Chương 8
Tác giả: Quế Trân
Rừng thông về đêm thật tư tình. Hà Thơ như tìm được một chút hương tình yêu nguội tắt đã từ lâu. Trời ạ! Với một gã đàn ông bình thường như Điền Văn sao bà lại cảm thấy ấm áp trong hương đêm Đà Lạt lạnh buốt. Còn đối với Hoài Bách, có lẽ sự xuất hiện của Điền Văn đã khiến cho bà dần ra Hoài Bách, ở Hoài Bách vẻ thâm trầm của một gã đàn ông từng trải đã cho bà cảm xúc được che chở của một thờicon gái. Vậy mà sự xụất hiện của Điền Văn đã tan biến tất cả Nếu Điền Văn không giống Thiều Quang liệu tình cảm của bà có nghiên về gã hay không? Thời gian gần đây bà đã từ chối vài lần, có lẽ Hoài Bách đã hiểu.
Hoài Bách là mợt mẫu đàn ông tốt. Có lần ông cũng đã vu vơ bày tỏ tình cảm đối với bà:
– "Tôi cứ nghĩ mình sẽ làm một lão già cô độc" – ''Sao vậy?'' – ''Vì tôi bỗng không tin tưởng vào đàn bà ...điều này xin lỗi đây nhé!
''Và rồi tôi đã lầm, từng tuổi này rồi mà còn nghe cái cảm giác của tình yêu hiện về mãnh liệt, em đừng cười tôi. Lâu lắm rồi, tôi có nghĩ đến điều đó đâu".
Xem ra Hoài Bách là một người vừa thông minh, vừa trầm tính mà cũng rất vui tính. Cả sự oai nghiêm sẵn có.
– Hình như em đang nghĩ đến điều gì?
Hà Thơ giật mình khi Điền Vặn choàng tay qua vai bà và thốt lên lời nói.
Giọng nói này có xa lạ gì đâu. Chỉ ngờ ngợ trong từng lời lẽ hơi ngập ngừng của anh. Chẳng lẽ anh đã trải qua phẫn thuật có ảnh hưởng gì đến cơ thể trí não, ngay cả giọng nói. Thật ra về việc này là thế nào. Thật là không sao thốt nên lời.
Hà Thơ cố nép vào người anh để tìm chút ấm áp của ngày nào. Điền Văn choàng chặt hơn, chẳng lẽ anh đã tìm được hương yêu từ bà?
– Anh nghĩ có một thời anh cũng đã hạnh phúc.
– Sao cơ?
– Ừ. Bên em anh như có một chút gì đó gần gui. Anh nghĩ đàn bà đối với anh thật xa lạ.
Cũng có cách nói như Hoài Bách nhưng Điền Văn vụng về hơn trong từng lời, nhưng điều đó chứng tỏ anh. cũng có chút cảm giác của tình yêu và phụ nữ.
Hà Thơ cuồng dại "Hãy cứ dấn thân vào men tình ..." rồi bà lắc đầu và tự xấu hổ trong sâu thẳm ... Trời ơi! Sao lòng bà rối và đau như dao cắt. Có lẽ Điền Văn nhận ra điều gì khác lạ ở bà, anh lo lắng.
– Hà Thơ ... hình như cô muốn bệnh, có lẽ không khỏe, hay ta về chỗ nghỉ ngơi nhé!
– Ồ không! Không sao đâu, tại gió đêm Đà Lạt thôi, nhưng cái cảm giác lành lạnh thật dễ chịu.
– Ừ? Vậy khi nào mệt hay muốn về em nói nhé!
– Vâng!
– Em là con ông chủ trang trại nhưng không giống họ.
– Anh nghỉ thế à?
– Ừ! Anh có tiếp xúc với họ trong công việc nên cảm thấy như vậy.
– Anh thấy con bé thế nào?
– Em muốn nói ai?
– Cô bé hay tiếp xúc với anh đó.
– Ối! Anh không thích cái ngữ của mấy đứa con nhà giàu kiểu đó, nó ưa ám gì mình.
– Con gái cô thế nào?
– Sao lại cô?
