watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tương Tư Thảo-Chương 7 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 7

Tác giả: QUỲNH DAO

-Anh Trình,
Trả lời của tôi có lẽ không làm cho anh khó chịu, bởi vì, tôi cho đó là niềm vui chờ đợi của anh...
Viết đến đây Bạch Phù thấy không hài lòng liền đặt viết xuống vo tròn tờ thơ lại . Thái độ này không đúng . Chính nàng phải lãnh trách nhiệm chứ sao lại đi đổ cho người khác ? Thôi thì viết lại:
-Anh Trình,
Em đã nhận được thơ anh, thành thật xin lỗi là đã để anh chờ . Không phải em dám coi thường lời hẹn trong thờ để giãi đãi chậm trả lời anh, mà thật thì vì cả tuần nay, lòng em cực kỳ mâu thuẫn!...
"Soạt" thơ cũng bị Bạch Phù cau mày, xé bỏ.
Viết rườm rà như thế để làm gì ? Bạch Phù đã quyết định dứt khoát với Trình thì cần gì phải nghĩ cách tranh thủ tình cảm của Trình nữa chớ ?
Thơ càng ngắn càng tốt, Bạch Phù nhớ rõ, Trình đã dặn chỉ cần trả lời được hay không, đủ rồi . Hơn nữa, mọi lần, nàng viết thơ cho Trình luôn luôn ngắn gọn, không hiểu tại sao như vậy ? Thì giờ, cũng nên viết ngắn vậy thôi.
Một tay nâng bút, một tay chống cằm, Bạch Phù nghĩ hổng biết có nên viết thế này không?
-Anh Trình,
Kể từ anh đi không từ gĩa, em suy nghĩ tới lui rất nhiều, em thấy cá tánh của chúng ta khác biệt, khó bề chung sống...
Cũng hổng được! Nàng có thói quen nhận trách nhiệm về mình . Viết thế này không được rồi . Phải viết lại:
-Anh Trình,
Vừa cầm bút, muôn lời ngàn ý vụt đến, em không biết nói điều gì trước . Chỉ xin nói rằng, em có trăm ngàn lần không phải với anh. Tiêu pha tình cảm của anh, làm mất thì giờ của anh, lãng phí tiền bạc của anh. Xin anh hãy quên và tha thứ cho em, một người con gái không đáng để cho anh có kỷ niệm, cô Hoàng mới là người bạn đời lý tưởng của anh. Với cả hai, em chỉ có lòng ngưỡng mộ và chúc lành.
Không được, không được nốt! Quả tình Bạch Phù có muốn nói lời xin lỗi, nhưng sự kiêu hãnh trong lòng không cho phép nàng "phủ phục như một tội đồ". Hơn nữa, cũng không cho phép nói cô Hoàng kia để Trình có cái cớ tự đắt: "Á, cái cô này nghen!"
-Hừ...
Bạch Phù bỗng cười gằn . Ghen cũng phải có đối tượng chớ! Người như Trình nên kết hôn vào ngày mai đi, đối với nàng có cầu có khẩn mới xa lánh được.
Rốt cuộc rồi phải viết cách nào đây? Đã mất thì giờ quá nhiều rồi, Bạch Phù cảm thấy buồn phiền.
Sau bữa cơm chiều, Bạch Phù tự giam mình vào phòng, lá thơ này nàng phải hoàn thành trong đêm naỵ Nếu kịp thì nàng còn ra luôn nhà dây thép gởi thơ nữa . Nhưng sự thật khác xa sự tưởng tượng của nàng . Nàng đã nghe tiếng chân của những bạn đồng sở tản đi chơi. Giờ lại nghe tiếng chân của họ quay về mà một lá thơ ngắn, nàng cũng không viết nổi.
À, mà tại sao không viết thế này nhỉ ?
-Anh Trình,
Thật không ngờ giữa chúng ta lại có sự biến đổi đến nước này . Em không còn gì để nói nữa, ngoại việc xin huỷ bỏ hôn ước, mỗi người chúng ta dều có quyền tự do thành lập gia đình.
Nghĩ đến đây, nàng bỗng thông minh ra: Sao mình không viết tờ hủy hôn ước gởi cho Trình ? Chỉ một việc đó thì không còn phải nói gì nữa . Nàng lập tức đi lấy một tờ giấy bỏ, ngồi lại viết thảo:
- Một đàng là Trần Vân Trình.
- Một đàng là Trầm Bạch Phù.
Do tâm tánh bất đồng nên ngày nầy, đồng lòng xin hủy bỏ hôn ước . Từ rày về sau, trai có quyền lấy vợ, gái có quyền lấy chồng, mỗi người đều có tự do riêng, không ai có quyền xâm phạm ai.
TRẦN VÂN TRÌNH (Ký tên)
TRẦM BẠCH PHÙ (Ký tên)
Viết nháp xong, Bạch Phù chép thành hai bản, có sửa vài chữ và thêm một câu:
- Tờ này làm thành hai bản in nhau, mỗi người giữ một bản làm bằng.
Dán thơ lại, lòng Bạch Phù cảm thấy thật nhẹ nhàng . Nàng ngã lưng ra ghế dài, người duỗi thẳng . Vấn đề này làm phiền nàng rất nhiều, giờ coi như đã giải quyết . Chỉ cần Trình lấy một bản, ký tên gởi trả cho nàng là hoàn toàn xong. Phù gởi thơ, một hai bữa nữa tới thì trong vòng vài hôm sẽ nhận được hồi âm.
Chưa hết thời gian ba ngày, kể từ Bạch Phù gởi thơ đi, nàng bỗng đâm lo thơ nàng sẽ chạm nặng vào lòng tự ái của người con trai như Trình . Nếu việc xuôi chèo mát mái thì chẳng sao. Bằng ngược lại, Trình cố ý gây khó dễ thì phiền lắm! Nàng hối hận, theo lẽ không nên tuyệt tình thẳng băng như vậy . Theo lẽ, trước tiên nàng phải viết mấy câu an ủi chàng để tránh việc biến tình thành hận về sau.
Thơ đã gởi đi, có hối hận cũng không kịp nữa . Chỉ còn có nước mở mắt thao láo nhìn ngắm năm canh, chờ phán quyết của Trình.
Ước tính của Bạch Phù không sai, giữa trưa ngày thứ ba, Phát đến gõ cửa phòng nàng, gọi ơi ới:
-Cô Bạch Phù! Cô Bạch Phù! Có thơ đề đúng địa chỉ của cô, thơ gởi từ Quảng Châu.
Chưa nhận được thơ, tim Phù đã đập thình thịch . Lúc hồi hộp, nàng quên cả nói lời cám ơn Phát nữa . Ngay lúc mở thơ nàng thiếu điều muốn nín thở, không biết hung hay kiết . Đến khi nàng liếc mắt qua mới thở phào, cám ơn trời phật.
Tờ thứ nhứt là tờ hủy bỏ lời đính ước do Phù viết, Trình chỉ thêm một chữ ký cho có giá trị đôi đàng đều được tự dọ Nhưng đọc đến thơ chính Trình viết cho nàng, nàng mới thật sự quá ư là hổ thẹn.
-Bạch Phù,
Người tôi yêu ơi! Xin cho tôi được gọi em như thế ở lần cuối cùng này!
Lòng tôi đau đớn lắm, nhưng tôi vẫn cố gượng cười để khen cơ trí của em. Em không có một lời viết trả cho tôi là điều tôi không ngờ được.
Nhưng vậy cũng tốt, một nhà thơ đã nói: "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở", với tôi cái đẹp nhứt của cuộc dang dở là sự không lời này! Trừ nỗi cảm thương cho số phận mình, tôi không một mảy may nào đi oán hận người khác . Giữa nam và nữ, chuyện tan rồi hợp, hợp rồi tan hoàn toàn nằm trong một chữ duyên, tôi không có duyên phần thì phải cố tự bóp chết lòng mình mà chấp nhận ly tan!
Tôi đã suy nghĩ tới lui năm lần bảy lượt, em là một cô gái hiền lương, sẽ không nhẫn tâm phụ người thái quá!
Nhưng cứ lấy việc hiện tại mà nói thì trước hết tôi xin gom hết nghị lực để tỏ cho em thấy, hầu cứ yên tâm mà dấn thân trên con đường em đã chọn đi.
Em, hôm nay, tôi từ bên em sẽ lén rút lui, trong lòng không một chút hận . Nói thẳng ra rằng, tôi không khỏi có chút hận em, song nỗi phẫn hận vừa loé lên thì tôi đã cố ngăn đè xuống . Bởi vì tôi cho rằng yêu không phải để lấy mà để cho, không hải chiếm hữu mà là hy sinh, cứ thấy người yêu mình hạnh phúc là lòng mình mãn nguyện.
Cám ơn em đã nhắc lại chiếc cà rá . Nhưng hỡi ơi, tôi đã mất đi tất cả thì một chiếc nhẫn có nghĩa lý gì ? Nếu em không tị hiềm gì thì xin hãy giữ lấy, coi như một kỷ niệm đáng thương thôi!
Về phần anh Vũ, tôi xin ngưỡng mộ vận mạng của ảnh, xin em thay lời giùm tôi, hỏi thăm ảnh lần cuối . Riêng với các bạn đã dự lễ đính hôn của chúng ta, phiền em cũng chịu nhọc nhằn đưa ra một lời giải thích cho tôi. Đính kèm theo đây là tờ hủy bỏ hôn ước, mong em cất giữ . Cũng may là ngày trước có một mình em phản đối việc đăng tin mừng trên báo nên bây giờ mình khỏi phải đăng lại lời đính chánh.
Em, sau rốt, tôi xin giữ nước mắt để nói với em ở giờ phút qúy báu này . Tôi hãy còn một niềm riêng cần cho em biết . Đó là, cho dầu hoàn cảnh ngày sau thế nào, lòng tôi đối với em vĩnh viễn không thay đổi . Nghĩa là, bất cứ lúc nào và bất cứ chuyện gì, nếu em gọi một tiếng thì tôi sẽ lập tức đến bên em đứng hầu chờ lịnh.
