watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TAM @ QUỐC-Chương 13 - tác giả Thành Quân Ức Thành Quân Ức

Thành Quân Ức

Chương 13

Tác giả: Thành Quân Ức

1. Bí quyết nụ cười
Lại nói thị trường màn hình màu hiện do ba dòng Anh Hùng, Hoàng Tộc và Tiểu Bá Vương chiếm giữ. Công chúng cũng rất quan tâm tới phát tích của Lưu Bị. Tốn rất nhiều công sức, cuối cùng Học viện Thương nghiệp quốc tế Đông Ngô mời được Lưu Bị tới thỉnh giảng. Sinh viên ngồi kín hội trường rộng mênh mông (họ sắp tốt nghiệp đại học và toả đi xin việc, vì thế họ rất muốn tìm hiểu một người như Lưu Bị thành công bằng cách nào). Thật ra Lưu Bị cũng có dụng tâm. Ông hy vọng lần thỉnh giảng này sẽ thu hút được những sinh viên ưu tú về với Hoàng Tộc. Giờ đây trên giảng đường, phong thái Lưu Bị khiêm hoà, chân thành, toả ra một sức hấp dẫn rất nam tính. Cầm micro trong tay (ban đầu có hơi run, sau lấy lại bình tĩnh rất nhanh), nói thao thao:
- Tôi hơn các vị ngồi đây 20 năm si ngốc, cũng được người đời xem là có chút thành tích. Rất nhiều người hỏi tôi có bí quyết gì, kỳ thực, bao bí quyết đều viết ngay trên mặt. Có thể nói thế này: Trên mặt tôi bày rõ mười mấy năm nam chinh bắc chiến, bao sương gió và kinh nghiệm. Nhớ hồi nào tôi và Quan Vũ, Trương Phi tốt nghiệp trường Đại học Quản lý quốc tế Trường Giang, bọn tôi như nghé non không sợ hổ, cũng như các bạn ngồi đây. Thế nhưng các bạn còn may mắn hơn tôi vì các bạn được đọc trên khuôn mặt này, còn tôi khi đó thì không.
Trong đám sinh viên có một cậu tên là Chu Du đứng dậy hỏi:
- Tiên sinh, ông giỡn bọn tôi phải không? Ai mà chả có mặt, mặt ông có gì thần kỳ?
Lưu Bị uống một ngụm nước, bình thản giải thích:
- Mọi người đều biết, tượng trưng tiêu biểu nhất cho nền văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc là một bộ mặt cười. Kiến thức trên bộ mặt đó mới nhiều làm sao. La Quán Trung từ nghiên cứu tướng mạo mà viết ra một trong bốn tác phẩm kinh điển của Trung Quốc "Tam quốc diễn nghĩa "; Lý Tôn Ngô nhờ nghiên cứu mặt mà viết được bộ sách "Hậu hắc học" bán chạy bao năm. Vì sao Tào Tháo nói "Anh hùng thiên hạ, chỉ có ông ta và tôi thôi?". Vì bộ mặt đầy đặn phúc hậu của tôi cùng với trái tim đen tối của ông ta là hai thứ "hàng độc" trong thiên hạ.
Chu Du cười lạnh:
- Cứ theo ông, bọn tôi chỉ cần luyện mặt dày là gặt hái thành công?
Lưu Bị khẽ gật đầu, đáp:
- Mọi người đều có thể lý giải như thế được. Nhưng tôi nghĩ, vì thiếu từng trải nên trình độ lý giải của các bạn còn hạn chế. Các bạn sắp vào bước đầu của cuộc mưu sinh, hãy để tôi nói một vài bí quyết rất đơn giản để trong thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt này, ông chủ không cách gì không dùng các bạn.
Đúng vậy, đối với thanh niên, tướng mạo luận nghe thật kỳ bí. Thế nhưng trong nền văn hóa fast-food này, cứ "bí quyết" là được họ hoan nghênh. Mấy cậu Hoàng Cái, Lỗ Túc, Lã Mông cắm cúi ghi chép, chỉ có Chu Du vẫn kiên quyết đeo bám Lưu Bị, biến buổi thỉnh giảng trở thành cuộc phỏng vấn. Người tài ẩn như Lưu Bị gặp sấm cũng không kinh động, đã trả lời gọn ghẽ từng câu, từng ý. Chu Du hỏi sắc sảo bao nhiêu, Lưu Bị đáp thông minh chừng đó. Lỗ Túc giỏi ghi đã chép không sót một chữ, sau đó đóng thành tập và gửi cho tạp chí Nguồn nhân lực Trung Quốc, lấy đề là "Sinh tồn trong thị trường việc làm".
