Chương 20
Tác giả: QUỲNH DAO
Tháng năm thôi mãi không ngừng. Xuân, hạ, thu, đông. Một năm rồi một năm lần lượt trôi quạ Thế mà đã mười năm rồi.
Trong mười năm đó, tất cả đều thay đổi. Một đám nửa người nửa ngợm, giờ đây đã trở thành những bực cha mẹ đứng đắn. Người xuất ngoại, kẻ lo tìm việc làm, lấy vợ lấy chồng, tất cả đều đã dược an bài. Vì bận rộn sinh kế gia đình, nên cái nhóm của chúng tôi không còn tụ tập như xưa. Không những không còn tụ tập thôi mà ngay sự viếng thăm thân hữu của người trong nhóm cũng không liên tục.
Thế mà, tối nay... tối nay... không biết sao đây?
Bên bếp lửa vẫn bừng cháy, Thủy Ngọc vẫn ngồi ở đấy yên lặng cầm chiếc kẹp than. Khơi mãi đống tro tàn, gương mặt nàng phản chiếu ánh hồng của lửa, vẫn làn da mịn nước, vẫn đôi mắt long lanh ngày nào. Thu Phương thì ngồi chống tay lên cằm, tựa vai vào Phong, đôi mắt đăm đăm nhìn lên ngọn đèn treo trên trần. Hai chị em Vân yên lặng trên salon. Anh chàng LăngXăng, 3 chàng hiệp sĩ và cả Lan đều ngồi bất động... Gian phòng hoàn toàn chìm trong yên lặng, chỉ còn tiếng lửa lách tách cháy và tiếng gió vi vu bên song cửa. Chúng tôi cứ yên lặng, cứ thế hồi tưởng những câu chuyện mười năm về trước với những tiếng cười, tiếng hát với những mộng tưởng vẩn vơ của thời hoa mộng.
Vâng! mười năm rồi! mười năm dài dăng dẳng, mười năm ác mộng của tôi. Sau ngày Kha Mộng Nam xuất ngoại, tôi sầu thảm, đau đớn như chết lịm trong suốt một năm dài. Rồi sau đấy khi lấy lại được can đảm, tôi cũng tìm được một việc là với số lương tương đối khá, một chân thơ ký Anh ngữ cho một hãng buôn. Cứ tưởng rằng cuộc sống đã bắt đầu trở lại, không ngờ me lại ngã bệnh, mẹ bị ung thư gan, người đã lăn lộn suốt 3 năm trên giường, đây quả là một quãng thời gian khốn nạn nhất. Trong 3 năm đó, tôi vừa phải chăm sóc mẹ, vừa phải chạy một số tiền to để chạy chữa thuốc thang cho người, nhưng rồi bệnh mẹ vẫn bất trị. Khi mẹ qua đời, tôi thấy rằng đời tôi kể như chấm dứt hết.
Lúc lâm chung, người nắm tay tôi nói:
- Thảo, con biết năm nay con bao nhiêu tuổi rồi không?
Tôi vừa khóc vừa trả lời:
- Dạ, 25 tuổi rồi!
- Vậy cũng là lớn rồi.
Trên môi mẹ hẳn lên nụ cười mãn nguyện.
- Mẹ nhớ lúc con còn bé, con hết sức nhút nhát, tập cho đi mãi mà chẳng chịu đi, lần nào té con cũng khóc, mẹ phải dùng sợi dây da cột ngang lưng để tập cho con, thế mà con vẫn không đi được. Sau đó, mẹ mới quẵng sợi dây đi, bỏ mặc không thèm tập nữa thì ngược lại, con lại biết đi.
Mẹ chăm chú nhìn tôi một lúc, rồi âu yếm chậm rãi nói:
- 25 năm qua rồi, mẹ biết con bây giờ không cần chiếc nịt kia nữa, con đã đứng vững rồi.
Trấn tĩnh xong, mẹ vĩnh biệt con búp bê đơn độc biết khóc của mẹ. Đã từ lâu rồi, tôi luôn luôn nhớ đến lời trăn trối của mẹ, nhất là trong những lúc tuyệt vọng, buồn khổ không nguôi, những lúc giật mình khóc ngất trong mơ, những lúc không còn muốn sống. Vâng! Bây giờ con đã đứng vững rồi, con sẽ không bao giờ vấp ngã, con có thể cắn răng nhẫn nhịn mọi trớ trêu của định mệnh, và có thể đơn độc đi hết quãng đường còn lại của con.
Cuộc đời tôi bây giờ không còn tiếng hát lẫn mơ mộng, suốt đời tôi chỉ có một tình yêu say đắm mà tôi đã trao cho Nam rồi, còn lại chỉ là khoảng trống.
Lúc đầu, khi Nam vừa đi, chúng tôi còn thư từ liên lạc được một vài bức, kể lể tình cảm và cuộc sống riêng tư của mình, rồi đến khi mẹ nằm xuống tôi không còn sức viết cho chàng chữ nào nữa, dầu Nam có gửi thêm cho tôi hai bức. Sự liên lạc của chúng tôi chấm dứt kể từ đó.
Sau đấy tôi phải dọn nhà hai lần. Và một hôm rảnh rỗi, tôi có viết thư cho chàng, nhưng rồi bức thư được gửi trả về với chủ "người nhận đã dọn nhà đi". Từ đó, tôi và Nam mất liên lạc. Thật ra không phải chỉ có tôi và Nam không, mà là cả nhóm với Nam cũng mất liên lạc.
Bây giờ, mười năm đã trôi qua và Nam lại sắp sửa trở về. Chàng không còn là một gã đàn ông vô danh tiểu tốt như xưa, mà đã là một nhạc sĩ lừng danh thế giới. Hầu như tất cả các báo đều dành trang ba đăng tin chàng trở về, trở về một tuần lễ để trình tấu, rồi sẽ trở lại ý Đại Lợi tiếp tục công việc học hỏi.
