watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bên Giòng Nước-Chương 6 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 6

Tác giả: QUỲNH DAO

Tôi còn nhớ có một lần cha của anh Lý Khiêm đã nói đùa với cha tôi.
- Người ta sinh con trai để có dâu con mang về nhà. Còn con trai nhà tôi từ khi đụng với con gái nhà anh là như bị bắt cóc, mỗi lần muốn tìm phải chạy tới đây. Không biết anh chị dạy con sao hay thế, giữ miết chúng không cho về nhà.
Vâng, không hiểu sao nhà tôi có điểm dặc biệt như vậy. Ai đến nhà một lần là ở miết không muốn đi. Cả chúng tôi cũng vậy, ít khi ra ngoài. Bạn bè chỉ đưa về nhà chứ không lang bang ngoài đường. Anh Lý Khiêm từ ngày gặp chị Thi Tịnh, ngoài giờ đến sở làm và ngủ ra, gần như suốt ngày ở nhà tôi. Anh Vũ Nông cũng thế, ngay trước khi đi nghĩa vụ đã chọn địa chỉ tôi làm nơi tạm trú, và sau khi mãn lính về, đương nhiên thường trú đóng luôn tại đây, Vũ Nông thường nói:
- Thi Bình em biết không? Người trẻ nhất trong nhà em là ai? Là bà của em đấy.
Tôi nghĩ. Câu nói trên đủ để diễn tả cảnh vui nhộn và thoải mái trong nhà. Có một người trẻ như Nội trong nhà. Ba mẹ tôi cũng không có lý do gì làm mặt người lớn. Thế là cả nhà lớn bé coi như hòa hợp nhau thành một khối. Người không hiểu chuyện, cố chấp sẽ cho là "nhà không biết ai lớn nhỏ gì cả". Nhưng với chúng tôi, như vậy mới thực sự là tổ ấm.
Vì vậy, sau khi trở về được hai ngày, vừa ngủ thức dậy là tôi đã nghe có tiếng của Vũ Nông trong phòng khách. Chuyện đó không có gì ngạc nhiên. Tiểu Song dậy từ bao giờ, chỉ còn mình tôi trong phòng. Hôm qua bắt cô ấy thức dậy sớm. Tôi nhớ lại khúc phim bi hài kịch buổi tối, vẫn còn thấy bứt rứt. Nhưng không sao, tình yêu nếu đã đến thì khó chặn lại nổi. Và nếu cần người phụ lực, thì tôi sẳn sàng. Sau khi rửa mặt xong. Tôi thấy trong người thật thư thái, thật vui với những kế hoạch đầy ắp trong đầu. Tình yêu là mật ngọt, là men say... là nguồn sống cho tuổi trẻ. Tôi xông vào phòng khách. Chưa vào đến nơi tôi đã nói to:
- Anh Vũ Nông, em định bàn với anh điều này, tối qua anh...
Chưa kịp nói hết lời tôi đã ngưng lại. Vì trong phòng khách, ngoài Vũ Nông ra còn Tiểu Song, đang ngồi trên salon với nụ cười và một thanh niên xa lạ khác.
Tôi chựng lại mắt mở to. Gã thanh niên có tướng tá cao lớn, đẹp trai. Áo màu caphe gài nút cổ, không cà vạt, quần sậm màu hơn. Mi sậm, mắt to đen mũi thẳng, miệng mỏng, cằm chẻ... A có lẽ là diễn viên chánh trong phim truyện của Lý Khiêm ư? Anh chàng này còn đẹp trai hơn cả Tần Tường Lâm, Đặng Quang Vinh. Tôi còn đang ngạc nhiên, thì gã thanh niên kia đứng dậy, với nụ cười trên môi. Anh ta nói với giọng quan thoại thật rõ.
- Nếu tôi không lầm chị là Thi Bình.
Tôi nói.
- Dạ phải. Vậy ra anh là Lư Hữu Văn.
- Dạ phải.
Chúng tôi cùng cười. Không khí trong phòng tươi mát và hoà hợp giống như nắng sớm ngoài trời, như bầu trời mùa hạ vắng mây. Tôi nói.
- Anh Văn này, trước kia nghe anh Vũ Nông nói về anh, tôi cứ tưởng thần thánh gì khác.
Lư Hữu Văn cười:
- Bây giờ chị đã thấy đấy, tôi cũng đâu có ba đầu sáu tay đâu.
Anh chàng tỏ ra rất viết cách nói chuyện, tôi bước tới ngồi cạnh Tiểu Song. Tiểu Song hôm nay có vẻ thật tươi, nét mặt thật rạng rỡ. Phải chăng vì chuyện đêm qua? Tôi thoáng nghĩ. Lư Hữu Văn lại lên tiếng:
- Vũ Nông này. Tất cả những ưu tú trên đời này có lẽ đều tụ lại dưới mái gia đình họ Chu này cả.
- Cậu lầm nhé, Tiểu Song chẳng phải họ Chu đâu.
Vũ Nông nói, nhưng Hữu Văn đã lanh miệng:
- Tôi chỉ nói là tập họp lai dưới mái nhà họ Chu thôi, chứ đâu nhất thiết phải là người họ Chu?
Tiểu Song mở miệng với nụ cười.
- Anh chỉ khéo pha trò. Anh muốn ca tụng chị Thi Bình thế nào cứ ca, đừng đẩy em vào cuộc, hai người khéo đóng kịch lắm nhé. Chị Thi Bình này, ban nãy chị không dậy sớm xem, hai người kẻ tung người hứng như làm xiếc vậy.
Tôi nói.
- Thôi nhé! Tôi dại ăn dại nói lắm, đừng kéo tôi vào cuộc.
Vũ Nông nhún vai:
- May mà em dại ăn dại nói còn thế, nếu nói nhiều hơn, chắc chết hết lũ đàn ông chúng anh.
Chúng tôi cùng cười. Giữa không khí vui vẻ đó thì anh Thi Nghiêu bước ra, tôi đứng dậy giới thiệu:
- Đây là anh Lư Hữu Văn, còn đây là Chu Thi Nghiêu anh ruột tôi.
Lư Hữu Văn bước tới siết chặt tay anh Nghiêu:
- Lúc còn ở trong trại, nghe Vũ Nông nói nhiều về anh, tôi hết sức ái mộ.
Anh Thi Nghiêu có vẻ không tự nhiên. Ngắm Văn rồi nhìn mọi người, tôi để ý thấy Tiểu Song đang cúi xuống trốn lánh tia nhìn của anh, nụ cười trên môi của cô ấy cũng mất. Anh Nghiêu từ từ quay lại.