TRÌNH
Thơ này, sánh với bao thơ khác của Trình thì tương đối ngắn . Nhưng nó lại có mãnh lực hơn muôn chữ ngàn lơi, dần dần nó làm cho thị giác của nàng trở nên mơ hô . Rồi từng dòng nước mắt rớt xuống gây thành tiếng động trên lá thợ Nàng cúi gục xuống bàn nức nở.
Nàng khóc lâu lắm, càng khóc càng thương tâm vô hạn, khóc đến không biết tại sao mình khóc nữa.
Nỗi đau đớn trong lòng người thường là do mâu thuẫn nội tâm phát khởi . Mấy hôm trước đây, nàng đã mang ý thù nghịch với Trình, lo là lo có nảy sinh chi tiết bất ngờ nào không để cho Trình buông tha nàng . Nay theo lời trong thơ thì nàng đã hoàn toàn không bị trói, không bị buộc, sự đại lượng đó làm cho nàng cảm động . Để mất Trình, người mà bây giờ nàng mới thấy yêu, niềm yêu vì đó lưu luyến mãi không thôi.
Nàng tiếc rẻ đến muốn ra tay chiếm lại . Ngày xưa, trong mắt nàng, Trình chẳng là gì cả . Nhưng bây giờ nàng mới nhận ra sự hèn hạ của mình . Sự hiền lương của Trình đã đưa chàng đi từ tầm thường lên vĩ đại, cao siêu... Nhân cách đó đã tạo ra hào quanh lóng lánh.
Nàng đã có ít nhiều hối hận . Bất luận thế nào, để mất Trình cũng là một tổn thất nặng . Chỉ có đợi khi nào nàng nghĩ đến Vũ mới thấy rằng, mọi người có một số mạng, một người con gái không nên có hai hình ảnh con trai. Như Trình đã nói, yêu là cho hết . Cho, cho đến một ngày Vũ thấy rõ giá trị của nàng hết, và đem tình yêu bồi thường lại cho nàng.
Nghĩ đến đây, nàng thấy được an ủi phần nào, lau nước mắt ngăn nguồn thương cảm.
Đem cất tờ bãi hôn ước, Phù dự liệu tìm cơ hội nói cho Mang biết . Quan trọng hơn cả là phải cho Vũ biết . Nói cho Mang biết là chuyện dễ . Huống chi Mang đã từng phản đối việc Phù chọn Trình . Cứ đưa cái cô Hoàng ra đã là cái cớ rồi, hổng biết chừng Lý Mang còn chửi Trình một trận, phải mắc công Phù giải thích.
Khó là khó nói cho Vũ biết . Càng khó hơn nữa là làm sao nàng có mặt dày mặt dạn nói rõ tình cảm của mình ? Vậy là phải cần có kỳ xảo và thời cơ.
Phù nhớ lại việc Vũ phải xuất viện một ngày rất gần đây. Tại sao mình không lo nhà chớ ? Nhà cho thuê đăng báo thiếu gì, chỉ cần mắc công một chút thì giải quyết được vấn đề này . Sau đó nàng sẽ hỏi Vũ: "Anh cần xuất viện phải không? Được rồi, nhà có sẵn". Nếu Vũ vẫn còn có ý thuê nhà người bà con của Lục hay đòi dọn về ở chung với Bình thì nàng sẽ gục khóc trên vai chàng . Còn sợ không thành công như lần khóc trước sao? Một khi đã ở chung thì còn sợ gì không có cơ hội ?
Quyết định rồi, nàng không chờ đợi nữa . Tan sở, nàng cầm tờ báo có đăng cho thuê nhà đi liền.
Đã qua năm, khí lạnh Hương Cảng đã không giảm lại còn tăng, làm tay chân Phù lạnh cóng . Nhưng nàng cứ bước nhanh nhanh không lấy gì làm khổ.
Số nhà cho thuê ở Hương Cảng đăng đầy báo, nhưng số nhà hợp với điều kiện của Phù thì rất ít . Điều kiện của nàng là chỗ ở yên tĩnh, phòng có ngăn nắp và giá cho thuê rẻ . Ngày thứ nhứt tan sở nàng đi được vài nơi. Ngày thứ hai may sao nhằm ngày chúa nhật, nàng có nhiều giờ để xem được nhiều chỗ, vẫn không chọn được nhà nào vừa ý . Nàng có phần chán nản, không thể không hạ thấp điều kiện xuống, cốt sao cho sớm có thể an bày . Nàng đi với tâm trạng cưỡi lừa tìm ngựa . Đành là kiếm một chỗ ở đỡ, về sau tính lại.
Lại qua một ngày, đến rằm tháng Giêng. Nhiều người có thể không chú trọng đến tết Nguyên Đán . Nhưng với rằm tháng Giêng thì không ai bỏ quạ Ra sở, Phù không tiện đi liền, chỉ lợi dụng lúc xế chiều tìm đến được hai nơi. Mất lắm công phu, Phù mới tìm được một căn nhà có hai phòng . Nếu gặp liền ngay ở ngày đầu đi tìm thì Phù đã không chọn ngôi nhà này: Chỗ ở xa, phòng quá nhỏ, phòng ốc kiến trúc cũ kỹ, thô lậu . Nhưng nó cũng có những ưu điểm riêng của nó . Một là nó ở Sa Điền, cùng một khu với nhà Bình . Nếu Vũ thực hiện mộng mở xưởng làm đồ chơi trẻ em thì việc đi lại tiện lắm . Ngoài ra, nhà đứng riêng một nhà một cửa, tránh được sự phiền nhiễu của người ngoài . Duy chỉ bên phía Đông thì cách vách với một tiệm tạp hoá . Phù trả liền năm tháng tiền thuê, hứa nửa tháng sau dọn lại . Rời căn nhà tương lai, Phu quay về sở, coi như công việc đã thành.
Vừa qua Tết, công việc trong sở không có gì nhiều . Giữa nàng và Trình, một dao đã cắt đoạn lìa vậy thì chỉ còn có việc giữa nàng và Vũ, phải thôi thúc thế nào cho chàng dọn về nhà mới . Nếu cứ nước chảy xuôi dòng như thế thì nàng dễ chịu biết bao nhiêu. Dễ chịu về mặt tinh thần chớ thể xác, bởi quá chạy đôn chạy đáo mà sức khỏe nàng kém lắm . Đầu nặng, chân nhẹ, mê mê thèm ngủ, gân cốt nàng có lúc đau nhức như dần.
Từ sau khi đến Hương Cảng, Phù đã hết sức tranh đấu với sự suy nhược, điều đáng kiêu hãnh là nàng không bị xỉu nữa . Bây giờ, càng không thể ngã bịnh, vì bịnh là hỏng hế kế hoạch, bịnh không ai săn sóc và bịnh thì chẳng có ai đi thăm Vũ . Những lần đi thăm trước là để cảm nhận trách vụ, còn lần này là vì tương lai và hạnh phúc của nàng.
Lúc Phù đang trầm ngâm mặt tưởng bước đi thì chợt Tô ngó thấy . Tô là người không ưa vắng lặng, nhiều lời, tự nhiên không để cho Phù đi luôn.
-Kìa, Bạch Phù, nghĩ gì đó ? Chắc là đang nghĩ đến vị hôn phu chắc ?
-... Ở đâu?
Ngước thấy Tô, Phù miễn cưỡng thêm:
-Người tôi đang khó chịu.
-Ô! (Tô nhìn kỹ Phù) Phải, cô có vẻ xuống sắc, da xanh, bộ lạnh hả ? Tôi có nghe cô ho, bị cảm mạo phải không?
-Hổng biết bịnh gì nữa, chỉ thấy khó chịu.
-Uống vài viên thuốc cảm nhá ?
-Thuốc cảm à ? - Phù cười khổ.
-Thuốc dễ uống lắm mà, bao giờ trời trở lạnh tôi cũng uống vài viên để ngừa cảm mạo, tôi đã giới thiệu cho bè bạn và ai cũng công nhận là thuốc khá mặc dầu ai cũng cười tôi là đi làm quảng cáo không công. Và mặc dầu tôi cũng không biết thuốc do ai bào chế để tìm tới lấy thuê hồng.
Thấy Phù làm thinh, cho là nàng không tin thuốc . Tô làm biếng khuyến khích thêm, lai đi nhắc nhở:
-Thôi, cô đi về phòng nghỉ đi. Hổng có chuyện gì của sở nhiều đâu. Nếu có, tôi sẽ chạy cho cô hay.
Phù cố ngồi lại một lúc, thấy trong người khó chịu quá mới rời sở làm . Về phòng, nàng nằm dài mê mê, có nghe mơ hồ tiếng bước chân ai lên lầu, xuống lấu, đoán chừng đã đến giờ tan sở mới chịu nhắm mắt ngủ hẳn . Nàng ngủ mê cho đến lúc đói . Phát lên mời dùng cơm. Mãi đến khi cổ nhột, mũi ngứa ngái khó chịu, bắt ho, nàng mới thức . Bây giờ là trời tối, Phù lạ cho nhiệt độ của mình: cổ khô, người nóng bỏng . Nàng gượng dậy, bật đèn định lấy nước nhưng nàng cảm thấy choáng váng đến như muốn té . Tay chân nàng gần như không nghe đầu óc chỉ huỵ Cầm đến bình thủy, nàng mới biết là bình không. Thì ra ban sáng nàng đã rửa mặt bằng nước nóng, rửa hết nước trong bình rồi . Nàng mở cửa gọi: "Anh Phát ơi... "... Nhưng tiếng nàng yếu ớt không vọng đưa xuống tới lầu được . Nàng lại ngã mình xuống giường, lòng tràn ngập chua xót.