Một tờ báo đã nhấn mạnh:
"Nhạc sĩ KhaMongNam, tuổi trẻ, độc thân nhưng tiếng tăm đã lẫy lừng. Đây quả là một tin mừng cho người đẹp các giới trong nước. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì lần về nước kỳ này của nhạc sĩ có liên hệ đến việc hôn nhân của người."
Thế à? Ai làm sao biết được? Tại sao chàng chưa lấy vợ? Ở nước ngoài thiếu gì đối tượng xứng đáng với chàng. Hay là chàng không quên được câu chuyện mười năm qua?
Dĩ nhiên tôi không thể che dấu sự xúc động với mọi người. Chuyện xưa đã xa vời, mộng cũ đã tan thành khói. Nhưng làm sao tránh được những rung động nhẹ nhàng.
- Bây giờ chúng ta nghiên cứu kỹ nhé?
Tiếng nói của anh chàng Lăng Xăng phá tan bầu không khí nặng nề bao trùm lấy chúng tôi, mang chúng tôi từ mười năm trước về với thực tại.
- Chúng ta phải làm cách nào đón mừng Kha Mộng Nam chứ?
Dũng bảo
- Chúng ta làm một buổi tiệc đãi hắn đi?
- Lần nầy về nước, tiệc tùng chắc cũng nhiều lắm. - Thu Phương nói - Vả lại chưa hẳn Nam đủ thì giờ để đự tiệc của chúng tạ Hay là... ta phải làm một cái gì đặc biệt một chút, vì đầu sao chúng ta cũng là đôi bạn thân thiết cũ của Nam.
Phong nói:
- Lúc đầu tôi đự định làm một cuộc đu ngoạn như thuở xưa, lựa một nơi có cảnh đẹp rồi cùng nhau ngồi ăn thịt nướng.
Dũng chen vào:
- Hay chúng ta đến nhà của Phong nhảy điên cuồng một hôm. Nhất định hắn không từ chối hát lại những bản nhạc xưa cho chúng ta nghe miễn phí. Các bạn còn nhớ bản "Có người bảo tối đấy chứ" Chúng tôi làm sao quên được? Làm sao quên được chứ? Mọi người phấn khỏi lên khi nhắc lại chuyện cũ. Những cuồng nhiệt của tuổi thơ lại trở về. Họ tranh luận, bàn cãi làm cách nào để đón khách phương xa, làm thế nào để tạo lại niềm vui xưa. Mọi người nói thật nhiều, từ cuộc đu ngoạn đến hồ Bích Đầm, việc ăn thịt nướng, nhảy nhót... Họ muốn điễn lại hằng trăm nghìn kỷ niệm... một cách hăng say.
Chỉ có tôi với Thủy Ngọc là ít nói. Tim tôi như tràn ngập trảm mối ngổn ngang. Một thứ tình cảm lờ mờ ngọt, bùi, cay, đắng pha lẫn một chút đâu khổ, xót thương, hồi tưởng làm tôi như ngẩn như ngợ Còn Thủy Ngọc? Nói cũng ngồi đấy yên lặng một cách lạ lùng. Năm năm trước, Thủy Ngọc đã ly đi. và trở về nước, nó mặc thường phục màu nhạt đến tìm tôi, lúc ấy mẹ cũng vừa mới mất, tâm hồn tôi như điên như đảo, cũng trong phòng nầy, tôi đã hỏi nói:
- Tại sao mày lại trở về?
Thủy Ngọc cười nhạt, nụ cười hơi chua xót:
- Bên ấy phong thổ không hạp, mình sống quen ở vùng nhiệt đới rồi, qua đấy lạnh quá.
Nghe thế, tôi cũng không hỏi gì thêm. Chúng tôi ngồi yên lặng bê song cửa suốt một buổi chiều, cho mãi đến hoàng hôn.
Bây giờ, Thủy Ngọc ngồi đấy, sự hiện điện của nàng không những gợi lại cho tôi khung cảnh năm trước, mà còn gợi lại buổi trại tại bờ biển Phước Long mười nảm quạ Một trùng hợp lạ lùng giữa nó và Thanh Thương trong một ngày về việc thố lộ tình yêu về Nam? Nhưng bây giờ, mộ Thanh Thương đã xanh cỏ và xương cốt có lẽ đã rã rồi, tôi không còn cách nào gọi nó trở về nữa. Riêng Thủy Ngọc, phong cách vẫn không kém ngày trước. Hay là... Tôi nên làm một điều gì giúp họ, vì Nam cũng vẫn chưa vợ kia mà?
Đan Vân cắt đứt tư tưởng tôi:
- Nghĩ gì đấy Thảo? Sao tao không nghe mầy nói gì hết vậy? Có đồng ý như vậy không?
- Nhất định là đồng ý rồi. Nhưng tao chưa biết tụi bây định gì cả.
Thủy Ngọc chen miệng vào:
- Nhưng nhớ là chương trình không thể quên mục viếng mộ Thanh Thương nhé?
- Đúng vậy - Thu Phương nói - chúng ta sẽ đến viếng tập thể. Nếu mà...
Thu Phương không nói, nhưng chúng tôi điều hiểu nó định nói gì rồi. Nếu mà, Thanh Thương vẫn còn sống, thì... Có lẽ buổi họp mặt nầy sẽ vui biết bao. Và nếu Thanh Thương vẫn còn, thì làm gì có buổi họp mặt nầy chứ?
- Chúng ta nghiên cứu kỹ càng một chút xem nào - Nguyễn Hưng là người nghiêm chỉnh nhất trong nhóm - Báo chí thông báo thì nảm giờ rưỡi chiều mai Nam sẽ đến phi trường. Nhưng có cần mang theo một vòng hoa đến đón hắn không?
Thu Phương nói:
- Chúng ta chuẩn bị một vòng hoa cúc, loại vạn thọ, cúc là thổ sản, dùng hoa nầy có sắc thái dân tộc đấy.
