watch sexy videos at nza-vids!
Truyện ĐIỆP VIÊN Ở WASHINGTON-Mở đầu - tác giả Peter Maas Peter Maas

Peter Maas

Mở đầu

Tác giả: Peter Maas

Đầu năm 1981, khi cuộc chiến tranh lạnh đang ở trong giai đoạn vận hành hết tốc lực, bộ phận phản gián (CI) trong Cục điều tra liên bang Mỹ FBI bắt tay vào một chiến dịch mới, tìm cách tiếp cận với các sĩ quan tình báo Xô viết đang hoạt động trên lãnh thổ Mỹ. Thay vì đặt những người này dưới. sự giám sát thụ động hoặc ngồi chờ ai đó “tình nguyện” lạm việc cho Mỹ, một chiến dịch đã được hoạch định kỹ càng nhằm tuyển mộ điệp viên trong số các nhân viên của KGB để họ hoạt động vì quyền lợi nước Mỹ.
Như là một phần của chiến dịch này, một nhóm hành động bí mật có mật danh Courtship-Tán Tỉnh được thành lập. Các thành viên của nhóm là những nhân viên dày dạn kinh nghiệm đựợc tuyển chọn từ 22 phân ban phản gián khác nhau trực thuộc văn phòng FBI ở Washington. Điều khá lạ là trong. Courtship có cả các điệp viên của CIA. Trong lịch sử đối đầu triền miên giữa CIA và FBI, đây là lần đầu tiên nhân viên của hai cơ quan này hoạt động chung trong cùng một đơn vị hành động.
Cũng hầu như ngay lập tức, Valery Martynov, một thiếu tá KGB, trở thành mục tiêu ưu tiên của Courtship.
Ba mươi sáu tuổi, tóc đen, cao 1m80 và có thân hình hơi nặng nề, Martynov cùng người vợ Natalia tới Washington ngày 4- 11 -1980, đúng vào ngày Ronald Reagan lần đầu tiên được bầu làm tổng thống. Đây là chuyến công tác ra nước ngoài đầu tiên của Martynov. Bề ngoài, anh ta là bí thư thứ ba của sứ quán phụ trách vấn đề văn hoá, trao đổi các nhà khoa học và sinh viên nhưng trên thực tế, Martynov chịu trách nhiệm thu thập các tin tức tình báo khoa học và công nghệ.
Martynov được mời vào làm việc trong KGB ngay sau khi tốt nghiệp hạng ưu chuyên ngành máy tính năm 1970 ở một học viện kỹ thuật có tiếng tại Moscow.
Những báo cáo giám sát cho thấy Martynov hội đủ các yêu cầu mà nhóm Courtship đòi hỏi: một người đàn ông chín chắn; là con người của gia đình với khuynh hướng chi tiêu tiết kiệm, dè xẻn; là một người nhiệt huyết trong công việc; biết tuân theo các qui tắc “nên” hay “không nên” của trò chơi gián điệp.
Nhưng điều quan trọng nhất các nhân viên giám sát biết được rằng Martynov rất bất mãn trước tình trạng tham nhũng đang làm mục ruỗng nước Nga. “Anh ta không phải là một người hạnh phúc” - một báo cáo víết –”Anh ta cảm thấy bất mãn”. Điệp viên chịu trách nhiệm nghe trộm các cuộc nói chuyện của Martynov đã có lần nghe thấy anh ta phàn nàn một cách cay đắng: điều quan trọng không phải là anh làm được cái gì mà anh phải có một “cái ô” như thế nào!” Một chân dung tâm lý của Martynov được phác hoạ, cho thấy anh ta vào làm việc ở KGB “không phải vì lý tưởng mà chỉ như là tìm một nghề để có thể gia nhập vào hàng ngũ tinh hoa trong xã hội Xô viết và đảm bảo một cuộc sống sung túc cho gia đình”.
Bill Mann, điệp viên FBI trong Courtship, dưới một cái tên giả và một thẻ căn cước giả, bắt đầu thường xuyên tới dự những buổi hội thảo có Martynov tham dự. Tại những buổi hội thảo đó, Mann cố gắng làm cho Martynov cảm thấy rằng Mann là một người nổi bật, tách hẳn ra khỏi đám đông xung quanh, giống như một người ngoài cuộc đang quan sát những gì đang diễn ra trước mặt.
Các điệp viên mật khác của nhóm Courtship cũng có mặt tại những cuộc hội thảo đó. Một người trong số đó làm quen với Martynov và anh ta đã được Martynov dò hỏi về Maun. Người điệp viên này liền cung cấp cho Martynov những thông tin thật hấp dẫn: Mann là một nhân vật quan trọng, làm công tác tư vấn cho một tổ hợp khoa học, có những mối quan hệ rất chặt chẽ với các công ty của cả tư nhân và chính phủ Mỹ.
Bước đầu tiên của chiến dịch bẫy con chim mồi như vậy là đã được hoàn thành. Martynov bắt đầu làm quen với Mann và đưa ra các đề nghị thăm dò Tất nhiên không tự nhận mình là người của KGB, Martynov nói với Mann là anh ta muốn có được những bí quyết công nghệ trong nhiều lĩnh vực nhằm giúp đỡ nền công nghiệp lạc hậu của Liên Xô. Mann liền gợi ý rằng một sự trao đổi tự do các thông tin có thể sẽ làm cho thế giới trở nên an toàn và tốt đẹp hơn. Hai người bắt đầu trao đổi tin tức cho nhau. Mann giới thiệu Martynov với một thành viên khác của nhóm Courtship, người cung cấp cho anh ta những tài liệu tuy khó tiếp cận nhưng không được xếp vào diện mật. Khi Martynơv bắt đầu mở rộng phạm vi quan hệ bằng cách tiếp xúc với nhiều người Mỹ khác, những người này lập tức bị nhóm Courtship điều tra xem họ có thể có những điểm yếu gì để có thể bị lợi dụng hay không và có khả năng tiếp cận với những nguồn tin mật không: Nếu như những người này đáp ứng các yêu cầu của Courtship thì họ được đề nghị tiếp tục duy trì các mối quan hệ cộng tác với Martynov, nhưng chỉ được phép ở dạng “hứa hẹn”.
Tin tưởng rằng mình đã xây dựng và bước đầu kiểm soát một, lưới tình báo đang nhen nhóm, bản thân Martynov giờ đây lại bị phụ thuộc vào những người bày ra cuộc chơi này. Điệp viên Mann có thể dễ dàng kiểm soát được anh ta Mann có thể giúp cho Martynov có được những tuần lễ vui vẻ nhưng thoắt sau đó lại trở nên tồi tệ. Vào những tuần lễ không vui vẻ gì ấy, vì lo lắng cho công việc của mình, viên thiếu tá KGB cảm thấy sợ hãi.
Một lần, tại một cuộc hội thảo về máy tính, Martynov theo chân Mann vào phòng vệ sinh nam. Trong khi hai người đi tiểu, Martynơv nói với Mann là anh ta cần những chi tiết mới của phần mềm trong chương trình máy tính Lotus.
Mann cố tình làm cho Martynov thất vọng: “Vì Chúa, hãy quên chuyện đó đi được không, Valery? Anh không thấy là tôi đang tiết lộ những thông tin bí mật hay sao?”
Hoảng sợ trước khả năng bị mất đi sự “sủng ái” của Mann, Martynov vội vàng xin lỗi rối rít. Anh ta không biết rằng đã hoàn toàn bị phụ thuộc vào điệp viên của Courtship.
Tuy nhiên, chỉ ít tháng sau, Martynov bắt đầu yêu cầu có được những số liệu thuộc vào diện nhạy cảm. Với vẻ dứt khoát, Mann nói rằng mình có một “người bạn” làm việc trong cộng đồng tình báo đủ khả năng cung cấp được những thông tin đó, nhưng muốn những tin tức khác để đổi lại. “Nghe này, Valery -
Mann giải thích - Đây là Washington D. C. Đây là một trò chơi. Mà anh biết rồi đấy, ông chi chân giò thì bà phải thò chai rượu!”
Làm sao mà Mann biết được anh bạn KGB của mình đã nghĩ gì trong đầu lúc đó?
Có thể là danh tính của một số nhân viên tình báo ở sứ quán, hoặc cũng có thể là những thông tin trong một vài lĩnh vực khá nhạy cảm nào đó trong phạm vi hiểu biết của anh ta.
Một tuần sau đó, Martynov, với vẻ hết sức căng thẳng, cung cấp cho Mann hai cái tên. Mann chuyển lại cho Martynov một khoản tiền mặt cùng với một món quà rất lịch sự. Tổng cộng chỉ vào khoảng 500 USD, một khoản tiền khá khiêm tốn, nhưng khi Martynov cầm nó, anh ta đã bước qua một ranh giới mà không thể quay lại được nữa. Cả hai đều biết rõ điều đó việc trao đổi tin lấy tiền mặt còn tiếp tục diễn ra thêm hai lần nữa trước khi đến thời điểm chuyển giao Martynov cho “người điều khiển”. Mann có thể dễ dàng làm việc đó. Thoạt đầu, anh ta nói: “Này, Valery, quả thực là tôi chẳng hiểu gì về những việc chúng ta đang làm hiện nay cả. Cần phải có một chuyên gia trong lĩnh vực này thay tôi làm việc với anh”. Rồi Mann thông báo: “Tôi sắp rời Washington. Một công việc mới rất hứa hẹn đang chờ tôi ở California.
Nhưng anh cứ tin lôi đi. Anh đang ở trong tay những người rất đáng tin cậy.”
Điệp viên FBI Jim Holt, “người điều khiển” mới của Martynov là một thành viên của CI-5, nhóm phản gián chuyên theo vết những điệp viên KGB chịu trách nhiệm thu thập những thông tin liên quan đến bí mật công nghệ và khoa học. Martynov là một người cực kỳ thận trọng, luôn lo lắng về an toàn của bản thân cũng như đề phòng mọi khả năng xấu có thể xảy ra. Trong những cuộc tiếp xúc với Mann, anh ta không bao giờ cho phép ghi âm và nếu như phải viết một đề nghị nào đó ra giấy, anh ta cũng yêu cầu Mann chép lại, còn tờ giấy có chữ của anh ta thì bị huỷ đi. Người ta đã cân nhắc rất kỹ trước khi chọn Holt làm “người điều khiển” của Martynov. Là một cựu nhân viên phản gián, Holt có cung cách lịch thiệp, tự tin, không khoa trương. Từ Holt toát ra một ấn tượng về sự tin cậy, điều rất cần thiết đối với Martynov.
