Ý đồ gạt Nhu ra khỏi võ đài chính trị của Colby đã nảy mầm ngay trong đầu tên phản trắc này. Nhưng giai đoạn chưa đến, Mỹ chưa bật đèn xanh, Tuyến vẫn còn phải phục tùng vợ chồng Ngô Đình Nhu. Vì chính trong giai đoạn này Tuyến phải cần, rất cần có chỗ dựa để được vững tâm hơn, thì không đâu tốt bằng hợp tác với nhóm Đỗ Mậu. Vú bọc xuôi tán thành quan điểm của Tuyến, khi nghĩ đến thời cơ đã đến, giúp anh giữ lời hứa với Đỗ Mậu, cuối cùng anh mạnh dạn hơn:
- Tôi rất quý trọng anh vì lâu nay tôi được anh cư xử như thời kỳ chúng ta là sinh viên, là bạn học. Chắc cả anh, cả chị đều mong muốn những ai được nhận là bạn thì cần phải chân thành, trung thực, phải vậy không? Trên tinh thần đó, tôi không thể giấu giếm ý nghĩ của mình, dù chỉ là ý nghĩ nhỏ nhặt, vô hại. Với tình cảm bạn bè đó, tôi đã thẳng thắn trao đổi với anh, không phải trao đổi với ông giám đốc Sở tình báo Phủ Tổng thống. Nếu anh chấp nhận, tôi xin phát biểu số ý, tôi nghĩ, anh cần quan tâm hơn.
Tuyến nắm bàn tay Vũ trên bàn, vừa vỗ nhẹ vừa cười:
- Vâng, tôi nghe anh, tôi chứ không phải giám đốc tình báo, mà anh Vũ chứ không phải ngài phụ tá giám đốc an ninh nghe?
Vợ Tuyến nhìn Ninh Đa cười thành tiếng:
- Em thấy kỳ cục không? Đàn ông họ luôn coi nhau như võ sĩ đấu kiếm dù đang chung bàn ăn chứ không phải trên võ đài, họ giữ thế với nhau kinh khủng - Chị ta quay lại với Vũ - Anh Vũ này, không lẽ anh Tuyến bắt bỏ tù anh khi anh nói câu gì đó phạm đến anh ấy? Hoặc ngược lại? Có chúng tôi làm chứng và sắn sàng bảo vệ hai anh hết mình.
Tất cả cười vui vẻ, Vũ tiếp:
- Cám ơn chị Tuyến quan tâm đến tình bạn thân giữa hai chúng tôi. Người xưa cho rằng "Trung Ngôn Nghịch Nhĩ" lời nói thằng thì khó nghe. Cao hơn nữa, Tỷ Can khuyên vua Trụ đã không chịu nghe còn ra lệnh mổ bụng lấy gan ra coi bao lớn! Có chị Tuyến bảo vệ, tôi không sợ nói thẳng đấy nhé. Lâu nay ở ngoài người ta bàn tán nhiều về những biện pháp tàn bạo của ông cố vấn đối với phe đối lập mà hễ nói đến ông Nhu, tự nhiên người ta ghép cả anh Tuyến vào, coi hai là một. Tôi nghĩ, anh Tuyến chỉ thực tình phục vụ cho chế độ Cộng hòa, chính nghĩa Quốc gia, bảo vệ miền đất tự do không lọt vào tay cộng sản, dưới sự lãnh đạo của vị tổng thống hợp hiến phải không anh Tuyến? Hơn nữa anh còn là chánh văn phòng của đảng, một đảng có đường lối, chủ trương rõ ràng. Trách nhiệm của anh không chỉ ở chức ụ trong chính quyền, mà còn trách nhiệm đối với đảng. Như vậy, nếu dư luận là đúng, thì anh - Vũ chỉ vào ngực Tuyến, nhấn mạnh - Vâng, anh đã coi nhẹ trọng trách đối với chính phủ, với Tổng thống, và với đảng. Anh đã đọc những bài báo của nhóm bác sĩ Phan Quang Đán rồi chứ? Ngay người Mỹ cũng đồng tình với họ, không chấp nhận được kiểu cách quy ước gia đình giữa Tổng thống với ông Nhu, ông Cẩn. Người Mỹ ở sau lưng họ đấy, ông Nhu làm gì họ được nhỉ, khi Đán không bịa đặt?
Vợ Tuyến hơi buồn nhè nhẹ lắc đầu, trong khí Tuyến bình tĩnh chăm chú chờ nghe, Vũ tiếp:
- Anh ạ, địa vị quyền uy không lâu bền, cổ kim đã bàn nhiều, chúng ta không lạ gì nữa.