- Vậy thì, hoa để cô lọ Tối hôm ấy, chúng ta mời hắn ăn, các bạn thấy sao? - Nguyễn Hưng hỏi
Thu Vân chen vào:
- Việc đó còn tùy Kha Mộng Nam? Anh làm sao biết được buổi tối hôm đó chàng ta sẽ đành riêng cho chúng mình chứ? Người ta còn cha mẹ Ở Đài Bắc nữa mà.
Thu Phương nói, nó khẽ liếc về phía tôi:
- Tao đám cá với mầy là hắn thích đến ở với chúng ta hơn là đến với cha mẹ hắn... Vì bà mẹ nầy đâu phải mẹ ruột hắn?
- Ngoài ra, mầy có thấy lúc xưa bạn bè đối với hắn thế nào rồi chứ?
- Thôi được, như vậy kể như Nam dùng cơm tối với ta đi, được không? - Nguyễn Hưng hỏi.
Phong đáp nhanh:
- Được chứ, đến nhà tôi như lúc trước vậy đó, đã lâu rồi không có dịp họp mặt bạn bè, tôi và Thu Phương sẵn sàng thức suốt đêm tiếp khách.
Nguyễn Hưng hỏi:
- Đêm đầu ở nhà Phong, đêm thứ hai, thứ ba, thứ tư, Nam phải hát tại trung tâm vản nghệ. Như vậy, mỗi đêm chúng ta đều phải đến nghe chứ?
Dũng bảo:
- Để tôi phụ trách mục mua vé cho, nghe nói hình như vé đã bán hết rồi. Tôi sẽ nghĩ ra cách.
- Ngày thứ nảm, thứ sáu, Nam không bận, chúng ta đến "thung lũng tình nhân" ăn thịt nướng, ngày sau đến thác ô Lai, ngày sau...
Trường ngắt lời:
- Thôi đừng có đứng đấy mà tính với toán. Bây giờ Nam đã là người có tiếng tăm, đâu có được rong chơi tối ngày với chúng ta như trước được.
Dũng vẫn cãi:
- Tao đám cá là suốt tuần nó sẽ ở mãi với chúng mình đấy. Nam là thằng tình cảm không thể nào quên tình xưa. Tao sợ về đây một tuần rồi, hắn không còn ý định trở về ý nữa. Tụi bây mở mắt ra mà xem nhé, nếu lời nói tao không đúng, tao sẵn sàng chịu phạt lăn đấy.
Mười mấy nảm rồi, Dũng vẫn giọng ấy không thay đổi.
- Bây giờ tính sao? Ngày mai chúng ta có cần hợp nhau lại rồi đến phi trường 1 lúc không?
Phong nói:
- Hay là chúng ta hợp tại đây đi, phải làm thật xôm tụ để cho Nam nở mày nở mặt nhé!
Lan hỏi:
- Nhưng anh có đự đóan được những điều ngoài ý muốn hay chưa chứ?
Vân đóan:
- Không chừng Nam không ngờ rằng chúng mình lại đi đón anh ta đông đủ như thế này
Đan Vân nói:
-Tao mong ngay bây giờ là ngày mai, để được thấy Nam đã thay đổi ra sao
Dũng chen vào:
-Tôi đám đánh cá với mọi người là Nam không thay đổi gì hết, anh ta nhất định vẫn vồn vã thân mật với mọi người như xua
Lan nói:
-Tôi muốn được nghe Nam hát ngaỵ ê Thảo, mày đóan thử đêm xướng nhạc đó Nam có ca bản " có người bảo tôi" hay không ?
Đan Vân có vẻ phấn khỏi:
-Thế thì chúng ta yêu cầu chàng hát riêng bản đó tặng chúng ta vậy!
Dũng đoán chắc:
-Nhất định là hắn sẽ hát. Phải hát!
-Tao cũng nghĩ như vậy-- Hà bảo--còn bản "cho người trong mộng của tôi" nữa chứ?
Ồ! Ngay mai! ngày mai! chúng tôi nôn nóng trông chờ, Nam mà biết được những điều chúng tôi vừa sắp đặt hôm nay, thì chàng sẽ nghĩ sao? Nam ! Nam! anh may mắn qúa! thời gian và không gian đã không làm ngăn cách tình bạn của chúng ta
Trời đã khuya, cuộc thảo luận của chúng tôi đã đạt được kết quả, chương trình tiếp đón phải chờ Nam đến rồi mới định đoạt. Mọi người ra về, tôi đứng ở cửa, đưa mắt nhìn theo những gương mặt rạng rỡ, vui vẻ kia, bỗng nhiên cảm giác vui trẻ, nhẹnhàng lại trở về. Những hạt mưa bụi bay trong đêm như mang lại hồn tôi sinh khí và làm cho lòng tôi rung động, Thủy Ngọc ngồi nán lại chúng tôi ngồi bên lò sưởi. Yên lặng nhìn nhau
- Thảo!
Tiếng Thủy Ngọc
- Hử?
- Mày nghĩ gì thế?
Tôi lắc đầu:
- Không có gì cả.
Thủy Ngọc vẫn đăm đăm nhìn tôi:
- Tao mong rằng mày sẽ tìm lại được niềm vui cũ. Màn kịch này đúng ra phải có 1 kết cục vui ve?
Tôi chán nản:
- Thủy Ngọc, mày không biết đâu, mày nên hiểu rằng 10 năm qua đã có rất nhiều sự thay đổi. Tao không còn tuổi trẻ, cũng không phải là Thảo khi xưa
Thủy Ngọc nói rất khẽ:
- Nhưng mà mày chưa quen được Nam
- Còn mày?
- Tao à? -- Thủy Ngọc cười nhợt nhạt - đã lâu rồi tao không còn ước gì nữa. Đối với cuộc đời này , thái độ ta thật lơ là
- Tao cũng thế
Chúng tôi nhìn nhau, nhìn nhau rất lâu, Thủy Ngọc mỉm cười
- Dù sao, tao cũng cầu chúc cho mày 1 cách thành thật là mày sẽ được hạnh phúc.
- Tao cũng cầu chúc cho mày được như thế
Chúng tôi cùng cười. Những tia lửa trong hỏa lò bùng cháy mạnh mẽ bên ngoài kia gió thổi nhẹ.