Một buổi tối tháng 4-1982, Holt và Martynov gặp nhau lần đầu tiên tại một bãi đỗ xe ở phía bắc Virginia. Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi Bill Mann bắt đầu chiến dịch gài bẫy tinh vi và tỉ mỉ Của anh ta. Kể từ khi điệp vụ này nằm dưới sự giám sát của nhóm Courtship, một nhân viên của CIA cũng vào cuộc, mặc dù Holl vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Martynov không bao giờ biết được rằng Mann là người của FBI, nhưng dù cả FBI, CIA lẫn KGB đều không bao giờ chính thức thừa nhận một điều gì nhưng tất cả những ai liên quan đến vụ việc đều biết rõ người nào đóng vai trò nào và những gì xảy ra trong cuộc chơi này.
Sau những buổi gặp đầu tiên ở bãi đỗ xe, cả hai chuyển địa điểm các cuộc gặp gỡ về một trong ba “ngôi nhà an toàn” được dành riêng đề sử dụng cho mục đích này. Các cuộc gặp đều đặn diễn ra hai tuần một lần, vào thời gian ăn trưa hoặc vào buổi tối, khi mà sự vắng mặt của Martynov không gây nên sự chú ý
Trong các buổi gặp, họ thường dùng bánh sandwich đựng trong những chiếc. đĩa gỗ; nếu như cược gặp diễn ra vào buổi tối thì cả hai tự cho phép mình uống một hai ly bia.
Khi lái xe đến ngôi nhà an toàn, Martynov cực kỳ thận trọng. Anh ta lái xe vào các ngõ cụt rồi quay ra để đảm bảo chắc chắn rằng mình không bị bám đuôi. Hơn nữa, một nhóm các điệp viên FBI luôn theo sát anh ta. Sau mỗi cuộc gặp, Martynov nhận được 300 USD bằng tiền mặt. Ngay lập tức, Holl khuyên Martynov rằng chớ có tiêu pha một cách khác thường với số tiền đó bởi sẽ gây nên những sự chú ý không cần thiết. Về mặt này, Martynov cũng tỏ ra khá thận trọng. Những khoản chi tiêu bất thường hiếm hoi mà anh ta tự cho phép mình làm là mua một cái máy tính cho cậu con trai l2 tuổi và một cái áo lông chồn tặng vợ nhân dịp sinh nhật. Cái áo lông chồn này, do có thể gây nên nỗi ngạc nhiên trong số các nhân viên sứ quán, cũng được mua theo phương thức trả góp.
Hàng tháng, một khoản tiền 1500 USD cũng được chuyển vào tài khoản có giao kèo đứng tên Martynov. Khoản tiền này là một đảm bảo để trấn an nỗi lo ngại của Martynov về tương lai của gia đình anh ta. Một công việc khác mà nhóm Courtship phải thực hiện là cung cấp những “thành tích” trong công việc của Martynov. Holl đề nghị và Martynov chấp nhận rằng anh ta sẽ được cung cấp tin tức bởi một nguồn tin chắc chắn vào những thời gian đã định trước cùng với ba nguồn tin không thường xuyên khác. Làm như thế để những người chỉ huy của Martynov trong KGB hài lòng vừa đủ nhưng lại không khiến họ quá nghi ngờ.
Càng ngày, Holl càng cảm thấy ưa thích Martynov. Để giải toả bớt cái áp lực nặng nề luôn lơ lửng trên đầu họ, Hơll thường có các cuộc trò chuyện tâm tình với Martynov. Họ có hai cô con gái cùng tuổi và thường cùng ngồi để ngẫm nghĩ về những niềm vui cũng như nỗi cay đắng của bậc làm cha mẹ. Khi cậu con trai của Martynov bị bệnh nặng về đường hô hấp, Holl đã giới thiệu đưa cậu ta đến một chuyên gia về phổi để điều trị. Đôi lúc, khi tới gặp Holl, Martynov có thể bông đùa: “Phái viên mật từ Đế quốc tội lỗi, đã tới đây!” Vào một dịp khác, anh ta thật lòng bày tỏ lấy làm tiếc về việc chiếc máy bay dân dụng của hàng không Hàn Quốc bị Liên Xô bắn rơi năm 1983 khiến cho nhiều người Mỹ bị thiệt mạng. Holl thường nghĩ rằng nếu như ở trong những hoàn cảnh khác thì hẳn là hai người đã trở thành những người bạn thực sự.
Valery Martynov đã tiết lộ cho phía Mỹ danh tính của hơn 50 nhân viên tình báo Liên Xô đang hoạt động bên ngoài phạm vi sứ quán. Trước đó, FBI hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại của những người này. Thông tin đo Martynov cung cấp đã giúp cho các nhân viên phản gián Mỹ không phải mất công sức và thời gian để theo vết những người thực sự không hoạt động tình báo. Martynov còn tiết lộ cả một số mục tiêu khoa học kỹ thuật mà KGB đang theo đuổi hoặc đã thâm nhập thành công. Nhờ thế, FBI có thể bịt được những nguồn rò rỉ tin tức hoặc tung tin giả ngược lại cho KGB.
Tuy nhiên, trên thực tế, Martynov không thể cung cấp được cho phía Mỹ tên tuổi của bất kỳ người Mỹ nào trong FBI, CIA hoặc các cơ quan an ninh khác của Mỹ đang hoạt động cho phía Liên Xô. Hệ thống bảo vệ bí mật nội bộ của KGB hoạt động quá hoàn hảo.
Ngoài điều đó ra, như John Lewis, người của FBI phụ trách nhóm Courtship đã hoan hỷ nhận xét, Martynov là “một mỏ vàng”.
***
Cũng vào khoảng thời gian Martynov trở thành một gián điệp hoàn toàn hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm Courtship thì một sĩ quan tình báo thứ hai của KGB tại sứ quán Liên Xô, Sergei Motorin, cũng bị FBI tuyển mộ. KGB chia các bộ phận của mình thành các chi nhánh, gọi là các “tuyến”. Motorin là người thuộc Tuyến PR, chuyên về các hoạt động tình báo chính trị. Vỏ bọc tại Washington của Motorin là phóng viên của Hãng thông tấn Novosti.
Giống như Martynov, Motorin cũng là một thiếu tá KGB. Đã cưới vợ và có hai con nhỏ, nói tiếng Anh một cách hoàn hảo. Đây cũng là chuyến công tác ra nước ngoài đầu tiên của Motorin. Sự tương đồng giữa hai người chỉ dừng lại ở mức đó.
Ba mươi tuổi, cao khoảng lm80, Motorin có một vẻ đẹp trai đầy ấn tượng với nụ cười tươi rói, thân hình săn chắc, mái tóc màu hung chải lượn sóng một cách kỹ càng và bộ ria được tỉa gọn gàng.
Motorin tốt nghiệp loại ưu tú chuyên ngành báo chí tại Học viện quan hệ quốc tế Moscow. Một năm sau đó, Motorin vào làm việc cho KGB, chủ yếu do các mối liên hệ với cô vợ Olga mà anh ta mới cưới. Bố của Olga là một sĩ quan tình báo làm việc cho Cơ quan tình báo quân sự Liên Xô GRU, còn mẹ. của Olga là một nhân viên thuộc Cơ quan an ninh NKVD dưới thời Stalin.
Sergei Motorin không phải là người cam chịu một cuộc sống tẻ nhạt. Tới Washington vào khoảng giữa những năm 80, chỉ vài tháng sau đó, Motorin đã bắt đầu làm bộ làm tịch, ve vãn những phụ nữ ở khu sứ quán, cả có chồng cũng như chưa có chồng. Những người này bị mê hoặc bởi vẻ ngang tàng phóng đãng của anh ta. Motorin thường xuyên vào trong thành phố, tới các tiệm rượu hoặc quán ăn sang trọng, nơi anh ta uống vodka như hũ chìm. Rất nhanh chóng, Motorin trở thành đối tượng chú ý của CI-2, nhóm phản gián Mỹ chịu trách nhiệm theo dấu các điệp viên KGB thuộc Tuyến PR. Motorin cũng chẳng buồn giấu giếm sự quan tâm của anh ta đối với những vấn đề chính trị nội bộ của nước Mỹ, những định hướng chính sách đối ngoại trên đồi Capitol, Bộ ngoại giao hoặc những người làm việc trong giới truyền thông đại chúng Mỹ.
Nhóm CI-2 đã tìm ra phương thức tuyệt diệu để bẫy Motorin lúc các nhân viên giám sát phát hiện được Motorin, khi vào trong một cửa hàng điện tử, đã lén lấy những chai rưựu vodka anh ta mang theo từ kho của sứ quán để đánh tráo lấy thiết bị nghe nhìn stereo trong cửa hàng. Người nhân viên bán hàng đã dễ dàng bị anh ta qua mặt.
Điệp viên Mike Morton liền tới gặp người quản lý cửa hàng, giải thích rằng đây là một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và thoả thuận rằng người nhân viên bán hàng, nếu như thấy Motorin tiếp tục làm thế, sẽ không được trừng phạt anh ta. FBI sẽ đền cho cửa hàng tất cả những thiết bị điện tử bị mất.
Lần tiếp sau đó, khi Motorin bị nhân viên cửa hàng phát hiện đổi rượu vodka thì Mike Morton liền xuất hiện. Người nhân viên bán hàng giới thiệu Morton là “một nhân viên chính phủ” và với một cái nháy mắt đầy ý nghĩa, thêm rằng Morton cũng là một khách hàng của anh ta, “giống như anh vậy”.
Không hề lộ vẻ bối rối một chút nào, Motorin cười thoải mái và nói với Morton: “Tốt thôi, chúng ta có nhiều điểm giống nhau. Anh làm việc cho chính phủ anh, còn tôi làm việc cho chính phủ của tôi. Cả hai chúng ta đều là những kẻ lừa đảo. Hãy đi đâu đó và uống một chút gì đi!”
