watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Gót sen ba tấc-Hồi thứ mười một - tác giả Phùng Ký Tài Phùng Ký Tài

Phùng Ký Tài

Hồi thứ mười một

Tác giả: Phùng Ký Tài

Trời chưa mở mắt, đất chưa mở mắt, nhưng trong chợ âm phủ ai nấy mở mắt thật to, thật sáng. Từ lò gốm nhà họ Triệu đến ven sông có bức tường, giữa đám lúp xúp lều tranh, tiệm đất, đèn treo bờ rào và trên những con đường ngoằn ngoèo quẹo qua quẹo lại, ngày nào cũng vậy, chợ âm phủ họp trước khi trời sáng. Đầu tiên chỉ gồm những người mua bán đồng nát, mang những đồ dùng thường ngày tạp nham rao mua được như áo cũ, quần rách, bình cổ, chuông xưa, giầy vẹt, mũ bấn, sách nát, tranh mòn, thiếu chỗ này, khuyết chỗ kia, chất từng sọt gánh đến bán. Nhờ lúc trời tối nhập nhoạng nhìn không rõ, xem xét vội vàng, biến tốt thành xấu, người có tiền chẳng ai đến mua những đồ cũ nát đó. Nhưng sự việc không thể chỉ có một kiểu, lời nói không thể chỉ có một cách, dần dần có người mang đồ tốt, đồ thật, đồ mới đến bán, nhưng vẫn là tay này cầm tiền, tay kia giao hàng. Mua bán vừa xong quay đầu đi luôn, dù có trở lại tìm cũng không ai nhận là vừa mua bán. Người ta gọi thế là "làm ăn với đất". Vì sao? Vì người làm ăn với nghề này phần lớn là đồ trộm cắp, thó được vật gì đem đến đây phi tang. Ai to gan mới dám bán, ai lớn mật mới dám mua. Cũng có con cái hư hỏng nhà có của, không mặt dạn mày dầy lộ mặt ở cửa hiệu cầm đồ, hiệu đổ cổ hoặc hiệu đồ tầm tầm được, bèn mang đồ đến đây tìm xó tối đứng đấy đợi người mua. Ai có con mắt hiểu biết, chỉ bỏ vài ba đồng là mua được bức hoạ chữ, đồ châu báu, ngọc đá, đồ sứ, đồ đeo tay, đồ bày biện cực tốt hoặc sách quí, thiếp viết chữ còn duy nhất một bản. Cơ hội đó, một nhờ tài nghệ, hai nhờ vận may, hai điều ấy chập lại thì phát tài to.
Hôm nay, trong đám người chen qua lách lại có một lão già còm nhom, rụt đầu giấu mặt, không xách đèn lồng, hai con mắt láo liên xoi mói khi lách qua đám người. Bỗng như mèo nhìn thấy chuột, lão gạt mấy người đâm đầu chồm tới. Sát tường, bên một cái tủ nát, một người đàn ông gập chân ngồi xổm, trên đất trước mặt trải một mảnh vải, bầy một cái điếu ống bằng đồng bạch, một hộp trang điểm sơn khảm vàng, một cuộn giây lưng thêu hoa, ba đôi giầy nhỏ đều bằng vải đỏ vài xanh, ghép hai mặt, cực hẹp cực mỏng, mũi giầy vừa ngắn vừa nhọn như mỏ quạ, ở vệ Thiên Tân không thấy kiểu giầy này. Lão già còm vơ ngay lấy, lật đi lật lại xem qua rồi kêu lên:
- Chà, giầy mỏ quạ, kiểu "Tô Bắc khôn hài" đây!
Người đàn ông bán hàng trán lép mắt lồi, hình thù tựa con cóc. Gã ngước mắt ngắm lão già, bảo:
- Gặp được người trong nghề, chẳng mấy khi! Cụ muốn mua à?
Lão già còm cũng gập đầu gối đánh soạt ngồi xổm xuống, nói khẽ:
- Mua tất! ở đây không thể thấy loại giầy này.
