Chương 19
Tác giả: QUỲNH DAO
Mãi thật khuya khi cả nhà đang ngồi đông đủ ở phòng khách, thì vẫn chưa tìm được Tiểu Song. Chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm nghe tin cũng đến. Anh Lý Khiêm đề nghị đi báo cảnh sát, anh cũng tự động đến Sở cảnh sát dò tìm danh sách các nạn nhân giao thông. Anh Vũ Nông thì đến Sở Nội Chính tìm danh sách khách trọ trong khách sạn. Chỉ có anh Thi Nghiêu là khùng nhất cứ lùng sục khắp nơi các phố đài Bắc, cứ cách hai tiếng đồng hồ lại điện thoại về nhà hỏi tin Tiểu Song. Tôi hỏi:
- Anh đang ở đâu thế?
- Tìm Tiểu Song.
- Thành phố lớn như thế này, anh tìm ở đâu chứ?
- Anh đang ở trên cầu, nãy giờ cầu nào anh cũng tìm hết rồi, từ cầu Trung Chánh, Trung Sơn đến Trung Hưng.
- Nhưng ở trên cầu làm gì có Tiểu Song?
Giọng anh Thi Nghiêu run run:
- Anh sợ cô ấy nhảy sông tự tử. Em có nhớ bản nhạc “Bên Dòng Nước” không? Anh có linh cảm, cô ấy sẽ nhảy sông.
Và anh Thi Nghiêu cắt ngang dây nói. Tôi thẫn thờ và liên tưởng đến cảnh anh Thi Nghiêu đang hớt hải đi từ cây cầu này sang cây cầu khác. Anh đứng bên này dòng... sục sọi tìm kiếm... “Bên Dòng nước”... “Bên Dòng Nước”...
Sóng nước mây núi cỏ non xanh,
Có người thiếu nữ đứng bên dòng...
Người con gái cũ giờ như nước...
Trôi giữa dòng đời mắt đắng cay...
Tôi nhớ tới bài hát, rồi nhớ tới hình ảnh Tiểu Song lúc ngồi cạnh đàn với tấu khúc. đột nhiên tôi rùng mình. tôi cũng linh cảm... Biết đâu... Biết đâu điều anh Thi Nghiêu nghĩ chẳng là sự thật.
Mười hai giờ rưỡi khuya. Anh Lý Khiêm quay về. Anh nhún vai và khóat tay. Vậy là chẳng tin tức. Một giờ khuya Vũ Nông về kiếm hết tất cả khách sạn, vẫn không có tên Tiểu Song. Và một giờ rưỡi khuya, anh Thi Nghiêu cũng thất thiểu trở về, anh không nói gì hết, chỉ đốt thuốc ngồi thở khói trên ghế tựa.
- Cầu nào tôi cũng đi hết. Gió đêm thật lạnh và thật to, rồi sương mù, vậy mà Tiểu Song vẫn không thấy.
Mọi người đều ngồi đấy, dầu rất mỏi mệt nhưng vẫn không ngủ được. Ai cũng đều lặng yên theo đuổi ý tưởng riêng của mình. Nội thở dài:
- Nếu biết sớm thế này, lúc ở bệnh viện, Nội đã không ngăn chuyện nó ly dị.
Mẹ tôi trách cha.
- Cũng tại anh Tư Canh hết. Ngay lúc mới gặp thằng đó, cứ khen nào là có chí lớn, có lý tưởng, khác người làm cho con nhỏ phải xúc động, đã cứu người thì phải cứu cho trọn, con nhỏ bây giờ khổ. Biết vậy, cứ để cho nó ở lại Cao Hùng phải hơn không?
Cha tôi nói.
- Em nói thế cũng không phải, không lẽ em quên là lúc đầu em cũng khen lấy khen để Hữu Văn ư?
Chị Thi Tịnh nói.
- Chuyện này cha mẹ chẳng ai lỗi cả. Tiểu Song đã yêu và chọn Hữu Văn làm chồng, chứ đâu ai ép buộc đâu? Cái sai ở đây là do chính Tiểu Song chọn lầm người chứ đâu phải cha mẹ?
Anh Vũ Nông nói.
- Ai mới đầu mà không lầm? Mới tiếp xúc lần đầu ai lại chẳng thấy Hữu Văn tài hoa, học thức rộng? Phải nói ở đây chúng ta đều đánh giá sai.
Nội tôi thở dài.
- Hừ. Bởi vậy cái gì mà thấy nổ quá, phô trương quá, ta phải coi chừng. Chọn chồng chọn vợ cũng vậy, kiếm thứ thiệt thà ít nói coi bộ chắc ăn hơn. Thôi bây giờ chúng con đi ngủ hết đi, mai còn phải đi tìm một chuyến nữa đấy.
Anh Thi Nghiêu cố chấp:
- Ai ngủ thì ngủ, con không ngủ, con ngồi đây đợi điện thoại.
Tôi nói:
- Em cũng không ngủ, vì có vô giường em cũng không nhắm mắt được.
Vũ Nông nói.
- Vậy tôi cũng thức với quí vị.
- Tôi ở đây chờ tin tức.
Chị Thi Tịnh nói. Thế là chỉ có những người lớn tuổi đi nghỉ, còn lại lớp trẻ tôi đều thức. Mọi người ngồi yên, nghe cả tiếng gió thổi vi vu ngoài vườn với ánh đèn vàng vọt của cây cột đèn hiu hắt. Đêm thật tĩnh mịch, thật buồn, cô đơn, trái tim tôi thổn thức trong lòng. Tiểu Song! Tiểu Song! Bây giờ em ở đâu?
Lúc đó khoảng ba giờ sáng. Chợt nhiên có tiếng chuông cửa reo. Cả nhà ai cũng giật mình. Ai cũng đứng bật dậy. Anh Vũ Nông là người nhanh chân nhất, anh chạy ra mở cổng và chúng tôi ùa theo sau. Cổng vừa mở, Vũ Nông hét lớn:
- Trời ơi, Tiểu Song, Tiểu Song đã về rồi.
Tiểu Song đã về, chúng tôi mừng quá ôm lấy nhau. Nội chỉ chấp tay nói:
- Nam mô a di đà Phật!
Kế tiếp chúng tôi thấy Vũ Nông dìu Tiểu Song vào nhà. những bước chân chập choạng mệt mỏi. Tiểu song phờ phạc như một xác chết biết đi. Trên tay vẫn ôm chặt đứa con gái, đến thềm, nàng ngước lên nhìn chúng tôi, đôi mắt thất thần, sâu thẳm.
- Con không còn chỗ nào khác để đi, nên phải đến đây.
Nói xong là Tiểu Song ngã xuống. Anh Thi Nghiêu nhanh tay đỡ kịp. Tôi lập tức bế lấy đứa bé, để anh dễ dìu Tiểu Song vào phòng khách. đứa bé được bọc trong chăn dầy, nên ngủ rất hồn nhiên. Mọi người rối rắm, chạy đi kéo bàn, kéo ghế. Tiểu Song lại được đặt ngồi dựa trên ghế salon. Anh Thi Nghiêu ngồi gần đấy vừa vui vừa tủi, ngắm lại Tiểu Song. Tiểu Song uể oải nhướng mắt lên nhìn tôi.
- Chị Thi Bình, con tôi đâu?
Tôi nói.
- Con nó đang ngủ. Em yên tâm đi, nó ngoan lắm.
- Tới giờ uống sữa rồi đấy, lúc đi em không có mang sữa theo.
- Tôi sẽ đi mua ngay.
Anh Lý Khiêm nói và lập tức chạy bay ra cửa. Tôi vội réo theo.
