Chương 13
Tác giả: QUỲNH DAO
Sau khi lấy chồng Tiểu Song rất ít về nhà chúng tôi. Còn nhà tôi thì sao? Ngày một tháng năm sẽ là ngày đám cưới cho chị Thi Tịnh. Công việc của anh Vũ Nông ở Tòa án cũng ngày càng bận rộn, anh phải chuẩn bị cho cuộc thi vào Luật sư đoàn. Anh Lý Khiêm thì đã chánh thức phụ trách biên tập cho đài truyền hình, anh Thi Nghiêu lên chức Giám đốc và công việc càng bề bộn hơn trước, mẹ và Nội gần như suốt ngày cùng chị Thi Tịnh mua vải may quần áo, sắm sửa gia dụng trong nhà cho chị. Tôi cũng bận tất bật, nào là luận án tốt nghiệp, rồi thực tập kế toán tại Ngân hàng. Có lẽ vì sự bận rộn của cả nhà nên tình cảm giữa chúng tôi và Tiểu Song cũng hời hợt đi. Có một đôi lần, Nội với mẹ ghé qua Tiểu Song, lúc trở Nội có vẻ buồn buồn, nói:
- Tội nghiệp con nhỏ, cái thân ốm yếu như vậy mà phải gánh biết bao cực khổ.
Mẹ thì không nói gì hết, người chỉ ngồi yên lặng. Trước hôm cử hành hôn lễ của chị Thi Tịnh một ngày Tiểu Song có ghé qua, lúc đó đã chiều tối. Chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm bận sắm sửa, không có nhà. Cha thì đi dự tiệc, những người còn lại có mặt đầy đủ, sự xuất hiện của Tiểu Song làm tôi thích thú. Nội bước tới ôm lấy cô ta mà ngắm nghía:
- Thế này không được nghe Tiểu Song, mập lên một chút chứ. Người tay lấy chồng thì mập ra mà con lại càng lúc càng gầy?
Hôm đó Tiểu Song vẫn mặc chiếc áo trước kia nàng hay mặc. đó là bộ âu phục mày đen, nàng không trang điểm, mái tóc xõa dài, nước da xanh xao như ngày đầu tiên đến với chúng tôi. Tiểu Song cười chào hết mọi người trong nhà, khi đến trước mặt anh Thi Nghiêu, nàng nói một câu rất khẽ nhưng tôi vẫn nghe thấy.
- Cám ơn món quà anh đã tặng cho tôi.
Món quà gì thế? Tôi thắc mắc. Còn nhớ cách đây không bao lâu Tiểu Song đã thẳng thắn từ chối tặng phẩm của anh Thi Nghiêu cơ mà? Thế là thế nào? Tôi liếc nhanh về phía anh Thi Nghiêu, anh có vẻ bối rối một chút:
- Xài được không?
- Dạ tốt lắm! Em thu được mười học sinh.
Tôi tò mò, nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Thi Nghiêu:
- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy?
Tôi tò mò nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Nghiêu:
- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy?
Tiểu Song đáp thay:
- Một chiếc đàn dương cầm. Chúa nhật tuần trước khi vừa thức dậy tôi thấy người ta khiêng chiếc đàn ấy vào nhà. Tôi rất ngỡ ngàng không biết đó là mộng hay thực, mãi đến khi nghe anh Hữu Văn hỏi tôi ở đâu có, tôi nhìn lên tấm danh thiếp trên đàn mới biết là phần thưởng rút thăm trong công ty anh Thi Nghiêu.
Nhìn sang anh Thi Nghiêu, Tiểu Song hỏi:
- Giải thưởng lớn như vậy? Không có rút thăm mà ở đâu anh có?
Anh Thi Nghiêu có vẻ bối rối, anh nói:
- À!Cái đó, cái đó... là thông lệ của công ty chúng tôi, nếu hàng không rút thăm thì được phát cho nhân viên cao cấp để thay cho tiền thưởng, mà nhà tôi đã có một chiếc đàn rồi, có lấy thêm một chiếc nữa, thừa ư?
Tiểu Song gật đầu nhìn mẹ và Nội rồi nói:
- Con mang ơn ở nhà này nhiều quá! Thật ra thì, mặc dù chiếc đàn là của công ty cho riêng anh Thi Nghiêu, không phải tốn tiền mua. Nhưng con chẳng có công mà được hưởng, thì điều đó cũng không đúng, có điều... - Tiểu Song thở dài nói - Con đang cần một chiếc đàn, sau khi trường dạy nhạc đóng cửa, con không có việc gì làm cũng buồn, có đàn con rất vui, con cũng thu thêm được một số học sinh... Con mang ơn anh Thi Nghiêu vô cùng.
Lời của Tiểu Song làm cho anh Thi Nghiêu vui hẳn lên, anh ngồi cười và nói:
- Tiểu Song đừng khách sáo như vậy. Tôi biết trước kia tôi đã sai lầm nhiều thứ. Tiểu Song có bỏ qua điều đó cho tôi không?
Tiểu Song nói với đôi má hồng:
- Anh nhắc những điều ấy làm gì? Anh em ruột thịt đôi khi còn ngộ nhận, em cũng nhờ vả quá nhiều vào gia đình anh làm sao dám buồn dám giận? Ngược lại thì có.
Tôi nhìn hai người chợt thấy tội cho ông anh của tôi, ông ấy vẫn không quên, chỉ có Tiểu Song là người hưởng lợi nhiều nhất.
Mẹ nãy giờ ngồi yên mãi cho đến anh Thi Nghiêu biện bạch về xuất xứ của chiếc đàn dương cầm, mẹ mới lắc đầu thở dài. Anh Thi Nghiêu thì dường như không nghe thấy, anh đang phấn chấn:
- Còn một món quà nữa tôi muốn tặng cho cô.
Anh nói và lập tức Tiểu Song chau mày:
- Tôi không thể nhận thêm bất cứ cái gì của anh nữa.
- Nhưng món quà này lại khác. Cô không thể không nhận.
Anh Thi Nghiêu nói và lập tức xông vào phòng. Tiểu Song có vẻ bối rối nhìn tôi, mọi người chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra, thì anh Nghiêu đã quay trở ra với miếng bìa cứng trên tay, đó là một đĩa hát. Tôi nhìn lên bao đĩa và chợt nhiên hiểu ra, đó là đĩa hát có tên gọi “Bên Giòng Nước”. Tiểu Song xúc động hỏi:
- Cho em mượn máy một chút nhé? Nhà không máy về sẽ không nghe được.
Anh Thi Nghiêu mở máy. Tiểu Song yên lặng lắng nghe. Hai người ngồi cạnh đó. Trong phòng không một tiếng động. Chỉ có lời của bản nhạc. Bản nhạc vừa dứt, anh Thi Nghiêu cho hát lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Sau đó Tiểu Song trịnh trọng lấy đĩa hát ra phủi nhẹ trên mặt đĩa, dù chẳng có một hạt bụi nào bám trên ấy. Anh Thi Nghiêu có vẻ nặng tình:
- Tiểu Song, có nhớ lời hứa của em hôm trước không?
- Hứa gì?
- Em đã hứa là sẽ phổ lời vào nhạc của cha em, để anh đem lên đài trình diễn? Bản “Bên Giòng Nước” bây giờ nổi tiếng em biết không?