Chỉ có việc làm, lời nói, nếu đúng sẽ được sử sách ghi công, còn sai, người đời sẽ lên án? Vậy thì chúng ta lấy đó làm kinh nghiệm đối với quốc gia dân tộc. Đảng Cần Lao với gần một triệu đảng viên đã ủng hộ Tổng thống về chấp chính, đã góp công dẹp tan các đảng thân Pháp, các giáo phái vũ trang, đã hạ bệ Bảo Đại, xây dựng chế độ Cộng hòa, công lao quá lớn phải không anh? Vậy mà ngày nay ông Nhu chủ trương không đưa đảng ra hoạt động công khai, xóa hẳn chủ trương đảng cầm quyền, chỉ mình ông toàn quyền quyết định. Phần anh, mấy năm cận kề, anh hiểu ông Nhu cặn kẽ hơn ai hết. Là một người bạn trung thực của anh. tôi mạnh dạn với lời khuyên: "Anh phải đứng về phía đảng, trong đó có nhiều vị lão thành tận tụy trung thành với tổng thống Diệm, để cùng nhau xây dựng chính quyền vững mạnh, bảo vệ chế độ đang được tổng thống Mỹ và Nhà Trắng ủng hộ và ra sức bảo trợ".
Vũ ngừng lại giây lát. Tuyến hỏi:
- Anh đánh giá về Đỗ Mậu thế nào?
- Chỉ mấy tháng làm việc bên đại tá Đỗ Mậu, tôi thấy rõ điều này: Sau khi được Tổng thống gợi ý và đề cử làm bí thư Đảng ủy toàn quân, ông Mậu được sự tán đồng của đa số thành viên cấp Trung ương và được toàn bộ số đảng viên trong quân đội ủng hộ. Anh có biết vì lý do gì không? Chính vì ông Mậu đã dám công khai đối đầu ông Nhu từ hai năm trước đây. Một vài nhân vật Mỹ cầm đầu các cơ quan của họ ở Sài Gòn đã tỏ ra vị nể đại tá Mậu, ở chỗ ông ta có tinh thần phục vụ sự nghiệp chung, không chịu lệ thuộc cái riêng.
Con người đó có hậu thuẫn cả hai phía, phía đa số của đảng và phía Mỹ. Đạt được ưu thế như vậy, nhờ ông ta đã suy nghĩ đúng và hành động chính xác.
Vũ nhìn xói vào mắt Tuyến:
- Những lời tâm huyết tôi đã nói hết với anh, chỉ mong anh quan tâm.
Tuyến vỗ nhè nhẹ trên vai Vưừ, biểu lộ tình cảm thân thiết đối với anh, giây lát mới lên tiếng:
- Cám ơn bạn về lời khuyên thẳng thắn. Mai mốt hai chúng ta sẽ trở lại vấn đề này kỹ hơn. - Rồi quay lại phía các bà - Chúng ta phải bồi tiếp phụ nữ chứ, để họ ăn lui cui thế kia chẳng được ngon miệng.
Vợ Tuyến cảm thấy không khí thân mật giữa hai người không thay đổi, chi ta cười thật tươi:
- Anh Tuyến ạ, em ủng hộ ý kiến của anh Vũ. Chính em cũng đã đề cập với anh, bây giờ chắc chắn anh thấy rõ vấn đề hơn phải không nào?
Tuyến cười vui vẻ:
- Rồi, tôi chịu bà. Thôi nhé, chúng mình hãy nâng ly chúc anh Vũ trong chuyến đi Đà Lạt thành công. Còn cô Ninh Đa, xin chia phần cho hai chúng tôi, mải nói chuyện chưa được nếm món "chim đút lò" của nhà hàng Soái Kình Lâm danh tiếng đấy nhé.
Họ chuyển qua chuyện ăn uống, bữa cơm kéo dài. Mười một giờ, vợ chồng Tuyến mới ra về. Tuyến dặn lại Vũ trước khi lên xe:
- Đúng sáu giờ sáng, tôi cho xe đến đón anh, chuẩn bị trước nhé.
*
Đà Lạt vào đông, thu hút hàng trăm cố vấn Mỹ, đủ loại nối nhau lên nghỉ cuối tuần. Họ tìm khí hậu vào xuân ở quê hương họ tại vùng cao nguyên này để tránh sức nóng gay gắt ở Sài Gòn sau sáu tháng mùa mưa đã chấm dứt.