Rõ ràng việc sử dụng hành vi của Motorin để hòng gây sức ép, bắt bí anh ta không tỏ ra hiệu nghiệm gì mấy. Thế nhưng ít nhất một mối quan hệ cũng đã được thiết lập và điệp viên Morton bắt đầu cùng với Motorin lang thang khắp các quán rượu ở Washington, tìm cách pha nước lã vào cốc của mình mỗi khi có dịp. Mọi chi tiết được che đậy của chiến dịch tuyển mộ hoạch định một cách tinh vi bỗng chốc trở nên không cần thiết khi một đêm nọ, Motolin bảo Morton:
“Này, tôi cũng như anh. Tôi có thể là một điệp viên KGB, anh cũng có thể là một điệp viên FBI. Tại sao chúng ta không thể vui vẻ cùng nhau và quên hết mọi sự đi nhỉ?”
Morton nói một cách tàn nhẫn để đưa Motorin trở lại với thực tế. “Sergei này - Morton nói - Chúng tôi biết tất cả về anh. Anh “bắt vít” bất cứ một người đàn bà nào rơi vào tay anh. Anh đang bên bờ vực của một sự đổ vỡ không thể nào cứu vãn được. Vợ anh sẽ hành động ra sao nếu như biết được những hành vi của anh. Cô ấy sẽ gây cho anh nhiều phiền phức, đưa anh về Moscow ngay trong chuyến bay sớm nhất đấy. Thật không hay ho chút nào nếu như chúng ta cứ tiếp tục nhìn về quá khứ Chúng tôi có thể giúp anh và sự nghiệp của anh. Anh cung cấp cho chúng tôi một cái gì đó và chúng tôi cũng sẽ làm như vậy đối với anh, giúp anh thăng tiến trong sự nghiệp.”
Motorin lắc đầu: “Tôi là điều tốt đẹp nhất đối với Olga - anh ta nói - Anh có biết hầu hết những người đàn ông Nga ở trên giường ngủ kém cởi như thế nào không?” Hơi lưỡng lự một chút rồi với vẻ không được tự tin cho lắm, anh ta nói thêm: “Tôi là một người làm tốt công việc của mình. Có thể có những người trong bộ máy quan liêu không thích điều đó lắm.” Cuối cùng, nhìn thẳng vào mắt Morton, Motorin nói: “Tôi sẽ không làm điều gì phản bội lại Tổ quốc tôi!”
Morton thầm cảm phục cái vẻ tuyệt vọng trong hành động của Motorin nhưng không chịu bỏ cuộc: Hãy chờ xem - anh ta nói - Anh sẽ thấy là tôi đúng”.
Mọi việc bỗng bất ngờ quay sang một hướng kịch tính khi Motorin trở lại Mỹ sau một chuyến về thăm nhà Anh ta nói với vẻ cam chịu: “Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu như tôi giúp FBI chống lại KGB”.
Họ bắt đầu gặp nhau tại các “ngôi nhà an toàn”. Trong các cuốc gặp gỡ đó, chỉ có hai người, Morton và Motorin. Motorin từ chối làm việc với bất kỳ một ai khác Hoặc là Morton, hoặc không ai cả. Cũng không được dính dáng gì đến CIA. Có lẽ Motorin cố gắng tạo ra một thế giới trong tưởng tượng, nơi chỉ có những người bạn trao đổi những mới quan tâm, giúp đê lẫn nhau, một thế giới không có Liên Xô mà cũng chẳng có Mỹ.
Những thông tin mà Motorin cung cấp không giá trị bằng những thông tin của Martynov và cũng không tương xứng với những khoản tiền mà anh ta được trả. “Tôi cần tiền cho những chi tiêu của tôi” - Motorin nói. Morton vẫn tin rằng Motorin là một nguồn tin quý giá đầy tiềm năng và anh la sẽ có những lợi ích lớn cho phía Mỹ trong tương lai.
Nhưng bỗng nhiên tất cả kết thúc một cách bất ngờ. Cuộc gặp cuối cùng của hai người diễn ra vào ngày 3-l-1985. Sau đó hai ngày, không một lời báo trước, Metorin đã ở trên chiếc máy bay trở về Moscow.
Thoạt đầu, xuất hiện mối lo ngại rằng Motorin quyết định đào tẩu Nhưng Martynov, người tự nhận mình là một nhân viên của KGB, cho biết là Motorin đã đi quá xa trong sự nghiệp tình ái của mình. Anh ta bị bắt quả tang ở trên giường với thư ký của một quan chức cấp cao trong sứ quán. Các nhân viên an ninh bảo vệ nội bộ sứ quán cho rằng tiếp tục để Motorin ở lại Mỹ là một điều quá mạo hiểm. Ai mà dám chắc là người phụ nữ tiếp theo trên giường với anh ta lại không phải là một điệp viên của Mỹ!.
Hồ sơ của Motorin dưới mật danh “Meges” (tên một chiến binh Hy Lạp đã nấp bên trong con ngựa gỗ thành Troie) được chuyển giao cho CIA để hy vọng vào khả năng có thể liếp tục sử dụng viên thiếu tá KGB ở phía bên kia Bức màn sắt hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi có thể móc nối lại được với anh ta.
Cũng như với Martynov, việc các hoạt động của Motorin nằm trong hồ sơ của CIA sẽ gây nên kết cục bi thảm cho cả hai.
***
Trong khi đó, Martynov tiếp tục chuyển các thông tin cho Jim Holl và những đối tác trong CIA của anh ta. Rồi mùa hè năm 1985, cộng đồng tình báo Mỹ xôn xao về vụ đào thoát của điệp viên KGB quan trọng nhất mà CIA có được trong tay, đại tá Vitaly Yurchenko, được coi là người chịu trách nhiệm chính điều hành các chiến dịch của KGB ở Mỹ và Canada. Những tin tức mà Yurchenko tiết lộ cho CIA và FBI đã dẫn tới việc phát hiện được một cựu nhân viên CIA, Edward Lee Howard,. và một cựu nhân viên Cục an ninh quốc gia, Ronald Pelton, đang làm việc cho Liên Xô. Mặc dù CIA đảm bảo trả ít nhất l triệu USD và được bảo vệ an toàn tại Mỹ nhưng Yurchenko vẫn khẳng định rằng không có một “chuột chũi” - điệp viên - nào của phía Xô viết đang hoạt động trong nội bộ CIA.
Yurchenko yêu cầu vụ đào thoát của mình phải được giữ tuyệt đối trong vòng bí mật. Thế nhưng giám đốc CIA khi đó là William Casey đã không thể cưỡng lại cái ham muốn được khoe khoang chiến tích của CIA khắp Washington và thế là vụ đào thoát của Yurchenko trở thành tin tức hấp dẫn trên đầu các trang báo.
Vào khoảng cuối tháng 10 - 1985, trong khi các sự việc này đang tiếp diễn thì
Holl có một cuộc gặp bí mật với Martynov tại một “ngôi nhà an toàn” và nhận ra Martynov ủ rũ trông thấy. Anh ta nói vừa bị ngã, sụn ở gót chân bị tổn thương. Martynov hy vọng rằng những bài tập thể dục theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cho anh ta tránh được việc phải phẫu thuật. Martynov cũng nói các bác sĩ khuyên rằng việc giảm bớt trọng lượng sẽ giúp ích cho anh ta.
Rồi vào buổi tối ngày thứ bay, 2-l-1985, “món quà” lớn nhất mà CIA có được trong tay, đại tá KGB V. Yurchenko, trong khi đang dùng món cá hồi trần nước sốt với người nhân viên an ninh canh giữ mình tại một tiệm ăn ở khu Georgetown ngoại ô Washington, đã chào từ biệt ra đi và không bao giờ quay trở lại nữa. CIA đau như bị hoạn.
Valery Martynov đã được Holl trao cho một số máy nhắn tin để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp Việc gợi đến số máy nhắn tin này phải được thực hiện tại trạm điện thoại công cộng và anh ta có thể nhận được câu trả lời từ một trạm điện thoại công cộng khác. Hai mươi bốn giờ sau khi Yurchenko “cắt” được những cái đuôi canh giữ mình và biến mất, máy nhắn tin đặc biệt này bắt đầu hoạt động.
“Chúng tôi đã có Yurchenko” - Martynov thông báo cho Holl. Anh ta nói thêm rằng vào chiều ngày hôm sau, thứ hai, 4- 11, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức trong khu nhà sứ quán mới của Liên Xô trên đồi Alto ở Washington.
Tại cuộc họp báo, Yurchenko tuyên bố ông không phải là một người đào thoát mà bị CIA bắt cóc tại thủ đô Roma của Ý, bị tiêm thuốc và đưa về Mỹ, nơi ông đã bị giam giữ như một tù nhân trước khi tìm được cơ hội trốn thoát vào sứ quán Liên Xô.
Vào cuối buổi tối hôm đó, Martynov lại sử dụng máy nhắn tin đặc biệt một lần nữa. Anh ta thông báo rằng mình là một thành viên trong nhóm “hộ tống”
Yurchenko trở về Moscow. Họ sẽ rời Washington vào ngày thứ tư, từ phi trường Dulles. “Tôi sẽ quay lại sau một tuần” - Martynov hứa hẹn.
Holt xem tường thuật sự kiện Yurchenko rời nước Mỹ trên truyền hình, trong đó nhìn thấy cả Martynov nữa. Đó là lần cuối cùng Holt trông thấy anh ta.
Thoạt đầu, khi không thấy Martynov quay trở lại theo thời gian như đã hứa, đã không xuất hiện ngay các mối lo ngại ở Washington. Mười ngày sau đó, vợ của Martynov đang ở Mỹ nhận được thông báo vết thương ở gót chân chồng cô ta nghiêm trọng hơn người ta tưởng. Anh ta sẽ phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Ít ngày sau đó, lại có một bức điện được đánh đi từ Moscow. Martynov muốn vợ và các con quay về Liên Xô với mình.