- Thế à? Em thì suốt ngày trong nhà, nên chẳng biết gì hết.
Thi Nghiêu say sưa nói:
- Rồi ngày nào đó, đầu đường xó chợ đâu đâu Tiểu Song cũng nghe hát bài đó. Do tình trạng hiện nay, đi chấn chỉnh phong hóa. Nhà nước đã cấm hết mấy bản nhạc có lời ca thô tục, kém văn hoá. Nên nhạc hay nhạc tốt rất hiếm. đây là cơ hội. Tiểu Song nên bắt tay vào việc, vừa có thêm thu nhập lại làm vui lòng cha Tiểu Song nơi chín suối.
Tiểu Song chăm chú nghe, nàng gật gù tán đồng:
- Vâng, bây giờ em đã có đàn, em sẽ cố soạn nhạc, có thời gian là em sẽ bắt tay vào việc ngay.
Thi Nghiêu nói:
- Em nên nhớ là lúc nào tôi cũng theo dõi, em phải bắt tay ngay vào việc.
Tiểu Song cười, tôi nắm lấy chéo áo của Vũ Nông kéo mạnh, anh Vũ Nông như chợt tỉnh, hỏi:
- Chị Tiểu Song, lúc này anh Hữu Văn thế nào? Mà chẳng thấy cùng đi với chị vậy?
Câu hỏi của anh Nông đột ngột làm anh Nghiêu mất vui. Sự say sưa thảo luận biến mất, anh lặng lẽ rút lui về phía ghế salon ngồi xuống. Tiểu Song thì lúng túng:
- Ờ! Anh ấy rất bận, lúc nào anh ấy cũng rất bận.
Tôi chen vào:
- Quyển “kẻ điên loạn với thiên tài” anh ấy viết tới đâu rồi?
Tiểu Song nhìn tôi cười:
- Đến giờ này em cũng không rõ anh ấy là thiên tài hay chỉ là kẻ điên loạn.
Nội không hiểu gì cả nói:
- Tiểu Song nầy. Nhà này thì chỉ mua mỗi ngày có một tờ Liên Hiệp. không biết Hữu Văn nó đăng tiểu thuyết ở báo nào, mà Nội chẳng thấy cái tên nó ở đâu cả.
Vũ Nông phải nói:
- Tại Nội không hiểu, chứ viết tiểu thuyết, mấy ông nhà văn thường sử dụng bút danh chứ đâu để tên thật đâu?
- Vậy bút danh của Hữu Văn là gì? Nó có viết báo Liên Hiệp không?
Nội hỏi, khiến Tiểu Song đỏ mặt:
- Dạ, Nội ơi! hiện nay anh ấy bận viết một truyện dài. Mà chuyện dài không phải là một sớm một chiều, có khi phải viết từ tám tới mười năm. Trong khi viết, anh ấy cũng không dám bàn chuyện gì khác, vì như vậy khi nguồn cảm hứng bị phân tán, không tập trung... Chính vì thế mà Nội sẽ không thấy bất cứ bài nào của anh ấy trên báo cả.
Nội thở ra:
- Trời! Rồi nhà báo họ có phát lương cho nó không?
Tôi vội đỡ lời cho Tiểu Song:
- Nội không hiểu gì cả. Nhà văn ai lại lãnh lương? Người ta chỉ lãnh tiền nhuận bút thôi, mà tiền nhuận bút thì có bài đăng ra mới có tiền.
Nội vẫn thắc mắc:
- Vậy thì ngồi đó tám năm, mười năm mới viết xong một cuốn truyện rồi lấy gì mà ăn? Lấy gì sống?
- Bởi vậy làm nhà văn đâu phải dễ? Phải chịu khó, nhẫn nại và can đảm.
Tôi nói, nhưng Nội vẫn chưa hiểu:
- Như vậy làm nhà văn làm gì? Bao nhiêu công việc khác không làm, đút đầu vào cái nghề khổ như vậy làm chi?
Mẹ tôi nói với Nội:
- Mỗi người họ có cái chí riêng của họ cả. Mẹ ạ, mẹ không nghe ngày xưa người ta hay nói "Thập niên song hạ vô nhân tri, nhất cử thành danh thiên hạ hiểu" Hữu Văn hiện đang ở giai đoạn "Thập niên song hạ" đấy, rồi sẽ có ngày cậu ấy nổi danh.
Nội tôi như giác ngộ ra:
- À, thì ra cậu ấy định làm quan chứ gì?
Tiểu Song cười, chúng tôi cũng không nhịn được cười. Nội lẩm bẩm, nhìn chúng tôi qua đôi kính lão.
- Tưởng tao không biết ư? Nó muốn được làm Quan No bị ở mà?
- Quan No Bị ở?
Tiểu Song không hiểu, tôi chợt nhớ ra cười lớn:
- Giải Nobel ấy!
Thế là tiếng cười rộ tiếp theo, tôi nhìn Tiểu Song và thấy ra trong cái cười kia có một chút gì ngượng ngập. Hay là Tiểu Song hiểu lầm là chúng tôi đang cười ngạo Hữu Văn.
Tối hôm ấy, sau khi Tiểu Song về rồi, tôi vào phòng anh Thi Nghiêu.
- Chiếc đàn dương cầm đó sao vậy? Anh nói thật em nghe đi?
Anh Thi Nghiêu nhìn tôi chậm rãi:
- Thì cô không giúp được, tôi một mình hành động thôi.
Tôi nói:
- À thì ra đó là chiếc đàn dương cầm Yamaha! đương nhiên không phải là giải rút thăm của đài truyền hình. Nhưng anh lấy tiền ra mua vậy?
Anh Thi Nghiêu yên lặng, tôi nổi nóng:
- Một chiếc đàn dương cầm không phải rẻ. Hay là anh thâm lạm công quỹ?
Anh Thi Nghiêu châu mày:
- Không bao giờ có chuyện đó. Chẳng qua mấy năm rồi, tiền thưởng của công ty hơi khá...
Tôi cắt ngang:
- Hèn gì nghe mẹ than, năm nay khó khăn quá, ngay tiền thưởng cuối năm của anh cũng không có.
Anh Thi Nghiêu chỉ ngồi yên lặng, anh lấy viết ra nguệch ngoạc trên giấy. Tôi nhìn qua, không phải là những con số mà chỉ là câu:
Sóng nước mây mù cỏ non xanh
Có người con gái đứng bên dòng.
Đứng bên dòng... bên kia dòng. Rõ ràng người đẹp của anh Thi Nghiêu nhà tôi đang đứng ở bên kia dòng nước. Một khoảng cách thật xa lắc xa lơ.
Đầu tháng năm, đám cưới của chị Thi Tịnh với anh Lý Khiêm. Ngôi nhà mới của họ là apartment rộng khoảng ba mươi mét gồm năm phòng cả thảy, trang trí đẹp lắm ở đường Nhân Ái. Hôm đám cưới, Tiểu Song với Hữu Văn cũng có đến dự Hữu Văn vẫn đẹp trai, vẫn láng, còn Tiểu Song thì ốm và xấu đi thấy rõ. Trong bữa tiệc, một nhà đạo diễn bạn của anh tôi còn hỏi:
- Ê, cậu đàng kia là ai vậy, hỏi thử xem anh ta chịu đóng phim không?