Chúng tôi đến sân bay thật đúng giờ. Phi cơ chưa đến, nhưng phi trường đã đầy nghẹt người, đông hơn cả sự đự tính của chúng tôi và hình như họ cũng đến đón Nam. Tại phòng khách của phi trường, ký giả nhiếp ảnh các giới chức chánh quyền và gíao dục các đoàn thể âm nhạc như hội yêu nhạc , ban hoà tấu , ban hợp ca, ban quốc nhac... với cờ xí đầy đủ. Mười mấy người chúng tôi, bị chìm lấp trong đám đông náo nhiệt này
Không có băng vải chào mừng, không có đoàn phục, cũng không có lấy chiếc máy ảnh. Thành ra đám người mà chúng tôi tưởng là rầm rộ nhất bây giờ đã trở thành 1 cái gì thật khiêm nhượng. Nhưng chúng tôi cũng cảm thấy sung sướng trong sự ngạc nhiên và hãnh điện
-Trời ơi đông qúa! Anh Nam của chúng ta không phải tầm thường
Quay quanh tìm kiếm, tìm 1 chổ để chui lọt qua đám đông. Ba chàng hiệp sĩ và chàng Lăng Xăng ưỡn ngực ra, như muốn tuyên bố thật to cho cả thế giới nghe sự liên hệ giữa chúng tôi với Nam. Những người xung quanh càng to nhỏ nhau về chàng, chàng làm cho chúng tôi thích thú thật sự, Thu Phương tay cầm vòng hoa cúc vạn thọ với hoa hồng, miệng mỉm cười không thôi, cô ta nắm lấy tay tôi nói không ngớt
- Thảo, mày có bao giờ nghĩ Nam có thể gây chấn động được như thế này chăng?
Đám đông chen lấn đẩy chúng tôi hết qua bên này lại qua bên kia. Bầu trời bên ngoài mưa vẫn rơi. Nhưng bên trong phòng khách ồn ào và bức, tim tôi đang đập mạnh, nôn nóng được trông thấy mặt ch`ng, đập mạnh đến độ tôi nghĩ rằng , đầu được đậy đưới lớp áo, nhưng chắc chắn ai cũng có thể nhìn thấy sự rung động của tôi. Kha Mộng Nam! Kha Mộng Nam! Sau cùng chàng cũng đã trở về! Trở về với chiếc áo gấm như thế này chàng có còn như xưa chăng? Vừa nhìn thấy tôi, câu đầu tiên chàng sẽ nói với tôi như thế nào? Rồi tôi đáp ra sao? Còn nhớ 10 năm qua, trước khi chàng ra đi tôi đã nói : " Khi anh trở về, em sẽ ra phi trường đón anh "
Bây giờ tôi đang đứng tại phi trường đây tôi đâu có trễ hẹn, ngón tay đã ngoéo chặt tôi đã giữ lời. Nhìn thấy chàng tôi sẽ nói gì đây? Hay là tôi chỉ nói được 1 câu nhạt nhẽo
-Em đâu có thất hẹn, phải không anh Nam?
Chàng ra sao? Đôi mắt chàng có còn long lanh mê hoặc người nữa không? Miệng chàng vẫn cười điềm tĩnh như xưa chứ? Chang vẫn còn dáng dấp thân mật và nhiệt tình ngày nào chăng? Và trước đám đông người như thế này, chúng tôi sẽ nói với nhau những gì bây giờ?
Máy phóng thanh của phi trường thông báo chuyến phi cơ của chàng sắp đáp xuống. Đám đông ồn ào hẳn lên, họ đổ đồn về phiá quan thuế, chúng tôi gần như bị đè nhẹp, Thu Phương nắm chặt tay tôi nó hét:
- Đến rồi kià Thảo! Vòng hoa này tao để cho mày trao cho Nam đấy!
Tôi đáp thật nhanh, tim tôi muốn nhảy ngay ra ngoài:
-Không được, tao không làm thế đâu, mày đưa có vẻ tự nhiên hơn
Đám đông chen lấn, kêu réo, họ chạy xô về phía trước, 3 chàng hiệp sĩ, phải khó nhọc lắm mới đẩy họ ra được, cảnh sát đang sắp hàng đài làm đường đây trật tự nên chúng tôi không tiến được nữa. Ký giả các báo, vô tuyến truyền hình và truyền thanh, nhiếp ảnh viên... đang chen lấn về phía phái đoàn chánh phủ, Đứng ở gần hàng đầu mà chúng tôi phải kiễng chân lên mới nhìn thấy cửa phòng thuế. Tiếng ồn ào càng lúc càng to hơn, tôi nghe những lời bàn tán chung quanh thật lộn xộn
- Đến rồi kià! đến rồi! ông mặc áo veste màu xám đấy
- Ở đâu? ở đâu? các ông ngoại quốc là ai vậy?
- Còn cô gái ngoại quốc nữa kià có phải vợ Ông ta không?
Tôi nhón cao chân, đầu óc lộn xộn trống rỗng, hía trước toàn đầu người, không trông được gì cả. Thu Phương đưa cao vòng hoa lên, nó sợ hoa bị bẹp đí trước làn sóng người xô lấn. Anh chàng Lăng Xăng thì thúc cùi chỏ vào lưng người bên cạnh khiến cho tiếng chửi rủa nổi lên ỏm tỏi. Dũng nhờ dáng dấp cao ráo nên vừa nhỏm người lên là anh chàng hét lớn:
- Tôi thấy rồi, Nam oai qúa! đẹp quá! Chung quanh chàng ta nhiều người ghê đi, đông qúa, Anh chàng ngoại quốc cao cao có lẽ là ông bầu của hắn, còn thiếu nữ ngoại quốc kia, nhất định là cô bí thư Smith của hắn
Tôi nhón cao người lên, nhưng chỉ trông thấy những chiếc bóng đèn chớp sáng và đám đông vây quanh, Tiếng Dũng lại tiếp tục báo cáo:
- á ! anh ta đi tới rồi kìa
- Đâu? đâu? đâu? sao tôi không thấy gì cả thế?