Nhìn bề ngoài, mọi việc diễn ra đều có vẻ bình thường Trong khoảng 5 tháng, căn hộ của gia đình Martynov ở Alexandria, Virginia, không hề bị đụng chạm đến, các đồ vật vẫn ở nguyên vị trí như đang chuẩn bị đón người chủ cũ trở về. Tuy nhiên, đến tháng 4-1986, căn hộ bị niêm phong lại, các đồ nội thất được chuyển đi.
Ở phía bên kia Bức màn sắt, đã xảy ra vô số những điều bí ẩn. Chẳng hạn như từng có tin đồn rằng Yurchenko đã bị xử tử. Nhưng tin này đã bị loại bỏ ngay khi người ta biết rằng Yurchenko vẫn sống ở Moscow và làm công tác bảo vệ an ninh cho các nhà ngoại giao Xô viết ở nước ngoài. Câu hỏi liệu Yurchenko có phải là một người đào thoát thực sự hay đây chỉ là một vụ dàn cảnh tinh vi khéo léo và KGB đã chơi cho CIA một vố đau vẫn chưa có được câu trả lời đáng tin cậy.
Nhưng trong thời gian các sự kiện tiếp tục diễn ra, CIA bắt đầu lo ngại khi nhận được những tin tức lẻ tẻ nói rằng Martynov và Motorin đã gặp phải một số phiền phức, có thể đang ở trong tù hoặc thậm chí đã chết. Giận dữ và cay đắng bởi cùng một lúc mất cả hai nguồn tin có giá trị, FBI đã tiến hành một cuộc điều tra trong nhiều tháng trời để tìm xem lịệu có sai sót gì trong chiến dịch tuyển mộ và điều khiển hai nguồn tin quý giá này hay không. Có đúng là đã có những sai sót hay là do một nguyên nhân nào khác?
Có thể là không có sai sót. Các nhân viên tình báo Mỹ đã nghe trộm được một cú điện thoại của Motorin gọi từ Moscow cho cô bạn gái bị bắt quả tang trên giường ngủ cùng với anh ta và cũng là “nguyên nhân” khiến cho anh ta phải rời Washington. “Đừng lo lắng gì cả”- Motorin nói với cô bạn gái. Anh ta mới được giao một nhiệm vụ đặc biệt mà không thể tiết lộ cho cô ta được Anh ta thấy nhớ cô ta và sẽ gặp lại trong thời gian sớm nhất. Điệp viên Mike Morton nhận ra đó đúng là giọng nói của Motorin, rõ ràng là đang ở trong trạng thái hết sức vui vẻ.
Thế nhưng đó chỉ là một đòn phép của KGB. Mùa hè năm 1987, đã có những tin tức xác nhận rằng cả hai đều đã chết. Sau đó, được biết rằng Manynov đã khai báo về quá trình bị tuyển mộ và làm việc cho FBI rồi bị xử bắn. Motorin cũng cùng chung số phận.
Gần 9 năm trôi qua kể từ cái ngày Jim Holt trông thấy Martynov lần cuối cùng trên cầu thang máy bay ở phi trường Đulles, trước khi FBI biết được rằng có một “chuột chũi” đã chui rất sâu trong lòng CIA.
Đó là một điệp viên giết người có máu lạnh.
Chương I
Nằm ở Buzzard Point trong khu ghetto Anacostia đầy rẫy ma tuý và những vụ giết người, toà nhà hình dạng xấu xí của Văn phòng FBI tại Washington hoàn toàn ăn nhập với khung cảnh xung quanh. Phía bên kia đường Half là cái ga xép bụi bặm của Công ty điện lực Potomac. Cạnh đó là những bãi phế liệu với hàng đống kim loại, lốp cũ, được đem đi thiêu huỷ định kỳ. Cách đó một quãng ngắn là hai khối nhà được sơn lòe loẹt. Đấy là hộp đêm, nơi thỉnh thoảng vào lúc sáng sớm, người ta có thể chứng kiến những vụ bắn nhau dữ dội của đám thanh niên choai choai. Toàn bộ cái khung cảnh quái dị đó làm cho các nhân viên FBI làm việc tại Văn phòng Washington có được cái vẻ ngầu ngầu phóng đãng độc nhất vô nhị mà không một văn phòng nào khác có được.
Từ cửa sổ văn phòng của mình trên tầng 11, điệp viên đặc biệt FBI Robert Bryant có thể nhìn thấy những xoáy nước đầy rác rưởi trên sông Anacostia trước khi nó chảy vào sông Potomac, cách khoảng một phần tư dặm về phía dưới. Thỉnh thoảng, Bryant lại trông thấy những xác người bị xoáy nước ở chỗ hai con sông gặp nhau làm cho trồi lên và khi đó, ông ta liền bảo người thư ký:
“Hãy gọi cho cảnh sát. Báo cho họ biết là lại có một cái xác nữa ở trên sông đấy!”.
Bryant có biệt danh là Gấu. Nguyên do của biệt danh này không phải vì ông ta là huấn luyện viên của đợi bóng đá Mỹ nổi tiếng Alabama. Khi mới lên mười, một thằng bạn trong lớp chuyên đi bắt nạt những đứa yếu hơn đã vô phúc chọn Bryant làm mục tiêu của mình. Chỉ một chốc sau, thằng bé kia đã nước mắt ngắn nước mắt dài chạy về nhà, mếu máo mách: “Mẹ ơi, thằng Bobby Bryant nó đánh con như một con gấu!” Sự thực là với chiều cao chỉ hơn lm6 một chút, khuôn mặt có vẻ hoà nhã, dáng đi vụng về, lóng ngóng, trông Bryant quả là giống một con gấu tết bụng. Thế nhưng những ai đã có cơ hội làm việc chung với ông ta đều biết rằng một khi đã theo một vụ nào thì dù bằng cách này hay cách khác, ông ta sẽ đeo bám một cách dữ tợn cho đến khi nó được giải quyết xong mới thôi.
Sinh năm 1943 ở Springfield, Missouri, Bryant có bằng cử nhân của Đại học tổng hợp Arkansas. Công việc chính của Bryant ở FBI là chống các hoạt động tội phạm có tổ chức và ông ta đã thăng tiến rất nhanh trong nghề nghiệp. Cuối những năm 70, Bryant đã điều hành Văn phòng FBI ở Las Vegas, khi mà mafia và các quan chức tham nhũng của Công đoàn các tài xế xe tải đang kiểm soát chặt chẽ những sòng bạc ở đây. Sau đó, ở Kansas City, Bryant đã đương đầu với “gia đình” Civellơ của tổ chức Cosa Nostra, một trong những gia đình hùng mạnh nhất trong thế giới ngầm tại Mỹ.
Tháng 7-199l, ông ta được bổ nhiệm vào chức vụ chỉ huy Văn phòng FBI
Washington. Vào thời gian đó, văn phòng này đang hướng trọng tâm các hoạt động của nó vào công tác phản gián đối ngoại và do vậy, huy động tới hơn một nửa số nhân lực của văn phòng cho công việc này. Nhưng Bryant nhìn nhận sự việc theo cái cách riêng của ông ta. Đối với Bryant, một cuộc điều tra là một cuộc điều tra. Cho dù đối tượng là một bố già trong thế giới ngầm hay là một điệp viên KGB thì công việc vẫn là xây dựng và phát triển các nguồn tin, thu thập chúng để phục vụ cho việc truy tố hoặc nắm bắt thông tin. Lẽ dĩ nhiên, giữa hai công việc này có những sự khác biệt tinh tế khó nhận thấy và trong lĩnh vực này, Bryant luôn có thể trông cậy vào phụ tá chính của ông ta là John Lewis, người từng cầm đầu nhóm Courtship và có những hiểu biết và kinh nghiệm vô giá trong các hoạt động chống tội phạm cũng như phản gián.
Khoảng một năm sau khi Bryant đảm nhiệm công tác ở Buzzard Point, một nhân viên phản gián trẻ có tên là Les Wiser Jr để đạt nguyện vọng muốn thay đổi vị trí công tác. Wiser đã từng là thành viên của nhóm phản gián CI-l7, chuyên phụ trách các hoạt động liên quan đến địa bàn Đông Đức. Khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nhóm này chuyển hướng các hoạt động điều tra của nó sang những đối tượng gián điệp hải ngoại, đặc biệt là những hoạt động gián điệp tại các sứ quán cũng như lãnh sự quán Mỹ ở nước ngoài. Wiser đặc biệt ưa thích cái trò chơi mèo vờn chuột với các điệp viên có trình độ cao của tình báo Đông Đức. Các cuộc đọ sức trong thế giới hoạt động gián điệp và chống gián Điệp ít ra cũng mang đến một sự thú vị nào đó. Nhưng rồi đột nhiên, những thách thức đó biến mất. Anh ta cảm thấy buồn chán khi cứ phải hàng ngày đọc những bài báo hoặc nghe các thông báo từ đồi Capitol rằng cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Thêm vào đó, trong các hành lang của Văn phòng FBI
Washington lại lan truyền những tin đồn nói rằng Gấu Bryant đang hướng nhiều hơn các hoạt động của Văn phòng FBI vào việc chống lại các băng nhóm tội phạm cũng như những hoạt động buôn bán ma tuý trên địa bàn đặc khu Colombia. Wiser cho rằng cả về phương diện tâm lý của bản thân lẫn tương lai nghề nghiệp, với tư cách là một đặc vụ FBI, có thể anh ta sẽ phải quyết định tách ra khỏi các hoạt động chống tội phạm đơn thuần.
Nhưng với một sự ngạc nhiên lớn, Wiser nghe thấy sếp Bryant bảo: “Tại sao cậu không tiếp tục làm việc với nhóm phản gián thêm ít nhất là 6 tháng nữa!”