Dưới đây là toàn văn buổi nói chuyện của Lưu Bị, được chia làm bốn phần khác nhau: "Năm điều tâm huyết về nghề nghiệp", "Năm vũ khí tiếu ngạo thị trường việc làm", "Năm phương án cứu người trong thị trường việc làm", "Năm lý do thống hận của phụ nữ đẹp trong thị trường việc làm". Để cho dễ đọc, các câu hỏi của Chu Du được in nghiêng.
2. Năm điều tâm huyết về nghề nghiệp
Là những sinh viên năm cuối, các vị ngồi đây sẽ nhanh chóng tiến vào thị trường việc làm và có thân phận mới. Vấn đề phổ biến nhất trong thời kỳ này là: Nhiều người vừa kiếm được việc đã mất việc. Tại sao vậy? Tại sao nhiều sinh viên tài năng lại biến thành con lật đật trong thị trường việc làm?
Trước đã từng làm cho những công ty nổi tiếng của Đổng Trác, Đào Khiêm, Tào Tháo, Viên Thiệu… giờ tự mình sáng nghiệp, trong tay cũng có ít quân, tôi có chút kinh nghiệm muốn truyền đạt, hy vọng các bạn rút ra bài học. Tôi cho rằng: quan trọng nhất là chú trọng tiểu tiết trong làm việc, bởi tiểu tiết thường tạo ấn tượng chính về việc làm của chúng ta, dù nó có vẻ là "những khoản thu chi nhỏ" không đáng hạch toán. Nói một cách hình tượng: tờ giấy trắng chỉ giây một giọt mực, người ta sẽ xem đó là giấy bẩn hoặc giấy loại.
Chu Du: Nếu giấy đã bị một hay vài vết mực thì phải làm gì?
- Có bốn cách. Cách thứ nhất là "Giữ mình trong sạch", quyết không để giấy nhiễm bẩn, không đến gần mực. Cách thứ hai là "Bỏ tất cả", một khi đã bị bẩn, vứt hẳn vật bị bẩn đi. Cách thứ ba là "Rửa tâm đổi mật", dùng tẩy xóa vết bẩn để trong sạch như xưa. Cách thứ tư là "Mặc kệ nó", như người ta hay gọi là "tay trót nhúng chàm", tờ giấy đã giây một giọt mực thì nhuộm đen luôn. Bốn cách đó, tùy anh chọn lựa. Còn ở đây tôi chỉ giảng làm thế nào để "giữ mình trong sạch". Về tiểu tiết trong công việc, có năm điều tâm huyết muốn nói với các vị: đừng tán gẫu trong lúc làm việc, đừng lười biếng, đừng đem tài sản công ty về nhà, đừng ăn mặc quá xì-tin, đừng dùng thời gian công ty để làm việc tư.
Chu Du: Tán gẫu không phải là thói quen tốt, điều đó ai cũng hiểu.
- Lẽ đời là thế này: người hiểu thì nhiều, người làm được thì ít. Còn nữa, có lẽ các vị không biết, nghe tán gẫu cũng không tốt. Hãy hình dung, một đồng sự bên cạnh huyên thuyên không ngớt sẽ tạo hai ấn tượng không tốt: thứ nhất, đồng sự huyên thuyên sẽ tưởng bạn rỗi rãi như họ; thứ hai, người khác sẽ tưởng cả hai đang nhàn rỗi. Có oan uổng không? Điều tâm huyết thứ hai: Đừng làm biếng. Nhiều người cho rằng tôi hay nói về vẻ mặt nghĩa là nói về giỏi làm bộ. Họ chỉ biết một mà không biết hai. Ví dụ: họ chỉ thích chăm chỉ trước mặt ông chủ, hễ ông chủ quay đi là lại lười biếng. Kết quả ra sao: người như tôi đi đến đâu cũng giữ vị trí cao, còn họ thì ngay cả thời gian thử việc cũng không qua nổi. Vì sao vậy? Vì ban đầu hiệu quả làm việc của tôi bị trừ hao, song sau thể nào cũng được bộc lộ ra.