– Anh không biết nữa. Có lúc bỗng thấy lo sợ.
– Lo sợ gì?
– Anh đã sống như thế ...
– Anh muốn nói anh đã sống độc thân chứ gì?
– Ừ!
– Em không hiểu nổi, dường như anh không có cuộc sống của thời trẻ.
– Thời trẻ hay tuổi thơ ấu của anh là gì, có lẽ sau lần anh bị một trận ốm.
– Anh ốm thế nào?
– Em đừng hỏi anh về những chuyện đó.
– Anh không biết đâu.
Nhất định là anh rồi, chỉ tại vì anh quên hết mọi chuyện. Hà Thơ chắc chắn như thế vì bà cảm giác được rất rõ điều đó. Lạy trời những gì bà cảm nhận là sự thật, nếu có phải khốn khổ nhưng bà cũng sẽ tiếp tục sự chịu đựng như bao lâu nay. Buổi chiều hai người cùng trở về Bảo Lộc, rời khôi thành phố Đà Lạt, với bao vấn vương, Hà Thơ càng thấy vui hơn dù biết rằng trước mắt sẽ đối phó với những khó khăn. Quả thật Nhật Lan đã kêu lên khi thấy Điền Văn và Hà Thơ.
– Cô đừng tường việc làm của cô không ai biết. Cả trang trại và cả công ty ai mà không biết chuyện của hai người. Đẹp thật đó, chú Văn nếu như không vì anh Dự Nguyên, ba mẹ cháu đã có lý do để buộc chú thôi việc sao hai người lại như thế này.
Điền Văn nhìn chăm chăm vào Nhật Lan và nói:
– Tốt nhất cô đừng xen vào.
– Chú à ...
– Xin lỗi! Chào cô chủ nhé!
Điền Văn bỏ về, Nhật Lan lên tiếng ngay với Hà Thơ:
– Cô tưởng cô quen với chú Điền Văn là hay lắm sao? Chẳng qua vì chú ấy là người quen với anh Dự Nguyên chớ tôi mà cần gì những người làm công như ông ta.
– Xin lỗi tôi phải về nhà.
– Cao quý gì mà lên mặt chứ! Hết cặp với người này lại cặp với người khác.
Chắc là chê ông tôi già rồi.
Hà Thơ dừng lại và định tát cho Nhật Lan một cái tát vì sự vô giáo dục, lối ăn nói thật không xứng đáng là con cháu trong một gia tộc như thế này. Thật là tội nghiệp cho ông của Thiều Mơ. Trong đám con cháu chẳng được mấy ai. Còn chuyện của Điền Văn, chính vì Điền Văn thật ra là vì Thiều Quang, bà của Thiều Mơ nên bà phải nhịn, nhịn cả một con bé xấc láo như thế thật là oan ức cho bà vô cùng. Thật may Thiều Mơ không có cái chết xấc láo đó. Thật ra Thiều Mơ và Nhật Lan cũng có nét tính cách giống nhau.
Dẫu sao cũng là cùng tổ tông kia mà!
Sự có mặt của Hoài Bách ờ nhà khi Hà Thơ vừa trở về nhà sau khi làm xong ở đồi trà làm Hà Thơ giật mình khi thấy Hoài Bách đang đứng trước hiên nhà.
Thấy Hà Thơ, Hoài Bách lên tiếng:
– Xin lỗi cô Hà Thơ, đột ngột đến thế này ... vì ... lâu quá tôi không gặp cô.
Thiều Mơ từ trong nhà bước ra và nắm tay mẹ, cô bé nói:
– Mẹ ơi! Là con mời cậu ấy ghé nhà chúng ta đó. Con xin lỗi mẹ nhé!
Hà Thơ cười, trách nhẹ con gái:
– Vậy mà không nói cho mẹ biết để ...
– Để chi vậy mẹ?
– Thì có cậu Bách ghé chơi mời cậu một bữa cơm.
Hoài Bách ngăn:
– Tôi ghé thăm cô và con bé rồi đi ngay ...