Trong những trường hợp tương tự, một gợi ý như vậy của Gấu được hiểu tương đương với một mệnh lệnh. Thế là Wiser tiếp tục ở lại. Và Wiser đã được tưởng thưởng bằng việc nhóm phản gián của anh ta nhận lệnh hướng trọng tâm hoạt động vào các quốc gia mà trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh lạnh đã không phải là mục tiêu được chú ý lắm như các nước ở châu Á: Nhật Bản, Pakistan; các quốc gia Trung Đông; tăng cường thêm các hoạt động hướng vào lục địa châu Phi. Các quốc gia này luôn sẵn sàng chỉ chờ cơ hội thuận tiện là xoáy ngay các bí mật của Mỹ trên đủ mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế cho đến Tác Giả: Peter Maas ĐIỆP VIÊN Ở WASHINGTON Người Dị {ch: Yên Ba khoa học công nghệ. Wiser bắt đầu công việc chỉ với 5 điệp viên, có người đã có kinh nghiệm hoạt động lâu năm nhưng cũng có người chưa đủ kinh nghiệm dù chỉ để làm công tác giám sát. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, Wiser đã xây dựng được một nhóm hành động cực kỳ linh hoạt và năng động khiến cho điệp viên của các nhóm phản gián khác đều muốn gia nhập nhóm của anh ta. Tất cả những động thái đó đều không lọt qua khỏi sự chú ý của Bryant.
Khi đề đạt với Bryant nguyện vọng muốn thay đổi môi trường công tác, Wiser không hề biết rằng khi đó Gấu đã khởi đầu ở Buzzard Point một điệp vụ phản gián lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và điệp vụ này sau đó đã theo mỗi bước chân của Wiser, vào cả trong những giấc ngủ hằng đêm của anh ta.
***
Mùa xuân năm 1991, Paul Redmond, Phó giám đốc CIA đặc trách công tác phản gián đã đề nghị có một cuộc gặp ngay tại Tổng hành dinh FBI với Ray Mislock, Trưởng Ban Liên Xô thuộc Phòng 5 của FBI, chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Đối với Redmond, đây không phải là một chuyến viếng thăm dễ chịu gì. Ông ta buộc phải thừa nhận một sự thật cay đắng. “Đang có kẻ thọc dao vào lưng chúng tôi - ông ta nói với Mislock - Chúng tôi cho rằng hiện đang có một kẻ xâm nhập sâu vào trong nội bộ của chúng tôi, ở cấp rất cao”.
Và cũng là lần đầu tiên, FBI được CIA chia sẻ toàn bộ những bí mật đang xảy ra, khẳng định chắc chắn những mối lo ngại của cơ quan này là có cơ sở. Kể từ sau hai vụ xử tử Valery Martynov và Sergey Motorin, giờ đây, FBI mới lại được biết rằng một nguồn tin quý giá khác của FBI ở Liên Xô đã tồn tại từ ba mươi năm nay, kể từ năm 196l, cũng đã bị phát hiện và hành quyết. Đó là một sĩ quan cấp tướng hoạt động trong Cục tình báo quân sự GRU của Liên Xô, đã được FBI chuyển giao cho CIA khi người này rời khỏi nước Mỹ. Đó có thể là nguồn tin thuộc vào loại quý giá bậc nhất của CIA tại Liên Xô. Cũng còn một tổn thất thứ tư nữa, một trung tá KGB dơ Văn phòng FBI tại San Franciscơ tuyển mộ. Cũng như trường hợp trước, khi người này quay trở lại Liên Xô, anh ta đã được FBI chuyển giao cho CIA.
Anh ta chỉ đơn giản là đã biến mất không để lại một tăm tích nào và không ai biết được số phận của anh ta ra sao.
Vẫn chưa hết. CIA cũng buộc phải xấu hổ thú nhận rằng ít nhất có tới nửa tá nguồn tin của chính CIA đã trở thành con mồi cho các đội xử bắn hay tệ hơn, trong các nhà tù của KGB. Đó là số phận dành cho những kẻ phản bội.
Tình hình đã ở vào tình trạng tuyệt vọng và CIA không biết phải bắt đầu lần mò từ đâu. Với sự chuẩn y của Giám đốc CIA khi đó (cũng là cựu giám đốc FBI) là William Webster, CIA buộc phải miễn cưỡng nhờ đến các kỹ năng điều tra của FBI. Kể từ khi được thành lập vào năm 1947, giờ đây, CIA mới cho phép FBI tiếp cận không chỉ những tài liệu tóm tắt mà cả những tài liệu gốc, toàn bộ chi tiết các vụ việc đã xảy ra để có thể lần ra những manh mối của một sự phản bội chết chóc.
FBI đặt mật danh cho cuộc điều tra này là. Playactor - Kép Hát.
Playactor được chia làm hai phần. Trong phần đầu, hai điệp viên từ Tổng hành dinh của FBI là Jim Holt và Jim Milbum sẽ cùng làm việc với hai nữ chuyên viên phân tích của CIA tại Tổng hành dinh CIA ở Langley, Virglnia, đầu não của mọi hoạt động và cũng có thể là nơi phát sinh ra những rắc rối chết người. Công việc của họ là tìm ra những khâu mà điệp viên của đối phương có thể xâm nhập, phương cách xâm nhập và cuối cùng, cũng là yếu tố quyết định nhất, ai có thể là “chuột chũi” của tình báo Liên Xô.
Việc lựa chọn Holt và Milbum tham gia điệp vụ Playactor là một quyết định sáng suốt. Cho đến những ngày này, giữa CIA và FBI vẫn còn tồn tại một sự cách biệt lớn về văn hoá. Trong CIA, nhiều người vẫn tiếp tục giữ một thái độ kẻ cả, coi FBI chỉ như là một đám những kẻ rình mò thô thiển còn sót lại từ thời J. Edgar Hoover. Nhưng Holt, với bản tính trầm tĩnh, hoà nhã, người đã từng tham gia điều khiển Valery Martynov, cũng đã phối hợp một cách tuyệt hảo với điệp viên CIA được giao nhiệm vụ cộng tác trong chiến dịch Courtship. Còn Milbum, người đã làm công tác phản gián khi bắt đầu làm việc cho FBI kể từ năm 1978, thậm chí cả Langley cũng phải nể phục bởi vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng của anh ta đối với các hoạt động của KGB. Anh ta nắm rất rõ lịch sử phát triển của KGB, những chiến dịch mà cơ quan này tiến hành trong các thời điểm khác nhau, những ưu tiên trong hoạt động của KGB, cách thức mà cơ quan tình báo này điều hành các điệp viên. Đã từng tồn tại một giai thoại nổi tiếng vào cuối những năm 80, khi một nguồn tin của Milbum đang trình bày về một kịch bản chiến dịch đặc biệt của KGB. Trong khi người này đang thao thao bất tuyệt thì bất chợt Milbum cắt ngang: “Nhưng chẳng phải là họ đã thay đổi cái kịch bản này vào khoảng hai tháng trước đây hay sao?” Thế là người kia ngượng ngùng thừa nhận:” “Vâng, ông nói đúng. Tôi đã quên mất điều đó”.
Phần hai của Playactor bắt đầu vài tháng sau đó, là một cuộc điều tra song song được tiến hành ngay tại văn phòng FBI ở Washington. Tim Caruso, 44 tuổi, một người có phông cách làm việc tỉ mỉ, nguyên tắc, trưởng nhóm phân tích chống tình báo Liên Xô thuộc Phòng 5, được biệt phái từ Tổng hành dinh FBI tới để thành lập và đứng đầu một nhóm tham gia vào giai đoạn này. Nom bề ngoài, Caruso có dáng vẻ như vị hiệu trưởng lạnh lùng của một trường tư thục dành cho con em tầng lớp tinh hoa trong xã hội. Các điệp viên vẫn thường vụng trộm bông đùa rằng nếu như mặc thêm một cái quần kẻ sọc với cái áo choàng đuôi tôm thì hẳn là Caruso sẽ bị Bộ ngoại giao trưng dụng ngay.
Khi được giao nhiệm vụ mới, Caruso lập tức nhớ đến câu nói của một nhà hiền triết: “Chẳng có gì mới khi mọi sự lặp lại từ đầu”. Năm năm trước đó, vào một buổi chiều giá lạnh buồn thảm của tháng 11 năm 1986, khi đang đảm nhiệm công tác giám sát các hoạt động của KGB trong các cơ quan chính phủ Mỹ, Caruso đã được triệu đến văn phòng Phó trợ lý giám đốc Phòng 5 để nghe thông báo về những. khả năng tồi tệ có thể xảy ra đối với Martynov và Motonn. Việc chỉ trong có một thời gian ngắn mà FBI bị mất liên tiếp hai nguồn tin quý giá là điều không thể chấp nhận được. Liệu đã có một sai sót nào đó chăng? Cuộc Điều tra này được đặt mật danh là Amace, tên của một loại dao găm có từ thời Trung cổ. Vấn đề là ở chỗ hiện ai đang nắm giữ con dao găm ấy?
Trong mười tháng sau đó, Camso cùng với hai điệp viên của tổng hành dinh FBI và ba nhân viên Văn phòng FBI Washington hàng ngày đều gặp nhau ở Mái Vòm, tiếng lóng chỉ một căn phòng cách âm, không có cửa sổ, được bảo đảm bí mật tối đa, bề ngang 5 mét, rộng 6 mét, nằm sâu trong lòng toà nhà J.
Eđgar Hơover trên đại lộ Pennsylvanya. Họ nghiên cứu tỉ mỉ một sơ đồ trên bức tường lớn - “bức sơ đồ giết người”. Trên đó, tất cả những hoạt động trong công tác điều khiển hai điệp viên của KGB đều được đánh dấu chữ thập. Các báo cáo về hai điệp viên, từng ngày một, được nhóm này nghiên cứu mộ cách hết sức kỹ lưỡng. Các báo cáo này ghi lại từng chi tiết hai điệp vụ liên quan đến hai điệp viên mất tích, kể từ khi họ. được chọn làm mục tiêu cho đến khi bị tuyển mộ.
Tất cả các cuộc gặp gỡ bí mật đã từng diễn ra đều được săm soi như dưới kính hiển vi.
Toàn bộ đều được tái hiện lại. Sai sót đã xảy ra ở khâu nào? Trong quá khứ, đã có nhiều chiến dịch liên quan đến các điệp viên được tuyển mộ bị đổ vỡ mà nguyên nhân là bởi chính các điệp viên này. Đã có một sự phản thùng chăng?