Chu Du: Trong ấn tượng của bọn tôi, ông là người nhảy việc rất nhiều.
Xin hỏi, ông và họ có gì bất đồng?
- Tôi không ngừng nhảy việc, còn họ không ngừng lợi dụng.
Điều tâm huyết thứ ba: Đừng đem tài sản công ty về nhà, cho dù nó chỉ là một con chuột bỏ đi hay đồ khuyến mại nhỏ. Nếu không, người ta sẽ xem các vị là người tham vặt. Hãy nhớ, không tham vặt thường thu được danh dự lớn. Về mặt này, Quan Vũ em tôi là tấm gương sáng. Hồi 27 trong "Tam quốc diễn nghĩa" có tên là "Viên Bản Sơ bại binh chém tướng, Quan Vân Trường treo ấn gói vàng". Thế nào là treo ấn gói vàng? Chính là khi rời công ty rồi thì trả nhà phân phối; thẻ tín dụng, điện thoại di động, đồng phục mà công ty cấp đều gói đem trả, tay không rời khỏi công ty. Một số người không như vậy, họ cũng cao thượng nhưng không câu nệ tiểu tiết, bị lợi nhỏ hủy hoại thanh danh. Các vị nói xem, có cần thiết không?
Chu Du: Ý ông là phải có lợi lớn mới đáng hy sinh danh dự?
(Lưu Bị suy nghĩ 20 giây)
- Cậu hiểu như thế nào cũng được. Có điều kỳ quái là, nếu cậu quên thân vì lợi ích lớn hơn, cậu có thể bị như Đổng Trác – chịu tiếng xấu muôn đời; cũng có thể cậu vạn thế lưu danh như tôi. Đó là câu đố mà cậu phải tự giải! Điều tâm huyết thứ tư: Đừng ăn mặc quá xì-tin. Các vị có thể cho rằng ăn mặc xì-tin để bộc lộ cá tính và thời thượng, nhưng cần nhớ đây là môi trường làm việc. Phụ nữ không thể mặc quần bò thủng và đi giày mũi nhọn, đàn ông không thể để tóc đuôi ngựa. Ăn mặc xì-tin sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí tích cực làm việc.
Chu Du: Lòng yêu cái đẹp, ai ai không có. Sao có thể trách vô lý vậy được? Người mặc đẹp lên một chút sẽ làm cả công ty đẹp đẽ, và công ty sẽ đầy sức sống. Nhân viên không có cá tính thì chỉ là lao động phổ thông. Ông có hiểu điều đó không?
- Tính thống nhất của văn hóa công ty càng cao thì văn hóa công ty càng thuần khiết. Văn hóa công ty càng thuần khiết thì ứng xử càng rõ ràng. Ứng xử càng rõ ràng thì năng suất càng cao. Công ty yêu cầu nhân viên ăn mặc chuẩn mực là vì vậy. Đương nhiên, công ty phải khích lệ tinh thần sáng tạo của nhân viên, song bất kỳ sự sáng tạo nào cũng không được làm tổn thương tính thống nhất. Nếu không, không cách gì tập hợp được sức mạnh tập thể để hướng tới mục tiêu.
Điều tâm huyết thứ năm: Đừng dùng thời gian công ty để làm việc tư. Một số nhân viên có vẻ thông minh, trong giờ làm việc cứ thoắt ẩn thoắt hiện, lợi dụng thời gian công ty để làm việc riêng, như: đi shopping, sửa móng tay, gội đầu. Tin tôi đi, không nên bắt chước họ, nếu không, các vị sẽ bị coi là không chịu rèn luyện và không đáng tin cậy. Và hãy tin, ăn mặc quá xì-tin, các vị sẽ khiến người xung quanh bất an. Xin hãy để ý những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống, nếu không danh dự của bạn có thể sẽ không còn. Không một ông chủ nào thích một nhân viên thoắt ẩn thoắt hiện.
Chu Du: Đồng chí Tào Tháo kính mến của chúng ta từng nói: "Đại trượng phu không nệ tiểu tiết". Ông giải thích câu đó thế nào?
(Lưu Bị sững người, rồi đáp rất nhanh)
- Người bình thường trong thời điểm quan trọng, người quan trọng trong thời điểm bình thường, đều không câu nệ tiểu tiết! Ngoài ra thì khác.