Lão già còm rất kì quặc. Đi mua đồ ở chợ âm phủ này, dù gặp được thứ vừa ý cũng phải giả vờ không hiểu biết, không mặn mà, không vừa ý, đâu có kiểu vừa trông thấy đã vồ vập như gặp của quý? Càng kì quặc hơn là người đàn ông mặt cóc bán hàng, gã cũng không lên mặt người bán, cũng như gặp của quý, cất tiếng hỏi:
- Cụ thích những món này lắm nhỉ!
- Đúng vậy! Nói cho tôi biết bác kiếm những đôi giầy này ở đâu ra? Bác là người miền Nam?
- Cụ không phải hỏi, cứ biết tôi không phải người miền Bắc là được rồi. Nói thực với cụ, tôi cũng thích những của này, nhưng bây giờ mấy tỉnh ở Giang Nam đều hè nhau không bó chân nữa. Giầy nhỏ vứt khắp nơi, ở trong miếu cũng có, lại còn trôi trên sông...
- Oan nghiệt! Oan nghiệt! - Lão già còm nói xong, cảm thấy chưa hết ý, nói thêm.- Chi bằng chặt chân đi cho rồi!
Lão nín lặng dẹp cơn giận xuống, nói:
- Bác nên nhân cơ hội này thu nhặt ngay các kiểu giầy nhỏ đó, mai ngày không chừng là của quý đấy!
- Cụ nói phải, cụ hiểu biết thật! Nghe nói miền Bắc chưa nô nức cởi chân bó, phải không ạ?
- Có hô hào đấy nhưng không mấy người cởi chân, chỉ kêu gào dữ thôi. Theo ý tôi, ngọn gió này dập không nổi, chỉ biết hôm nay, không có ngày mai. - Lão già còm luôn miệng thở dài.
- Đúng vậy. Tôi nghe nói nên mới vội vàng làm mấy bao tải giầy nhỏ miền Nam, đi quanh miền Bắc, liệu chừng thế nào cũng gặp những người có tấm lòng như cụ chịu bỏ tiền mua một ít cất đi. Tôi định bán một ít giầy miền Nam, mua ít giầy miền Bắc, không chừng góp đủ loại giầy nhỏ trong thiên hạ cũng nên. - Người đàng ông mặt cóc nói. - Tôi đã cất giữ được đầy một nhà!
- Một nhà! - Lão già còm mắt loé sáng.- Hay lắm! Quý lắm! Lần này bác mang đến những loại nào?
Người đàng ông mặt cóc nhếch miệng cười, từ bao tải để sau lưng rút ra hai đôi giầy nhỏ lẳng lặng đưa cho lão già còm, như muốn thử kiểm tra kiến thức của lão. Lão già đón lấy, thấy là giầy cũ, đế đã đi mòn nhưng kiểu cách cực lạ. Má giầy cao, cao như giầy ống, phía trước dựng đứng, toàn bằng đoạn bóng màu đen, đường viền sát đế bằng đoạn thêu hoa. Một đôi thêu mẫu đơn và quả đào dâng thọ, giữa hao và quả đào thêu mấy đồng tiền cổ bằng chỉ đỏ, kiểu ấy gọi là Ỏphú quý song toànÕ. Đôi kia thêu lá thông hoa mai và cành trúc. Thông đỡ mai, mai ánh trúc, trúc làm nổi thông, kiểu ấy gọi là Ỏtuế hàn tam hữuÕ. Giữa đế gỗ và đế lót mềm có một mảnh đồng thau, dài từ gót đếm mũi, lại từ mũi ló ra ngoài, uốn cong lên nữa vòng rồi chĩa ra trước như dáng rắn ra khỏi hang. Lão già gầy nói:
- Đây là giầy đời Tấn kiểu cổ.
Người đàn ông mặt cóc hơi sững người, sau đó cười:
- Cụ tài thật! Người biết được kiểu giầy này không có mấy đâu.
- Mấy đôi này cũng bán à?
- Hàng bán cho người biết của. Không nói giá nữa, cụ trả bao nhiêu tôi cũng nhận.