- Mời anh ngồi. Hiện anh làm việc ở đâu?
Bực ông này thật. Tôi rủa thầm trong bụng. Cứ mở miệng ra là hỏi chuyện làm ăn, công việc. Để anh ấy ở ghế Phó Giám đốc thêm vài năm, dám bao nhiêu sự linh hoạt sẽ biến hết. Nhưng Hữu Văn rất tự nhiên:
- Tôi mới rời quân ngũ, trước ở chung trong trại huấn luyện của Vũ Nông nên chưa tìm được việc làm, thật ra thì tôi cũng chưa định...
- Hở??
Anh Thi Nghiêu có vẻ ngạc nhiên, như nghe được một lời rất lạ tai.
Chúng tôi cũng thế, nhìn Hữu Văn, anh ấy tiếp:
- Trước kia tôi tốt nghiệp khoa văn. Những năm dài ở đại học thật khó khăn, vì đến Đài Loan này, tôi chỉ là một đứa con côi, được chú nuôi dưỡng. Đúng ra,sau khi tốt nghiệp phổ thông xong tôi phải vào trường dạy nghề để tìm một nghề kiếm sống, nhưng vì quá mê nghề viết văn, nên tôi cũng cố thi lên đại học, mà không cần nghĩ suy là có tiền nộp học phí không. Bốn năm ở ban ngoại ngữ Văn khoa, không giấu gì các bạn, tôi đã chịu lạnh nhịn đói, vừa làm vừa vay. Cái đồng hồ sì cút này đã vào tiệm cầm đồ hàng chục lần.
Văn nói một cách tự nhiên, nỗi cay đắng như hiện ra trên môi, hoàn toàn khác hẳn vẻ phóng khoáng lúc đầu. Tiểu Song ngẩng đầu lên, ánh mắt ngập đầy thông cảm.
- Còn chú anh đâu? Không giúp đỡ được gì cho anh hay sao?
Hữu Văn tiếp.
- Chú tuy có thương tôi, nhưng chịu bất lực. Lúc rời Hoa Lục đến Đài Loan, chú để người vợ cũ lại, sang đây lập gia đình mới có ba con. Tiền kiếm ra thì ít, mà miệng ăn lại nhiều. Giữa tôi và bà mợ nhỏ lại không hạp nhau. Bà ấy rất khắt nghiệt, không cho tôi dùng thau rửa mặt, không cho dùng ly để uống nước nữa, vì vậy đến năm lớp mười hai thì tôi bỏ nhà ra đi.
Tiểu Song ngạc nhiên.
- Ồ! Thế rồi anh sống ở đâu?
- Thì chạy sô. Hôm thì ở nhà người bạn này, bữa thì ở nhà người khác. Mãi đến khi đậu vào đại học, tôi mới có chỗ ở cố định trong ký túc xá.
- Đại học đã lọt qua được rồi. Thế thì tại sao anh không tìm việc, để chuẩn bị ra nước ngoài học tiếp??
Giọng Hữu Văn đổi cao.
- Ra nước ngoài? Tại sao phải ra nước ngoài?? Không lẽ chỉ có nước ngoài mới có điều ta đáng học? Không, tôi không nghĩ thế, tôi không đi đâu hết. Với tôi, chỉ cần một ngôi nhà nhỏ đủ che mưa trải nắng, một cây bút, một xấp giấy trắng... Tôi đã đợi ngày nay lâu lắm rồi, bây giờ đã ra trường. Với vốn liếng văn học trong ngoài nước, tích tụ lại được bao nhiêu năm nay, cũng đủ cho tôi thực hành, tôi viết.
Bây giờ thì anh Thi Nghiêu mới lên tiếng.
- À, thì ra ông Hữu Văn đây là một nhà văn?
Lư Hữu Văn lắc đầu, anh ta nhìn chăm chú Thi Nghiêu, rồi nói:
- Tôi chưa phải là nhà văn, vì muốn được mang danh là nhà văn đâu phải dễ? Có lẽ tôi chỉ là người thích mơ mộng, nhưng trên đời này đã có biết bao sự thành công đã đạt được nhờ mơ mộng lớn? Vì vậy tôi sẽ cố gắng viết, biết đâu chừng vài năm nữa tôi cũng thành nhà văn. Đó là chuyện tương lai, còn bây giờ tôi chỉ bắt đầu.
Anh Thi Nghiêu hỏi:
- Thế ông định viết cái gì?? Tôi hiện có một cậu em rể tương lai viết kịch cho đài truyền hình...
Hữu Văn đột ngột cắt ngang, giọng sắt lại.
- Ồ! Kịch của truyền hình ư? Anh Nghiêu này, theo anh thì kịch bản ở đài truyền hình hiện nay của ta có đáng gọi là tác phẩm văn học nghệ thuật không? Anh có nghĩ là rồi sau mấy chục năm hay trăm năm, các thế hệ đời sau của ta có thể đem những kịch bản đó ra để nghiên cứu văn học nghệ thuật chứ?
Câu hỏi của Hữu Văn làm ngã ngựa tính kiêu hãnh của anh Nghiêu. Anh có vẻ bối rối, ngồi xuống, đốt một điếu thuốc, yên lặng nhìn Văn rồi nói:
- Thế theo anh thì một tác phẩm thế nào mới được gọi là có tính cách văn học, mới có giá trị?
- Một tác phẩm được gọi là có tính chách văn học ít ra phải có chiều sâu, có nội dung. Đề cập được tới những vấn đề lớn của thời đại hay ít ra phải phản ảnh được bối cảnh của thời đại đó. Nó phải có thịt, có da, có máu và xương.
Anh Nghiêu nhíu mày, anh thở ra một làn khói và hỏi tiếp:
- Nếu vậy cậu cho một ví dụ cụ thể xem? Và trong số những nhà văn hiện đại của nước ta, có ai là đủ tư cách đó?
Hữu Văn buồn bã.
- Nếu nghiêm khắc mà nhận xét. Chúng ta chưa có nhà văn nào cả. Thời ngũ tứ còn có một vài người tạm giỏi là như Úc Đạt Phu, như Từ Chí Ma, còn thời nay thì không. Hữu Văn im lặng một chút tiếp:
- Không phải viết được vài trang báo, ra được một hai cuốn sách là có quyền xưng là nhà văn. Những người tự nhận là nhà văn hiện nay không viết được ra trò cả, quanh đi quẩn lại Tình yêu rồi hận thù. Sống không gần nhau được thì chết... đại loại như thế, chán vạn người viết được đâu có gì gọi là văn học đâu?
