Chương 3
Tác giả: Nhị Hồ
Phù Ninh Đa vừa mở cửa đã ôm chầm lấy khách. Khách là thiếu tá Lucien Conein. Hắn mặc chiếc áo sơ mi chi chít những hình vẽ lộn xộn chim cò và chữ Anh kiểu áo Hồng Lông mới du nhập vào Sài Gòn. Người hắn cao to, khá trẻ so với tuổi bốn mươi ngoài. Hắn bế bổng cô gái lên bước vào phòng, đặt cô ta ngồi tựa trên mép bàn kê cạnh cửa sổ, trong lúc vòng tay mềm mại của cô gái vẫn không rời cổ hắn.
Nhìn sói vào cặp mắt đen xanh lấp lánh của cô gái hắn hỏi:
- Rob đâu?
- Ninh Đa vẫn tươi đẹp như ngày nào!
Ninh Đa mỉm cười duyên dáng, hơi ưỡn người ra ngắm lại hắn:
- Dẹp bộ đồ lính, cạo sạch hàm râu, anh đẹp mà trẻ ra nhiều đấy. Rob đang tắm, ảnh nhắc anh hoài, sao cả năm không thấy mặt?
- Phải đi xa, nhớ quá, cố bay về.
Cô gái cười rúc rích, ghé mặt vào sát má Conein. Roger Trinquier từ trong phòng bước ra, nụ cười làm căng hàng ria mép trên eặp môi xam xám của hắn:
- Hello! Conein hả? Mạnh khỏe chứ?
Tên sĩ quan CIA Mỹ rời cô gái, quay lại bất tay tên trung tá Phòng nhì Pháp:
- Rob, mình về gấp mừng bạn vừa được vinh thăng đấy.
- Và thăm vết đạn của Voòng Pao nữa chứ?
Trinquier cười ha hả và kéo Conein vào phòng khách. Năm 1946, Lucien Conein được Trung tâm CIA cử qua công tác trong Phòng nhì Bộ tư lệnh Pháp tại Đông Dương. Hắn đã sống và cùng hoạt động với Trinquier gần mười năm, trở thành thân thiết với nhau. Cả hai đã từng xây dựng lực lượng vũ trang đánh thuê tại Thượng Lào, miền núi Bắc Việt, cao nguyên Trung Việt, với các phong trào "Dân tộc thiểu số tự trị" lừa bịp. Trong thời gian đi tuyển mộ lính bổ xung, lập các đơn vị người Nùng tại Móng Cái, Lucien Conein tình cờ cứu được cô gái họ Phù thoát khỏi tay bọn phỉ buôn người, sau khi chúng đã sát hại cha mẹ cô ta. Không còn nơi nương tựa, Ninh Đa đành đi theo Conein làm kẻ hầu hạ. Vì có nhiệm vụ phải đi xa, tên sĩ quan CIA giao Ninh Đa lại cho Trinquier nuôi giúp. Từ đó cả hai coi cô gái như của chung, nửa tình nhân nửa tôi tớ. Tuy nhiên, vì Ninh Đa có sắc, lại khôn khéo, nên cả hai đều đối xử với cô thân thiết không còn ranh giới chủ tớ.
Câu nói của Trinquier vừa nhắc về chuyện "vết đạn của Voòng Pao" là gợi lại cuộc tranh chấp ở vùng chuyên sản xuất thuốc phiện nằm giữa ba biên giới Miến Điện, Thái Lan, Lào, thường gọi là khu Tam giác vàng. Khu này trước do quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm đóng và khai thác. Sau theo kế hoạch của Trinquier, Pháp đã chiếm lấy, tổ chức thành một "vùng tự trị" của dân tộc Mèo, với những tên tay sai lợi hại như Voòng Pao. Hàng năm Pháp độc quyền thu mua tại khu này trên ngàn tấn thuốc phiện, đưa về Sài Gòn tiêu thụ tại nội đia, và chở qua Hồng Lông, Marseille, bán khắp châu Á, châu Âu, mỗi vụ thu lợi hàng trăm triệu đô.
CIA đánh hơi được nguồn lợi này. Năm 1954, tên trùm CIA Allen Dulles phái thiếu tá CIA Spellmeir cùng hai trung úy cận vệ đột nhập khu Tam giác vàng. Nhằm thời điểm Pháp đang bị thất bại nặng nề tại Điện Biên Phủ, tên Voòng Pao phản lại chủ Pháp, quay sang hợp tác với CIA. Trong vụ thu hoạch thuốc phiện đầu năm 1954 Spellmeir chặn chiếm trên ngàn tấn chở về Thái Lan và cho Voòng Pao ám sát tên sĩ quan Phòng Nhì Pháp. Nhờ có số lính Mèo tin cậy cứu, Trinquier thoát chết, quay lại giết cả ba tên CIA đế trả thù...
Trinquier nhắc lại việc trên giọng nửa đùa nửa thật. Tuy vậy rất hiểu rõ tên sĩ quan Phòng Nhì Pháp này, vốn được mệnh danh là con người máu lạnh, tàn nhẫn, không nương tay với cả bạn, khi đã hết tin nhau. Conein phân trần:
- Từ tháng 6 năm 1954, sau khi chuyến thuốc phiện đầu tiên chuyển xong về Thái Lan, tôi mới được gọi về nhận nhiệm vụ. Như vậy cả hai vụ: Spellmier bị giết và Vòng Pao ám sát hụt anh, không liên can gì đến tôi cả.
Tên sĩ quan Phòng Nhì Pháp chỉ hơn Conein ít tuổi, nhưng từng trải, già dặn hơn nhiều. Nụ cười trên môi chưa tắt từ lúc gặp Conein vẫn không che được hết. nét sắc lạnh trong đáy mắt xanh lơ của hắn. Hắn đáp lời Conein:
- Nếu là cậu cũng chẳng sao, vì bấy giờ ai phục tùng chủ người ấy, phải không nào? Nhưng riêng tôi, có lẽ mãi mãi tôi không quên tình bạn giữa chúng ta, đã có nhiều kỷ niệm đẹp với nhau.
Hắn quay lại vỗ nhẹ vai Ninh Đa:
- Nào cưng, cho các anh uống rượu mừng đi chứ!