Đây là sai lầm của FBI? Phải chăng trong số những điệp viên được tuyển mộ đã có người hồi tâm nghĩ lại? Liệu điệp vụ có được giữ hoàn toàn trong vòng bí mật hay không? Những ai được quyền tiếp cận với các thông tin về những điệp vụ này? Những “ngôi nhà an toàn” có thực sự an toàn không? Các điệp viên đã thường xuyên sử dụng chúng hay thi thoảng mới dùng đến các ngôi nhà này làm nơi hẹn gặp bí mật? Liệu có tồn tại một sự xâm nhập bằng kỹ thuật của đối phương, một “con rệp” điện tử, băng ghi trộm hay một bức điện đã bị đối phương chặn bắt được? Hay đã có một điệp viên nằm vùng? Cũng có thể là một sự mua sắm hoang phí lơ đễnh nào đó đã vô tình trở thành đầu mới dẫn người Nga đến Martynov và Motorin? Hay là họ đã không giữ mình cẩn thận và cái giá phải trả chính là cái đầu của họ?
Đó là những câu hỏi cực kỳ khó trả lời. Nhưng một cú điện thoại của Motorin cho cô bạn gái ở Washington đã hầu như loại bở hết tất cả những nghi ngờ. Cho mãi tới tận mùa hè năm sau đó mới phát hiện được rằng đó thực ra là một tuyệt chiêu nghi binh của KGB.
Rồi lại còn phải phân tích những dữ kiện liên quan đến Edward Lee Howard nữa chứ. Howard, người mà thời kỳ năm 1983 đã biết rất nhiều bí mật có độ nhạy cảm cao, kể cả danh tính các điệp viên Mỹ tại Liên Xô, để chuẩn bị cho chuyến công vụ của ông ta tại trạm CIA ở Moscow, đã không qua được kỳ kiểm tra cuối cùng trên máy phát hiện nói dối. Kết quả kiểm tra cho thấy Howard đã dùng ma tuý và nghiện rượu, những lý do đủ để sa thải ông ta. CIA chỉ đơn giản thông báo cho Howald rằng ông ta bị đuổi việc, dửng dưng tống ra vỉa hè một con người cảm thấy nhục nhã, tài khoản trống rỗng và không có thu nhập. Mà CIA cũng chẳng thèm cảnh báo cho FBI biết về khả năng tiềm tàng của con người này có thể dẫn tới những tai hoạ. Rỡ ràng việc thú nhận một việc như vậy khiến cho CIA cảm thấy bị mất mặt.
Cho đến cuộc đào thoát năm 1985 của đại tá KGB Yurchenko, FBI mới biết được rằng đã từ lâu, Howard tình nguyện cung cấp tin tức cho phía Liên Xô.
Lập tức, FBI cho đặt một máy quay phim bên ngoài căn hộ của Howard ở Santa Fé, bang New Mexico, nơi ông ta đã tìm được việc làm trong một hãng luật.
Nhưng không may cho FBI là Howard, người mà trong thời gian làm việc ở CIA từng trải qua những khoá huấn luyện kỹ càng về các kỹ năng phát hiện và loại bỏ sự giám sát, đã dễ dàng qua mặt được người điệp viên FBI trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm phụ trách việc ghi hình ngôi nhà của ông ta, bằng cách thay thế một hình nhân giả vào chỗ của mình trên xe khi trở về nhà vào ban đêm. Sau đó, người ta chỉ biết được về Howard khi ông ta đã an toàn ở Moscow. Mặc dù FBI có thể chống chế rằng đã phát hiện ra Howard quá muộn và không có bằng chứng buộc tội đủ mạnh để bắt giữ Howard nhưng rõ ràng thất bại này là một nỗi nhục đau đớn của cơ quan này.
Nhưng nhóm Amace của Caruso đã đi tới kết luận rằng mặc dù Howard có thể là người đã tiết lộ tung tích của Valery Martynov nhưng ông ta không thể nào là người giúp KGB phát hiện ra Sergei Motorin. Đơn giản bởi vì Howard đã ra khỏi CIA trước khi chiến dịch Meges liên quan đến Motorin được thông báo cho Langley.
Còn có những vụ việc khác không thể không xem xét Cũng vào khoảng thời gian đó, một lính thuỷ đánh bộ trong đơn vị canh gác toà nhà sứ quán Mỹ tại Moscow, hạ sĩ Clayton Lonetree, đã bí một nữ điệp viên của KGB mua chuộc và cho phép KGB thực hiện được chiến dịch đột nhập khắp toà nhà sứ quán, tiếp cận được cả với trung tâm thông tin tối mật của sứ quán. Lonetree và một lính thuỷ đánh bộ khác canh gác sứ quán đã vi phạm luật lệ khi quan hệ với những phụ nữ Xơ viết duyên dáng xinh đẹp; nhưng không có bằng chứng nào cho thấy họ đi xa hơn thế.
Sau đó, lại có những phát hiện chưa chắc chắn lắm về việc KGB đã có một chiến dịch gài máy nghe trộm trong khắp toà nhà sứ quán. Từ đó nảy sinh một mối lơ ngại khác. Phải chăng khoá mật mã an ninh quốc gia đã bị đối phương giải được?
Tháng 9-1987, nhóm điều tra Amace soạn thảo một báo cáo, trong đó đề nghị phải siết chặt hơn nữa các biện pháp bảo vệ an ninh trong nội bộ FBI. Báo cáo này chỉ ra rằng có thể một số những đổ vỡ có nguyên nhân từ Howard, nhưng không phải là tất cả. Vụ việc liên quan đến toà nhà sứ quán Mỹ tại Moscow vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhưng những dấu hiệu thu thập được cho thấy có thể đi tới một kết luận rằng đã có một sự xâm nhập của điệp viên đối phương, mà không phải là trong FBI!
Vậy thì chỉ còn có một nơi khác: CIA. Nhưng trong khi CIA cũng khẳng định rằng cơ quan này bị mất một số nguồn tin của chính mình thì những dấu hiệu thu thập được tỏ ra khá sơ sài. Cũng không hề có một tiếng chuông báo động nào đáng kể được gióng lên từ Langley. Cho dù thế nào đi nữa thì FBI cũng chẳng bao giờ lại tự mình thực hiện một cuộc điều tra về CIA nếu như không được mời. Vào thời điểm đó thì đúng là FBI đã không được mời thật!
***
Nhưng nay, vào cái buổi chiều ngày 8- 11-199l, khi mà thời tiết bên ngoài cũng lạnh lẽo và u ám như 5 năm trước đó, Caruso lại được triệu đến phòng Phó trợ lý giám đốc FBI phụ trách chiến dịch. Tại đó đã có mặt Ray Mislơck, người đứng đầu bộ phận mà Camso đang làm việc và Gấu Bryant, mới được bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng FBI tại Washington.
Caruso được thông báo rằng ông ta đã được chọn để tham gia vào một cuộc điều tra gián điệp lớn và hết sức phức tạp. Nớ cũng có nghĩa rằng ông ta được phép tự chọn lấy các nhân viên điều tra của mình. Caruso được hoàn toàn tự do hành động. Vấn đề là ở chỗ đã có một sự xâm nhập của đối phương vào sâu trong hàng ngũ CIA và gây ra vô sớ những vụ bắt bớ cũng như hành quyết các nguồn tin điệp báo quý giá. Không nghi ngờ gì nữa là cả FBI lẫn CIA đều phải chịu những thiệt hại nặng nề bởi sự xâm nhập này. Và đó là một điệp viên.
Những nguyên nhân như sai sót trong điều hành chiến dịch, việc tiêu pha hớ hênh hay sự xâm nhập bằng các thiết bị kỹ thuật đã bị loại trừ. Đơn giản là vì chúng không thể xảy ra trong một thời gian ngắn, lại ở nhiều vị trí khác nhau đến như thế. CIA sẵn sàng hợp tác lâu dài và đầy đủ. Một đội đặc nhiệm hỗn hợp FBI - CIA được thiết lập ở Langley, cố gắng lần tìm ra những dấu vết để
Caruso có thể theo đó điều tra. Ông ta nghĩ gì về nhiệm vụ mới này?
Tim Caruso không thấy có lý do gì phải vui mừng cả. Ông ta đang trên con đường tiến tới vị trí phụ trách một văn phòng lớn trong một lĩnh vực hoạt động quan trọng của FBI và đủ kinh nghiệm để hiểu rằng nếu như bị tách ra khỏi Tổng hành dinh FBI vào lúc này thì cũng có nghĩa là ông ta sẽ mất đi sự chú ý đối với quá trình thăng tiến của mình.
Caruso trả lời, cố gắng bằng một giọng nhẹ nhàng nhất: “Các ông biết không? Quả thực là ngộ nghĩnh - ông ta nói - Cũng năm năm trước đây, tôi đã ở chính trong căn phòng này, ngồi trong chính chiếc ghế này, ngoài kia cũng lạnh buốt như thế. Đúng là giống nhau như lột”.
Không một ai trong phòng cất tiếng cười.
Caruso trở lại nghiêm túc. Ông ta biết rằng không thể nói “Không, xin cảm ơn” rồi đi ra khỏi phòng. Nhưng ông ta muốn được đảm bảo rằng sẽ không phải chịu sức ép bắt buộc ông ta phải giải quyết vụ việc chỉ trong vòng vài ba tháng.
“Tôi rất sung sướng vì sự tín nhiệm của các ông đốl với tôi - ông ta nói – Nhưng công việc điều tra và phân tích không phải bao giờ cũng mang lại sự hài lòng.
Phần lớn chúng đều không đi tới những kết luận rõ ràng. Và tất nhiên là chúng chiếm mất rất nhiều thời gian. Thường thì ban đầu người ta bao giờ cũng đầy hăng hái, nhiệt tình, nhưng rồi với thời gian, những cái đó sẽ mất dần đi. Tôi biết rõ điều đó. Tôi sẽ đảm nhận công việc. Nhưng tôi phải biết rằng mình sẽ nhận được sự ủng hộ kiên định trước sau như một.”