Anh Thi Nghiêu trợn mắt:
- Đừng nói năng lộn xộn chạm tự ái bây giờ. Người ta là nhà văn đó.
Anh đạo diễn vẫn không hiểu:
- Nhà văn thì nhà văn chứ, viết văn là làm nghệ thuật, còn làm điện ảnh là tổng hợp nghệ thuật. Người làm nghệ thuật đóng phim cũng đâu có gì xấu hổ đâu?
Cũng chính vì chuyện đó mà, sau lễ cưới của chị Thi Tịnh, chúng tôi thường đem ra đùa. Anh Vũ Nông vỗ vai Hữu Văn nói:
- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không?
- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không? Nhà cửa thì trống vắng, gió thổi vi vu. Còn cậu xem này các tài tử như Tần Tường Lâm, đặng Quang Vinh... Chỉ đóng một cuốn phim là có mấy trăm ngàn. Thời đại đã thay đổi rồi cậu ạ. Chuyện viết lách bây giờ không có thời gian.
Hữu Văn đẩy Vũ Nông qua một bên:
- Đừng đùa, muốn tôi đóng phim ư? Cũng được thôi, với điều kiện là phim đó phải phóng tác từ tiểu thuyết của tôi viết.
- Tiểu thuyết của cậu?
- Vâng, đang viết dở mà!
Và Hữu Văn đang bám chặt việc viết lách. Mặc phê phán mặc mọi người dem chuyện đó ra đùa. Tôi cũng phải phục lăn.
Mùa hè đến. Tôi tốt nghiệp đại học và lập tức có chân kế toán trong ngân hàng ngay. Tôi rất bận. không phải bây giờ mà trước khi ra trường. Nạp luận văn tốt nghiệp, thực tập rồi thi cử. Bây giờ thì đi làm. Nên rất ít ghé qua Tiểu Song. Trung tuần tháng có một bữa rảnh rỗi, tôi tạt ngang. Lúc đó trời đã tối, vừa tới cửa có tiếng đàn không liên tục từ trong vọng ra. Vậy là Tiểu Song đang dạy đàn.
Tôi bấm chuông. Tiểu Song ra mở cửa với nụ cười:
- Ồ, chị Thi Bình, vậy mà em cứ ngỡ là chị quên em luôn rồi chứ.
- Cô quên thì có. Cô không biết là tôi bận dường nào ư? Vậy mà cũng không ghé qua, Nội cứ nhắc mấy người luôn đấy.
Tiểu Song có vẻ bối rối:
- Em... Em nào có quên đâu... chỉ tại... chỉ tại...
Tôi cười:
- Nói chơi vậy thôi. Chứ lúc gần đây ai chẳng công việc lu bù, làm sao rảnh rỗi.
Chúng tôi đi vào phòng khách. Lư Hữu Văn đang ngồi viết quay lại chào. Tôi định bước tới nói mấy câu, nhưng Tiểu Song đã kéo tôi về phòng ngủ. Bấy giờ tôi mới thấy là chiếc đàn dương cầm đặt trong phòng ngủ chứ không phải ở phòng khách. Có một cô bé khoảng tám tuổi mập mạp đang ngồi đàn. Tiểu Song khép cửa lại rồi mới nói với tôi:
- Mấy ngày nay, anh ấy lại viết không thuận tay, nên hơi nóng nảy. Em phải đặt đàn trong phòng ngủ để khỏi làm ồn anh ấy. Chị Thi Bình chị ngồi chơi một chút, để em dạy con bé này xong mình sẽ nói chuyện sau nhé?
- Cứ lo chuyện của Tiểu Song đi.
Tôi nói, và tự ý ngồi tựa vào thành giùong, với tay lấy quyển tạp chí ởđầu giường xuống xem. Vẫn là quyển báo cũ có truyện ngắn “Dưới Ngưỡng Cửa Đời” của Hữu Văn. Tôi lật qua lật lại cũng không có gì để đọc. Tiếng đàn vang lên. Tiểu Song vừa đàn vừa cố gắng giải thích cho cô bé:
- Sao con hiểu không?
Cô bé lắc đầu, Tiểu Song đàn lại:
- Con hiểu rồi chứ?
Cô bé cứ lắc đầu. Tiểu Song cầm tay cô bé đặt lên phím đàn. những ngón tay giống như những khúc gỗ. Tôi chăm chú theo dõi đến bực mình. Nếu là học trò của tôi, nãy giờ chắc tôi đã đẩy nó ra khỏi phòng. đàn khảy tai trâu đã là một đau khổ mà Dạy Trâu khảy đàn lại còn bi đát hơn.
Tôi đang định nói điều đó cho Tiểu Song nghe, thì có một tiếng ho trong phòng khách, rồi tiếng kéo ghế vọng vào,Tiểu Song chợt ngưng đàn. Chưa biết xảy ra chuyện gì, thì cửa mở. Hữu Văn với khuôn mặt hầm hầm xuất hiện:
- Tiểu Song, tôi đã nói với cô mấy lần rồi?
Tiểu Song vội đứng dậy nói:
- Anh Văn. Em dạy xong rồi, tối nay không dạy nữa đâu. Bữa nay có chị Thi Bình đến.
- Tôi biết chuyện đó. - Hữu Văn cắt ngang, liếc nhanh về phía tôi rồi quay sang Tiểu Song.- Tôi đã bảo em hàng trăm lần rồi, sao em không nghe? Muốn dạy đàn, thì đi đâu đó mà dạy, cứ tối ngày ồn ào như vầy làm sao tôi viết??
Và quay sang cô bé học đàn, Văn hét:
- Đi, đi đi. Cái con nhỏ ngu này, đần thế mà cũng bày đặt học đàn, ra khỏi đây ngay.
Tiểu Song sợ hãi kéo cô bé vào lòng:
- Anh đừng nói thế mẹ nó nghe. Em bé này không đần đâu, từ từ dạy nó sẽ biết. Có ai không học mà biết đàn ngay đâu.
Hữu Văn vẫn hét:
- Đi, tôi bảo phải cho nó cút đi!
Cô bé sợ hãi khóc thét lên. Tiểu Song phải vỗ về.
- Ly Ly đừng khóc con. Chú đang giận đang nóng, con đừng buồn chú ấy nhé.
Cô bé tên Ly Ly càng khóc lớn:
- Không, không, cho con về với mẹ đi, mẹ ơi, mẹ
Lư Hữu Văn kéo cô bé đẩy ra cửa.
- Đi, đi! Về với mẹ mày đi, bắt đầu từ ngày mai cấm đến nhớ đấy nhé!
Cô bé khóc bù lu bù loa chạy tuốt về nhà. Còn lại Tiểu Song ngồi lặng bên đàn.
- Thế này là anh hài lòng rồi nhé, anh đã đuổi đứa học trò cuối cùng của em.
Lư Hữu Văn vẫn còn nổi nóng:
- Hài lòng, hài lòng! Em phải biết từ khi em mang chiếc đàn quỉ yêu này về đây. Tôi không viết được một chữ nào hết, hiểu không?