Thu Vân cũng kêu lên:
- Tôi cũng không thấy gì cả.
Nguyễn Hưng nói:
- Tôi cũng thế, người đâu mà đông qúa!
Dũng tiếp:
- Đến rồi ! đến rồi! Hắn đến rồi kia!
Đám đông đạt sang 1 bên, tôi đã trông thấy chàng. Tim tôi chạy hỗn loạn trong lồng ngực, trước mắt tôi cảnh vật như mờ đi. Chàng mặc bộ âu phục màu xám, cà-vạt đỏ , đầu hơi ngẩng, tôi nhìn không rõ mặt mũi chàng, chỉ có cảm giác là Nam thay đổi khá nhiều, Mặt chàng lạnh như băng. Ông bầu của chàng đáng đấp to lớn đi chắn phía sau như 1 vị thần hộ mệnh , đẩy đám đông cuồng nhiệt qua 1 bên
Rất nhiều người mang đến tặng vòng hoa, từ hoa lan, hoa hồng, hoa bách hợp... đủ loại. Nhưng Nam không giữ lấy vòng hoa nào. Đám học sinh tràn đến xin chữ ký bị Ông bầu đẩy ra xạ Các nhân vật trọng yếu của giáo dục và chính quyền đi kèm 2 bên, vừa xô đám đông ra vừa nói:
- Ông Kha mệt lắm rồi, cần nghỉ ngơi, yêu cầu qúi vị đừng làm phiền ông ấy
Ngay cả những ký giả, phóng viên cũng bị chặn lại
- Xin lỗi qúi vị tối nay chúng tôi sẽ có cuộc họp báo đành riêng cho quí vị. Bây giờ ông Kha mệt lắm, không thể trả lời qúi vị được đâu, xin hẹn tối nay!
Nam càng lúc càng đến gần, Tôi có thể nhìn thấy r chàng đang mím chặt môi, đưa mắt ơ hờ nhìn đám đông đang chen lấn, Nam ăn mặc thật hợp thời trang và sang sủa, nhưng đáng đấp lại có vẻ xa cách, cô độc. Hình ảnh của Nam bây giờ là hình ảnh của 1 nhạc sĩ nổi tiếng, đẹp trai, cao ngạo, lạnh lùng chớ không là Nam nồng nào của tôi ngày nào.Tôi nhìn chàng tim tôi không còn đập loạn, máu tôi không còn chạy nhanh. Chàng đã ngăn cách qúa xa, đầu sao cũng đã 10 năm rồi chớ có ngắn ngủi gì đâu?
Ba chàng hiệp sĩ gọi lớn:
- Kha Mộng Nam! Kha Mộng Nam! Kha Mộng Nam!
Nguyễn Hưng và Thu Vân cũng gọi to:
- Anh Nam! Nam!
Anh chàng Lăng Xăng cũng réo:
- Nam ơi! Nam ơi! Nam!
Nhưng chàng vẫn không nghe tiếng ồn áo của mọi người chung quanh qúa lớn, Mắt chàng hình như có quét ngang qua ch'ung tôi nhưng rồi lại tiếp tục đi. Chàng đã không nhìn thấy chúng tôi, vì trên gương mặt kia không lộ 1 cảm gíac nào. Anh chàng Lăng Xăng chen vào đám người đông đảo:
- Nó không nhìn thấy chúng tạ Hay là bây giờ chúng mình đến 1 2 3 rồi gọi thật lớn nhé
Thế là chúng tôi cũng đếm lớn 1 2 3 rồi gọi thật to
- Kha Mộng Nam!
- 1 2 3 ! Kha Mộng Nam! 1 2 3 Kha Mộng Nam
Đám người đứng chung quanh chúng tôi châumày khó chịu, và huýt sáo phản đối. Nhưng chúng tôi vẫn làm ngơ gọi lớn:
- 1 2 3 Kha Mộng Nam! 1 2 3 Kha Mộng Nam!
Chàng đã nghe thấy rồi! Nam quay lại phía chúng tôi. Tôi nín thở. Chàng đã nhìn thấy tôi rồi ư? Nhưng tại sao ánh mắt của chàng lại dời đi nơi khác. Hay là chàng không nhận ra tôi? cô bí thư của Nam vẫn kề cận chàng, trong khi mắt Nam vẫn hướng về phía trước . Chàng đã bước qua khỏi mặt tôi và không quay đầu lại. Khoảnh khắc trôi qua, mọi người không nói với nhau
Đám đông đi theo sau lưng chàng, chúng tôi cũng thẫn thờ theo sau 1 cách vô ý thức, vòng hoa trong tay Thu Phương vẫn không có cơ hội choàng vào vai Nam. Đến cửa chánh đám ký giả chen lấn nhau lưng hình, chung quanh chàng bây giờ chỉ toàn là người với người, chúng tôi cố gắng chen đến, chen đến gần... Cho đến lúc chàng bước lên 1 chiếc xe hơi thật đẹp, và co đến lúc chiếc xe ấy chuyển bánh , những chiếc xe khác tiếp nối và đám người dần tan
Khi đám đông người đã tan, chúng tôi vẫn còn đứng nơi cổng, lúc đó mới cảm thấy tâm hồn cũng thật trống trải. Gío thổi đến mang theo những hạt mưa bụi, bất giác tôi rùng mình, chiếc vòng hoa nơi tay Thu Phương, sau khi bị đám người chen lấn đã đập nát, cánh hoa tơi tả đầy đất. Mọi người chỉ biết nhìn nhau trong im lặng. Sau cùng Phong nhún vai, chàng mỉm cười gượng gạo
- Có lẽ là Nam bây giờ không còn là Nam thuở trước cùng nô đùa với chúng ta nữa, mà là 1 nhân vật đanh tiếng rồi
Câu nói của Phong mang 1 đư vị đắng caỵ chúng tôi vừa nghe qua là thông cảm ngaỵ Dũng do dự 1 lúc nói:
- Hay là vì Nam qúa mệt mỏi nên không nhìn thấy chúng tả Nam ngụ tại khách sạn Viên Sơn, chúng ta có đến đấy gặp hắn không
Thu Phương cho vòng hoa vào thùng rác, thản nhiên nói:
- Thôi bây giờ tôi muốn về , có ai về theo không?