Anh Thi Nghiêu nhìn thẳng Hữu Văn.
- Theo cậu, một tác phẩm văn học phải là một tác phẩm không đề cập đến tình yêu và hận thù. Cậu không nghĩ là tình yêu và hận thù đã là bản năng của nhân loại từ xưa ư?
Hữu Văn trịnh trọng nói.
- Tôi đồng ý với anh. Tình yêu và hận thù là hai vấn đề bản năng của con người. Nhưng tôi phải đối chuyện thương mây khóc gió. Cái gì đáng yêu thì yêu, đáng hận thì hận, chứ đừng đụng một chút là rên rỉ, đến tạo kích thích, tạo căng thẳng cho cốt chuyện, nhiều người viết đã cho nhân vật nam đụng xe, rồi nhân vật nữ nhảy lầu tự vận... - Hữu Văn thở dài- Tất cả những bố cục như vậy xưa rồi, hủ lậu quá rồi. Tác phẩm văn học dù không cần phải viết về một thời đại vĩ đại., nhưng cũng phải mô tả được một cách sống động con người thời đại, đó là những con người tầm thường thôi, như những chú hề, sự hiện hữu của họ không được ai để ý, nhưng chính họ, họ đã mang lại cho con người bao nhiều niềm hoan hỉ ái ố... Ví dụ như tiểu thuyết của Mark Twain, đọc ông ta, nhiều khi ta rơi nước mắt bao giờ không hay. Đó là cái chiều sâu của văn học mà tôi muốn đề cập.
Anh Thi Nghiêu chăm chú ngồi nghe, anh vẫn thở khói liên tục. Biểu hiện trên mặt anh khó đoán, nó có vẻ vừa nghi ngờ, kinh ngạc, băn khoăn, chuyện thuyết phục được anh Nghiêu không phải là chuyện dễ dàng. Trong khi tôi, Vũ Nông và cả Tiểu Song đều phục lăn sát đất. Nhất là Tiểu Song, cô ấy tay chống cằm, say sưa lắng nghe. Nhìn Tiểu Song là tôi biết, cô ta đã hoàn toàn bị thuyết phục. Hữu Văn là một thanh niên, phấn đấu trưởng thành từ nghèo khổ, chắc chắn phải có ý chí ghê gớm. Còn Vũ Nông bây giờ qua những lập luận của Hữu Văn, tôi hiểu tại sao Vũ Nông lại phục Hữu Văn sát đất.
Bình trà trên bàn đã cạn, Hữu Văn rót ra chỉ được một chút xíu. Tiểu Song vội vã lấy vào châm bình mới. Thái độ tiếp đãi ân cần. Uống một ngụm trà rồi Hữu Văn lại tiếp.
- Ở Đài Loan ta, số người được gọi là nhà văn nhiều quá. Tiếc một điều, phần lớn tác phẩm trai tài gái sắc, tròn trịa lại nhiều quá. Vì vậy ta rất dễ thấy rõ một điều là không hiện thực, không tưởng, tách rời với cuộc sống... Không tạo được niềm tin ở người đọc. Lúc gần đây, chỉ có vài tác phẩm của Trương Ái Linh là có khá hơn một chút, nhưng cũng chưa sâu sắc. Tôi không học văn thì thôi, lỡ học rồi lại thích, nên tôi thề là sẽ cố viết bằng được một cuốn sách ra hồn, có thể đại diện cho một nền văn học Trung Quốc, để cho người nước ngoài họ thấy là Trung Quốc không phải chỉ có hai tác phẩm lớn là Hồng Lâu mộng và Kim Bình Mai.
Vũ Nông lên tiếng, giọng đầy khâm phục.
- Hữu Văn. Chắc chắn cậu sẽ làm được, cậu sẽ làm được điều đó, vì cậu có kiến thức chuyên môn, lại có tài cậu phải viết được tác phẩm lớn, chứ bằng không tôi ấm ức vô cùng, tại sao một nước nhỏ như Nhật mà vẫn có Nobel văn học còn ta thì không?
Hữu Văn nói.
- Đó cũng chính là nỗi đau của tôi. Tôi không tin là Trung Quốc không có được một Kaquabata như Nhật. Thật là buồn cười, thật là chua xót. Giải Nobel đâu có gì là vĩ dại, là tuyệt đối đâu, mà ta không đạt được? Chỉ cần có sự cố gắng, cố gắng!
Mấy câu nói của Hữu Văn thật hào phóng, thật khẳng khái, khi nói những câu này mắt anh chàng rạng rỡ như sắp cầm được giải thưởng trên tay. Chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục, phấn chấn hẳn lên. Giải Nobel ra làm sao tôi chưa thấy, nhưng nghe Hữu Văn nói, tôi tưởng chừng như tấm bằng khen kia vàng chói, đang tỏa hào quang khắp phòng và bên trên có viết mấy chữ "Giải Nobel văn học 197... Người đoạt giải nhà văn Trung Quốc Lư Hữu Văn... "
Tiểu Song bị kích động đến độ bước ghế đối diện với Hữu Văn ngồi xuống, nhìn Hữu Văn với ánh mắt khâm phục nói:
- Anh Văn, ban nãy anh nói anh chỉ cần cố gắng, tin vào sức mình là được. Nhưng còn phải có việc làm nữa chứ? Không việc làm thì lấy cái gì ăn để mà viết? Anh nói chỉ cần một căn nhà nhỏ, nhưng cũng phải có ăn nữa chứ? Tiền ăn, uống, mua giấy mực ở đâu ra?
Hữu Văn nhìn Tiểu Song:
- Cô Tiểu Song, cô có sống qua cảnh nghèo đói như tôi đã trải qua chưa?
Tiểu Song ấp úng:
- Tôi... tôi nghĩ là... Trước khi đến ở nhà bác Chu đây, tôi đã sống rất khổ.