Lão già gầy trước sau mua cả năm đôi, móc ra năm lạng trả. Phải nói rằng só tiền này mua năm đôi giầy
bằng bạc cũng còn thừa. Người bán hàng mặt cóc vội vàng giắt bạc vào bụng, mặt mày tươi tỉnh:
- Nói thực với cụ, bây giờ thứ giầy này đúng là ba đồng chẳng bán được hai. Tôi chẳng hám tiền cụ đâu, chỉ định đem chúng đi mua kha khá giầy nhỏ miền Bắc đem về. Nếu cụ còn giữ được các kiểu giầy miền Bắc, ông con mình đem đổi cho nhau là xong, đỡ phải đụng đến tiền bạc.
- Thế càng hay! Bác còn loại giầy nào nữa?
- Này cụ, cụ tuy biết nhiều thấy rộng, nhưng giầy nhỏ của tám phủ miền Đông Chiết Giang e cụ chưa thấy đâu nhỉ?
- Trước đây có nghe nói tám phủ miền Đông Chiết Giang nổi tiếng kì lạ về kích thước nhỏ. Hai chục năm trước, tôi có thấy một đôi chân nhỏ ở Ninh Ba, hai tấc tư. Nhưng hai năm mới rồi lại thấy một cô gái ở Kinh chân nhỏ có hai tấc hai. Thật là nhỏ đến cùng đến cực!
- Thế cũng chưa sánh được với chân nhỏ ở Đông Hoãn thuộc Quảng Châu. Chân nhỏ ở Diên Thành miền Bắc Giang Tô cũng còn phải nhường. Chân ở Đông Hoãn vừa tròn hai tấc. Một đôi giầy nhấc lên để lọt lòng bàn tay. Lại còn một loại giầy "nhà văn" ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, do một văn nhân nghĩ ra, kì tuyệt?
- Tuyệt thế nào?
- Có hơi hướng một quyển sách, cứ như một quyển sách con con vậy!
- Hay lắm! Bác có cả à? Đã mang đến chưa?
- Tôi để ở nhà trọ. Cụ muốn đổi, ta hẹn ngày giờ trước.
Ai cũng muốn gấp, hai người hẹn ngày mai vào giờ này, gặp nhau dưới gốc cây liễu già vẹo cổ bên bờ sông có bức tường đàng trước mặt. Hôm sau cả hai đến đúng giờ, đổi cho nhau rất vừa ý, tựa như tặng lễ vật cho nhau vậy. Lại hẹn nhau ngày thứ ba. Sau khi trao đổi cho nhau xong, lão già gầy còm xách hơn chục đôi gầy nhỏ đi xuyên qua chợ âm phủ, vui vẻ mãn nguyện trở về nhà. Đi tới một chỗ ngoặt, toàn là bia, thiếp chữ, tranh, đồ cổ, đồ bầy chơi, chợt lão thấy một người thấp bé đứng ở góc tường, chiếc mũ có vành trên đầu sụp xuống tận mí mắt trên, nách kẹp một cuộn tranh, bên trên chỉ thò cái đầu trục cuốn tranh bằng sứ hoa xanh.
Lão già gầy vừa thấy cái trục bằng sứ biết ngay tranh không tầm thường, liền bước tới hỏi giá. Người kia giơ bàn tay phải, chồng ngón trỏ với ngón giữa vào làm một rồi lập úp xuống, chỉ bật ra một chữ:
- Thanh!
Quy định của chợ âm phủ là nói giá, đưa giá, cho giá, đòi giá, tranh giá, ghìm giá đều không nói số tiền mà ra hiệu bằng tay và nói tiếng lóng, tục gọi là "ám xuân". Một là tiếu, hai là đạo, ba là đào, bốn là phúc, năm là lạc, sáu là tôn, bảy là hiền, tám là thê, chín là vạn, mười là thanh. Tay lật một cái là gấp đôi. Tiếng "thanh" của người kia thêm dấu hiệu tay lật một cái nghĩa là đòi hai chục lạng. Lão còm nói:
- Tranh gì mà giá ấy, xem tí nào!