– À! Tôi cứ tưởng đang ghé một nhà văn hóa. Thiều Mơ nũng nịu:
Cậu này lại trêu cháu. Nhưng mà "căn nhà màu tím'' là của mẹ chứ không phải của cháu đâu.
Ông Hoài Bách cười vui:
– Thế còn cháu, cháu sẽ có màu gì cho mình khi xây nhà?
– Cháu hở? Cháu thích cả bảy sắc cầu vồng cậu có thấy ai xây một ngôi nhà với nhiều sắc màu như thế không cậu. Cả bảy sắc cầu vồng.
Ông Bách gật đầu cười nói:
– Có biết ...
– Ở đâu vậy cậu?
– Ở nước ngoài, có lần cậu xem ti vi ở một chương trình nào đó có giới thiệu về một ngôi nhà như thế.
– Hay quá! Nếu có thể cho cháu thực hiện một ngôi nhà, cháu sẽ làm như thế.
– Cái con bé này, bay bổng cho trí tưởng tượng càng nhiều thì càng ...
– Càng khổ phải không mẹ. "Biết rồi khổ lắm nói mãí'.
Ông Bách nhìn bà Hà Thơ rồi cười nói tiếp:
– Cậu ủng hộ nhưng ngôi nhà bay bổng của cháu phải đặt ở Đà Lạt kìa. Như thế sẽ càng có ấn tượng hơn!
– Tại sao cậu lại nghĩ như vậy?
– Vì ở nơi đó cháu sẽ không bị coi là bất bình thường.
– Cậu trêu cháu, cậu nghĩ ở xứ sở ngàn thông đó cháu sẽ không bị cười à?
– Ừ! Vì ít ra thành phố du lịch họ cũng sẽ có cái nhìn phóng khoáng hơn.
Trò chuyện vui được một lúc, Hà Thơ lên tiếng:
Mời anh Bách vào nhà chơi.
Hoài Bách theo chân Hà Thơ và Thiều Mơ vào nhà. Hà Thơ kêu Thiều Mơ lấy nước cho khách.
Ông Bách lại cười:
– Lại xem tôi là khách à! Nhân thể tôi mời hai mẹ con đi ăn luôn nhé!
Thiều Mơ đứng lên:
– Đâu có được thưa cậu, cháu mời câu đến nhà, hôm nay cậu phải ăn bữa cơm đạm bạc do cháu làm. Mẹ. ơi! Con xin phép mẹ. Hà Thơ ngỡ ngàng rồi lo lắng nói:
– Ơ! Con bé này, con mời cơm cậu Bách.
– Trời ạ! Anh Bách ơi! Nếu có dùng sau đó đừng có "rêu rao" con gái tôi nhé! Có bao giờ nó giúp tôi việc này đâu mà hôm nay lại còn bày về.
– Sao cậu không nói gì hết vậy?
– Nếu được mời ăn cơm, cậu sẽ hoan nghênh hơn là "phê bình' đấy!
Hà Thơ tỏ vẻ lo lắng:
– Thiều Mơ à! Có thật là con đã chuẩn bị rồi không? Thôi để mẹ vào bếp xem sao.
Thiều Mơ ngăn mẹ:
– Không được, hôm nay cả mẹ cũng làkhách luôn, bảy giờ mẹ đi vào nhà chuẩn bị đi. Mẹ mới đi làm về còn mệt. Con sẽ dọn lên ngay. Cậu ơi! Đợi cháu một chút nhé!
Thiều Mơ rút vào trong nhà, Hà Thơ lắc đầu nói:
Chẳng biết nó bậy trò gì đây, Hà Thơ lo lắm. Từ thưở giờ chưa khi nào làm trọn vẹn được bữa ăn, nếu có gì ... anh bỏ qua cho con bé và đừng cười cả mẹ nhé!
Hoài Bách nhìn Hà Thơ, Hà Thơ tránh ánh nhìn của ông dành cho mình.
Trời ơi! Lòng bà cũng "dậy sóng con gáí' như ngày nào. Lòng bà cũng như con sóng:
"Dữ dội và dịu êm - ồn ào và lặng lẽ - sông không hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể" .
