Hồi 39
Tác giả: Thi Nại Am
Khi Ðái Tôn đi rồi , giây lâu Ngô Dụng nhớ lại thì giậm chơn chắc lưỡi mà kêu trời hoài, các vị đầu lảnh không biết việc gì vội vã hõi rằng :
- Cớ gì Quân sư lại kêu trời hoài vậy ?
Ngô Dụng nói :
- Liệt vị chưa rõ, tôi làm phong thơ giả ấy , ngở là dùng mà cứu Tống Giang, té ra có phong thơ ấy thì lại càng thêm hại cho Tống Giang và Ðái Tôn nữa .
Các vị đầu lảnh đều thất kinh liền hỏi rằng :
- Té ra trong phong thơ ấy Quân sư có làm thất thố điều chi sao ?
Ngô Dụng nói :
- Vì tôi lật đật, cho nên mới ra sự vô ý, cứ ngó tới trước mặt, mà không kể sau lưng, té ra thơ ấy có chổ té mòi.
Tiêu Nhượng nói :
- Lạ nầy, thơ ấy tôi viết giống y như tuồn chữ của Thái Sư, chẳng có nét nào sai siễn, sao quân sư lại nói có chổ té mòi ?
Kim Ðại Kiên cũng nói :
- Ấn của tôi khắc cũng không sai chút nào hết, chẳng biết ý gì Quân sư lại nói có cho té mòi như vậy ?
Ngô Dụng nói :
- Khi nảy Ðái viện trưởng đem thơ đi thì tôi vô ý không xét cho kỷ, cho nên không biết chổ quấy , chớ thuỡ nay cha gởi thơ cho con đời nào lại dùng ấn triện, và đề tên họ mình bao giờ. Ấn là để gởi cho người trên trước mới phải, còn như Thái Sư gởi cho Tri phũ, dẫu có đóng thì đóng cái ấn chức làm đương thời mà thôi . Ấy cũng là chổ tôi hiểu chưa thấu, cho nên mới làm hại cho Tống Công Minh và Ðái viện trưởng như vậy. Chắc là có người tra hạch té mòi gian ra chớ chẳng không.
Triệu Cái nói :
- Vậy thì sai người chạy theo Ðái Tôn, lấy thơ ấy lại mà làm thơ khác.
Ngô Dụng nói :
- Sức đi của Ðái Tôn dầu có ngựa hay cho chạy một lượt cũng không kịp thay, huống chi va đi đã lâu như vầy thì có ai theo cho kịp, vì va đi mau một ngày tám trăm dặm, nội trong sơn trại ta chưa có ngựa nào đi đặng năm trăm dặm đâu, bây giờ chúng ta phải lập kế cứu va mới đặng.
Triệu Cái hỏi :
- Quân sư có kế chi chăng ?
Ngô Dụng kề miệng bên tai Triệu Cái nói nhỏ rằng :
- Bây giờ phải làm như vầy . . . như vầy . . . Lại lén ra hiệu cho các người ấy khiến phải đi cho kịp, chẳng nên để trể ngày giờ .
Triệu Cái khen hay, bèn làm y theo kế ấy.
Nói về Ðái Tôn về đến Giang châu thì cũng vừa đúng nhựt kỳ , bèn vào ra mắt Thái cữu Tri phủ mà dâng thơ ấy.
Tri phủ thấy Ðái Tôn đi không trể cũng vui mừng, rót ba chén rượu thưởng Ðái Tôn , rồi mới tiếp lấy thơ ấy nói rằng :
- Ngươi đã thấy mặt Thái Sư chưa ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi tới đó thì nhằm lúc ban đêm, sáng ngày tôi mắc về, cho nên chưa thấy Thái Sư đặng.
Tri phủ xé thơ ra xem thì thấy trong thơ ấy nói như vầy : Mấy món trong gói ấy đã thâu đũ y như trong thơ ; Tống Giang thì lịnh Thiên tử muốn xem cho tận mặt. Ấy vậy phải dùng tù xa mà giải nó về kinh ; reing lúc đi đường giử gìn cẩn thận , đừng để cho nó trốn thoát , còn Huỳnh Văn Bĩnh chẳng sớm thì muộn ta cũng tâu cùng Thiên tử xin thăng chức và bổ đi trấn nhậm .
Tri phủ xem rồi trong lòng mừng chẳng xiết, bèn lấy một đính bạc hai mươi lăm lượng mà thưởng Ðái Tôn, rồi khiến người đóng một cái tù xa đặng có giải Tống Giang về Ðông Kinh.
Ðái Tôn lảnh bạc ấy tạ ơn lui ra rồi mua rượu thịt , đem vào ngục thất đặng có thăm viếng Tống Giang.
Ngày thứ Tri phũ đương đốc sớm cho thợ đóng tù xa , thì có người báo rằng :
- Nay có Huỳnh Thông phán ở nên Vô Vi quán đến viếng.
Tri phủ mời vào hậu đường, thấy Huỳnh Văn Bĩnh lại cho lễ vật và rượu ngon nữa.
Tri phũ tạ rằng :
- Ở sao hậu lắm vậy, tôi biết lấy chi trã ơn đặng.
Huỳnh Văn Bĩnh nói:
- Vật hèn chút đĩnh, chẳng đáng bao nhiêu , xin ngài tạm dùng lấy thảo.
Tri phủ nói :
- Tôi cũng mừng cho nhơn huynh, chẳng sớm thì muộn nhơn huynh sẽ đặng trọng chức.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Sao tướng công lại biết ?
Tri phủ nói :
- Hôm qua Ðái Tôn đem thơ về thì trong thơ có dặn phải giải Tống Giang về Kinh, còn việc của Thông phán thì cha tôi có hứa rằng chẳng sớm thì muộn sao sao cũng tâu cùng Thiên tử xin cho Thông phán thăng bổ .
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Nếu đặng như vậy thì tôi cám ơn tướng công biết ngần nào !
Tri phủ nói :
- Ý Thông phán muốn xem thơ ấy chăng ?
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- E trong thơ ấy có chuyện riêng chăng ?
Tri phủ nói :
- Thông phán là người tâm phúc, dầu có chuyện riêng mà Thông phán biết cũng không hề gì.
Bèn khiến người lấy thơ, trao cho Huỳnh Văn Bĩnh xem.
Huỳnh Văn Bĩnh xem từ đầu chí cuối, rồi lại xem tới chổ con dấu, biết là con dấu mới thì lắc đầu mà rằng :
- Thơ nầy là thơ giã.
Tri phủ nói :
- Thơ nầy là tuồng chữ của cha ta rõ ràng , sao lại gọi giả ?
Huỳnh Văn Bĩnh hỏi :
- Vậy chớ gia thơ mọi khi có đóng con dấu nầy chăng ?
Tri phủ nói :
- Mọi khi gia thơ không đùng con dấu ấy, phen nầy thế khi sẳn có hộp con dấu gần đó cho nên cha tôi mới đóng như vậy .