3. Năm vũ khí tiếu ngạo thị trường việc làm
- Nhiều người cho rằng mình là người làm thuê thì chỉ cần làm xong việc là xong. Tôi cho bản chất của sự việc là: Ai cũng đều làm việc cho bản thân, bất kể để kiếm ăn hay để cho tương lai tươi sáng. Vì thế, cho dù ông chủ và người quản lý có quyền giao việc cho nhân viên, thì quan hệ của mỗi nhân viên với ông chủ, nhà quản lý hay đồng nghiệp thực chất chỉ là quan hệ công việc. Nếu chúng ta làm việc tốt, chúng ta sẽ được đánh giá cao. Sự đánh giá cao đó có ảnh hưởng rất tích cực tới tương lai nghề nghiệp. Dũng cảm nhận việc là một biểu hiện làm việc tích cực. Nhiều người có thói quen chờ sai việc mới làm, dường như họ không dám chịu trách nhiệm gì, có sai sót cũng không chịu khiển trách. Với tâm thái nhân bần khí đoản như vậy, vĩnh viễn không thể tiến thân.
Chu Du: Nhưng, dũng cảm nhận việc là hành động mạo hiểm. Ngạn ngữ có câu: "ngu si tọa hưởng thái bình". Lao vào mạo hiểm, xem ra không phải kẻ trí.
- Tôi nói là "dũng cảm nhận việc" chứ không phải "mù quáng nhận việc". Nếu một chút tự tin cậu cũng không có, ai dám giao trách nhiệm cho cậu đây? Nói về phẩm chất con người, dũng cảm là anh hùng, mù quáng là ngu ngốc. Không dám nhận việc thì cam phận lao động phổ thông suốt đời. Cậu có muốn vậy không?
Chu Du: Câu trả lời của ông là gì?
- Câu trả lời của tôi là: Bề ngoài là cậu dũng cảm phụ trách công việc, thực tế là cậu phụ trách bản thân. Cậu có hiểu không? Biết tìm niềm vui trong công việc là bí quyết thứ hai cần học để chiến đấu trên thị trường việc làm. Đừng ngày nào cũng vác bộ mặt nhăn nhó đến công ty, chỉ tổn hại đến hình ảnh bản thân. Nếu không cách gì tìm được niềm vui trong công việc, các vị hãy đi tìm một công việc khác, bởi niềm vui là một trong những nhân tố quan trọng để trưởng thành trong công việc.
Chu Du: Giáo sư Lưu, ngồi không thì nói hay lắm! Tìm một công việc yêu thích? Nghe dễ dàng làm sao?
- Cậu đã bao giờ ở trung tâm mua sắm để chọn hàng hóa chưa? Hiện nay cạnh tranh quyết liệt, tìm một công việc đã khó, nói gì đến công việc ưa thích. Đúng vậy! Nhưng, xin hỏi, cậu có thấy thích hợp hay thích một công việc nào không?
Chu Du: Tôi... Tôi cũng không biết rõ mình thích một công việc nào.
- Cậu còn không biết mình thích công việc gì thì làm sao tìm được? Chỉ cần cậu hiểu rõ công việc mình yêu thích, rồi công việc đó sẽ thích hợp với cậu và sẽ khiến cậu hạnh phúc. Không thể phủ nhận, tự mình làm công việc mình yêu thích sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thái độ với công việc chính là thước đo xem một nhân viên có phù hợp với công việc hay không. Thái độ là biểu hiện của tâm hồn, thái độ tích cực sẽ cho thấy nhân viên dám đương đầu với thách thức trong công việc, thái độ tiêu cực cho thấy nhân viên không tự tin và trốn tránh. Bí quyết thứ ba để được trọng thị và chiến thắng trên thị trường việc làm là đối mặt với khó khăn bằng thái độ tích cực.