Vũ đến biệt điện Bảo Đại đúng 12 giờ trưa, nơi đây đã trở thành nhà nghỉ dành riêng cho gia đình tổng thống Diệm. Người ta đã nhận lệnh trước ở Sài Gòn, sẵn sàng đón, lo cho Vũ và số tên bảo vệ nơi ăn nghỉ khá chu đáo. Sau bữa ăn ngon miệng, Vũ vào phòng dành riêng tìm giấc ngủ trưa dưỡng sức. Hai giờ anh mới dậy, tắm nước nóng, thay quần áo chỉnh tề, tranh thủ nửa giờ ra vườn ngồi ngắm cảnh trên hòn núi giả, có dòng suối nhân tạo róc rách chảy xuống hồ cá vàng nên thơ và đẹp mắt. Cạnh đó, cả chục gốc thông già, cành lá xanh mướt im ắng dưới làn sương muối mỏng manh, trông như bị ướp trong lồng kính. Mới ba giờ chiều mà sương xuống thật nhanh, mỗi lúc thêm dày, ánh mặt trời không xuyên được khoảng không, cây cỏ dược che chở giữ nét đẹp mơ màng tuyệt diệu. Những cụm anh đào trơ trụi đã đơm nụ khớp cành hứa hẹn một mùa hoa đón xuân sẽ đến đúng kỳ. Không có gió lay động cành lá, lác đác vài chùm hoa mận trắng nở sớm gợi trong Vũ nỗi nhớ nhung da diết.
Hơn ba năm lặn lội trong Sài Gòn ồn ào xáo động, anh phải sống lối sống của kẻ thù, nghĩ và nói rập theo như chúng, không được sống thực với lòng mình cả trong giấc ngủ. Đột nhiên Vũ nghĩ đến mẹ già, chị em, đến các đồng chí thân thương ở quê nhà, anh thả hồn sống cho chính mình thoáng chốc.
- Thưa ngài phụ tá!
Viên đại úy quản lý nhà nghỉ đến tự lúc nào đang đứng nghiêm chào:
- Đã ba giờ rưỡi rồi, ngài dặn, tôi xin báo nhắc lại.
- Cám ơn!
Tài xế đã đưa chiếc Mercedès lại bên thềm cửa chính. Vũ căn dặn tên tổ trưởng bảo vệ trước khi lên xe:
- Từ giờ tôi tự lái xe lấy, tài xế trở về xe các anh. Sau khi tôi đi, khoảng một giờ nữa các anh đến đầu mối đường về Sài Gòn đợi đó. Chờ khi xe tôi qua, hễ còn sáng tôi ấn còi, nếu tối sẽ có hiệu đèn, các anh cho xe bám theo cùng về. Thời gian không tính được, sớm hay muộn, còn tùy công việc, anh nghe rõ chứ?
- Thưa ông phụ tá, tôi nghe rõ.
Vũ cho xe lướt ra khỏi biệt điện. Anh đã nghiên cứu bản đồ thành phố khá kỹ, nên cũng dễ dàng tìm đến địa chỉ cần tới. Đó là căn biệt thự cổ kiểu Pháp, cạnh đồi đất có nhiều cây cổ thụ, bao quanh bằng tường đá xây, dãy ti-gôn đủ màu phủ kín dọc bờ, cum về hai bên cổng lớn có cửa sắt sơn xanh. Vũ dừng lại trước cổng, ngó bảng đá nhỏ khắc chữ "Villa F.Homnès" màu đỏ, có số nhà bên dưới. Anh xuống xe đi đến cạnh cổng ấn chuông. Một cặp chó béc-giê to lớn cùng phóng từ bên trong ra, chúng chồm lên bờ cửa ngó khách lạ gầm gừ. Phải vài phút sau mới thấy người đàn ông Việt lớn tuổi, quần áo vét ngay ngắn, khăn len dài quấn cổ, kiểu quản gia của loại chủ nhân giàu có, lễ độ cúi đầu chào Vũ:
- Thưa quý ông cần hỏi ai?
Vũ lấy tấm danh thiếp in tiếng Pháp trao cho anh ta:
- Anh báo với Francis Homnès có người của Phủ Tổng thống tại Sài Gòn cần gặp.
- Tôi xin thông báo ngay đây, thưa ngài.
Hắn cúi đầu bước lùi lại, rồi quay người hấp tấp trở vào. Cổng lớn vẫn chưa mở, cặp béc-giê chạy theo tên quản gia với vài tiếng sủa như báo hiệu cho chủ chúng không có gì phải đề phòng. Vũ trở lại xe ngồi bên tay lái, đốt điếu thuốc chờ đợi. Anh lơ đãng nhìn con đường rải sỏi từ cổng vào đến khu nhà khá dài, hai bên trồng cách khoảng những cây cam sành trĩu trái, lác đác số quả đã điểm vàng. Khu vườn rộng cả mẫu tây toàn cây lưu niên ăn trái, khác hẳn các biệt thự quanh đây, toàn hoa và lá, chứng tỏ chủ nhân của nó không phải là loại chỉ biết ăn chơi, xa phí.
Chủ đồn điền cà phê Francis Homnès đã cùng với tên quản gia ra đón Vũ. Bận bộ đồ vét màu dạ sẫm, áo sơ mi lót nâu lục, cà-vạt to bản xanh đen, đôi giày cao mũi bóng láng, người Pháp trên năm mươi này, đúng là mẫu nông dân trung bình ở miền Nam nước Pháp. Ngó khuôn mặt hiền, dù có cặp râu mép vểnh lên, Vũ vẫn cảm thấy Homnès là người bộc trực, dễ gần. Vũ rời xe bước xuống thân mật bắt tay chủ nhân khi hắn ta tự xưng tên bằng tiếng mẹ đẻ, và hỏi anh:
- Ông phụ tá cần gì đến tôi?