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Nói ra thì tôi có lỗi, vậy xin tướng công miễn chấp , tôi dám chắc là tướng công đả lầm người đem thơ nầy rồi . Vả chẳng đời nay thiên hạ đương dùng bốn điệu chữ : Tô, Huỳnh, Mễ , Thái, cho nên nhiều người học đặng tuồng chữ ấy, còn con dấu nầy khi Thái Sư làm Hàn Lâm học sĩ thì cũng nhiều người thấy đặng, bây giờ người đã lên chức Thái sư rồi, lẻ nào còn dùng lầm con dấu ấy, vả lại trong phép cha gởi cho con , thì không ai dùng con dấu có tên họ bao giờ . Những con dấu ấy dùng với người trên trước mình mà thôi, Thái Sư là người cao minh viễn kiến, lẻ nào sơ ý dùng lầm như vậy sao, nếu tướng công không tin lời tôi, xin tra hỏi người đem thơ nhà cửa thể nào, người nào trao thơ , như người ấy nói không đặng thì thơ nầy chắc là không thiệt.
Tri phủ nói :
- Việc không khó gì, vì người ấy thuở nay chưa từng tới Ðông Kinh , để ta gạn hõi ít lời thì tự nhiên là biết chơn giả .
Bèn cầm Huỳnh Văn Bĩnh ở lại mà ngồi nơi sau bình phong, rồi mới cho người đi đòi Ðái Tôn.
Nói về Ðái Tôn khi về đến Giang châu thì vào ngục nói nhỏ cũng Tống Giang mà thuật hết chuyện trước .
Tống Giang mừng thầm.
Ngày thứ có người mời Ðái Tôn đi ăn tiệc nơi tửu lầu, khi đương ăn uống thì có người đến nói Tri phủ đòi.
Ðái Tôn lật đật tới hầu.
Tri phủ nói :
- Mấy bửa rày ta mắc nhiều việc nên chưa hỏi lại cho chín chắn, vậy chớ hôm trước ngươi đến kinh sư, ngươi có thấy cửa dinh của cha ta tốt xấu thể nào và trở mặt hướng nào ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi đến đó thì trời đã tối rồi , cho nên không coi cửa nẻo đặng.
Tri phũ hỏi :
- Khi ngươi vào đó, người nào tiếp rước và để cho ngươi ở chổ nào ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi vào đến cửa dinh , kiếm đặng người giử cửa, người ấy lấy thơ đi thẳng vào trong, giây lâu trở ra trao thơ trã lời cho tôi và lảnh gói lễ vật đem vào. Rồi đó tôi đi kiếm tiệm ngủ mà ở, rạng ngày tôi trỡ về đây, chứ không có ngủ trong dinh mà không xem cửa nẽo đặng.
Tri phủ hỏi :
- Cái thằng giử cửa đó ước chừng bao nhiêu tuổi, đen hay trắng, ốm hay mập, lùn hay là cao và có râu hay chưa ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi đến đó phần thì trời tối, phần thì không cố ý xem kỹ làm chi, cho nên không biết hình tích thế nào, song tôi nhớ mại, người ấy có râu mà ít.
Tri phủ nổi giận, nạt lên một tiếng khiến trói, thì thấy mười tên ngục tốt ở trong chạy ra áp lại trói Ðái Tôn.
Ðái Tôn nói :
- Vốn tôi là người vô tội.
Tri Phủ nạt rằng :
- Tội mi đáng chết mà còn già hàm nữa sao? Vả chăng lão giử cửa đã qua đời hai năm nay, bây giờ con lão coi thế, tuổi nó còn nhỏ , sao mi lại nói có râu, ấy là một điều gian ; còn thằng giử cửa đó không phép thẳng vào trung đường; hễ có thơ từ chi, thì phải đem lại cho Lý Ðô quản xem, rồi Lý Ðô quản mới đem vào trong, lẻ nào và lảnh lễ vật và viết thơ trả lời lại nội trong giây phút ? Có mau cho mấy đi nữa thì cũng hết vài ngày mới phải. Hôm qua vì ta lật đật không xét tới việc ấy cho nên mi mới dối ta như vậy đặng. Bây giờ ta đã rõ biết mưu gian, mi hãy kể ngay cho mau kẻo mà chết.
Ðái Tôn nói :
- Nếu nói như vậy thì oan tôi lắm ! Vì lật đật sợ trể ngày giờ , cho nên thúc hối người giử cửa tính việc cho mau và không coi lại chín chắn đặng.
Tri phủ nạt rằng :
- Loài phản tặc già hàm lắm, nếu không đánh khảo chắc là nó không chịu cung chiêu .
Bèn khiến ngục tốt tính khảo cho hết lực.
Ngục tốt liệu bề binh vực không đặng , nên phải vâng lịnh đánh ngay.
Ðánh thôi Ðái Tôn thịt văng máu đổ , ai nấy đều ghê .
Ðái Tôn chịu đau không nổi , túng phải chịu thơ ấy là thơ giã.
Tri phủ hỏi :
- Mi làm cách gì mà giả đặng ?
Ðái Tôn thưa rằng :
- Tôi đi ngang qua Lượng Sơn Bạc, rủi gặp một tốp cường nhơn bắt trói tôi lại giải lên núi đặng có mổ bụng lấy gan mà ăn , kế đó xét đặng gia thơ và gói lễ vật, nó lấy hết rồi tha tôi về . Khi ấy tôi liệu về đây cũng khỏi thác cho nên nằng nằng liều thác mà thôi, bọn ấy mới làm một phong thơ giả , trao cho tôi khiến tôi đem về đặng gở tội ; trong khi rõ kế khã thi , bất đắc dĩ tôi phải nói dối cùng tướng công một phen , xin tướng công mở lượng hải hà dung thứ cho tôi nhờ .
Tri phủ nói:
-Mi chịu thì chịu mà mi hãy còn nói giấu , chắc là mi thông đồng cùng bọn Lương Sơn Bạc, đặng có sang đoạt gói lễ vật của ta .
Bèn khiến ngục tốt đánh nữa, đánh khảo tới nước mà Ðái Tôn cũng không chịu án thông mưu cùng Lương Sơn Bạc.
Tri phũ thấy Ðái Tôn không chịu cung chiêu thì khiến đóng gông lại giam vào ngục.
Rồi đó, Tri phủ lui vào hậu đường tạ ơn Huỳnh Văn Bĩnh rằng:
-Nếu không có Thông phán thì tôi đã lầm bọn ấy mà bại hoại việc lớn rồi.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Chắc là người ấy thông đồng cùng Lương Sơn Bạc đặng có kết phe làm phản nếu không trừ cho sớm, thì có hậu hoạn rất to .
Tri phủ nói :
- Ðể tôi tra cho ra án , xử trảm hai đứa một lượt , rồi sẽ thân tấu cùng triều đình.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Lời tướng công nói rất phải. Như vậy thì một là triều đình biết tướng công là người siêng năng hay lo việc, hai là khỏi bị bọn Lương Sơn Bạc cướp tù .
Tri phủ nói:
- Thông phán thiệt là người kiến thức rất xa , phen nầy tôi quyết làm biểu bảo cử cho Thông phán thăng chức.
Bèn truyền dọn tiệc thết đải Huỳnh Văn Bĩnh .
Mản tiệc rồi, Huỳnh Văn Bĩnh từ giả trở về Vô Vi quán.
Ngày thứ, Tri phủ kêu Huỳnh Khổng Mục tới mà rằng :
- Ngươi hãy làm tờ văn án , lấy tờ cung trạng của Tống Giang và Ðái Tôn viết vào đó , rồi viết trát cho Giám sát hay , đặng ngày mai đem hai đứa ấy ra chợ mà xử trảm.