- Tao cũng muốn về nhà
Tôi chậm rãi nói, nhìn mưa bụi lất phất ngoài trời, lòng xúc động xót xạ Thủy Ngọc cũng bảo:
- Tao cũng không muốn đi. Người ta tối nay bận họp báo không thể đến với chúng ta đâu, đừng quấy nhiễu vô ích.
- Thế thì... - Dũng có vẻ miễn cưỡng - Ngày mai chúng ta gặp nhau vậy, vé trình tấu đã mua xong, đù thế nào đi nữa, mai chúng ta cũng nên đi đông đủ nhé.
Phong đáp:
- Thôi được, bây giờ chúng ta giải tán, mai gặp.
Và rồi, chúng tôi tản mát mỗi người 1 ngã. Tôi chậm bước dọc theo con đường vắng vẻ, trong cơn mưa mù của 1 buổi chiều
Buổi trình điễn thành công mỹ mãn, thành công trên mọi phương điện. Thích giả ngồi đầy hội trường không tìm được 1 ghế trống, 1 hành lang hay 1 bệ cửa. Tất cả các giới chức tăm tiếng hầu như đều hiện điện các chính khách, nhà nghệ sĩ, nhạc sĩ hữu danh... các ký giả của các nhật báo, tuần báo, vô tuyến truyền hình và truyền thanh... chạy lăng xăng tới lui, ánh đèn chớp nhanh, tiếng vỗ tay rào rào. Tất cả tạo nên 1 khung cảnh vĩ đại, vĩ đại 1 cách cảm động.
Hàng ghế chúng tôi ngồi ở áp chót. Đây là vì 2 lẽ, lẽ trước tiên tình trạng kính tế của nhóm không được sung túc lắm, và hơn nữa phòng bán vé mở cửa độ 1 tiếng đồng hồ là vé đã bán sạch, nên đù có đủ tiền đi nữa, chúng tôi cũng không làm thế nào mua được ghế tốt hơn
Tuy rằng ngồi ở phía sau, nhưng chúng tôi vẫn nghe rất rõ lời hát của chàng. Một bài rồi 1 bài, hình như Nam hát hay hơn lúc ở nhà rất nhiều , từ giọng ca đến làn hơi đều tiến bộ, điều này chứng tỏ Nam đã không lãng phí 10 năm đài xa quê hương, chàng đã khổ công luyện tập
Đối với chúng tôi, giọng ca của Nam vẫng quen thuộc, vẫn tràn đầy tình cảm vẫn lôi cuốn được lòng người, Khi chàng cất cao giọng, gương mặt chàng đỏ hồng lên, đôi mắt long lanh nhiệt tình, tràn đầy tình cảm con người. Chúng tôi cảm động nhìn chàng nhìn đến chảy cả nước mắt. Ôi ! Kha Mộng Nam của chúng tôi đây mà! Nhưng rồi khi bản nhạc vừa dứt, chàng trịnh trọng cúi đầu trong tiếng vỗ tay muốn vỡ rạp tất cả biết mất như 1 trò phù thủy. Gương mặt Nam trở lại lạnh lùng, cao ngạo cô đơn xa lạ chúng tôi lại thấy chàng xa cách chúng tôi, xa cách ngàn trùng
Sau khi Nam hát xong 10 mấy bản nhạc hầu hết là đâu ca của các quốc gia trên thế giới và 1 vài bản nhạc nổi tiếng trong kịch nghệ thì chúng tôi bắt đầu hy vọng, hy vọng được nghe 1 bản nhạc quen thuộc mà chàng đã từng hát cho chúng tôi nghe. Nhưng mãi khi buổi đại nhạc hội sắp kết thúc, chúng tôi vẫn không hề nghe Nam nhắc đến 1 lời. Anh chàng Lăng Xăng có vẻ bực bội, lấy 1 mảnh giấy trắng ra viết vội trên ấy 1 vài câu:
" Kha Mộng Nam
Chúng tao đang ngồi ở những hàng ghế sau cùng. Hôm qua, tụi tao cũng có đến phi trường đợi mày, nhưng mà hình như mày không tiếp xúc được với chúng tao 1 cách đễ đàng như trước nữa.
Nếu mày thấy rằng chưa thể quên hết những người bạn năm xưa, chúng tao yêu cầu mày hát cho chúng tao nghe bản nhạc " có người bảo tôi" được không? Sau khi tan hát xong có thể đến gặp chúng tao không?
Đám bạn trong nhóm ngày xưa"
Lăng Xăng chuyền giấy cho chúng tôi xem, tôi hỏi nhỏ:
- Anh làm thế nào để đưa giấy này đến tay Nam?
- Tôi mang đến hậu trường ngay bây giờ
Lăng Xăng mang đi, chúng tôi ngồi đợi mà lòng ngập tràn hy vọng. Một lúc Lăng Xang trở ra. Thu Phương hỏi:
- Sao có giao đến tay hắn chưa?
