Chương 28
Tác giả: Quỷ Cổ Nữ
Đây là tất cả các tài liệu của anh à? Trong ký túc xá chỉ có Quan Kiện và Yasuzaki Satiko. Cô đang ngồi trước màn hình máy tính hỏi rất dịu dàng. Chị nhân viên ấy sẽ tìm giúp và sẽ còn tìm thêm nữa. Thư viện Giang Kinh có 1 kho sách Tiếng Nhật, khi nào em rỗi, anh mời em cùng đến đó xem.
- Quan Kiện hơi thấp thỏm nhìn ra cửa, chỉ sợ có bạn nào đó vào, thấy Satiko thì sẽ hiểu nhầm. Có lẽ mình nên tìm 1 quán caffee hoặc đến thư viện trường cũng được.
- Nhưng mình đâu phải kẻ gian?
Cũng may Satiko đã copy lại rất nhanh. Cô lắc đầu: “Chẳng cảm thấy những thứ này có ích gì. Toàn là tin tức của báo chí Nhật, có nhiều tin rất ngắn gọn về vụ ông Yamaa Tsuneteru bị hại”. Cô ngẩng nhìn Quan Kiện, biết anh rất thất vọng nhưng không thấy anh thể hiện ra nét mặt.
Quan Kiện nghĩ ngợi, rồi nói: “Em đã đến đây thì anh muốn phiền em thêm 1 việc, hãy đi cùng anh đến nghĩa trang Vạn Quốc”
- Đi thăm cô bạn gái của anh à?
Quan Kiện ngây người, cúi đầu im lặng. Satiko vội nói “Xin lỗi, nếu em lỡ lời thì…”
- Không sao, đúng là anh có đi thăm cô ấy. Anh ngẩng lên nói tiếp: - Nhưng mời em đi là muốn nhờ em tra giúp 1 tình tiết quan trọng. Em cũng biết rồi, hiện nay anh đặt trọng tâm vào ông cụ Yamaa, điều này rất dễ hiểu vì anh có lý do để tin rằng Thi Di khi còn sống đã điều tra ông cụ ấy. Anh thấy ông cụ có 1 điểm khác người: Chết rồi không đưa về Nhật Bản mà lại án táng ở Giang Kinh. Chỉ có thể là ông cụ đích thân chuẩn bị và dặn dò, nếu không người nhà sẽ không làm thế. Đúng không?
- Em cho rằng ngôi mộ ở Giang Kinh là mộ giả, tượng trưng, thành phố cho xây để kỷ niệm vị công nhân danh dự mà thôi. - Cô hơi kinh ngạc
- Lúc đầu anh cũng nghĩ thế nhưng lại để ý thấy rằng ông Yamaa ngày nào cũng đến Phong Tiết Viện, nếu là mộ giả thì hà tất phải đến thăm liên tục như vậy. Vả lại trong đĩa CD có 1 bài báo tiếng Trung Quốc nói rõ việc hỏa táng ông cụ tổ chức ở đó.
- Anh ngờ rằng trước kia ông già đã chỉ định sẵn phải chôn mình ở Giang Kinh à?
- Đúng! Và, tại sao ông cụ phải làm thế?
- E rằng ngay tiếng sĩ Yamaa cũng không rõ… Nhưng em cùng đi nghĩa trang Vạn Quốc thì có thể giúp anh việc gì?
- Cứ đi với anh, đến đó khắc biết!
Người quản lý phòng hồ sơ nghĩa trang Vạn Quốc là 1 ông già ngoài sáu mươi, thấy đôi nam nữ thanh niên bước vào cửa, ông thầm lấy làm lạ: Căn phòng nhỏ của mình đã trở thành đông đúc nhộn nhịp từ khi nào thế này? Có lẽ mình đừng nên về hưu vội, khu nghĩa trang này đâu có dễ tìm người kế tục mình.
Anh chàng cao to này trông hơi quen quen, có thể sánh với vai nam trong phim truyền hình mà cháu ông hay xem. Chàng trai rất lễ độ: “Cháu chào Bác ạ”.
Cô gái thanh tú thì cúi người, nói câu gì đó ông nghe không hiểu, có lẽ là người Nhật.