Cô gái uyển chuyển trong bộ đồ trắng mỏng, lộ rõ đường nét sống động của lứa tuổi hai mươi, tuổi của yêu đương, của hưởng thụ. Từ miền biên giới quê mùa, lớn lên trong bộ đồ chàm dân tộc, giờ đây cô gái không còn giữ lại chút gì về gốc gác, tiếng nói lẫn giọng cười mất hẳn vẻ ngây thơ, chất phác. Hình dáng cô gái như làm địu đi những cảnh chém giết, đổ máu, còn sâu đậm trong lòng hai tên sĩ quan tình báo, những mưu mô thủ đoạn đậm đặc trong đầu óc chúng... Cả ba chạm ly chúc mừng nhau. Conein uống cạn trước, đặt ly xuống bàn:
- Thực ra thì ông Allen Dulles giao cho đại tá Edward Lansdale toàn quyền phụ trách vụ thuốc phiện ở khu Tam giác vàng, tôi chỉ làm dưới quyền của ông ta. Anh biết đấy, công việc đâu có dễ dàng, nhiều khó khăn lại phức tạp. Chính Lansdale bảo tôi đến thương lượng với anh, mời anh cộng tác. Lansdale trọng tài anh. Phần tôi, nếu hai chúng mình lại được ở chung với nhau thì hạnh phúc biết bao!
Trinquier hơi sửng sốt:
- Hợp tác trên danh nghĩa gì? Tôi vẫn còn là lính tại ngũ!
- Thì hiện giờ hai chính phủ Pháp, Mỹ chẳng đang hợp tác với nhau đấy sao? Bản thân tôi cũng là lính Mỹ đã phục vụ trong đơn vị anh gần mười năm còn gì?
Trinquier nhìn Conein với ánh mắt thiết tha. Hắn uống một hơi cạn ly rượu:
- Rất tiếc, tôi đá có lệnh trở về Pháp. Trước khi rời Việt Nam, tôi đã định tìm anh. Tôi rất mừng thấy anh đến thật đúng lúc. Tôi cần nhờ anh giúp cho cô bạn gái của tôi, Linh Phương, em tướng Bảy Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên...
- Về chuyện gì vậy, Rob?
- Chuyện vặt thôi. Anh hãy dành cho Linh Phương ba mươi tấn thuốc phiện mỗi năm, để cô ta giữ mối phân phối ở miền Nam này. Anh biết đấy trước tôi lo việc cung cấp này, chính Linh Phương đại diện cho tướng Viễn phân phối cả cho Hongkong, cho tổ chức mafia tại Marseilles, hàng năm gần nghìn tản. Nay thì tôi chỉ yêu cầu anh nhượng cho Linh Phương phần phân phối tại Sài Gòn thôi. Đó là điều cô ta yêu cầu. Phần tôi muốn lưu lại cho Linh Phương cái gì được coi là kỷ niệm.
Conein tỏ ra sốt sắng:
- Việc này không có gì khó khăn. Anh dặn Linh Phương lại gặp tôi để sắp xếp. Số thuốc phiện đưa về đây nếu không là cô ta phân phối thì tôi cũng phải giao cho một người khác thôi.
Trinquier quay lại phía Ninh Đa:
- Còn việc thứ hai: Tôi trả Ninh Đa lại cho anh. Về Pháp tôi không thể cho Ninh Đa đi theo được. Anh biết đấy, vợ tôi có tật ghen tuông đã thành quán tính.
- Được thôi, tôi sẽ lo kiếm cho Ninh Đa một người chồng. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ lo cho Ninh Đa tất cả.
Hắn cườ i và kéo đầu cô gái vào ngực hắn:
- Chịu chứ cưng?
Cô gái Nùng khẽ gật đầu, Trinquier nắm chặt cánh tay Conein, rồi vui vẻ giục Ninh Đa:
- Vào thay áo đi người đẹp. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi ăn với nhau một bữa ăn gửi gắm và tiễn biệt!
2.
"Ngày 20 tháng 12 năm 1954, tại tổng hành dinh của tướng Paul Ely, Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp, diễn ra một cuộc họp quan trọng. Bên ngoài, Sài Gòn nắng hừng hực, trong phòng không khí càng thêm ngột ngạt, đè nặng trong lòng gần ba mươi viên tướng tá hiện diện. Trong khuôn viên cạnh đại lộ Norodom có tường cao bao bọc kín đáo, trên khoảng sân rộng phía trước những dãy nhà hai tầng hứng chục xe hơi đủ loại rải rác né mình dưới những tầng cây, tránh ánh nắng gay gắt đầu mùa. Từng toán lính Lê dương đứng nghiêm canh gác, lưỡi lê lấp lánh trên những nòng súng. Đại tướng Navarre, phái viên của chính phủ Pháp vừa đến Sài Gòn đã cấp tốc triệu tập các tướng lãnh, các cấp trưởng phòng ở đây đến dự họp.
Việc gì quan trọng xảy ra?
Trước khi Navarre lên máy bay sang Sài Gòn, thủ tướng Pháp Pierre Mendès France đã gặp và căn dặn: "Muốn cứu nước Pháp khỏi bị suy sụp, không còn cách nào khác phải nhượng bộ Hoa Kỳ. Kẻ nào chống lệnh thỏa hiệp này coi như phản bội Tổ quốc! Như ông đă biết, tội phản quốc sẽ xử như thế nào rồi, dù người đó là đại tướng Paul Ely?" Sau đó đến lượt đại tướng De Gaule, người được Thủ tướng Pháp kính trọng coi như cố vấn tối cao, cũng nhắc nhở Navarre: "Ông hãy chuyển lời của cá nhân tôi cho đại tướng Ély là phải nghiêm khắc chấp hành lệnh của chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh. Thẳng tay trừng trị những kẻ có ý đồ bạo loạn, là có công lớn với Tể quốc lúc này."