- Như vậy hẳn cô đã hiểu, cái đòi hỏi cơ bản của con người là gì? Đâu phải là sơn hào hải vị, gấm vóc lụa là... Chỉ cần một trăm đồng mướn căn gác nhỏ? Con người có thể chịu đựng được gian khổ mới hơn người. Đó là chưa nói, từ nhỏ tới giờ, tôi dính liền với cái nghèo, nên đã tự luyện cho mình một sự cứng cỏi... Tiểu Song, cám ơn cô đã quan tâm, nhưng cô cứ yên trí, tôi sẽ vượt qua được. Chỉ cần có tác phẩm, sống thiếu vật chất có khổ một chút nhưng tinh thần thư thái là còn gì hơn. Cô có nghĩ tôi như vậy là không tưởng là đa sầu đa cảm lắm không?
- Không, anh có vẻ bất cần và vui vẻ.
- Cô có biết sức mạnh nào đã yểm trợ tôi không?
Tiểu Song lắc đầu. Hữu Văn lớn tiếng.
- Đó là niềm tin! Niềm tin, hai chữ đó rộng lớn vô cùng, bao nhiêu kỳ tích trên thế gian này cũng từ đó mà ra. Bao nhiêu tín đồ Hồi Giáo, đi một bước, lạy một bước với niềm tin đến Macca, bao nhiêu tín đồ Thiên Chúa giáo cam phận hiến thân cho sư tử và đóng đinh trên Thập tự giá, bao nhiêu tín đồ Ấn độ giáo chân trần đi trên lửa hồng cũng nhờ nó, cũng như đã có bao nhiêu con bệnh hiểm nghèo qua khỏi cũng nhờ niềm tin, vậy thì niềm tin cũng là bạn không rời của Lư Hữu Văn này vậy.
Anh Thi Nghiêu chợt buột miệng.
- Van Gogh!
Tiểu Song hỏi:
- Anh nói gì thế?
Hữu Văn lắc đầu:
- Không, tôi không phải là Van Gogh. Van Gogh có bệnh ưu sầu, tinh thần bệnh hoạn, còn tôi không có. Van Gogh nhiều ảo tưởng phức tạp, tôi bình thường. Anh nhắc tới Van Gogh, vậy anh đọc qua quyển Tình Yêu cuộc sống chưa?
Anh Nghiêu ngẩn ra:
- Chưa, đó là sách gì?
- Quyển tự truyện của Van Gogh, đó là quyển sách hay và nếu anh đọc qua, anh sẽ thấy tôi không phải là Van Gogh.
Tôi cười chen vaọ
- Còn nữa, Van Gogh xấu xí, còn anh thì đẹp trai.
Hữu Văn tiếp.
- Cô nói thế càng sai. Van Gogh không xấu xí mà rất đẹp, một họa sĩ tạo được những họa phẩm tuyệt vời như vậy làm sao xấu được. Dưới mắt tôi, ông ấy không những dẹp, mà còn rất đẹp.
- Ai? Ai rất đẹp? Chỉ cho Nội xem xem.
Tiếng của Nội đột ngột vang lên và Nội đã xuất hiện trước cửa phòng khách. Vừa nhìn thấy Lư Hữu Văn, bà chợt "Úi cha!" Rồi dừng sững lại ngắm nghía.
- Đúng rồi! Đúng rồi!
Và quay sang anh Thi Nghiêu vội nói:
- Đây là người phụ trách giới thiệu chương trình của con phải không? Đứng kế cô Huỳnh Lệ thì hợp đôi vô cùng!
Tôi vội đính chính.
- Nội, Nội lầm rồi, đây là Lư Hữu Văn, bạn của anh Vũ Nông đấy, chứ không phải người phụ trách giới thiệu chương trình của anh Nghiêu, anh ấy cũng không hề quen Huỳnh Lệ.
Nội nhìn Hữu Văn cười.
- Vậy hử? Không sao, không sao, nếu con muốn bác sẽ làm mai Huỳnh Lệ cho.
Bây giờ tới phiên Tiểu Song.
- Nội này. Hai người là hai thế giới khác biệt, chưa gì Nội đã làm lẫn lộn, người ta cười cho.
Nội bây giờ mới ngắm nghía kỹ hơn Hữu Văn.
- Hừ. Tướng tá đẹp thật, giống Kha Tuấn Hùng, còn đẹp hơn Kha Tuấn Hùng nữa là khác. Thế con có đóng phim không?
Tiểu Song có vẻ bất mãn:
- Nội này, người ta không phải là tài tử đóng phim hay truyền hình mà anh ấy là nhà văn.
- À, vậy là cậu này viết kịch bản cho truyền hình?
Tôi cười nói:
- Nội đừng tưởng nhà này có hai ngươi ăn cơm của đài truyền hình rồi tưởng ai cũng vậy hết.
Nội nhe răng cười. Lư Hữu Văn có vẻ rất phóng khoáng
- Lúc trước Vũ Nông có kể con nghe bà là người có trái tim trẻ nhất trong nhà, bây giờ con mới biết.
- Vậy ư?, nhờ nói tốt vậy, bà mới gả Thi Bình cho nó chứ.
Tôi hét.
- Trời ơi. Con đâu phải là món quà đâu mà Nội muốn cho ai thì cho. Nội kỳ quá.
- Tại con không biết, trước kia nhờ có cha con ăn nói dễ thương mẹ mới gả cho nó. Vì vậy con thấy đó, chuyện ăn nói cũng quan trọng lắm.
Nội nói, rồi quay sang nhìn Thi Nghiêu, anh ấy đang ngồi như pho tượng gỗ.
- Thằng Thi Nghiêu nhà ta này có được cái thật thà, phải có mồm mép một tí nữa.
Anh Thi Nghiêu đứng dậy, mặt không vui.
- Nội! Nội đừng nói tới con.
Nội nói.
- Hừ, cái gì như đụng phải đinh thế? Thằng gì khó chịu, ai nói gì tới nó một chút là nó giẫy nẩy.
Cả nhà cười ầm lên. Anh Thi Nghiêu khẽ liếc về phía Tiểu Song. Cô này hình như không để ý, không thấy... Cùng cười với mọi người... Anh Thi Nghiêu quay lưng đi vội về phòng riêng. Anh đi như chạy trốn. Cánh tay chạm mạnh vào bàn, làm ly nước ngã lăn đổ, tôi suýt kêu lên và cảm thấy bước chân thọt của anh hình như nện mạnh hơn trên gạch.
Một tình cảm bơ vơ, buồn phiền vô cớ đột nhiên dâng trong lòng tôi. Chỉ mới đó. Chỉ cách có một đêm, mà ông anh tội nghiệp của tôi gần như đã đánh mất hạnh phúc trong tầm tay. Tôi quay nhìn Tiểu Song rồi nhìn Lư Hữu Văn. Họ vẫn vô tình nhìn nhau cười, nói. Một cập tuổi trẻ xuất sắc. Kim đồng ngọc nữ phải chăng định mệnh khá cay đắng éo le? Một sự sắp xếp tình cờ, nhưng là một sự sắp xếp làm tan vỡ một hạnh phúc khác. Tôi hoàn toàn bồi hồi và bối rối.