Anh ta giới thiệu, đây là cô Yasuzaki Satiko ở hội nghệ thuật Nhật bản, cháu là phiên dịch.
Cô gái đưa giấy tờ tùy thân có dán ảnh, viết toàn tiếng Nhật, nhưng ông có thể đọc được vài chữ Hán trong đó, có hai chữ “Yunshu” chắc là “Nghệ thuật”.
Ông cười nói: “Tôi không phải công an, tôi xem giấy tờ làm gì, các vị…” Cô gái nói líu lô 1 tràng, ông già trố mắt nhìn chàng thanh niên Trung Quốc
- Cô ấy nói rằng, sắp kỷ niệm 5 năm ngày mất của nghệ nhân gốm sứ Yamaa Tsuneteru, hội nghệ thuật Nhật Bản cử cô ấy sang đây tìm hiểu về tình hình mai táng của ông ta, mong được Bác giúp đỡ. Anh ta dịch lại.
Ông già nói: “Ông Yamaa Tsuneteru… tôi biết, tôi biết. Trong vụ cướp ở viện Mỹ thuật, ông ấy đã bị hại. Ông ấy còn là công dân danh dự của Giang Kinh”
Cô gái lại nói Tiếng Nhật, chàng trai lại dịch: “Hội nghệ thuật Nhật Bản ủy thác cho cô Yasuzaki Satiko hỏi xem các phí tổn mua đất xây mộ ai chi trả? Nếu là do ủy ban Thành Phố chi thì hội xin gửi trả toàn bộ. Tuy có hơi muộn nhưng đây là lòng thành của Hội vì ông Yamaa Tsuneteru là niềm tự hào của giới nghệ sĩ Nhật Bản! Ngoài ra, hội còn muốn biết tại sao năm ấy không chuyển hài cốt của ông về Nhật an táng? Hẳn là có những chi tiết phức tạp, nhưng phía Nhật Bản ngày nay không có ai nói cho rõ được, vậy mong bác cho xem những tài liệu lưu trữ tại đây”
- Cô đã hỏi đúng người rồi đấy! Tuy đã 5 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ, Ông Yamaa Tsuneteru đã hỏa táng rồi chôn cất ở đây. Kể cũng hay thật, tôi nhớ rằng chính ông ấy đã đặt mua sinh phần cho mình.
Đôi nam nữ nhìn nhau, chàng trai hỏi: “Ý bác nói là, từ khi còn sống, ông Yamaa đã mua sẵn huyệt chôn cho mình”
- Anh chớ nghĩ tôi đã già… Trí nhớ tôi vẫn rất tốt đấy! Tôi tra lại sổ sách cho mà xem. Ông gỡ chiếc kính viễn ra, rồi quay lại lục tìm trong sổ hồ sơ. “Ngày nay cái gì cũng đưa lên máy tính, lên mạng… Ở chỗ tôi vẫn theo lỗi cũ, nhưng anh chớ coi thường, đồ cổ mới càng chuẩn”
Thế rồi, một sấp tài liệu đã được mở ra trước mặt 2 người khách
- Đúng thế đấy!... Này, vẫn còn như mới! Ngày 16 tháng 9 năm 2000, ông Yamaa Tsuneteru mua sinh phần, mua hẳn 2 chỗ! Ông đã trả giá cao, năm năm trước con số này là rất cao: mỗi suất 10 vạn nhân dân tệ. Tại khu Phong Tiết Viên, hàng thứ năm phía đông, 2 huyệt kề sát nhau, số mộ 034915 và 759632. Quái nhỉ? Tại sao 2 số này khác xa nhau quá. Huyệt kề bên nhau mà số huyệt chẳng liên quan gì đến xung quanh… Và, kỳ quái hơn nữa là, mộ ông Yamaa thì trôn lọ tro, còn mộ kia thì… đăng ký ở chỗ tôi thì không có lọ tro. Đương nhiên là cũng được thôi, vì ở chỗ tôi cũng có 1 số ngôi mộ giả… Ơ kìa?
Khi ông ngẩng đầu lên thì đôi nam nữ ấy đã biến đi đằng nào mất rồi.