- Nhớ mua bình sữa luôn nghen.
Nội nói.
- Nửa đêm nửa hôm làm gì có ai bán bình sữa?
Nhưng anh Lý Khiêm đã nói vọng lại:
- Nhà con có sẵn.
Chúng tôi nhìn nhau, rồi nhìn chị Thi Tịnh cười. Chị Thi Tịnh đỏ mặt:
- Bác sĩ báo là có lẽ là có rồi, ông điên đó vừa nghe nói đã chạy đi lo đủ thứ tả lót, bình sữa...
Nếu không có Tiểu Song nằm bất động trên ghế, cái tin kia hẳn làm cả nhà tôi vui loạn lên. Nhưng bây giờ thì mọi sự lo lắng đều tập trung bên Tiểu Song. Anh Thi Nghiêu sau khi nhìn Tiểu Song chán chê, đã đi vào trong làm một ly cà phê nóng bưng ra. Nội thì làm hai cái trứng chiên ốp la và mấy miếng bánh mì. Ai cũng cho là Tiểu Song hẳn đói lã, mà thật vậy, Tiểu Song bưng ly cà phê lên uống muốn không nổi. Tay nàng run run, tôi phải bước tới đỡ giùm, nàng uống mấy hớp, Tiểu Song có vẻ khỏe một chút. Nội lấy bánh mì kẹp trứng chiên đưa cho nàng, Tiểu Song cầm lấy ăn ngay. Anh Thi Nghiêu ngồi đấy lặng lẽ nhìn, chăm chú nhìn nỗi đau và thương cảm như hiện rõ lên mắt anh. San San buông tiếng khóc. Tiểu Song đưa tay muốn bồng con. Tôi vội trao cháu bé cho nàng, Tiểu Song khóc, những giọt lệ rơi trên mặt con. đứa bé có vẻ đã đói, nó nuốt ngay những giọt nước mắt đó. Tôi thấy mủi lòng. không phải chỉ có một mình tôi, mà tất cả mọi người có mặt ở đấy đều rơi lệ
Chỉ mấy phút sau, anh Lý Khiêm mồ hôi ướt đẫm từ ngoài trở về, anh không những chỉ mang bình sữa, sữa bột, mà mang cả tã lót và áo quần khiến chị Thi Tịnh nhìn thấy phải đỏ mặt. Mọi người lại bận rộn lên, rửa bình, pha sữa, chỉ một lúc sau là đứa bé có sữa bú, nó vừa bú vừa cười, nụ cười trẻ thơ vô tội làm chúng tôi xúc động. Sau khi San San đã bú no, mẹ tôi đỡ lấy cháu nựng nịu.
- May là chú Khiêm của con chu đáo, mang cả quần áo và tã lót, bằng không chắc con phải trần truồng.
Sau đó mẹ tôi và Nội là hai người bận rộn nhất, pha nước tắm cho cháu, thoa phấn rồi thay quần áo. đứa bé mát mẻ bắt đầu ngủ ngon, Nội mang nó vào giường của người, rồi quay ra phòng khách nói với Tiểu Song.
- Tiểu Song, Nội đã chuẩn bị giường cho con, vào ngủ đi. Thấy chưa? Làm gì khổ như vậy, để mắt sưng húp thế?
Và Nội ra lệnh:
- Tất cả đi ngủ hết, có chuyện gì ngày mai sẽ nói.
Nhưng Tiểu Song đã ngăn lại:
- Không được, ở đây có mặt đông đủ, xin tất cả hãy ở lại đây, tôi có chuyện muốn nói, bao giờ tôi nói xong đi nghỉ cũng không muộn.
Thế là mọi người ngồi xuống, im lặng nghe Tiểu Song. Giọng của nàng rất rõ ràng và bình tĩnh.
- Nội, hai bác và các anh chị, có biết không? Tối qua con đã bế cháu San San ra khỏi nhà, lúc đó con không muốn sống nữa, con quyết định hai mẹ con con cùng chết vì con không muốn thấy San San bị cha nó làm khổ, con đã nghĩ mình và con cùng chết, như một sự giải thóat, sẽ không còn những phiền muộn đau khổ bám theo. Thế là con gọi một chiếc Taxi, chúng con đến nhà ga xe lửa, con định bao giờ xe lửa chạy, con sẽ ôm con nhảy vào đầu máy. Nhưng khi nhìn thấy những đường rầy con lại do dự, con không nhẫn tâm để mọi người nhìn thấy con của con chết mà thịt da be bét, thế là con bỏ đi đến cửa cống số 13, con định nhảy xuống nước nhưng đứng ở bên bờ nhìn xuống giòng nước lăn tăn, con lại cảm thấy không thể để cho con của con phải chết một cách lạnh lẽo như vậy...
Bất giác tôi quay sang anh Thi Nghiêu đang phì phà điếu thuốc, nhưng mắt anh đã long lanh những giọt lệ.
-... Giữa lúc con còn đang phân vân, thì chợt San San khóc, con cúi xuống nhìn nó một khuôn mặt ngây thơ vô tội, lòng con chợt bàng hoàng. Con có quyền giết mình, nhưng con không có quyền giết nó. Thế là con trèo lên khỏi bờ đê và lang thang khắp phố, con định tìm chỗ nào an toàn để gởi lại cháu San San, và con cũng đã từng đến đây...
Tiểu Song ngừng lại nhìn chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đều thấy tiếc rẻ, phải chi cho một người ngồi canh ở cửa, thì biết đâu đã giữ được Tiểu Song. Nàng lại tiếp:
- Con định đặt bé San San ở trước cửa vì con biết ở nhà này ai cũng yêu trẻ chắc chắn là con của con sẽ được nuôi dưỡng nên người. Nhưng khi con đặt nó xuống, con lại do dự vì bé San San đã được sinh ra bởi con, nó là con của con, chứ đâu phải cháu của nhà họ Chu? Nó bị sanh ra chứ đâu phải nó muốn, con lấy tư cách và quyền lợi gì để từ chối cái nghĩa vụ của mình, đem gánh nặng trút cho nhà họ Chu? Thế là con lại bồng nó lên đi tiếp. Con lại nghĩ con cái thì có cha có mẹ, nếu mẹ chết thì con phải sống với cha, thế là con lại bồng cháu trở về nhà cũ, nhưng rồi chợt nhiên con nhớ lại lời Hữu Văn đã nói " Anh không muốn có con" Anh ấy đã bảo con, phải đi nạo thai từ đầu nhưng con không chịu, và con đã sinh ra nó. Con nhìn bé San San và nói không, không được, mẹ không thể giao con cho cha vì cha con có yêu con đâu? " Sự thật là thế. Hữu Văn ngoài những mộng tưởng trên đời, anh ấy không cần cái gì hết, nếu con giao bé San San cho anh ấy, thì nó sẽ sống bi đát hơn là cùng chết với con, và thế là con đi mãi, không tìm được lối thoát, bồng con lang thang đầu đường xó chợ, bé San San bắt đầu đói, con lại không một xu trong túi. Nó khóc con càng rối rắm hơn, con đã sống những giây phút hãi hùng nhưng con thấy mình vẫn còn trách nhiệm. Dù gì nó cũng là con của con. Con phải nuôi dưỡng nó nên người. Nó phải sống và đương nhiên con phải sống theo. Nhưng chúng con sẽ sống ở đâu? Con là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn me, lại không có thân nhân, có chồng lại chẳng ra chồng. Suy đi tính lại mãi con chỉ còn một chỗ nương tựa duy nhất là gia đình họ Chu này. Nghĩ thế, con lại trở về đây.