Tôi còn nhớ có một lần cha của anh Lý Khiêm đã nói đùa với cha tôi.

- Người ta sinh con trai để có dâu con mang về nhà. Còn con trai nhà tôi từ khi đụng với con gái nhà anh là như bị bắt cóc, mỗi lần muốn tìm phải chạy tới đây. Không biết anh chị dạy con sao hay thế, giữ miết chúng không cho về nhà.

Vâng, không hiểu sao nhà tôi có điểm dặc biệt như vậy. Ai đến nhà một lần là ở miết không muốn đi. Cả chúng tôi cũng vậy, ít khi ra ngoài. Bạn bè chỉ đưa về nhà chứ không lang bang ngoài đường. Anh Lý Khiêm từ ngày gặp chị Thi Tịnh, ngoài giờ đến sở làm và ngủ ra, gần như suốt ngày ở nhà tôi. Anh Vũ Nông cũng thế, ngay trước khi đi nghĩa vụ đã chọn địa chỉ tôi làm nơi tạm trú, và sau khi mãn lính về, đương nhiên thường trú đóng luôn tại đây, Vũ Nông thường nói:

- Thi Bình em biết không? Người trẻ nhất trong nhà em là ai? Là bà của em đấy.

Tôi nghĩ. Câu nói trên đủ để diễn tả cảnh vui nhộn và thoải mái trong nhà. Có một người trẻ như Nội trong nhà. Ba mẹ tôi cũng không có lý do gì làm mặt người lớn. Thế là cả nhà lớn bé coi như hòa hợp nhau thành một khối. Người không hiểu chuyện, cố chấp sẽ cho là "nhà không biết ai lớn nhỏ gì cả". Nhưng với chúng tôi, như vậy mới thực sự là tổ ấm.

Vì vậy, sau khi trở về được hai ngày, vừa ngủ thức dậy là tôi đã nghe có tiếng của Vũ Nông trong phòng khách. Chuyện đó không có gì ngạc nhiên. Tiểu Song dậy từ bao giờ, chỉ còn mình tôi trong phòng. Hôm qua bắt cô ấy thức dậy sớm. Tôi nhớ lại khúc phim bi hài kịch buổi tối, vẫn còn thấy bứt rứt. Nhưng không sao, tình yêu nếu đã đến thì khó chặn lại nổi. Và nếu cần người phụ lực, thì tôi sẳn sàng. Sau khi rửa mặt xong. Tôi thấy trong người thật thư thái, thật vui với những kế hoạch đầy ắp trong đầu. Tình yêu là mật ngọt, là men say... là nguồn sống cho tuổi trẻ. Tôi xông vào phòng khách. Chưa vào đến nơi tôi đã nói to:

- Anh Vũ Nông, em định bàn với anh điều này, tối qua anh...

Chưa kịp nói hết lời tôi đã ngưng lại. Vì trong phòng khách, ngoài Vũ Nông ra còn Tiểu Song, đang ngồi trên salon với nụ cười và một thanh niên xa lạ khác.

Tôi chựng lại mắt mở to. Gã thanh niên có tướng tá cao lớn, đẹp trai. Áo màu caphe gài nút cổ, không cà vạt, quần sậm màu hơn. Mi sậm, mắt to đen mũi thẳng, miệng mỏng, cằm chẻ... A có lẽ là diễn viên chánh trong phim truyện của Lý Khiêm ư? Anh chàng này còn đẹp trai hơn cả Tần Tường Lâm, Đặng Quang Vinh. Tôi còn đang ngạc nhiên, thì gã thanh niên kia đứng dậy, với nụ cười trên môi. Anh ta nói với giọng quan thoại thật rõ.

- Nếu tôi không lầm chị là Thi Bình.

Tôi nói.

- Dạ phải. Vậy ra anh là Lư Hữu Văn.

- Dạ phải.

Chúng tôi cùng cười. Không khí trong phòng tươi mát và hoà hợp giống như nắng sớm ngoài trời, như bầu trời mùa hạ vắng mây. Tôi nói.

- Anh Văn này, trước kia nghe anh Vũ Nông nói về anh, tôi cứ tưởng thần thánh gì khác.

Lư Hữu Văn cười:

- Bây giờ chị đã thấy đấy, tôi cũng đâu có ba đầu sáu tay đâu.

Anh chàng tỏ ra rất viết cách nói chuyện, tôi bước tới ngồi cạnh Tiểu Song. Tiểu Song hôm nay có vẻ thật tươi, nét mặt thật rạng rỡ. Phải chăng vì chuyện đêm qua? Tôi thoáng nghĩ. Lư Hữu Văn lại lên tiếng:

- Vũ Nông này. Tất cả những ưu tú trên đời này có lẽ đều tụ lại dưới mái gia đình họ Chu này cả.

- Cậu lầm nhé, Tiểu Song chẳng phải họ Chu đâu.

Vũ Nông nói, nhưng Hữu Văn đã lanh miệng:

- Tôi chỉ nói là tập họp lai dưới mái nhà họ Chu thôi, chứ đâu nhất thiết phải là người họ Chu?

Tiểu Song mở miệng với nụ cười.

- Anh chỉ khéo pha trò. Anh muốn ca tụng chị Thi Bình thế nào cứ ca, đừng đẩy em vào cuộc, hai người khéo đóng kịch lắm nhé. Chị Thi Bình này, ban nãy chị không dậy sớm xem, hai người kẻ tung người hứng như làm xiếc vậy.

Tôi nói.

- Thôi nhé! Tôi dại ăn dại nói lắm, đừng kéo tôi vào cuộc.

Vũ Nông nhún vai:

- May mà em dại ăn dại nói còn thế, nếu nói nhiều hơn, chắc chết hết lũ đàn ông chúng anh.

Chúng tôi cùng cười. Giữa không khí vui vẻ đó thì anh Thi Nghiêu bước ra, tôi đứng dậy giới thiệu:

- Đây là anh Lư Hữu Văn, còn đây là Chu Thi Nghiêu anh ruột tôi.

Lư Hữu Văn bước tới siết chặt tay anh Nghiêu:

- Lúc còn ở trong trại, nghe Vũ Nông nói nhiều về anh, tôi hết sức ái mộ.

Anh Thi Nghiêu có vẻ không tự nhiên. Ngắm Văn rồi nhìn mọi người, tôi để ý thấy Tiểu Song đang cúi xuống trốn lánh tia nhìn của anh, nụ cười trên môi của cô ấy cũng mất. Anh Nghiêu từ từ quay lại.