Tiểu Song nhìn lên, chậm rãi:
- Đâu phải chỉ khi mang đàn về? Trước khi mang anh cũng có viết được chữ nào đâu?
Hữu Văn trừng mắt nhìn Tiểu Song, những tia lửa đỏ trong lòng mắt:
- Em nói thế là thế nào? Có phải em muốn nói là tôi chẳng viết được gì hết? Em khi dể tôi phải không? Đừng giấu gì hết. Muốn gì cứ nói ra đi!
Tiểu Song chẳng dám nhìn thẳng mắt Văn, nàng đưa mắt nhìn lên nắp đàn:
- Từ lâu em kính trọng anh, sùng bái anh, yêu anh... Chính vì vậy mà em mới lấy anh... Em biết anh có lý tưởng, có chí lớn, nhiều ước mơ. Nhưng ước mơ với thực tế là hai vấn đề, để giải quyết cuộc sống, không có gì khác hơn, em phải dạy đàn...
Hữu Văn hét:
- Em nông cạn lắm. Lúc nào cũng nghe em nói tới gạo củi nước mắm. Tại sao không biết nhìn xa hơn, anh không muốn em so sánh em với những hạng người tầm thường.
Tiểu Song trầm giọng:
- Em lúc nào lại không sống bằng hy vọng sáng lạn mai sau. Nhưng nhiều lúc em phải lo lắng khi cái tương lai sáng lạn chưa kịp đến, thì chúng ta đã chết đói.
Lư Hữu Văn nghiến răng:
- Tiểu Song, thật tôi không ngờ cô thực dụng như vậy, nhỏ nhoi, ích kỷ, nông cạn... Cô chỉ là con đàn bà sống bằng cái hào nhoáng bề ngoài.
Tiểu Song nói:
- Anh nói mà không nghĩ. Anh cho rằng mình hơn người, anh không muốn so sánh với những con người tầm thường, nhưng anh vẫn phải ăn, phải uống, phải mặc như bao người khác? Anh và em đều chẳng phải là thần thánh tiên phật... rồi còn con của chúng ta...
Tiểu Song bắt đầu rớt nước mắt. Tôi ngẩn ra, bây giờ tôi mới chú ý đến chiếc áo rộng phùng phình của Tiểu Song. Thì ra cô nàng đã sắp sửa làm mẹ. Tôi lại quay sang nhìn Văn. Quả nhiên câu nói của Tiểu Song đã khiến anh thay đổi. Anh không còn hùng hổ như lúc đầu nữa. Một chút suy nghĩ, rồi anh bước tới nắm lấy tay Tiểu Song.
- Anh xin lỗi em, anh nóng quá. Anh mới ích kỷ, hẹp hòi, anh có trăm thứ tội vì để em khổ.
Tiểu Song ngã vào lòng Hữu Văn
- Không, không có gì đâu anh! Tại em hết, đúng ra em không nên nói như vậy, em đã làm anh buồn.
Hữu Văn rưng rưng nước mắt.
- Em không có lỗi gì hết. Tất cả tại anh. Từ ngày lấy anh đến nay, không có ngày nào em vui. Anh phải đi tìm việc làm. Em nói đúng. Mặc dù ta có kỳ vọng ở một tương lai sáng lạn, thì cũng không quên thực tế của cuộc sống. Anh không thể để em đói, em khổ vì anh.... đó là chưa nói đến đưá con trong bụng em. Hữu Văn nầy không nuôi được vợ con thì có còn là đàn ông nữa không? Tiểu Song, em nên yên tâm đi, đừng buồn nữa, anh không phải là hạn người biết nổ mà không biết làm. Anh thề với em, bắt đầu từ hôm nay...
Nói xong, Hữu Văn lấy bút ra, viết lên phần trắng của tờ tạp chí để trên đầu giường mấy hàng chữ. Rồi chỉ vào đó, nói với tôi và Tiểu Song.
- Ở đây có chị Thi Bình làm chứng, đây là lời thề của tôi và bây giờ, tôi đi!
Hữu Văn nói xong bỏ ra ngoài. Tiểu Song gọi theo:
- Anh Văn, anh Văn. Anh đi đâu đấy?
Văn không quay lại nói:
- Đến gặp thầy học cũ của anh ở đại học, nhờ ông ấy tìm việc làm!
Còn lại tôi và Tiểu Song, cô ấy đã lau khô nước mắt. Nàng nhìn với nụ cười gượng gạo nói:
- Bậy quá, lâu lâu chị ghé thăm, để chị thấy cái cảnh không hay.
Tôi choàng tay qua ôm Tiểu Song, nói:
- Phải nói là một cảnh rất cảm động. Thôi đừng buồn, thế gian này có cặp vợ chồng nào không một lần cãi nhau? Anh ấy còn gởi lời thề cho cô này, chịu chưa, người sắp làm mẹ?
Tiểu Song đỏ mặt, tôi lại nói:
- Sao một chuyện quan trọng như vậy mà chẳng cho nhà biết vậy? Bao giờ sinh?
- Còn sớm mà... chắc có lẽ cuối tháng hai sang năm.
Tôi cười:
- Thế này là Nội sẽ bận cho bằng thích.
Rồi chợt nhớ đến lời thề ban nãy của Hữu Văn, tôi tò mò lấy quyển tạp chí lên. Bút tích của Hữu Văn như rồng bay phượng múa:
Tôi xin từ giã cái linh hồn quá khứ tôi, tôi ném nó lại đằng sau như ném một vỏ ốc. Cuộc đời chẳng qua chỉ là một chuỗi chết đi và sống lại. Lư Hữu Văn nầy, thôi thì ta hãy chết đi rồi sống lại sau.
Tôi đọc đi đọc lại mấy lần, bất giác thở dài:
- Tiểu Song đọc mấy hàng chữ nầy. Tôi thấy nếu sau nầy mà Hữu Văn không trở thành văn hào thì thật vô lý. Tiểu Song xem nầy, mới phóng bút có mấy hàng mà văn chương lại súc tích như vầy. Văn đã sử dụng ngôn ngữ quá tuyệt diệu.
Tiểu Song cầm quyển tạp chí tôi đưa, liếc nhanh rồi trả lại cho tôi nói:
- Văn chương thì hay thật, nhưng ông ấy đã viết thế này cho em không biết mấy trăm lần, em đã thuộc làu. Mỗi lần Văn cảm thấy cần tìm việc làm là lại viết.
Tiểu Song ngưng lại một chút, rồi nói tiếp:
- Câu văn này đâu phải của Văn đâu? Nó là câu cuối trong quyển Jean Christcủaer của Romain Roland, anh ấy chỉ thay chữ Christcủaer bằng chữ Lư Hữu Văn mà thôi.
Tôi ngẩn ra, ngơ ngác. Chợt nhiên tôi cảm thấy nỗi xót xa cay đắng trong câu nói của Tiểu Song. Tôi hiểu. Nàng đã cố chịu đựng, che giấu lâu rồi. Nàng đã vật vã trong nỗi phiền muộn giấu kín tất cả... tất cả... Tôi nhìn thấy nàng cười... Ôi mọi thứ trong ngôi nhà này tất cả chỉ là một sự lừa dối trắng trợn. không có lấy một sự thật! Kể cả nụ cười của Tiểu Song.