Tiểu Song dứt lời, cả nhà tôi đều rưng rưng nước mắt. Nội bước đến ôm Tiểu Song vào lòng, nghẹn ngào:
- Cũng may là con biết suy nghĩ, nhờ con biết nghĩ chứ bằng không là nguy rồi! Từ nay về sau con đừng dại dột như vậy nữa nghe, hứa với Nội đi! Con hãy nhìn Nội nè. Bảy mươi mấy tuổi rồi mà Nội vẫn yêu đời, còn con mới có chút xíu, tương lai còn dài sao con đành tìm đến cái chết?
Anh Thi Nghiêu giờ mới mở miệng. Anh xúc động.
- Tiểu Song! Từ rày về sau em đừng như thế. Em không có quyền làm như thế nghe không?
Tiểu Song buồn buồn nhìn Nội rồi nhìn anh Thi Nghiêu:
- Vâng em hứa. Từ rày về sau em sẽ không bao giờ tìm đến cái chết nữa. Nhưng có một điều, Nội và hai bác cần giúp đỡ con.
Nội hỏi:
- Có chuyện gì con cứ nói, bất cứ chuyện gì dù khó khăn cách mất, Nội cũng sẵn sàng giúp con.
Tiểu Song cúi đầu nhìn xuống, một lúc sau nói:
- Nội ơi, muốn thấy được ấu trĩ và sự sai lầm của mình thì phải có can đảm phải không Nội? Muốn thấy sự thất bại của hôn nhân thì càng phải dũng cảm hơn... Khoan! khoan! anh Vũ Nông với anh Lý Khiêm đừng đi đâu hết, em đã đưa con em đến đây là em đã coi đây là nhà em, và các anh chị là người trong gia đình, hãy ngồi lại nghe em trình bày tất cả.
Chúng tôi ngồi lại, yên lặng. Tiểu Song thở dài rồi tiếp:
- Các anh chị có nhớ lần đầu Hữu Văn xuất hiện ở đây không, anh ấy nói chuyện văn học, chuyện trước tác, nói về lý tưởng và sự ước mơ, về thói đời và cả giải Nobel, dáng anh ấy quắc thước, giọng nói khoan thai, hùng hồn, em đã bị chinh phục hoàn toàn, rồi chúng em kết bạn. Trong thời gian bảy tháng Văn không viết được một tác phẩm, Văn có hàng trăm lý do. Nhưng lý do quan trọng nhất là bởi vì em không lấy anh ấy. Anh ấy đổ lỗi vì không có nhà, không có một cuộc sống ổn định, không có người chăm sóc nên không làm sao viết được, cách lý luận và ngụy biện của anh Văn thì ở đây ai cũng đều biết nhưng lúc đó vì em quá yêu Văn, quý trọng và sùng bái Văn cũng vừa lúc được anh Thi Nghiêu đưa cho mười ngàn đồng tiền tác quyền, nên em quyết định lấy Văn để giúp chàng hoàn thành mộng ước. Chúng em lấy nhau rồi, em hoàn toàn sống cho anh ấy, em làm hết mọi việc để Hữu Văn yên tâm viết, nhưng anh Văn vẫn không viết được chữ nào, thế là em lại giúp anh ấy nói dối, em đem lý do này lý do nọ ra để che giấu sự bất tài của Văn, để các anh chị yên tâm, nhưng bên cạnh đó em cũng hết lời an ủi, khuyến khích, để Văn không chán nản. Công việc nhà một mình em gánh, nhưng cuộc sống gia đình càng ngày càng khó khăn, đôi lúc vui miệng em nói thì Văn lại bảo đừng nhắc chuyện gạo, củi, lửa trước mặt anh ấy, muốn làm vợ một người sắp đoạt giải Nobel thì phải chấp nhận cực khổ. Khi ở nhà không còn một cắc bạc, em cũng không dám nói cho Văn nghe. Cũng may có anh Nghiêu cho chiếc đàn dương cầm kịp lúc, em thu được một số học trò, kiếm tiền trang trải gia đình. Nhưng rồi Văn lại nói tiếng đàn của em đã đuổi mất cảm hứng của anh ấy, và học trò của em cũng bị đuổi luôn. Hữu Văn mỗi ngày mỗi đổi tính, trở nên thô lỗ, hở tí là anh giận, anh chửi, chửi xong lại hối hận, nhưng vì yêu Hữu Văn nên em bỏ qua, em nghĩ Văn bội bạc như vậy vì ở vào thời kỳ quá độ, mỗi một thiên tài đều có một tật xấu riêng của mình, chẳng hạn như Van ghog, trong một lần nổi điên đã tự cắt tai của mình. Sau khi Văn kiếm được việc làm, cuộc sống của em chẳng những không thoải mái mà còn bi đát hơn. Anh ấy bắt đầu chửi, trách em. Anh ấy bảo là vì em mà anh ấy phải đi làm, nên không lấy được giải Nobel! Chị Thi Bình!
Tiểu Song ngừng một chút nhìn tôi rồi nói:
- Chắc chị thắc mắc tại sao mỗi lần chị đến chơi đều thấy chúng em cãi nhau? Đó không phải là vì Văn không ưa chị, mà chuyện cãi nhau của chúng em bấy giờ đã trở thành cơm bữa. Văn lúc nào cũng nói: "Em là sao khắc của anh, và chuyện lấy em là một lầm lẫn lớn của cuộc đời."
Anh Lý Khiêm chen vào:
- Tiểu Song, sống với những người như thế làm sao em chịu nổi, sao không tìm cách xa nhau càng sớm càng hay?
Tiểu Song quay sang nhìn anh Lý Khiêm:
- Anh tưởng là em chưa thử qua sao? Em đâu phải là gỗ đá, em đã từng đề cập với Văn, có điều em chỉ vừa mới đề nghị sống riêng là Văn đã nhảy đổng lên, em nói để anh ấy ở một mình, anh ấy sẽ chuyên tâm viết. Nhưng Văn lập tức ôm chầm lấy em hối hận và khóc đổ lỗi cho sức khỏe, vì bực dọc không viết được, anh ấy nhận có lỡ lời, nhưng đó là lời vô tâm, lời quỉ ám, anh ấy ca em là thiên thần, nếu sống không có em anh ấy sẽ chết mất, và thế là em khóc, em phải ôm lấy anh ấy và lại vỗ về. Em thề là em sẽ không xa anh ấy và tha thứ tất cả, rồi Hữu Văn bắt đầu đánh bạc, từ đó cuộc sống là những chuỗi ngày tận thế, tất cả những gì quí giá trong nhà có thể bán được, anh ấy đều chôm kể cả chiếc nhẫn cưới. Em đã khóc, đã van xin cầu khẩn, nhưng Hữu Văn bảo tại gia đình không có hạnh phúc, không ấm cúng nên anh ấy phải tìm thú vui bên ngoài. Em đã suy nghĩ kỹ và nghĩ thật kỹ điều Văn nói. Không hẳn là không lý do, tại ta chưa đóng trọn vai trò của người vợ hiền, nhưng muốn làm người vợ hiền thì phải làm sao? Văn lại nói: đánh bạc là một thú vui quên lãng duy nhất, nhờ nó anh mới quên được sự đau khổ, quên được cái mà anh gọi là thất bại của sự nghiệp viết lách. Trong đó nguyên nhân cơ bản nhất của sự thất bại là em.
Tiểu Song ngưng lại một chút, hớp một ngụm trà tiếp.