Giọng ông vang lên nhẹ nhàng:
Được quen biết hai người phụ nữ như mẹ con của cô, tôi ... thú thật tôi như bừng tỉnh sau những năm tháng ngủ quên.
– Anh nói chuyện văn hoa ghê! Sao hồi đó không làm văn nhân thi sĩ.
– "Một chút văn nhân" trong con người của mỗi người có khi cũng đủ khổ rồi cô nhỉ?
– Anh lại trêu tôi nữa rồi ...
Cô Thơ này ...
– Chi anh?
– Dùng bữa xong, tôi mời cô đi dạo ... À! Đi uống cà phê. Tôi muốn nói với cô một chuyện. Dẫu sao tôi cũng đã đến dây ... mong cô đừng từ chối tôi sẽ đau lòng khi quay trở về:
Hà Thơ lặng im không sao thốt được nến lời, bà cảm nhận được những điều mà Hoài Bách muốn nói. Trái tim của một thiếu phụ ngoài tứ tuần bỗng đau nhói và xôn xao như những con sóng đầu đời của thời con gái. Tại sao? Tại sao khi bà bắt gặp được một người tốt, tốt như mình cảm nhận thì lại không có dịp để nắm bắt bởi sự xuất hiện quá trớ trêu của một gã đàn ông mà qua hình bóng bà cứ ngỡ ... và tin rằng đó là chồng mình. Người chồng đã mất tích sau một thời gian dại từ chuyến đi năm ấy. Hà Thơ xin phép vào trong để xem Thiều Mơ chuẩn bị bữa ăn thế nào?
Hoài Bách nhìn vẻ bối rối của Hà Thơ, trong lòng cũng nao nao, với ông Hà Thơ là một phụ nữ khá tuyệt vời, có lẽ vì thế nên khi gặp Hà Thơ ông đã bị hớp hồn và cố quên tất cả để hy vọng tìm chút còn lại cho cuộc sống "cuối mùá' của mình. Ngay cả cô con gái của Hà Thơ cũng rất đáng yêu. Nếu được sống dưới cùng một mái gia đình ông sẽ lo cho họ thật đầy đủ bằng tình yêu thương thật sự của mình.
Hoài Bách đang mải miết suy nghĩ, ông chẳng hay có người bước vào nhà.
Bốn mắt nhìn nhau đến nghẹn lời, nghẹn vì hận, vì đau ... chớ không phải vì xúc động, ông biết sẽ có lúc gặp lại một khi ông đã sắp xếp được mọi việc, không ngờ gặp lại nhau sớm hơn sự nghĩ ngợi của ông. Giọng bà khách run run:
– Là ... anh ... à ... ông ... sao ông lại có mặt ở đây?
Ông Bách nghe máu trong người như nóng hơn.
Lời của bà khách lại lạnh lùng:
– Chẳng lẽ anh là bạn của cô ấy hay sao? Thật là đáng ghê sợ ....
– Cô nói cái gì đáng sợ. Không đáng sợ hơn khi người ta mê giàu sang mà bỏ cả tình xưa. Cho đến bây giờ mà anh vẫn chưa quên ... sao? Anh không tha thứ cho tôi được ...
– Tha thứ à! Tôi căm thù ... tôi hận người phụ nữ đó. Tôi không hề mong được gặp mặt kẻ bội bạc đó. Vậy mà thật là bất ngờ.
– Anh đến đây làm gì?
– Cô à! bà đâu có cái quyền hỏi tôi kiểu đó. Tôi đến đây làm gì gặp ai đó là quyền của tôi.
Giọng bà thật tàn nhẫn:
Chỉ sợ .... sợ anh thất vọng thê thảm đó.
– Cô không biết gì, đừng xen vào chuyện của tôi.
– Tôi không được xen vào à, tôi không muốn ... nhưng vì ít ra chúng tôi cũng là ràng buộc trong một đại gia đình ... Tôi ... thật không ngờ ông lại ra nông nỗi này.
Ông Bách đập tay xuống bàn và đứng lên, giọng lớn tiếng:
– Cô không được ăn nói như thế, người ta tốt đẹp hơn “quí bà” nhiều.