Sau khi lấy chồng Tiểu Song rất ít về nhà chúng tôi. Còn nhà tôi thì sao? Ngày một tháng năm sẽ là ngày đám cưới cho chị Thi Tịnh. Công việc của anh Vũ Nông ở Tòa án cũng ngày càng bận rộn, anh phải chuẩn bị cho cuộc thi vào Luật sư đoàn. Anh Lý Khiêm thì đã chánh thức phụ trách biên tập cho đài truyền hình, anh Thi Nghiêu lên chức Giám đốc và công việc càng bề bộn hơn trước, mẹ và Nội gần như suốt ngày cùng chị Thi Tịnh mua vải may quần áo, sắm sửa gia dụng trong nhà cho chị. Tôi cũng bận tất bật, nào là luận án tốt nghiệp, rồi thực tập kế toán tại Ngân hàng. Có lẽ vì sự bận rộn của cả nhà nên tình cảm giữa chúng tôi và Tiểu Song cũng hời hợt đi. Có một đôi lần, Nội với mẹ ghé qua Tiểu Song, lúc trở Nội có vẻ buồn buồn, nói:
- Tội nghiệp con nhỏ, cái thân ốm yếu như vậy mà phải gánh biết bao cực khổ.
Mẹ thì không nói gì hết, người chỉ ngồi yên lặng. Trước hôm cử hành hôn lễ của chị Thi Tịnh một ngày Tiểu Song có ghé qua, lúc đó đã chiều tối. Chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm bận sắm sửa, không có nhà. Cha thì đi dự tiệc, những người còn lại có mặt đầy đủ, sự xuất hiện của Tiểu Song làm tôi thích thú. Nội bước tới ôm lấy cô ta mà ngắm nghía:
- Thế này không được nghe Tiểu Song, mập lên một chút chứ. Người tay lấy chồng thì mập ra mà con lại càng lúc càng gầy?
Hôm đó Tiểu Song vẫn mặc chiếc áo trước kia nàng hay mặc. đó là bộ âu phục mày đen, nàng không trang điểm, mái tóc xõa dài, nước da xanh xao như ngày đầu tiên đến với chúng tôi. Tiểu Song cười chào hết mọi người trong nhà, khi đến trước mặt anh Thi Nghiêu, nàng nói một câu rất khẽ nhưng tôi vẫn nghe thấy.
- Cám ơn món quà anh đã tặng cho tôi.
Món quà gì thế? Tôi thắc mắc. Còn nhớ cách đây không bao lâu Tiểu Song đã thẳng thắn từ chối tặng phẩm của anh Thi Nghiêu cơ mà? Thế là thế nào? Tôi liếc nhanh về phía anh Thi Nghiêu, anh có vẻ bối rối một chút:
- Xài được không?
- Dạ tốt lắm! Em thu được mười học sinh.
Tôi tò mò, nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Thi Nghiêu:
- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy?
Tôi tò mò nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Nghiêu:
- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy?
Tiểu Song đáp thay:
- Một chiếc đàn dương cầm. Chúa nhật tuần trước khi vừa thức dậy tôi thấy người ta khiêng chiếc đàn ấy vào nhà. Tôi rất ngỡ ngàng không biết đó là mộng hay thực, mãi đến khi nghe anh Hữu Văn hỏi tôi ở đâu có, tôi nhìn lên tấm danh thiếp trên đàn mới biết là phần thưởng rút thăm trong công ty anh Thi Nghiêu.
Nhìn sang anh Thi Nghiêu, Tiểu Song hỏi:
- Giải thưởng lớn như vậy? Không có rút thăm mà ở đâu anh có?
Anh Thi Nghiêu có vẻ bối rối, anh nói:
- À!Cái đó, cái đó... là thông lệ của công ty chúng tôi, nếu hàng không rút thăm thì được phát cho nhân viên cao cấp để thay cho tiền thưởng, mà nhà tôi đã có một chiếc đàn rồi, có lấy thêm một chiếc nữa, thừa ư?
Tiểu Song gật đầu nhìn mẹ và Nội rồi nói:
- Con mang ơn ở nhà này nhiều quá! Thật ra thì, mặc dù chiếc đàn là của công ty cho riêng anh Thi Nghiêu, không phải tốn tiền mua. Nhưng con chẳng có công mà được hưởng, thì điều đó cũng không đúng, có điều... - Tiểu Song thở dài nói - Con đang cần một chiếc đàn, sau khi trường dạy nhạc đóng cửa, con không có việc gì làm cũng buồn, có đàn con rất vui, con cũng thu thêm được một số học sinh... Con mang ơn anh Thi Nghiêu vô cùng.
Lời của Tiểu Song làm cho anh Thi Nghiêu vui hẳn lên, anh ngồi cười và nói:
- Tiểu Song đừng khách sáo như vậy. Tôi biết trước kia tôi đã sai lầm nhiều thứ. Tiểu Song có bỏ qua điều đó cho tôi không?
Tiểu Song nói với đôi má hồng:
- Anh nhắc những điều ấy làm gì? Anh em ruột thịt đôi khi còn ngộ nhận, em cũng nhờ vả quá nhiều vào gia đình anh làm sao dám buồn dám giận? Ngược lại thì có.
Tôi nhìn hai người chợt thấy tội cho ông anh của tôi, ông ấy vẫn không quên, chỉ có Tiểu Song là người hưởng lợi nhiều nhất.
Mẹ nãy giờ ngồi yên mãi cho đến anh Thi Nghiêu biện bạch về xuất xứ của chiếc đàn dương cầm, mẹ mới lắc đầu thở dài. Anh Thi Nghiêu thì dường như không nghe thấy, anh đang phấn chấn:
- Còn một món quà nữa tôi muốn tặng cho cô.
Anh nói và lập tức Tiểu Song chau mày:
- Tôi không thể nhận thêm bất cứ cái gì của anh nữa.
- Nhưng món quà này lại khác. Cô không thể không nhận.
Anh Thi Nghiêu nói và lập tức xông vào phòng. Tiểu Song có vẻ bối rối nhìn tôi, mọi người chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra, thì anh Nghiêu đã quay trở ra với miếng bìa cứng trên tay, đó là một đĩa hát. Tôi nhìn lên bao đĩa và chợt nhiên hiểu ra, đó là đĩa hát có tên gọi “Bên Giòng Nước”. Tiểu Song xúc động hỏi:
- Cho em mượn máy một chút nhé? Nhà không máy về sẽ không nghe được.
Anh Thi Nghiêu mở máy. Tiểu Song yên lặng lắng nghe. Hai người ngồi cạnh đó. Trong phòng không một tiếng động. Chỉ có lời của bản nhạc. Bản nhạc vừa dứt, anh Thi Nghiêu cho hát lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Sau đó Tiểu Song trịnh trọng lấy đĩa hát ra phủi nhẹ trên mặt đĩa, dù chẳng có một hạt bụi nào bám trên ấy. Anh Thi Nghiêu có vẻ nặng tình:
- Tiểu Song, có nhớ lời hứa của em hôm trước không?
- Hứa gì?
- Em đã hứa là sẽ phổ lời vào nhạc của cha em, để anh đem lên đài trình diễn? Bản “Bên Giòng Nước” bây giờ nổi tiếng em biết không?