- Ông bầu của Nam đà nhận giấy và nói là để 1 tí nữa, khi Nam vào hậu trường ông sẽ giao cho hắn ngay
Sau khi hát xong 2 bản nhạc, Nam trở về hậu trường nghỉ mệt, lúc chàng bước ra, tôi hồi hộp sung sướng. Chàng đã đọc mảnh giấy rồi ư? Thảo độ của chàng sẽ ra sao? Nam sẽ hát bản nhạc cũ, nhất định chàng sẽ không đễ đàng quên lãng được chuyện 10 năm về trước
Nam xuất hiện trở lại trên sân khấu, khẽ nghiêng mình chào khán thính giả, xong cất giọng. Không phải là bản nhạc chúng tôi đã chọn, tiếp theo, chàng hát thêm 1 bản nữa. vẫn thế. Dù đôi mắt của Nam đôi lần không hiểu vô tình hay hữu ý hướng về chúng tôi, nhưng gương mặt kia sao mãi lạnh lùng. Chuyện gì xảy ra rồi đây? Nam không được mảnh giấy của chúng tôi à? Màn kéo nhanh, Nam lại lui vào hậu trường trong tiếng vỗ tay tán thưởng. Chúng tôi cùng nhìn nhau, không nói được nỗi cay cắng chua chát. Chàng vẫn chưa hát bản nhạc chúng tôi yêu cầu. Gã Lăng Xang thở dài, nói
- Hắn không còn là Kha Mộng Nam ngày trước của chúng ta nữa đâu
Đúng vậy, chàng không còn nữa, chúng tôi đều có cảm nghĩ đau nhói mãnh liệt như thế, Nguyễn Hưng nhướng mày:
- Dù sao, chúng ta cũng thử đến hậu trường xem sao?
Dũng nói:
- Hay là ông bầu của hắn không trao giấy cho hắn?
Trương có vẻ bất mãn:
- Đừng biện hộ gì cả, hắn đã thay đổi rồi! hắn bây giờ đã nổi tiếng, đã trở thành người tên tuổi,thì đám bạn cũ ngày xưa đâu còn đáng để hắn lưu ý đến. Đến đấy làm chi cho nhọc công
Lan chen vào;
-Muốn biết rõ chúng ta thử vào hậu trường xem sao, biết đâu hắn đang chờ chúng mình nơi ấy?
Chúng tôi cùng đi vừa lúc bắt kịp Nam cùng cô bí thư đang được ông bầu đẹp đường đưa ra khỏi hậu trường, họ chui tọt vào chiếc xe đu lịch lịch sự màu đen. Bên trong xe 1 ông lão đầu bạc, có lẽ cũng đợi chàng 1 cách khó khăn suốt khoảng thời gian đài như chúng tôi?
Nhìn theo đáng xe đã khuất 1 cách âm thầm, chúng tôi đứng chết lặng bên lề đường mặc cho cơn mưa phủ ướt cả mặt. Dũng chợt lên tiếng, anh chàng cười thật chua:
- Ha! Ha ! cũng đồng thời là 1 Kha Mộng Nam . Nhưng coi bộ không còn nói chuyện 1 cách dễ dàng như trước nữa rồi!
Trương hầm hừ
- Chúng ta quả thật chỉ tổ làm chuyện vô duyên trơ trẽn
Nguyễn Hưng nhẹ nhàng đáp:
- Có lẽ hắn bị danh lợi ám rồi. Quê hương thêm 1 nhạc sĩ trẻ nổi tiếng. còn chúng tả chúng ta mất đi 1 người bạn?
Phong nói:
- Thôi về nào. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên sắp đặt 1 chương trình nào để đón hắn nữa cả.
Vâng, chúng tôi không cần phải làm thế. Vì Kha Mộng Nam ngày nào đã cùng chúng tôi vui vhơi đùa giỡn, ca hát đã biến mất rồi. Bây giờ là 1 Kha Mộng Nam khác, 1 Kha Mộng Nam đã có tên tuổi, có địa vi.
Mấy ngày hôm sau, chúng tôi ngày nào cũng thấy tên tuổi của Nam trên báo, và chúng tôi chỉ còn biết tin tức của chàng trên ấy mà thôi, từ việc tham dự đại hội, sống chung gia đình, ca hát tại đại nhạc hội hội đến những tấm hình của Nam . Cô bí thư lúc nào cũng kề cạnh, nên có hôm, 1 ký giả đã hỏi;
- Cô Smith này có liên hệ chi với cuộc sống tình cảm của ông?
- Chúng tôi chỉ là bạn thôi
Đó là lời giải đáp của chàng. Sao giản dị thế, tôi tựa người vào cửa sổ nhìn những hạt mưa phất phơ trong gió và chợt nghĩ đến Thanh Thương. Thanh Thương! Thanh Thương ! Thanh Thương! Thanh Thương. Tôi khẽ than--Người mà cả 2 chúng mình đều yêu như mê mệt, bây giờ ở đâu?
Một tuần lễ trôi qua thật nhanh, 1 tuần thăm viếng quê hương đã hết, chàng sắp đi rồi. Ngày Nam lên đường, trong nhóm chúng tôi không 1 ai đến phi trường tiễn Nam, và dĩ nhiên là Nam cũng không cần thế vì chàng chỉ cần những người mà chàng muốn phải đưa chàng đi thôi. Nhưng rồi đêm hôm ấy, mọi người trong nhóm, không hẹn mà đều hẹn đến nhà tôi nói chuyện trời mây, nghĩ ngợi về những người bạn vắng mặt
Thủy Ngọc là người đến trễ nhất, mái tóc ướt đẫm nước mưa và gương mặt lúc nào cũng khả ái. Trong tay cô ta còn cầm 1 đóa hồng. Đứng giữa phòng , Thủy Ngọc hỏi to:
- Mấy người đóan thử xem tôi vừa từ đâu trở về đây?
Thu Phương nói :
- Từ phi trường về?
- Không phải thế, tôi vừa mới viếng mộ của Thanh Thương--Thủy Ngọc nói, đôi mắt nó thoáng buồn- đến mộ Thanh Thương tôi chợt thấy những cái này- đưa cao đoá hoa hồng lên, Thủy Ngọc tiếp --1 vòng hoa lớn
Dũng nói:
- Chắc người nhà của Thanh Thương mang đến đấy!
Thủy Ngọc lắc đầu, nàng đáp thật nho?