Hơn ai hết, Navarre đã ý thức được sự khó khăn nghiêm trọng của chính phủ Pháp, nhất là sau ba ngày đích thân Allen Dulles, đại diện Tổng thống Mỹ bay qua họp khẩn cấp với chính phủ Pháp. Trước khi trở về Washington, Dulles đã đến gặp riêng Navarre. Chỉ trong một cuộc tiếp xúc ngắn ngủi, Navarre đã nhận thấy hết sự gay cấn mà những người nắm vận mệnh của nước Pháp đang phải gánh chịu. Ngay từ đêm qua, Navarre đã tâm sự với Ely, vừa là bạn thân từ thuở đi học, vừa là tình chiến hữu. Lão chuyển lại những lời căn dặn của De Gaule và Thủ tướng Pháp. Navarre rất yên tâm khi thấy Ely xúc động và có thái độ phục tùng, hứa sẽ cùng với Navarre lo bàn giao dần dần lại cho Diệm, không để Mỹ thúc hối thêm. Trước mặt, Ely chấp thuận giao một sư đoàn cho tướng Salan kéo qua Bắc Phi chi viện cho nhà đương cục Pháp ở đấy đang cầu cứu. Nhiệm vụ trước đây đã làm cho Navarre mất ăn mất ngủ, nay coi như đã hoàn thành?
Sự diễn biến đột ngột đến với cuộc họp khẩn cấp và quan trọng này làm cho các tướng tá trong Bộ tư lệnh viễn chinh Pháp thất vọng? Từ lúc bước vào phòng họp, họ chỉ trông chờ ở Ely một lời phản đối, tất cả sẽ sẵn sàng đứng lên sau lưng ông ta. Đã từ lâu, họ rất tin vào thái độ cứng rắn cố hữu của viên đại tướng này, biểu hiện rõ nhất là sau khi Diệm về, ông ta đã chấp thuận cho hai tướng Hinh-Vỹ làm đảo chính, vào tháng 9 vừa qua, và sau khi đảo chính thất bại, đã sắp xếp đưa Hinh tránh sang Pháp. Thế nhưng nay Ely tuyên bố:
- Các ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu cá nhân hay một đơn vị thuộc quyền có hành động chống lại mệnh lệnh của chính phủ. Tôi sẽ truy tố tức khắc những kẻ vi phạm trước tòa án binh.
Thế là hết? Cuộc họp kéo dài sáu tiếng đồng hồ, không khí trĩu nặng phẫn nộ và buồn đau. Tất cả những bộ mặt đưa ma bước ra khỏi phòng, họ cúi đầu lầm lúi đi, không chào hỏi, bắt tay nhau. Họ vừa chôn xong một thời vàng son hay vừa vùi sâu cái chế độ thực dần kiểu cũ trên mảnh đất Đông Dương này.
Trong khi đó, Charles Ely, người có nhà máy sản xuất vỏ xe lớn nhất nhì tại Pháp, có hàng vạn mẫu cây cao su tại miền Nam và Cao Miên, cùng với cô tình nhân ngồi chờ tin trong phòng khách riêng của anh hắn. Charles đã trên năm mươi tuổi nhưng vẫn còn trẻ khỏe cao lớn và nhanh nhẹn. Hấn vốn là si quan phi công, đã hưu trí. Trước đây hắn từng tham gia chiến đấu trong hàng ngũ quân đội đồng minh chống Đức - Nhật trong đại chiến thế giới.
Charles đã có mặt trong phòng này hơn một giờ, uống hết cả chục hộp bia để chờ đợi. Hắn rất bồn chồn chờ tin cuộc họp, nhưng không biểu lộ chút bực bội nào, vì bên cạnh đã có cô nhân tình trẻ đẹp đang gục đầu vào ngực hắn, mất lim dim. Cô gái Pháp một trăm phần trăm này đã chào đời ở Việt Nam. Cha là kế toán trưởng của đồn điền, mẹ theo chồng qua Việt Nam chỉ ăn chơi và hưởng thụ. Cô gái độc nhất lên sáu tuổi thì cha bị bệnh chết, người mẹ không về nước, ở lại làm ngay trong đồn điền, nuôi con. Ba năm sau, Charles sang Việt Nam thay quyền đại diện công ty. Hắn đưa cả hai mẹ con cô gái về Sài Gòn nuôi dưỡng. Lúc đầu, người mẹ là tình nhân công khai của hắn, về sau cô bé gái lớn lên và thế là có một mối tình tay ba khá êm thấm. Charles chỉ cần phong cho cô gái chức thư ký riêng để che bớt mắt thiên hạ.
Từ chiều hôm qua, Charles đã được tin có cuộc họp quan trọng do chính Navarre từ Pháp sang triệu tập. Hắn nóng lòng săn tin, hy vọng chính phủ Pháp sẽ có phương sách hợp lý giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chung của nước Pháp và cả tài sản của Pháp kiều. Đã mấy tháng nay, sau ngày hiệp định đình chiến ký kết, các chủ công ty xăng dầu, điện mỏ, đồn điền, hỏa xa, tàu biển... đã kéo đến thôi thúc Paul Ely đòi đề đạt nguyện vọng của họ lên chính phủ Pháp, đồng thời cũng đòi Eõ ly phải có thái độ đối với thỏa hiệp Pháp - Mỹ.
Viên tướng già đẩy cửa bước vào phòng, không ngạc nhiên khi thấy Charles. Lão uể oải buông người xuống ghế, vẻ mệt mỏi hiện rõ trên mặt.
- Paulette!
Charles gọi nhỏ và lay đầu cô gái. Paulette đã thấy Ely đi vào nhưng vờ như đang ngủ. Mở cặp mắt thật lớn, hai hàng mi dài cong vút như cánh bướm, đôi môi hồng mở ra, cô gái duyên dáng cúi đầu chào Ely và sửa lại dáng ngồi ngay ngắn. Nhận thấy sự thất vọng trên nét mặt của người anh, Charles chưa dám mở lời gạn hỏi. Ely cũng hiểu được tâm trạng của em mình, nhưng biết nói gì đây? Lão cũng im lặng. Cả hai cúi đầu không nhìn nhau. Trong lúc đó, cô gái liếc qua hai người, khẽ nhún vai. Cô ta chẳng quan tâm đến thời cuộc, không thể hiểu thái độ của hai anh em Ely lúc này vì sao lại câm lặng...
Như không thi gan được nữa, Charles đành phải lên tiếng:
- Thế nào anh? Tướng Navarre qua chắc để truyền đạt lệnh mới của chính phủ?
Vẫn không ngước mắt lên, Ely chậm rãi nói:
- Ông qua để chứng kiến những cuộc bàn giao. Đúng ngày 1 tháng 1 năm 1955 tới đây, chúng ta phải bàn giao các căn cứ quân sự, các kho vũ khí, luôn cả chuyện chỉ huy quân đội cho Diệm.