- Tôi được văn phòng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cử lên gặp ông, có việc cần bàn riêng.
- Xin mời vào, tôi sẵn sàng, thưa ông.
Francis Homnès ra hiệu cho tên quản gia mở rộng cửa mời Vũ tự lái xe vào. Hắn trịnh trọng hướng dẫn Vũ vào phòng khách. Sau ly rượu khai vị, Vũ hỏi qua về gia đình. Homnès với vẻ chất phác, hắn kể qua loa vài nét:
- Cha tôi công tác trong quân đội Pháp ở Việt Nam lâu năm, hai người anh ở hẳn quê nhà, tôi là con thứ ba, theo cha qua đây lập nghiệp hơn bốn mươi năm rồi. Cha tôi chết tại Lạng Sơn trong trận đụng độ với phát xít Nhật năm 1944. Năm 1947, tôi được nhà cầm quyền Pháp cho thừa kế tài sản của cha tôi để lại, một trăm mẫu cà phê trên đường đi Ban Mê Thuột, và cái villa này. Vợ con tôi sống cả bên Pháp, chỉ mình tôi ở đây. Thỉnh thoảng con trai tôi Raymond mới 22 tuổi, qua thăm, hiện nó còn ở đây. Tháng sau mới trở về Pháp.
Có vẻ nôn nóng, chủ nhân hỏi lại:
- Thưa ông, còn công việc ông cần gì tôi, xin sẵn sàng nghe ông..
Vũ thân mật:
- Không có gì quan trọng đâu, tôi đến đây vì phu nhân một nhân vật trong chính phủ của tổng thống Ngô Đình Diệm, đang quan hệ với con trai ông. Chắc ông đã biết?
- Vâng, tôi biết chứ, cô Lệ Chi đang ở nhà tôi, cô ta nói đã ly dị chồng rồi.
- Không đâu, bà ta đang làm vợ chính thức không có vấn đề ly dị, mà theo luật nước tôi, việc gian dâm là phạm pháp. Phía người nam sẽ bị lên án dụ dỗ vợ người, phiền hà đấy, ông Francis ạ?
- Không lẽ ông đưa con trai tôi ra tòa sao?
- Tôi đến chỉ một mình, ông biết đấy, tôi muốn cùng với ông giải quyết cho ổn thỏa thôi.
Tôi đưa người phụ nữ trở về, còn ông khuyên con trai ông cắt đứt sự quan hệ không bình thường, tự trở về Pháp càng sớm càng tốt dể tránh lệnh trục xuất của nhà chức trách là ổn. Ông giúp tôi chứ?
- Tôi làm theo lời ông ngay đây. Xin ông chờ giây lát, tôi sẽ mời Lệ Chi rời khỏi nhà tôi. Còn con tôi, xin hứa với ông phụ tá, nó sẽ trở về Pháp bằng chuyến máy bay sớm nhất.
- Vậy là tốt đấy ông Francis ạ. Riêng với Lệ Chi ông không nên nóng quá dễ phải mang tiếng thô lỗ với phụ nữ, không hay ho gì.
- Tôi hiểu, thưa ông.
Francis hấp tấp đi vào, dãy hành lang dài im ắng vang lại tiếng giày giận dữ của ông ta.
Vũ đốt thuốc ngồi chờ. Mãi mười lăm phút sau, anh mới nghe tiếng nói giọng nam hơi lớn vọng ra. Họ cãi nhau chăng? Vũ nghĩ đến sự đam mê háo hức của thằng con trai mới lớn, đột nhiên bị người giật mất mồi ngon trong miệng, "gầm gừ" là lẽ tất nhiên. Mải chăm chú lắng nghe, Lệ Chi lao ra xuất hiện trước Vũ. Cặp mắt chị ta xếch lên long lanh, hai làn môi son mím chặt, khuôn mặt trở nên trơ trẽn, nhưng vẫn không che lấp vẻ đẹp Đông phương với làn da ửng hồng nhờ hợp với thời tiết ưu đãi đàn bà xứ lạnh. Lệ Chi bận đồ len kiểu phụ nữ châu Âu, váy áo đồng màu xanh đậm, giày đen cao gót nâng đôi chân trần đến gối, tạo thế dài hơn, thanh nhã hơn, tăng sức hấp dần của thân hình vốn sẵn cân đối. Vẻ đẹp trẻ trung, tươi mát của Lệ Chi đã khiến nhiều người hiểu lầm tưởng là em gái của bà Nhu mỗi khi cả hai xuất hiện bên nhau, quả đúng!