- Tóm lại, từ lúc quen với Hữu Văn, nghe Văn thao thao bất tuyệt, phê bình các nhà văn hiện đại không đáng một xu cho đến lúc anh ấy chuẩn bị viết truyện dài có tựa đề “Gã điên với Thiên Tài”. Em cũng không biết Hữu Văn là một thiên tài hay chỉ là một gã điên, là một thánh nhân hay chỉ là một gã vô tích sự. Bây giờ thì em đã biết rồi, anh Hữu Văn không là một cái gì hết, anh ấy chỉ là một gã “chí lớn tài hèn” đáng thương. Chính vì có chí lớn mà không có thực tài, nên anh Văn đã đau khổ, đau khổ thật sự, và em, em đã trở thành mục tiêu để anh ấy trút hết những căm hờn trong đầu.
Tôi để ý, cha đang chăm chú nghe Tiểu Song nói. Và anh Thi Nghiêu thì lúc nhìn Tiểu Song thương hại, lúc lại giận dữ, nhưng anh ấy có vẻ cố gắng kềm chế, Tiểu Song nói tiếp:
- Cuộc sống hôn nhân coi như hoàn toàn thất bại. Các anh chị có biết không, lúc đầu là sự sùng bái, chiêm ngưỡng, kế tiếp là sự đồng tình, rồi sau đó là thương hại. Khi người đàn bà không còn thấy nể vì ông chồng của mình nữa thì cuộc hôn nhân coi như đã lung lay. Kế tiếp lại xảy ra chuyện Hữu Văn đoạt chiếc mặt ngọc, trong lúc em thập tử nhất sinh ở bệnh viện, thì ông ấy lại thản nhiên nơi sòng bạc. Thú thật khi tỉnh dậy, em đã thấy lòng mình lạnh giá, em đã cương quyết là sẽ không đồng tình, không tha thứ cho Hữu Văn nữa và như vậy sẽ không để Hữu Văn xin lỗi làm lành. Nhưng cuối cùng là em lại mềm lòng ngay. Chuyện đó phần lớn cũng tại lời khuyên của Nội.
Nội tròn mắt ngỡ ngàng:
- Con nói gì? Hôm đó Nội khuyên làm sao?
- Nội nói là, nếu lúc đầu con đã nhận Văn làm chồng, thì dù có tốt xấu thế nào cũng là chồng mình, định mệnh đã an bài, và con nghĩ tại con chọn, hôn nhân dó chính con lựa chọn, con đã không thèm hỏi cả ý kiến của hai bác, thì hậu quả con phải gánh chứ? Con thấy mình thua, thua thật sự. Con không phiền trách ai hết, con không có quyền để con của con thành đứa không cha, vì vậy con đã tha thứ cho Văn.
Tiểu Song thở dài:
- Đã biết lỡ sa xuống điạ ngục, lại không leo lên được thì bi đát vô cùng. Như các anh chị biết, trở về với Văn, cuộc sống của em càng khổ. Em biết anh Thi Nghiêu là người hiểu em hơn ai hết, bản chất háo thắng và tự ái của em rất lớn. Có đau khổ cách mấy em cũng cắn răng chịu đựng, nhưng anh Văn cứ suốt ngày kiếm chuyện, hết chửi mắng vợ con, đến chửi công việc đang làm, chửi trời chửi đất, không từ một ai. Anh ấy nói là đi làm tại vì em với con. Nhưng em xin thề trước mặt con: Từ lúc Hữu Văn đi làm tới giờ em chưa hề cầm được một cắc tiền lương của anh ấy. Vì tiền lãnh lương ra kia vừa tới cổng là mấy con nợ cờ bạc đã vây quanh thanh toán sạch hết trơn rồi. Kết quả em và con đã phải sống dựa vào tiền làm nhạc cho các hãng dĩa.
Tiểu Song ngẩng lên buồn bã:
- Chuyện xảy ra vừa qua, các anh chị đã biết hết, em không cần kể lại. Từ ngày Hữu Văn đòi bán đàn dương cầm không được em đồng ý, là Văn bắt đầu bôi bác em nào là: đó là tặng vật của tình yêu... là là... đủ thứ. Hữu Văn biết rất rõ là không phải như vậy, nhưng vẫn sử dụng vũ khí đó để dày vò em, để hạ nhục và làm tổn thương tự ái em. đến lúc em nổi giận, Hữu Văn lại xuống nước hối hận đau khổ... Em thông cảm Văn, nhưng bây giờ thì không còn chịu đựng nổi nữa.
Tiểu Song quay sang cha tôi:
- Thưa hai bác, thưa Nội. Tính con ngang bướng xưa nay, hay tự ái hão, nên khi gặp điều gì khó khăn con cũng cố cắn răng chịu đựng. Lúc cha con mất, con cũng cố hết sức để không rơi một giọt nước mắt. Nhưng bây giờ con thấy thua rồi, cái sự tự phụ, ngang nghạnh kia, chẳng giúp ích được gì cho con. Sự hiểu biết của con về cuộc đời quá ít, con đã phải trả một giá khá đắt, và bây giờ con nghĩ, biện pháp tốt nhất để cứu con, cứu Văn và bé San San là... phải ly dị.
Tiểu Song làm cả gian phòng lắng xuống:
- Con nói ly dị không phải là vì bồng bột nhất thời, mà là sự suy nghĩ chín chắn. Ly dị sẽ cứu được cả ba. Vì cái lý do thất bại mà Hữu Văn thường đưa ra là sự hiện diện của con. Biết đâu loại bỏ trở ngại này, anh ấy sẽ thành công? Nếu không suốt ngày con sẽ bị dày vò, không phải chỉ mình con mà cả anh ấy nữa. Nên ly hôn sẽ cứu được cả ba, và chúng con đều có thể làm lại cuộc đời mình. Bác Chu biết không, trước cái chết, con người thường ngỡ chân lý là hy sinh cuộc hôn nhân đau khổ còn hơn giết chết cả một đời người.
Mẹ hỏi:
- Nhưng liệu Hữu Văn nó có chịu ly dị không?
Tiểu Song nói:
- Anh ấy sẽ không chịu. Vì vậy, con cần Nội, hai bác và các anh chị đứng về phía con để thuyết phục Văn. Con biết chắc rằng Văn sẽ nói con chuyện nhỏ xé ra to, rồi anh ấy sẽ tỏ ra ăn năn hối hận, đổ lỗi cho là vì quá yêu con. Nhưng nếu con tha thứ một lần nữa, thì cuộc sống khốn khổ lại tái diễn và con chỉ còn nước cuối cùng là tìm đến cái chết thôi.
Anh Lý Khiêm quyết định đầu tiên:
- Tôi sẽ đứng về phía cô, Tiểu Song, tình trạng này không thể không ly dị được.
Anh Thi Nghiêu nhiệt tình:
- Chỉ cần Vũ Nông nữa thôi. Vì theo luật pháp của Trung Quốc chỉ cần có chữ ký của hai người chứng, là cuộc ly hôn sẽ có hiệu lực.
Mẹ nhìn anh Thi Nghiêu. Tôi cũng tự hỏi. Tại sao anh ấy lại rành thủ tục này như vậy? Anh Thi Nghiêu thì không để ý, nói luôn:
- Chúng tôi ở đây đều đứng về phía cô.
Tiểu Song nhìn cha với đôi mắt cầu khẩn. Nước mắt rươm rướm mi. Cha tôi đành thở dài:
- Nếu con đã suy nghĩ kỹ rồi, thì bác nghĩ là... đó là biện pháp đúng... Bác cũng đứng về phía con.
Lời của cha làm Tiểu Song xúc động, cô bé ngã người ra sau như một lực sĩ sau phút giây cố gắng đã về đến đích.