Chu Du: Có loại thái độ thứ ba, là không tích cực, không tiêu cực không? (Lưu Bị nhìn Chu Du bằng bộ dạng của một nhà triết học)
- Không có loại tình cảm đó. Hoặc là vui nhàn nhạt, hoặc là buồn nhàn nhạt. Cũng như vậy, không tích cực có nghĩa là tiêu cực. Biểu hiện của thái độ tích cực là hướng về hy vọng chứ không phải tuyệt vọng, hướng về hứng thú chứ không phải vô vị, hướng về nỗ lực chứ không phải được chăng hay chớ, hướng về khoái lạc chứ không phải bi thương. Hiển nhiên, trong thời đại cạnh tranh kịch liệt, chỉ không ngừng nỗ lực mới có được nụ cười cuối cùng. Chúng ta tất phải sáng tạo ra cách làm mới, nghi ngờ phương pháp cũ, đối mặt với công việc bằng tư thế "còn có thể làm gì hơn?".
Bí quyết thứ tư để chiến thắng trên thị trường việc làm là ý thức tập thể. Trong cuộc thương chiến ngày càng khốc liệt, tác dụng của tập thể ngày càng trọng yếu. Nếu bạn rời quỹ đạo, đơn thương độc mã, bạn sẽ ảnh hưởng tới hợp tác tập thể. Còn nếu bạn trung thành với tập thể, nguyện cống hiến vì tập thể, bạn mới trở thành một thành viên được hoan nghênh trong tập thể. Ở mặt này, ba anh em "kết nghĩa vườn đào" chúng tôi làm rất tốt, nhất là em thứ hai Quan Vũ đã qua năm ải chém sáu tướng để về với đội ngũ. Chu Du: Vậy vì sao ba anh em kết nghĩa vườn đào không kết nạp thêm thành viên mới để thành "bốn anh em" hay "năm anh em kết nghĩa vườn đào? "
(Lưu Bị thở dài một cách đầy ý tứ)
- Tôi nhớ mãi thời ba anh em kết nghĩa vườn đào. Bao năm nay, "đào viên huynh đệ" đã thành biểu tượng của tình anh em. Nó hàm chứa một sức mạnh tinh thần thúc đẩy ba anh em và các đồng sự trưởng thành liên tục. Tất nhiên, trong quá trình dựng nghiệp, chúng tôi không ngừng kết nạp thêm anh em, tôi cũng đang suy nghĩ xem có nên đổi "anh em vườn đào" thành "hệ thống anh em vườn đào" không. Nếu như vậy, La Quán Trung phải sửa "Tam quốc diễn nghĩa".
Chu Du: Trong "Tam quốc diễn nghĩa", tôi làm thống soái trận hỏa thiêu Xích Bích, làm sao nói sửa là sửa được?
- Đúng vậy, lịch sử không thể sửa đổi, nhưng có thể thay đổi được tương lai. Có câu danh ngôn: "Ngày ngày học hỏi, ngày ngày tiến bộ". Thói quen và năng lực học tập là nhân tố trọng yếu để duy trì tiến bộ và truy đuổi thành công.
Tạo thói quen học suốt đời là bí quyết thứ năm để chiến thắng trên thị trường việc làm. Gần đây, một số tập đoàn rất chú trọng chấn chỉnh nguồn nhân lực, lãnh đạo công ty đưa ra cảnh báo: "Không thay suy nghĩ, sẽ thay người". Nhân viên những tập đoàn này thực sự đối mặt với hiện thực "thay đổi suy nghĩ để sinh tồn".
Cô bạn cùng lớp Sái Văn Cơ của tôi về nước làm giám đốc một website bán hàng. Vì công việc mà lấy chồng cũng không có tuần trăng mật, ốm mà cũng chỉ dám nghỉ một ngày. Không hề oán thán, trước sau cô vẫn giữ hình ảnh đầy sức sống. Cô bạn tôi nói: "Bởi tôi không ngừng theo đuổi ước mơ, nên nghĩ là phải làm. "
Bác sĩ Hoa Đà nổi tiếng mấy năm nay được mời làm giám đốc một công ty thiết bị y tế. Là một chuyên gia nên ông không ngừng nhắc nhở bản thân: "Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, công ty không ngừng đổi mới cần những nhân viên không ngừng đổi mới. Thị trường đào thải công ty lạc hậu, công ty cũng đào thảo nhân viên lạc hậu".
4. Năm phương thuốc chữa "bệnh chức nghiệp"
- Nếu các vị là người cần mẫn, luôn luôn tuân thủ kỷ luật, không đến muộn, về sớm, không "thủ" tài sản công ty, tư cách đàng hoàng, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian, không luôn miệng kể khổ thì chúc mừng các vị, các vị làm việc rất tốt.