Một người lâm bịnh mới biết bạn bè là qúi . Riêng Phù, một thân một mình, không có ai giúp đỡ, không có ai để cho nàng sai nhờ . Chẳng những không có thuốc dùng mà cả đến một giọt nước trà cũng không có ai nấu cho uống . Xấu miệng mà nói, nếu đêm nay nàng có nằm chết trên giường cũng không ai biết . Càng nghĩ, nàng càng bi thương và khóc mướt . Nàng lại khóc không ra tiếng, dường như nước mắt bị sức nóng trong người làm khô cháy đi. Nàng chỉ còn nước rên để phát tiết phần nào nỗi thống khổ cùng tột của nàng.
Nàng không quên lần bịnh đầu tiên lúc mới đến Hương Cảng có Trình lăng xăng lích xích lo toan. Nếu bây giờ có Trình thì hay biết bao nhiêu!... Đương nhiên điều đó không thể xảy ra trừ phi nàng lại viết thơ cho Trình.
Trình đã viết cho nàng rằng: "Bất cứ lúc nào, bất cứ chuyện gì, nếu em cần, nói qua một tiếng, anh sẽ tới ngay". Nhưng nàng không làm vậy được . Nàng đã mang niềm hãnh diện cô đơn, bất cứ lâm vào hoàn cảnh khốn đốn cùng cực nào cũng sẽ không cầu viện một ai!
Đêm đã về khuya. Gió bên ngoài thổi mạnh, thổi thốc vào cửa sổ ù ù . Nàng đã quên lên dây, đồng hồ đã chết nên không biết bây giờ là mấy giờ . Xa xa có tiếng pháo nổ, hẳn còn trong tháng Giêng, thát Tết!
Nàng bỗng nhớ đến bà Phùng có nói là sẽ mang đồ ăn lại y viện, nấu ăn chung một bữa . Nàng vì bận chạy kiếm nhà nên quên. Nhưng chắc chắn bà Phùng nhớ kỹ, Vũ càng nhớ kỹ hơn. Đã trễ hẹn hai ngày rồi mà nàng không đến . Vậy cho dầu có sao đi nữa, ngày mai nàng cũng phải đi Thanh Sơn một chuyến . Vả lại, tiền Vũ nằm bệnh viện cũng đến lúc phải trả rồi.
Để cho ngày mai có thể bước xuống giường nổi, nàng nhắm mắt lại, cố an ủi mình là sẽ dùng giấc ngủ trị bịnh . Nhưng vì có bịnh mà cứ vừa ngủ là nàng nằm mộng, trọn đêm nàng cứ bị mộng mị làm cho thức giấc . Chợt thì nàng thở ra, xuất mồ hôi hạn, ho luôn. Lúc trời gần sáng nàng thử cố gắng đi xuống lầu nấu nước nhưng chân chưa chạm đất thì nàng đã ngã qụy xuống giường . Sợ rằng ngày nay nàng không còn dậy nổi.
Tám giờ, Phát đến gõ cửa phòng nàng:
-Ăn điểm tâm cô Phù ơi!
-Anh Phát!
Nàng run run cất tiếng gọi to:
-Anh vào đi!
Phát vừa đẩy cửa bước vào đã bật kêu:
-Trời ơi, Bạch Phù, cô bịnh hả ?
Đạ.
Nàng chua xót, tự nhiên nước mắt trào ra đóng khoé . Nàng nghẹn ngào:
-Nhờ anh chút anh Phát . Nhờ anh xuống bếp, lấy giùm chút nước nóng.
Phát cầm bình thủy, còn lo lắng hỏi:
-Bịnh hồi nào đây? Hôm qua tôi có tới kêu cô ăn cơm nhưng thấy cửa nẻo đóng kín mít, tưởng là cô đi lễ rồi chớ!
- Đi lễ ? (Nàng cười thảm đạm) Đi lễ của ai?
-Nhưng cô bịnh gì vậy ? Có cần để tôi nói với ông Phương xin xe đưa cô đi bịnh viện không?
-Không cần đâu anh. Chỉ xin được nằm nghỉ vài ngày là khoẻ.
-Bịnh thì phải uống thuốc mới hết được, để tôi ra phố mua thuốc cho cộ Phải cảm hông? Tôi mua thuốc cảm cho cô uống được chớ ?
Nàng lắc đầu, tuy Phát có lòng tốt thật sự . Thuốc cảm... lại thuốc cảm... sao không ai đổi tên lại là thuốc thương cảm hoặc cảm thương?
-Thuốc cảm bây giờ thấy đăng trên báo có nhiều hiệu lắm! Nói chung là để dùng đi đường xa mưa gió, phòng khi cảm mạo bất ngờ, cảm nóng, cảm lạnh, phát ho, thuốc nào cũng được cho là số dách nhưng không biết thiệt gỉa ra sao.
Phát nói có thứ trị ho nóng, Phù nghĩ có trúng bịnh mình.
-Thôi được, tôi nhờ anh mua giùm . Nhưng trước hết nhờ anh lấy giùm một bình thủy nước nóng rồi trở lên cho tôi gởi tiền luôn.
Phát vui vẻ nhật lời, bước ra. Đợi lúc Phát trở lại thì chẳng những có bình nước mà có luôn cả thuốc nữa.
-Tiệm chưa mở, nhưng tôi cứ vỗ cửa kêu đại .(Phát rót nước ra ly nói tiếp) Thức này uống mỗi lần một viên, uống với nước nóng, cô coi theo nhãn thuốc đây.
-Cám ơn anh.
Phù lấy tiền nhét ở đầu giường ra hỏi:
-Bao nhiêu đây anh? Xin anh lấy lại tiền thuốc.
-Hổng có chi, hổng có chi, cái này mua cho mà.
-Sao lại như vậy được ?
-Cô Bạch Phù, cô trả tiền lại là cô coi tôi không ra gì . Chút đỉnh mà ăn nhằm gì cổ Tôi đã rủ cô hùn hạp, thua lỗ biết bao nhiêu tính ra tôi còn nợ cô biết mấy.
Nghe Phát nhắc lại chuyện đau buồn đó, Phù thôi không bắt buộc Phát nhận lại tiền thuốc . Trước khi đi, Phát còn nói:
-Cô ăn gì nào ? Để tôi biểu đem đồ ăn lên cho cô nghen?
Đạ, thôi anh, tôi nuốt không vô đâu.
Phát đi rồi, nàng cầm viên thuốc, nhìn thuốc đến xuất thần . Nhớ lại mười năm trước đây, nàng là một cô tiểu thơ khuê các, có ai ngờ bây giờ lại phải đi uống thuốc bịch như vầy đâu! Đời người thật có nhiều biến thiên không nói được.
Thuốc và tâm lý bịnh nhân đều có quan hệ . Có lẽ do nàng không tin thuốc lắm, nên uống đã hai lần mà không thấy có mòi thuyên giảm chút nào . Nàng vẫn bị nóng suốt ngày, không ngồi dậy được.
Tô nghe nói Bạch Phù xin nghỉ, trưa đó cũng nhơn lúc rảnh rang lên thăm Bạch Phù . Nghe qua tên thuốc, Tô vọt miệng nói:
-Ba cái loại đó chỉ dùng trị bịnh lặt vặt, nhưng tôi thấy bịnh Bạch Phù không nhẹ đâu. Nóng hoài hổng xuống độ thì phải đi bệnh viện mới được, chớ đừng có uống bậy bạ, còn làm bịnh nặng hơn.
Để Tô khỏi nghi ngờ, Bạch Phù miễn cưỡng đáp:
-Cơ thể tôi mạnh lắm chị . Hồi nào tới giờ không có bịnh kỳ cục như vầy.
-Nhưng theo chỗ tôi thấy thì coi chừng cô mắc bịnh tương tư như Lương Sơn Bá.
Tô cười rồi tiếp:
-Cái nào nói chơi nói, cái nào nói thiệt nói, thiệt tình tôi thấy là cô nên đi bác sĩ . Để tôi giới thiệu cho một ông trị bịnh tài số dách.
-Phải ông Qúy không?
- Đúng rồi, bộ cô có đi ổng hả ?
-Không.
Bạch Phù đáp nhỏ, nhớ lại lúc Vân Trình đưa mình đi bác sĩ.
-Nên đi đi cô, hồi mới không có trị, để sau trị không nổi nữa à! Cả nhà tôi, ai bị bịnh cũng chạy lại đằng ổng hết.
Để không phụ lòng tốt của Tô, Bạch Phù thuận miệng đồng ý nhưng trong lòng, nàng nhứt định trăm phần trăm là không tội lệ gì phải nhảy vào vòng tự sát . Một năm trước đây, Vân Trình đã đưa vào chụp hình bằng quang tuyến X và nói cho nàng biết là phổi nàng bị nám rồi . Nhưng nàng vẫn coi như pha, thản nhiên sống qua năm tháng để lo tròn trách vụ và cũng để cho chính mình đỡ bi quan, phiền chán.
Tô nói chuyện với Bạch Phù một chút rồi xin từ giã.
Xưa nay, tinh thần nàng rất vững . Nói chuyện với Tô một lúc, đợi Tô đi rồi, nàng mới nhắm mắt nghỉ dưỡng, lúc thức lúc ngủ, đến nửa đêm thì nhiệt độ có phần xuống, nàng nghe đỡ nóng, được an ủi rất nhiều và cho là mình sắp hết bịnh rồi.
Sáng sớm hôm sau, nàng cố gắng ngồi dậy, gượng xuống lầu ăn nửa chén sò, loại làm bằng bột mì khô và hột gà dành cho người bịnh . Nhưng nàng yếu quá, mắt hoa, đầu váng, tay cầm chén phát run, Lôi nhìn nàng nghiêm trang nói:
-Bạch Phù, bộ cô chưa hết bịnh sao mà người trông xuống sắc quá!
Đạ không có gì đâu - Nàng gượng đáp.
Phương, sau khi biết nàng tuyên bố đính hôn vẫn giữ lễ phép cách lạt lẽo với nàng . Phương buông đũa, sắp rời bàn, nghe hai người nói chuyện mới để ý đến nàng và mai mỉa:
-Anh Lôi biết xem tướng, đã xem tướng cô đấy! Sao cô không tặng ảnh mấy tiếng để ảnh đoán vận mạng luôn cho.