Charles thấy nhói ở tim, hoảng hốt:
- Còn quân Pháp, rút à?
- Chưa, nhưng phải tập trung về đóng xung quanh Sài Gòn, trong số căn cứ được qui định. Từ đây, toàn bộ lãnh thổ miền Nam sẽ do quân đội Diệm kiểm soát và giữ lấy an ninh, quốc phòng. Quân Pháp không còn nhiệm vụ gì khác ngoài việc yểm trợ.
Như không muốn kéo dài câu chuyện buồn nản, Ely nói nhanh cho hết những điều cần nói:
- Đến 20 tháng giêng sẽ bàn giao tổng ngân khố, các ngân hàng lệ thuộc. Cơ quan viện trợ Hoa Kỳ sẽ trực tiếp làm việc với chính phủ Diệm, không thông qua chính phủ Pháp. Phái bộ TRIM chỉ có nhiệm vụ liên lạc yểm trợ. Mọi công việc, ba bên luận bàn với nhau. Trên thực tế, vì chúng ta còn có trách nhiệm về hiệp định Genève, nên buộc họ phải để tôi có mặt trong phái bộ, chứ quen tối hậu quyết định là do tướng O’Daniel trưởng phái đoàn Mỹ. Đến nay thì mọi việc đã quá rõ ràng!
Hai ba lần Charles sửa lại thế ngồi. Hắn nóng nảy, ấm ức, cố gắng lắng nghe, nhưng rồi không chịu đựng được hơn nữa, hắn đột ngột cắt lời Ely:
- Chúng ta có trách nhiệm với hiệp định Genève. Quyền lợi của nước Pháp gắn liền với hiệp định này. Chính phủ Việt Minh đã công bố thay đổi chính sách đối với chúng ta vì chúng ta đã ký hòa ước, đã chịu rút quân, theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Như vậy, chúng ta vẫn giữ được quyền lợi kinh tế và văn hóa lâu đời ở đây nếu chúng ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản đã ký kết.
Ely nhếch môi cười, ngụ ý mỉa mai, cắt lời Charles:
- Chú hãy nhìn lại các sự diễn biến trước đây ắt hiểu thôi. Nào đại diện Mỹ không chịu ký hiệp địa, nào Diệm theo đuôi quan thầy huênh hoang chống đối, chứng tỏ ý đồ của Mỹ đã chống phá hiệp định ngay từ khi được ký kết. Bây giờ Mỹ chỉ cần một yếu tố là ta rút quân về nước trước kỳ hạn hai năm thì hiệp định coi như không còn.
Charles chăm chăm nhìn Ely:
- Còn ý anh? Ý riêng của cá nhân anh?
Viên tướng già lắc đầu chán chường:
- Không làm thế nào khác được? Mỹ không cần đổ quân can thiệp, mà chỉ cần ngừng đổ đô-la vào cho chúng ta thì gần năm mươi triệu dân Pháp chúng ta sẽ chết còn nói gì đến ổn định đất nước? Chú bảo tôi coi thường sự sống còn của Tổ quốc, để lo bảo vệ tài sản của chú thôi sao? Ai cho phép? Không phải chờ đợi bị đưa đến tòa án binh đâu, mà chỉ cần hé ra cho người ta thấy cái ý đồ bạo loạn của mình, tức khắc mạng sống của tôi không còn rồi.
Charles gần phát điên lên. Hắn đã cố gắng để nghe hết đến câu cuối cùng của người anh.
Hắn đứng bật lên không cần ngó lại viên tướng già lúc này đã cúi đầu im lặng. Hắn kéo vội cánh tay cô gái, cả hai lao ra khỏi phòng. Bên ngoài màn đêm đã hạ xuống...
3.
Khách sạn Majestic đồ sộ, cao lớn, chiếm nhẳn một góc vuông nối ráp hai con đường trung tâm thành phố. Cạnh đó sông Sài Gòn mênh mông chuyển gió biển Đông đưa hơi mát làm lạnh các căn lầu của khách sạn. Khách Âu, Mỹ đã sống ở đây hay chỉ ghé qua du lịch, thường đến tìm lại không khí của Paris. Từ lối trang trí, trưng bày, đến những món ăn, bồi bàn phục dịch khách sạn, tất cả mang phong thái sinh hoạt của giới quí tộc Pháp. Chính vậy mà khách tới đây đa số là dân Pháp, hay những kẻ chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, hoặc là loại có quyền thế liên quan đến chế độ đương thời, có thừa tiền, sắn sàng tung ra để xã giao mua chuộc, hy vọng kiếm tiền nhiều thêm hay chiếm vị trí cao thêm. Các phòng ăn đều có nhạc nhẹ thính phòng, nựng lầu trên cùng thường xuyên có những dàn nhạc danh tiếng, luân phiên được mời từ Pháp đến phục vụ cho sàn nhảy rộng thênh thang, đủ sức chứa vài trăm cặp dìu nhau dưới ánh đèn trăng, dật dờ trong giấc mơ cung Quảng. Khách vào đây như đi vào thế giới của nhàn nhã, phong lưu, ngăn cách với không gian và thời gian bên ngoài đang trở thành vũng xoáy của sự yêu vội, sống cuồng lối Mỹ mới bất đầu du nhập.
Ăn xong, vợ chồng Trần Đình đứng lên trước, dắt cô Tư Bình Xuyên ra phía cầu thang đi lên lầu. Trần Đình đi chậm phía sau, kéo Vũ dừng lại, ghé vào tai anh thì thầm:
- Mấy tháng nay cô Tư như một xác chết, hôm nay khác hẳn. Đúng là vẻ thư sinh của cậu đã vựng lại sinh khí của người thiếu phụ đa tình này. Cậu biết không, bọn mình rất biết ơn cậu đấy!
Vũ có phần sửng sốt, quay lại nhìn đôi mắt đỏ gay của người bạn khá nhiệt tình, anh cho là Đình đã quá chén, say chăng?
- Cái gì mà vựng dậy với biết ơn?