Ông tưởng à! Nghe nói còn đang quen với người đàn ông khác đấy nhưng nói cho tanh rõ ... không khéo anh lại quơ nhầm.
Cô thật là độc ác, hãy để cho người khác yên thân.
– Xin lỗi anh. Tôi chỉ muốn tốt cho anh thôi. Về lí lịch của cô ấy. Là em chồng của tôi nhưng ai chứng minh điều đó. Mẹ chồng tôi xem như một cái gai.
– Ông Bách giận run, không nhịn:
– Xin mời cô rời khỏi đây. Thú thật với cô là cái gai cũng được thôi tôi xem như cái gai của hoa hồng. Hoa hồng nào chẳng có gai.
– Thật là không ra làm sao cả ...chắc anh không rõ.
– Chuyện đó tôi không cần biết với tôi ...xin lỗi họ hơn cả những người cho là mình giàu có và trí thức.
– Anh Bách à! Anh coi chừng lầm rồi đó.
Anh có biết cô ấy là gì của ba chồng tôi không?
Thiều Mơ nén cơn giận khi mang mâm cơm lên và lúc này không sao chịu đựng nổi, cô bé đã xông thẳng lên phòng khách với mâm cơm trên tay. Lạy trời mẹ còn ở phòng tắm không nghe thấy gì hết hình như giữa hai người có mối quan hệ tình cảm thì phải.
– Thưa mợ, tại sao mợ cứ nói về mẹ cháu như thế. Suốt mười mấy năm nay mẹ con cháu sống trong sự ngờ vực của mọi người, mợ có bằng chứng gì mà lại vu khống mẹ cháu như vậy? Mẹ cháu là một người tốt.
Đôi mắt bà khách lướt trên mâm cơm rồi gằn giọng mỉa mai:
– Ông thật là hạnh phúc đó ông Bách.
Nhưng hãy coi chừng đó nếu ông là kẻ giàu có có lẽ vậy nên mới được tiếp đãi như thế này ... cũng như ...
Ánh mắt bà khách lại kinh ngạc khi thấy bà Hà Thơ với bộ đồ đang mặc trông thật trẻ trung, xinh đẹp. Ra vẻ hai người thân quen chăng?
Bà chuyển sang Hà Thơ khi bà Hà Thơ ngỡ ngàng chỉ mới gặt đầu chào.
Cô giỏi thật đó. Giá mà có mẹ và cha đi qua đây, cha sẽ thấy cô con gái của cha đang thay đổi nhân tình.
– Chị.:. Khánh à!
– Cô định nói gì chứ?
Ông Hoài Bách đứng lên nói:
Cô Thùy Lan ... đây không phải là chuyện của cô.
– Tất nhiên rồi. Tôi làm gì đính líu đến các người. Tôi mà muốn dính líu à?
– Cô Thùy Lan. Tôi cứ ngỡ ... à! Mà cũng rất may cho tôi khi tự mình chứng kiến việc này.
– Ông nói ông may hay tôi may. Nhưng thôi chuyện đó tôi không nhắc nhưng ông hãy coi chừng đó, có phải cô ấy chỉ quen với ông đâu. Cô ấy còn quen với cả ... à! Mà nói chắc ông cũng không biết đâu! Người kia có họ hàng là Việt kiều.
Thôi được rồi, xin mời mợ để cho chúng tôi được yên.
Cô Hà Thơ, cô dạy lại con gái của cô nó đồ ... chắc nó giống "chá' hay sao chớ dòng họ này ...
Hà Thơ nhịn nhục từ nãy giờ và chưa rõ điều gì nhưng cũng không thể im lặng mãi, bà lên tiếng:
– Chị Khánh à! Có chuyện gì chị sang nhà em. Em xin giới thiệu với chị ....
Bà Khánh giơ tay ngăn lại:
– Xin lỗi! Tôi định nói với cô chút chuyện của Dự Nguyên ... Nhưng bây giờ tôi không nói nữa. Cô hãy nhớ là giữa Dự Nguyên vớigia đình bên tôi đã có ý định việc hôn nhân.