- Thế à? Em thì suốt ngày trong nhà, nên chẳng biết gì hết.
Thi Nghiêu say sưa nói:
- Rồi ngày nào đó, đầu đường xó chợ đâu đâu Tiểu Song cũng nghe hát bài đó. Do tình trạng hiện nay, đi chấn chỉnh phong hóa. Nhà nước đã cấm hết mấy bản nhạc có lời ca thô tục, kém văn hoá. Nên nhạc hay nhạc tốt rất hiếm. đây là cơ hội. Tiểu Song nên bắt tay vào việc, vừa có thêm thu nhập lại làm vui lòng cha Tiểu Song nơi chín suối.
Tiểu Song chăm chú nghe, nàng gật gù tán đồng:
- Vâng, bây giờ em đã có đàn, em sẽ cố soạn nhạc, có thời gian là em sẽ bắt tay vào việc ngay.
Thi Nghiêu nói:
- Em nên nhớ là lúc nào tôi cũng theo dõi, em phải bắt tay ngay vào việc.
Tiểu Song cười, tôi nắm lấy chéo áo của Vũ Nông kéo mạnh, anh Vũ Nông như chợt tỉnh, hỏi:
- Chị Tiểu Song, lúc này anh Hữu Văn thế nào? Mà chẳng thấy cùng đi với chị vậy?
Câu hỏi của anh Nông đột ngột làm anh Nghiêu mất vui. Sự say sưa thảo luận biến mất, anh lặng lẽ rút lui về phía ghế salon ngồi xuống. Tiểu Song thì lúng túng:
- Ờ! Anh ấy rất bận, lúc nào anh ấy cũng rất bận.
Tôi chen vào:
- Quyển “kẻ điên loạn với thiên tài” anh ấy viết tới đâu rồi?
Tiểu Song nhìn tôi cười:
- Đến giờ này em cũng không rõ anh ấy là thiên tài hay chỉ là kẻ điên loạn.
Nội không hiểu gì cả nói:
- Tiểu Song nầy. Nhà này thì chỉ mua mỗi ngày có một tờ Liên Hiệp. không biết Hữu Văn nó đăng tiểu thuyết ở báo nào, mà Nội chẳng thấy cái tên nó ở đâu cả.
Vũ Nông phải nói:
- Tại Nội không hiểu, chứ viết tiểu thuyết, mấy ông nhà văn thường sử dụng bút danh chứ đâu để tên thật đâu?
- Vậy bút danh của Hữu Văn là gì? Nó có viết báo Liên Hiệp không?
Nội hỏi, khiến Tiểu Song đỏ mặt:
- Dạ, Nội ơi! hiện nay anh ấy bận viết một truyện dài. Mà chuyện dài không phải là một sớm một chiều, có khi phải viết từ tám tới mười năm. Trong khi viết, anh ấy cũng không dám bàn chuyện gì khác, vì như vậy khi nguồn cảm hứng bị phân tán, không tập trung... Chính vì thế mà Nội sẽ không thấy bất cứ bài nào của anh ấy trên báo cả.
Nội thở ra:
- Trời! Rồi nhà báo họ có phát lương cho nó không?
Tôi vội đỡ lời cho Tiểu Song:
- Nội không hiểu gì cả. Nhà văn ai lại lãnh lương? Người ta chỉ lãnh tiền nhuận bút thôi, mà tiền nhuận bút thì có bài đăng ra mới có tiền.
Nội vẫn thắc mắc:
- Vậy thì ngồi đó tám năm, mười năm mới viết xong một cuốn truyện rồi lấy gì mà ăn? Lấy gì sống?
- Bởi vậy làm nhà văn đâu phải dễ? Phải chịu khó, nhẫn nại và can đảm.
Tôi nói, nhưng Nội vẫn chưa hiểu:
- Như vậy làm nhà văn làm gì? Bao nhiêu công việc khác không làm, đút đầu vào cái nghề khổ như vậy làm chi?
Mẹ tôi nói với Nội:
- Mỗi người họ có cái chí riêng của họ cả. Mẹ ạ, mẹ không nghe ngày xưa người ta hay nói "Thập niên song hạ vô nhân tri, nhất cử thành danh thiên hạ hiểu" Hữu Văn hiện đang ở giai đoạn "Thập niên song hạ" đấy, rồi sẽ có ngày cậu ấy nổi danh.
Nội tôi như giác ngộ ra:
- À, thì ra cậu ấy định làm quan chứ gì?
Tiểu Song cười, chúng tôi cũng không nhịn được cười. Nội lẩm bẩm, nhìn chúng tôi qua đôi kính lão.
- Tưởng tao không biết ư? Nó muốn được làm Quan No bị ở mà?
- Quan No Bị ở?
Tiểu Song không hiểu, tôi chợt nhớ ra cười lớn:
- Giải Nobel ấy!
Thế là tiếng cười rộ tiếp theo, tôi nhìn Tiểu Song và thấy ra trong cái cười kia có một chút gì ngượng ngập. Hay là Tiểu Song hiểu lầm là chúng tôi đang cười ngạo Hữu Văn.
Tối hôm ấy, sau khi Tiểu Song về rồi, tôi vào phòng anh Thi Nghiêu.
- Chiếc đàn dương cầm đó sao vậy? Anh nói thật em nghe đi?
Anh Thi Nghiêu nhìn tôi chậm rãi:
- Thì cô không giúp được, tôi một mình hành động thôi.
Tôi nói:
- À thì ra đó là chiếc đàn dương cầm Yamaha! đương nhiên không phải là giải rút thăm của đài truyền hình. Nhưng anh lấy tiền ra mua vậy?
Anh Thi Nghiêu yên lặng, tôi nổi nóng:
- Một chiếc đàn dương cầm không phải rẻ. Hay là anh thâm lạm công quỹ?
Anh Thi Nghiêu châu mày:
- Không bao giờ có chuyện đó. Chẳng qua mấy năm rồi, tiền thưởng của công ty hơi khá...
Tôi cắt ngang:
- Hèn gì nghe mẹ than, năm nay khó khăn quá, ngay tiền thưởng cuối năm của anh cũng không có.
Anh Thi Nghiêu chỉ ngồi yên lặng, anh lấy viết ra nguệch ngoạc trên giấy. Tôi nhìn qua, không phải là những con số mà chỉ là câu:
Sóng nước mây mù cỏ non xanh
Có người con gái đứng bên dòng.
Đứng bên dòng... bên kia dòng. Rõ ràng người đẹp của anh Thi Nghiêu nhà tôi đang đứng ở bên kia dòng nước. Một khoảng cách thật xa lắc xa lơ.
Đầu tháng năm, đám cưới của chị Thi Tịnh với anh Lý Khiêm. Ngôi nhà mới của họ là apartment rộng khoảng ba mươi mét gồm năm phòng cả thảy, trang trí đẹp lắm ở đường Nhân Ái. Hôm đám cưới, Tiểu Song với Hữu Văn cũng có đến dự Hữu Văn vẫn đẹp trai, vẫn láng, còn Tiểu Song thì ốm và xấu đi thấy rõ. Trong bữa tiệc, một nhà đạo diễn bạn của anh tôi còn hỏi:
- Ê, cậu đàng kia là ai vậy, hỏi thử xem anh ta chịu đóng phim không?