-Không cần, vận mạng tôi rất xấu.
Lôi lập nghiêm:
-Cô cần phải chú ý đến sức khoẻ lắm mới được . Hổng phải nói chuyện coi tướng đâu. Thiệt mà, tôi thấy khí sắc cô kém lắm.
Một người bạn đồng sở kế bên cũng góp lời:
-Cô cần xin nghỉ nhiều nhiều đặng dưỡng bịnh mới được.
Nàng liếc sang Phương:
-Tôi tưởng là tôi có thể làm việc lại được rồi.
Phương Khả Viên thấy mọi người đang chờ thái độ của mình, ưỡn ngực tự đắc, nói theo sở cầu của mọi người:
-Sức khoẻ là quan trọng nhứt, không cần phải ráng làm việc làm chi, nếu thật sự có bình thì xin nghỉ thêm vài ngày đâu có sao cô.
Đạ, thế thì tôi xin nghỉ thêm ít hôm nữa.
Nàng cảm kích nhìn Phương Khả Viên rồi quay nói với Lôi:
-Tôi vốn không chú ý đến sắc mặt, để lát nữa coi kiếng lại.
Nàng nói giọng nhẹ nhàng song lòng cảm thấy thèn thẹn . Về đến phòng nàng lấy kiếng ra soi liền . Và giựt mình! Tuy nàng có thoa phớt chút phấn má, son môi, song không che bớt được nét xanh xao. Không phải chỉ xanh mà con chen màu vàng tái, giống như lá chết mùa thụ Có lẽ... Do gần đây có nhiều công việc, nàng phải đi sớm về tối, bỏ ăn bỏ ngủ nên hai mắt sâu hoắm dường như đã quá độ bi thương.
Nàng chăm chú nhìn mình, giận thay bộ mắt sầu thảm của nàng . Trên cơ thể yếu đuối gặp việc như vậy không sao không sầu khổ được! Việc đang thuận lợi, bỗng dưng giữa đường gãy đổ . Từ hôn với Vân Trình, nàng phải chạy đôn chạy đáo mướn nhà cho bịnh thêm đến liệt giường.
Bạch Phù ngã phịch xuống giường, chống cự tiêu cực với cơn bịnh . Tư tưởng của nàng lộn xộn và mâu thuẫn . Nàng cho nằm nghỉ trên giường là quá dư, nếu cố gắng lấy lại tinh thần thì nàng sẽ như trước . Sau khi đến Hương Cảng, cuộc sống ảnh hưởng đến sức khoẻ của nàng . Hai năm trước đó, nàng không phải đơn thân độc mã làm một việc gì cả, tới lúc cần lại phải làm việc chết bỏ! Sự cực nhọc này đáng buồn, nhưng sự lãng phí thời gian trước đó, có đáng buồn không?
Đến trưa, nàng chợt có ý nghĩ ra đi, nếu có lỡ gặp đồng nghiệp thì nói là nàng muốn đến bịnh viện thật, khác chăng là nàng đến để thăm Quang Vũ chớ không phải để khám bịnh . Nàng đã nằm không hai ngày rồi, nằm không chịu nổi nữa . Vả lại, nàng còn phải đóng tiền phòng cho Quang Vũ . Tiền, không phải lo lắm . Tiền của Trình cho nàng hôm Tết nàng xài còn lại một phần bạ Hơn nữa, nàng vừa lãnh lương thì nhập lại cũng thừa trả tiền phòng . Chỉ cần Quang Vũ xuất hiện vào cuối tháng này thì không có chuyện gì phải lo hết . Về sau, với số lương hàng tháng của nàng xài tiết kiệm một chút cũng đủ sống . Nếu kế hoạch mở xưoởng làm đồ chơi nhi đồng thành công thì tương lai sáng sủa thật không lường được.
Càng vẽ mộng, nàng cảm thấy hứng thú, liền bò dậy . Ngồi nhìn vào kiếng điểm trang, nàng bỗng thấy có mặc cảm tự tỵ Mang gương mặt bịnh hoạn đến Quang Vũ sẽ bị chàng có ấn tượng xấu về mình ngaỵ Hơn nữa, nếu đem đối chiếu với Lục như hoa mới nở thì càng nguy cho nàng . Nàng tự bảo: "Nên nghỉ dưỡng thêm hai ngày nữa đã".
Buổi chiều, nàng ngủ vùi, nếu không có Phát đến gõ cửa thì nàng cũng chưa thức, tiếng gõ cửa của Phát tuy nhẹ nhưng có vẻ cấp bách, đồng thời phát cũng gọi liền miệng: "Bạch Phù! Cô Bạch Phù!". Nàng nghe động choàng tỉnh hỏi:
-Có chuyện gì vậy ?
-Có người đến tìm cô!
-Ai?
Ngoài Lý Mang, nàng nghĩ không còn ai có thể đến tìm nàng . Nhưng nếu Lý Mang đâu cần Phát chạy vào báo . Nàng thắc mắc hỏi:
-Trai hay gái vậy anh Phát >
Đạ trai. Người ấy xưng tên là Vạn Quang Vũ.
-Vạn Quang Vũ ? (Nàng giựt mình đứng dậy) Quang Vũ tới đây rồi sao?
Nàng không tin là Quang Vũ tới tìm nàng . Nhưng ngoài chàng thì còn ai lại trùng tên lẫn họ đến tìm nàng nữa ? Nàng mời Phát vào, đóng chặt cửa rồi hỏi:
-Anh Phát, người ấy dáng dấp ra sao?
Thấy vẻ lo lắng kỳ lạ của nàng, Phát cố ý vẽ vời:
-"Bô" trai lắm! Người cao ráo, nước da trắng trẻo . Ông Quang Vũ ấy nói có bà con với cô.
-Vậy à ?
Thôi thế thì đúng là Quang Vũ rồi . Vũ không nằm bịnh biện nữa sao? Sao lại có thể đi ra đây?
Phát tiếp:
-Người ta còn đứng dưới lầu đợi cộ Tôi nói là cô không khoẻ, hổng biết có tiện gặp ông ta không?
-Gặp! Gặp chớ, nhờ anh mời lên giùm . Mà thôi, không cần mời lên đây. Cứ mời ông ấy ở dưới đợi tôi, tôi xuống liền . Ôi... Anh Phát, xin rót nước mời người ta thay tôi một chút.
-Biết rồi!
Phát đi rồi, nàng đóng chặt cửa, muốn lấy món này lại món kia ra, tay chân bối rối không biết làm sao cho khoẻ . Nàng muốn chạy bay xuống gặp Quang Vũ nhưng nàng biết gương mặt bịnh hoạn của nàng chẳng đẹp đẽ gì . Sau cùng, nàng quyết định là nên sửa soạn sơ sợ Nhưng lòng càng nôn nóng thì tay chân càng không được việc . Phải mất khoảng mười phút, nàng mới có thể xuống thang, đi như chạy . Nàng tạm thời quên mất mình đang bịnh, xuống được nửa thang, nang thở hổn hển, phải dùng khăn tay bịt miệng để ém họ Rồi tự nhiên nàng cảm thấy đầu nặng, chân nhẹ, phải ngã tựa vào lan can, biết rằng không khéo bám víu sẽ bị té xỉu.
Ở khúc thang quanh, nàng đã nhìn thấy Quang Vũ, Vũ cũng ngước mắt nhìn Bạch Phù . Vũ đang đi đi lại lại, nghe tiếng chân mới ngẩng đầu lên.
Nhìn thấy Quang Vũ, chân nàng chậm lại . Nàng nhìn nàng như nhìn khôi phục người trong mộng, khó tin là Quang Vũ đã hoàn toàn bình phục lại, diện mạo phương phi như xưa. Khác chăng là Quang Vũ trước mặt nghiêm trang hơn, âm trầm hơn, cho nàng biết cả Quang Vũ và cả nàng đều đã đẹp nét thành nhân chi mỹ.
Quang Vũ mặc âu phục màu cà phê, thắt cà vạt đen đường trắng . Quần áo và cà vạt đều mới, có lẽ do thợ tài danh cắt nên chàng mặt hết sức vừa vặn . Đôi giày cũng màu da cà phê, dường như Quang Vũ mới mang lần đầu . Tóc chàng đã được hớt gọn, chải khéo, mặt không một chút dấu vết bịnh, mắt sáng long lanh dưới đôi mày rậm.
Nàng chếch môi, muốn gọi nhưng chưa thốt ra, Quang Vũ đã nói trước:
- Em! Anh tới có làm em ngạc nhiên không?
Quang Vũ vừa nói vừa cười với vẻ tươi vui, nhanh nhẹn như thuở nào chàng đeo đuổi Hồng Liên.
Nàng sực nhớ đến đây, vừa mắc cỡ thì Quang Vũ lại nói tiếp:
- Chỗ này rất dễ tìm, anh đi xe cái tới được liền hà! Anh tính gọi điện thoại cho em hay trước, nhưng rồi lại muốn dành cho em một bất ngờ thú vị hơn. (Quang Vũ nhìn nàng cách thắm thiết) Bộ em bịnh hả ? Vừa rồi, một người bạn đồng sở của em nói em không được khoẻ, phải vậy không?
- Dạ... khoẻ rồi.
Nàng cố lấy tinh thần để nói chớ thật Quang Vũ đến bất ngờ làm cho nàng quýnh quáng, bịnh tạm thối lui.
- Nghe nói có anh tới mới khoẻ đó hả ? Ha hạ. Ông bạn hồi nãy còn nói, em không đi làm, còn nghỉ dưỡng, em bịnh thế nào ? Đã đi bách sĩ chưa?
- Dạ rồi, chắc bị cảm chớ không có gì khác.
- Đừng có coi thường bịnh cảm quá nghe em. Chính anh lúc đầu cũng bị cảm đó . Ai dè nó kéo dài ra đến mấy năm. Mấy năm vậy chớ sánh ra còn dài hơn cả khoảng đời, ít ra thì cũng dài hơn khoảng đời quá khứ.