- Mời anh ngồi. Hiện anh làm việc ở đâu?

Bực ông này thật. Tôi rủa thầm trong bụng. Cứ mở miệng ra là hỏi chuyện làm ăn, công việc. Để anh ấy ở ghế Phó Giám đốc thêm vài năm, dám bao nhiêu sự linh hoạt sẽ biến hết. Nhưng Hữu Văn rất tự nhiên:

- Tôi mới rời quân ngũ, trước ở chung trong trại huấn luyện của Vũ Nông nên chưa tìm được việc làm, thật ra thì tôi cũng chưa định...

- Hở??

Anh Thi Nghiêu có vẻ ngạc nhiên, như nghe được một lời rất lạ tai.

Chúng tôi cũng thế, nhìn Hữu Văn, anh ấy tiếp:

- Trước kia tôi tốt nghiệp khoa văn. Những năm dài ở đại học thật khó khăn, vì đến Đài Loan này, tôi chỉ là một đứa con côi, được chú nuôi dưỡng. Đúng ra,sau khi tốt nghiệp phổ thông xong tôi phải vào trường dạy nghề để tìm một nghề kiếm sống, nhưng vì quá mê nghề viết văn, nên tôi cũng cố thi lên đại học, mà không cần nghĩ suy là có tiền nộp học phí không. Bốn năm ở ban ngoại ngữ Văn khoa, không giấu gì các bạn, tôi đã chịu lạnh nhịn đói, vừa làm vừa vay. Cái đồng hồ sì cút này đã vào tiệm cầm đồ hàng chục lần.

Văn nói một cách tự nhiên, nỗi cay đắng như hiện ra trên môi, hoàn toàn khác hẳn vẻ phóng khoáng lúc đầu. Tiểu Song ngẩng đầu lên, ánh mắt ngập đầy thông cảm.

- Còn chú anh đâu? Không giúp đỡ được gì cho anh hay sao?

Hữu Văn tiếp.

- Chú tuy có thương tôi, nhưng chịu bất lực. Lúc rời Hoa Lục đến Đài Loan, chú để người vợ cũ lại, sang đây lập gia đình mới có ba con. Tiền kiếm ra thì ít, mà miệng ăn lại nhiều. Giữa tôi và bà mợ nhỏ lại không hạp nhau. Bà ấy rất khắt nghiệt, không cho tôi dùng thau rửa mặt, không cho dùng ly để uống nước nữa, vì vậy đến năm lớp mười hai thì tôi bỏ nhà ra đi.

Tiểu Song ngạc nhiên.

- Ồ! Thế rồi anh sống ở đâu?

- Thì chạy sô. Hôm thì ở nhà người bạn này, bữa thì ở nhà người khác. Mãi đến khi đậu vào đại học, tôi mới có chỗ ở cố định trong ký túc xá.

- Đại học đã lọt qua được rồi. Thế thì tại sao anh không tìm việc, để chuẩn bị ra nước ngoài học tiếp??

Giọng Hữu Văn đổi cao.

- Ra nước ngoài? Tại sao phải ra nước ngoài?? Không lẽ chỉ có nước ngoài mới có điều ta đáng học? Không, tôi không nghĩ thế, tôi không đi đâu hết. Với tôi, chỉ cần một ngôi nhà nhỏ đủ che mưa trải nắng, một cây bút, một xấp giấy trắng... Tôi đã đợi ngày nay lâu lắm rồi, bây giờ đã ra trường. Với vốn liếng văn học trong ngoài nước, tích tụ lại được bao nhiêu năm nay, cũng đủ cho tôi thực hành, tôi viết.

Bây giờ thì anh Thi Nghiêu mới lên tiếng.

- À, thì ra ông Hữu Văn đây là một nhà văn?

Lư Hữu Văn lắc đầu, anh ta nhìn chăm chú Thi Nghiêu, rồi nói:

- Tôi chưa phải là nhà văn, vì muốn được mang danh là nhà văn đâu phải dễ? Có lẽ tôi chỉ là người thích mơ mộng, nhưng trên đời này đã có biết bao sự thành công đã đạt được nhờ mơ mộng lớn? Vì vậy tôi sẽ cố gắng viết, biết đâu chừng vài năm nữa tôi cũng thành nhà văn. Đó là chuyện tương lai, còn bây giờ tôi chỉ bắt đầu.

Anh Thi Nghiêu hỏi:

- Thế ông định viết cái gì?? Tôi hiện có một cậu em rể tương lai viết kịch cho đài truyền hình...

Hữu Văn đột ngột cắt ngang, giọng sắt lại.

- Ồ! Kịch của truyền hình ư? Anh Nghiêu này, theo anh thì kịch bản ở đài truyền hình hiện nay của ta có đáng gọi là tác phẩm văn học nghệ thuật không? Anh có nghĩ là rồi sau mấy chục năm hay trăm năm, các thế hệ đời sau của ta có thể đem những kịch bản đó ra để nghiên cứu văn học nghệ thuật chứ?

Câu hỏi của Hữu Văn làm ngã ngựa tính kiêu hãnh của anh Nghiêu. Anh có vẻ bối rối, ngồi xuống, đốt một điếu thuốc, yên lặng nhìn Văn rồi nói:

- Thế theo anh thì một tác phẩm thế nào mới được gọi là có tính cách văn học, mới có giá trị?

- Một tác phẩm được gọi là có tính chách văn học ít ra phải có chiều sâu, có nội dung. Đề cập được tới những vấn đề lớn của thời đại hay ít ra phải phản ảnh được bối cảnh của thời đại đó. Nó phải có thịt, có da, có máu và xương.

Anh Nghiêu nhíu mày, anh thở ra một làn khói và hỏi tiếp:

- Nếu vậy cậu cho một ví dụ cụ thể xem? Và trong số những nhà văn hiện đại của nước ta, có ai là đủ tư cách đó?

Hữu Văn buồn bã.

- Nếu nghiêm khắc mà nhận xét. Chúng ta chưa có nhà văn nào cả. Thời ngũ tứ còn có một vài người tạm giỏi là như Úc Đạt Phu, như Từ Chí Ma, còn thời nay thì không. Hữu Văn im lặng một chút tiếp:

- Không phải viết được vài trang báo, ra được một hai cuốn sách là có quyền xưng là nhà văn. Những người tự nhận là nhà văn hiện nay không viết được ra trò cả, quanh đi quẩn lại Tình yêu rồi hận thù. Sống không gần nhau được thì chết... đại loại như thế, chán vạn người viết được đâu có gì gọi là văn học đâu?