Anh Thi Nghiêu trợn mắt:
- Đừng nói năng lộn xộn chạm tự ái bây giờ. Người ta là nhà văn đó.
Anh đạo diễn vẫn không hiểu:
- Nhà văn thì nhà văn chứ, viết văn là làm nghệ thuật, còn làm điện ảnh là tổng hợp nghệ thuật. Người làm nghệ thuật đóng phim cũng đâu có gì xấu hổ đâu?
Cũng chính vì chuyện đó mà, sau lễ cưới của chị Thi Tịnh, chúng tôi thường đem ra đùa. Anh Vũ Nông vỗ vai Hữu Văn nói:
- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không?
- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không? Nhà cửa thì trống vắng, gió thổi vi vu. Còn cậu xem này các tài tử như Tần Tường Lâm, đặng Quang Vinh... Chỉ đóng một cuốn phim là có mấy trăm ngàn. Thời đại đã thay đổi rồi cậu ạ. Chuyện viết lách bây giờ không có thời gian.
Hữu Văn đẩy Vũ Nông qua một bên:
- Đừng đùa, muốn tôi đóng phim ư? Cũng được thôi, với điều kiện là phim đó phải phóng tác từ tiểu thuyết của tôi viết.
- Tiểu thuyết của cậu?
- Vâng, đang viết dở mà!
Và Hữu Văn đang bám chặt việc viết lách. Mặc phê phán mặc mọi người dem chuyện đó ra đùa. Tôi cũng phải phục lăn.
Mùa hè đến. Tôi tốt nghiệp đại học và lập tức có chân kế toán trong ngân hàng ngay. Tôi rất bận. không phải bây giờ mà trước khi ra trường. Nạp luận văn tốt nghiệp, thực tập rồi thi cử. Bây giờ thì đi làm. Nên rất ít ghé qua Tiểu Song. Trung tuần tháng có một bữa rảnh rỗi, tôi tạt ngang. Lúc đó trời đã tối, vừa tới cửa có tiếng đàn không liên tục từ trong vọng ra. Vậy là Tiểu Song đang dạy đàn.
Tôi bấm chuông. Tiểu Song ra mở cửa với nụ cười:
- Ồ, chị Thi Bình, vậy mà em cứ ngỡ là chị quên em luôn rồi chứ.
- Cô quên thì có. Cô không biết là tôi bận dường nào ư? Vậy mà cũng không ghé qua, Nội cứ nhắc mấy người luôn đấy.
Tiểu Song có vẻ bối rối:
- Em... Em nào có quên đâu... chỉ tại... chỉ tại...
Tôi cười:
- Nói chơi vậy thôi. Chứ lúc gần đây ai chẳng công việc lu bù, làm sao rảnh rỗi.
Chúng tôi đi vào phòng khách. Lư Hữu Văn đang ngồi viết quay lại chào. Tôi định bước tới nói mấy câu, nhưng Tiểu Song đã kéo tôi về phòng ngủ. Bấy giờ tôi mới thấy là chiếc đàn dương cầm đặt trong phòng ngủ chứ không phải ở phòng khách. Có một cô bé khoảng tám tuổi mập mạp đang ngồi đàn. Tiểu Song khép cửa lại rồi mới nói với tôi:
- Mấy ngày nay, anh ấy lại viết không thuận tay, nên hơi nóng nảy. Em phải đặt đàn trong phòng ngủ để khỏi làm ồn anh ấy. Chị Thi Bình chị ngồi chơi một chút, để em dạy con bé này xong mình sẽ nói chuyện sau nhé?
- Cứ lo chuyện của Tiểu Song đi.
Tôi nói, và tự ý ngồi tựa vào thành giùong, với tay lấy quyển tạp chí ởđầu giường xuống xem. Vẫn là quyển báo cũ có truyện ngắn “Dưới Ngưỡng Cửa Đời” của Hữu Văn. Tôi lật qua lật lại cũng không có gì để đọc. Tiếng đàn vang lên. Tiểu Song vừa đàn vừa cố gắng giải thích cho cô bé:
- Sao con hiểu không?
Cô bé lắc đầu, Tiểu Song đàn lại:
- Con hiểu rồi chứ?
Cô bé cứ lắc đầu. Tiểu Song cầm tay cô bé đặt lên phím đàn. những ngón tay giống như những khúc gỗ. Tôi chăm chú theo dõi đến bực mình. Nếu là học trò của tôi, nãy giờ chắc tôi đã đẩy nó ra khỏi phòng. đàn khảy tai trâu đã là một đau khổ mà Dạy Trâu khảy đàn lại còn bi đát hơn.
Tôi đang định nói điều đó cho Tiểu Song nghe, thì có một tiếng ho trong phòng khách, rồi tiếng kéo ghế vọng vào,Tiểu Song chợt ngưng đàn. Chưa biết xảy ra chuyện gì, thì cửa mở. Hữu Văn với khuôn mặt hầm hầm xuất hiện:
- Tiểu Song, tôi đã nói với cô mấy lần rồi?
Tiểu Song vội đứng dậy nói:
- Anh Văn. Em dạy xong rồi, tối nay không dạy nữa đâu. Bữa nay có chị Thi Bình đến.
- Tôi biết chuyện đó. - Hữu Văn cắt ngang, liếc nhanh về phía tôi rồi quay sang Tiểu Song.- Tôi đã bảo em hàng trăm lần rồi, sao em không nghe? Muốn dạy đàn, thì đi đâu đó mà dạy, cứ tối ngày ồn ào như vầy làm sao tôi viết??
Và quay sang cô bé học đàn, Văn hét:
- Đi, đi đi. Cái con nhỏ ngu này, đần thế mà cũng bày đặt học đàn, ra khỏi đây ngay.
Tiểu Song sợ hãi kéo cô bé vào lòng:
- Anh đừng nói thế mẹ nó nghe. Em bé này không đần đâu, từ từ dạy nó sẽ biết. Có ai không học mà biết đàn ngay đâu.
Hữu Văn vẫn hét:
- Đi, tôi bảo phải cho nó cút đi!
Cô bé sợ hãi khóc thét lên. Tiểu Song phải vỗ về.
- Ly Ly đừng khóc con. Chú đang giận đang nóng, con đừng buồn chú ấy nhé.
Cô bé tên Ly Ly càng khóc lớn:
- Không, không, cho con về với mẹ đi, mẹ ơi, mẹ
Lư Hữu Văn kéo cô bé đẩy ra cửa.
- Đi, đi! Về với mẹ mày đi, bắt đầu từ ngày mai cấm đến nhớ đấy nhé!
Cô bé khóc bù lu bù loa chạy tuốt về nhà. Còn lại Tiểu Song ngồi lặng bên đàn.
- Thế này là anh hài lòng rồi nhé, anh đã đuổi đứa học trò cuối cùng của em.
Lư Hữu Văn vẫn còn nổi nóng:
- Hài lòng, hài lòng! Em phải biết từ khi em mang chiếc đàn quỉ yêu này về đây. Tôi không viết được một chữ nào hết, hiểu không?