Dĩ nhiên là tất cả những người có mặt trong phòng đều đảm bảo với Caruso là ông ta sẽ có được sự ủng hộ đó. Nhưng sự có mặt của Gấu Bryant mới đặc biệt khiến cho Caruso yên tâm. Mặc dù kinh nghiệm của Bryant chủ yếu dựa trên những công việc liên quan đến đám tội phạm, là một lĩnh vực không quen thuộc đối với Caruso, nhưng ông ta đã nghe nói nhiều về Gấu, về bản tính lỳ lợm của ông ta, việc ông ta luôn dành sự ủng hộ tuyệt đối đối với những nhân viên của mình. Camso biết rằng Gấu không bao giờ né tránh những quyết định cứng rắn và cũng không trốn tránh trách nhiệm để đổ tội cho cơ chế. Và mặc dù đã trên cương vị chỉ huy nhưng ở Bryant vẫn còn những phẩm chất của một điệp viên lăn lộn trên đường phố. Trong điệp vụ này, Caruso sẽ làm việc trong lãnh địa của Bryant, tại Văn phòng FBI ở Washington.
Camso cũng biết rằng FBI đã cử Jim Holt và Milburn tham gia vào chiến dịch Playactor cùng với bên CIA. Caruso giữ một thái độ vì nể cả hai người này.
Holt đã từng tham gia nhóm Amace trước kia, còn Milbum, với những hiểu biết vô song của anh ta về cộng đồng tình báo Xô viết, xứng đáng nhận được sự tham khảo ý kiến thường xuyên. Caruso đặt cho họ một biệt danh là Jim Squared.
Giờ đây, trong cái buổi chiều tháng 11 này, trong khi đi dọc theo hành lang để trở về văn phòng của mình, Camso có thể nghe thấy tiếng gót giày của ông ta vang trên sàn nhà. Trước đó, khi nhóm Amace đưa ra kết luận rằng tình báo Xô viết không phải đã xâm nhập vào FBI thì đó vẫn là một kết luận mang tính tiêu cực. Đây không phải là một mối đe doạ tưởng tượng. Vẫn có một con “chuột chũi” cực kỳ nguy hiểm náu ở đâu đó.
Tháng giêng năm 1992, Caruso đã tập hợp được tất cả những thành viên mà ông ta muốn có trong nhóm Playactor. Cả nhóm lại tập hợp trong căn phòng số 11610 ở trụ sở của Văn phòng FBI Whasington, một căn phòng bí mật khác, không cửa sổ, cách âm và phải có giấy tờ đặc biệt mới được vào. Trước đó, căn phòng này là nơi làm việc của nhóm phản gián đặc biệt chịu trách nhiệm điều tra vụ đánh bom chiếc máy bay số 103 của hãng hàng không Pan Am năm 1988 trên bầu trời Lockerbie, Scơtland, được cho là có liên quan đến tình báo Libya.
Trong khi Holt và Miibum cùng với các đồng nghiệp trong CIA ở Langley kiên nhẫn sàng lọc những đầu mối bị tình nghi thì các điệp viên trong nhóm của Caruso, với những dữ liệu mới do CIA cung cấp về việc phản gian Liên Xô đã
“dọn dẹp” các nguồn tin tình báo của Mỹ như thế nào, bắt đấu xem xét lại những vụ việc vẫn còn chưa được giải quyết trước đó. Hầu hết những vụ việc này đều chỉ dừng lại ở dạng hết sức mập mờ, không rõ ràng, và công việc của các điệp viên trong nhóm Playactor là lần lại từ đầu, xới tung chúng lên, cố gắng tìm ra những khả năng có thể dẫn tới một sự đổ vỡ trên một quy mô lớn đến nhường ấy. Thực chất, công việc của họ giống như đi tìm những tế bào ung thư đã xâm nhập vào cơ thể trong nhiều năm trời rồi vậy.
Trong khi đang tiến hành cái công việc nặng nhọc và tỉ mỉ đó thì nhóm của Caruso có một “đồng minh” bất ngờ: đó là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và cùng với nó là sự phá vỡ những quy định, luật lệ trong xã hội Xô viết trước đây Vào cái năm 199l ấy, không một ai ở cái đất nước được gọi là Liên bang Nga ấy có thể biết rằng những sự đổ vỡ, rạn nứt tiếp theo sẽ xảy ra từ đâu. Cũng không một ai biết chắc rằng liệu những phúc lợi xã hội trước đó có còn được đảm bảo nữa hay không. KGB, khi đó được tổ chức lại, trang bị mới và đổi tên thành SVRR, cũng không được miễn nhiễm khỏi tình trạng hỗn loạn này. Cho dù có một cái tên mới hay không, nó vẫn được xây dựng dựa trên cơ sở của những con người cũ. Camso nhìn nhận đây là một tình thế mà ông ta hoàn toàn có thể lợi dụng để đạt được các mục đích của cuộc điều tra. Tất cả mọi nỗ lực đều được huy động nhằm tìm ra người đã cung cấp tin tức cho đối phương, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù chỉ trong thời gian ngắn hay có quan hệ bí mật trong một thời gian dài.
Trong khi đó, lại có thêm một thành viên mới tham gia vào nhóm Playactorở Langley (phía CIA đặt mật danh cho nhóm này là Skylight). Đó là một chuyên viên phân tích tài chính có tên là Dan Payne. Nhiệm vụ của Payne là tìm hiểu nguồn gốc khoản tiền cá nhân của những đối tượng bị tình nghi trong một danh sách đã được lập ra. Một cái tên trong danh sách này đã gây nên sự chú ý đặc biệt. Xét về bề ngoài, khoản tiền lương của đối tượng không thể nào đủ để cho phép người này mua được một căn nhà - với một khoản tiền mặt lớn - ở Bắc Arlington, Virginia, khu vực dành cho giới giàu có, cách không xa mấy tổng hành dinh của CIA. Ông ta cũng không có một tài sản độc lập nào đáng kể.
Thực ra, trước đây CIA cũng đã từng lưu ý đến việc người này mua căn nhà đắt tiền đó, nhưng khi đó đã có những tin đồn đại rằng ông ta được hưởng thừa kế từ người cha dượng của vợ. Những người khác thì lại cho rằng chẳng có ai phản bội lại hành xử một cách thô thiển để thu hút sự chú ý của người khác như thế.
Dường như tất cả đều đã quên đi câu chuyện ngụ ngôn về chú bé con với vị Hoàng đế cởi truồng.
FBI, khi đó vẫn chưa chính thức khởi tố vụ án, nên không có quyền tìm hiểu về những tài khoản ở ngân hàng của các cá nhân. Nhưng CIA, được miễn trừ khỏi đạo luật về bí mật tài chính cá nhân, lại được phép kiểm tra những tài khoản của nhân viên đang làm việc cho cơ quan này. Bởi vậy mà với sự chấp thuận của FBI, Payne đã gửi một bức thư mật cho các ngân hàng và các công ty tín dụng mà đối tượng có sử dụng thẻ tín dụng của họ; trong bức thư này, Payne viện dẫn đến an ninh quốc gia, yêu cầu cho phép điều tra tài khoản của đối tượng bị tình nghi.
Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc. Đã phát hiện ra được một quá trình gửi tiền của đối tượng từ năm 1985 vào hai tài khoản ở Virginia. Chỉ trừ có 3 lần, còn lại tất cả những lần gửi tiền khác, đối tượng và vợ đều gởi bằng tiền mặt và dưới 10.000 USD, con số giới hạn mà ngân hàng nào cũng yêu cầu phải có giải trình về nguồn gốc cho Cục thu nhập nội bộ. Lần theo những bức điện chuyển tiền, các nhân viên điều tra cũng phát hiện ra dấu vết tài khoản ở một ngân hàng Thuỵ Sĩ. Các thẻ tín dụng được đối tượng sử dụng rất nhiều, với số lượng lớn.
Sau khi được thông báo về những hiện tượng này, các nhân viên trong nhóm điều tra của Tim Caruso đã lần xem lại cuốn băng video cũ ghi lại cảnh đối tượng, với tư cách là nhân viên phản gián của CIA, đã tới khu nhà sứ quán Liên Xô ở Washington. Họ cũng nghe lại cuốn băng ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện điện thoại, trong đó đối tượng đề nghị bố trí một cuộc gặp với Sergey Chuvakhin, một nhà ngoại giao Liên Xô làm việc trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Và rồi họ cũng đã thiết lập được lịch gửi tiền của đối tượng trong hai năm 1985 và 1986, đều diễn ra ngay sau mỗi cuộc tiếp xúc với Chuvakhin.
Thêm vào đó, Dell Spry, một nhân viên trong nhóm Playactor chịu trách nhiệm theo vết những khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng của đối tượng, đã phát hiện ra rằng vào tháng 10-1992, đối tượng đã bay đi Bogota, Colombia, bằng máy bay của Hãng hàng không Mỹ, sau đó còn đi Caracas, Venezuela. Từ
Langley, Milburl khẳng định rằng đối tượng đã không báo cáo về chuyến đi này, vi phạm một điều khoản bắt buộc của CIA là tất cả mọi nhân viên không được phép đi ra nước ngoài nếu như không có sự chấp thuận của CIA.
Đến tháng 12 năm 1992, Gấu Bryant thấy những kết quả điều tra đã đủ để khởi tố vụ án. Những kinh nghiệm trong thời gian chống tội phạm có tổ chức cho phép ông ta nghĩ rằng một khi những dấu vết dẫn tới những khoản tiền bất minh thì sau đó bao giờ toà án cũng phải vào cuộc. Mà ở đây thì đã có đủ những gì cần phải có cho một vụ án như vậy. Mặt khác, Bryant cũng có những vấn đề riêng của ông ta. Giờ đây, nhóm làm việc của Camso chỉ còn phải chờ một báo cáo phân tích của nhóm đặc nhiệm hỗn hợp ở Langley, một báo cáo mà tất cả mọi người đều cho rằng lẽ ra đã phải có từ mấy tháng trước. Một số thành viên chủ chết trong nhóm của Caruso đã được điều động đi làm những công việc ở các văn phòng khác trên khắp nước Mỹ. Họ đã xa gia đình, ở lại Washington tới gần một năm rồi. Mà cũng đã tới gần lễ Noel và không phải là không có lý khi với tình trạng là còn rất ít công việc phải làm, họ muốn quay trở về với gia đình, trở lại với công việc hàng ngày của họ. Bryant có thể thấy nhóm làm việc của Caruso đang tan rã ngay trước mắt mình.