Quang Vũ cầm lấy tay nàng, lắc lắc:
- Em! Em phải mừng cho anh mới phải.
- Mừng cho anh cái gì ? (Nàng mắc cỡ rút tay về, nhưng trong lòng bỗng có một cảm giác lạ lùng kéo dài).
- Anh xuất viện rồi!
- Anh xuất viện rồi à ? Xuất viện hồi nào ? Em đang lạ tại sao anh có thể đến đây đó.
- Anh xuất viện hôm qua.
Nàng nhìn Quang Vũ, ít nhiều không hài lòng . Vũ xuất viện không đợi có sự đồng ý của nàng . Rồi nàng nghĩ lại thấy cũng không thể trách Vũ được . Vì đã khá lâu rồi, nàng không đi Thanh Sơn, bắt buộc chàng phải lo liệu một mình chớ.
Mắt nàng chuyển sang bộ đồ mới . Sao Quang Vũ có tiền mua sắm đồ ? Lấy tiền đâu ra trả tiền nằm bịnh viện ? Hơn thế nữa, xuất viện ra rồi Quang Vũ ở đâu? Hay là chàng đã giữ ý cũ dọn về nhà người bà con của Lục ? Nàng không quên là nàng đã khổ sở hết sức để đưa Quang Vũ vào bịnh viện, rồi bây giờ xuất viện, chàng lại làm khổ nàng nữa sao?
Trước mặt Quang Vũ, nàng cảm thấy mặt mình biến đổi, biến đổi đến chàng biết được . Vũ cũng đoán được phần nào liền giải thích:
- Anh xuất viện ra được, toàn là nhờ ở mẹ con Bình.
Một câu ấy cũng đủ làm cho nàng yên tâm. Cứ không có dính dáng tới Lục là được . Bình tĩnh lại rồi, nàng nói:
- Chúng ta cũng không cần phải nhờ họ . Thôi được, sau này mình sẽ hoàn tiền lại cho họ.
Quang Vũ nhìn quanh:
- Anh có điều muốn nói với em, mình lựa chỗ nào nói chuyện cho tiện ? Lên phòng em có được không?
Nếu bình thường, đưa Quang Vũ lên phòng lẽ đương nhiên không có gì trở ngại . Nhưng hai hôm rồi nàng bịnh, đồ đạc vứt lung tung, dám để cho Quang Vũ bước vào sao? Nàng bỗng nói:
- Tại sao mình không đi ra ngoài cho thoải mái hơn?
- Cũng được, nhưng thật chính anh muốn xem qua phòng em.
Nàng vừa nói vừa đi lần ra cửa lớn:
- Bây giờ người ta đang làm việc, mình đi tới lui bất tiện quá.
- Có gì mà bất tiện ? Cứ nói cho họ biết, anh là người lớn của em chớ không phải bạn trai.
Quang Vũ thuận miệng hỏi luôn:
- Sao? Vân Trình có viết thơ cho em không?
- Có.
Đáp xong, nàng hối hận . Theo lẽ, nàng phải nói thẳng cho Quang Vũ biết nàng đã ân đoạn nghĩa tuyệt . Nhưng rồi, nàng tự an ủi: "Bây giờ chưa phải lúc, đợi tới lúc khác hãy hay".
- Gần đây, anh thấy Trình khi vầy khi khác, anh định kêu Trình lên gặp anh.
- Gặp làm gì chớ ?
- Hôm đính hôn, Trình đến Hương Cảng mà anh chưa có dịp đãi.
"Chưa đãi thì cũng hổng sao". Nàng nghĩ vậy song không nói ra.
Nàng và Quang Vũ bước vào quán cà phê Thanh Điệp với cảm giác vui vẻ và hãnh diện mà từ trước, Trình không nàng được thứ cảm giác đó . Lúc tìm ra chỗ ngồi, nàng mới nhận ra là mọi người chú ý đến cả hai. Nhứt là các cô, ai cũng nhìn Quang Vũ với ánh mắt làm thân khiến nàng mỉm cười.
Cả hai tìm được chỗ ngồi, đúng là chỗ nàng và Vân Trình thường ngồi . Nàng nhớ lại việc sắc tay bị rớt, lòng còn phát run, sự bức bách ghê gớm đó không bao giờ nàng quên được.
Thức uống đem lại xong. Nàng và Quang Vũ mới thực sự trấn định . Vũ khởi nói về chuyện chàng xuất viện, cho nàng biết bà Phùng và Bình đối với chàng hết sức thành thật, mời chàng về ở chung. Bà Phùng còn khéo ước lượng kích thước của chàng để may đồ trước khi chàng xuất viện, bà còn mang tiền đến đóng tiền phòng giúp . Tấm thanh tình của hai mẹ con Bình làm cho Quang Vũ hoàn toàn bị động.
Nàng lắng nghe, cố nhiên có mừng cho chàng đã gặp một người đàn bà thật tốt . Nhưng nàng vẫn cảm thấy khó chịu thế nào! Theo lẽ Quang Vũ phải tính toán với nàng, cuộc sống của Quang Vũ là do nàng mà có thì nàng không chịu để cho chàng phải chịu ơn hai mẹ con Bình được.
- Anh tính ở chung với họ luôn hả ?
Quang Vũ nhìn nàng, nghe giọng nói của nàng có phần khác lạ nên không đáp mà hỏi lại:
- Ý em thế nào ?
- Theo em thấy... (Nàng dừng lại, cho là bây giờ nói thẳng được rồi) Ý tốt của họ đương nhiên là mình phải cám ơn. Nhưng mình cũng không nên tiếp tục làm phiền họ để phải thọ Ơn người ta nhiều quá.
- Việc đó cũng không có gì quá lắm đâu! Anh đã trù tính kế hoạch ở đó, sẽ dùng cái sân trước che lên làm hai gian dùng làm xưởng chế đồ chơi trẻ em luôn.
- Công việc là công việc, còn nơi ăn chốn ở là nơi ăn chốn ở, theo em thấy, anh nên dọn ra khỏi nhà người ta đi. Hai hôm rồi, nếu em không bị bịnh thì em đã đến cho anh biết, em đã mướn được một căn nhà có 2 phòng riêng, để cho anh xuất viện ra ở đó.
Nàng hít một hơn, thu hết can đảm nói tiếp:
- Anh dọn về đó thì em cũng dọn về đó nữa . Em không muốn ở trong cư xá của công ty.
Quang Vũ đăm đăm nhìn nàng, không hiểu rõ lời nàng . Đúng ra thì chàng không hiểu tại sao nàng làm vậy ? Cả hai đã sống như vậy hồi ở Quảng Châu chẳng qua là việc bất đắc dĩ thôi, còn bây giờ nàng đã đính hôn, càng không thể ở chung nhà với Vũ.
Quang Vũ áo não nhìn mặt nàng ốm đến thành thỏn, chàng muốn tìm từ đôi mắt nàng một xuất phát gì . Nhưng nàng lại không nhìn chàng . Dường như nàng cố ý tránh né . Bỗng nhiên, Quang Vũ cho là mình đã biết rồi: "Có lẽ nàng thấy mình quá cô đơn, can tâm tình nguyện săn sóc luôn cho mình, đợi khi Trình đổi sang Hương Cảng làm việc, nàng kết hôn xong, cả ba sẽ thành lập một tiểu gia đình! Nàng vì mình mà đã xếp đặt đâu vào đó chu đáo quá!"
Nhưng, đâu có cần phải vậy! Quang Vũ cũng có sự sắp xếp của chính mình và đó là mục đích chàng đến tìm nàng hôm naỵ Quang Vũ định nói cho Bạch Phù biết nhưng cảm thấy thật khó nói . Chàng do dự mãi, giờ thì nương đây, chàng sẽ nói luôn.
Nàng thấy Quang Vũ lắc đầu thì tim đập mạnh bỗng trầm nặng lại . Nàng sực nhớ là Quang Vũ chưa biết chuyện đoạn tuyệt giữa nàng và Trình, thôi thì cũng được đi. Giờ nàng mong Quang Vũ nhắc đến tên Trình để nhân đó nàng nói ra cho chàng biết và tiến thêm bước nữa là nói hết tình nàng . Nàng đã tự dặn lòng: "Đừng mắc cỡ!" Hoàn cảnh này, không khí rất thích hợp đế nói chuyện.
Vả lại tính đến giờ này, không còn một trở ngại nào thì nàng còn chờ gì nữa chứ ?
Nàng thấy Quang Vũ máy môi, chỉ chờ đợi chàng nói để tùy cơ thố lộ tâm tình . Nhưng nàng hoàn toàn không ngờ Quang Vũ lại nói:
- Bạch Phù, anh muốn báo cho em biết một tin này, anh muốn kết hôn.
- Gì ?
Nàng hoang mang nhìn . Mặt Quang Vũ như nở cười . Trong hoang mang đó nàng lại có cảm giác bất mãn, chuyện nghiêm trang như vậy Vũ đừng cười mới phải . Để tránh chuyện hiểu lầm là nói chơi, chàng tiếp:
- Anh muốn tục huyền .(Lần này Quang Vũ nghiêm trang hơn, đầu hơi cúi, tay mân mê tách trà) Có lẽ điều đó ngoài ý em tưởng mà chính thật cũng ngoài ý anh nữa . Anh không bao giờ có ý định kết hôn lần thứ hai. Việc này tuy đột ngột, nhưng chính anh đã suy nghĩ nhiều, bây giờ thì chính anh muốn hỏi ý kiến em.
Từng lời Quang Vũ nói là từng tiếng sét đánh giữa trời quang mây tạnh . Nàng cảm thấy trước mặt là một vùng đen tối thê lương đến suýt ngất đi. Nàng chụp lấy ly cà phê, toan uống hết vị đắng, nhưng tay nàng run quá, không đưa ly cà phê đến môi được . Lại còn làm đổ một ít.