Lão đặt cái túi đựng đến một nửa là giầy xuống, cầm lấy cuộn tranh. Mở ra xem một đoạn, vừa tới chỗ lộ ra lạc khoản trên bức tranh, lão bỗng giật mình hỏi:
- Mày là đứa nào?
Người thấp bé kia sững người, đâm đầu bỏ chạy. Lão già chỉ cần chạy mấy bước là đuổi kịp, song sợ mất nửa túi giầy. Trong lúc ngừng lạ đó, người thấp bé kia chui vào một ngõ hẻm rồi mất hút. Lão còm la lên:
- Ấy, ấy, bắt lấy...
Một kẻ cao lớn đứng bên lão, tối om om chẳng nhìn rõ mặt, cái bóng gã đã to bằng quả chuông lớn. Gã ngoảnh bảo lão còm với giọng ồm ồm cố nén xuống:
- Gào cái gì, có đuổi kịp cũng chịu thua thôi. Mau xách đồ biến đi, cẩn thận chọc giận kẻ khác, bị trấn mà còn bị tẩn nữa đấy!
Lão già còm nghe mà như không nghe thấy gì hết
Sáng sớm hôm ấy, Đồng Nhẫn An từ ngoài lỏn về nhà rất sớm rồi đòi ra cửa hàng ngay, mặt tỏ vẻ gấp gáp lắm, chẳng ai biết vì sao. Ngựa đã sẵn sàng ngoài cửa, lão vừa ra khỏi cửa liền trượt chân, ngồi bệt xuống thềm, chỉ kêu thấy trời chuyển, đất chuyển, người chuyển, ngựa chuyển, cây quay, ống khói quay, kì thực là đầu óc lão quay cuồng. Đám người hầu vội vàng đỡ lão vào nhà, đặt ngồi trên ghế xích đu. Hương Liên thấy mặt lão nhợt nhạt, thần sắc cũng nhợt nhạt, liền mời lão vào phòng trong nằm nghỉ. Lão không chịu, cứ bắt người nhà đi ngay đến cửa hiệu gọi Đồng Thiệu Hoa và Hoạt Thụ về nhà ngay, lại điểm một số bức tranh, bảo Hoạt Thụ mở kho lấy đem về. Mãi một lúc lâu mới thấy có người về, nhưng lại là cậu giúp việc ngoài cửa hiệu họ Ô. Cậu này nói cậu chủ không có mặt ở cửa hiệu, Hoạt Thụ lên cơn hen, không đến được, bảo cậu ta mang tranh về. Đồng Nhẫn An không dậy được, đành nửa nằm nửa ngồi, gọi người giở một bức tranh ra coi. Trước hết xem bức Lan thảo của Lí Phục Đường. Lão xem mà cứ chớp mắt hoài:
- Mắt ta có dử à?
Hương Liên nhìn rồi đáp:
- Không thấy có, cha váng đầu hoa mắt đấy, lát nữa xem thì hơn.
Đồng Nhẫn An xua tay đòi xem tiếp. Tiểu Ô lại giở một bức khác, chính là bức tranh sơn thủy đời Tống.
Thường ngày Đồng Nhẫn An xem tranh, nhiều nhất chỉ nhìn nửa bức, thật giả có thể đoán định được ngay. Nửa dưới không cần nhìn đã bảo người cuộn lại. Lão làm thế một vì giỏi, hai để tỏ điệu nghệ. Hoạt Thụ biết thói quen này của lão nên giở tranh chỉ giở một nửa, thấy lão gật đầu hay lắc đầu là cuộn lại ngay. Hôm nay nếu là Hoạt Thụ giở tranh cho lão xem thì tiếp theo đã chẳng có chuyện. Lại đúng cu cậu họ Ô soạt một cái giở tung từ đầu chí cuối bức tranh, Đồng Nhẫn An lập tức ngẩn người ra, con ngươi như chực rớt xuống đất. Lão nhô người về phía trước la lên:
- Nửa dưới là của giả rồi!
- Sao có thể nửa bức là giả được? Hay là mắt cha làm sao rồi? - Hương Liên nói.