Huỳnh Khổng Mục là người bạn thiết của Ðái Tôn, không kế chi cứu đặng , cứ thở ra kêu trời thầm. Rồi thưa rằng :
- Ngày mai và ngày mốt là ngày đại kị của quốc gia , bửa kia là nhằm ngày rằm tháng bảy , qua đến mười sáu , lại nhằm bổn mạng trào đình , chờ đến năm ngày nữa mới nên thi hành việc ấy.
nguyên Huỳnh Khổng Mục lúc ấy vô kế khả thi , song vì lòng thương Ðái Tôn cho nên tính vậy đặng cho Ðái Tôn sống đặng ít ngày mà than vản trối trăng với nhau cho thỏa niềm bằng hữu .)
Tri phủ nghe vậy cũng y theo lời , chờ cho đến ngày mười tám.
Ðến ngày ấy , trong lúc giờ thìn, Tri phủ sai người quét tước pháp trường cho sạch sẽ, qua đến giờ tị thì điểm năm trăm tên quân , đến chực trước cửa ngục.
Ðúng ngọ, Tri phủ bổn thân đến coi việc xử trảm ấy .
Huỳnh Khổng Mục đem án dâng cho Tri phủ xem.
Tri phủ phê hai chữ trảm vào đó rồi mới niêm lại.
Lúc ấy quân lính và dân giã nơi Giang châu cũng có nhiều người thương mến Tống Giang và Ðái Tôn lắm , song không biết thế gì cứu đặng , nên cứ thở ra và kêu trời hoài.
Quận sĩ đến cho Tống Giang và Ðái Tôn một mâm rượu thịt đặng vĩnh quyết.
Hai người ấy ăn uống rồi thì có sáu bảy chục tên ngục tốt dẫn Tống Giang và Ðái Tôn ra đi .
Hai người lấy mắt nhìn nhau không nói chi đặng.
Ðái Tôn vừa đi vừa thở ra .
Tống Giang vừa đi vừa dậm cẳng , còn hai bên đường thì thiên hạ đứng coi chen chơn không lọt, ước có một hai ngàn người.
Ðến chừng dẫn tới ngả tư, là chổ pháp trường, thì thấy quân sĩ cầm roi cầm hèo dàn ra bao phủ tại chổ đó.
Ngục tốt dẫn Tống Giang và Ðái Tôn vào giữa, rồi để cho Tống Giang day mặt qua Nam, Ðái Tôn day mặt lại phia Bắc, chờ đến giờ ngọ rồi sẽ khai đao .
Lúc ấy nhơn dân ngước mặt lên xem, thấy có dựng một tấm phạm do bài đề rằng : Tại Giang châu phủ có hai tên tội nhơn , một đứa tên Tống Giang đã làm thơ phản, bày đặt yêu ngôn, kết liên với bọn Lương Sơn Bạc , thông đồng làm phản, vậy nên cứ theo trong luật noi xử trảm . Còn một đứa tên Ðái Tôn , lén đem thơ riêng của Tống Giang lên Lương Sơn Bạc thông đồng mưu phản . Vậy nên cứ theo luật mà xử trảm .
Giang châu Tri phủ Thái.
Lúc ấy Tri phủ gò ngựa đứng đó chờ , thì thấy phía Ðông có một tốp ăn mày bước vô pháp trường , quân sĩ đánh đuổi cũng không lui ra.
Khi đương rầy rà đánh đuổi thì thấy phía Tây lại có một tốp mải võ bán thuốc dán cũng chen vô nữa.
Quân sĩ nạt rằng :
- Chúng bây thiệt bọn bất thông , chổ chết nầy có lạ gì đâu mà cố ý muốn xem lắm vậy ?
Mấy người ấy nói :
- Hễ có việc lạ thì chúng ta xem , sao các ngươi dám cản trở như vậy ? Thuở nay chẳng những là pháp trường nầy mới có người xem như vầy , đến như pháp trường của Thiên tử đi nữa thì cũng phải cho người ta xem với, mấy thuở mới có xử trảm một lần , phải để chúng dân xem thấy mà răn mình.
Khi đương cải lẩy cùng nhau, thì có Giám sát la lớn rằng:
- Phải dẹp hết bọn ấy đi , đừng cho nó vào.
Nói vừa dứt lời lại thấy phía Nam có một tốp khiêng gánh vật chi không biết, cũng chen vào chổ ấy .
Quân sĩ nạt rằng :
- Gánh đi đâu tới chổ nầy ?
Mấy người ấy nói :
- Chúng ta gánh đồ cho quan Phủ ngươi lại dám cản trở .
Quân sĩ ngỡ là người của Tri phũ nên không dám cản , bèn làm thinh để cho chúng nó đi qua .
Mấy người ấy chen vào đến đó, để gánh xuống lấy đòn gánh cầm tay đứng chen lộn nơi mấy người ấy mà coi .
Kế thấy phía Bắc có một tốp thương khách đẩy xe muốn đi ngang đường ngả tư ấy .
Quân sĩ nạt rằng :
- Mấy người nầy đẩy xe đi đâu vậy ?
Mấy người thương khách nói :
- Chúng là người đi đường, hẽ là đường thì sắm để cho người đi, dẫu có việc chi lớn cũng phải để chúng ta qua đã .
Quân sĩ nói :
- Chổ nầy đông đảo lắm xe đi không đặng , vậy phải đi vòng đường khác .
Mấy người thương khách ấy cười rằng :
- Các ngươi nói như vậy mới ngang cho chớ, vã chăng chúng ta là người ở Kinh sư chưa thuộc đường sá , có biết nẻo nào mà đi vòng ? Dẩu cho biết đi nữa, thì đi vòng xa lắm ai mà chịu đi .
Bèn đẩy xe thẳng tới .
Quân sĩ áp lại cản xe.
Hai đàng dục dặc xe đi không đặng.
Tri phủ la hét om sòm cũng không ai chịu nghe .
Mấy người thương khách leo lên xe đứng day mặt lại ngó chừng pháp trường.
Kế có người báo rằng :
- Ðúng giờ rồi.
Tri phủ nói :
- Ðúng giờ thì chém đi .
Quân sĩ vâng lời , mở gông mở xiềng cho hai người ấy .
Mở vừa rồi thì mấy người đứng trên xe đó , có một người lấy ra một cái đồng la nhỏ , đưa lên trên cao gióng ba tiếng
Thấy bốn phía rần rần áp lại, có một người mặt mũi đen hình dạng cao lớn , ở trần trùi trụi, hai tay cầm cái búa lớn , hét lên một tiếng như sấm nổ, xông lướt vào, đụng ai chém nấy.
Xông vào tới đó quân sĩ cản trở mà cản không nổi .
Tri phủ thấy vậy giục ngựa chạy mất. Còn bọn ăn mày thì mỗi người đều rút đao vắn trong bị ra chém giết quân sĩ , bọn bán thuốc dán thì huơi hèo mà đập tã đập hữu , bọn khiêng gánh thì huơi đòn gánh đánh Bắc dẹp Nam.
Ðánh thôi quân sĩ đứa thì bị chết, đứa thì bị vít, còn bao nhiêu đều vỡ chạy tứ tán hết.
Mấy người đứng trên xe thì có hai người nhãy xuống, một người cõng Tống Giang, một người cõng Ðái Tôn mà chạy, còn một người kia, người thì cầm cung bắn , người thì vác đá liệng , quân sĩ bị chết vô số.