- Không phải thế, màu đỏ của hoa hồng là tượng trưng cho tình yêu, Người nhà của Thanh Thương nhất định không bao giờ bày trò tốn kém như thế. Vả lại, mấy hôm nay trời mưa, nên đấu chân quanh mộ vẫn còn rành rẽ. Đấy là của 1 dấu chân người đàn ông cô độc. Tôi biết hắn đến đó. Kha Mộng Nam đã đến đó
Chúng tôi bất động. Trong khoảng khắc, chúng tôi rung động và tràn ngập 1 cảm gíac lạ lùng, hàng trăm tư tưởng lóe lên trong óc, hàng ngàn cảm xúc len quạ Tôi hướng mắt ra ngoài song cửa, những giọt nước mắt không tự chủ được dâng lên mị Nhưng mà, tôi vẫn muốn cười. Thật muốn cười... Trời! Nam đấy à? của chàng đấy sao? Anh Nam ngày nào của chúng tôi !
Có người bấm chuông ở cổng, cô tớ gái tên Tú mang vào cho tôi 1 phong thư
- Thưa cô, có thơ
Tôi cầm chặt phong thự nét chữ thật quen thuộc. Mọi người bu lại, họ lạ lùng không hiểu tại sao chàng lại biết đia. chỉ của tôi
Mở phong thư ra, bức thư không có ngày tháng và đầu đuôi gì cả, mà chỉ có 1 bản nhạc với những nét chữ thật thanh thoát
" Người ta bảo: thế giới này là của riêng anh,
Nhưng trong đám người vội vã
Tôi đâu tìm thấy mình trong đó
Người bảo niềm vui là của riêng tôi
Nhưng có đi khắp 4 phương trời
tôi cùng chỉ thấy tôi trong tiếng cười thừa thải
Người ta bảo mặt trời đang rọi sáng đời tôi
Nhưng mãi mãi tôi vẫn tìm mãi mãi
Trong mặt trời tôi vẫn chẳng thấy tôi
Tôi ở nơi nào? tôi ở đâu?
Có ai bảo cho tôi biết
Tôi ở nơi nào tôi ở đâu?
có ai chỉ giùm tôi?
Có ai chỉ giùm tôi?
Cánh thư rơi xuống đất người khác lượm lên xem, trong khi mắt tôi mờ lệ Kha Mông Nam của chúng tôi, cuối cùng rồi cũng đã hát cho chúng tôi nghe, chàng không phải hát bằng miệng mà hát bằng quả tim của chính chàng. Ồ! Anh Nam ! Anh Nam! anh ấy đâu có dễ dàng quên được chúng tôi, tình anh vẫn còn đậm đà kia mà? chàng đâu hời hợt với bạn, chàng lúc nào cũng nể trọng bạn kia mà. Nam! anh Nam
Thu Phương nói khẽ
- Chúng ta đã lầm, đúng ra chúng ta nên đến tiễn anh ấy!
Dũng bảo:
- Tôi đã nói trước rồi mà, Nam đâu phải thuộc hạng người như vậy?
Nguyễn Hưng nói:
- Tôi phải viết thư cho hắn, mỗi người trong chúng ta đều phải viết thư cho hắn, chúng ta có trách nhiệm phải đưa con người mà Nam đã đánh mất trở về với hắn
Đan Vân chen vào:
- Tôi sẽ viết cho Nam, viết ngay tối nay khi vừa về tới nhà
Lan thở đài:
- Không thấy chúng ta đến tiễn hắn ở phi trường, có lẽ Nam buồn lắm
Phông chợt nói:
- Truyền hình! Mở ngay máy truyền hình xem nào. Mục tin tức nhất định sẽ chiếu đoạn về việc Nam ra đi đấy
Tôi mở vội máy truyền hình. Một chốc tin tức thời sự đến, quả nhiên có 1 đoạn tin về việc Kha Mộng Nam rời quê hương. Màn ảnh hiện ra, Nam đứng tại phi trường đang vẫy tay chào tạm biệt hàng ngàn người ra tiễn. Gương mặt chàng nghiêm nghị lạnh lùng. Hai mắt ơ hờ 1 cách khó hiểu, tạo cho Nam 1 dáng cô đơn của cánh nhạn lạc bầy đang hướng về trời cao. Giọng nói của xướng ngôn viên đài truyền hình rõ ràng:
"Nhà soạn nhạc nổi tiếng Kha Mộng Nam đúng 3 giờ chiều nay lên đường sang ý Đại Lợi, tiếp tục công trình khảo cứu về âm nhạc . Trước khi đi, ông đã nhấn mạnh là ông sẽ trở về đây, vì nơi đây còn có bạn bè, cha mẹ và nhiều kỷ niệm khác mà ông không thể nào quên được, và ông hứa sẽ cố gắng hoàn tất công việc học hỏi 1 cách nhanh chóng, để được trở lại quê hương thật sớm, Chúng ta hãy chờ đợi ngày về của ông"
Vâng, chúng tôi sẽ chờ đợi ngày về của chàng! tắt máy truyền hình, chúng tôi lẳng lặng ngồi nhìn nhau, tình cảm như đong đầy trong lòng với Nam, với Thanh Thương, với khỏang thời gian đẹp ngày nào đã trôi đi
Một lúc , Nguyễn Hưng khẽ nói:
- Thật giống như 2 câu mà tiền nhân đã viết
" Vô tình hoa đã tung bay
Tựa như chim én ngày nay trở về"
Vâng cánh hoa đã rơi đi 1 cách bất ngờ đó là Thanh Thương. Còn con chim én hình như quen biết từ lâu vừa trở về đó là Kha Mộng Nam . Tôi cầm ly trà đi đến trước cửa, đẩy sang bên cho gió lùa vào và ngắm khung trời mưa rơi lất phất. Bất giác tôi chợt nâng ly lên nói thầm
- Xin cầu chúc anh!
Cầu chúc cho ai? tôi cũng không hiểu rõ. Vậy thì cầu chúc cho tất cả những con người bằng xương bằng thịt. Cầu chúc cho tất cả những con người có tình có nghĩa vậy. Gió bên ngoài vẫn thổi, cái lạnh len nhẹ vào hồn, tôi chợt phát gíac ra muà xuân đã đến, và bây giờ vẫn là mùa của những cơn gió nhẹ thoảng qua...
Hết