Mãi thật khuya khi cả nhà đang ngồi đông đủ ở phòng khách, thì vẫn chưa tìm được Tiểu Song. Chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm nghe tin cũng đến. Anh Lý Khiêm đề nghị đi báo cảnh sát, anh cũng tự động đến Sở cảnh sát dò tìm danh sách các nạn nhân giao thông. Anh Vũ Nông thì đến Sở Nội Chính tìm danh sách khách trọ trong khách sạn. Chỉ có anh Thi Nghiêu là khùng nhất cứ lùng sục khắp nơi các phố đài Bắc, cứ cách hai tiếng đồng hồ lại điện thoại về nhà hỏi tin Tiểu Song. Tôi hỏi:
- Anh đang ở đâu thế?
- Tìm Tiểu Song.
- Thành phố lớn như thế này, anh tìm ở đâu chứ?
- Anh đang ở trên cầu, nãy giờ cầu nào anh cũng tìm hết rồi, từ cầu Trung Chánh, Trung Sơn đến Trung Hưng.
- Nhưng ở trên cầu làm gì có Tiểu Song?
Giọng anh Thi Nghiêu run run:
- Anh sợ cô ấy nhảy sông tự tử. Em có nhớ bản nhạc “Bên Dòng Nước” không? Anh có linh cảm, cô ấy sẽ nhảy sông.
Và anh Thi Nghiêu cắt ngang dây nói. Tôi thẫn thờ và liên tưởng đến cảnh anh Thi Nghiêu đang hớt hải đi từ cây cầu này sang cây cầu khác. Anh đứng bên này dòng... sục sọi tìm kiếm... “Bên Dòng nước”... “Bên Dòng Nước”...
Sóng nước mây núi cỏ non xanh,
Có người thiếu nữ đứng bên dòng...
Người con gái cũ giờ như nước...
Trôi giữa dòng đời mắt đắng cay...
Tôi nhớ tới bài hát, rồi nhớ tới hình ảnh Tiểu Song lúc ngồi cạnh đàn với tấu khúc. đột nhiên tôi rùng mình. tôi cũng linh cảm... Biết đâu... Biết đâu điều anh Thi Nghiêu nghĩ chẳng là sự thật.
Mười hai giờ rưỡi khuya. Anh Lý Khiêm quay về. Anh nhún vai và khóat tay. Vậy là chẳng tin tức. Một giờ khuya Vũ Nông về kiếm hết tất cả khách sạn, vẫn không có tên Tiểu Song. Và một giờ rưỡi khuya, anh Thi Nghiêu cũng thất thiểu trở về, anh không nói gì hết, chỉ đốt thuốc ngồi thở khói trên ghế tựa.
- Cầu nào tôi cũng đi hết. Gió đêm thật lạnh và thật to, rồi sương mù, vậy mà Tiểu Song vẫn không thấy.
Mọi người đều ngồi đấy, dầu rất mỏi mệt nhưng vẫn không ngủ được. Ai cũng đều lặng yên theo đuổi ý tưởng riêng của mình. Nội thở dài:
- Nếu biết sớm thế này, lúc ở bệnh viện, Nội đã không ngăn chuyện nó ly dị.
Mẹ tôi trách cha.
- Cũng tại anh Tư Canh hết. Ngay lúc mới gặp thằng đó, cứ khen nào là có chí lớn, có lý tưởng, khác người làm cho con nhỏ phải xúc động, đã cứu người thì phải cứu cho trọn, con nhỏ bây giờ khổ. Biết vậy, cứ để cho nó ở lại Cao Hùng phải hơn không?
Cha tôi nói.
- Em nói thế cũng không phải, không lẽ em quên là lúc đầu em cũng khen lấy khen để Hữu Văn ư?
Chị Thi Tịnh nói.
- Chuyện này cha mẹ chẳng ai lỗi cả. Tiểu Song đã yêu và chọn Hữu Văn làm chồng, chứ đâu ai ép buộc đâu? Cái sai ở đây là do chính Tiểu Song chọn lầm người chứ đâu phải cha mẹ?
Anh Vũ Nông nói.
- Ai mới đầu mà không lầm? Mới tiếp xúc lần đầu ai lại chẳng thấy Hữu Văn tài hoa, học thức rộng? Phải nói ở đây chúng ta đều đánh giá sai.
Nội tôi thở dài.
- Hừ. Bởi vậy cái gì mà thấy nổ quá, phô trương quá, ta phải coi chừng. Chọn chồng chọn vợ cũng vậy, kiếm thứ thiệt thà ít nói coi bộ chắc ăn hơn. Thôi bây giờ chúng con đi ngủ hết đi, mai còn phải đi tìm một chuyến nữa đấy.
Anh Thi Nghiêu cố chấp:
- Ai ngủ thì ngủ, con không ngủ, con ngồi đây đợi điện thoại.
Tôi nói:
- Em cũng không ngủ, vì có vô giường em cũng không nhắm mắt được.
Vũ Nông nói.
- Vậy tôi cũng thức với quí vị.
- Tôi ở đây chờ tin tức.
Chị Thi Tịnh nói. Thế là chỉ có những người lớn tuổi đi nghỉ, còn lại lớp trẻ tôi đều thức. Mọi người ngồi yên, nghe cả tiếng gió thổi vi vu ngoài vườn với ánh đèn vàng vọt của cây cột đèn hiu hắt. Đêm thật tĩnh mịch, thật buồn, cô đơn, trái tim tôi thổn thức trong lòng. Tiểu Song! Tiểu Song! Bây giờ em ở đâu?
Lúc đó khoảng ba giờ sáng. Chợt nhiên có tiếng chuông cửa reo. Cả nhà ai cũng giật mình. Ai cũng đứng bật dậy. Anh Vũ Nông là người nhanh chân nhất, anh chạy ra mở cổng và chúng tôi ùa theo sau. Cổng vừa mở, Vũ Nông hét lớn:
- Trời ơi, Tiểu Song, Tiểu Song đã về rồi.
Tiểu Song đã về, chúng tôi mừng quá ôm lấy nhau. Nội chỉ chấp tay nói:
- Nam mô a di đà Phật!
Kế tiếp chúng tôi thấy Vũ Nông dìu Tiểu Song vào nhà. những bước chân chập choạng mệt mỏi. Tiểu song phờ phạc như một xác chết biết đi. Trên tay vẫn ôm chặt đứa con gái, đến thềm, nàng ngước lên nhìn chúng tôi, đôi mắt thất thần, sâu thẳm.
- Con không còn chỗ nào khác để đi, nên phải đến đây.
Nói xong là Tiểu Song ngã xuống. Anh Thi Nghiêu nhanh tay đỡ kịp. Tôi lập tức bế lấy đứa bé, để anh dễ dìu Tiểu Song vào phòng khách. đứa bé được bọc trong chăn dầy, nên ngủ rất hồn nhiên. Mọi người rối rắm, chạy đi kéo bàn, kéo ghế. Tiểu Song lại được đặt ngồi dựa trên ghế salon. Anh Thi Nghiêu ngồi gần đấy vừa vui vừa tủi, ngắm lại Tiểu Song. Tiểu Song uể oải nhướng mắt lên nhìn tôi.
- Chị Thi Bình, con tôi đâu?
Tôi nói.
- Con nó đang ngủ. Em yên tâm đi, nó ngoan lắm.
- Tới giờ uống sữa rồi đấy, lúc đi em không có mang sữa theo.
- Tôi sẽ đi mua ngay.
Anh Lý Khiêm nói và lập tức chạy bay ra cửa. Tôi vội réo theo.