- Mắt có sao đâu! Bức tranh này chữ viết là thật, tranh là giả. - Đồng Nhẫn An chỉ vào bức tranh mà la, tiếng la nghe như đâm vào tai.
Hương Liên bước tới xem. Nửa trên che khuất bằng nhiều đoạn lạc khoản với lời đề, lời bạt, bài thơ, nửa dưới bức tranh vẽ sơn thủy. Cô hỏi:
- Thế này không lạ à? Lẽ nào tráo nửa dưới mà khúc giữa lại không thấy vết nối?
- Chị thì biết cái gì? Cách này gọi là "chuyển đỉnh núi”, là tuyệt chiêu trong cách làm tranh giả. Bỏ tranh vào nước ngâm, xé rời đĩnh núi theo đường vẽ núi; trước đó vẽ một bức tranh giả, cũng ngâm nước rồi xé như thế. Sau đó lấy phần có chữ của tranh thật ghép với phần vẽ của tranh giả thành một bức; lại lấy phần có chữ của tranh giả ghép với phần vẽ của tranh thật thành một bức thứ hai. Một thành hai, bức nào cũng có thật có giả, nếu bị phát hiện là giả thì cũng không thể nói toàn là giả, trong đó cũng có thật, người thạo nghề chẳng nói gì được nó. Nhưng... cách làm này chưa ai biết, cả ông Năm Ngưu cũng không biết. Lẽ nào lúc mới mua tranh ta nhìn lầm?
- Cha xem tranh chỉ nhìn có một nửa, nửa dưới có xem đâu!
- Quả có thế... - Đồng Nhẫn An vừa gật gù chợt kêu lên - Không phải! Bức này mấy năm trước treo trên tường ngoài cửa hiệu để xem mãi mà!
Nói đến đây, nghĩ đến đây, ánh mắt lão như bắn tên ra. Lão bảo Tiểu Ô:
- Đem tranh ra cửa, giơ lên cho ánh sáng lọt qua, ta xem lần nữa!
Tiểu Ô mang tranh ra cửa giơ lên, ánh sáng bên ngoài chiếu qua bức tranh, trông rõ ràng rành mạch có một đường nối lượn theo đầu núi trong tranh, quả nhiên tranh đã bị người khác làm giả! Đồng Nhẫn An đỏ tía cả đỉnh đầu liền đó kêu lên:
- Ta hiểu rồi, bức tranh Lí Phục Đường vừa nãy cũng là giả!
Không đợi Hương Liên hỏi, lão già đã nói tiếp.
- Kiểu ấy gọi là "bóc hai lớp". Bóc từng lớp giấy Tuyên trên tranh ra, lớp một lớp ba bồi với nhau thành một bức, lớp hai lớp bốn bồi với nhau thành một bức nữa, cũng là phép một thành hai! Tuy vẫn là tranh vốn có nhưng thần sắc không còn nữa. Nếu không, sao ta lại thấy bức tranh ấy nét bút không hồn, mực không láng bóng? Lại cứ ngờ mắt mình có dử!
Hương Liên nghe đến ngẩn ngơ. Không ngờ trên đời làm của giả cũng có công phu tuyệt đỉnh đến thế! Nhìn đến Đồng Nhẫn An, cô thấy ông ta khác thường, hai tay run bần bật những móng tay dài cạo kín kít vào tay vịn ghế, ánh mắt như ngưng trệ. Sợ ông ta bực bội đâm ốm, cô vội khuyên:
- Cha tức giận làm gì, một vài bức có đáng gì đâu!
Đồng Nhẫn An càng run rẩy hơn nửa. Tay run, chân run, cằm run, tiếng nói cũng run:
- Chị mà còn mơ hồ thế à? Ngoài cửa hiệu chẳng có bức nào là tranh thật! Đồng Nhẫn An này cả đời bán của giả, rút cục đến mình cũng thành giả nốt. Cả một ổ trộm cắp!
Nói đến đây, đường gân xanh trên trán giật một cái, mắt lão đờ ra. Hương Liên thấy nguy, hoảng lên, không biết nói gì để khuyên giải. Lại thấy lão ngoẹo đầu, méo miệng, lệch vai, nằm thượt trên ghế.