Nguyên mấy người thương khách là : Triệu Cái, Huê Vinh , Huỳnh Tín , Lữ Phương và Quách Thạnh ; mấy người bán thuốc là : Yên Thuận , Lưu Ðường , Ðổ Thiên và Tống Vạn ; mấy người khiêng gánh là : Châu Quí , Vương Anh , Trịnh Thiên Thọ và Thạch Dỏng , còn mấy người ăn mày là : Nguyễn Tiểu Nhị , Nguyễn Tiểu Ngũ , Nguyễn Tiểu Thất và Bạch Thắng , cọng hết là mười bảy người đầu lảnh nơi Lương Sơn Bạc đi với một trăm lâu la , giả dạng như vậy đặng tới cướp pháp trường.)
Khi ấy bọn Lương Sơn Bạc thấy một người cao lớn, mặt đen thui , hai tay cầm búa, chém giết quan binh vô số , không ai biết mặt , cứ khen là người đệ nhứt công lao.
Triệu Cái ngẫm nghĩ giây lâu nhớ lại lời Ðái Tôn có nói Hắc Triền Phong , tuy là người lổ mảng , song có lòng thương mến Tống Giang lắm, bèn kên lớn rằng :
- Bớ tráng sĩ trước kia, ngươi có phải là Hắc Triền Phong chăng ?
Kêu đôi ba tiếng song người ấy không nghe, cứ việc xông tới chém giết quân sĩ hoài, Triệu Cái thấy vậy khiến hai tên lâu la cõng Tống Giang và Ðái Tôn thẻo khít sau lưng Lý Quì .
Lúc ấy tại ngả tư , bất kỳ quan quân, bất kỳ bá tánh, hễ gặp Lý Quì cũng như gặp hung thần.
Lý Quì hua tay chém giết đến nổi thây nằm đầy đất , máu chảy thành mương , chết thôi chẳng biết bao nhiêu mà kễ !
Bọn Lương Sơn Bạc bỏ hết xe cộ và đồ khiêng gánh chạy theo Lý Quì .
Chạy vào tới thành thì Huê Vinh , Huỳnh Tín, Lữ Phương và Quách Thạnh trương cung bắn, quan quân không dám lại gần.
Lý Quì chạy đến mé sông thấy vấy máu đầy mình thì lại kiếm người mà giết nữa.
Triệu Cái kêu lớn rằng :
- Bá tánh vô can chẳng nên giết người lắm !
Lý Quì nghe kêu, song cũng cứ việc gặp ai chém nấy, vừa chém vừa đi thẳng ra mé sông, thấy một cái sông rất lớn, không có đường thông nữa .
Triệu Cái cả kinh giậm cẳng kêu trời.
Lý Quì nói rằng :
- Các người đừng sợ, hãy cõng ca ca và miễu đây rồi sẽ hội diện lại với nhau .
Nói rồi bèn đi dựa theo mé sông tới một cái miễu kia .
Triệu Cái xem thấy miễu ấy có một tấm bảng để bốn chữ : Bạch Long thần miễu.
Bèn khiến lâu la cõng Tống Giang và Ðái Tôn vào miễu nghỉ ngơi.
Chừng ấy Tống Giang mới mở con mắt ra thấy Triệu Cái và các vị đầu lảnh thì khóc rằng :
- Ca ca ôi ! Có phãi là tôi chiêm bao mà gặp anh em chăng ?
Triệu Cái nói :
-Tại hiền đệ không chịu ở lại Lương Sơn Bạc, cho nên mới chịu cái khổ sỡ nầy ; nay cứu đặng hiền đệ đây, là cũng nhờ có người cao lớn mặt đen đó. Vậy chớ người ấy là ai, sao lại liều thác mà cứu hiền đệ như vậy ?
Tống Giang nói :
- Người ấy là Hắc Triền Phong Lý Quì đó. Va lãnh chức coi sóc trong khám , thì bấy lâu va cũng muốn thả tôi ra hoài, song tôi sợ chạy không khỏi, cho nên không chịu đi.
Triệu Cái nói :
- Ít ai can đảm như vậy !
Huê Vinh khiến lâu la lấy y phục ra cho Tống Giang và Ðái Tôn thay , rồi ngồi vây lại trò chuyện cùng nhau.
Tống Giang khiến Lý Quì bỏ búa mà thi lễ cùng Triệu Cái.
Lý Quì nghe nói, bỏ búa quì xuống nói rằng :
- Xin đại ca miễn chấp cho Thiết Ngưu, vì Thiết Ngưu chưa biết !
Rồi lại đứng dậy thi lễ cũng mấy vị đầu lảnh, chừng ấy Lý Quì nhìn lại mới biết Châu Quí là người đồng hương thì hai người mừng rỡ lắm.
Giây lâu Huê Vinh thương nghị rằng :
- Ở đây trước mặt thì có sông lớn chẳng có thuyền bè chi hết, nếu quan binh rượt theo thì chúng ta nghinh địch sao nổi , muốn chạy cũng không ngả thông, chi bằng cứ theo Lý đại ca đi tới chổ khác.
Lý Quì nói :
- Ðừng có sợ , nghĩ ngơi trong giây lát rồi sẽ kéo riệt vào thành giết phứt thằng Thái Cửu đi, thì mọi việc đều êm.
Ðái Tôn nói :
- Hiền đệ đừng lổ mảng như vậy. Vả chăng tại thành Giang châu, có đặng bảy ngàn nhơn mã, bọn ta đây thì không có mấy người, nếu nóng nảy làm như lời em, ắt là phải thất.
Nguyễn Tiểu Thất nói :
- Xa xa có ba chiếc thuyền đương chèo giữa sông kia kìa, để ba anh em tôi lội ra đó đoạt thuyền ấy đặng chở liệt vị huynh đệ nên chăng?
Triệu Cái nói :
- Kế ấy rất hay.
Ba anh em họ Nguyễn cởi hết quần đến, mọi người đều cầm một cây đao nhọn nhảy xuống sông, thấy có ba chiếc thuyền đương chạy buồm. Mỗi chiếc có chừng mươi mấy người, mỗi người đều cầm binh khí.
Bọn Lương Sơn Bạc thấy vậy thì có lòng lo cho ba anh em họ Nguyễn cự không lại .
Tống Giang nói:
- Nếu vậy thì mạng tôi hãy còn gian nan lắm .
Bèn chạy ra trước miễu mà xem, thì thấy trước mủi thuyền ấy có một người cao lớn ngồi tréo ngoải , trong tay có cầm một cây ngủ cổ xoa, xem lại người ấy là Trương Thuận .
Tống Giang lật đật tay ngoắt , miệng kêu rằng :
- Bớ hiền để, ghé lại cứu ta với !
Trương Thuận ngó liền biết là Tống Giang thì la lớn rằng :
- May dữ a, may dữ a !
Bèn khiến nới lèo, quay thuyền ghé lại.
Ba anh em họ Nguyễn thấy vậy cũng quày trở vô.
Trương Thuận và mấy người dưới thuyền đều bước lên bờ mà vào miễu, chiếc thuyền kia thì Trương Hoành đi với Mục Hoàng, Mục Xuân, Tiết Vĩnh và mấy tên gia đinh lên bờ .
Còn chiếc thuyền khác nữa Lý Tuấn đi với Lý Lớp, Ðổng Oai, Ðổng Mảnh và mấy người bán muối lậu cũng nhảy lên bờ mà vào miễu .