- Nhớ mua bình sữa luôn nghen.
Nội nói.
- Nửa đêm nửa hôm làm gì có ai bán bình sữa?
Nhưng anh Lý Khiêm đã nói vọng lại:
- Nhà con có sẵn.
Chúng tôi nhìn nhau, rồi nhìn chị Thi Tịnh cười. Chị Thi Tịnh đỏ mặt:
- Bác sĩ báo là có lẽ là có rồi, ông điên đó vừa nghe nói đã chạy đi lo đủ thứ tả lót, bình sữa...
Nếu không có Tiểu Song nằm bất động trên ghế, cái tin kia hẳn làm cả nhà tôi vui loạn lên. Nhưng bây giờ thì mọi sự lo lắng đều tập trung bên Tiểu Song. Anh Thi Nghiêu sau khi nhìn Tiểu Song chán chê, đã đi vào trong làm một ly cà phê nóng bưng ra. Nội thì làm hai cái trứng chiên ốp la và mấy miếng bánh mì. Ai cũng cho là Tiểu Song hẳn đói lã, mà thật vậy, Tiểu Song bưng ly cà phê lên uống muốn không nổi. Tay nàng run run, tôi phải bước tới đỡ giùm, nàng uống mấy hớp, Tiểu Song có vẻ khỏe một chút. Nội lấy bánh mì kẹp trứng chiên đưa cho nàng, Tiểu Song cầm lấy ăn ngay. Anh Thi Nghiêu ngồi đấy lặng lẽ nhìn, chăm chú nhìn nỗi đau và thương cảm như hiện rõ lên mắt anh. San San buông tiếng khóc. Tiểu Song đưa tay muốn bồng con. Tôi vội trao cháu bé cho nàng, Tiểu Song khóc, những giọt lệ rơi trên mặt con. đứa bé có vẻ đã đói, nó nuốt ngay những giọt nước mắt đó. Tôi thấy mủi lòng. không phải chỉ có một mình tôi, mà tất cả mọi người có mặt ở đấy đều rơi lệ
Chỉ mấy phút sau, anh Lý Khiêm mồ hôi ướt đẫm từ ngoài trở về, anh không những chỉ mang bình sữa, sữa bột, mà mang cả tã lót và áo quần khiến chị Thi Tịnh nhìn thấy phải đỏ mặt. Mọi người lại bận rộn lên, rửa bình, pha sữa, chỉ một lúc sau là đứa bé có sữa bú, nó vừa bú vừa cười, nụ cười trẻ thơ vô tội làm chúng tôi xúc động. Sau khi San San đã bú no, mẹ tôi đỡ lấy cháu nựng nịu.
- May là chú Khiêm của con chu đáo, mang cả quần áo và tã lót, bằng không chắc con phải trần truồng.
Sau đó mẹ tôi và Nội là hai người bận rộn nhất, pha nước tắm cho cháu, thoa phấn rồi thay quần áo. đứa bé mát mẻ bắt đầu ngủ ngon, Nội mang nó vào giường của người, rồi quay ra phòng khách nói với Tiểu Song.
- Tiểu Song, Nội đã chuẩn bị giường cho con, vào ngủ đi. Thấy chưa? Làm gì khổ như vậy, để mắt sưng húp thế?
Và Nội ra lệnh:
- Tất cả đi ngủ hết, có chuyện gì ngày mai sẽ nói.
Nhưng Tiểu Song đã ngăn lại:
- Không được, ở đây có mặt đông đủ, xin tất cả hãy ở lại đây, tôi có chuyện muốn nói, bao giờ tôi nói xong đi nghỉ cũng không muộn.
Thế là mọi người ngồi xuống, im lặng nghe Tiểu Song. Giọng của nàng rất rõ ràng và bình tĩnh.
- Nội, hai bác và các anh chị, có biết không? Tối qua con đã bế cháu San San ra khỏi nhà, lúc đó con không muốn sống nữa, con quyết định hai mẹ con con cùng chết vì con không muốn thấy San San bị cha nó làm khổ, con đã nghĩ mình và con cùng chết, như một sự giải thóat, sẽ không còn những phiền muộn đau khổ bám theo. Thế là con gọi một chiếc Taxi, chúng con đến nhà ga xe lửa, con định bao giờ xe lửa chạy, con sẽ ôm con nhảy vào đầu máy. Nhưng khi nhìn thấy những đường rầy con lại do dự, con không nhẫn tâm để mọi người nhìn thấy con của con chết mà thịt da be bét, thế là con bỏ đi đến cửa cống số 13, con định nhảy xuống nước nhưng đứng ở bên bờ nhìn xuống giòng nước lăn tăn, con lại cảm thấy không thể để cho con của con phải chết một cách lạnh lẽo như vậy...
Bất giác tôi quay sang anh Thi Nghiêu đang phì phà điếu thuốc, nhưng mắt anh đã long lanh những giọt lệ.
-... Giữa lúc con còn đang phân vân, thì chợt San San khóc, con cúi xuống nhìn nó một khuôn mặt ngây thơ vô tội, lòng con chợt bàng hoàng. Con có quyền giết mình, nhưng con không có quyền giết nó. Thế là con trèo lên khỏi bờ đê và lang thang khắp phố, con định tìm chỗ nào an toàn để gởi lại cháu San San, và con cũng đã từng đến đây...
Tiểu Song ngừng lại nhìn chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đều thấy tiếc rẻ, phải chi cho một người ngồi canh ở cửa, thì biết đâu đã giữ được Tiểu Song. Nàng lại tiếp:
- Con định đặt bé San San ở trước cửa vì con biết ở nhà này ai cũng yêu trẻ chắc chắn là con của con sẽ được nuôi dưỡng nên người. Nhưng khi con đặt nó xuống, con lại do dự vì bé San San đã được sinh ra bởi con, nó là con của con, chứ đâu phải cháu của nhà họ Chu? Nó bị sanh ra chứ đâu phải nó muốn, con lấy tư cách và quyền lợi gì để từ chối cái nghĩa vụ của mình, đem gánh nặng trút cho nhà họ Chu? Thế là con lại bồng nó lên đi tiếp. Con lại nghĩ con cái thì có cha có mẹ, nếu mẹ chết thì con phải sống với cha, thế là con lại bồng cháu trở về nhà cũ, nhưng rồi chợt nhiên con nhớ lại lời Hữu Văn đã nói " Anh không muốn có con" Anh ấy đã bảo con, phải đi nạo thai từ đầu nhưng con không chịu, và con đã sinh ra nó. Con nhìn bé San San và nói không, không được, mẹ không thể giao con cho cha vì cha con có yêu con đâu? " Sự thật là thế. Hữu Văn ngoài những mộng tưởng trên đời, anh ấy không cần cái gì hết, nếu con giao bé San San cho anh ấy, thì nó sẽ sống bi đát hơn là cùng chết với con, và thế là con đi mãi, không tìm được lối thoát, bồng con lang thang đầu đường xó chợ, bé San San bắt đầu đói, con lại không một xu trong túi. Nó khóc con càng rối rắm hơn, con đã sống những giây phút hãi hùng nhưng con thấy mình vẫn còn trách nhiệm. Dù gì nó cũng là con của con. Con phải nuôi dưỡng nó nên người. Nó phải sống và đương nhiên con phải sống theo. Nhưng chúng con sẽ sống ở đâu? Con là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn me, lại không có thân nhân, có chồng lại chẳng ra chồng. Suy đi tính lại mãi con chỉ còn một chỗ nương tựa duy nhất là gia đình họ Chu này. Nghĩ thế, con lại trở về đây.