Sự suy đoán và nghi ngờ bấy lâu nay đã thành sự thật . Nàng sớm biết cô gái hoạt bát kia, lanh lợi kia, cô gái mang tên Lục là địch thủ, rốt cuộc sẽ là người đoạt chàng trên tay nàng . Nàng giận mình quá khiếp nhược, nếu nàng bày tỏ tình yêu với Vũ thì không lẽ Lục đoạt được thắng lợi trước nàng sao?
Trong quán cà phê, ánh sáng mờ mờ . Hơn nữa, nàng lại cúi đầu . Quang Vũ không trông thấy mặt nàng đang trở thành thê thảm . Chàng chỉ lạ lùng về sự trầm mặc đó.
- Bạch Phù, sao em không nói gì về chuyện của anh? Em không thấy vui sao? Nhứt định là em sẽ trách anh sao không nói sớm với em. Em có biết đâu mãi đến ngày hôm qua anh mới có quyết định . Người anh một ngày một lớn tuổi, lại trải qua nhiều cuộc thăng trầm, tinh thần và dũng khí đã khác xưa rồi . Nhưng, cho dầu thế nào rồi cũng phải sống . Mà muốn sống thì phải đối diện với nhiều vấn đề thiết thực trước mắt, không hay không biết vẫn phải đi lại trên đường hôn nhân. Tại Hương Cảng anh chỉ có em là bà con cho nên mới tìm em để bàn bạc thử . Anh muốn biết em nghĩ thế nào một khi anh cưới vợ ?
Lúc Quang Vũ nói, nàng sửng sờ, lưỡi đơ ra, miệng ngậm lại, một câu cũng không thốt ra được . Sau cùng, không hiểu một dũng khí nào từ đâu đưa đến giống như thuốc súng châm ngòi cho súng nổ, nàng nói thẳng ra:
- Em không đồng ý! Em không đồng ý cho anh kết hôn với Lục!
Mới nghe câu đầu, Quang Vũ giựt mình, nhưng khi nghe hết câu thì chàng mỉm cười:
- Em lầm rồi, hổng phải với cô Lục đâu.
- Không phải Lục ?
Nàng hoang mang cực độ . Thì ra nàng lầm ? Nàng thở ra nhẹ được mấy phần.
- Sao em lại nghĩ là anh đi cưới Lục ? Anh với Lục rất cách biệt tuổi tác . Lục là một cô bé, sánh với em chắc chẳng ai lớn nhỏ hơn bao nhiêu!
- Lục nhỏ hơn em!
Nàng đau khổ cãi . Nàng hận Vũ mãi mãi xem nàng là con nít . Mấy năm rồi khổ cực không tôi luyện nàng thành người lớn được sao?
- Tuổi tác chênh lệch là việc phụ . Quan trọng nhứt là tánh tình của cô Lục và anh không hợp . Kể từ chị em bỏ anh mà đi anh không bao giờ dám nghĩ đến bề ngoài của con gái nữa . Làm vợ chồng là bạn trăm năm, cái đẹp, cái trẻ đều là phụ . Bây giờ anh mới biết tại sao ông bà mình nói: "Cưới vợ là cưới đức", nói theo chữ nho của ông bà là "Thú thê thú đức". Dựa vào đó mà anh thấy Ngọc Hoa có đủ tiêu chuẩn.
- Ngọc Hoa nào ?
- Mẹ bé Bình, giáo sư Phùng Ngọc Hoa.
- A!
Thì ra là người đàn bà ấy! Nàng kêu lên giọng như rên, như là trở bệnh rồi ngã lưng tựa vào thành ghế . Cảm giác đau khổ của nàng lơn dần ra, càng lúc càng lớn . Nàng thất bại rồi! Bại như thế thật là quá ư thê thảm . Dưới mắt Quang Vũ, nàng còn chưa đủ điều kiện bằng người đàn bà lùn nhỏ!
Có lẽ Quang Vũ không chọn lựa theo điều kiện giữa nàng và Ngọc Hoa mà căn bản là Quang Vũ không bao giờ có ý đem nàng ra để chọn lựa . Hoang phí tâm cơ, nàng đã hoài công, sự hy sinh của nàng cũng không mảy may có gía trị . Khi nàng nhận ra ảo tưởng vẫn là ảo tưởng thì mắt nàng đã ngập nước mắt đắng cay rồi!
- Bạch Phù, em có ấn tượng thế nào đối với Ngọc Hoa?
Vũ chỉ hăm hở nói chuyện vui của mình, hoàn toàn không có chút để ý nào về tâm tình của nàng cả.
- Rất tốt.
Nàng gật đầu nhẹ để đừng làm tràn khuôn nước mắt . Nàng đã nghe được tiếng nói của lòng mình: "Thôi, lau lệ đi!"
- Anh cũng đoán là em không phản đối Ngọc Hoa. Nàng với Bình đều thích em lắm! Lần này, anh cưới vợ hoàn toàn theo lý trí . Lại cũng do mối quan hệ với Bình mà anh có dịp gần Hoa, phát hiện ở nàng có nhiều ưu điểm và đức tánh . Chẳng những về phương diện gia đình, mà về phương diện tương lai, nàng cũng có thể hợp tác với anh, bồi bổ và giúp đỡ anh. Tự nhiên là nhờ cảm tình giữa anh và Bình, nàng mới hy vọng cho anh làm kế phụ của nó . Anh cũng rất vui được làm cha kế của Bình nữa . Nay được em tán thành, anh càng yên tâm.
Nói đến đây, Quang Vũ xem đồng hồ tay:
- Nãy giờ mình đã mất nhiều giờ, giờ nên về . Hôm nay anh đến thăm em vừa để nói chuyện trên, vừa mời luôn em đi ăn cơm. Bây giờ mình đi nhá!
- Không! Không đi!
- Sao em không đi?
- Tôi... em không được khoẻ.
Nàng ấp úng nại ra lý dọ Bởi nàng cảm thấy mới hết bịnh đây thì giờ lại trở bịnh nặng, quá nặng!
Quang Vũ nài nỉ:
- Em mới nói em đã khoẻ rồi mà! Mẹ con Bình đang ở nhà đợi em. Em không đi, cả hai sẽ thất vọng lắm!
- Thất vọng thì chịu chứ không có cách nào khác.
Nàng cười khổ, lòng thật thê lương. Đến chừng nào chàng mới thấy được sự thất vọng của nàng đây?
Quang Vũ nhìn nàng, không biết phải làm sao. Không dám cưỡng ép, vì Vũ biết tánh nàng: Cố chấp, dễ hờn, dễ giận . Chàng gượng nói:
- Hay là mai em nhé! Ngày mai anh sẽ tới rước em.
- Khỏi cần, anh cứ cho địa chỉ rồi em tới.
Quang Vũ rút viết, song còn do dự nói:
- Chỗ ở đó, sợ em tìm không được.
- Được mà!
Nàng bỗng nhớ đến công lao khổ cực chạy đôn chạy đáo tìm mướn căn nhà có hai phòng . Mộng đẹp nay vỡ tan, chỉ còn lại hận!
- À, còn một vấn đề nữa phải do em với Ngọc Hoa bàn tính . Hôm nay em không chịu đi vậy thì anh xin trực tiếp hỏi em: Em tính chừng nào làm lễ thành hôn với Trình ?
- Tại sao anh lại hỏi chuyện đó ?
Sự tình dã thay đổi đột ngột đến nước này thì nàng còn nói cho Vũ biết làm gì nữa ?
- Ý của anh là tụi này không cần phải làm rình rang. Chỉ cần ra toà làm giấy sống chung, mời vài người bạn là đủ . Ngọc Hoa với anh toàn là người ở chỗ khác tới, quen biết ít nên không cần chú ý đến hình thức . Còn em và Trình thì chắc không vậy . Muốn làm ra cho long trọng phải không?
- Em chưa nghĩ tới.
- Em nên viết thơ hỏi ý kiến của Trình đi. Đằng này, anh chị hy vọng vậy nhưng không cưỡng ép . Anh chị tính gần đây cũng lo cho xong việc của mình cho rồi.
"Đằng này", "anh chị... " càng lúc, khoảng cách giữa chàng và nàng càng xa thăm thẳm . Từ chàng và nàng như hai mà một xé ra trở thành như một mà hai, mỗi người có một cuộc sống riêng không một liên can! Toàn bộ kế hoạch đã bị đảo ngược thì còn nói năng gì nữa ?
Ngày xưa, nàng cùng Quang Vũ cô đơn sống chung, thêm được một phút hay một phút . Còn giờ, ráng thêm một phút là phải chịu hình phạt thêm một phút . Chàng đã có lại nghi biểu phong lưu, sức khoẻ đầy đủ, đối với nàng hoàn toàn không có ý nghĩa . Chàng là người khác rồi, chỉ vì chàng đã tín nhiệm người đàn bà tầm thường lùn nhỏ! Chỉ vì chàng có bộ đồ mới, chỉ vì chàng có tiền tiêu... Nỗi hận của nàng đối với Lục nay chuyển qua người đàn bà mang tên Phùng Ngọc Hoa "uổng công xúc tép nuôi cò, cò ăn cho lờn cò dò lên cây" là thế đó!
Rời quán cà phê, nàng có gượng cười với Quang Vũ để nói lời chia taỵ Sau đó, bao nhiêu thống khổ, bao nhiêu bi thương mới tuôn trào thành ra suối lệ.
Nàng khóc đến toàn thân phát lãnh, răng đánh lặp cặp, bước loạng choạng trên đường về với hai chân đờ ra, suýt quăng nàng ngã ra đương . Nàng cúi gầm đầu, cứ bước sấn về phía trước, mong cho một bước về đến sở, mặt cho người đi đường nhìn nàng ra sao nàng cũng không thèm màng tới.
May là nàng về đến sở không gặp ai cả . Nếu có ai chắc sẽ thấy thần sắc nàng thật đáng sợ . Đóng cửa phòng rồi, ngã được lên giường rồi thì sự đau khổ của nàng đã thành tiếng thở dài.