Song, đánh giá một nhân viên tốt hay xấu có lúc không chỉ dựa vào kết quả công việc. Nếu kèn cựa với đồng nghiệp quá nhiều, con đường sự nghiệp của các vị cũng bị phủ bóng đen. Đương nhiên, quan hệ tốt với đồng nghiệp không có nghĩa là các vị phải dành toàn bộ sức lực để lấy lòng toàn bộ nhân viên công ty. Nhưng nói chung, quan hệ tốt với đồng nghiệp chắc chắn tạo thuận lợi cho công việc. Một khi mắc "bệnh chức nghiệp", nhân cách và các mối quan hệ của các vị sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Dưới đây, tôi sẽ trình bày năm loại "bệnh chức nghiệp" điển hình để các vị tham khảo.
1.
Nói chuyện tiếu lâm một chút cũng không tổn hại gì đến không khí làm việc, nhưng cần cảnh giác, nói rất dễ phát triển thành những lời đồn đại khiến người khác tổn thương. Một số người nói mà không nghĩ, nói cho sướng mồm, đi đâu cũng đưa chuyện, thích đâm bị thóc, chọc bị gạo, thêm mắm thêm muối...
Phương thuốc chữa bệnh này chỉ có "dừng lại là khôn", tốt nhất không nên soi mói chuyện riêng tư của đồng nghiệp, giữ miệng kýn như hũ nút, quyết không làm tiểu nhân. Đến những lúc quan trọng, các vị sẽ thấy sự tín nhiệm của đồng nghiệp quý giá như thế nào.
Chu Du: Một số người bẩm sinh thích đưa chuyện, nếu không sao có nghề phóng viên? Bất kể là tin tức thâm cung bí sử hay tin đồn bóng gió, tất cả phải có cốt lõi của nó. Ông làm sao sổ toẹt được?
- Cũng có thể nhờ tin tức "thâm cung bí sử" mà cậu trở thành điểm nóng lúc trà dư tửu hậu. Thế nhưng, vĩnh viễn không có ai tin cậy kẻ toang toác cái mồm. Bất kể đưa chuyện với mục đích gì, nhân cách của kẻ đưa chuyện cũng sẽ bị đặt câu hỏi.
2.
Kêu ca, oán thán không ngớt, đó là loại "bệnh nghề" đặc trưng thứ hai. Với một số người, các vị có thể trút than thở, có lẽ các vị coi đó là một cách thổ lộ tình cảm, nhưng nhất định phải biết dùng đúng lúc, tuyệt đối không bạ ai cũng tố khổ. Thuốc chữa cho căn bệnh này là tìm cách xả ra một lúc mọi đau khổ phiền não. Kể hết với bạn thân là một cách tốt, các vị có thể cảm nhận được sự giúp đỡ. Song, phải đặc biệt chú ý đến cảm giác người nghe. Cách tốt nhất là điều chỉnh tâm thái, dùng các biện pháp tích cực để xử lý chính vấn đề của mình. Việc đó cũng hơi giống như bị đau bụng, tốt nhất là chữa chạy, không nên chốc chốc lại vào nhà vệ sinh, có khi lại làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Chu Du: Than thở và nghe than thở là một kiểu giao lưu tình cảm cổ xưa, cứ theo ông thì phương thức này sẽ biến mất?
(Lưu Bị làm cử chỉ biểu thị bất lực).
- Người bệnh khi đau thì rên rỉ, rên mấy tiếng đỡ đau và thu hút sự thông cảm của người xung quanh. Cũng như bệnh tật không thể biến mất, tiếng rên cũng không thể biến mất. Cùng lẽ như vậy, than thở không thể biến mất. Đồng cảm là một loại tình cảm cao thượng, song cậu không thể chỉ mong chờ sự đồng cảm của người khác, khi đó phần sai ở cậu.
3.
Có một loại người lúc nào cũng cho là mình đúng. Trong công việc, mọi người có nêu ý kiến gì, anh ta đều cố gắng "bổ khuyết". Tất cả mọi sự việc đều bị anh ta "lột mặt nạ" khiến những kẻ không hiểu rõ anh ta phục lăn. Cũng có thể anh ta không cố tình hạ thấp các vị, song trước anh ta, các vị không thể suy nghĩ rành mạch, cũng không cách gì hợp tác với anh ta. Người "biết tuốt" rất thích dùng kiến thức hổ lốn của mình để tạo ấn tượng mà không để ý gì đến kết quả. Mà khi kết quả xảy ra, một lần rồi hai lần, sẽ không còn ai tin cậy anh ta nữa.