Lập tức cả nhà nhốn nháo, người này kêu người kia, người kia gọi người nọ, mãi một lúc sau mới nhớ ra phải đi mời thấy thuốc.
Hương Liên lau nước mắt nói:
- Ai bảo cụ ông hiểu biết lắm vào! Không biết thật với giả thì đã chẳng đến nỗi uất lên như thế!
Lát sau, thầy thuốc đến, bảo ngoài sảnh có gió, kêu người nhà khiêng Đồng Nhẫn An vào nhà trong chạy chữa.
Hương Liên bình tĩnh lại. Cô lập tức sai Tiểu Ô đi mời cậu chủ về, lại gọi cả Hoạt Thụ đến. Tiểu Ô đi một lúc về báo Hoạt Thụ đã gói ghém bỏ trốn, Đồng Thiệu Hoa vẫn chẳng thấy đâu. Hương Liên nghe như sét đánh ban ngày, biết trong nhà xảy ra chuyện lớn. Bạch Kim Bảo hỏi có chuyện gì, Hương Liên chỉ đáp:
- Thím biết rồi còn hỏi làm gì?
Rồi cô mang theo Đào Nhi lên kiệu cấp tốc đi đến cửa hiệu.
Cửa hiệu lộn xộn tung tóe như vừa bị khám nhà. Hai cậu giúp việc vừa khóc vừa nói:
- Mợ Cả cứ mắng, cứ đánh, cứ phạt chúng cháu cũng được, chỉ đừng trách chúng cháu không nói thực. Chúng cháu có biết gì đâu kia chứ!
Hương Liên nghĩ bụng ở nhà cũng còn đang loạn lên, liền bảo họ chọn lấy những đồ thật để kháo lại. Hai cậu người làm lại mếu máo:
- Chúng cháu chẳng biết thứ nào thật, thứ nào giả. Cụ chủ, cậu chủ dặn chúng cháu nói với khách hàng toàn là đồ thật thôi!
Hương Liên đành bảo chúng chẳng kể thật giả cứ nhặt lên chất thành một đống, niêm phong lại, sau hẵng hay.
Về đến nhà, Bạch Kim Bảo không biết nghe tin ở đâu nói Đồng Thiệu Hoa lấy đồ vật trong nhà trốn đi, đang ở trong phòng vừa khóc vừa kêu, vừa kêu vừa khóc, khóc rồi lại kể lể:
- Đồ chết băm chết vằm, làm như thế có khác gì chôn sống cha, chôn sống cả ba mẹ con nhà này... Chắc là lại theo con đĩ nào làm bậy làm bạ rồi, ới chồng ơi là chồng...
Hương Liên nghiêm mặt, bảo Đào Nhi truyền cho Hạnh Nhi, Thảo Nhi phải coi chừng phòng của Bạch Kim Bảo, không được cho cô ta đi đâu, cũng không cho người khác vào phòng, càng không được cho bất cứ ai mang đồ vật ra vào.
Bạch Kim Bảo thấy phòng mình bị canh giữ, khóc càng to nhưng không dám gây chuyện với Hương Liên. Cô ta đâu có ngốc? Đồng Thiệu Hoa bỏ trốn, chẳng còn ai bênh cô. Cô mà gây chuyện, có thể Hương Liên sẽ cho người trói lại.
Lúc này, được thầy thuốc chạy chữa, Đồng Nhẫn An đã đỡ, liền cho gọi Hương Liên. Tuy lão chưa biết rõ trong nhà, ngoài hiệu xảy ra những việc gì nhưng hình như đã biết tất cả. Hai mắt lão sáng quắc, cái miệng mấp máy bật ra ba tiếng khô khốc:
- Đóng, cổng, lớn!
Hương Liên gật đầu:
- Vâng, đóng ngay bây giờ!
Cô vội vàng truyền bảo người nhà. Lập tức hai cánh cổng lớn kin kít chuyển động rồi "ình" một tiếng, đóng sập lại.
Gót sen ba tấc
Lời giới thiệu của người dịch
Vài lời dông dài
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu