Chương 18
Tác giả: QUỲNH DAO
Lão Linh ở lại Đài Bắc bốn năm hôm rồi, bà Linh tại Cao Hùng gọi điện viễn tín hối thúc cha con mau về gấp. Nhận thấy vợ vô tình quá, lão Linh vô cùng oán giận. Nhưng thực tế mà xét, lão chẳng có lý do gì mà lưu lại Đài Bắc.
Tuyết Hồng đã rõ ý cha, nên khuyên giải ông sớm về Cao Hùng, đồng thời khuyên Tuyết Trân cùng theo cha về luôn thể. Nàng nói bịnh trạng của nàng thầy thuốc hết lòng điều trị để duy trì hiện trạng, cũng chưa biết lúc nào mạnh, lúc nào chết. Tối thiểu cũng kéo dài vài tháng nữa. Ba nàng có công việc, em nàng thì coi những tủ hàng để buôn bán tại Bá Hóa công tỵ Tuy đã mướn người buôn bán, nhưng làm sao được yên lòng. Sau cùng nàng nói ba và em cũng không phải là thầy thuốc, ở lại đây cũng chẳng ích gì, trái lại còn gây cho nàng phải lo lắng hơn.
Nằm tại bịnh viện, bịnh tình của Tuyết Hồng khi tăng khi giảm, lúc bớt lúc đau không chừng đổi. Phút chốc nằm điều trị tại y viện đã hơn ba tháng. Năm sắp cuối, ngày tết đã đến nơi rồi.
Còn mấy hôm nữa là đến tết, bịnh của nàng bỗng nhiên phát lên dữ dội. Tất cả những thầy thuốc trứ danh thảy đều lắc đầu, họ cho rằng vô phương cứu [color:red] [/color] chữa.
Trọng Vĩ muốn khóc cũng không còn nước mắt, thân thể gầy ốm, tinh thần sa sút bởi chịu đựng dai dẳng sự thống khổ.
Ngày ấy, vợ chồng Phương Tử Vân đến y viện thăm nàng dâu. Đang lúc thầy thuốc chích chì thống cho nàng, Tuyết Hồng bị hành hạ, cơ thể nàng ốm như que tăm, sự đau khổ của nàng người ngoài không thể tưởng tượng cho được. Qua màn nước mắt, nàng hướng nhìn vào cha mẹ chồng mà cầu xin:
- Thưa ba má! Ba má không nên lo thuốc thang cho con nữa, con muốn chết đi cho sớm để chấm dứt sự đau khổ.
Vợ chồng Phương Tử Vân không biết nói gì hơn, chỉ khóc mà chịu trận. Nàng tiếp tục nói:
- Lòng nhân từ đức hạnh của ba má, kiếp này con không đền đáp được, xin chờ kiếp lai sinh. Sự tốn tiền bạc quá nhiều cũng không quan trọng bằng ba má tốn hao tâm huyết với con, không thể lấy giá nào mà so sánh cho được. Ba má đã tốn hao như vậy để đổi lấy sự lo rầu, phiền muộn và đau khổ. Thật con... con đã... đối không phải với ba má quá nhiều, con là tội nhân của nhà họ Phương!
- Tuyết Hồng! Con... không nên... nói như vậy.
Bà Vân cũng khóc không thành tiếng:
- Con... con...
Tuyết Hồng thấy mẹ chồng khóc, nàng nín bặt giây lâu, và cất tiếng với giọng u buồn:
- Má không nên khóc vì con, bởi con đã mất mẹ từ thuở bé, con gặp má như gặp mẹ ruột của con. Lúc con còn nhỏ, má cũng vừa ý con. Rất tiếc, sự thương mến của ba má nay đã trở thành con số không.
- Thôi con đừng nói nữa, con hãy nghỉ ngơi cho khỏe.
- Má à, hiện giờ con không nói được với ba má, sợ e con không còn cơ hội nữa...
- Không phải vậy đâu. Bác sĩ họ nói sẽ tìm mọi phương cách mà điều trị, bịnh con sẽ lành mà.
Tuyết Hồng chẳng kể lời bà Vân khuyên, nàng chỉ nói theo tâm trạng đau thương của mình.
- Má! Thật bất hạnh cho anh Vĩ, thương cho chồng con. Nếu con biết trước mình mắc phải chứng nan y, con không thể nào đồng ý kết hôn với chồng con.
- Trước mặt Trọng Vĩ con đừng nói như thế, nó đã thật tâm yêu thương con đó.
- Nhưng con đã làm hại anh ấy phải đau khổ. Ý chà! Má đâu có biết, chúng con tuy mang danh nghĩa là tình chồng vợ, nhưng không có chút tình nghĩa với chồng. Tình yêu của chồng, con không biết làm thế nào mà báo đáp.
Vợ chồng lão Vân nghe dâu nói thế, cả hai không khỏi ngạc nhiên. Bởi trong ba tháng qua, Trọng Vĩ không hề cạm đến thân thể của vợ, quả thật Trọng Vĩ thực tâm yêu nàng, chớ chẳng phải yêu vì thể xác hay nhan sắc. Trong lòng vợ chồng lão rất cảm động và quý mến đôi vợ chồng trẻ.
Giọng u buồn của Tuyết Hồng tiếp tục:
- Sau khi con chết rồi, chắc chắn Trọng Vĩ sẽ vô cùng đau khổ. Xin ba má lập tức cưới vợ cho chồng con, để anh ấy lần lần quên hình ảnh của người vợ vắn số như con.
Điều đó bà Vân không làm sao trả lời được. Bà chỉ lặng thinh như xuất thần. Giây lát sau, Tuyết Hồng từ từ nói tiếp:
- Thưa ba má, con có một chủ ý, chưa biết ba má có tán thành hay không?
Lão Vân vội vàng khuyên bảo:
- Tuyết Hồng! Con không nên suy nghĩ nhiều.
- Con phải nghĩ về anh Trọng Vĩ chớ ba!
Bà Vân vì quá thương con trai, nên muốn nghe lời nàng dâu nói những gì.
- Hài tử! Con hãy nói đi! Chủ ý con thế nào?
Hơi thở Tuyết Hồng rất mệt nhọc nói:
- Nếu ba má thấy nhân phẩm của em con tạm được, thì má khỏi cần phải tìm vợ cho chồng con chi cho nhọc...
Vợ chồng lão Vân chỉ nhìn nhau không có ý kiến. Tuyết Hồng tỏ vẻ thất vọng nói:
- Ba má chắc không vừa lòng về ý kiến của con vừa trình bày.
Bà Vân rơi lệ phủ nhận:
- Con! Không phải ba má không bằng lòng về ý kiến của con...
Tuyết Hồng nhoẻn miệng cười, nàng thấy thích thú hỏi:
- Thế là ba má đã tán thành chủ ý của con?
Lão Vân đáp nhanh:
- Tuyết Hồng! Con hãy nằm nghỉ đi!
- Em con nó đã cùng anh Trọng Vĩ cử hành hôn lễ, vì thế còn có ý để khỏi bày biện tốn hao, cũng khỏi lo người ngoài cho là kỳ lạ. Nếu sợ tên họ và tuổi tác trên chứng thư hôn nhân chẳng phù hợp, họ sẽ đến nơi khác mà lập chứng thư hôn nhân khác, con thấy điều đó rất tiện. Sau khi con chết rồi, con không còn là con dâu nhà họ Phương nữa, chỉ vì, con và anh Trọng Vĩ không có quan hệ vợ chồng. Sự kết hôn vừa qua, là do em con và anh Trọng Vĩ. Theo ý con, Trọng Vĩ cũng không lấy làm khó chịu về việc này cho lắm.
Vợ chồng lão Vân chẳng biết nói sao, chỉ ngồi chết trân mà chịu. A Bội đứng một bên, cô ta không chịu nổi cảnh thương tâm nên khóc oà lên. Hơn ba tháng qua, cô ta cùng Tuyết Hồng khuya sớm có nhau, sự cảm tình rất sâu đậm. Cô ta cũng biết vợ chồng họ rất yêu nhau một cách cao thượng. Đôi bạn tình yêu nhau thấm thiết, mà trời cao sao đành tàn nhẫn chia rẽ họ ra.
Tuyết Hồng nhìn thấy A Bội quá thương tâm, bèn an ủi:
- A Bội! Em không nên quá bi thương. Trong những ngày qua, em hết lòng phục dịch cho chị, chị rất... cám ơn... em.
A Bội và vợ chồng lão Vân, cả ba cùng khóc oà.
Trong lúc đó, Trọng Vĩ từ công ty vừa về đến. Chàng thấy ba má và A Bội đang cảm xúc, chàng bước đến bên giường cùng khóc và kêu lên.
- Tuyết Hồng! Tuyết Hồng! Em... em làm sao vậy?
Tuyết Hồng chẳng thiết gì đến chàng. Trọng Vĩ không dám hờn trách cha mẹ, chàng trợn mắt nhìn A Bội nói:
- A Bội đứng đây làm gì, khóc chuyện gì? Mau đi ra ngoài!
A Bội bị la rầy, cô ta sẽ lén đi ra ngoài.
Tuyết Hồng lạnh lùng nói:
- A Bội làm gì mà anh mắng nó?
- Nó... nó đã làm cho em thương tâm.
- Em không muốn anh mắng nó, em rất bằng lòng nó mà.
Trọng Vĩ thấy thái độ của vợ đối với chàng hôm nay có điểm bất thường. Chàng sững sờ thấp giọng:
- Em đừng tức giận nữa, anh trách lầm A Bội.
Nàng cười nhạt:
- Trọng Vĩ! Em đã hiểu anh, nhưng em... rất giận anh!
Trọng Vĩ lấy làm lạ hỏi:
- Em... em giận anh chuyện gì?
- PHải rồi! Em giận anh, giận anh! Anh đã hại đời em phải khổ!
Tuyết Hồng quay mặt vào vách, không thiết chi đến chàng. Trọng Vĩ không biết làm sao, chàng chỉ đứng thừ người như pho tượng.
Vợ chồng lão Vân cũng tìm trong óc xem coi chuyện gì. Cả hai suy nghĩ chín chắn mới biết ý con dâu đáng thương, chắc chắn nàng đã dùng khổ nhục kế. Bởi nàng nhận thấy căn bịnh trầm trọng không thể nào mạnh lành đặng. Sợ rằng khi Trọng Vĩ mất nàng sẽ đau khổ mãi, nàng mới có dụng ý gây cho chàng sanh ra ác cảm để giảm bớt sự đau khổ. Vợ chồng lão Vân ngấm ngầm than thở, cho rằng con dâu đã hiền hậu lại thông minh.
Trọng Vĩ thẫn thờ giây lát gọi khẽ:
- Tuyết Hồng! Tuyết Hồng!
Không được nàng đối đáp lại, chàng khóc lên. Lão Vân bước đến kéo tay con, bước ra ngoài phòng, đến hành lang đứng lại và khuyên nhủ:
- Trọng Vĩ! Tâm lý Tuyết Hồng bỗng nhiên mất bình thường, đủ thấy duyên phần của con đã hết rồi. Do đó, con đừng thương tâm nữa.
Lão không ngờ chàng lại rơi lệ đáp:
- Ba... ba... ba đã thay cho Tuyết Hồng mà tính việc...
Lão Vân rất lạ lùng giả vờ khó hiểu hỏi:
- Con nói sao?
- Tuyết Hồng không hề mất bình thường, đầu óc nàng rất sáng suốt. Nàng cố ý làm bộ giận con, để cho con quên nàng.
Lão Vân thầm khen ngợi con và dâu đúng là đôi tri âm tri kỷ, nên lão chậm rãi:
- Dầu cho nó có dụng tâm như vậy, con cũng không nên phụ lòng tốt của vợ con. Huống chi gia đình mình đã hết lòng hết sức đối xử tốt với Tuyết Hồng. Sống chết đều do nơi duyên số, con nên hiểu điều đó.
Trọng Vĩ thấy thái độ nghiêm chỉnh của cha, chàng gật đầu cho là lời cha quả đúng như vậy.
- Ba thấy tình hình của Tuyết Hồng khó qua khỏi. Con nên đi gọi điện thoại đến cho bên vợ con haỵ Trên phương diện đạo nghĩa phải cho người ta biết. Họ đến hay không mình cũng chẳng màng gì.
Chiều hôm đó, Tuyết Hồng đã hôn mê bất tỉnh. Qua chiều hôm sau, bịnh trạng của Tuyết Hồng đã đến lúc nguy kịch, cha con Lương Tùng Linh mới đến Đài Bắc, cũng được dịp trông mặt nàng lần cuối. Nhưng Tuyết Hồng không nói chuyện gì được nữa, chỉ còn sự tri giác mà nhìn cha và em, rồi nàng từ từ khép mắt lại, như một giấc ngủ ngàn thu...
Trọng Vĩ nhào lăn xuống đất khóc ngất.
Cha con Lương Tuyết Trân cũng khóc lớn.
Vợ chồng lão Vân và A Bội cũng khóc nức nở theo.
Phương Trọng Vĩ đã tuyệt vọng nên ngã bịnh. Lão Vân lo liệu mọi sự ma chay cho con dâu xong, hai đàng cùng bàn đến lời trối trăn của Tuyết Hồng trước khi lâm chung, lão Vân hỏi ông sui gái đồng ý gả Tuyết Trân cho Trọng Vĩ không? Lão Linh thì rất đồng ý nhân cách và nhân tài của con rể, nhưng điều đó cần nên hỏi qua ý kiến của Tuyết Trân và má của nàng mới quyết định được.
Do đó, hai cha con vội vã trở lại Cao Hùng. Trọng Vĩ mang bịnh đến hai tuần nhựt mới mạnh lành. Lão Vân bèn đem lời trăn trối của Tuyết Hồng mà thuật lại cho chàng nghe. Đồng thời lão cũng hỏi qua để biết ý kiến của chàng:
- Trọng Vĩ! Theo ý con thì sao?
Chàng lắc đầu đáp:
- Không nên đâu ba.
- Vì sao? Có lẽ vĩnh viễn con không tái hôn hay sao?
Bà Vân cũng khuyên lơn con:
- Trọng Vĩ! Nếu con thật dạ yêu Tuyết Hồng, thì con đáp ứng chủ ý của nó trước khi chết. Tuyết Hồng nói rất phải, bởi Tuyết Trân đã cử hành hôn lễ cùng con rồi, lần này nếu là hôn lễ thì khỏi phải bận rộn tốn hao, cũng khỏi bị người đời cho rằng cuộc hôn nhân lạ lùng nữa.
Bà ngừng giây lát bèn cười nói:
- Tuyết Trân nó là con nhỏ có thể chất mạnh khỏe, dung mạo cũng không đến nỗi xấu, lòng dạ nó cũng hiền hậu. Nếu chúng bây kết nghĩa vợ chồng với nhau thì ngày này sang năm! A! Có lẽ đến ngày này, có lẽ vào cuối năm, má sẽ có được một cháu nội vừa mập vừa trắng mà ẵm bồng rồi.
Lão Vân cũng tiếp lời:
- Trọng Vĩ! Má con năm nay cũng gần sáu mươi rồi, bà thường khao khát có một cháu nội ẵm bồng, con là đứa con thảo thuận, đành lòng để cho má con thất vọng sao?
Vẻ mặt chàng rầu rầu, nghe những lời dường như quyết định của mẹ cha, nhưng chàng ngỏ lời như để mẹ cha tha thứ.
- Thưa ba má! Việc hôn nhân chẳng phải như trò chơi. Tâm lý, tinh thần con còn đang đau khổ chưa bình phục được, chuyện ấy để chậm chậm sẽ bàn đến cũng không muộn.
- Vấn đề kết hôn vừa qua con với Tuyết Hồng, ba đã hại con chịu nhiều đau khổ. Lần này con nên duyên với Tuyết Trân, nhứt định con sẽ đầy đủ hạnh phúc.
Bà Vân khuyên lơn con:
- Tuyết Trân năm nay nó đã hai mươi tuổi, Tuyết Trân lại là em gái Tuyết Hồng, cưới nó cũng như cưới Tuyết Hồng chớ gì.
Chàng ngẫm nghĩ giây lát nói:
- Nếu Tuyết Trân là em ruột Tuyết Hồng thì con khỏi suy xét.
Bà Vân cười nói:
- Con nói thế nghĩa là sao? Chị em nó cũng một cha, tức nhiên là chị em ruột chớ gì.
- Con muốn nói, nếu chị em họ cùng một cha một mẹ kìa...
Ngọc Thanh ngồi một bên tiếp lời:
- Anh à, anh không nên vì giận người mẹ, mà đem cái giận hờn ấy đổ lên đầu người con. Theo em biết, Tuyết Trân không hề giống mẹ, nàng và chị Tuyết Hồng thương nhau vô cùng. Em dám chắc, Tuyết Trân cũng được người ta khen ngợi như chị. Em khuyên anh chớ nên coi rẻ.
Bà Vân cũng tiếp lời con gái:
- Lời của Ngọc Thanh rất có lý. Nếu chị em nó không có thương nhau, thì Tuyết Trân đâu có thân thiết với chị đến thế, cũng như Tuyết Hồng bao giờ lại có chủ ý giới thiệu em nó cho con.
Trọng Vĩ đứng dậy toan bước về phòng:
- Việc đó chờ con xét lại. Vả lại, chưa biết bên kia họ có đồng ý hay không nữa.
Dựa theo ý kiến của chàng, hôm sau lão Vân gọi điện thoại viễn tín hỏi Lương Tùng Linh. Được lão Linh trả lời, vợ Ông ta rất vừa lòng về nhân phẩm của Trọng Vĩ. Chỉ còn một điểm cần xét lại, không biết Trọng Vĩ có yêu Tuyết Trân như Tuyết Hồng hay không? Ý của Trọng Vĩ ra sao?
Bà Linh đối với việc xuất giá của con gái thì bà ta vô cùng xem trọng. Bà không muốn làm sơ sài như đám cưới của Tuyết Hồng, việc bà ta chuẩn bị vấn đề trang sức cho con cũng đã hai tháng. Đến trung tuần tháng tám, họ mới cùng đến pháp đình mà làm chứng thư kết hôn. Đối với điều đó, bà Linh cũng phải lo lắng. Chẳng quá lần trước Tuyết Trân và Trọng Vĩ đã long trọng cử hành hôn lễ tại Quan Quang phạn điếm. Do đó, bạn bè thân thiết của nhà họ Phương, Tuyết Trân và Trọng Vĩ khỏi cần trình diện họ lần thứ hai.
Đêm nay, một lần nữa, Trọng Vĩ nếm mùi hoa chúc. Tuy nhiên thời gian cách nhau hơn nửa năm, nhưng hơn nửa năm trước đây, chàng và Tuyết Hồng đã qua đêm hoa chúc tại bịnh viện, đêm hoa chúc ấy, chàng còn in sâu vào đầu óc.
Giờ đây, dưới ánh đèn hoa chúc, chàng xem thấy thân hình Tuyết Trân đầy đặn, gương mặt trắng hồng hào. Trướng phù dung ấm áp, thân hình như ngọc mang hương vị ngọt ngào đến với lòng chàng, đúng là lúc vui vẻ như cá gặp nước, rồng gặp mây.
Nhưng, Trọng Vĩ đối với đêm xuân vui vẻ ấy, không một chút lưu ý, trong tâm trí chàng chỉ hiện ra một thân thể tiều tụy, khô gầy đáng thương của Tuyết Hồng. Chẳng biết nghĩ sao, bỗng nhiên chàng nảy sanh ra một ý niệm trả thù. Chàng có cảm giác tân nương trước mặt không phải là vợ chàng, mà đúng là một con của kẻ thù. Có lý nào chàng cùng kẻ thù gọi mình mình em em cho được? Do đó, chàng càng nhìn thân thể đầy đặn của Tuyết Trân càng có cảm giác ghét cay ghét đắng.
Tuyết Trân len lén nhìn Trọng Vĩ, thấy chàng lặng lẽ, như có tâm sự gì, nàng bèn cười nói:
- Trên đời này có nhiều chuyện khó mà nghĩ ra trước được. Anh vốn là anh rể của em, đâu biết trước được ngày mai lại là chồng của em.
- Ờ!
Chàng không hề vui cười mà chỉ lạnh lùng ờ một tiếng, gương mặt chàng bộc lộ vẻ cau có đáng sợ. Tuyết Trân cũng không thiết chi đến chàng, nàng nở nụ cười nói tiếp:
- Năm qua, em thay cho chị làm cô dâu giả trong một buổi chiều má của anh gọi em về nhà. Chỉ vì bà me tín vừa chuộng điều lợi, bà nói, phòng tân hôn không nên để cho lạnh lẽo. Cho gọi Ngọc Thanh cùng em ngủ tại đây, lúc bấy giờ Ngọc Thanh hướng vào em mà nói, cô ta là tân lang còn em là tân nương, cùng chung hưởng một đêm tân hôn. Đó là một chuyện tưởng, không có ai nghĩ đến. Ngày nay cũng gian phòng này, đúng là một đêm hoa chúc thật sự.
Trọng Vĩ cười nhạt và hỏi nàng một câu rất độc địa:
- Hừ! Trong lúc đó, em có rủa thầm cho chị em mau chết không?
Tuyết Trân không ngờ chàng hỏi câu này, lòng nàng cảm thấy kinh hãi và lạ lùng, nàng biết sự tình không tốt, do đó, sắc mặt nàng biến đổi, nhưng nàng dịu giọng hỏi:
- Anh nói vậy là ngụ ý gì? Có lẽ định dùng em làm trò cười?
Trọng Vĩ không đáp, chàng cúi đầu lặng lẽ. Xét về tâm lý, chàng biết câu nói của mình rất kém nhân tình.
Tuyết Trân cảm thấy thương tâm, nhưng nàng không để lộ ra ngoài, nàng khẽ nói:
- Em đã hiểu rõ lòng anh, anh cho rằng thân thể chị em yếu đuối nhiều bịnh hoạn đến mang chứng bất trị, tất cả đều do mẹ con em hại chị ấy.
Trọng Vĩ vẫn lặng lẽ như xuất thần. Nàng nói tiếp:
- Thực ra, má em có chỗ không phải với chị Tuyết Hồng, nhưng em là kẻ vô tội. Nếu anh giận luôn đến em, thật là chẳng công bình.
Trọng Vĩ lạnh lùng đáp:
- Trên thế gian này, chuyện bất bình nhiều! Năm qua, khi Tuyết Hồng xuất giá thì má tỏ ra như hùm thiêng hổ dữ. Hiện giờ đến em xuất giá thì rất ư là trịnh trọng, lo toan kỹ lưỡng.
Tuyết Trân quá thống khổ, cơ hồ muốn khóc, nhưng lý trí nàng không cho khóc. Nàng lại gượng cười:
- Điều này nào phải chủ ý của em, anh hờn giận em chẳng có tác dụng gì.
Chàng tỏ ra vô tình hơn:
- Phải rồi, em thì vô can, nhưng má thì ngược đãi Tuyết Hồng, gây nhiều chuyện ác, điều đó phải báo ứng qua con mình...
Tuyết Trân không nhẫn nại được bèn khóc lên:
- Theo lời anh, hôm nay anh kết hôn là để báo thù lên thân xác của em phải không?
Người giàu tình cảm như Trọng Vĩ, nhưng đã có thành kiến xấu với nàng thì chàng không còn chút nào thương hương tiếc ngọc, chàng nghiến răng nói:
- Cho em biết, cô gái nào kết hôn với anh lúc này, thảy đều màng cái ảo danh là vợ chồng mà thôi, nhưng thật sự không có tình nghĩa gì cả.
Nàng lau nước mắt tỏ ra khó hiểu:
- Em chưa biết, lời của anh vừa rồi là có ý gì?
Tuyết Hồng là vợ của tôi, nhưng đến khi nàng qua đời, nàng vẫn còn trong trắng là một xử nữ. Hiện nay đối đãi với em cũng như thế đó, mới thật là công bình.
Tuyết Trân nửa tin, nửa nghi, nàng ngẩn ngơ giây lát, bỗng nhiên nín khóc rồi phá lên cười.
- Nguyên là anh tính báo thù em bằng cách đó?
Trọng Vĩ cũng cười nham hiểm hỏi lại:
- Em chịu được hay không?
Tuyết Trân liền liếc chàng, nàng không có chút ý oán hờn, bạo dạn cười đáp:
- Miễn anh thấy chịu được thì thôi, còn anh đối xử với em thế nào cũng được.
Trọng Vĩ không còn biện pháp nào hơn, chàng trợn mắt:
- Em đồng ý chịu ở góa trọn kiếp phải không?
- Không chịu rồi làm sao đây? Ai bảo mắt em mờ, nhìn lầm tâm địa của sài lang mà cho là có tình nghĩa!
- Nếu em muốn ly hôn, anh sẽ đồng ý để em tìm sinh lộ.
Nàng lắc đầu tỏ vẻ không đồng ý:
- Kết hôn rồi ly hôn, đâu phải là trò đùa của trẻ con.
- Nhưng em nên hiểu rõ, đời của anh vĩnh viễn không yêu em!
Trọng Vĩ cố ý cảnh cáo trước, để sau này nàng có chết cũng không oán hận. Tuyết Trân muốn khóc lớn lên cho hả dạ, thậm chí nàng muốn mắng nhiếc chàng một lúc. Nhưng, nàng nghĩ điều đó không phải là một biện pháp hay, trừ phi cùng chàng làm náo loạn để ly hôn. Do đó, nàng nuốt cơn bực tức, giọng ôn tồn:
- Dĩ nhiên anh gìn lòng để báo thù lên thân xác em, nếu em chẳng cho anh đạt đến mục đích thì há chẳng phải làm cho anh thất vọng hay sao?
- Em... em... Trọng Vĩ không ngờ cô bé này lại có ý nghĩ quá thâm hậu, khiến cho anh ta kinh dị, ấp úng nói chẳng ra lời. Nàng tiếp:
- Em cam tâm hứng chịu những điều anh báo thù, má em có lỗi thì em phải thay mà chịu cho người khác trừng phạt, được vậy tinh thần em mới yên. Tuy nhiên, trong lúc em sống, không đặng làm vợ anh, đến khi chết, tối thiểu cũng có thể sống như chị em, trên mộ bia cũng vẫn còn khắc danh nghĩa là vợ anh.
Tuyết Trân nói đến đây nàng cười đê mê rũ rượi, nàng bước đến bên giường lấy hai chiếc mền chia thành hai chỗ ngủ. Sau đó liếc nhìn chàng nói tiếp:
- Đêm nay anh ráng chịu khó ngủ chung với em một giường. Ngày mai có thể kê thêm một chiếc giường nữa để mỗi người ngủ riêng một giường. Em quyết chẳng yêu cầu anh thương yêu em đâu mà lo.
Nàng nói xong, bèn thay áo cưới ra, không thiết chi đến chàng, nàng quấn mền lại mà ngủ.
Tuyết Trân không phải kêu khóc cãi vã như thói thường. Điều đó là ngoài ý liệu của Trọng Vĩ. Chàng xét thấy cô gái hai mươi tuổi này, tánh ý có nhiều điểm đặc biệt. Căn cứ theo lời nói của nàng, chẳng những rất thông minh, có đạo lý, lại còn chân thật là khác. Ngoài mặt nàng tỏ vẻ rất hiền dịu, nhưng tâm nàng rất cứng rắn. Nàng có quan niệm về luân lý đạo đức rất sâu sắc, đối với tình yêu nguyện giữ gìn trinh tiết, nàng đã có ý niệm lúc sống không làm vợ chàng, lúc chết cũng được danh là dâu con nhà họ Phương. Nghĩ đến sự cảm tình đó, lòng chàng như mềm nhũn. Thái độ lạnh lùng, khô khan đối với Tuyết Trân thật chẳng công bình chút nào. Mẹ nàng dầu có lỗi, sao lại đi trừng phạt con?
Trọng Vĩ ngạc nhiên đến ngơ ngẩn, lắm lần chàng muốn đấu dịu, nhưng vì lòng tự tôn áp chế. Bỗng nhiên sự căm hận nó khiến cho chàng thầm nghĩ: Con nhỏ này thật lợi hại. Thái độ nó cứng rắn, mình là một bực trượng phu lại đi khuất phục nó hay sao?
Hai cá tánh, không ai chịu khuất phục ai. Tuyết Trân, tuy thân thể mạnh khỏe, vẻ đẹp quyến rũ hơn người, nhưng, Trọng Vĩ không lấy đó mà động lòng mềm yếu đối với Tuyết Trân như đối với Tuyết Hồng. Trước mặt cha mẹ, cả hai không ai thố lộ tâm tình, không lộ một dấu vết kém vui nào. Nhưng khi hai người đối diện nhau, quả đúng là đồng sàng mà dị mộng, không nói với nhau một lời nào.
Chàng không nói đến tên vợ, đối với Tuyết Trân không thấy chút nào đau khổ, nhưng điều đau khổ là, từ lúc cưới nàng đến nay, chàng không cùng nàng về Cao Hùng thăm cha mẹ lần nào. Luôn ba lần lễ tiết, chàng cũng không kể đến. Mấy lần vợ chồng lão Linh đến Đài Bắc thăm viếng rể con, Trọng Vĩ vẫn lánh mặt, cho rằng bận vì công việc phải đi xa.
Tánh của Tuyết Trân rất cương quyết, nàng không hề cho cha mẹ biết. Bà Linh cũng rất tinh ý, nhiều lần hỏi thăm con, nhưng nàng vẫn giả vờ vui cười cho rằng vợ chồng ân ái đậm đà.
Vợ chồng đối xử với nhau lạnh như giá băng.
Trọng Vĩ cứng rắn lòng để báo thù đến cùng. Chàng được cha mẹ miễn cưỡng đồng ý cho chàng xuất ngoại du học, từ đó chàng bèn dự bị xa chạy cao baỵ Vợ chồng lão Vân giải thích với con dâu rằng không tán thành cho Trọng Vĩ xuất ngoại du học, nhưng Trọng Vĩ khổ tâm van cầu, vì chàng có ý cầu tiến, hy vọng được thâu nhận thêm sự học vấn ở ngoại quốc, nhân đó ông bà phải buộc lòng đáp ứng. Đồng thời an ủi con dâu, đợi khi chàng yên nơi yên chỗ sẽ đưa nàng sang Mỹ để cùng chung sống với nhau.
Nhưng Tuyết Trân nở nụ cười đáp nàng không hề có ý sang sống bên nước Mỹ, mà nàng chỉ cần được ở Đài Bắc để hầu hạ cha mẹ chồng. Trọng Vĩ đi du học ngoại quốc, nàng cũng rất tán thành, chỉ vì tương lai của chàng là điều quan trọng. Và khi Trọng Vĩ đỗ bằng bác sĩ, chàng sẽ về với tổ quốc chớ gì.
Vợ chồng lão Vân nghe nàng dâu nói rất hiền hậu và khôn ngoan, tâm trạng của ông bà vừa cảm thấy cảm động vừa khen ngợi, ông bà càng yêu mến nàng hơn. Nhưng bà Vân có điểm lo lắng. Không hiểu tại sao vợ chồng chàng đã kết hôn hơn nửa năm mà không hề có tin mừng? Nay Trọng Vĩ xuất ngoại bốn năm, vợ chồng tuy tuổi còn trẻ, cũng chưa phải là lâu lắm, nhưng nguyện vọng bồng cháu nội của bà không thể đạt được.
Tuyết Trân hiểu ý mẹ chàng, nhưng nàng chỉ gượng cười thầm, cho rằng bà không thể biết rõ tình trạng làm dâu của nàng hơn nửa năm naỵ Cha mẹ chồng cũng không hề biết sự khổ tâm của nàng dâu.
Trong đêm Trọng Vĩ sắp sửa lên đường, trước mặt cha mẹ chồng, nàng tận lực làm tròn trách nhiệm người vợ, giúp chồng thu xếp hành trang. Bữa cơm chiều, Ngọc Thanh nâng ly rượu mừng chúc cho anh được như cánh chim bằng bay xa muôn dặm, và tương lai kết quả sẽ như ý. Tuyết Trân phải làm theo thông lệ, nàng cũng nân gly chúc chàng ra ngoại quốc nên bảo trọng thân thể. Bên ngoài nhìn vào, không ai khỏi khen ngợi là đôi vợ chồng thương yêu nhau vô cùng. Nào ai biết, khi vợ chồng họ về phòng thì trở thành người dưng kẻ lạ, không ai ngó đến ai.
Qua ngày sau, Tuyết Trân theo cha mẹ và em chồng để đưa chàng ra tận phi trường. Đêm đến, nàng một thân cô lẻ ngủ một mình trong gian phòng vắng lạnh, lúc đó nàng mới có dịp đau buồn nhỏ lệ.
Một năm, rồi hai năm trôi quạ Phương Ngọc Thanh đã tốt nghiệp đại học, nàng làm việc tại công ty của cha một năm. Chờ Tấn Đức thụ huấn quân sự xong, bọn họ bèn cùng nhau đi khảo thí. Lại qua một năm nữa, đúng là bốn năm dài đăng đẳng, tâm trạng của nàng cũng không khác gì cha mẹ chồng, trông cho Trọng Vĩ đậu bằng bác sĩ mà về nước. Dầu chàng không xem nàng là vợ nhưng không lẽ xem cha mẹ chàng cũng chẳng ra gì sao?
Nhưng tâm trạng của Trọng Vĩ vẫn còn cứng rắn. Chàng viết thư về cho cha mẹ biết tại Mỹ quốc chàng đã tìm việc làm rất quan trọng, nên tạm thời chưa về nước.
Bà Vân sau khi được tin, trong lòng vô cùng bất mãn. Lập tức nhờ ông gọi điện thoại viễn tiến bảo Trọng Vĩ phải lập tức từ bỏ công việc tại Mỹ mà trở về Đài Bắc. Trong lúc đó, Tuyết Trân không thể nhận chịu hơn thế nữa, nàng ứa nước mắt và cha mẹ chồng mới biết rõ đầu đuôi câu chuyện. Nàng cho rằng kiếp này Trọng Vĩ chắc không bao giờ trở về nước. Vợ chồng lão Vân thất kinh, mới hỏi ra cho biết duyên cớ. Tuyết Trân bèn đem việc chồng báo thù nàng mà nói lại cho cha mẹ nghe, nàng không quên nói dụng ý của chồng muốn nàng ở góa cho đến chết.
Chừng ấy vợ chồng lão Vân mới rõ nguyên nhân con dâu phải chịu cô quả, cho nên đã có chồng hơn nửa năm mà chẳng mang thai. Ông bà không ngờ có một nàng dâu hiền lại thêm đức hạnh, nhận chịu phũ phàng hơn bốn năm, năm năm trường mà không một chút oán than, cho đến hôm nay mới thố lộ chân tình. Vợ chồng lão vô cùng cảm động thay cho nàng mà cảm nhận những sự dày vò, hành hạ trong tâm. Vợ chồng lão quá bực tức đến toàn thân phát run, mắng lớn Trọng Vĩ là đồ súc sanh. Dầu cho có giận mẹ của Tuyết Trân đi nữa, cũng không thể đem sự hờn ấy mà đổ trút lên đầu nàng. Do đó, lão lập tức gởi tin trách mắng con trai phải về gấp mà tạ tội với Tuyết Trân.
Trái lại, Tuyết Trân khuyên cha mẹ hãy bớt cơn buồn giận, khuyên ông bà chớ nên gởi thơ trách mắng chàng. Nàng cho rằng điều đó không phải là biện pháp hay, vì nàng biết lòng dạ của Trọng Vĩ, nếu bị áp lực nặng thì chàng càng phản ứng mạnh, có lẽ một ngày nào đó, chàng nhớ cha mẹ cũng phải về thăm.
Lão Vân lặng lẽ giây lát, liền hỏi nàng tính lẽ nào. Nghịch tử dầu vô tình, ông cũng không đành để cho nàng dâu chịu khổ. Tinh thần của lão rất cởi mở, lão nguyện ý cắt phân nửa tàn sản cho nàng dâu để nàng tự do tìm chồng khác mà sinh sống.
Lương Tuyết Trân cảm động đến sa nước mắt, nàng nguyện với lòng sẽ theo gương chung thủy của chị, lúc sống tuy không cùng Trọng Vĩ nên nghĩa vợ chồng, khi chết cũng được kể là dâu nhà họ Phương.
Hiện tại lòng Tuyết Trân đối với Trọng Vĩ đã chết. Nàng tìm đến một ấu trí viện xin vào dạy trẻ em, mỗi ngày nàng cùng bọn trẻ vui đùa. Nàng chọn việc làm này, mục đích của nàng không phải để kiếm tiền, mà chỉ vui đùa với trẻ con làm thú vui. Mỗi chủ nhựt, nàng đều dẫn bọn trẻ về nhà vui đùa, nàng mua bánh trái và đồ chơi mà tặng cho chúng.
Bà Linh biết con gái và rể không hòa thuận nên bà khuyên con nên ly hôn, nhưng nàng không đáp ứng lời. Bà Linh vô cùng hối hận, phải chi trước kia đừng gả con gái cho Trọng Vĩ, bà cũng hối hận trước kia đối đãi bạc bẽo với Tuyết Hồng, thì đâu bị báo ứng như ngày naỵ Bà buồn rầu sanh bịnh mà qua đời.
Một khung trời xám đang bao trùm tâm hồn Tuyết Trân, nàng lại mang trên đầu thêm một vành khăn tang trắng.