Chị ta nhìn Vũ trâng tráo, bộ ngực căng tròn chuyền động theo hơi thở gấp gáp, trạng thái tức giận quá cao, khá lâu mới thốt lên bằng tiếng Pháp:
- Anh là ai? Kẻ nào sai đến đây phá rối?
Vũ không cần giữ lịch sự, vẫn ngồi yên trên ghế, chăm chú quan sát thái độ kênh kiệu của Lệ Chi, ngó thẳng vào mặt chị ta, nghiêm nghị nói bằng tiếng Việt:
- Tôi là khách của chủ nhân, ông Francis Homnès. Chị cần biết gì thêm cứ hỏi thẳng ông ta.
Anh mỉm cười biểu lộ rõ nét mỉa mai, khinh thị, hất hàm hỏi lại:
- Còn chị? Là người giúp việc hay thư ký riêng của chủ nhân Pháp kiều này?
Lệ Chi như bị nghẹn tắc, xanh mặt ngạc nhiên? Quả tình chị ta đã bị bất ngờ không thể
nào phản ứng kịp. Là chị ruột của đệ nhất phu nhân chế độ Cộng hòa đầy quyền uy, là vợ của bộ trưởng Phủ Tổng thống nhiều thế lực, lâu nay chỉ biết sai phái, la rầy, chỉ thấy mọi người cúi mình thưa bẩm, chị ta không sao hình dung nổi đang bi một người lạ mạt sát quá trắng trợn. Nhưng đối đáp như thế nào, vỗ ngực tự xưng là bà bộ trưởng? Tự nhận là chị ruột bà cố vấn chính phủ? Để đe dọa ư? Nạt nộ được không? Lệ Chi uất ức đến trào nước mắt. Vừa thấy cha con Homnès đưa nhau trở ra, chị gào lên:
- Raymond, bóp cổ tên láo xược này cho em.
Chàng thanh niên Pháp cao hơn cha hắn gần nửa cái đầu, thân hình lực lưỡng căng ra trong chiết áo pull ngắn tay, bộ quần áo thể thao mỏng manh thách thức khí lạnh cao nguyên giá buốt, đúng là võ sĩ quyền Anh đang sung sức. Vũ quan sát và bình thản ngó thẳng vào mặt hắn, khuôn mặt tuy sáng sủa đẹp trai nhưng thiếu sắc sảo, chứng tỏ chưa trưởng thành đúng độ. Hắn gằn giọng và lao lại trước Vũ:
- Anh phải trả giá vì làm cho Lê Si phải khóc.
- Raymond, không được xúc phạm ông ta.
Francis dang hai tay ra trước mặt con trai và xô mạnh, đẩy hắn lại sát tường. Trước cặp mắt giận dữ của người cha, Raymond tỏ ra thuần phục, đứng im gờm gờm nhìn Vũ. Francis quay lại bối rối xin lỗi Vũ:
- Ông phụ tá bỏ qua cho, nó còn ít tuổi, hồ đồ.
Vũ khoan thai đứng dậy, bộ com-lê đắt tiền, cách ăn mặc trang nhã, thái độ chững chạc, ở anh toát ra vẻ trí thức. Hình thức bề ngoài mà Vũ đã cố ý chuẩn bị cho mình, đã giúp anh tạo được sự kính nể của tên Pháp kiều có đủ kinh nghiệm lập nên sự nghiệp ở nước người. Vũ vỗ vai Francis mỉm cười:
- Tôi không chấp, ông yên tâm.
Anh quay lại Lệ Chi, bằng tiếng Việt, giọng ôn hòa hơn:
- Tôi là người có chức quyền của chính phủ, nhưng tôi không sử dụng chức quyền đó lúc này. Ông bà cố vấn nhờ tôi lên đưa chị trở về Sài Gòn ngay. Anh Châu chồng chị, cũng là bạn tôi, năm giờ sáng mai đã xong chuyến công cán trở về, không thể kéo dài thêm tình trạng này được. Chị nên biết điều, đừng làm gì tệ hơn trước hai người Pháp kiều này. Việt Nam đã có chủ quyền, tôi có thể ra lệnh cho cảnh sát Đà Lạt bắt cha con hắn ở tù, trị tội dụ dỗ chứa chấp vợ người theo pháp luật. Và chị, sẽ bi công chúng lên án, uy tín của ông bà Nhu, ông bà thân sinh ra chị mất hết. Đây, thư của bà Nhu, chị đọc ngay đi và yên lặng lên xe theo tôi đi về.
Lệ Chi đã bình tĩnh trở lại, líu ríu nhận thư, thả người xuống ghế, hấp tấp mở đọc. Hai cha con Homnès chăm chú theo dõi từng cử chỉ của Lệ Chi. Francis lo ngại, Raymond hậm hực không thôi. Vũ bước từng bước qua lại dọc căn phòng, chờ đợi.