Quang Vũ đã đem cái tin dữ ấy đến cho nàng như là đem ngàn cân đá tảng dằn lên mình nàng . Nàng cảm thấy xương cốt rã rời, người như muốn chết, với hoàn cảnh của nàng, bây giờ chết được là khoẻ thân!
Khóc rồi nín, nín rồi khóc, nàng đã tốn biết bao nhiêu nước mắt để khóc cho số phận mình.
Đau khổ đến tuyệt vời rồi thì cũng chẳng qua đi như trời qua đêm chờ sáng . Ở nàng bỗng có sự thay đối . Nàng lau nước mắt, ngồi bật dậy, nhìn đăm đăm lên trần nhà như si dại như dại . Tự Oán tự trách có ích lợi gì ? Tại sao nàng không có gan đoạt lại những gì đã mất ? Bản thân của tình yêu là một thứ thuốc súng, không phải ngày xưa có người đã đoạt Hồng Liên trên tay Vũ sao? Nàng phải làm một người manh, không màng tất cả để sấn tới tranh đoạt . Bao giờ thành công mới thôi.
May là nàng còn có cơ hội . Trước khi cả hai thành hôn hãy còn một cơ hội cuối cùng . Quang Vũ không phải là người khô khan tình cảm, chàng biết ân nghĩa và biết đem ân báo ân. Nếu chàng hiểu rõ lòng nàng, nhứt định chàng sẽ không bỏ rơi nàng . Hơn thế nữa, dầu gì thì người đàn bà tên Phùng Ngọc Hoa cũng có nhà, có sản nghiệp, có Bình làm nơi kỳ thác . Còn nàng, ngoài Quang vũ ra thì không có gì hết.
Một sức mạnh lạ lùng giữ lấy nàng, khuyến khích nàng, khiến nàng chỉ chớp mắt một chút là lấy lại quyết tâm đi tìm Quang Vũ lập tức . Quang Vũ thấy nàng sẽ rất lạ lùng, thì cứ để mặc Quang Vũ lạ lùng! Chắc chàng sẽ còn lạ lùng hơn nữa vì những điều còn trong đầu óc nàng.
Nàng lấy lại tinh thần, ngồi trang điểm thật lâu, đủ tự tin nhếch cười . Người đàn bà lùn thấp, nhỏ thó người kia làm sao có thể là đối thủ của nàng được ?
Quang Vũ cho nàng địa chỉ quá khó kiếm . Xuống xe công cộng ở chạm chót, còn phải đi thêm một đoạn nữa, xuyên qua một dãy nhà mới . Trước đây một năm, vùng này là vùng hoang, ngõ ngách chi chít, nhà cửa lộn xộn, giờ có nhiều người tới định cư, người này xa lạ với người kia, việc hỏi tìm nhà rất khó.
Nàng hối hận đã không nhờ Quang Vũ vẽ cho một bản đồ tỉ mỉ, song nàng không nản lòng . Nếu có phải gõ cửa hỏi từng nhà, nàng cũng sẽ làm để đạt được mục đích kia mà.
Nàng dự định là có thế tới kịp dùng cơm, không ngờ trời tối mau quá! Gió thổi mạnh, lạnh nhiều, tóc nàng đã được chải gỡ tươm tất giờ tung xõa rối bời . Phấn trên mặt nàng cũng bị râm mồ hôi loang lỗ, mất đi cái vẻ đẹp tươi mơ màng nàng đã cố công trang điểm.
Cơ thể yếu đuối rất quan hệ với sự đói khát . Không như trước đây, nàng đói quá là có thế vừa nghỉ vừa ăn, giờ nàng không ăn đượ cmà đi một chút lại thấy đói!
Rốt cuộc, nàng cũng tìm được một đường hẻm có căn nhà kiểu Nam mặt ngoài rất giống căn nhà của Vũ ngày xưa. Nàng đứng ngoài cửa nhìn lén vào trong rất lâu. Qua mành trúc, nàng có thể nhìn thấy ánh đèn bên trong. Sân nhà rất rộng, bên trong nhà bị che khuất bằng một tấm bình phong, nàng không thấy gì hết song tự cho mình có thể đoán biết đúng.
Nàng nói thầm:
- Quang Vũ đang ở trong hoàn cảnh thế này mà bị mình kéo về căn nhà tồi tàn kia thì thật là khổ! Thật là tàn nhẫn!
Rồi nàng lại nghĩ:
- Khổ ? Ai mà không khổ ? Mình đã vì Vũ chịu khổ sao Vũ chẳng vì mình mà chịu khổ được . Cần phải đoạt lại Quang Vũ trên tay Ngọc Hoa.
Nàng tăng thêm can đảm, nhấn chuông.
Theo nàng nghĩ, phải có người làm ra mở cửa. Nhưng người ra mở cửa lại là Ngọc Hoa, tức bà giáo sư Phùng. Bà mặc đồ ngắn trong nhà, vì là trời tối, không nhìn rõ ai nên bà vừa mở cửa vừa hỏi:
- Thưa cô tìm ai?
- Không nhận được tôi sao?
Giọng quen thuộc nhưng giọng điệu thật lạ lùng, bà Phùng bước sang một bên như muốn nhờ ánh sáng trong nhà rọi ra cho bà xem kỹ lại. Kế đó, bà vui vẻ reo lên:
- A, Bạch Phù! Ha ha... Thật không ngờ là cộ Mời, mời vô đây! (Bà vừa nắm tay nàng vừa kéo) Trời tối, đường lạ mà cô tìm được đến đây thì giỏi quá! Anh... anh Vũ về nói mai cô mới tới, chớ nếu biết thế n ày thì ảnh đã đợi cô.
Lòng đầy phản ứng song nàng cứ để mặc bà Phùng kéo, bà Phùng nói, một câu nàng cũng không đáp lại. Bước vào phòng khách nàng nhìn thấy Quang Vũ rồi. Vũ mặc đồ ngủ, phong lưu, an nhàn, lấy lại phong độ của người nam, vừa khảy đờn vừa ngâm. Không ngâm bài "Tiếng thương đau" mà ngâm nho nhỏ bài "Quang minh hành", Quang Vũ chỉ chú ý cách điệu ngâm nga của mình, không hay biết có người tới.
- Quang Vũ, anh xem ai đây?
Phùng Ngọc Hoa vừa gọi vừa kéo nàng bước vào phòng. Nàng nhìn qua mặt bàn đá láng bóng, trần nhà, salon, hai bức danh họa cùng những bố trí giản đơn và tao nhã trong phòng.
Quang Vũ nghe gọi, rời đàn, nhìn lên rồi đứng phắt dậy:
- Bạch Phù, em làm sao đến đây được?
- Em không thể tới đây được sao? Làm phiền anh chắc?
Nàng nghiêng đầu hỏi giọng gay gay.
Quang Vũ cười không cảm thấy ái ngại gì hết. Bởi vì mấy năm trước nàng cũng thường có thái độ đó. Nhưng Ngọc Hoa lại đâm lo vì nàng biết mối quan hệ giữa Quang Vũ và Bạch Phù. Đông thời bà con biết khó phân biệt khoảng cách giữa cô chị và cô em. Bà phải giữ gìn, xử sự một cách cẩn thận, ít ra là cho đến khi Bạch Phù về nhà chồng.
- Cô Bạch Phù! Cô nói chơi rồi, có gì là phiền chớ? Hồi anh Vũ về nói cô không tới được, cả nhà đều buồn, đều thất vọng.
Ngọc Hoa còn ân cần hỏi:
- Cô ăn cơm chưa? Hổng ấy để tôi làm đồ cho cô ăn nghen? Đừng khách sáo mà!
- Dạ thưa không, dạ cám ơn bà.
Thái độ thân thiết của Ngọc Hoa khiến nàng không thể xem Hoa là cừu địch. Nàng bỗng nhớ ra:
- Thưa, còn Bình đâu?
- Nó sang nhà bên cạnh học bài. Bên cạnh đây có một cậu học hơn lớp nó, đêm nào cũng biểu nó qua để kiểm giùm bài vở chọ Tôi định kỳ học tới, nếu thấy được thì sẽ cho cháu đi học lại.
Ngọc Hoa vừa lo hâm đồ ăn vừa nói:
- Bình thích chạy chơi, lên ăn sơ ba hột cái dông mất! Đằng này cũng mới ăn xong đó cộ Cô xem tôi hư ghê chưa, đồ đạc còn bỏ đó vì nhà không có mướn người làm.
Nàng nhớ việc hồi Lý Mang mới có chồng, không mướn được người làm nên thuận miệng nói luôn:
- Dạ, ở đây khó mướn được người làm lắm bà!
- Thật thì không phải khó, nhưng tôi thích cái gì cũng tự tay mình làm lấy. Xin lỗi, Bạch Phù ngồi chơi, tôi dọn dẹp sơ một chút sẽ lại ra tiếp cô.
Quang Vũ nhìn theo Ngọc Hoa với ánh mắt tha thiết, rồi gật đầu nói:
- Ngọc Hoa là người đàn bà thuần túy của gia đình, không như các cô gái khác, ỷ mình có học mà làm cao, bỏ bê nhà cửa. Không mướn người làm, đỡ mất một khoản tiền, Ngọc Hoa để dành hết cho việc mở xưởng làm đồ chơi trẻ em đó em!
Nàng chua xót khi nghe Quang Vũ khen Ngọc Hoa, nàng muốn phản đối, muốn châm chọc nhưng không sao nói nên lời được. Ngọc Hoa không phải như Lục, nàng ăn mặc giản dị, thái độ thân ái, không có điểm nào để cho người khác đố kỵ. Vả lại, từ ánh mắt đến lời lẽ của Quang Vũ thì Ngọc Hoa rất quan trọng. Trước kia, Quang Vũ đã mất hết, bây giờ vừa khởi "trùng tu" để có niềm vui sống mới, nàng có thể vị kỷ mà cướp mất nguồn sống ấy chăng? Tình yêu là cho ra chứ không phải lấy lại. Đến như Trình mà cũng giữ được tư cách cao quý ấy thì tại sao nàng lại không giữ được đối với Quang Vũ?