Khi Ðái Tôn đi rồi , giây lâu Ngô Dụng nhớ lại thì giậm chơn chắc lưỡi mà kêu trời hoài, các vị đầu lảnh không biết việc gì vội vã hõi rằng :
- Cớ gì Quân sư lại kêu trời hoài vậy ?
Ngô Dụng nói :
- Liệt vị chưa rõ, tôi làm phong thơ giả ấy , ngở là dùng mà cứu Tống Giang, té ra có phong thơ ấy thì lại càng thêm hại cho Tống Giang và Ðái Tôn nữa .
Các vị đầu lảnh đều thất kinh liền hỏi rằng :
- Té ra trong phong thơ ấy Quân sư có làm thất thố điều chi sao ?
Ngô Dụng nói :
- Vì tôi lật đật, cho nên mới ra sự vô ý, cứ ngó tới trước mặt, mà không kể sau lưng, té ra thơ ấy có chổ té mòi.
Tiêu Nhượng nói :
- Lạ nầy, thơ ấy tôi viết giống y như tuồn chữ của Thái Sư, chẳng có nét nào sai siễn, sao quân sư lại nói có chổ té mòi ?
Kim Ðại Kiên cũng nói :
- Ấn của tôi khắc cũng không sai chút nào hết, chẳng biết ý gì Quân sư lại nói có cho té mòi như vậy ?
Ngô Dụng nói :
- Khi nảy Ðái viện trưởng đem thơ đi thì tôi vô ý không xét cho kỷ, cho nên không biết chổ quấy , chớ thuỡ nay cha gởi thơ cho con đời nào lại dùng ấn triện, và đề tên họ mình bao giờ. Ấn là để gởi cho người trên trước mới phải, còn như Thái Sư gởi cho Tri phũ, dẫu có đóng thì đóng cái ấn chức làm đương thời mà thôi . Ấy cũng là chổ tôi hiểu chưa thấu, cho nên mới làm hại cho Tống Công Minh và Ðái viện trưởng như vậy. Chắc là có người tra hạch té mòi gian ra chớ chẳng không.
Triệu Cái nói :
- Vậy thì sai người chạy theo Ðái Tôn, lấy thơ ấy lại mà làm thơ khác.
Ngô Dụng nói :
- Sức đi của Ðái Tôn dầu có ngựa hay cho chạy một lượt cũng không kịp thay, huống chi va đi đã lâu như vầy thì có ai theo cho kịp, vì va đi mau một ngày tám trăm dặm, nội trong sơn trại ta chưa có ngựa nào đi đặng năm trăm dặm đâu, bây giờ chúng ta phải lập kế cứu va mới đặng.
Triệu Cái hỏi :
- Quân sư có kế chi chăng ?
Ngô Dụng kề miệng bên tai Triệu Cái nói nhỏ rằng :
- Bây giờ phải làm như vầy . . . như vầy . . . Lại lén ra hiệu cho các người ấy khiến phải đi cho kịp, chẳng nên để trể ngày giờ .
Triệu Cái khen hay, bèn làm y theo kế ấy.
Nói về Ðái Tôn về đến Giang châu thì cũng vừa đúng nhựt kỳ , bèn vào ra mắt Thái cữu Tri phủ mà dâng thơ ấy.
Tri phủ thấy Ðái Tôn đi không trể cũng vui mừng, rót ba chén rượu thưởng Ðái Tôn , rồi mới tiếp lấy thơ ấy nói rằng :
- Ngươi đã thấy mặt Thái Sư chưa ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi tới đó thì nhằm lúc ban đêm, sáng ngày tôi mắc về, cho nên chưa thấy Thái Sư đặng.
Tri phủ xé thơ ra xem thì thấy trong thơ ấy nói như vầy : Mấy món trong gói ấy đã thâu đũ y như trong thơ ; Tống Giang thì lịnh Thiên tử muốn xem cho tận mặt. Ấy vậy phải dùng tù xa mà giải nó về kinh ; reing lúc đi đường giử gìn cẩn thận , đừng để cho nó trốn thoát , còn Huỳnh Văn Bĩnh chẳng sớm thì muộn ta cũng tâu cùng Thiên tử xin thăng chức và bổ đi trấn nhậm .
Tri phủ xem rồi trong lòng mừng chẳng xiết, bèn lấy một đính bạc hai mươi lăm lượng mà thưởng Ðái Tôn, rồi khiến người đóng một cái tù xa đặng có giải Tống Giang về Ðông Kinh.
Ðái Tôn lảnh bạc ấy tạ ơn lui ra rồi mua rượu thịt , đem vào ngục thất đặng có thăm viếng Tống Giang.
Ngày thứ Tri phũ đương đốc sớm cho thợ đóng tù xa , thì có người báo rằng :
- Nay có Huỳnh Thông phán ở nên Vô Vi quán đến viếng.
Tri phủ mời vào hậu đường, thấy Huỳnh Văn Bĩnh lại cho lễ vật và rượu ngon nữa.
Tri phũ tạ rằng :
- Ở sao hậu lắm vậy, tôi biết lấy chi trã ơn đặng.
Huỳnh Văn Bĩnh nói:
- Vật hèn chút đĩnh, chẳng đáng bao nhiêu , xin ngài tạm dùng lấy thảo.
Tri phủ nói :
- Tôi cũng mừng cho nhơn huynh, chẳng sớm thì muộn nhơn huynh sẽ đặng trọng chức.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Sao tướng công lại biết ?
Tri phủ nói :
- Hôm qua Ðái Tôn đem thơ về thì trong thơ có dặn phải giải Tống Giang về Kinh, còn việc của Thông phán thì cha tôi có hứa rằng chẳng sớm thì muộn sao sao cũng tâu cùng Thiên tử xin cho Thông phán thăng bổ .
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Nếu đặng như vậy thì tôi cám ơn tướng công biết ngần nào !
Tri phủ nói :
- Ý Thông phán muốn xem thơ ấy chăng ?
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- E trong thơ ấy có chuyện riêng chăng ?
Tri phủ nói :
- Thông phán là người tâm phúc, dầu có chuyện riêng mà Thông phán biết cũng không hề gì.
Bèn khiến người lấy thơ, trao cho Huỳnh Văn Bĩnh xem.
Huỳnh Văn Bĩnh xem từ đầu chí cuối, rồi lại xem tới chổ con dấu, biết là con dấu mới thì lắc đầu mà rằng :
- Thơ nầy là thơ giã.
Tri phủ nói :
- Thơ nầy là tuồng chữ của cha ta rõ ràng , sao lại gọi giả ?
Huỳnh Văn Bĩnh hỏi :
- Vậy chớ gia thơ mọi khi có đóng con dấu nầy chăng ?
Tri phủ nói :
- Mọi khi gia thơ không đùng con dấu ấy, phen nầy thế khi sẳn có hộp con dấu gần đó cho nên cha tôi mới đóng như vậy .