Hai mẹ con cô ... liệu mà tính. Đừng lợi đụng vào cái gã “bá vơ” đó nữa. Mọi người đã tìm ra chứng cớ về ông ta đó. Anh Khánh đợi Dự Nguyên về để biết cậu ấy hoặc bồi thường hoặc ...
– Hoặc cưới con gái bà chứ gì? Cô Thùy Lan ...tôi không ngờ cô vẫn như ngày xưa ...
– Ông không biết gì:.. đừng xen vào chuyện của gia đình chúng tôi.
– Vậy sao? Tôi cũng nói cho cô biết chuyện của Dự Nguyên có dính líu đến tôi đó.
– Sao?
Ông Hoài Bách nói với Thiều Mơ và Hà Thơ.
Xin lỗi cô Hà Thơ và cháu Thiếu Mơ, hôm khác chúng ta gặp lại.
Hoài Bách gật đầu đứng dậy ra về sau khi kèm theo một câu với bà Khánh.
– Dự Nguyên ... à! Dự Nguyên là cháu tôi đó.
– Hả? ... ông Bách, ông Bách.
Bà Khánh cũng bước ra khỏi nhà, chẳng biết có theo ông Bách hay không?
Chỉ còn lại hai mẹ con, Thiều Mơ ôm chầm lấy mẹ:
– Mẹ ơi! Sống như thế này mãi sao chịu nổi. Vả lại hình như hai người họ ....
có lẽ họ từng thân nhau phải không mẹ.
Hà Thơ lắc đầu nói:
– Mẹ cũng không biết nữa.
Hai người lặng lẽ đuổi rong theo những suy nghĩ mơ hồ, Hà Thơ không dám lên tiếng hỏi về việc của bà Khánh, còn Hoài Bách cũng không hiểu rõ những lời của bà Khánh. Có phải Thùy Lan muốn nhắc đến Điền Văn ... Trời ạ! Chẳng lẽ họ quen nhau.
Cô Hà Thơ, đêm nay cô thể trò chuyện với tôi suốt được không? Mọi việc sao bất ngờ quá. Tôi xin lỗi đã không dùng bữa cơm với hai mẹ con cô, chắc là Thiều Mơ giận tôi lắm.
Hôm nào mời hai mẹ con đi ăn dể chuộc lỗi với con bé, không khéo nó bắt ''mẹ của nó'' lại.
Hà Thơ đang não lòng nhưng cũng phì cười trước lời nói đùa của Hoài Bách.
– Sao cô không nói gì hết vậy?
– Chẳng biết phải nói sao với anh vì chị Khánh đã nói ... Đính chính thế nào đây.
– Tôi tin tưởng ở cô và con bé ...
Anh không hiểu hết đâu ... bởi vì ... lúc nào tôi cũng bị ngờ vực và mẹ con tôi ... con bé Thiễu Mơ cứ muốn rời khỏi trang trại. Bất chợt Hoài Bách đặt bàn tay lên tay bà và nói:
– Nếu ... giá như Hà Thơ bằng lông, tôi ...tôi xin lo lắng cho cả hai mẹ con.
Hai mẹ con sẽ đến chỗ của tôi, sau này Thiều Mơ muốn gì thì chúng ta sẽ lo cho nó. Hà Thơ, tôi tôi sẽ xem Thiều Mơ như con ruột. Dẫu sao Dự Nguyên cũng là cháu ruột, chúng ta sẽ hợp lại thành một nhà. Sống cho quãng đời còn lại, luôn quan tâm đến nhau ... Hà Thơ Tôi rất thích em đó.
Hà Thơ muốn nghẹt thở khi nghe những lời của Hoài Bách, chỉ cần bà gật đầu thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp:
Sống ở Đà Lạt là niềm mơ ước của bà và cả Thiều Mơ. Thoát khỏi nơi đây con bé sẽ vui sướng. Nhưng hình ảnh của Điền Văn lại hiện ra:
một gương mặt mới thân quen, mới gần gũi làm sao!