Căn nguyên bệnh "biết tuốt" do muốn tạo ra ấn tượng tức thời, thuốc chữa là phải hiểu ý nghĩa câu "im lặng là vàng". Để làm chủ cái miệng, cần chuyển hứng thú của mình sang tìm hiểu bản chất sự việc. Chỉ cần giữ miệng một giây, anh ta sẽ thấy tình huống mới xuất hiện. Giữ im lặng được càng lâu, anh ta sẽ càng thận trọng, khiêm tốn.
Dũng cảm nhận lỗi cũng là cách tốt để chữa "biết tuốt". Vì sao cứ nhất định phải chứng minh với người khác là mình đúng? Người không phải thánh, ai không có lỗi? Trong rất nhiều trường hợp, nhận lỗi sẽ được người khác kính trọng.
Chu Du cười: Dũng cảm nhận lỗi phải có mặt dày như ông, đúng không? (Lúc đầu Lưu Bị im lặng, sau dứ ngón tay cái lên)
- Nếu trong "Tam quốc diễn nghĩa" mà cậu giác ngộ được điều đó thì không bị "Gia Cát Lượng ba lần chọc giận Chu Công Cẩn", tức đến hộc máu mà chết đâu.
4.
Bệnh nịnh trên nạt dưới, chịu tiếng là "len lỏi luồn lách". Những kẻ như thế không bỏ lỡ một cơ hội nào để tiến thân mà không để ý gì đến cấp dưới, thậm chí không giao du với đồng cấp. Thích leo cao là tâm lý phổ biến, tuy nhiên nếu thực hiện quá gấp gáp, thô thiển, sẽ chịu tiếng "bám đít ngựa" cả đời không rửa nổi. Kẻ "bám đít ngựa" cũng có thể vì thế mà bị lãnh đạo nghi ngờ nhân phẩm, mất cả vốn lẫn lãi.
Phương thuốc chữa bệnh này là tôn trọng đồng sự, kể cả người dưới quyền và người mới vào. Việc gì phải đâu đâu cũng đối địch? Tục ngữ có câu: "chân nhân ẩn tướng", cho dù là người không nổi bật gì cũng có thể cho ta một vố nhớ đời.
Chu Du: Ý của ông là: thứ nhất, nên nịnh cấp trên; thứ hai, trong lúc nịnh cũng phải để mắt đến người xung quanh. Đúng không?
(Lưu Bị gật đầu, cho là phải).
- Biệt hiệu "bám đít ngựa" là quả lựu đạn của những người không ưa ném vào các vị. Nếu các vị chiếm được cảm tình của họ, họ sẽ không đâm lê, ném lựu đạn vào các vị nữa.
5.
Bệnh "đong đưa", được tiếng: "rượu thơm hiềm ngõ khuất, người đẹp sợ váy dài". Những cô như vậy luôn cười cợt, không để lỡ bất kỳ cơ hội nào để trình diễn sức hấp dẫn giới tính, không sợ làm cái gai trong mắt hay trò cười cho đồng nghiệp nữ. Trước kia đã có cô Triệu Phi Yến rất thích dùng vớ có móc gài để hấp dẫn đồng nghiệp nam, song cô ta không biết rằng cả đàn ông và đàn bà trong công ty đều lấy cô ta ra làm trò hề. Phương thuốc chữa bệnh này là cự tuyệt những lời tán tỉnh, chấm dứt "phóng điện".
4. Năm lý do thống hận của phụ nữ đẹp trên thị trường việc làm
Chu Du: Hấp dẫn giới tính là một dạng của vẻ đẹp. Lẽ nào chúng ta muốn họ vác cái mặt nhăn nhó đi làm?
(Lưu Bị thở một tiếng thật dài).
- Cấp dưới của tôi, quả thật không có ai xinh đẹp. Kinh nghiệm của tôi là: không để phụ nữ đẹp làm vướng bận công việc, trong cuộc sống cũng vậy. Người ta cho rằng cậu có hai điểm yếu lớn: thứ nhất là háo sắc, thứ hai là vì háo sắc mà mất cả lý trí.