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Nói ra thì tôi có lỗi, vậy xin tướng công miễn chấp , tôi dám chắc là tướng công đả lầm người đem thơ nầy rồi . Vả chẳng đời nay thiên hạ đương dùng bốn điệu chữ : Tô, Huỳnh, Mễ , Thái, cho nên nhiều người học đặng tuồng chữ ấy, còn con dấu nầy khi Thái Sư làm Hàn Lâm học sĩ thì cũng nhiều người thấy đặng, bây giờ người đã lên chức Thái sư rồi, lẻ nào còn dùng lầm con dấu ấy, vả lại trong phép cha gởi cho con , thì không ai dùng con dấu có tên họ bao giờ . Những con dấu ấy dùng với người trên trước mình mà thôi, Thái Sư là người cao minh viễn kiến, lẻ nào sơ ý dùng lầm như vậy sao, nếu tướng công không tin lời tôi, xin tra hỏi người đem thơ nhà cửa thể nào, người nào trao thơ , như người ấy nói không đặng thì thơ nầy chắc là không thiệt.
Tri phủ nói :
- Việc không khó gì, vì người ấy thuở nay chưa từng tới Ðông Kinh , để ta gạn hõi ít lời thì tự nhiên là biết chơn giả .
Bèn cầm Huỳnh Văn Bĩnh ở lại mà ngồi nơi sau bình phong, rồi mới cho người đi đòi Ðái Tôn.
Nói về Ðái Tôn khi về đến Giang châu thì vào ngục nói nhỏ cũng Tống Giang mà thuật hết chuyện trước .
Tống Giang mừng thầm.
Ngày thứ có người mời Ðái Tôn đi ăn tiệc nơi tửu lầu, khi đương ăn uống thì có người đến nói Tri phủ đòi.
Ðái Tôn lật đật tới hầu.
Tri phủ nói :
- Mấy bửa rày ta mắc nhiều việc nên chưa hỏi lại cho chín chắn, vậy chớ hôm trước ngươi đến kinh sư, ngươi có thấy cửa dinh của cha ta tốt xấu thể nào và trở mặt hướng nào ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi đến đó thì trời đã tối rồi , cho nên không coi cửa nẻo đặng.
Tri phũ hỏi :
- Khi ngươi vào đó, người nào tiếp rước và để cho ngươi ở chổ nào ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi vào đến cửa dinh , kiếm đặng người giử cửa, người ấy lấy thơ đi thẳng vào trong, giây lâu trở ra trao thơ trã lời cho tôi và lảnh gói lễ vật đem vào. Rồi đó tôi đi kiếm tiệm ngủ mà ở, rạng ngày tôi trỡ về đây, chứ không có ngủ trong dinh mà không xem cửa nẽo đặng.
Tri phủ hỏi :
- Cái thằng giử cửa đó ước chừng bao nhiêu tuổi, đen hay trắng, ốm hay mập, lùn hay là cao và có râu hay chưa ?
Ðái Tôn nói :
- Khi tôi đến đó phần thì trời tối, phần thì không cố ý xem kỹ làm chi, cho nên không biết hình tích thế nào, song tôi nhớ mại, người ấy có râu mà ít.
Tri phủ nổi giận, nạt lên một tiếng khiến trói, thì thấy mười tên ngục tốt ở trong chạy ra áp lại trói Ðái Tôn.
Ðái Tôn nói :
- Vốn tôi là người vô tội.
Tri Phủ nạt rằng :
- Tội mi đáng chết mà còn già hàm nữa sao? Vả chăng lão giử cửa đã qua đời hai năm nay, bây giờ con lão coi thế, tuổi nó còn nhỏ , sao mi lại nói có râu, ấy là một điều gian ; còn thằng giử cửa đó không phép thẳng vào trung đường; hễ có thơ từ chi, thì phải đem lại cho Lý Ðô quản xem, rồi Lý Ðô quản mới đem vào trong, lẻ nào và lảnh lễ vật và viết thơ trả lời lại nội trong giây phút ? Có mau cho mấy đi nữa thì cũng hết vài ngày mới phải. Hôm qua vì ta lật đật không xét tới việc ấy cho nên mi mới dối ta như vậy đặng. Bây giờ ta đã rõ biết mưu gian, mi hãy kể ngay cho mau kẻo mà chết.
Ðái Tôn nói :
- Nếu nói như vậy thì oan tôi lắm ! Vì lật đật sợ trể ngày giờ , cho nên thúc hối người giử cửa tính việc cho mau và không coi lại chín chắn đặng.
Tri phủ nạt rằng :
- Loài phản tặc già hàm lắm, nếu không đánh khảo chắc là nó không chịu cung chiêu .
Bèn khiến ngục tốt tính khảo cho hết lực.
Ngục tốt liệu bề binh vực không đặng , nên phải vâng lịnh đánh ngay.
Ðánh thôi Ðái Tôn thịt văng máu đổ , ai nấy đều ghê .
Ðái Tôn chịu đau không nổi , túng phải chịu thơ ấy là thơ giã.
Tri phủ hỏi :
- Mi làm cách gì mà giả đặng ?
Ðái Tôn thưa rằng :
- Tôi đi ngang qua Lượng Sơn Bạc, rủi gặp một tốp cường nhơn bắt trói tôi lại giải lên núi đặng có mổ bụng lấy gan mà ăn , kế đó xét đặng gia thơ và gói lễ vật, nó lấy hết rồi tha tôi về . Khi ấy tôi liệu về đây cũng khỏi thác cho nên nằng nằng liều thác mà thôi, bọn ấy mới làm một phong thơ giả , trao cho tôi khiến tôi đem về đặng gở tội ; trong khi rõ kế khã thi , bất đắc dĩ tôi phải nói dối cùng tướng công một phen , xin tướng công mở lượng hải hà dung thứ cho tôi nhờ .
Tri phủ nói:
-Mi chịu thì chịu mà mi hãy còn nói giấu , chắc là mi thông đồng cùng bọn Lương Sơn Bạc, đặng có sang đoạt gói lễ vật của ta .
Bèn khiến ngục tốt đánh nữa, đánh khảo tới nước mà Ðái Tôn cũng không chịu án thông mưu cùng Lương Sơn Bạc.
Tri phũ thấy Ðái Tôn không chịu cung chiêu thì khiến đóng gông lại giam vào ngục.
Rồi đó, Tri phủ lui vào hậu đường tạ ơn Huỳnh Văn Bĩnh rằng:
-Nếu không có Thông phán thì tôi đã lầm bọn ấy mà bại hoại việc lớn rồi.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Chắc là người ấy thông đồng cùng Lương Sơn Bạc đặng có kết phe làm phản nếu không trừ cho sớm, thì có hậu hoạn rất to .
Tri phủ nói :
- Ðể tôi tra cho ra án , xử trảm hai đứa một lượt , rồi sẽ thân tấu cùng triều đình.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Lời tướng công nói rất phải. Như vậy thì một là triều đình biết tướng công là người siêng năng hay lo việc, hai là khỏi bị bọn Lương Sơn Bạc cướp tù .
Tri phủ nói:
- Thông phán thiệt là người kiến thức rất xa , phen nầy tôi quyết làm biểu bảo cử cho Thông phán thăng chức.
Bèn truyền dọn tiệc thết đải Huỳnh Văn Bĩnh .
Mản tiệc rồi, Huỳnh Văn Bĩnh từ giả trở về Vô Vi quán.
Ngày thứ, Tri phủ kêu Huỳnh Khổng Mục tới mà rằng :
- Ngươi hãy làm tờ văn án , lấy tờ cung trạng của Tống Giang và Ðái Tôn viết vào đó , rồi viết trát cho Giám sát hay , đặng ngày mai đem hai đứa ấy ra chợ mà xử trảm.