Anh Thi Nghiêu nhìn thẳng Hữu Văn.

- Theo cậu, một tác phẩm văn học phải là một tác phẩm không đề cập đến tình yêu và hận thù. Cậu không nghĩ là tình yêu và hận thù đã là bản năng của nhân loại từ xưa ư?

Hữu Văn trịnh trọng nói.

- Tôi đồng ý với anh. Tình yêu và hận thù là hai vấn đề bản năng của con người. Nhưng tôi phải đối chuyện thương mây khóc gió. Cái gì đáng yêu thì yêu, đáng hận thì hận, chứ đừng đụng một chút là rên rỉ, đến tạo kích thích, tạo căng thẳng cho cốt chuyện, nhiều người viết đã cho nhân vật nam đụng xe, rồi nhân vật nữ nhảy lầu tự vận... - Hữu Văn thở dài- Tất cả những bố cục như vậy xưa rồi, hủ lậu quá rồi. Tác phẩm văn học dù không cần phải viết về một thời đại vĩ đại., nhưng cũng phải mô tả được một cách sống động con người thời đại, đó là những con người tầm thường thôi, như những chú hề, sự hiện hữu của họ không được ai để ý, nhưng chính họ, họ đã mang lại cho con người bao nhiều niềm hoan hỉ ái ố... Ví dụ như tiểu thuyết của Mark Twain, đọc ông ta, nhiều khi ta rơi nước mắt bao giờ không hay. Đó là cái chiều sâu của văn học mà tôi muốn đề cập.

Anh Thi Nghiêu chăm chú ngồi nghe, anh vẫn thở khói liên tục. Biểu hiện trên mặt anh khó đoán, nó có vẻ vừa nghi ngờ, kinh ngạc, băn khoăn, chuyện thuyết phục được anh Nghiêu không phải là chuyện dễ dàng. Trong khi tôi, Vũ Nông và cả Tiểu Song đều phục lăn sát đất. Nhất là Tiểu Song, cô ấy tay chống cằm, say sưa lắng nghe. Nhìn Tiểu Song là tôi biết, cô ta đã hoàn toàn bị thuyết phục. Hữu Văn là một thanh niên, phấn đấu trưởng thành từ nghèo khổ, chắc chắn phải có ý chí ghê gớm. Còn Vũ Nông bây giờ qua những lập luận của Hữu Văn, tôi hiểu tại sao Vũ Nông lại phục Hữu Văn sát đất.

Bình trà trên bàn đã cạn, Hữu Văn rót ra chỉ được một chút xíu. Tiểu Song vội vã lấy vào châm bình mới. Thái độ tiếp đãi ân cần. Uống một ngụm trà rồi Hữu Văn lại tiếp.

- Ở Đài Loan ta, số người được gọi là nhà văn nhiều quá. Tiếc một điều, phần lớn tác phẩm trai tài gái sắc, tròn trịa lại nhiều quá. Vì vậy ta rất dễ thấy rõ một điều là không hiện thực, không tưởng, tách rời với cuộc sống... Không tạo được niềm tin ở người đọc. Lúc gần đây, chỉ có vài tác phẩm của Trương Ái Linh là có khá hơn một chút, nhưng cũng chưa sâu sắc. Tôi không học văn thì thôi, lỡ học rồi lại thích, nên tôi thề là sẽ cố viết bằng được một cuốn sách ra hồn, có thể đại diện cho một nền văn học Trung Quốc, để cho người nước ngoài họ thấy là Trung Quốc không phải chỉ có hai tác phẩm lớn là Hồng Lâu mộng và Kim Bình Mai.

Vũ Nông lên tiếng, giọng đầy khâm phục.

- Hữu Văn. Chắc chắn cậu sẽ làm được, cậu sẽ làm được điều đó, vì cậu có kiến thức chuyên môn, lại có tài cậu phải viết được tác phẩm lớn, chứ bằng không tôi ấm ức vô cùng, tại sao một nước nhỏ như Nhật mà vẫn có Nobel văn học còn ta thì không?

Hữu Văn nói.

- Đó cũng chính là nỗi đau của tôi. Tôi không tin là Trung Quốc không có được một Kaquabata như Nhật. Thật là buồn cười, thật là chua xót. Giải Nobel đâu có gì là vĩ dại, là tuyệt đối đâu, mà ta không đạt được? Chỉ cần có sự cố gắng, cố gắng!

Mấy câu nói của Hữu Văn thật hào phóng, thật khẳng khái, khi nói những câu này mắt anh chàng rạng rỡ như sắp cầm được giải thưởng trên tay. Chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục, phấn chấn hẳn lên. Giải Nobel ra làm sao tôi chưa thấy, nhưng nghe Hữu Văn nói, tôi tưởng chừng như tấm bằng khen kia vàng chói, đang tỏa hào quang khắp phòng và bên trên có viết mấy chữ "Giải Nobel văn học 197... Người đoạt giải nhà văn Trung Quốc Lư Hữu Văn... "

Tiểu Song bị kích động đến độ bước ghế đối diện với Hữu Văn ngồi xuống, nhìn Hữu Văn với ánh mắt khâm phục nói:

- Anh Văn, ban nãy anh nói anh chỉ cần cố gắng, tin vào sức mình là được. Nhưng còn phải có việc làm nữa chứ? Không việc làm thì lấy cái gì ăn để mà viết? Anh nói chỉ cần một căn nhà nhỏ, nhưng cũng phải có ăn nữa chứ? Tiền ăn, uống, mua giấy mực ở đâu ra?

Hữu Văn nhìn Tiểu Song:

- Cô Tiểu Song, cô có sống qua cảnh nghèo đói như tôi đã trải qua chưa?

Tiểu Song ấp úng:

- Tôi... tôi nghĩ là... Trước khi đến ở nhà bác Chu đây, tôi đã sống rất khổ.

- Như vậy hẳn cô đã hiểu, cái đòi hỏi cơ bản của con người là gì? Đâu phải là sơn hào hải vị, gấm vóc lụa là... Chỉ cần một trăm đồng mướn căn gác nhỏ? Con người có thể chịu đựng được gian khổ mới hơn người. Đó là chưa nói, từ nhỏ tới giờ, tôi dính liền với cái nghèo, nên đã tự luyện cho mình một sự cứng cỏi... Tiểu Song, cám ơn cô đã quan tâm, nhưng cô cứ yên trí, tôi sẽ vượt qua được. Chỉ cần có tác phẩm, sống thiếu vật chất có khổ một chút nhưng tinh thần thư thái là còn gì hơn. Cô có nghĩ tôi như vậy là không tưởng là đa sầu đa cảm lắm không?