Đình kéo Vũ ra phía ban-công, hắn dựa lưng vào vòng sắt chắn, rút thuốc đưa cho Vũ, rồi giải thích:
- Lúc đầu hai vợ chồng mình chỉ định giới thiệu cậu với cô Tư Bình Xuyên, thiếu phụ nhiều tiền, mạnh thế, có thể giúp cậu có chỗ đứng cao, vững ở cái đất Sài Gòn mật ít, ruồi nhiều này. Cô ta vừa là em Bảy Viễn, vừa là vợ Tư Hiếu, tham mưu trưởng quân đội Bình Xuyên. Quen biết, giao dịch rất rộng với các nhân vật lớn quyền, cả Pháp lẫn Việt. Cách đây mấy tháng, có hai việc xảy ra cùng lúc đã làm cho cô ta gần như tuyệt vọng. Trước đây quân đội Pháp giao cho Bảy Viễn, mà Linh Phương là đại diện, hàng ngàn tấn thuốc phiện mỗi năm để phân phối cho thị trường thế giới. Chính mình phụ trách hai chiếc tàu đi Hông Hông để làm việc đó cho cô ta. Gần đây CIA đã cướp đoạt khu Tam giác vàng của Pháp, tất nhiên Pháp mất hết quyền lợi, mà Bảy Viễn cũng chịu trắng tay. Thứ nữa, Linh Phương hình như yêu tên trung tá Phòng Nhì Pháp tên là Roger Trinquier, chính tên này lo việc thuốc phiện đã nhiều năm nay. Sau vụ CIA chiếm trọn vùng sản xuất thuốc phiện, Trinquier nhận lệnh trở về nước, Linh Phương đúng lúc mất cả tiền lẫn tình, đâm ra chán đời, bỏ hết công việc làm ăn. Tôi cũng phải để tàu nằm ụ, gần chết đói cả ba bốn tháng nay. Hôm nay cô ta gặp cậu, mình thấy có sự khác lạ trong người thiếu phụ đa tình này. Phải chăng đây là tiếng sét đã làm cao cô ta tươi tỉnh lại? Đúng là cơ hội để cậu lấp chỗ trống trong lòng cô ta, phần cậu sẽ tạo được thế đứng trong Bình Xuyên, lại còn giúp được cả mình tiếp tục làm ăn, khi cô ta đã lấy lại thăng bằng. Cậu đã hiểu chưa nào, thôi, đi lên, họ chờ lâu rồi đấy!
Vũ suy nghĩ về câu chuyện Trần Đình vừa kể, im lặng theo bạn lên lầu. Đình người trong này, tốt nghiệp đại học hàng hải ở Pháp, về đến Hà Nội thì gặp Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Anh ta ở lại đi kháng chiến, chẳng bao lâu bỏ kháng chiến trở về thành. Trong kháng chiến, anh ta gặp Vũ, được Vũ giúp đỡ như bạn bè. Gặp lại Vũ ở Hà Nội, anh ta tỏ ra "thông cảm" với hoàn cảnh của Vũ, mà chẳng nghi ngờ gì. Anh ta có bằng cấp, được Pháp tin dùng, quay lại giúp đỡ Vũ, về sau lại chịu thêm Vũ một cái ơn nữa là Vũ đã "làm mai" anh ta với Bạch Hường, người bạn nữ sinh văn khoa của Vũ. Hai người đã làm lễ cưới hồi đầu năm nay, cả hai đều tỏ ra nhiệt tình và chân thật với anh. Chính vì mối chân tình đó mà Đình đã nói huỵch toẹt, xúi Vũ "lấp chỗ trống" trong lòng người thiếu phụ lãng mạn kia. Vũ không phiền gì bạn. Anh chỉ lo nghĩ về nhiệm vụ tin là mình đủ nghị lực giữ cho lòng trong sáng..
Bạch Hường thấy hai người lên, vẫy gọi. Họ đã chiếm một bàn gần bên dàn nhạc, ngồi chờ. Sàn nhảy lót ván bóng lộng, trong góc phòng vẫn còn dựng cáy thông với dầy đèn màu nhấp nháy, lất phất những chùm bông giả tuyết. Noel đã qua rồi, nhưng không khí Giáng Sỉnh vẫn còn đó. Bản nhạc êm dịu như ru hồn mấy chục cặp nam nữ chuyển động nhẹ nhàng trong ánh đèn màu tim tím. Hai vợ chồng Đình cố ý dành chỗ cho Vũ ngồi sát cạnh Linh Phương. Trong bóng tối lờ mờ, cặp mắt của người thiếu phụ như lớn hơn và sâu thăm thẳm. Linh Phương không hề tránh cái nhìn của Vũ, cô mỉm cười hỏi anh:
- Hà Nội có nhiều sàn nhảy không anh? Chắc hồi còn ngoài đó anh thường đi nhảy chứ?
- Hà Nội có ba nhà khiêu vũ nho nhỏ, không có chỗ nào lớn bằng ở đây. Phần tôi vừa đi dạy, vừa học, rất ít thì giờ để la cà, cô Tư ạ.
Ngay từ đầu cô Tư Bình Xuyên đã tỏ ra tự nhiên, xưng hô anh em với Vũ như với vợ chồng Trần Đình. Cô vừa nhấp ly sâm-banh vừa tiếp tục hỏi:
- Anh thấy phụ nữ Sài Gòn có khác phụ nữ Hà Nội nhiều không? Riêng em, thấy chị Bạch Hường nếu là mẫu phụ nữ Bắc, thì đàn bà ngoài đó dễ thương thật?
- Đất nước mình kéo dài từ Bắc vào Nam, chia ra hai ba vùng khí hậu, phong thổ khác nhau nên sinh hoạt, tập quán rồi tính tình cũng khác. Ví dụ Hà Nội đang lạnh, phải mặc ấm ăn nóng, ngược lại trong này phải có máy điều hòa nhiệt độ, phải uống đá lạnh. Phần tôi mới chân ướt chân ráo vào đây, phụ nữ Sài Gòn mà tôi được tiếp xúc đầu tiên lại là cô Tư. Nếu cô Tư tiêu biểu cho phụ nữ Sài Gòn, thì đúng là có khác. Các bà ở đây mạnh khỏe, tính tình cởi mở, không mềm yếu e lệ, cô Tư cứ trông Bạch Hường thì rõ ngay thôi.
Vợ Trần Đình chợt nghe Vũ nhắc tên mình vờ thắc mắc:
- Chuyện gì mà có tên em trong đó? Nói xấu người ta hả?