- Ông Vũ? Tôi sẵn sàng theo ông về, xin chờ tôi mươi phút.
Vũ quay lại, Lệ Chi đã đi khuất vào hành lang. Raymond hấp tấp vào theo, vẻ hoảng hốt lộ trên mặt hắn. Francis có thể không hiểu kịp câu tiếng Việt của người phụ nữ vừa nói, quay lại hỏi Vũ:
- Thưa ông, cô ta chịu trở về chứ?
Vũ nghiêm túc:
- Tất nhiên. Không vâng lệnh tôi, cơ quan cảnh sát đến bắt ngay cô ta về tội phản bội chồng, tội thông gian theo yêu cầu của luật sư đại diện ông chồng. Còn con trai ông, liền can tội dụ dỗ. Đúng không nào?
- Thưa đúng vậy. Tôi đã sống ở Việt Nam lâu rồi, tuy không biết tiếng Việt nhiều, nhưng hiểu luật pháp.
Ông ta cười xã giao:
- Rất biết ơn ông đã che chở cho con tôi giải quyết ổn thỏa vụ rắc rối này. Để giữ lời hứa, tôi bắt Raymond trở về Pháp ngay, hắn hoang tàng phá phách tôi không ít.
Francis lăng xăng mời khách ngồi lại, tự tay châm rượu mời Vũ. Cả hai vừa cạn ly, Lệ Chi đã bước ra. Phía sau nàng, Raymond buồn bã xách va-li theo.
- Tôi có thể đi được rồi. Tạm biệt ông Francis Homnès.
Vũ đứng lên bắt tay chủ nhân, quay lại Lệ Chi:
- Tốt rồi, mời chị ra xe.
Anh đưa Lệ Chi ra ngoài. Francis nhanh nhẹn ra trước mở sẵn thùng xe để con trai đặt va-li vào. Lệ Chi tự động mở cửa xe chọn chỗ ngồi cạnh Vũ. Raymond khom người ghé sát vào thành xe nắm tay người tình áp vào môi, xe lăn bánh mới chịu buông, và đứng ngẩn ngơ nhìn, nuối tiếc.
Chiều xuống thật mau, sương muối dày hơn phủ xuống thành phố Đà Lạt, khí lạnh tăng dần. Vũ vừa cho xe quẹo ra đường lớn, Lệ Chi lên tiếng trước:
- Đọc thư của bà Nhu em gái tôi, tôi mới biết anh. Thành thật xin lỗi... Tôi muốn bồi tiếp anh một bữa cơm tạ tội. Từ trưa đến giờ tôi không ăn gì ngoài bữa điểm tâm chín giờ sáng..
Đối với anh, Lệ Chi đã thay đổi thái độ hoàn toàn. Từ vẻ kênh kiệu lúc đầu đã trở nên ngoan ngoãn dịu dàng, đổi cả cách xưng hô, thân mật. Vũ nhỏ nhẹ:
- Tôi cũng có lỗi với chị vì đã nặng lời. Chúng ta ghé lại nhà hàng uống ly rượu "cầu hòa", được lắm chứ! Dù sao cũng phải vượt 300 cây số trong đêm nay, chậm lại một vài tiếng không trở ngại gì.
Lệ Chi hoạt bát hơn, chỉ hướng cho Vũ đến khu câu lạc bộ của quan chức thực dân Pháp trước đây, nay đổi thành nhà hàng dành cho khách du lịch nước ngoài, có ăn, có nhạc, có phòng khiêu vũ. Người phụ nữ giàu có, quyền thế này hình như quá quen thuộc, viên quản lý đặc biệt tự săn đón hai người. Lệ Chi dành lựa chọn món ăn cho Vũ, không quên gọi loại rượu đắt tiền. Nàng tự tuy rót rượu chủ động mời Vũ cụng ly và yêu cầu anh quên đi nhưng gì "đáng ghét" xảy ra vừa rồi, hứa hẹn sẽ là người bạn tốt của Vũ.
- Anh biết Lệ Xuân viết về anh thế nào không? Tôi nhắc lại anh nghe nhé. "Nếu chị biết thương em, chị phải phục tòng theo anh Vũ về ngay. Đừng để anh Vũ phật ý. Anh là người được anh Nhu trọng nể và tin cậy. Là bạn, là phụ tá anh Tuyến, là người đang giúp Tổng giám đốc an ninh quân đội nắm vững gần nửa triệu binh lính. Anh Vũ được giao toàn quyền, cần thiết có thể dùng vũ lực bắt chị về, bỏ tù ngay tên Pháp khốn kiếp dám dụ dỗ chị của em, chị hiểu không?"