Huỳnh Khổng Mục là người bạn thiết của Ðái Tôn, không kế chi cứu đặng , cứ thở ra kêu trời thầm. Rồi thưa rằng :
- Ngày mai và ngày mốt là ngày đại kị của quốc gia , bửa kia là nhằm ngày rằm tháng bảy , qua đến mười sáu , lại nhằm bổn mạng trào đình , chờ đến năm ngày nữa mới nên thi hành việc ấy.
nguyên Huỳnh Khổng Mục lúc ấy vô kế khả thi , song vì lòng thương Ðái Tôn cho nên tính vậy đặng cho Ðái Tôn sống đặng ít ngày mà than vản trối trăng với nhau cho thỏa niềm bằng hữu .)
Tri phủ nghe vậy cũng y theo lời , chờ cho đến ngày mười tám.
Ðến ngày ấy , trong lúc giờ thìn, Tri phủ sai người quét tước pháp trường cho sạch sẽ, qua đến giờ tị thì điểm năm trăm tên quân , đến chực trước cửa ngục.
Ðúng ngọ, Tri phủ bổn thân đến coi việc xử trảm ấy .
Huỳnh Khổng Mục đem án dâng cho Tri phủ xem.
Tri phủ phê hai chữ trảm vào đó rồi mới niêm lại.
Lúc ấy quân lính và dân giã nơi Giang châu cũng có nhiều người thương mến Tống Giang và Ðái Tôn lắm , song không biết thế gì cứu đặng , nên cứ thở ra và kêu trời hoài.
Quận sĩ đến cho Tống Giang và Ðái Tôn một mâm rượu thịt đặng vĩnh quyết.
Hai người ấy ăn uống rồi thì có sáu bảy chục tên ngục tốt dẫn Tống Giang và Ðái Tôn ra đi .
Hai người lấy mắt nhìn nhau không nói chi đặng.
Ðái Tôn vừa đi vừa thở ra .
Tống Giang vừa đi vừa dậm cẳng , còn hai bên đường thì thiên hạ đứng coi chen chơn không lọt, ước có một hai ngàn người.
Ðến chừng dẫn tới ngả tư, là chổ pháp trường, thì thấy quân sĩ cầm roi cầm hèo dàn ra bao phủ tại chổ đó.
Ngục tốt dẫn Tống Giang và Ðái Tôn vào giữa, rồi để cho Tống Giang day mặt qua Nam, Ðái Tôn day mặt lại phia Bắc, chờ đến giờ ngọ rồi sẽ khai đao .
Lúc ấy nhơn dân ngước mặt lên xem, thấy có dựng một tấm phạm do bài đề rằng : Tại Giang châu phủ có hai tên tội nhơn , một đứa tên Tống Giang đã làm thơ phản, bày đặt yêu ngôn, kết liên với bọn Lương Sơn Bạc , thông đồng làm phản, vậy nên cứ theo trong luật noi xử trảm . Còn một đứa tên Ðái Tôn , lén đem thơ riêng của Tống Giang lên Lương Sơn Bạc thông đồng mưu phản . Vậy nên cứ theo luật mà xử trảm .
Giang châu Tri phủ Thái.
Lúc ấy Tri phủ gò ngựa đứng đó chờ , thì thấy phía Ðông có một tốp ăn mày bước vô pháp trường , quân sĩ đánh đuổi cũng không lui ra.
Khi đương rầy rà đánh đuổi thì thấy phía Tây lại có một tốp mải võ bán thuốc dán cũng chen vô nữa.
Quân sĩ nạt rằng :
- Chúng bây thiệt bọn bất thông , chổ chết nầy có lạ gì đâu mà cố ý muốn xem lắm vậy ?
Mấy người ấy nói :
- Hễ có việc lạ thì chúng ta xem , sao các ngươi dám cản trở như vậy ? Thuở nay chẳng những là pháp trường nầy mới có người xem như vầy , đến như pháp trường của Thiên tử đi nữa thì cũng phải cho người ta xem với, mấy thuở mới có xử trảm một lần , phải để chúng dân xem thấy mà răn mình.
Khi đương cải lẩy cùng nhau, thì có Giám sát la lớn rằng:
- Phải dẹp hết bọn ấy đi , đừng cho nó vào.
Nói vừa dứt lời lại thấy phía Nam có một tốp khiêng gánh vật chi không biết, cũng chen vào chổ ấy .
Quân sĩ nạt rằng :
- Gánh đi đâu tới chổ nầy ?
Mấy người ấy nói :
- Chúng ta gánh đồ cho quan Phủ ngươi lại dám cản trở .
Quân sĩ ngỡ là người của Tri phũ nên không dám cản , bèn làm thinh để cho chúng nó đi qua .
Mấy người ấy chen vào đến đó, để gánh xuống lấy đòn gánh cầm tay đứng chen lộn nơi mấy người ấy mà coi .
Kế thấy phía Bắc có một tốp thương khách đẩy xe muốn đi ngang đường ngả tư ấy .
Quân sĩ nạt rằng :
- Mấy người nầy đẩy xe đi đâu vậy ?
Mấy người thương khách nói :
- Chúng là người đi đường, hẽ là đường thì sắm để cho người đi, dẫu có việc chi lớn cũng phải để chúng ta qua đã .
Quân sĩ nói :
- Chổ nầy đông đảo lắm xe đi không đặng , vậy phải đi vòng đường khác .
Mấy người thương khách ấy cười rằng :
- Các ngươi nói như vậy mới ngang cho chớ, vã chăng chúng ta là người ở Kinh sư chưa thuộc đường sá , có biết nẻo nào mà đi vòng ? Dẩu cho biết đi nữa, thì đi vòng xa lắm ai mà chịu đi .
Bèn đẩy xe thẳng tới .
Quân sĩ áp lại cản xe.
Hai đàng dục dặc xe đi không đặng.
Tri phủ la hét om sòm cũng không ai chịu nghe .
Mấy người thương khách leo lên xe đứng day mặt lại ngó chừng pháp trường.
Kế có người báo rằng :
- Ðúng giờ rồi.
Tri phủ nói :
- Ðúng giờ thì chém đi .
Quân sĩ vâng lời , mở gông mở xiềng cho hai người ấy .
Mở vừa rồi thì mấy người đứng trên xe đó , có một người lấy ra một cái đồng la nhỏ , đưa lên trên cao gióng ba tiếng
Thấy bốn phía rần rần áp lại, có một người mặt mũi đen hình dạng cao lớn , ở trần trùi trụi, hai tay cầm cái búa lớn , hét lên một tiếng như sấm nổ, xông lướt vào, đụng ai chém nấy.
Xông vào tới đó quân sĩ cản trở mà cản không nổi .
Tri phủ thấy vậy giục ngựa chạy mất. Còn bọn ăn mày thì mỗi người đều rút đao vắn trong bị ra chém giết quân sĩ , bọn bán thuốc dán thì huơi hèo mà đập tã đập hữu , bọn khiêng gánh thì huơi đòn gánh đánh Bắc dẹp Nam.
Ðánh thôi quân sĩ đứa thì bị chết, đứa thì bị vít, còn bao nhiêu đều vỡ chạy tứ tán hết.
Mấy người đứng trên xe thì có hai người nhãy xuống, một người cõng Tống Giang, một người cõng Ðái Tôn mà chạy, còn một người kia, người thì cầm cung bắn , người thì vác đá liệng , quân sĩ bị chết vô số.