Linh Phương vui vẻ đập nhẹ vai bạn:
- Nói đẹp cho bồ đấy. Anh Vũ khen phụ nữ Hà Nội yểu điệu, thục nữ, chê Phương giống hạng cầm gươm múa kiếm, phải vậy không anh?
Vũ cười:
- Vào đây tôi mang theo một ấn tượng rất đẹp về "cô gái Bình Xuyên" của nhà văn Hồ Dzếnh. Vậy mà không ngờ tôi đang được ngồi bên cạnh cô Tư Bình Xuyên bằng xương
lịch sự đưa tay bằng thịt ấy, đang được hầu chuyện, quả là vinh hạnh! Linh Phương tỏ ra rất bằng lòng về câu nói của Vũ. Cô ta cười thật tươi và ngó anh bằng ánh mắt chan chứa cảm tình:
- Có lẽ anh chưa biết đấy, trong này người ta gán cho anh Viễn là tướng cướp, eòn em là
em của tướng cướp?
Vũ tự nhiên:
- Hồi còn đi học, mấy cậu hỏng thi chê tôi học gạo kiếm cơm. Khi tôi vào đời lại thấy những kẻ thất thời chê bai những người thành đạt. Dư luân thiên hạ chẳng có gì khó hiểu.
Đèn đã đổi màu, bản nhạc mới bắt đầu. Đình đưa vợ ra sàn nhảy, Vũ cũng đứng dậy, lịch sự đưa tay cô Tư dựa, ra theo. Đôi giày da gót nhọn bảy phân, nâng thân hình người thiếu phụ cao hơn mức bình thường. Đi phía sau, Vũ ngắm khuôn hình cân đối, uyển chuyển trong chiếc áo dài màu xanh đọt chuối, có hàng bông thêu chạy dọc một bên tà. Linh Phương không những có bộ mặt đẹp mà toàn thân là một bức tượng thấm mỹ. Vũ dìu người thiếu phụ bước đi trong dòng nhạc, nhẹ nhàng mà chắc chắn. Anh cố giữ cự lỵ lịch thiệp, nhưng không một chút cầu kỳ.
Vợ chồng Bạch Hường đã giới thiệu trước với Vũ: Linh Phương từ nhỏ được theo học trường Pháp, mười bảy tuổi thôi học. Hy sinh cho quyền lợi của người anh họ có công nuôi dưỡng, cô nhận làm vợ bé một tay anh chị gấp hai tuổi mình. Còn Bảy Viễn, gả Linh Phương cho Tư Hiểu, y muốn gắn chặt sinh mạng của đàn em vào sinh mạng của hắn. Để trả thù cuộc hôn nhân gán ghép, cô nữ sinh có học, nhiều mơ mộng, giàu ảo tưởng, đã chán chường, thả nổi cuộc đời mình cho số phận. Từ đó, xài nhiều tiền, tìm khoái lạc, trở thành thói quen của người thiếu phụ trẻ đẹp, vốn mang sẵn một tâm hồn lãng mạn. Cọ xát với cuộc đời, trong một xã hội cuồng loạn máu và tiền, cô mất dần lòng tin, thản nhiên trước cảnh cờ bạc, buôn người, giết chóc, và chính bản thân cô cũng trở thành một món đồ chơi trong những bàn tay tàn bạo. Tư Hiểu, chồng cô, hiện là Tham mưu trưởng "lực lượng bổ sung" của quân đội Pháp đội danh nghĩa Bình Xuyên, một tổ chức đã chuyển biến với thời cuộc. Hắn là người thứ hai, sau Bảy Viễn, mà dân Sài Gòn ghê sợ, đã lấy thuốc phiện, tiền bạc lành lý tưởng, giết chóc để giải buồn, con gái để mua vui. Hắn cần hưởng thụ và cửng để mặc cho Linh Phương hưởng thụ. Về phần Linh Phương không thể tìm thấy tình yêu ở người chồng như thế!
Khách mỗi lúc một đông, sàn nhảy như không còn kẽ hở. Vũ mải suy nghĩ nên không rõ từ lúc nào thân thể người thiếu phụ gắn sát vào người anh. Cô Tư thì thầm, hơi thở ấm.
vành tai anh:
- Anh Vũ nhảy hay ghê, bước đi đẹp như người phương Tây.
- Học mót bạn bè đấy.
- Gia đình anh cũng di cư vào đây cả chứ?
Vũ nhẹ xoay người dìu thiếu phụ ra chỗ trống:
- Cha mẹ tôi mất cả rồi. Anh chì em đều có gia đình riêng. Tỏi côi cút vào đây, may nhờ anh chị Đình giúp đỡ.
- Thế anh chưa lập gia đình?
Vũ hiểu Linh Phương chỉ cần hỏi rồ điều này, anh cười:
- Nuôi thân còn vất vả, chưa dám nghĩ đến lấy vợ, sợ kẹt.
- Anh Đình nói anh học giỏi, bằng cấp cao, lo chi không tạo được sự nghiệp?
- Tôi vốn thích nghề dạy học, vào đây có mấy anh bạn rủ cộng tác mở trường.
Thiếu phụ ngước mắt nhìn Vũ, tỏ vẻ quan tâm:
- Nghề dạy học vừa cực vừa nghèo, đi làm gì đó hơn anh ạ.
- Vâng, vợ chồng Bạch Hường cũng nói vậy. Tôi còn suy nghĩ, nên làm gì đây?
- Anh Bảy em tuy ít học, nhưng rất trọng người trí thức, để em giới thiệu anh với ảnh nghe, được hôn? - Cô ta cười rúc rích - Chỉ sợ anh chê. Má anh có ngán ảnh là tướng cướp không?
Vũ cười giả lả:
- Anh Đình chưa được coi là tùy tướng của ông Bảy, mới chỉ là trợ thủ của cô, vậy mà tôi đã trọng ảnh, huống chi đối với ông Bảy.
Ánh mắt Linh Phương long lanh ngó Vũ, biểu lộ hài lòng. Chính Vũ cũng lấy làm bằng lòng về câu trả lời của mình. Anh đã không lúng túng trước câu hỏi khá bất ngờ...