Lệ Chi chăm chú nhìn vào mặt Vũ, trong khi Vũ biết bà Nhu cố ý đề cao anh để khuất phục chị mình. Được việc cho họ, còn với anh thì vô hại. Nàng cười nhẹ hất cằm, bĩu môi duyên dáng:
- Tôi sợ ngay, anh biết không? Nhưng nếu tôi vẫn bướng, anh có làm thật như lời Lệ Xuân nói không?
Vũ lắc đầu nhìn nàng:
- Nếu phải sự dụng bạo lực với một phụ nữ đẹp kinh hồn như chị, thì bà cố vấn không nhờ đến tôi, chỉ giao cho bác sĩ Tuyến với các thuộc hạ của ông ta cũng dư sức khóa tay chị, đưa về, bí mật nhất.
Lệ Chi cười tươi hơn bao giờ, cặp mắt đen long lanh chứa chan tình cảm, giọng nàng nũng nịu:
- Còn anh, anh phải sử dụng cách gì, nếu tôi không chịu nghe anh?
Vũ cười theo, nhưng vẫn giữ thái độ tự nhiên:
- Tôi sẽ bẻ một bông hồng, tôi biết Đà Lạt này hoa hồng chẳng khó tìm. Cẩn thận hơn, tôi bẻ hết những chiếc gai. Với cành hồng đó tôi dọa đánh vào tay người đẹp. Nhưng có lỡ nóng tính đánh thật, bàn tay chị cũng chẳng sầy da. Đỏ là cách tôi đưa chị về Sài Gòn vui vẻ, kín đáo nhất. Chẳng ồn ào, ai biết?
Lệ Chi cười nghiêng ngả, da mặt nàng hồng lên, sau khi uống cạn hai ly rượu nặng độ:
- Lệ Xuân tin anh là đúng. Anh biết không, tôi đã bị anh khuất phục chỉ sau ít phút nhìn vào mắt anh. Chắc anh luyện được phép thôi miên?
Vũ cười:
- Không đâu. Nhưng có thể như người ta nói, mắt là cửa số của tâm hồn, nhìn suốt qua mất, chúng ta thấy rõ tâm hồn con người, một tâm hồn nhân hậu có khả năng chặn lại bàn tay cầm súng của tên sát nhân, càng rất có khả năng truyền cảm, mà chị nói là khuất phục. Tôi cho rằng, tôi đến gặp chị với lòng thương cảm thật sự. Không với ý nghĩ dùng quyền lực hoặc thủ đoạn nhờ đó chị không nỡ gây khó khăn cho tôi hơn.
Lệ Chi cúi đầu nhìn đôi bàn tay đang mân mê chiếc muỗng bạc, giọng nàng dịu xuống, hơi buồn:
- Anh Vũ ạ, tôi tiếc chưa được gặp một ai giống anh, kể cả chồng tôi, để an ủi tôi. Số phận đã đẩy tôi vào con đường lỗi lầm. Gia đình anh Châu đã nịnh bợ, cầu cạnh với ba mẹ tôi, để cưới tôi. Họ không phải vì tôi mà vì danh vọng và quyền lợi, vậy mà họ dám mạt sát tôi là con điếm, khi biết tôi không còn trinh tiết trước ngày về nhà chồng. Anh Châu đã không tha thứ mà còn ngăn cản không cho tôi được làm người vợ tốt. Tôi căm thù họ, căm thù những người đàn ông loại anh Châu. Để trả thù, tôi quan hệ với người ngoại quốc, họ chẳng cần biết tôi là ai, không nhiều lời khoe khoang khi được gần tôi, và tôi không bận bịu tình cảm ràng buộc rắc rối. Bây giờ thì đã thấy chán chường, tôi nhất quyết bỏ hẳn anh Châu, bỏ cả Việt Nam, theo ba mẹ ra nước ngoài, càng sớm càng tốt. Tôi thành thật tâm sự với anh vì trọng mến anh, còn khinh tôi là quyền của anh.
Vũ nghĩ, người phụ nữ này cũng chịu ảnh hưởng sinh hoạt và cách sống của Âu Tây, tự do buông thả thành quán tính. Nhưng nhận xét về cách chuyển biến cư xử, Lệ Chi quá mau phục thiện. Nếu ông chồng bỏ được quan niệm phong kiến hẹp hòi có thể dễ dàng cảm hóa để dẫn dắt nàng, dần khép nàng vào khuôn khổ gia đình. Vũ chán chường nghĩ tiếp, với hoàn cảnh xã hội Sài Gòn ngày nay, xung quanh Lệ Chi hầu hết là những con người vị kỉ đến hèn hạ. Vợ chồng Nhu, vợ chồng Trần Văn Chương, rồi cả gia đình chồng nàng, họ đâu có vì hạnh phúc của người phụ nữ nhẹ dạ lầm lỗi này, họ quan tâm đến nàng chỉ cốt để bảo vệ cái hư danh của chính họ. Vũ thấy trước, Lệ Chi đang lún sâu trong bãi lầy mà không được ai cứu giúp. Anh đặt bàn tay lên tay Lệ Chi ngay trên bàn:
- Không? Tôi không hề khinh chị. Tôi thông cảm hoàn cảnh của chị, càng giận những người có trách nhiệm đã không quan tâm giúp đỡ chị. Một cô gái thiếu kinh nghiệm sống trong một xã hội đầy rẫy phức tạp, vấp ngã là chuyện thường tình. Tôi chân thành khuyên chi, đừng quá bi quan, cần phải có quyết tâm, có nghị lực chủ động thay đổi quan niệm sống. Hạnh phúc phải do chính tay chị tạo lấy, bằng nghị lực của bản thân. Chị thấy rõ hơn ai, quyền uy, tiền bạc, danh vọng không hẳn đem lại hạnh phúc cho chị.