- Không, anh có vẻ bất cần và vui vẻ.

- Cô có biết sức mạnh nào đã yểm trợ tôi không?

Tiểu Song lắc đầu. Hữu Văn lớn tiếng.

- Đó là niềm tin! Niềm tin, hai chữ đó rộng lớn vô cùng, bao nhiêu kỳ tích trên thế gian này cũng từ đó mà ra. Bao nhiêu tín đồ Hồi Giáo, đi một bước, lạy một bước với niềm tin đến Macca, bao nhiêu tín đồ Thiên Chúa giáo cam phận hiến thân cho sư tử và đóng đinh trên Thập tự giá, bao nhiêu tín đồ Ấn độ giáo chân trần đi trên lửa hồng cũng nhờ nó, cũng như đã có bao nhiêu con bệnh hiểm nghèo qua khỏi cũng nhờ niềm tin, vậy thì niềm tin cũng là bạn không rời của Lư Hữu Văn này vậy.

Anh Thi Nghiêu chợt buột miệng.

- Van Gogh!

Tiểu Song hỏi:

- Anh nói gì thế?

Hữu Văn lắc đầu:

- Không, tôi không phải là Van Gogh. Van Gogh có bệnh ưu sầu, tinh thần bệnh hoạn, còn tôi không có. Van Gogh nhiều ảo tưởng phức tạp, tôi bình thường. Anh nhắc tới Van Gogh, vậy anh đọc qua quyển Tình Yêu cuộc sống chưa?

Anh Nghiêu ngẩn ra:

- Chưa, đó là sách gì?

- Quyển tự truyện của Van Gogh, đó là quyển sách hay và nếu anh đọc qua, anh sẽ thấy tôi không phải là Van Gogh.

Tôi cười chen vaọ

- Còn nữa, Van Gogh xấu xí, còn anh thì đẹp trai.

Hữu Văn tiếp.

- Cô nói thế càng sai. Van Gogh không xấu xí mà rất đẹp, một họa sĩ tạo được những họa phẩm tuyệt vời như vậy làm sao xấu được. Dưới mắt tôi, ông ấy không những dẹp, mà còn rất đẹp.

- Ai? Ai rất đẹp? Chỉ cho Nội xem xem.

Tiếng của Nội đột ngột vang lên và Nội đã xuất hiện trước cửa phòng khách. Vừa nhìn thấy Lư Hữu Văn, bà chợt "Úi cha!" Rồi dừng sững lại ngắm nghía.

- Đúng rồi! Đúng rồi!

Và quay sang anh Thi Nghiêu vội nói:

- Đây là người phụ trách giới thiệu chương trình của con phải không? Đứng kế cô Huỳnh Lệ thì hợp đôi vô cùng!

Tôi vội đính chính.

- Nội, Nội lầm rồi, đây là Lư Hữu Văn, bạn của anh Vũ Nông đấy, chứ không phải người phụ trách giới thiệu chương trình của anh Nghiêu, anh ấy cũng không hề quen Huỳnh Lệ.

Nội nhìn Hữu Văn cười.

- Vậy hử? Không sao, không sao, nếu con muốn bác sẽ làm mai Huỳnh Lệ cho.

Bây giờ tới phiên Tiểu Song.

- Nội này. Hai người là hai thế giới khác biệt, chưa gì Nội đã làm lẫn lộn, người ta cười cho.

Nội bây giờ mới ngắm nghía kỹ hơn Hữu Văn.

- Hừ. Tướng tá đẹp thật, giống Kha Tuấn Hùng, còn đẹp hơn Kha Tuấn Hùng nữa là khác. Thế con có đóng phim không?

Tiểu Song có vẻ bất mãn:

- Nội này, người ta không phải là tài tử đóng phim hay truyền hình mà anh ấy là nhà văn.

- À, vậy là cậu này viết kịch bản cho truyền hình?

Tôi cười nói:

- Nội đừng tưởng nhà này có hai ngươi ăn cơm của đài truyền hình rồi tưởng ai cũng vậy hết.

Nội nhe răng cười. Lư Hữu Văn có vẻ rất phóng khoáng

- Lúc trước Vũ Nông có kể con nghe bà là người có trái tim trẻ nhất trong nhà, bây giờ con mới biết.

- Vậy ư?, nhờ nói tốt vậy, bà mới gả Thi Bình cho nó chứ.

Tôi hét.

- Trời ơi. Con đâu phải là món quà đâu mà Nội muốn cho ai thì cho. Nội kỳ quá.

- Tại con không biết, trước kia nhờ có cha con ăn nói dễ thương mẹ mới gả cho nó. Vì vậy con thấy đó, chuyện ăn nói cũng quan trọng lắm.

Nội nói, rồi quay sang nhìn Thi Nghiêu, anh ấy đang ngồi như pho tượng gỗ.

- Thằng Thi Nghiêu nhà ta này có được cái thật thà, phải có mồm mép một tí nữa.

Anh Thi Nghiêu đứng dậy, mặt không vui.

- Nội! Nội đừng nói tới con.

Nội nói.

- Hừ, cái gì như đụng phải đinh thế? Thằng gì khó chịu, ai nói gì tới nó một chút là nó giẫy nẩy.

Cả nhà cười ầm lên. Anh Thi Nghiêu khẽ liếc về phía Tiểu Song. Cô này hình như không để ý, không thấy... Cùng cười với mọi người... Anh Thi Nghiêu quay lưng đi vội về phòng riêng. Anh đi như chạy trốn. Cánh tay chạm mạnh vào bàn, làm ly nước ngã lăn đổ, tôi suýt kêu lên và cảm thấy bước chân thọt của anh hình như nện mạnh hơn trên gạch.

Một tình cảm bơ vơ, buồn phiền vô cớ đột nhiên dâng trong lòng tôi. Chỉ mới đó. Chỉ cách có một đêm, mà ông anh tội nghiệp của tôi gần như đã đánh mất hạnh phúc trong tầm tay. Tôi quay nhìn Tiểu Song rồi nhìn Lư Hữu Văn. Họ vẫn vô tình nhìn nhau cười, nói. Một cập tuổi trẻ xuất sắc. Kim đồng ngọc nữ phải chăng định mệnh khá cay đắng éo le? Một sự sắp xếp tình cờ, nhưng là một sự sắp xếp làm tan vỡ một hạnh phúc khác. Tôi hoàn toàn bồi hồi và bối rối.
Bên Giòng Nước
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương kết