Đèn bật sáng, bản nhạc ngừng. Anh đưa thiếu phụ về chỗ. Một người ngoại quốc cao lớn đi đến bên bàn, hắn bắt tay Đình, gật đầu chào Bạch Hường và Vũ, rồi nói với Linh Phương:
- Tôi định sáng sớm mai đến Linh Phương, không ngờ lại gặp đây. Để tôi giới thiệu bạn tôi với cô, anh ta sẽ lo giúp cô việc đó.
Cô Tư giới thiệu với Vũ:
- Anh Trinquier bạn tôi. Đây là anh Vũ bạn của anh Đình, mới từ Hà Nội vào.
Vũ bắt tay Trinquier. Hắn xin lỗi và đưa Linh Phương đi qua bàn phía bên kia sàn nhảy, nơi có một tên Mỹ và cô gái Việt Nam trẻ đẹp. Trần Đình thì thầm với Vú:
- Hắn là Roger Trinquier, trung tá trưởng Phòng Nhì Bộ tư lệnh Pháp ở Đông Dương, mà mình vừa nói với cậu đấy. Hắn lo việc khai thác thuốc phiện ở khu Tam giác vàng, phụ trách quân trường bí mật ở Vũng Tàu, chuyên đào tạo lính Mèo, Dao, Miên và Lào, lập các đội quân dân tộc thiểu số xây dựng thành các khu tự trị miền núi và Cao nguyên Trung Việt. Mình đã nhận nhiều lần hàng trăm tấn thuốc phiện tại quân trường của hắn để chở đi Hông Hông, Ma Cao, nên quen hắn.
- Còn tên Mỹ ngồi với Trinquier?
Đình quay lại ngó kỹ một lần nữa lắc đầu:
- Trông màu da, cách ăn mặc đúng là Mỹ, cậu tinh đấy. Tên này mình chưa gặp lần nào.
Từ ngày Diệm về chấp chính người Mỹ lũ lượt kéo qua, Sài Gòn bộn lắm rồi. Theo lời ông Viễn, bọn này đều là nhân viên CIA, đội lốt thành viên phái bộ TRIM, quyền hạn nhiều. Người Pháp đã trở thành thứ yếu. Mình thấy vụ CIA chiếm khu Tam giác vàng trên tay Bộ tư lệnh Pháp, mối lợi quá lớn bị mất như thế mà Pháp phải êm ré. Gần đây thấy quân Pháp lục tục kéo về đóng quanh Sài Gòn, giao hết quyền kiểm soát an ninh cho lính Việt Nam, mình mới tin dư luận thật đúng.
Trần Đình ngửa người ra ghế, thở ra:
- Phải chăng đó là điều may mắn cho chúng ta? Pháp đã thua Việt Minh quá rõ rồi, tiếp tục nữa càng thua đau nữa. Chỉ có Mỹ, vừa giàu vừa mạnh, đủ cân lượng giữ dùm chúng ta nửa nước còn lại khỏi rơi vào tay cộng sản, tuy với Pháp hay với Mỹ, chúng ta vẫn là dân nhược tiểu bị trị.
Bạch Hường nguýt chồng:
- Hừ? Tán dương nhiều đi, không thấy Mỹ vừa nhảy vào chúng mình đã gần chết đói rồi sao? Cướp quyền lợi trên tay người ta mà còn khoe giàu với mạnh.
Đình vỗ vai vợ cười ha hả:
- Mình cho là Mỹ cướp quyền lợi, nhưng có thể chính Pháp đã ngầm bán cái mỏ thuốc phiện đó cho Mỹ, và ngay cả miền Nam này. Chúng mình làm sao biết được?
Câu chuyện ngừng lại. Linh Phương đã trở lại bàn. Trông vẻ mặt cô vui vui, Vũ đoán có điều gì đó đã làm cho người thiếu phụ vừa lòng. Đình có vẻ nôn nóng:
- Công việc đó thế nào cô Tư?
Linh Phương không giấu giếm:
- Trinquier đưa em lại giới thiệu với thiếu tá Lucien Conein, nói là nhân viên tòa đại sứ Mỹ. Nhưng em biết rất rõ hắn ta là dân CIA chính cống. Vừa rồi anh Bảy đã cho em biết hắn hiện được giao nhiệm vụ khai thác thuốc phiện tại vùng Tam giác vàng. Qua lời điều đình của Trinquier, hắn bằng lòng dành cho em số ba mươi tấn mỗi năm để phân phối tại Sài Gòn. Nhiều hơn hắn không có quyền, vì tất cả số thuốc còn lại phải tập trung chuyển về nhà máy chế biến tại Thái Lan. Nhà máy này do Mỹ vừa xáy lắp, thuốc thô sẽ lọc ra ba loại morphine, heroin, loại ba và bốn, nhằm tung ra thị trường thế giới, thu lợi nhiều hơn. Với Pháp thì chỉ làm theo lối thủ công, để thô tiêu thụ, kiếm lời không bằng Mỹ bây giờ.
Trần Đình thở dài, không vui:
- Vậy là tôi vẫn thất nghiệp dài dài, hàng đâu chở đi Hồng Hông?
Linh Phương đập nhẹ vào vai Bạch Hường, cười:
- Bồ coi kìa, ảnh làm như em để ảnh chết đói. Em chỉ cần đủ số thuốc tiêu thụ ở Chợ Lớn để anh Bảy nắm bọn Ba Tàu, các nơi khác không có cũng đã sao? Buôn bán kiếm lời thiếu gì cách. Anh yên tâm, chúng ta sẽ chở hàng khác qua Hông Hông, giá trị thua gì thuốc phiện!
Đèn lại đổi màu, bản nhạc mới trỗi lên. Lần này cô Tư chủ động mời Vũ ra sàn. Như để bộc lộ niềm vui đưa tới bất ngờ, Linh Phương dựa sát vào ngực Vũ, quay người trong nhịp ba như lưới bay trên sàn gỗ. Thiếu phụ say sưa ru hồn vào sóng nhạc, áp sát mặt vào má Vũ, làm anh chợt nhớ tới câu nói của Đình, có lẽ Linh Phương đã lấy lại được thăng bằng, cùng lúc thỏa mãn được cả hai điều tưởng như đã mất đi!
- Anh đang nghĩ gì vậy?
Tiếng nói thì thầm vuốt ve da mặt Vũ. Anh tìm cách trả lời cốt cho nguồn vui đến với thiếu phụ tăng lên:
- Tôi đang dồn hết tâm trí để theo kịp đôi chân tuyệt vời của cô Tư đấy.