Chu Du: Ông thực sỉ nhục phụ nữ đẹp, là kẻ không ăn được nho nên chê "nho xanh lắm"!
- Vì sao cậu lại phản bác tôi như vậy?
Chu Du: Bởi... bởi bạn gái Tiểu Kiều của tôi là một trong hai hoa khôi của Đại học Quản lý công thương quốc tế Đông Ngô. Cô kia là Đại Kiều.
- Vì chuyện cá nhân như vậy, cậu không có tư cách để phản bác tôi.
Chu Du: Song, tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại kiêng kỵ nữ sắc như vậy? - Tôi kiêng kỵ nữ sắc vì năm lý do sau:
Thứ nhất: Phụ nữ đẹp thường có cảm giác hơn người, trong công việc hay cuộc sống đâu đâu cũng được chiều chuộng, có phạm lỗi thì cũng là "lỗi đẹp", kết quả là các năng lực khác đều bị thoái hóa.
Thứ hai: Tham ô, hủ hóa... thường do người đẹp châm ngòi. Giả sử người đẹp tuyệt chủng trên đời này, đàn ông nhất định sẽ không còn tạp niệm, chuyên tâm làm việc.
Thứ ba: Sự tồn tại của phụ nữ đẹp khiến cho mỹ phẩm và y phục xa xỉ có đường tiêu thụ. Trên thực tế, phụ nữ đẹp chỉ hơn những phụ nữ khác ở "tấm da vẽ".
Thứ tư: Vì phụ nữ đẹp đi trên đường mà tôi hai lần lấn giải phân cách, một lần đâm vào cột điện thoại, đến nay vẫn còn đau nhức. Phụ nữ đẹp là mối họa cho an toàn giao thông.
Thứ Năm: Nếu các vị và cấp trên cùng yêu một đồng nghiệp nữ, các vị sẽ bị một bản án không hồ sơ. Các vị, lịch sử đã chứng minh: Đổng Trác bại bởi gái đẹp, Lã Bố bại bởi gái đẹp, Tào Phi và Tào Thực cốt nhục tương tàn của cũng vì gái đẹp. Xưa đã có câu: "Hồng nhan họa thủy", trong thị trường việc làm cũng vậy.
5. Không ngã trong thị trường việc làm, người đẹp ngất ngay tại hội trường
Lưu Bị vừa giảng xong, dư âm vẫn còn chưa dứt thì bỗng xảy ra một biến cố. Cô gái ngồi cạnh Chu Du không chịu nổi, đứng dậy, chỉ tay vào Lưu Bị, máu ứa ra khỏi miệng, chỉ nói được một câu:
- Ông...
Cả thầy trò trong hội trường đều kinh hoàng, không biết làm sao, bộ mặt tươi cười kinh điển của Lưu Bị cứng đờ ra. Tiểu Kiều giận quá ngất đi. Chu Du kêu to:
- Mau bấm 120 gọi cấp cứu! Chủ trì buổi thỉnh giảng Ngô quốc thái, viện trưởng Học viện Thương nghiệp quốc tế Đông Ngô tuyên bố chấm dứt buổi học.
LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ
Làm một người chân ướt chân ráo bước vào công ty, bạn không chỉ cần học cách thức làm việc ra sao, mà còn cần học ứng xử với người chung quanh thế nào cho tới khi được họ chấp nhận. Chính trị trong phòng làm việc – đó là vấn đề quản lý mà nhân viên nào cũng phải đối mặt.
Nhìn "chính trị trong phòng làm việc" ở một góc độ khác lại là văn hóa công ty. Biểu hiện cuối cùng của nó là người này thì được trọng dụng, kẻ kia bị thờ ơ. Ngay cả người quản lý tối cao cũng không thể thoát khỏi văn hóa này. Vì tác dụng của "chính trị trong phòng làm việc", bạn có thể thiết lập được quyền lực, hoặc bị ép phải thỏa hiệp.
Để "chính trị trong phòng làm việc" tạo ra ảnh hưởng tích cực, tốt nhất là giúp đỡ mọi người trong công ty tìm đúng vị trí của mình, học kỹ năng giao tiếp, tránh các cuộc chuyện trò vô bổ, tạo ra các mối quan hệ hài hòa, dung nhận, hữu ái và tương trợ.
TAM @ QUỐC
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Mục Lục