Tiểu Song nhìn lên, chậm rãi:
- Đâu phải chỉ khi mang đàn về? Trước khi mang anh cũng có viết được chữ nào đâu?
Hữu Văn trừng mắt nhìn Tiểu Song, những tia lửa đỏ trong lòng mắt:
- Em nói thế là thế nào? Có phải em muốn nói là tôi chẳng viết được gì hết? Em khi dể tôi phải không? Đừng giấu gì hết. Muốn gì cứ nói ra đi!
Tiểu Song chẳng dám nhìn thẳng mắt Văn, nàng đưa mắt nhìn lên nắp đàn:
- Từ lâu em kính trọng anh, sùng bái anh, yêu anh... Chính vì vậy mà em mới lấy anh... Em biết anh có lý tưởng, có chí lớn, nhiều ước mơ. Nhưng ước mơ với thực tế là hai vấn đề, để giải quyết cuộc sống, không có gì khác hơn, em phải dạy đàn...
Hữu Văn hét:
- Em nông cạn lắm. Lúc nào cũng nghe em nói tới gạo củi nước mắm. Tại sao không biết nhìn xa hơn, anh không muốn em so sánh em với những hạng người tầm thường.
Tiểu Song trầm giọng:
- Em lúc nào lại không sống bằng hy vọng sáng lạn mai sau. Nhưng nhiều lúc em phải lo lắng khi cái tương lai sáng lạn chưa kịp đến, thì chúng ta đã chết đói.
Lư Hữu Văn nghiến răng:
- Tiểu Song, thật tôi không ngờ cô thực dụng như vậy, nhỏ nhoi, ích kỷ, nông cạn... Cô chỉ là con đàn bà sống bằng cái hào nhoáng bề ngoài.
Tiểu Song nói:
- Anh nói mà không nghĩ. Anh cho rằng mình hơn người, anh không muốn so sánh với những con người tầm thường, nhưng anh vẫn phải ăn, phải uống, phải mặc như bao người khác? Anh và em đều chẳng phải là thần thánh tiên phật... rồi còn con của chúng ta...
Tiểu Song bắt đầu rớt nước mắt. Tôi ngẩn ra, bây giờ tôi mới chú ý đến chiếc áo rộng phùng phình của Tiểu Song. Thì ra cô nàng đã sắp sửa làm mẹ. Tôi lại quay sang nhìn Văn. Quả nhiên câu nói của Tiểu Song đã khiến anh thay đổi. Anh không còn hùng hổ như lúc đầu nữa. Một chút suy nghĩ, rồi anh bước tới nắm lấy tay Tiểu Song.
- Anh xin lỗi em, anh nóng quá. Anh mới ích kỷ, hẹp hòi, anh có trăm thứ tội vì để em khổ.
Tiểu Song ngã vào lòng Hữu Văn
- Không, không có gì đâu anh! Tại em hết, đúng ra em không nên nói như vậy, em đã làm anh buồn.
Hữu Văn rưng rưng nước mắt.
- Em không có lỗi gì hết. Tất cả tại anh. Từ ngày lấy anh đến nay, không có ngày nào em vui. Anh phải đi tìm việc làm. Em nói đúng. Mặc dù ta có kỳ vọng ở một tương lai sáng lạn, thì cũng không quên thực tế của cuộc sống. Anh không thể để em đói, em khổ vì anh.... đó là chưa nói đến đưá con trong bụng em. Hữu Văn nầy không nuôi được vợ con thì có còn là đàn ông nữa không? Tiểu Song, em nên yên tâm đi, đừng buồn nữa, anh không phải là hạn người biết nổ mà không biết làm. Anh thề với em, bắt đầu từ hôm nay...
Nói xong, Hữu Văn lấy bút ra, viết lên phần trắng của tờ tạp chí để trên đầu giường mấy hàng chữ. Rồi chỉ vào đó, nói với tôi và Tiểu Song.
- Ở đây có chị Thi Bình làm chứng, đây là lời thề của tôi và bây giờ, tôi đi!
Hữu Văn nói xong bỏ ra ngoài. Tiểu Song gọi theo:
- Anh Văn, anh Văn. Anh đi đâu đấy?
Văn không quay lại nói:
- Đến gặp thầy học cũ của anh ở đại học, nhờ ông ấy tìm việc làm!
Còn lại tôi và Tiểu Song, cô ấy đã lau khô nước mắt. Nàng nhìn với nụ cười gượng gạo nói:
- Bậy quá, lâu lâu chị ghé thăm, để chị thấy cái cảnh không hay.
Tôi choàng tay qua ôm Tiểu Song, nói:
- Phải nói là một cảnh rất cảm động. Thôi đừng buồn, thế gian này có cặp vợ chồng nào không một lần cãi nhau? Anh ấy còn gởi lời thề cho cô này, chịu chưa, người sắp làm mẹ?
Tiểu Song đỏ mặt, tôi lại nói:
- Sao một chuyện quan trọng như vậy mà chẳng cho nhà biết vậy? Bao giờ sinh?
- Còn sớm mà... chắc có lẽ cuối tháng hai sang năm.
Tôi cười:
- Thế này là Nội sẽ bận cho bằng thích.
Rồi chợt nhớ đến lời thề ban nãy của Hữu Văn, tôi tò mò lấy quyển tạp chí lên. Bút tích của Hữu Văn như rồng bay phượng múa:
Tôi xin từ giã cái linh hồn quá khứ tôi, tôi ném nó lại đằng sau như ném một vỏ ốc. Cuộc đời chẳng qua chỉ là một chuỗi chết đi và sống lại. Lư Hữu Văn nầy, thôi thì ta hãy chết đi rồi sống lại sau.
Tôi đọc đi đọc lại mấy lần, bất giác thở dài:
- Tiểu Song đọc mấy hàng chữ nầy. Tôi thấy nếu sau nầy mà Hữu Văn không trở thành văn hào thì thật vô lý. Tiểu Song xem nầy, mới phóng bút có mấy hàng mà văn chương lại súc tích như vầy. Văn đã sử dụng ngôn ngữ quá tuyệt diệu.
Tiểu Song cầm quyển tạp chí tôi đưa, liếc nhanh rồi trả lại cho tôi nói:
- Văn chương thì hay thật, nhưng ông ấy đã viết thế này cho em không biết mấy trăm lần, em đã thuộc làu. Mỗi lần Văn cảm thấy cần tìm việc làm là lại viết.
Tiểu Song ngưng lại một chút, rồi nói tiếp:
- Câu văn này đâu phải của Văn đâu? Nó là câu cuối trong quyển Jean Christcủaer của Romain Roland, anh ấy chỉ thay chữ Christcủaer bằng chữ Lư Hữu Văn mà thôi.
Tôi ngẩn ra, ngơ ngác. Chợt nhiên tôi cảm thấy nỗi xót xa cay đắng trong câu nói của Tiểu Song. Tôi hiểu. Nàng đã cố chịu đựng, che giấu lâu rồi. Nàng đã vật vã trong nỗi phiền muộn giấu kín tất cả... tất cả... Tôi nhìn thấy nàng cười... Ôi mọi thứ trong ngôi nhà này tất cả chỉ là một sự lừa dối trắng trợn. không có lấy một sự thật! Kể cả nụ cười của Tiểu Song.