- Xạo! Qua bản tango em đã phục anh, bầy giờ quay valse, em bắt đầu thương đôi "giày vàng" của anh...
Vũ thở dài:
- Chà? Anh thợ giày được ghe cô Tư khen chắc phải run lên vì quá xúc động.
Linh Phương cười khúc khích, cấu nhẹ vào vai Vũ:
- Khen cặp chân anh, chứ ai khen gì đôi giày!
Cả hai cùng cười. Đình dìu vợ quay lại gần Vũ:
- Có chuyện chi vui mà cười lớn tiếng vậy?
Bạch Hường tiếp theo:
- Nghe giày giày gì đó, chắc anh Vũ đạp chân cô Tư phải không?
Bản nhạc dứt. Thiếu phụ như chưa muốn rời Vũ. Nhưng rồi cả bốn cùng trở về bàn. Chiếc nút chai sâm banh thứ hai nổ như tiếng pháo.
*
Tư dinh cũng là tổng hành dinh của tướng Lê Văn Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên, hiện đang là Quốc vụ khanh trong chính phủ Diệm, chiếm một khu đất rộng bên kia sông, cạnh cầu chữ Y có sẵn số lực lượng vũ trang đóng rải rác khắp vùng Khánh Hội để bảo vệ nhiều cơ sở kinh tế của hắn. Cạnh tư dinh có một sở thú "bỏ túi" cũng nuôi cọp, cá sấu, khỉ, vượn, cáo, chồn... Năm mươi tuổi với bốn mươi năm lang bạt, Viễn đã ngán cảnh máu xương tìm thú an nhàn, hay noi gương thú dữ, luyện chí mãnh hổ rừng xanh nựng một cõi?
Ngồi trên ghế bành phủ da cọp, cô đào Nhật Bản quỳ gối dưới chân, tay dâng tách trà bốc khói, Viễn say sưa ngắm làn môi người đẹp chúm chím cười. Hắn khẽ nhấp trà, tận hưởng vị hương, đang tự coi mình như võ sĩ Phù Tang. Từ mấy tháng nay, hắn say sưa thú vui bên cô gái Nhật này do công ty tàu đánh cá của Nhật đem tặng. Hắn quên hẳn hai cô gái Ma Cao chủ sòng bạc đã dành riêng cho hắn ở khu Đại Thế Giới, trong căn phòng lộng kính..
Đèn đỏ chợp lên ở cửa phòng. Viễn vốn không chịu nghe tiếng gõ cửa mỗi khi có người xin vào gặp, hắn cho gắn bóng đèn đó thay thế.
- Vào!
Ba Búa - đại úy cận vệ bước vào, thân hình cao lớn trong bộ đồ sĩ quan Pháp, bao súng côn - 12 kéo xệ xuống bên đùi. Hắn rập gót, đứng nghiêm:
- Cô Tư xin gặp ông Bảy.
- Cho vào.
Cô gái Nhật lom khom bước qua mặt Viễn theo Ba Búa ra ngoài. Linh Phương đi vào, vẻ mặt không vui, thả người xuống chiếc ghế đối diện:
- Em mới ở nhà Trệu Vĩnh Kỳ về đây.
Ngước nhìn cô em với cặp mắt lớn, sắc lạnh mà hắn đã cùng để chế ngự hàng ngàn thuệc hạ, Bảy Viễn hỏi:
- Có chuyện chi?
- Ông ta bảo, thuốc phiện hiện tràn ngập thị trường cả tuần nay rồi, giá chỉ bằng hai phần ba giá ta bán trước đây. Vừa kẹt thuốc, giá thuốc ở ngoài lại vừa rẻ, tất cả các tiệm hút và những nhà phân phối không thể chờ, họ đã mua ngoài hết!
- Bọn nào bán?
- Lão Hoàng, nhóm tình báo Đài Loan, cũng trong tay Conein.
Sắc mặt Bảy Viễn vẫn không thay đổi:
- Trinquier đã đi Pháp chưa? Báo cho hắn ta ngay đi.
- Đi rồi. Sáng qua em đã tiễn ảnh ra sân bay. Mãi khi bước lên máy bay, ảnh mới nói là đi Algier với tướng Salan chứ có về Paris đâu. Đi cả một sư đoàn lận!
Viễn trầm ngâm suy nghĩ. Linh Phương gợi:
- Hay ta cứ nhận đại số thuốc phiện của Conein để chở qua Hồng Lông cùng với số lông vịt còn lại phải giao cho họ?
- Không được. Hải quan Pháp đã bàn giao cho Diệm rồi. Mỹ đưa sang cả mười tàu tuần dương lớn nhỏ. Bờ biển, hải phận bây giờ là của Mỹ. Chúng ta giành lấy thị trường, ở đây hay Hồng Lông, ta đầu không còn chỗ tiêu thụ.
- Chính thằng Conein hứa với em dành quyền tiêu thụ cho ta ở Chợ Lớn, mới đó mà hắn đã nuốt lời rồi. Chó đểu?
Viễn lắc đầu:
- Có thể hắn thiện chí đấy, nhưng không đủ quyền.
- Mất một lúc hàng trăm ngàn đô la lợi tức chán quá!
Viễn uể oái đứng dậy, ra khỏi phòng. Linh Phương im lặng đi theo. Viễn nói với cô em, nhưng cúng là để nói với chính mình:
- Tình thế đã thay đổi. Quân Pháp đã tập trung cả về đây. Cấp tốc rút đi một sư đoàn, có thể dần đần rút hết. Sài Gòn sẽ là khu Tam giác vàng thứ hai, lọt vào tay Mỹ. Mình sẽ còn mất nhiều hơn nữa. Khó khăn rồi đấy.
Cả hai bước lại gần bờ hồ nuôi cá sấu. Cặp sấu đã khá lớn đang phơi mình dưới nắng. Mắt chúng lim dim thức ngủ, cạnh đó còn vài miếng thịt trâu tươi không còn sức hấp dẫn khi chúng đã no mồi.
- Anh có cần gì em nữa không?
Viễn ngắm cá sấu, không quay đầu lại:
- Không! À, dành ít thì giờ săn sóc thằng Hiếu chớ?
- Ảnh bận săn sóc các đào hát Đài Loan mà!
Linh Phương làm mặt giận, vùng vằng bỏ đi.