Tiểu Song dứt lời, cả nhà tôi đều rưng rưng nước mắt. Nội bước đến ôm Tiểu Song vào lòng, nghẹn ngào:
- Cũng may là con biết suy nghĩ, nhờ con biết nghĩ chứ bằng không là nguy rồi! Từ nay về sau con đừng dại dột như vậy nữa nghe, hứa với Nội đi! Con hãy nhìn Nội nè. Bảy mươi mấy tuổi rồi mà Nội vẫn yêu đời, còn con mới có chút xíu, tương lai còn dài sao con đành tìm đến cái chết?
Anh Thi Nghiêu giờ mới mở miệng. Anh xúc động.
- Tiểu Song! Từ rày về sau em đừng như thế. Em không có quyền làm như thế nghe không?
Tiểu Song buồn buồn nhìn Nội rồi nhìn anh Thi Nghiêu:
- Vâng em hứa. Từ rày về sau em sẽ không bao giờ tìm đến cái chết nữa. Nhưng có một điều, Nội và hai bác cần giúp đỡ con.
Nội hỏi:
- Có chuyện gì con cứ nói, bất cứ chuyện gì dù khó khăn cách mất, Nội cũng sẵn sàng giúp con.
Tiểu Song cúi đầu nhìn xuống, một lúc sau nói:
- Nội ơi, muốn thấy được ấu trĩ và sự sai lầm của mình thì phải có can đảm phải không Nội? Muốn thấy sự thất bại của hôn nhân thì càng phải dũng cảm hơn... Khoan! khoan! anh Vũ Nông với anh Lý Khiêm đừng đi đâu hết, em đã đưa con em đến đây là em đã coi đây là nhà em, và các anh chị là người trong gia đình, hãy ngồi lại nghe em trình bày tất cả.
Chúng tôi ngồi lại, yên lặng. Tiểu Song thở dài rồi tiếp:
- Các anh chị có nhớ lần đầu Hữu Văn xuất hiện ở đây không, anh ấy nói chuyện văn học, chuyện trước tác, nói về lý tưởng và sự ước mơ, về thói đời và cả giải Nobel, dáng anh ấy quắc thước, giọng nói khoan thai, hùng hồn, em đã bị chinh phục hoàn toàn, rồi chúng em kết bạn. Trong thời gian bảy tháng Văn không viết được một tác phẩm, Văn có hàng trăm lý do. Nhưng lý do quan trọng nhất là bởi vì em không lấy anh ấy. Anh ấy đổ lỗi vì không có nhà, không có một cuộc sống ổn định, không có người chăm sóc nên không làm sao viết được, cách lý luận và ngụy biện của anh Văn thì ở đây ai cũng đều biết nhưng lúc đó vì em quá yêu Văn, quý trọng và sùng bái Văn cũng vừa lúc được anh Thi Nghiêu đưa cho mười ngàn đồng tiền tác quyền, nên em quyết định lấy Văn để giúp chàng hoàn thành mộng ước. Chúng em lấy nhau rồi, em hoàn toàn sống cho anh ấy, em làm hết mọi việc để Hữu Văn yên tâm viết, nhưng anh Văn vẫn không viết được chữ nào, thế là em lại giúp anh ấy nói dối, em đem lý do này lý do nọ ra để che giấu sự bất tài của Văn, để các anh chị yên tâm, nhưng bên cạnh đó em cũng hết lời an ủi, khuyến khích, để Văn không chán nản. Công việc nhà một mình em gánh, nhưng cuộc sống gia đình càng ngày càng khó khăn, đôi lúc vui miệng em nói thì Văn lại bảo đừng nhắc chuyện gạo, củi, lửa trước mặt anh ấy, muốn làm vợ một người sắp đoạt giải Nobel thì phải chấp nhận cực khổ. Khi ở nhà không còn một cắc bạc, em cũng không dám nói cho Văn nghe. Cũng may có anh Nghiêu cho chiếc đàn dương cầm kịp lúc, em thu được một số học trò, kiếm tiền trang trải gia đình. Nhưng rồi Văn lại nói tiếng đàn của em đã đuổi mất cảm hứng của anh ấy, và học trò của em cũng bị đuổi luôn. Hữu Văn mỗi ngày mỗi đổi tính, trở nên thô lỗ, hở tí là anh giận, anh chửi, chửi xong lại hối hận, nhưng vì yêu Hữu Văn nên em bỏ qua, em nghĩ Văn bội bạc như vậy vì ở vào thời kỳ quá độ, mỗi một thiên tài đều có một tật xấu riêng của mình, chẳng hạn như Van ghog, trong một lần nổi điên đã tự cắt tai của mình. Sau khi Văn kiếm được việc làm, cuộc sống của em chẳng những không thoải mái mà còn bi đát hơn. Anh ấy bắt đầu chửi, trách em. Anh ấy bảo là vì em mà anh ấy phải đi làm, nên không lấy được giải Nobel! Chị Thi Bình!
Tiểu Song ngừng một chút nhìn tôi rồi nói:
- Chắc chị thắc mắc tại sao mỗi lần chị đến chơi đều thấy chúng em cãi nhau? Đó không phải là vì Văn không ưa chị, mà chuyện cãi nhau của chúng em bấy giờ đã trở thành cơm bữa. Văn lúc nào cũng nói: "Em là sao khắc của anh, và chuyện lấy em là một lầm lẫn lớn của cuộc đời."
Anh Lý Khiêm chen vào:
- Tiểu Song, sống với những người như thế làm sao em chịu nổi, sao không tìm cách xa nhau càng sớm càng hay?
Tiểu Song quay sang nhìn anh Lý Khiêm:
- Anh tưởng là em chưa thử qua sao? Em đâu phải là gỗ đá, em đã từng đề cập với Văn, có điều em chỉ vừa mới đề nghị sống riêng là Văn đã nhảy đổng lên, em nói để anh ấy ở một mình, anh ấy sẽ chuyên tâm viết. Nhưng Văn lập tức ôm chầm lấy em hối hận và khóc đổ lỗi cho sức khỏe, vì bực dọc không viết được, anh ấy nhận có lỡ lời, nhưng đó là lời vô tâm, lời quỉ ám, anh ấy ca em là thiên thần, nếu sống không có em anh ấy sẽ chết mất, và thế là em khóc, em phải ôm lấy anh ấy và lại vỗ về. Em thề là em sẽ không xa anh ấy và tha thứ tất cả, rồi Hữu Văn bắt đầu đánh bạc, từ đó cuộc sống là những chuỗi ngày tận thế, tất cả những gì quí giá trong nhà có thể bán được, anh ấy đều chôm kể cả chiếc nhẫn cưới. Em đã khóc, đã van xin cầu khẩn, nhưng Hữu Văn bảo tại gia đình không có hạnh phúc, không ấm cúng nên anh ấy phải tìm thú vui bên ngoài. Em đã suy nghĩ kỹ và nghĩ thật kỹ điều Văn nói. Không hẳn là không lý do, tại ta chưa đóng trọn vai trò của người vợ hiền, nhưng muốn làm người vợ hiền thì phải làm sao? Văn lại nói: đánh bạc là một thú vui quên lãng duy nhất, nhờ nó anh mới quên được sự đau khổ, quên được cái mà anh gọi là thất bại của sự nghiệp viết lách. Trong đó nguyên nhân cơ bản nhất của sự thất bại là em.
Tiểu Song ngưng lại một chút, hớp một ngụm trà tiếp.