- Bạch Phù!
- Hả?
Nàng đang nghĩ ngợi, bỗng nghe Quang Vũ gọi, giật mình hỏi lại. Vũ nhìn dán vào nàng:
- Ban trưa em cương quyết không lại, sao bây giờ tới?
Nàng lúng túng cúi xuống, chẳng biết đáp sao. Bây giờ chỉ có hai người ở trong phòng khách, đúng là cơ hội tốt nhứt để nàng thố lộ tâm tình. Nhưng lòng nàng đầy mâu thuẫn như đã bao lần đứng trước mặt Quang Vũ. Nàng biết rõ đây là cơ hội chót, nếu nàng do dự để cho qua thì trọn đời không còn dịp nào nữa. Nhưng, lạ lùng chưa, nàng bỗng đổi ý rất nhanh. Lúc ra cửa, nàng tưởng tượng một hoàn cảnh khác, mang một ý định khác, giờ chạm phải một hoàn cảnh khác nàng lại thấy mình quá ư vị kỷ. Hoàn cảnh này đã gây áp lực với nàng, khiến nàng ý thức được vai trò nhỏ bé của nàng. Ngọc Hoa mới chu toàn cho Quang Vũ được, không phải là Ngọc Hoa thì không ai làm được chuyện đó. Ngọc Hoa đoạt cái gì mà nàng hòng tranh cướp? Nếu nói về tình yêu thì bộ Hoa không yêu được Quang Vũ bằng nàng sao?
Quang Vũ thấy nàng ngập ngừng thì hồ nghi:
- Bạch Phù, sao vậy? Bộ có chuyện gì hả?
- Dạ không. Về nhà, em nghĩ lại, nghĩ rằng bữa nay không tới là quá vô lễ.
- Người nhà cả, có gì mà em nghĩ đến chuyện đó? (Quang Vũ nói tiếp chậm rãi) Hôm nay anh đến chỗ em làm: Tuy không lên lầu nhưng anh thấy không khí chỗ đó đơn điệu, buồn buồn, không ngờ em có thể sống được trong không khí đó. Bây giờ anh chỉ có một lời khuyên, em nên sớm làm lễ cưới đi, cuộc sống thay đổi mới may ra giúp được cho em. Ban trưa anh nói với em một câu, em đã suy nghĩ chưa? Em có viết thư cho Trình không?
Nàng thật thê thảm khi nghe Quang Vũ nói. Chàng nghĩ đến cuộc sống của nàng khiến nàng cảm động. Quang Vũ lại nhắc đến Trình khiến nàng càng áo não hơn. Song dù gì, về chuyện của Quang Vũ, nàng không thể không trả lời:
- Anh cứ lo việc của anh, đừng lo gì cho tụi em. Em chỉ nói là nếu chúng em kết hôn cũng sẽ không làm lễ cưới ở Hương Cảng.
- Làm tại Quảng Châu à?
Quang Vũ gật gật đầu nói luôn:
- Anh cũng có nghĩ đến điều ấy. Ở Quảng Châu, Trình quen biết nhiều hơn.
Ngọc Hoa dọn dẹp xong, vừa ra, chen hỏi:
- Ai có người quen nhiều?
- Trình đấy. Anh vừa nghĩ, Bạch Phù với Trình có làm đám cưới cũng không nên làm ở Hương Cảng.
- Nhưng cả hai đã đính hôn ở Hương Cảng mà.
- Đính hôn là chuyện nhỏ, sánh với lễ cưới thế nào được. À, mà Bạch Phù vừa bảo, chúng ta hãy lo việc của mình đi.
Ngọc Hoa "dạ" với Quang Vũ rồi cười với Bạch Phù:
- Việc của tụi này, anh Quang Vũ đã nói qua cho Bạch Phù biết rồi. Giữa người với người, lúc hợp tan nhiều lúc thật lạ lùng, có thể gặp mà không thể cầu được. Bạch Phù! Tôi và anh Quang Vũ của cô thành hôn hoàn toàn do sự an bày của thần thánh, chúng tôi không phải là người bồng bột, dễ bị kích thích, chỉ vì hiểu nhau nên tình thâm sâu hơn. Bạch Phù, mà không, tôi nên gọi Phù là em, em Bạch Phù để không thấy xa lạ đâu đâu.
Việc xưa của anh Quang Vũ tôi đã biết cả. Tuy ảnh đã thất bại trong việc hôn nhân nhưng ảnh đã được một cô em gái là Bạch Phù rất tốt bụng cũng là một cách bù trừ của tạo hóa vậy. Rồi tôi cũng được một người em như Bạch Phù cũng là một cách bù trừ của tạo hóa nữa. Nếu em hiểu cho chị thì kể từ bây giờ em coi chị là chị ruột của em, được không em?
Ngọc Hoa nhìn nàng thân thiết quá, nàng chỉ có nước im lặng gật đầu. Cổ nàng như có gì chận lại, nếu nàng có điều gì muốn nói chắc chắn cũng sẽ không nói ra được.
- Vậy thì tốt quá! (Ngọc Hoa sung sướng cực điểm) Nói thiệt mà nghe, từ lâu chị những sợ em không đồng ý cho chị thay thế ngôi vị của chị em. Chúng ta từ nội địa chạy sang Hương Cảng này, kết làm một nhà được thiệt không phải là chuyện dễ. Chúng ta phải ăn mừng lớn mới được. Bạch Phù em, chiều mai em lại, chị sẽ làm cho em món ăn nào em thích nhứt. Em thích gì nào?
- Dạ không. - Nàng gượng cười - Ngày mai em không rảnh.
- Sao? Em đã nói với anh Quang Vũ là ngày mai em lại được mà.
- Tôi... em sợ ngày mai không lại được nên hôm nay mới tới đây.
- Vậy thì mốt hén? Bữa kia cũng được nữa, lúc nào thuận tiện đi được là tùy em.
Quang Vũ đứng bàng quang đã nhìn thấy mặt nàng rất khó coi. Chàng vẫn không hiểu tại sao mà nàng ngập ngừng. Nàng có gì không vui chăng? Chàng chỉ không muốn nàng bị ép khổ sở nên chen lời:
- Ngọc Hoa cứ để Bạch Phù nghĩ coi ngày nào em ấy rảnh. Việc đi đứng hãy để cho Bạch Phù tự quyết định lấy.
Nàng nương đó chọn cho mình một lối thoát ngay:
- Thưa phải, hễ rảnh thì em tới, đừng có vì em mà bày vẽ chi hết.
Ngọc Hoa đành chịu vậy. Quang Vũ trở lại đề chính:
- Còn việc chúng ta, tính hôm nào đây? Cũng trong vài hôm gần đây thôi chứ?
- Được. Sớm chừng nào nhẹ lo chừng ấy. Chúng ta có thể để dành đầu óc mà lo kiến tạo sự nghiệp tương lai của chúng ta.
- Theo anh thấy, mình nhờ nhà đương cuộc làm chứng đủ rồi. Tổ chức thật giản dị, không mời khách.
- Cũng phải mời một ít chứ! Không vậy thì bị bạn thân trách móc, biết làm sao?
- Có mời cũng mời một bàn thôi.
- Được một bàn thì tốt lắm.
Ngọc Hoa gật đầu với Quang Vũ rồi quay sang Bạch Phù:
- Bạch Phù em, nói không sợ em cười, chị và anh Quang Vũ của em hà tiện là để dành tiền cho "Kế hoạch ngũ niên" lập xưởng. Khởi đầu mình dùng rất ít người, âm thầm sản xuất, về sau sẽ tìm thị trường tiêu thụ mà cạnh tranh với người tạ Trước đây, anh chị dự định sau khi làm lễ cưới sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Đến Hương Cảng mấy năm rồi mà cả anh lẫn chị đều chưa có ai đi xem hết danh lam thắng cảnh. Sau thấy tính vậy hao quá, anh chị mới quyết định đi Áo Môn vài ngày thôi.
Quang Vũ thêm:
- Anh chị trước kia nghĩ đẹp lắm! Mong cho Trình với em cùng lượt thành hôn như đàng này rồi cùng đi Áo Môn chơi luôn một thể.
Ngọc Hoa cười:
- Mấy bạn trẻ thì người ta cần sống riêng tư để thì thầm ngọt dịu với nhau chứ ai lại "già cốc" như mình.
- Chúng mình luống tuổi rồi sao?
Quang Vũ bất giác đưa tay sờ râu cằm, sờ mái tóc:
- Thiệt lạ ghê nha, gần đây anh không cảm thấy mình già, trái lại còn thấy mình trẻ ra nữa.
- Một người mang hy vọng đẹp, tự nhiên gác qua vấn đề tuổi tác, đến cái già cũng xem không quan trọng. Anh nhận thấy vậy chứ làm sao có chuyện "phản lão hoàn đồng" mà nói ra cho người ta cười. Chỉ có chưa già mà suy nhược mới là chuyện bi thương.
Bạch Phù nhanh nhẹn liếc sang gương mặt dầu loang loáng của Ngọc Hoa. Nàng ngờ câu sau Ngọc Hoa dành để nói với nàng. Bằng vào hiện tại, Quang Vũ và Ngọc Hoa đều lớn hơn nàng trên mười tuổi, nhưng lòng họ lại trẻ mà lòng nàng thì già.
Tự nhiên họ thành lập gia đình là đúng, mưu cầu sự nghiệp là đúng, có ấm áp và có chỗ cậy nhờ. Về phần nàng, một thân trơ trọi, đầy dẫy thương tâm và cô đơn lớp lớp.
Từ lời nói, từ ánh mắt, họ biểu lộ rõ ràng hạnh phúc trong hoàn cảnh của họ. Từ hoàn cảnh đó, nàng ý thức được niềm bất hạnh của nàng. Không sao chịu đựng được nữa, nàng phải nói gì để rời khỏi sự đối chiếu thê thảm này.
Tương Tư Thảo
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10