Lệ Chi im lặng, không nhìn Vũ nhưng chăm chú lắng nghe. Cả hai không trao đổi gì thêm cho tới tàn bữa ăn. Cửa hàng bắt đầu đông khách. Vũ coi đồng hồ sáu giờ, ngoài trời tối và lạnh hơn, anh đốt thuốc hút:
- Chúng ta có thể lên đường được rồi. Chị có cần gì nữa không?
Lệ Chi ngước mắt nhìn Vũ, ánh mắt thật thiết tha, giọng nói cầu khẩn:
- Có thể chậm lại một tiếng nữa được không anh? Tôi muốn khiêu vũ với anh... Ở đây từ năm giờ người ta đã mở cửa vũ trường. Tôi sẽ không thể quên được buổi gặp gỡ kỳ lạ này. Tôi biết về Sài Gòn sẽ không có cơ hội đưọc ở cạnh anh như lúc này.
Thấy khó chối từ, Vũ gật đầu dìu Lệ Chi sang phòng bên. Cánh cửa kính vừa mở, tiếng nhạc như đánh thức nàng tỉnh lại. Từ nửa phần sau bữa ăn đến lúc này, Lệ Chi như chìm trong suy tư và lo nghĩ. Thái độ hoạt bát trở lại khi nàng bước vào vũ trường, kéo Vũ nhập cuộc, không kịp nhận bàn. Tại đây hầu hết là khách ngoại quốc. Trong bóng đèn màu, Vũ không phân biệt được quốc tịch của họ. Lệ Chi dựa sát người vào Vũ, tựa cằm vào vai anh, mặc Vũ dìu đi nàng hoàn toàn thụ động, buông thả. Rồi bản nhạc cũng chấm dứt, cả hai định đến chỗ bàn trống thì Raymond Homnès đột ngột tiến lại trước Vũ, bằng giọng nói gầm gừ, cặp mắt long lên giận dữ:
- Anh lừa dối cha con tôi để cướp nàng? Anh phải ra ngoài với tôi để nhận bài học nhớ đời.
Lệ Chi sợ hãi thét lên:
- Raymond, anh muốn vào tù phải không?
Hắn lườm nàng, trách móc:
- Tôi sắn sàng vào tù vì Lê Si!
Vũ bình tĩnh:
- Nào, tôi bằng lòng theo anh để nhận bài học đây.
Nói rồi Vũ ra khỏi vũ trường. Không hiểu Vũ đã nói gì với Raymond, chỉ thấy hắn ta tuyệt vọng, ngã đổ xuống ghế như một cây thịt. Lệ Chi rời khỏi vũ trường, vượt qua phòng ăn, ra tới sân cỏ phía trước, vẫy gọi viên quản lý nhà hàng cũng vừa chạy đến, nhét vào túi hắn mấy tờ giấy bạc và dặn:
- Nhờ ông mướn xe chở ông Raymond tới nhà khi ông ta khỏe trở lại.
- Tuân lệnh ông bà!
Vũ đưa Lệ Chi ra chỗ đậu xe, mặc tên quản lý ngơ ngác đứng nhìn. Chỉ sau năm tiếng, với tốc độ khá cao hai chiếc xe nối đuôi nhau đã về đến Sài Gòn. Vũ và Lệ Chi không nói chuyện thêm với nhau một lời. Anh biết nàng không ngủ, nhưng không đoán được nàng đã nghĩ gì trong quãng thời gian dài đó. Mãi đến lúc xe ngừng trước cửa tư dinh, ông bà Nhu đã ra đứng trước cửa đón chờ, Lệ Chi ôm chầm lấy Vũ, đắm đuối hôn anh rất lâu, vừa thổn thức vừa thì thầm:
- Cần dứt khoát với Châu, em phải sang Mỹ sống với ba mẹ. Nếu em có trở về Việt Nam thì chỉ là để tìm gặp anh mà thôi. Tạm biệt?
Điệp Viên Giữa Sa Mạc Lửa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Phụ lục ảnh