Nguyên mấy người thương khách là : Triệu Cái, Huê Vinh , Huỳnh Tín , Lữ Phương và Quách Thạnh ; mấy người bán thuốc là : Yên Thuận , Lưu Ðường , Ðổ Thiên và Tống Vạn ; mấy người khiêng gánh là : Châu Quí , Vương Anh , Trịnh Thiên Thọ và Thạch Dỏng , còn mấy người ăn mày là : Nguyễn Tiểu Nhị , Nguyễn Tiểu Ngũ , Nguyễn Tiểu Thất và Bạch Thắng , cọng hết là mười bảy người đầu lảnh nơi Lương Sơn Bạc đi với một trăm lâu la , giả dạng như vậy đặng tới cướp pháp trường.)
Khi ấy bọn Lương Sơn Bạc thấy một người cao lớn, mặt đen thui , hai tay cầm búa, chém giết quan binh vô số , không ai biết mặt , cứ khen là người đệ nhứt công lao.
Triệu Cái ngẫm nghĩ giây lâu nhớ lại lời Ðái Tôn có nói Hắc Triền Phong , tuy là người lổ mảng , song có lòng thương mến Tống Giang lắm, bèn kên lớn rằng :
- Bớ tráng sĩ trước kia, ngươi có phải là Hắc Triền Phong chăng ?
Kêu đôi ba tiếng song người ấy không nghe, cứ việc xông tới chém giết quân sĩ hoài, Triệu Cái thấy vậy khiến hai tên lâu la cõng Tống Giang và Ðái Tôn thẻo khít sau lưng Lý Quì .
Lúc ấy tại ngả tư , bất kỳ quan quân, bất kỳ bá tánh, hễ gặp Lý Quì cũng như gặp hung thần.
Lý Quì hua tay chém giết đến nổi thây nằm đầy đất , máu chảy thành mương , chết thôi chẳng biết bao nhiêu mà kễ !
Bọn Lương Sơn Bạc bỏ hết xe cộ và đồ khiêng gánh chạy theo Lý Quì .
Chạy vào tới thành thì Huê Vinh , Huỳnh Tín, Lữ Phương và Quách Thạnh trương cung bắn, quan quân không dám lại gần.
Lý Quì chạy đến mé sông thấy vấy máu đầy mình thì lại kiếm người mà giết nữa.
Triệu Cái kêu lớn rằng :
- Bá tánh vô can chẳng nên giết người lắm !
Lý Quì nghe kêu, song cũng cứ việc gặp ai chém nấy, vừa chém vừa đi thẳng ra mé sông, thấy một cái sông rất lớn, không có đường thông nữa .
Triệu Cái cả kinh giậm cẳng kêu trời.
Lý Quì nói rằng :
- Các người đừng sợ, hãy cõng ca ca và miễu đây rồi sẽ hội diện lại với nhau .
Nói rồi bèn đi dựa theo mé sông tới một cái miễu kia .
Triệu Cái xem thấy miễu ấy có một tấm bảng để bốn chữ : Bạch Long thần miễu.
Bèn khiến lâu la cõng Tống Giang và Ðái Tôn vào miễu nghỉ ngơi.
Chừng ấy Tống Giang mới mở con mắt ra thấy Triệu Cái và các vị đầu lảnh thì khóc rằng :
- Ca ca ôi ! Có phãi là tôi chiêm bao mà gặp anh em chăng ?
Triệu Cái nói :
-Tại hiền đệ không chịu ở lại Lương Sơn Bạc, cho nên mới chịu cái khổ sỡ nầy ; nay cứu đặng hiền đệ đây, là cũng nhờ có người cao lớn mặt đen đó. Vậy chớ người ấy là ai, sao lại liều thác mà cứu hiền đệ như vậy ?
Tống Giang nói :
- Người ấy là Hắc Triền Phong Lý Quì đó. Va lãnh chức coi sóc trong khám , thì bấy lâu va cũng muốn thả tôi ra hoài, song tôi sợ chạy không khỏi, cho nên không chịu đi.
Triệu Cái nói :
- Ít ai can đảm như vậy !
Huê Vinh khiến lâu la lấy y phục ra cho Tống Giang và Ðái Tôn thay , rồi ngồi vây lại trò chuyện cùng nhau.
Tống Giang khiến Lý Quì bỏ búa mà thi lễ cùng Triệu Cái.
Lý Quì nghe nói, bỏ búa quì xuống nói rằng :
- Xin đại ca miễn chấp cho Thiết Ngưu, vì Thiết Ngưu chưa biết !
Rồi lại đứng dậy thi lễ cũng mấy vị đầu lảnh, chừng ấy Lý Quì nhìn lại mới biết Châu Quí là người đồng hương thì hai người mừng rỡ lắm.
Giây lâu Huê Vinh thương nghị rằng :
- Ở đây trước mặt thì có sông lớn chẳng có thuyền bè chi hết, nếu quan binh rượt theo thì chúng ta nghinh địch sao nổi , muốn chạy cũng không ngả thông, chi bằng cứ theo Lý đại ca đi tới chổ khác.
Lý Quì nói :
- Ðừng có sợ , nghĩ ngơi trong giây lát rồi sẽ kéo riệt vào thành giết phứt thằng Thái Cửu đi, thì mọi việc đều êm.
Ðái Tôn nói :
- Hiền đệ đừng lổ mảng như vậy. Vả chăng tại thành Giang châu, có đặng bảy ngàn nhơn mã, bọn ta đây thì không có mấy người, nếu nóng nảy làm như lời em, ắt là phải thất.
Nguyễn Tiểu Thất nói :
- Xa xa có ba chiếc thuyền đương chèo giữa sông kia kìa, để ba anh em tôi lội ra đó đoạt thuyền ấy đặng chở liệt vị huynh đệ nên chăng?
Triệu Cái nói :
- Kế ấy rất hay.
Ba anh em họ Nguyễn cởi hết quần đến, mọi người đều cầm một cây đao nhọn nhảy xuống sông, thấy có ba chiếc thuyền đương chạy buồm. Mỗi chiếc có chừng mươi mấy người, mỗi người đều cầm binh khí.
Bọn Lương Sơn Bạc thấy vậy thì có lòng lo cho ba anh em họ Nguyễn cự không lại .
Tống Giang nói:
- Nếu vậy thì mạng tôi hãy còn gian nan lắm .
Bèn chạy ra trước miễu mà xem, thì thấy trước mủi thuyền ấy có một người cao lớn ngồi tréo ngoải , trong tay có cầm một cây ngủ cổ xoa, xem lại người ấy là Trương Thuận .
Tống Giang lật đật tay ngoắt , miệng kêu rằng :
- Bớ hiền để, ghé lại cứu ta với !
Trương Thuận ngó liền biết là Tống Giang thì la lớn rằng :
- May dữ a, may dữ a !
Bèn khiến nới lèo, quay thuyền ghé lại.
Ba anh em họ Nguyễn thấy vậy cũng quày trở vô.
Trương Thuận và mấy người dưới thuyền đều bước lên bờ mà vào miễu, chiếc thuyền kia thì Trương Hoành đi với Mục Hoàng, Mục Xuân, Tiết Vĩnh và mấy tên gia đinh lên bờ .
Còn chiếc thuyền khác nữa Lý Tuấn đi với Lý Lớp, Ðổng Oai, Ðổng Mảnh và mấy người bán muối lậu cũng nhảy lên bờ mà vào miễu .