- Tóm lại, từ lúc quen với Hữu Văn, nghe Văn thao thao bất tuyệt, phê bình các nhà văn hiện đại không đáng một xu cho đến lúc anh ấy chuẩn bị viết truyện dài có tựa đề “Gã điên với Thiên Tài”. Em cũng không biết Hữu Văn là một thiên tài hay chỉ là một gã điên, là một thánh nhân hay chỉ là một gã vô tích sự. Bây giờ thì em đã biết rồi, anh Hữu Văn không là một cái gì hết, anh ấy chỉ là một gã “chí lớn tài hèn” đáng thương. Chính vì có chí lớn mà không có thực tài, nên anh Văn đã đau khổ, đau khổ thật sự, và em, em đã trở thành mục tiêu để anh ấy trút hết những căm hờn trong đầu.
Tôi để ý, cha đang chăm chú nghe Tiểu Song nói. Và anh Thi Nghiêu thì lúc nhìn Tiểu Song thương hại, lúc lại giận dữ, nhưng anh ấy có vẻ cố gắng kềm chế, Tiểu Song nói tiếp:
- Cuộc sống hôn nhân coi như hoàn toàn thất bại. Các anh chị có biết không, lúc đầu là sự sùng bái, chiêm ngưỡng, kế tiếp là sự đồng tình, rồi sau đó là thương hại. Khi người đàn bà không còn thấy nể vì ông chồng của mình nữa thì cuộc hôn nhân coi như đã lung lay. Kế tiếp lại xảy ra chuyện Hữu Văn đoạt chiếc mặt ngọc, trong lúc em thập tử nhất sinh ở bệnh viện, thì ông ấy lại thản nhiên nơi sòng bạc. Thú thật khi tỉnh dậy, em đã thấy lòng mình lạnh giá, em đã cương quyết là sẽ không đồng tình, không tha thứ cho Hữu Văn nữa và như vậy sẽ không để Hữu Văn xin lỗi làm lành. Nhưng cuối cùng là em lại mềm lòng ngay. Chuyện đó phần lớn cũng tại lời khuyên của Nội.
Nội tròn mắt ngỡ ngàng:
- Con nói gì? Hôm đó Nội khuyên làm sao?
- Nội nói là, nếu lúc đầu con đã nhận Văn làm chồng, thì dù có tốt xấu thế nào cũng là chồng mình, định mệnh đã an bài, và con nghĩ tại con chọn, hôn nhân dó chính con lựa chọn, con đã không thèm hỏi cả ý kiến của hai bác, thì hậu quả con phải gánh chứ? Con thấy mình thua, thua thật sự. Con không phiền trách ai hết, con không có quyền để con của con thành đứa không cha, vì vậy con đã tha thứ cho Văn.
Tiểu Song thở dài:
- Đã biết lỡ sa xuống điạ ngục, lại không leo lên được thì bi đát vô cùng. Như các anh chị biết, trở về với Văn, cuộc sống của em càng khổ. Em biết anh Thi Nghiêu là người hiểu em hơn ai hết, bản chất háo thắng và tự ái của em rất lớn. Có đau khổ cách mấy em cũng cắn răng chịu đựng, nhưng anh Văn cứ suốt ngày kiếm chuyện, hết chửi mắng vợ con, đến chửi công việc đang làm, chửi trời chửi đất, không từ một ai. Anh ấy nói là đi làm tại vì em với con. Nhưng em xin thề trước mặt con: Từ lúc Hữu Văn đi làm tới giờ em chưa hề cầm được một cắc tiền lương của anh ấy. Vì tiền lãnh lương ra kia vừa tới cổng là mấy con nợ cờ bạc đã vây quanh thanh toán sạch hết trơn rồi. Kết quả em và con đã phải sống dựa vào tiền làm nhạc cho các hãng dĩa.
Tiểu Song ngẩng lên buồn bã:
- Chuyện xảy ra vừa qua, các anh chị đã biết hết, em không cần kể lại. Từ ngày Hữu Văn đòi bán đàn dương cầm không được em đồng ý, là Văn bắt đầu bôi bác em nào là: đó là tặng vật của tình yêu... là là... đủ thứ. Hữu Văn biết rất rõ là không phải như vậy, nhưng vẫn sử dụng vũ khí đó để dày vò em, để hạ nhục và làm tổn thương tự ái em. đến lúc em nổi giận, Hữu Văn lại xuống nước hối hận đau khổ... Em thông cảm Văn, nhưng bây giờ thì không còn chịu đựng nổi nữa.
Tiểu Song quay sang cha tôi:
- Thưa hai bác, thưa Nội. Tính con ngang bướng xưa nay, hay tự ái hão, nên khi gặp điều gì khó khăn con cũng cố cắn răng chịu đựng. Lúc cha con mất, con cũng cố hết sức để không rơi một giọt nước mắt. Nhưng bây giờ con thấy thua rồi, cái sự tự phụ, ngang nghạnh kia, chẳng giúp ích được gì cho con. Sự hiểu biết của con về cuộc đời quá ít, con đã phải trả một giá khá đắt, và bây giờ con nghĩ, biện pháp tốt nhất để cứu con, cứu Văn và bé San San là... phải ly dị.
Tiểu Song làm cả gian phòng lắng xuống:
- Con nói ly dị không phải là vì bồng bột nhất thời, mà là sự suy nghĩ chín chắn. Ly dị sẽ cứu được cả ba. Vì cái lý do thất bại mà Hữu Văn thường đưa ra là sự hiện diện của con. Biết đâu loại bỏ trở ngại này, anh ấy sẽ thành công? Nếu không suốt ngày con sẽ bị dày vò, không phải chỉ mình con mà cả anh ấy nữa. Nên ly hôn sẽ cứu được cả ba, và chúng con đều có thể làm lại cuộc đời mình. Bác Chu biết không, trước cái chết, con người thường ngỡ chân lý là hy sinh cuộc hôn nhân đau khổ còn hơn giết chết cả một đời người.
Mẹ hỏi:
- Nhưng liệu Hữu Văn nó có chịu ly dị không?
Tiểu Song nói:
- Anh ấy sẽ không chịu. Vì vậy, con cần Nội, hai bác và các anh chị đứng về phía con để thuyết phục Văn. Con biết chắc rằng Văn sẽ nói con chuyện nhỏ xé ra to, rồi anh ấy sẽ tỏ ra ăn năn hối hận, đổ lỗi cho là vì quá yêu con. Nhưng nếu con tha thứ một lần nữa, thì cuộc sống khốn khổ lại tái diễn và con chỉ còn nước cuối cùng là tìm đến cái chết thôi.
Anh Lý Khiêm quyết định đầu tiên:
- Tôi sẽ đứng về phía cô, Tiểu Song, tình trạng này không thể không ly dị được.
Anh Thi Nghiêu nhiệt tình:
- Chỉ cần Vũ Nông nữa thôi. Vì theo luật pháp của Trung Quốc chỉ cần có chữ ký của hai người chứng, là cuộc ly hôn sẽ có hiệu lực.
Mẹ nhìn anh Thi Nghiêu. Tôi cũng tự hỏi. Tại sao anh ấy lại rành thủ tục này như vậy? Anh Thi Nghiêu thì không để ý, nói luôn:
- Chúng tôi ở đây đều đứng về phía cô.
Tiểu Song nhìn cha với đôi mắt cầu khẩn. Nước mắt rươm rướm mi. Cha tôi đành thở dài:
- Nếu con đã suy nghĩ kỹ rồi, thì bác nghĩ là... đó là biện pháp đúng... Bác cũng đứng về phía con.
Lời của cha làm Tiểu Song xúc động, cô bé ngã người ra sau như một lực sĩ sau phút giây cố gắng đã về đến đích.