Hà Thơ vẫn im lặng, im lặng trong sự suy nghĩ miên man. Bàn tay Hoài Bách vẫn đặt trên tay Hà Thơ, giọng ông vẫn nhẹ:
Tôi chờ câu trả lời của cô ... Em có biết ...tôi thật không ngờ em lại là em chồng của bà ấy ... Ngày xưa chúng tôi quen nhau nhưng do ông anh ... ông anh của cô là con của chủ trang trại ... và tôi đã thua. Khi ấy tôi chỉ là một kĩ sư còn trắng tay. Em có biết vì sao tôi ra nông nỗi này không? Mối hận của tôi đến bây giờ vẫn không nguôi. Tôi không sao quên được ... chắc em hiểu ... tôi thù hận đàn bà ... không ngờ gặp em tôi ... thấy mình không còn giữ vững lập trường nữa.
Hãy để tôi lo cho hai mẹ con em ở đô cũng có xưởng trà, đặc biệt là có khu vuờn hoa, hoa lài để ướp trà. Hai mẹ con có thích loni hoa này hay không?
Chỉ nghĩ đến thôi hai mẹ con đã mê. Vậy tôi chờ câu trá lời của em có được – Anh Bách à!
Hoài Bách, hoàn toàn không biết gì về chuyện của Điền Văn nếu như Văn và Dự Nguyên có họ hàng sao không nghe ông Bách nhắc đến. Thật bất ngờ khi biết bà Khánh và Hoài Bách từng là một cặp tình nhân. Bà đã phản bội ông và còn gây cho ông sự tật , nguyền như thế. Thật là tàn nhẫn và độc ác. Thảo nào ông lại căm gận đàn bà đến thế.
Bên tai Hà Thơ, giọng ông Bách cứ như trần tình và tự thuật:
Đàn ông ai lại là sỏi đá, tôi đã từng thất vọng, đau khổ. Tôi đã lên rừng. Thật là vô duyên khi bắt em nghe chuyện của tôi.
– Ồ, không sao. Anh Bách à, tôi hiểu, ai mà chẳng gặp một qon khứ không trọn vẹn. Có lẽ vì thế nó càng trở nên thi vị hơn, và đáng nhớ hơn ...
– Tôi ... tôi không muốn trần tình với em, chỉ xin em hãy hiểu dùm. Tôi muốn được sống với khoảng thời gian còn lại của mình thật tốt, nếu như không được quen biết Hà Thơ có lẽ tôi không có ý đó.
Hà Thơ bâng khuâng nhìn chung quanh. Quán thật tĩnh lặng với không gian rộng lớn và thơ mộng. Hoài Bách quả thật là một gã đàn ông có cá tính và rất sành điệu. Hoài Bách đã từng là người yêu của bà Khánh.
Thật may mắn cho ông cũng nên, một người trầm tĩnh và vô cùng trí tuệ như thế, lẽ nào lại là người yêu của một người đàn bà như bà Khánh. Vì Thuận Khánh là con của chủ trang trại Vĩnh Thuận và ngày ấy bà đã phản bội để rồi còn gây cho ông thương tổn nữa.
Thật là tàn nhẫn, cũng như bà đã tàn nhẫn đối với mẹ con cô. Hà Thơ chợt giật mình khi thấy mình nghĩ nhiều đến Hoài Bách. Đối với Hoài Bách có lẽ sự yêu kính của bà không thể nào đạt được khi mà cả một đại gia đình với những con người vừa cương:
vừa nhu. Trời ạ! Đôi lúc, Hà Thơ muốn gật đầu ngay sau khi Hoài Bách ngỏ lời, càng suy nghỉ thì càng không thể hai người đến với nhau càng không thể khi mà bà đang có ảo giác là Thiều Quang đang ở đâu đó đang hiện hữu trên cõi đời chứ không mết xác như từ bao lâu nay mọi người vẫn ngờ là anh đã:
"Thân trong nước, tên trong trí nhớ". Lạy trời một chút hy vọng của bà không mong manh như sương khói. Hà Thơ cố tin ...tin vào cảm giác của mình ...