Nhưng CIA không cho là như vậy. Cơ quan này tiếp tục cái công việc là đào sâu bên dưới chính gót chân của mình. Nó muốn có được những kết quả điều tra chính xác 100%. Trong quá khứ, CIA đã từng có những bài học kinh nghiệm đau đớn về những điệp viên nhị trùng. Một nhân viên CIA, trong thời gian làm việc tại Indonesia, đã bán những bí mật của cơ quan này cho các tình báo viên Xô viết. Một nhân viên cấp thấp khác cũng đã bán những sơ đồ và kế hoạch liên quan đến các vệ tinh dò thám của Mỹ. CIA cũng không ít lần dính đòn điệp báo của các cơ quan tình báo đối phương. Một điệp viên “đào thoát” của Tiệp Khắc, dưới vỏ bọc là một phiên dịch, đã là một điệp viên nhị trùng hoạt động cho cơ quan tình báo Tiệp Khắc: Một phiên dịch khác người Trung Quốc, sau khi trở thành công dân Mỹ, đã thu thập được những tài liệu tối mật và chuyển nó cho tình báo Trung Quốc trong suốt 33 năm làm việc của ông ta. Dĩ nhiên cũng phải kể đến Edward Lee Howard nữa. Tuy nhiên, không có bất cứ một vụ nào trong quá khứ đó lại có thể sánh được về quy mô so với vụ việc mà cả CIA và FBI đang tiến hành điều tra.
Thêm nữa, CIA vẫn còn chưa tiêu hoá hết cái dư vị cay đắng mà James Jesus Angleton, người đã từng có thời đứng đầu bộ phận phản gián của cơ quan này, để lại Trong suốt hai mươi năm trời, Angleton đã bị ám ảnh rồi chính bản thân ông ta gieo rắc mới lo ngại rằng có một “chuột chũi” đã chui sâu vào trong hàng ngũ những quan chức cấp cao của CIA. Thậm chí đã có lúc người ta thì thầm rằng có thể giám đốc CIA cũng đang hoạt động cho tình báo Xô viết. Angleton chẳng bao giờ tóm được con: chuột chũi” của ông ta cả, nhưng cũng đã thành công trong việc phá hỏng tiền đồ sự nghiệp của một vài nhân viên CIA trong sạch mà kết quả là cơ quan này đã phải bỏ ra những khoản tiền lớn để bồi thường. Sau cùng thì Angleton cũng bị sa thải và ông ta chết vào năm 1987. Giờ đây, trong khi đang nằm dưới mồ, có thể ông ta đang cười khẩy vì đã để lại một gia tài tinh thần đổ vỡ.
Trái với mong muốn của Bryant muốn nhanh chóng kết thúc vụ việc, Tổng hành dinh FBI lại đồng ý với quan điểm của CIA. Cả Jim Holt và Jim Milbum đều được khuyến cáo là phải hết sức thận trọng.
“Tôi sẽ thúc đẩy công việc nhanh hơn - Bryant nói với John Lewis, trợ lý đặc biệt của mình trong văn phòng FBI Washington - Tôi sẽ xới tung lên cho mà xem.”
Vốn đã có kinh nghiệm làm việc ở cả Tởng hành dinh FBI lẫn Văn phòng FBI địa phương cộng với những hiểu biết về cung cách điều hành các chiến dịch của CIA, Lewis trả lời: “Đôi khi có những hạn chế trong đầu óc con người mà anh không thể vượt qua được. Nó giống như đánh nhau với cối xay gió vậy.
Nhưng ông cứ đợi đấy, rồi cũng đến lúc nó phải kết thúc thôi”
Rốt cuộc thì đến giữa tháng 3 năm 1993, nhóm hỗn hợp Playactor Skylight cũng đã soạn xong một dự thảo báo cáo. Trong bản cáo này còn lại tên của 5 kẻ bị tình nghi nhất. Một trong số đó cần phải có sự chú ý đặc biệt. Nhưng vấn đề là ở chỗ vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn 4 kẻ tình nghi kia ra khỏi danh sách này.
Và rồi bỗng dưng hoạt động điều tra chi tiết của nhóm Caruso được đền đáp xứng đáng. Tên của một trong số 5 kẻ tình nghi được đặt lên hàng đầu tiên. Có thể chưa hoàn toàn chắc chắn 100%, nhưng đã rất gần với những gì mà người ta muốn có trong tay.
Kẻ bị tình nghi số một này, trên thực tế, chính là người đàn ông đã mua căn nhà ở Bắc Arlington. Tên ông ta là Aldrich H. (Rick) Alnes. Vào năm 1993, ông ta 5l tuổi và đã có 3l năm làm việc cho CIA, từng nắm giữ nhiều trọng trách có độ nhạy cảm cao trong hệ thống tổ chức của CIA. Trước đó, cha của ông ta cũng đã từng là một nhân viên CIA.
***
Với sự chấp thuận của Tổng hành dinh FBI, ngày 12-5 1993, Gấu Bryant chính thức khởi tố vụ án.
Theo logique thông thường thì rõ ràng Tim Caruso phải là người tiếp tục cầm đầu các hoạt động điều tra. Thế nhưng Caruso muốn quay trở lại làm việc ở Tổng hành dinh FBI và ông ta có những lý lẽ để biện hộ cho quyết định của mình. “Tôi đang dẫm chân lên người khác - ông ta nói với Bryant - Kể từ nay, mọi việc phải được điều hành theo phương thức trực tiếp bởi văn phòng FBI địa phương. Hiện nay, John Lewis là nhân vật số 2 ở đây Nếu như tôi tiếp tục ở lại, tôi sẽ phải báo cáo trực tiếp với anh và trên thực tế, John sẽ không có quyền hành gì hết. Với phương thức như vậy, anh sẽ không thể tiến hành chiến dịch một cách hiệu quả được.”
Gấu đồng ý.
Câu hỏi đặt ra là ai sẽ thay thế Caruso điều hành nhóm công tác trong giai đoạn mới. “Đó không nhất thiết phải là một nhân viên giám sát tốt nhất - Caruso nói với Lewis- Tất cả bọn họ đều có nghiệp vụ rất tốt. Vấn đề là ai thích hợp nhất với cương vị này?” Theo ông ta thì đó là Les Wiser. Mới 38 tuổi, Wiser là nhân viên giám sát trẻ tuổi nhất trong văn phòng FBI Washington, thế nhưng anh ta đã từng là một nhân viên phản gián đấy nhiệt huyết, hiểu biết rất rõ giá trị của những chứng cứ trong một vụ án. Anh ta đã có bằng luật của Đại học Tổng hợp Pitlsburlgh, từng làm cả công tố viên và chưởng lý trong lực lượng hải quân trước khi vào làm việc cho FBI. Wisel chính là đại diện cho một thế hệ mới trong FBI. Cao khoảng 1m80, người mảnh dẻ, Wiser có một bộ ria lớn mà mặc dù được xén tỉa gọn gàng nhưng người ta cho rằng trong thời gian trước đấy, khó có thể được chấp nhận trong FBI. Lewis cũng không có điều gì phải phàn nàn về Wiser. Ông ta đã có lần cùng với Wiser hoạt động trong thời gian một tuần lễ ở Đức nhân một vụ việc có liên quan đến CIA và đánh giá rất cao năng lực của Wiser.
Vào cuối buổi chiều ngày 24-5-1993, -Bryant gọi Wiser vào phòng làm việc của mình và bảo anh ta đóng cửa lại. Gấu đứng lên khỏi bàn làm việc của ông ta rồi cùng với Wiser bước sang phòng hợp. Ông ta hỏi Wiser: “Này, anh có biết họ đang làm gì trong cái phòng trước đây dùng để điều tra vụ máy bay số 103 của hãng Pan Am không?”.
Wiser trả lời rằng anh ta cũng có nghe nói đôi chút về công việc đó. Anh ta biết rằng có tồn tại một nhóm điều tra mang mật danh là Playactor. Chỉ có vậy thôi, còn ngoài ra anh ta không biết gì hơn nữa và cũng không có ý định tìm hiểu. Đó không phải là công việc của anh ta. Anh ta cho rằng nếu như người ta cần anh ta phải biết điều gì đó thì hẳn là anh ta sẽ được thông báo cấp kỳ.
Đó chính là câu trả lời mà Bryant muốn nghe. Cộng đồng tình báo Mỹ, mà chính xác là CIA, đang bị xâm nhập. Một vụ rất lớn đấy - Bryant nói - Vẫn còn chưa rõ mọi việc cho lắm, nhưng có thể nói rằng chúng ta đã xác định được gần như chắc chắn cái gã đó là ai. Đây có thể là vụ quan trọng bậc nhất của FBI từ trước tới nay.”
Wiser cảm thấy sống lưng mình gai gai.
“Anh có muốn nắm vụ này không.” - Bryant hỏi:
“Sếp! Tôi đã chờ đợi một vụ như thế từ lâu lắm rồi” - Wisel đáp.
Trong khi sẽ nhận được một số tin tức do nhóm của Camsơ cung cấp, Wiser vẫn có thể tự do lựa chọn những nhân viên mà anh ta muốn từ bất kỳ một phân ban phản gián nào trong phạm vi điều động của Văn phòng FBI Washington.
Camso và Mike Anderson, người đã hy sinh công việc giám sát của ông ta để tham gia làm việc cùng với Caruso, sẽ cung cấp mọi thông tin cho Wiser.
Hôm sau, cùng với một điệp viên trong nhóm phản gián của anh ta, Wiser vẫn phải đi Connecticut. Đó là một cuộc gặp đã được bố trí từ trước và không thể hiểu được Công tác móc nối với một nguồn tin của cơ quan tình báo một nước thuộc thế giới thứ ba được tiến hành từ lâu và đã đến ngày thu lượm kết quả.
Ngày hôm sau, thứ tư, 26-5-1993, Wiser tham dự buổi thông báo tình hình đầu tiên của Caruso và Anderson. Anh ta được họ đưa cho xem một tấm ảnh của Ames.
Nhìn vào tấm ảnh, Wiser không khỏi cười thầm. Với cặp mắt hiếng, khuôn mặt hóp và cái mũi nhọn, trong Ames rất giống một con chuột chũi.
ĐIỆP VIÊN Ở WASHINGTON
Mở đầu
Chương I
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8 -9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương kết